Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Dự án Phát triển nghề nuôi cá lồng bằng vật liệu đảm bảo sóng gió và thân thiện với môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.76 KB, 29 trang )

1. Mở đầu
1.1 Sự cần thiết thực hiện dự án
Quảng Ninh nằm trong dải hành lang biển lớn của Bắc Bộ, trên đó có
mạng lưới đường bộ, đường sắt và cảng biển lớn đang được mở rộng và phát
triển. Cùng với Hải Phòng, Quảng Ninh giữ vai trò cửa mở lớn ra biển cho cả
vùng Bắc Bộ. Tỉnh nằm trong giới hạn toạ độ 106 - 108 o kinh độ đơng,
20o40’21” vĩ độ bắc; Đơng Bắc giáp Trung Quốc, có đường biên giới dài khoảng
132,8 Km, phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ, có chiều dài bờ biển 250 Km, phía Tây
Nam giáp thành phố Hải Dương, phía Tây Bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc
Giang và Hải Dương. Địa hình Quảng Ninh mang tính chất là một vùng miền
núi, trung du và ven biển, hình thành 3 vùng tự nhiên rõ rệt: vùng núi có diện
tích gần 3.000 km2; vùng biển Quảng Ninh có diện tích trên 619 km 2, với hơn
20.000 ha eo vịnh và 2.077 hòn đảo lớn nhỏ là điều kiện lý tưởng cho nghề nuôi
cá lồng trên biển phát triển.
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ưu đãi, Quảng Ninh là một trong
những địa phương có nghề ni cá lồng hình thành từ rất sớm với các địa
phương trong cả nước. Tuy nhiên trong hoạt động ni biển, nhìn chung chưa
được phát triển được tiềm năng sẵn có, sản phẩm chủ yếu là tiêu thụ nội địa và
xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới với Trung Quốc; kỹ thuật nuôi cá lồng biển
của người dân cịn hạn chế. Hình thức ni cịn thủ công, thức ăn chủ yếu là tươi
sống, thức ăn công nghiệp cũng được sử dụng nhưng cịn ít. Mơ hình nuôi tự
phát theo sự thành công của những hộ nuôi trước, đơn giản, quy mô nhỏ. Trang
thiết bị phục vụ ni biển chưa phát triển. Mơi trường ni chưa có các giải
pháp quản lý phù hợp và chưa có các khảo sát đánh giá có hệ thống. Tình hình
bệnh dịch thường xuyên xảy ra. Mâu thuẫn với sự phát triển từ các ngành kinh tế
biển khác đã có tác động lớn đến sự phát triển bền vững của nghề nuôi cá biển.
Vật liệu làm lồng bằng gỗ, phao xốp hoặc phao phi chiếm đa số do có ưu
điểm giá thành rẻ, dễ làm, dễ quản lý và nguồn nguyên liệu sẵn có, phù hợp với
trình độ quản lý của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, các loại vật liệu trên tuổi thọ
thấp, không bền vững với môi trường, chống chịu kém với tác động của sóng
gió, thuyền bè va đập cộng với ý thức chưa cao của người nuôi về công tác bảo


vệ môi trường gây ảnh hưởng đến cảnh quan du lịch trên biển; thiếu vốn, công
nghệ, kỹ thuật trong tái đầu tư để sửa chữa, nâng cấp hệ thống nuôi nên trong
1


q trình ni nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực như tình trạng ơ nhiễm mơi trường,
mất an tồn lao động khi biển động.
Từ những thực trạng nêu trên, Chi cục Nuôi trồng thủy sản - Sở Nông
nghiệp và PTNT Quảng Ninh xây dựng “Dự án Phát triển nghề nuôi cá lồng
bằng vật liệu đảm bảo sóng gió và thân thiện với môi trường trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017”. Dự án là một việc làm hết sức cần thiết và
cấp bách, nhằm góp phần bảo vệ mơi trường, đảm bảo an toàn lao động, nâng
cao năng suất, sản lượng cá biển phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu;
phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản; góp phần thực hiện Nghị quyết số
13-NQ/TU ngày 06/5/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về
phát triển kinh tế thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
1.2. Đơi nét về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tại vùng thực
hiện dự án
Quảng Ninh tỉnh địa đầu vùng Đông Bắc tổ quốc có vị trí địa lý chiến
lược về kinh tế, xã hội và quốc phịng an ninh Quốc gia, có tiềm năng thế mạnh
phát triển ngành thuỷ sản. Quảng Ninh là cửa ngõ hội nhập thế giới của Vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trong khu vực hợp tác “Hai hành lang, một vành
đai với Trung Quốc”; có biên giới trên đất liền và dưới biển với Trung Quốc
(khoảng 120 km trên đất liền, 191 km trên biển); có cửa khẩu quốc tế Móng Cái,
3 khu kinh tế cửa khẩu (Móng Cái, Hồnh Mơ, Bắc Phong Sinh), 4 cảng khẩu
trên biển (Cẩm Phả, Cái Lân, Hòn Gai, Vạn Gia). Là một trong các tỉnh có các
đảo, quần đảo thuộc Vịnh Bắc Bộ gần đường phân định Vịnh Bắc Bộ với Trung
Quốc... giúp Quảng Ninh trở thành trung tâm trung chuyển hàng hoá xuất khẩu
của Miền Bắc sang thị trường quốc tế đặc biệt với Trung Quốc. Với vị trí này,
Quảng Ninh trở thành địa bàn có vị trí chiến lược về phát triển kinh tế kết hợp

với an ninh quốc phịng.
Khí hậu:
Khu vực tỉnh Quảng Ninh thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa hè
nóng và ẩm, mùa đơng khô và lạnh. Tuy nhiên, do đặc điểm về vị trí địa lý và
địa hình bị chi phối bởi khí hậu duyên hải, chịu ảnh hưởng và tác động nhiều
của biển, tạo cho khu vực có những đặc trưng khí hậu riêng, những tiểu vùng
sinh thái hỗn hợp miền núi, ven biển. Theo số liệu do Trung tâm Dự báo Khí
tượng Thuỷ văn Quảng Ninh thì Quảng Ninh có đặc trưng khí hậu như sau:
2


+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 230C. Nhiệt độ cao nhất trong năm
thường vào tháng 6 và tháng 7 dao động từ 26-30 0C và nhiệt độ thấp nhất trong
tháng 1, trung bình khoảng từ 140C - 180C.
+ Chế độ nắng: Khu vực tỉnh Quảng Ninh có khoảng 1.600  1.700 giờ
nắng trong năm. Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 8, tháng 9 và tháng 10.
Tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 2 và tháng 3. Trong những tháng mưa
phùn số giờ nắng rất ít (khoảng 20%). Nhìn chung, từ tháng 5 đến tháng 9, số
giờ nắng đều đạt từ 150 - 180 giờ/tháng.
+ Chế độ mưa: Mùa mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu
tháng 10, mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau. Mưa tập
trung chủ yếu vào các tháng mùa hè với lượng mưa tháng trên 200mm, tháng có
mưa nhiều nhất là tháng 7 và tháng 8. Mùa đông, tháng mưa ít nhất vào tháng 12
và tháng 1, tháng 2 năm sau. Lượng mưa trung bình của một ngày mưa tính cho
cả năm dao động từ 14  20 mm, vụ hè thu 16  25 mm, mùa đông 4  8 mm.
Lượng mưa lớn nhất của một ngày có thể đạt 350  450 mm, chỉ xảy ra trong
những ngày chịu ảnh hưởng của áp thấp, bão, dải hội tụ nhiệt đới...
+ Bão: Hàng năm, vào tháng 6 đến tháng 11, trong vùng Quảng Ninh
thường có lốc, áp thấp nhiệt đới và bão đổ bộ. Vùng biển Quảng Ninh mỗi năm
trung bình chịu ảnh hưởng của 3 đến 5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, thường xảy

ra vào tháng 7,8,9. Các cơn bão này ngoài bị thiệt hại về người, tải sản ở vùng
ven biển còn ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi trồng, khai thác thuỷ sản.
+ Độ ẩm khơng khí: Quảng Ninh có độ ẩm khơng khí tương đối cao, trị số
bình qn năm 80  85%. Có chênh lệch độ ẩm giữa các vùng phụ thuộc vào độ
cao, địa hình nhưng khơng lớn. Độ ẩm có sự phân hố theo mùa, mùa mưa độ
ẩm khơng khí cao hơn mùa ít mưa.
Khí hậu và thời tiết Quảng Ninh vừa thuận lợi với sản xuất nông nghiệp
và thuỷ sản, nhưng đồng thời cũng chứa đựng nhiều nguy cơ vì sự thay đổi thất
thường của thiên tai, bão lũ. Mùa bão ở Quảng Ninh thường sớm hơn so với các
địa phương khác trong nước, tập trung nhiều vào các tháng 6, 7, 8 trong năm.
Sơng ngịi và thuỷ văn:
+ Quảng Ninh có đến 30 sơng, phần nhiều đều là những sơng nhỏ. Diện
tích lưu vực thơng thường khơng q 300 km 2, trong đó có 4 con sơng lớn là hạ
lưu sơng Thái Bình, sơng Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ. Mỗi sông
3


hoặc đoạn sơng thường có nhiều nhánh. Các nhánh đa số đều vng góc với
sơng chính. Sơng suối ở Quảng Ninh thường ngắn, nhỏ, độ dốc lớn. Lưu lượng
và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Mùa đông, các sơng cạn nước, có chỗ trơ
ghềnh đá nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng
mùa khô 1,45m3/s, mùa mưa lên tới 1500 m3/s, chênh nhau 1.000 lần.
+ Vùng biển Quảng Ninh nằm trong vịnh Bắc Bộ, là một vịnh lớn nhưng
có nhiều lớp đảo che chắn nên sóng gió khơng lớn so với vùng biển miền Trung
Việt Nam. Chế độ thuỷ triều là nhật triều điển hình, biên độ thủy triều trung bình
cho toàn vùng biển Quảng Ninh là 2,3 m, cao nhất 4,5 m. Trong vịnh Bắc Bộ tồn
tại một dòng hải lưu lạnh chảy theo hướng Bắc - Nam, vì vậy vùng biển này là
nơi có nhiệt độ nước trung bình thấp nhất của Việt Nam, nhiệt độ nước vào mùa
Đông có khi xuống dưới 140C.
Huyện Vân Đồn

Diện tích tự nhiên của huyện Vân Đồn là 55.130 ha, chiếm 9,34% diện
tích tự nhiên tồn tỉnh. Huyện Vân Đồn có tổng số 11 xã và 1 thị trấn trong đó
có 5 xã đảo cách trung tâm thị trấn gần nhất là 20km, xã xa nhất là 50km. Thị
trấn Cái Rồng là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của huyện.
Vân Đồn có địa hình đồi núi – hải đảo đa dạng, dị hình mạnh. Hình thái
chủ yếu của địa hình khu vực Vân Đồn là đồi núi thấp và đảo đá với diện tích
khoảng 41.530ha, chiếm 70% diện tích tự nhiên của huyện. Một phần nhỏ có
kiểu địa hình đồng bằng ven biển chiếm 1,5% tổng diện tích tồn huyện. Như
vậy kiểu địa hình đồi núi chiếm phần lớn các xã đảo ven bờ, địa hình đồng bằng
chỉ là những dải nhỏ hẹp ven bờ chải dài từ bến phà Tài Xá đến xã Hạ Long.
Đặc điểm khí hậu của huyện chịu ảnh hưởng chung của vùng nhiệt đới gió
mùa cận chí tuyến Bắc, có mùa đơng lạnh từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau và
mùa hè nắng nóng từ tháng 5 tới tháng 8, tháng 4 và tháng 9 là kì chuyển tiếp
khí hậu ơn hịa.
+ Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,4-22,80C. nhiệt độ cao nhất là 28 –
360C, nhiệt độ thấp nhất vào khoảng 14-170C
+ Tổng lượng mưa hàng năm trung bình từ 220mm – 240mm, trung bình
có khoảng 130 – 160 ngày mưa /năm. Mưa tập trung vào các tháng mùa hè,
tháng có nhiều mưa nhất là tháng 7 và tháng 8, tháng ít mưa nhất vào tháng 12
và tháng 1 năm sau.
4


+ Độ ẩm khơng khí khơng có sự chênh lệch nhiều trong năm, độ ẩm trung
bình năm khoảng 82 %, thấp nhất 18%.
Về thủy văn: Sơng Tiên n có ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất tới chế độ
thủy văn phần biển Vịnh BTL qua cửa sông Mô. Các đảo của Vịnh BTL đều có
quy mơ nhỏ, trên đó khơng có dịng chảy mặt thường xun, chỉ có một số suối
ngắn và dốc hình thành trong mùa mưa. Chế độ thủy triều và mực nước biển khu
vực Vịnh BTL có 2 đặc điểm nổi bật: (1) có chế độ thủy triều tồn nhật đều điển

hình với đặc trưng mỗi tháng có 2 kỳ nước cường và 2 kỳ nước kém; (2) mực
nước khu vực này có biên độ dao động lớn nhất nước ta, mực nước lớn nhất có
thể đạt tới 4,8m.
Huyện Đầm Hà
Huyện nằm phía đơng bắc tỉnh Quảng Ninh, có diện tích tự nhiên rộng
41.436 ha. Phía bắc là huyện Bình Liêu, phía đơng bắc là huyện Hải Hà, phía tây
nam là huyện Tiên Yên, phía nam và đơng nam giáp biển.
Khí hậu ở Đầm Hà vừa chịu ảnh hưởng của núi cao vừa mang tính chất biển.
+ Nhiệt độ ở Đầm Hà khác với nhiều nơi trong tỉnh Quảng Ninh. Mùa hè
nóng, mùa đơng lạnh nhiệt độ giảm dần từ nam đến bắc, từ vùng thấp lên vùng
cao. Nhiệt độ có lúc xuống tới 6 - 8 0C và có sương muối kéo dài từ 2 - 4 ngày
gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Nhiệt độ trung bình năm 22,50C, mùa đơng nhiệt độ trung bình tháng 1 là
14,30C; mùa hè nhiệt độ trung bình tháng 7 là 28 0C. Biên độ nhiệt hàng năm
trung bình dao động từ 6 - 80C, biên độ nhiệt ngày khá lớn trung bình dao động
từ 10 - 120C.
+ Lượng mưa trung bình 2.000 - 2.200 mm/năm; năm có lượng mưa lớn
nhất đạt 2.900 - 3.200mm, năm có lượng mưa ít nhất 1.100 - 1.600mm. Lượng
mưa ở Đầm Hà phân hóa theo hai mùa rõ rệt trái ngược nhau. Mùa mưa nhiều
kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 84 - 86% tổng lượng mưa cả năm. Mùa
mưa ít nhất từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất thấp chỉ chiếm 14 16% lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa ít nhất thường là tháng 12 và
tháng 1 trong năm.
+ Độ ẩm khơng khí: do có lượng mưa lớn nên độ ẩm khơng khí khá cao,
trung bình hàng năm là 81%, độ ẩm khơng khí cao nhất là 92% vào tháng 3 và
tháng 4 hàng năm, độ ẩm thấp nhất tháng 10 và tháng 11 chỉ đạt 70 - 75%.
5


Thủy triều: Huyện chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ nhật triều khu vực
vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình 0,6m. Đầm Hà có chế độ

nhật triều thuần nhất, trong một ngày có 01 lần nước lên 01 lần nước xuống,
biên độ triều dao động từ 3,0-4,0 m (Móng Cái 4,25m), thuỷ triều mạnh trong
năm vào các tháng 1, 2, 6, 7, 8 và 10, trong một tháng âm lịch có 2 kỳ nước
cường xen lẫn 2 kỳ nước kém (biên độ dao động 0,5 - 1,0m). Từ tháng 6 - 8
dòng triều chủ yếu song song với đường bờ, tốc độ cực đại có thể lên đến
100cm/s. Về mùa hè nước thường lên vào buổi chiều, cịn mùa đơng nước
thường lên vào buổi sáng trong ngày.
1.3. Đôi nét về nghề nuôi cá lồng trên biển trong và ngồi nước
Ni trồng thủy sản là nghề truyền thống ở Việt Nam nhưng đến những
năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX, đặc biệt là sau năm 2000 nuôi trồng thủy
sản ở Việt Nam mới phát triển nhanh chóng. Trong ni trồng thủy sản, cơ cấu
chủ yếu vẫn là nuôi tôm nước lợ, cá tra, nuôi cá biển chưa phát triển mạnh.
Nghề nuôi cá lồng biển đã phát triển từ 140 năm trước, đầu tiên từ Campuchia,
Nhật Bản và dần lan rộng sang các nước khác trên khắp thế giới. Với ưu điểm
như tận dụng mặt nước biển cịn nhiều, khơng chiếm đất nơng nghiệp, năng suất,
sản lượng cao, hiệu quả kinh tế cao, giải quyết vấn đề suy giảm nguồn lợi cá
biển do khai thác quá mức… nên nghề này ngày càng có xu hướng mở rộng.
Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có ni trồng thủy sản
phát triển nhanh nhất thế giới. Quyết định số 1523/QĐ-BNN-TCTS ngày 08
tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn V/v
phê duyệt Quy hoạch phát triển nuôi cá biển đến năm 2015 và định hướng đến
năm 2020: “Quy hoạch nuôi lồng bè quy mô công nghiệp: sử dụng các lồng có
kích thước 1000 m3/lồng, chịu sóng gió cấp 11-12 hoặc có thể đánh chìm. Lồng
1.200 m3 có đường kính 15m, độ sâu nước trong lồng 8-10m, mỗi ha có 50 lồng.
Từ năm 2010 đến 2015 tập trung tại các vịnh lớn, bán kín, sóng gió khơng q
lớn nhưng có độ sâu > 10m ở Đà Nẵng (Vịnh Đà Nẵng), Phú n (vịnh Xn
Đài, Vùn Rơ), Khánh Hồ (Vịnh Bình Ba- Cam Ranh) và Kiên Giang (Phú
Quốc, Thổ Chu). Thí điểm nuôi lồng ở một số đảo ở quần đảo Trường Sa
(Khánh Hoà). Vùng vịnh Bái Tử Long (Quảng Ninh) và vịnh Cát Bà (Hải
Phịng) chỉ ni ở một số vùng không nuôi hàu, chủ yếu là tập hợp, nuôi vỗ đàn

cá bố mẹ để cung cấp cá bố mẹ, trứng thụ tinh, cá bột cho miền Bắc và cả nước.
6


Đối tượng ni của hình thức này là những lồi có giá trị kinh tế cao, sản phẩm
có thể đơng tươi nguyên con hoặc chế biến đồ hộp: cá Giò, cá Song, Chim Vây
Vàng, Hồng Bạc, Hồng Mỹ, Cam, Vược…”
Hiện nay có 23 tỉnh ven biển tại Việt Nam có nuôi cá biển, tập trung chủ
yếu ở các tỉnh: Trà Vinh, BạcLiêu (Tây Nam bộ), Khánh Hòa, Phú Yên (Duyên
hải Nam trung bộ), Hải Phòng, Quảng Ninh (Đồng bằng Bắc bộ).Đối tượng cá
biển nuôi ở Việt Nam chủ yếu là cá Song (Mú), Chẽm (Vược), Giò (Bớp),
Hồng, Chim vây vàng.. Tuy nhiên, phổ biến là 2 loại cá Song, cá Chẽm. Có 2
hình thức ni: Ni trong ao và ni bằng lồng trên biển. Phương thức nuôi
chủ yếu là bán thâm canh, mơ hình ni cơng nghiệp lớn chưa phát triển.Giống
chủ yếu tự nhiên, giống nhân tạo trong nước còn ít, giống nhập thì tỷ lệ sống
khơng ổn định… Ít Cơ sở sản xuất thức ăn, cung cấp thiết bị vật tư cho nuôi cá
biển, mạng lưới thu mua chế biến yếu và hẹp, hoạt động xuất khẩu kém phát
triển vì vậy người ni khơng có nhiều lựa chọn khi mua giống, thiết bị, bán cá
và dễ bị ép giá.
Trong hoạt động ni biển, nhìn chung chưa được phát triển mạnh do chế
biến xuất khẩu chính ngạch chưa phát triển, chủ yếu là tiêu thụ nội địa và xuất
khẩu tiểu ngạch qua biên giới với Trung Quốc, kéo theo đó là hệ thống dịch vụ
như thu mua, cung cấp thiết bị vật tư, sản xuất giống bị chậm phát triển. Kỹ
thuật ni cá lồng biển của người dân cịn hạn chế. Hình thức ni cịn thủ cơng,
thức ăn chủ yếu là tươi sống, thức ăn công nghiệp cũng được sử dụng nhưng cịn
ít. Mơ hình ni tự phát theo sự thành công của những hộ nuôi trước, đơn giản,
qui mô nhỏ. Trang thiết bị phục vụ nuôi biển chưa phát triển.Mơi trường ni
chưa có các giải pháp quản lý phù hợp và chưa có các khảo sát đánh giá có hệ
thống. Tình hình bệnh dịch năm nào cũng phát sinh và khơng có chiều hướng
giảm. Thiệt hại do bệnh dịch, tranh chấp và những mâu thuẫn với sự phát triển

từ các ngành kinh tế biển khác đã có tác động lớn đến sự phát triển bền vững của
nghề nuôi cá biển.
Vật liệu làm lồng bằng gỗ, phao xốp hoặc phao phi chiếm đa số do có ưu
điểm giá thành rẻ, dễ làm, dễ quản lý và nguồn nguyên liệu sẵn có, phù hợp với
trình độ quản lý của lực lượng sản xuất. Lồng nuôi bằng vật liệu HDPE đã xuất
hiện ở một số tỉnh thành trong cả nước như Khánh Hòa, Huế, Phú Yên và đang

7


có xu hướng nhân rộng. Sử dụng vật liệu HDPE địi hỏi trình độ quản lý nhất
định và mang tính công nghiệp.
Bảng 1. So sánh giữa nghề nuôi cá biển quy mô công nghiệp và truyền thống
TT
1

Nội dung

Nuôi truyền thống

Kế hoạch sản xuất

Chủ động, được phân Theo xu hướng cộng
tích, đánh giá kỹ
đồng

Quy mơ

Lớn, theo mơ hình Nhỏ, theo hộ gia đình
doanh nghiệp, Cơng ty

hoặc HTX

2

3

Ni biển cơng
nghiệp

Tận dụng, khơng đồng
bộ

Vật dụng, trang thiết bị Hiện đại, đồng bộ
Vùng nuôi

Vùng biển mở, ít che Vùng biển kín, eo vịnh
chắn
được che chăn sóng

Hệ thống lồng ni

Lồng chịu sóng: lồng Lồng gỗ chi phí thấp
nhựa HDPE, lồng gỗ

Đối tượng ni

Thường chỉ một loài

Kết hợp nhiều loài


7

Nguồn giống

Nhân tạo

Nhân tạo/tự nhiên

8

Thức ăn cho cá

Cơng nghiệp

Chủ yếu là cá tạp

9

Trình độ/kỹ thuật ni

Được đào tạo/tập huấn

Theo kinh nghiệm

Trình độ quản lý

Trình độ cao, hiểu biết Theo kinh nghiệm
tốt về an toàn sinh học
và vệ sinh ATTP.


Nguồn nhân lực

Công nhân lành nghề, Lao động gia đình
có hiểu biết và kỹ năng
vận hành hệ thống
lồng và trang thiết bị
hiện đại

4
5

6

10

11

12

Phương thức thu hoạch Thu toàn bộ/lượng lớn

13

Thị trường tiêu thụ sản Chủ
động:
phẩm
biến/xuất khẩu
8

Thu tỉa/lượng ít


chế Bị động/phụ thuộc tiểu
thương và bán tại chỗ


1.4. Tình hình nghề ni cá lồng trên biển ở Quảng Ninh
Tính đến hết năm 2014, trên tồn tỉnh có 8.385 ô lồng tập trung chủ yếu
tại các địa phương Cẩm Phả (2.050 ô lồng), Vân Đồn (4.500 ô lồng), Hạ Long
(600 ô lồng), Đầm Hà (529 ô lồng), Hải Hà (210 ơ lồng), Móng Cái (266 ơ lồng)
và rải rác tại một số địa phương khác như Quảng Yên, Cơ Tơ, Tiên n. Các đối
tượng ni chính như cá Song, cá Vược, cá Giò và cá Chim vây vàng.. với tổng
sản lượng ước đạt 2.305 tấn/năm.
Nguồn giống sử dụng cho nuôi cá biển được thu gom từ tự nhiên, mua từ
các cơ sở sản xuất giống cá biển trong tỉnh hoặc đặt mua từ các tỉnh ngồi như:
Hải Phịng, Nha Trang, Ninh Thuận… hoặc được nhập từ Trung Quốc về thông
qua đường tiểu ngạch. Thức ăn phục vụ nghề nuôi cá lồng bè trên biển chủ yếu
là cá tạp. Trình độ về ni trồng thủy sản lồng bè của người ni cịn hạn chế;
chủ yếu được tham gia các lớp tập huấn ngắn ngày về nuôi trồng thủy sản nói
chung; số lượng người ni thủy sản lồng bè được đào tạo trình độ từ sơ cấp
nghề trở lên ít.
Cơng trình ni cá biển trên biển tại Quảng Ninh đa dạng. Vật liệu làm
khung lồng đa số là gỗ, một số ít được làm từ tre và liên kết với nhau bằng
bulong thép hoặc dây cước. Vật liệu nổi chủ yếu là phao xốp bọc bạt để hạn chế
sự xâm hại tới mơi trường ni và phá vỡ của sóng, gió. Hình dáng lồng ni
chủ yếu là hình vng có kích thước mỗi ơ lồng khoảng 4x4x4 m và được liên
kết với nhau để tạo thành hệ thống bè nuôi cá. Trên bè ni cá có thể có nhà làm
cơng tác bảo vệ, chăm sóc cá ni. Cơng trình ni cá biển dạng này rất phát
triển tại tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung do có ưu điểm giá
thành rẻ, vật liệu làm dễ tìm kiếm tại địa phương, dễ vận hành… Tuy nhiên,
trong quá trình vận hành việc tái đầu tư hay nâng cấp hệ thống lồng nuôi của

người nuôi cá biển vào hệ thống lồng bè nuôi rất hạn chế chưa phù hợp với xu
thế phát triển chung của nghề nuôi cá lồng bè và an tồn lao động khi biển động,
bảo vệ mơi trường.
Việc sử dụng vật liệu HDPE để làm lồng nuôi cá biển tại tỉnh Quảng Ninh
đã hình thành từ những năm 2003 khi công ty Việt Mỹ đã nhập 06 lồng trịn với
đường kính 20m để về và thử nghiệm ni cá giò tại huyện Vân Đồn); năm
2012, dưới sự hỗ trợ của Chương trình hỗ trợ ngành thủy sản giai đoạn hai
(FSPS II) tại Quảng Ninh đã triển khai mô hình ni cá biển bằng lồng trịn
9


HDPE có đường kính 20m tại Vân Đồn và Đầm Hà. Tính đến tháng 03 năm
2015 thì tỉnh Quảng Ninh có 10 ơ lồng trịn bằng vật liệu HDPE đường kính
20m được sử dụng để ni cá biển. Lồng bằng vật liệu HDPE sản xuất theo
cơng nghệ Đan Mạch có nhiều ưu điểm vượt trội. Lồng có cấu tạo nổi, hình trịn,
đường kính lồng 20m, chu vi lồng cá 60m, thể tích lồng gần 1.000m3. Lồng có
kết cấu gồm 2 ống nổi có đường kính 250 mm, trong đó ống nổi bên trong chèn
xốp polystyren chịu tất cả các tải trọng gồm lưới, chì, dây neo… sức nổi 75kg/m
ống. Chung quanh lồng là hệ thống lan can dùng để treo lưới nhảy, treo lưới
lồng. Lưới lồng được dùng là lưới dệt khơng gút, bền, khơng bị lão hóa và có
khả năng chống sinh vật bám, được gia cường bởi các dây diềng. Tồn bộ túi
lưới được thiết kế, tính tốn phù hợp với điều kiện vùng ni (lưu tốc dịng chảy,
độ sâu,….) và với từng đối tượng nuôi.
Ưu điểm của lồng này là có độ bền lớn, có khả năng chịu được va chạm
khi các thuyền nhỏ va vào khung lồng, chịu được sóng gió cấp 8, 9 và thuận lợi
trong việc vệ sinh lồng cũng như khi thu hoạch. Với điều kiện tự nhiên như ở
tỉnh Quảng Ninh hàng năm có khoảng 6-7 cơn bão. Người ni trồng thủy sản
phải đối mặt với nhiều rủi ro về tài sản và tính mạng. Vì vậy việc đưa lồng cá
bằng nhựa HDPE, nhựa cao cấp làm lồng là hướng đi đúng. Tuy nhiên, do đặc
điểm biển Quảng Ninh là vùng vịnh, độ sâu đạt bình quân khi thủy triều thấp

nhất chỉ khoảng 12 m, vì vậy việc áp dụng lồng chìm để nuôi cá là không phù
hợp mà ưu tiên phát triển nuôi cá biển bằng lồng nổi.
1.5. Định hướng phát triển ngành thủy sản với nghề nuôi cá lồng biển
- Phát triển nghề nuôi cá lồng bền vững cả kinh tế - xã hội và môi trường
nhằm khai thác tốt tiềm năng, nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh
Các sản phẩm hàng hóa chủ lực (cá song, cá giị, tơm hùm…), nâng cao vật chất
đời sống, tinh thần người nông dân, giảm nghèo bền vững, gắn với thực hiện
thành cơng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới.
- Phát triển nghề nuôi cá lồng theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung,
trên cơ sở phát huy hiệu quả lợi thế so sánh của các địa phương. Phát triển kinh
tế nuôi biển tương xứng với tiềm năng hiện có của Tỉnh.
- Lấy khoa học kỹ thuật làm then chốt, từng bước hình thành các khu,
vùng nuôi cá lồng ứng dụng công nghệ cao, sự dụng vật liệu, vật tư nông nghiệp
hiện đại, đảm bảo an tồn sóng gió, thân thiện với mơi trường.
10


- Chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng sang hướng tăng diện tích ni lồng các
lồi có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định, phục vụ nhu cầu và thị
hiếu của khách du lịch.
- Gắn việc phát triển nghề ni cá biển nói chung và cá lồng nói riêng với
mục tiêu bảo về mơi trường sinh thái vùng biển và ven biển, đảm bảo an ninh
quốc phòng.
2. Căn cứ pháp lý xây dựng dự án
- Quyết định số 126/2005/QĐ-TTg ngày 01/6/2005 của Thủ tướng Chính
phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ni trồng thuỷ hải sản trên
biển và hải đảo;
- Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng
Chính phủ Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020;

- Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ về khuyến nơng;
- Thơng tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15 tháng 11 năm
2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn-Bộ Tài chính V/v Hướng dẫn
chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động
khuyến nông;
- Thông tư số 15/2013/TT-BNNPTNT ngày 26/02/2013 của Bộ nông
nghiệp và PTNT V/v Quy định thực hiện một số điều của Nghị định số
02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông;
- Quyết định số 3824/QĐ-BNN-TCTS ngày 06 tháng 9 năm 2014 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn V/v Ban hành Quy phạm thực hành nuôi
trồng thủy sản tốt Việt Nam (VietGAP);
- Quyết định số 3276/QĐ-BNN-KHCN ngày 24 tháng 10 năm 2008 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn V/v ban hành quy định tạm thời một số
định mức kỹ thuật cho các chương trình khuyến ngư;
- Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 về quy định chế độ cơng
tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và
đơn vị sự nghiệp công lập.
- Quyết định 918/QĐ-BNN-TC ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn V/v phê duyệt quy định tạm thời nội dung, mức
hỗ trợ và mức chi cho các hoạt động khuyến nông;
11


- Quyết định số 2576/QĐ-UBND ngày 26/9/2013 của UBND tỉnh Quảng
Ninh V/v phê duyệt báo cáo quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản mặn, lợ
tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 2770/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2010 của UBND
tỉnh Quảng Ninh V/v phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể Ngành Thủy sản
tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, xây dựng quy hoạch đến năm 2015 và định

hướng đến năm 2020;
- Nghị quyết số 01/NQ-TU ngày 27/10/2010 của Ban Chấp hành Đảng bộ
Tỉnh về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020;
- Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 06 tháng 05 năm 2014 của Ban chấp
hành Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 1714/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2014 của UBND
tỉnh Quảng Ninh V/v ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số
13-NQ/TU ngày 06 tháng 05 năm 2014 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát
triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định 1396/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 của UBND tỉnh Quảng
Ninh Quyết định phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 20152020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 3218/QĐ-UBND ngày 24/12/2014 của UBND
tỉnh Quảng Ninh về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2015;
- Kế hoạch số 534/KH-UBND ngày 29 tháng 01 năm 2015 của UBND
tỉnh Quảng Ninh V/v triển khai thực hiện phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2020;
- Quyết định số 2716/2010/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2010 của
UBND tỉnh Quảng Ninh V/v quy định mức chi cụ thể về cơng tác phí, chi hội
nghị đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương
quản lý.
3. Mục tiêu của dự án
3.1. Mục tiêu chung
Phát triển nghề nuôi cá lồng theo hướng tâp trung, bền vững, phát huy tối
đa tiềm năng vùng biển của tỉnh Quảng Ninh, góp phần bảo vệ mơi trường sinh
thái, an toàn lao động, gắn với mục tiêu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo
của nước ta.
12



3.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Hình thành vùng ni cá lồng trên biển tại huyện Vân Đồn, huyện
Đầm Hà sử dụng vật liệu đảm bảo sóng gió và thân thiện với môi trường; (2)
Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cá biển nuôi phù hợp với yêu cầu
của thị trường; (3) Nâng cao nhận thức về nuôi trồng thủy sản trên biển cho
nông ngư dân tại các vùng triển khai dự án về đảm bảo an toàn sinh học, bảo vệ
môi trường sinh thái.
4. Nội dung dự án
4.1. Một số chỉ tiêu cơ bản của dự án
- Xây dựng thành công 6.000m 3 lồng nuôi với dự kiến 200m3/cơ sở tương
ứng 30 cơ sở nuôi cá biển bằng lồng bè sử dụng vật liệu có kết cấu vững chắc và
thân thiện với môi trường, dự kiến tại huyện Đầm Hà 5 cơ sở, huyện Vân Đồn
25 cơ sở. Ít nhất 120 lượt người được tập huấn kỹ thuật; 70 lượt người đến tham
quan dự án; 50 lượt cán bộ các cấp, người tham gia vào dự án được học tập kinh
nghiệm thực tế về nuôi cá lồng bè tại miền Trung - Việt Nam; 1100 tài liệu các
loại được in ấn kết hợp với truyền thông trên báo chí, truyền hình giúp nâng cao
nhận thức của người ni trồng thủy sản cũng như quảng bá nghề nuôi cá biển
bằng lồng đảm bảo an toàn thực phẩm của tỉnh Quảng Ninh đến với người tiêu
dùng.
- Lồng bè, đối tượng nuôi, loại thức ăn sử dụng:
+ Lồng, bè nuôi: Được làm bằng các vật liệu có kết cấu vững chắc, thân
thiện với môi trường như vật liệu bằng ống nhựa HDPE, ống nhựa chất lượng cao.
+ Đối tượng nuôi: cá Song. (nuôi đơn)
+ Thức ăn sử dụng: Thức ăn công nghiệp chiếm chủ yếu và một phần thức
ăn là cá tạp <30%.
- Mật độ thả, chất lượng giống, chăm sóc, quản lý… áp dụng theo Quyết
định số 3276/QĐ-BNN-KHCN ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn V/v ban hành quy định tạm thời một số định mức kỹ
thuật cho các chương trình khuyến ngư; Quyết định 798/QĐ-NN&PTNT ngày

17/11/2014 của Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh và sự chấp thuận của các cơ
quan thẩm định dự án.
Bảng 2 Định mức kỹ thuật áp dụng tạm thời cho 100 m3 lồng nuôi:
Các thông số

Cá Song
13


Mật độ thả giống

16 con /m3

Quy cỡ thả giống

>10 cm/con

Tỷ lệ sống

≥ 60%

Cỡ thu hoạch

≥ 1 kg/con

Năng suất

≥ 960kg/100 m3 (dự kiến)

Hệ số thức ăn


1,5 (thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế biến)

Thời gian ni

12 tháng

4.2. Chăm sóc và quản lý lồng nuôi cá biển
Đối với lồng nuôi
- Cần định kỳ vệ sinh lưới, loại bỏ những sinh vật bám như hà, sun, rong
rêu...và thay lưới có cỡ mắt lưới phù hợp với cỡ cá nuôi để đảm bảo thơng
thống cho lồng ni.
- Thường xun lặn kiểm tra lưới. Dùng bàn chải có cán dài chà rửa và vệ
sinh lồng. Có thể thả 15 - 30 con cá dìa để cá ăn các lồi rong tảo bám vào lưới.
- Vào mùa mưa bão, phải thường xuyên kiểm tra hệ thống neo của bè
nuôi. Định kỳ kiểm tra các bộ phận lồng nuôi (phao, khung, dây neo, lưới…) và
khi cần thì kịp thời bảo dưỡng hoặc thay thế để giảm thiểu rủi ro do hư hỏng
lồng.
- Cần phải thường xuyên theo dõi lồng. Do luôn luôn ngập nước, lồng có
thể bị phá hại bởi các động vật thủy sinh như cua, rái cá,... Nếu lồng bị hư hỏng
phải lập tức sửa chữa hoặc thay mới.
- Hàng ngày sau mỗi lần cho cá ăn phải kiểm tra nếu thấy thừa thức ăn ở
đáy lồng phải vệ sinh để tránh ô nhiễm, tránh cua cá, địch hại đến phá lồng.
Quan trắc môi trường vùng nuôi
Theo dõi sự biến đổi của các yếu tố mơi trường như hàm lượng ơxy hồ
tan, pH, độ kiềm, H2S, NH3... để có biện pháp xử lý kịp thời và thích hợp.
Đối với cá
- Hàng tháng đo mẫu để xác định tăng trưởng của cá (chiều dài và khối
lượng cá), qua đó xác định được tổng khối lượng đàn cá trong lồng để điều
chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý.

- Nên dành một số bè trống, để sử dụng khi cần thiết như chuyển cá giống
hay đổi lưới cho lồng nuôi khi bị tắc nước do vi sinh vật bám.
14


- Trong q trình ni cá, ghi chép nhật ký nuôi trồng thủy sản làm cơ sở
rút kinh nghiệm cho các vụ nuôi sau.
- Hàng tháng phải phân lọc cá cùng cỡ nuôi riêng từng lồng, tránh trường
hợp cá lớn tranh mồi của cá bé và tránh hiện tượng ăn nhau.
Thức ăn và cách cho ăn
- Tốt nhất cho ăn vào lúc lặng sóng ban ngày, nếu khơng kịp thì cho ăn ở
phía trước để giảm bớt thức ăn bị trơi.
- Cá cịn nhỏ ngày ăn 3 - 4 lần, cá lớn ngày ăn 2 lần. Những cá nhát ăn thả
thêm cá háu ăn để kích thích cá tăng sức ăn mồi. Ví dụ: Cá mú nhát ăn, thả thêm
một ít cá tráp đen, cá tráp vây vàng có tập tính đớp mồi nhanh để kích thích.
Bảng 3. So sánh giữa hai loại thức ăn tươi sống và thức ăn cơng
nghiệp
Các loại
thức ăn

Thức ăn tươi

Thức ăn cơng nghiệp

- Có mùi vị hấp dẫn, dễ tiêu
hóa, hấp thụ.
- Khơng phải qua chế biến,
dễ sử dụng.
- Giá thành phù hợp.
- Hệ số thức ăn cao.


- Hạn chế gây ơ nhiễm mơi
trường.
- Có thể đáp ứng một khối lượng
lớn vào bất kỳ thời điểm nào.
- Chủ động thức ăn trong suốt
q trình ni.
- Hệ số thức ăn thấp.

Nhược điểm - Gây ô nhiễm mơi trường
nếu cho ăn khơng đúng kỹ
thuật.
- Khó đáp ứng một khối
lượng lớn thức ăn khi qui mô
phát triển.
- Bị động vào mùa mưa bão.

- Cá không quen sử dụng vì vậy
phải tập cho cá ăn từ lúc đầu.
- Khi cho ăn cần chú ý vào kích
cỡ miệng cá theo giai đoạn phát
triển, tập tính ăn mồi của từng
loại cá mà có cỡ mồi và cách cho
ăn phù hợp.

Ưu điểm

Phịng, trị bệnh cho cá
- Trong q trình ni cần theo dõi tình trạng sức khoẻ và bệnh của cá để
kịp thời xử lý.


15


- Phòng bệnh cho cá: Trước khi thả cá giống hoặc san cá trong q trình
ni, tắm cho cá bằng thuốc tím hoặc nước ngọt. Khi bắt cá thao tác phải nhẹ
nhàng tránh làm sướt cá, làm cá dễ nhiễm bệnh
- Tăng cường sức đề kháng cho cá: Định kỳ bổ sung các loại vitamine và
khoáng chất vào thức ăn.
- Cần tham khảo ý kiến của cán bộ chuyên môn về việc sử dụng thuốc,
hóa chất để trị bệnh cho cá ni. Chỉ sử dụng thuốc, hóa chất nằm trong danh
mục được phép sử dung do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Tuân thủ nghiêm quy định của Nhà nước về phòng, chống bệnh dịch đối
với thủy sản nuôi.
Chú ý: Hằng ngày, quan sát tổng thể hoạt động nuôi cá bằng lồng, ghi
chép nhật ký đầy đủ để có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp và phục vụ tốt
cho việc truy xuất trong q trình ni.
Thu hoạch
Trong q trình ni, khi cá đạt cỡ thương phẩm có thể thu tỉa để bán dần
và nên thu hoạch và bán hết khi có đầu ra để quay vịng chu kỳ nuôi mới. Cách
thu hoạch cá tùy theo dạng lồng nuôi.
Các vấn đề cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho cá trong ni lồng
- Chọn giống lồi ni ít mẫn cảm với bệnh tật.
- Chọn vị trí cẩn thận.
- Cá giống khoẻ mạnh và kích cỡ hợp lý.
- Thường xuyên theo dõi quan trắc một số yếu tố mơi trường chính, chăm
sóc cá ni để chuẩn đốn tình trạng sức khoẻ cá.
- Mật độ ni vừa phải.
- Không cho cá ăn quá thừa cũng như quá thiếu.
- Thức ăn phải tươi, không mang mầm bệnh (thức ăn tươi sống). Nếu sử

dụng thức ăn cơng nghiệp thì phải nằm trong danh mục được phép sử dụng do
cơ quan Quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Loại bỏ cá chết ra khỏi lồng và hủy cá.
- Ngăn ngừa địch hại.
- Vệ sinh dụng cụ thường xuyên.
- Thao tác nhẹ nhàng khi đánh bắt cá.

16


4.3 Quy mô, địa điểm và thời gian triển khai dự án
- Quy mô: 6000m3, dự kiến 30 Cơ sở tham gia triển khai dự án (15 Cơ
sở/năm x 2năm).
- Địa điểm (địa phương) triển khai: Vân Đồn (01 vùng nuôi, dự kiến
5000m3 lồng); Đầm Hà (01 vùng nuôi, dự kiến 1000m 3 lồng ). Các địa phương
này đã có Công văn đề xuất địa điểm tham gia thực hiện khi dự án được phê
duyệt - Chi tiết đề nghị xem phụ lục.
- Thời gian triển khai dự án: từ tháng 10/2015 – đến hết năm 2017.
4.4. Nội dung và giải pháp triển khai thực hiện dự án
4.4.1. Lựa chọn địa điểm và cơ sở tham gia dự án
Lựa chọn địa điểm (vùng nuôi) triển khai dự án
- Nằm trong vùng quy hoạch được phép nuôi trồng thủy sản của địa
phương. Vùng ni cá tốt nhất được bố trí trong các vịnh kín gió, nhưng dịng
chảy được lưu thơng, tránh ứ đọng gây tích trữ các chất bẩn, chất thải làm ô
nhiễm môi trường vùng nuôi.
- Độ sâu: Độ sâu phù hợp cho cá biển và bảo đảm an toàn cho lồng nuôi.
Đối với trang trại nuôi sử dụng lồng nổi, có túi lưới sâu tối đa 5 m, thì cần độ
sâu khi mức thuỷ triều thấp nhất tối tối thiểu 7 m.
- Dòng chảy của nước: Trong điều kiện bình thường, lưu tốc dịng chảy ở
Biển 0,4-0,5 m/giây. Tuy nhiên, vị trí đặt lồng ni cho phép lưu tốc dịng chảy

<1,0 m/giây, bảo đảm túi lưới lồng khơng bị méo, hoặc dây lồng khơng bị kéo
căng do dịng chảy làm lồng ni có xu hướng di chuyển khỏi vị trị định vị.
- Độ mặn: Độ mặn ít biến động, dao động từ 20 đến 30‰ là khoảng phù
hợp với hầu hết các lồi cá biển ni hiện nay.
- Nhiệt độ: Lựa chọn những vùng ổn định nhiệt độ nước là tiền đề để nuôi
thànhcông các đối tượng cá nước mặn. Nhiệt độ nước tầng mặt thường dao động
từ 13 - 340C, nhưng phù hợp nhất từ từ 24 - 290C.
- Độ đục: Ở điều kiện bình thường, độ đục thường từ 60 - 80 cm; trong
điều kiện mưa, có phù sa thì độ đục tối thiểu 20 cm (đo bằng từ secchi từ bề mặt
nước).
- Oxy hoà tan: Nồng độ ơxy hồ tan từ 4 đến 7 mg/L phù hợp cho các lồi
cá biển sống ở vùng nước nóng; từ 7 đến 11 mg/L là tốt cho cá sống trong vùng

17


nước lạnh và dịng chảy. Như vậy, ơxy hồ tan trong nước yêu cầu phải từ
4mg/L mới bảo đảm cho cá sinh trưởng bình thường.
- pH: Giá trị pH nước biển phù hợp cho cá biển thường nằm trong khoảng
từ 7,5 đến 8,5.
- Nền đáy: nền đáy cát bùn, cát sỏi, sỏi thường được lựa chọn để lắp đặt
lồng nuôi quy mơ cơng nghiệp.
- Ngồi ra, vùng ni được lựa chọn có các yếu tố mơi trường khác nằm
trong khoảng cho phép dựa vào tiêu chuẩn nuôi thuỷ sản.
- Các vùng lân cận, cơ sở trên bờ/hoặc nước ngọt: vùng ni nên nằm
trong vùng có điều kiện thuận lợi về công tác hậu cần trên bờ, như việc cung cấp
thức ăn, nước ngọt, các vật tư, thiết bị để vận hành hoặc bảo dưỡng lồng nuôi.
- Cơ sở hậu cần trên bờ: Cảng hoặc cầu cảng hoặc giao thông thuận lợi: là
điều kiện cần thiết để vận hành một mô hình trang trại an tồn, liên quan đến
việc neo đậu tàu công tác, cung cấp vật tư, thức ăn, vận chuyển sản phẩm nuôi

về đất liền hoặc từ đất liền ra vùng ni được thuận lợi, an tồn.
- Tình hình kinh tế - xã hội vùng nuôi:
+ Chất gây ô nhiễm công nghiệp: Trong việc chọn lựa vùng nuôi cần lưu ý
đến các nguồn chất thải có thể gây ơ nhiễm mơi trường. Nên lựa chọn những vị
trí khơng bị ảnh hưởng bở các nguồn chất thải, đồng thời hạn chế tối đa việc xả
thải từ hoạt động sản xuất của mơ hình ra mơi trường xung quanh;
+ Tuyến hàng hải thương mại: vùng nuôi không vi phạm đến hành lang
giao thông đường thuỷ, gây hạn chế việc lưu thông qua lại của tàu thuyền đi lại;
+ Du lịch hoặc các ngành nghề khác: hoạt động nuôi của trang trại không
bị xung đột với các hoạt động dịch vụ khác và không ảnh hưởng đến môi trường
xung quanh.
- Các bước tiến hành lựa chọn vùng nuôi:
+ Thu thập thông tin thứ cấp: (1) Thu thập các thông tin về kinh tế - xã
hội; các hoạt động trong vùng nuôi tại cơ quan ban ngành địa phương từ xã,
huyện, tỉnh; (2) Thu số liệu hàng năm về nhiệt độ, độ mặn, pH thơng qua trung
tâm Khí tượng hải văn khu vực hoặc tỉnh.
+ Khảo sát thực địa: (1) Kiểm tra độ sâu, dòng chảy bằng máy định vị và
đo lưu tốc nước tại thực địa; kiểm tra nền đáy bằng cách lặn chụp ảnh hoặc lấy
mẫu phân tích; (2) Kiểm tra một số chỉ tiêu mơi trường chính; (3) Kiểm tra tổng
18


thể vị trí lựa chọn bằng hình ảnh qua vệ tinh hoặc bản đồ về địa hình và tự nhiên
kết hợp với quan sát thực địa.
Ghi chú: (1) Địa điểm (vùng nuôi) triển khai dự án được lặp lại; (2)
Địa điểm (vùng ni) chọn lựa triển khai dự án có thể đã có các Cơ sở ni
trồng thủy sản đang hoạt động hoặc chưa có (vùng ni mới); (3) Độ sâu tối
thiểu đạt 7 m khi thủy triều thấp nhất. Sau khi được phê duyệt dự án; căn cứ
đề xuất của các địa phương sẽ tổ chức khảo sát thực tế và lựa chọn địa điểm
thực hiện chính thức.

Lựa chọn Cơ sở tham gia vào dự án
- Đối tượng tham gia: Cơ sở nuôi trồng thủy sản hoặc Công ty, Hợp tác xã
có đăng ký kinh doanh/quyết định đầu tư có nội dung ni trồng thủy sản…
hoặc Hộ gia đình có ni trồng thủy sản (Sau đây gọi chung là Cơ sở).
- Cam kết lồng (bè) khi tham gia vào dự án lồng ni có thể tích để ni
cá đạt tối thiểu là 200 m3.
- Ưu tiên Cơ sở có diện tích mặt nước từ 300m 2 trở lên; được cơ quan có
thẩm quyền giao sử dụng hoặc cho thuê.
- Có phương án sản xuất rõ ràng và phù hợp với mục tiêu, nội dung và
tiêu chí, định mức kỹ thuật của dự án. Có khả năng đối ứng về kinh phí. Cam kết
thực hiện đúng các quy định, quy trình sản xuất của Nhà nước; quy trình kỹ
thuật và mục tiêu của dự án đề ra.
- Các Cơ sở sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường; ưu tiên những Cơ
sở sử dụng vật liệu HDPE làm lồng nuôi.
4.4.2. Tập huấn kỹ thuật
- Giảng viên: Cán bộ Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ninh.
- Đối tượng tập huấn: Các Hộ, Cơ sở hoặc Công ty (Công nhân kỹ thuật)
được tập huấn các nội dung sau nhằm nâng cao nhận thức và khả năng áp dụng
khoa học kỹ thuật vào nuôi lồng biển.
. - Thời gian của 01 lớp tập huấn: 02 ngày/lớp
- Nội dung tập huấn:
+ Ngày tập huấn thứ nhất: (1) Lắp đặt và vận hành lồng nuôi thủy sản; (2)
Kỹ thuật nuôi thủy sản bằng lồng; (3) Phòng và trị bệnh cho cá biển nuôi lồng;
(4) VietGAP trong nuôi trồng thủy sản;

19


+ Ngày tập huấn thứ 2: Tham quan các cơ sở nuôi lồng, tập huấn thực tế
tại hiện trường triển khai dự án.

- Số lớp tập huấn: 02 lớp/địa điểm triển khai dự án; 04 lớp/vụ nuôi; 08
lớp/2vụ nuôi.
- Địa điểm tập huấn: Tại các điểm (địa phương) có triển khai dự án.
- Số lượng nông ngư dân trong vùng dự án được tham gia tập huấn: 25
người/lớp; 120 người/2vụ nuôi triển khai dự án.
4.4.3. Thông tin, tuyên truyền
* Thông tin trên truyền hình, báo giấy, Internet
Thường xuyên thực hiện tuyên truyền trên truyền hình, báo giấy, Internet
trong thời gian triển khai dự án nhằm tăng khả năng nhân rộng của mơ hình
trong thời gian triển khai dự án.
- Báo giấy, Internet: 8 bài viết/02 vụ nuôi.
- Đưa tin trên truyền hình: 02 tin được phát sóng trên truyền hình tỉnh
Quảng Ninh (QTV).
* In ấn tài liệu tuyên truyền
- Nội dung, số lượng tài liệu được in ấn: (1) 700 quyển tài liệu với nội
dung VietGAP trong nuôi trồng thủy sản; (2) 700 quyển tài liệu với nội dung
Nuôi trồng thủy sản bằng lồng trên biển; (3) 02 pano quảng cáo cho dự án; (4)
200 áp phích quảng cáo cho dự án.
- Cấp phát, mục đích sử dụng: Sử dụng làm tài liệu tập huấn, tuyên truyền
tại các điểm (địa phương) có triển khai dự án; phát cho người dân đến tham quan
dự án; cấp phát cho các địa phương có nghề ni cá lồng trên biển.
4.4.4. Học tập kinh nghiệm tại các địa phương khác trong nước
Việc triển khai hoạt động học tập kinh nghiệm này giúp nâng cao nhận
thức của cán bộ quản lý, người nuôi trồng thủy sản trong phát triển nuôi trồng
thủy sản theo hướng công nghiệp, đảm bảo an toàn thực phẩm. Tạo cơ hội hợp
tác trong việc cung ứng con giống, vật liệu làm lồng, kết cầu lồng nuôi, trao đổi
thông tin phương thức nuôi, quản lý hay đầu ra của sản phẩn thủy sản nuôi bằng
lồng…
- Đối tượng tham gia: Cán bộ cơ quan quản lý chuyên môn về nuôi trồng
thủy sản cấp tỉnh, huyện, xã và đại diện các Cơ sở tham gia triển khai dự án, một


20


số đại diện của cộng đồng trực tiếp nuôi trồng thủy sản lồng bè trên biển tại địa
phương triển khai dự án.
- Nội dung: Học tập kinh nghiệm thực tế tại một số cơ sở sản xuất giống
thủy sản, vùng nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè trên biển; kinh nghiệm quản lý
Nhà nước đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản lồng bè.
- Thời gian, số lượng đoàn học tập kinh nghiệm:
+ Năm 2015: Cử 01 đoàn cán bộ của cơ quan chun mơn cấp tỉnh,
huyện, có ni cá biển bằng lồng đi hoặc tập kinh nghiệm tại tỉnh Miền Trung
(dự kiến Nghệ An, Đà Nẵng). Thời gian: 08 ngày, số lượng 25 người.
+ Năm 2017: 01 đoàn; thành phần: Đại diện cán bộ của cơ quan chuyên
môn cấp tỉnh, huyện, xã có ni cá biển bằng lồng, người dân tham gia vào dự
án; thời gian là: 10 ngày; số lượng người tham gia: 25 người/đồn. Địa điểm:
Tỉnh Bình Định, Phú Yên, tỉnh Khánh Hòa.
4.4.5. Hỗ trợ kỹ thuật
- Tại mỗi địa điểm sẽ cử cán bộ của Chi cục NTTS phối hợp với khuyến
ngư viên tại địa phương hướng dẫn kỹ thuật cho các Cơ sở tham gia vào dự án
trong suốt q trình ni (Từ khâu chuẩn bị lồng ni, chọn giống, thả giống,
chăm sóc - quản lý, chuẩn bị thu hoạch…). Cán bộ kỹ thuật, khuyến ngư viên có
trách nhiệm hướng dẫn tận tình cho cơ sở tham gia vào dự án tuân thủ đúng quy
trình kỹ thuật. Trong q trình ni, cán bộ kỹ thuật, khuyến ngư viên thường
xuyên kiểm tra thực tế tại địa điểm triển khai dự án để có hướng dẫn cụ thể, kịp
thời cho người nuôi.
- Các Cơ sở tham gia vào dự án phải tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật
và hướng dẫn của cán bộ chỉ đạo kỹ thuật. Trong q trình ni, Cơ sở thường
xun quan sát hoạt động của cá, điều kiện môi trường, diễn biến thời tiết, dịch
bệnh… và ghi vào nhật ký. Nếu phát hiện các hiện tượng bất thường cần báo

ngay cho cán bộ kỹ thuật để có hướng xử lý kịp thời.
4.4.6. Kiểm tra, nghiệm thu, tổng kết
- Định kỳ hoặc đột xuất Lãnh đạo Chi cục sẽ kiểm tra việc thực hiện tiến
độ triển khai dự án tại thực địa, 10 lần kiểm tra/vụ nuôi, 20 lần/2 vụ nuôi.
- Cuối vụ nuôi, tổ chức hội nghị nghiệm thu tại từng địa điểm triển khai
dự án, 02 hội nghị/vụ nuôi, 4 hội nghị/2 vụ nuôi.

21


- Hằng năm (bắt đầu từ năm 2016), tổ chức Hội nghị tổng kết chung tại
một trong những địa phương triển khai dự án (Có tham quan tại thực địa), 02 hội
nghị/2 vụ nuôi triển khai dự án.
4.4.7. Hỗ trợ sản xuất cho cơ sở tham gia vào dự án
Cơ chế hỗ trợ
Căn cứ vào các quy định của Nhà nước và phương châm “Nhà nước và
Nhân dân cùng làm”, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản đề nghị cơ chế hỗ trợ theo Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15 tháng 11 năm 2010
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn-Bộ Tài chính V/v Hướng dẫn chế
độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến
nông; Thông tư số 15/2013/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Bộ
nông nghiệp và Phát triển nông thôn V/v Quy định thực hiện một số điều của
Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về
khuyến nơng. Cụ thể như sau
a) Nội dung hỗ trợ: (1) Con giống; (2) Thức ăn công nghiệp.
- Con giống mua tại các cơ sở sản xuất giống uy tín trong và ngồi tỉnh, có
sự giám sát chặt chẽ của cán bộ chỉ đạo kỹ thuật.
- Thức ăn công nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, cung cấp bởi các
nhà máy chế biến thức ăn chăn ni có uy tín trên thị trường.
b) Cơ chế hỗ trợ và đối ứng như sau:
TT


Nội dung hỗ trợ

Tỷ lệ hỗ trợ

Tỷ lệ đối
ứng

1

Trang thiết bị lồng nuôi

0%

100 %

2

Con giống

100 %

0%

3

Thức ăn cơng nghiệp

22 %


78 %

4

Thuốc, hóa chất

0%

100 %

5

Nhân cơng, khấu hao, chi
khác

0%

100 %

4.5. Dự kiến kết quả đạt được
- Hình thành 6000m3 ơ lồng sử dụng vật liệu đảm bảo sóng gió và thân
thiện với mơi trường.
- 100% các cơ sở/hộ nông ngư dân tham gia dự án được tập huấn kỹ thuật
nuôi cá lồng, kỹ thuật lắp đặt và vận hành lồng nuôi.
22


- 100% các cán bộ quản lý, cán bộ khuyến nông khuyến ngư tại địa
phương tham gia vào dự án nắm vững kỹ thuật, quy trình vận hành ni cá lồng.
5. Dự tốn kinh phí (phụ lục kèm theo).

6. Khái tốn vốn đầu tư
Tổng kinh phí thực hiện dự án: 8.937.060.000 đồng, bằng chữ: Tám tỷ
chín trăm ba mươi bẩy triệu khơng trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn./.
Trong đó:
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ : 4.583.908.000đồng; bằng chữ: Bốn tỷ năm
trăm tám mươi ba triệu chín trăm lẻ tám nghìn đồng chẵn./.
- Đối ứng của hộ dân: 4.353.152.000 đồng, bằng chữ: Bốn tỷ ba trăm
năm mươi ba triệu một trăm năm mươi hai nghìn đồng chẵn./.
7. Nguồn vốn và Phân kỳ đầu tư
7.1. Nguồn vốn:
- Vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh 4.583.908.000 đồng – thuộc Chương trình
Xây dựng nông thôn mới.
- Vốn đối ứng của các cơ sở/hộ dân tham gia thực hiện dự án
4.353.152.000 đồng.
7.2. Phân kỳ đầu tư
- Năm 2015: 445.510.000 đồng, 100% vốn ngân sách nhà nước.
Bao gồm:
ĐVT:
Nghìn đồng

Nội dung chi

Tổng

Ngân sách

Đối ứng

+ Chi khảo sát sơ bộ chọn vùng
thực hiện dự án:


19.560

19.560

0

+ Chi xây dựng pano tuyên
truyền

240.000

240.000

0

+ Học tập kinh nghiệm nuôi cá
lồng tại Nghệ an, Đà Nẵng.

145.950

145.950

0

+ Chi phí quản lý

10.000

10.000


0

+ Dự phịng phí

30.000

30.000

0

445.510

445.510

0

Tổng

23


- Năm 2016: 4.152.450.000đ, trong đó vốn ngân sách: 1.975.874.000đ,
vốn đối ứng: 2.176.576.000đ.
Bao gồm:
ĐVT: Nghìn đồng
Nội dung chi

Tổng


+ Chi khảo sát lựa chọn cơ sở

ngân sách

Đối ứng

37.400

37.400

0

3.571.200

1.494.624

2.076.576

+ Chi tập huấn kỹ thuật

54.400

54.400

0

+ Thông tin tuyên truyền

75.750


75.750

0

+ Hội nghị nghiệm thu

12.200

12.200

0

+ Hội nghị tổng kết

31.500

31.500

0

23.000

23.000

0

+ Chi phí quản lý

162.000


162.000

0

+ Dự phịng phí

185.000

85.000

100.000

4.152.450

1.975.874

2.176.576

+ Chi phí sản xuất

+ Cơng chỉ đạo cán bộ khuyến nơng
khuyến ngư địa phương

Tổng

- Năm 2017: 4.339.100.000đ, trong đó vốn ngân sách: 2.162.524.000đ,
vốn đối ứng: 2.176.576.000đ.
Bao gồm:
ĐVT: Nghìn đồng
Nội dung chi


Tổng

+ Chi khảo sát lựa chọn cơ sở

ngân sách

Đối ứng

37.400

37.400

0

3.571.200

1.494.624

2.076.576

+ Chi tập huấn kỹ thuật

54.400

54.400

0

+ Thông tin tuyên truyền


75.750

75.750

0

186.650

186.650

0

+ Hội nghị nghiệm thu

12.200

12.200

0

+ Hội nghị tổng kết

31.500

31.500

0

23.000


23.000

0

+ Chi phí quản lý

162.000

162.000

0

+ Dự phịng phí

185.000

85.000

100.000

4.339.100

2.162.524

2.176.576

+ Chi phí sản xuất

+ Học tập kinh nghiệm tại Bình

Định, Phú n, Khánh Hịa

+ Cơng chỉ đạo cán bộ khuyến nông
khuyến ngư địa phương

Tổng

24


8. Hiệu quả dự án
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: Cá ni có hình thức, màu sắc cơ thể tự
nhiên, khơng bệnh, dị tật; kích thước thu hoạch đạt từ 1kg/con trở nên trong 12
tháng nuôi. Năng suất ước đạt 960kg/100m3 lồng ni. Có thể đi vào các hệ
thống siêu thị lớn như BigC, Metro, VinMart… hay chuỗi các nhà hàng lớn
trong và ngoài tỉnh.
Hiệu quả về kinh tế
Dự kiến hiệu quả kinh tế của 100 m3 lồng nuôi
Tổng chi:
119.040.000 đ
+ Giống 1.600 con x 25.000 đ/con
=
40.000.000 đ
+ Thức ăn
=
44.640.000 đ
+ Nhân công
=
18.000.000 đ
+ Chi khác (điện, xăng dầu…)

=
10.000.000 đ
+ khấu hao tài sản cố định
=
6.400.000 đ
Tổng thu: 960 kg x 170.000đ/kg
=
163.200.000 đ
Lãi: 180.000.000 đ - 138.400.000 đ
=
44.160.000 đ
Hiệu quả về xã hội và môi trường
Sự thành công của dự án “Phát triển nghề nuôi cá lồng bằng vật liệu mới
đảm bảo sóng gió và thân thiện với mơi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
giai đoạn 2015-2017” góp phần nhân rộng diện tích ni cá lồng trên biển, tận
dụng lợi thế diện tích mặt biển hơn 6000km2, ít sóng gió và trên 2070 hịn đảo
nằm trong Vịnh Hạ Long. Hình thành phong trào ni theo VietGAP trong nhân
dân tạo sản phẩm hàng hóa đạt tiêu chuân vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ
người tiêu dùng, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho các hộ nông ngư dân.
Trang bị cho người nông dân trên địa bàn kiến thức, các kỹ năng nuôi cá
lồng trên biển, tạo sự chủ động và nguồn nhân lực phát triển, nhân rộng mơ hình
ni cá lồng trên địa bàn Tỉnh. Việc sử dụng thức ăn công nghiệp giảm áp lực về
sử dụng cá tạp có ý nghĩa hết sức lớn với bảo vệ mơi trường, mặt khác giảm sử
dụng cá tạp chính là giảm khai thác ven bờ, khai thác cá kích cỡ cịn nhỏ từ đó
góp phần bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ hệ sinh thái. Lồng nuôi bằng vật liệu HDPE
có tuổi thọ (10 năm trở lên) gấp đơi so với lồng sử dụng vật liệu lồng gỗ phao
nhựa truyền thống, góp phần giảm sử dụng vật liệu từ gỗ góp phần hạn chế hiện
tượng chặt phá rừng, tăng hiệu quả bảo vệ môi trường, hiệu quả đầu tư.
25



×