Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tình hình sản xuất giống thủy sản và một số giải pháp phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.53 KB, 7 trang )

1


Số:

/BC-NTTS

Quảng Ninh, ngày

tháng 1 năm 2015

DỰ THẢO

BÁO CÁO
Tình hình sản xuất giống thủy sản và một số giải pháp phát triển
(Phục vụ Hội nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ninh)
I. Tình hình chung.
Những năm vừa qua ngành nuôi trồng thủy sản triển khai, thực hiện kế hoạch
phát triển sản xuất trong bối cảnh thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá vật tư
đầu vào tăng cao đã ảnh hưởng đến năng suất sản xuất, thu nhập của người dân.
Được sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Thủy sản, Tỉnh Ủy,
UBND tỉnh và các ban ngành cùng với sự phối hợp của người dân, ngành kinh tế
thủy sản nói chung trong thời gian qua đã có những bước tiến rõ rệt. Kết quả nuôi
trồng thủy sản đã đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; khâu sản xuất giống thủy sản
đang dần được hồn thiện với mục tiêu đến năm 2020 hình thành các trung tâm giống
thủy sản, hướng tới chủ động, sắp xếp tổ chức lại các cơ sở sản xuất giống hiện có
theo hướng quy mơ, hiện đại, nâng cấp các trại giống đáp ứng được nhu cầu con giống
các đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh.
II. Hiện trạng sản xuất giống thủy sản.
Các trại giống chủ yếu được hình thành và xây dựng bắt đầu vào những năm
2000, đến nay tổng số cơ sở sản xuất giống trên địa bàn toàn tỉnh là 17 trại sản xuất


giống (14 trại sản xuất giống nước mặn lợ và 03 trại sản xuất kinh doanh giống nước
ngọt) và khoảng 20 hộ ương dưỡng dịch vụ giống thủy sản. Nhu cầu giống thả nuôi từ
năm 2010-2014 cơ bản tăng và đến năm 2020 khi đầu tư nuôi trồng thủy sản tập trung
được nâng cao thì nhu cầu về giống tăng mạnh, gấp hơn 2 lần so với năm 2014.
Nhu cầu giống thả nuôi
Năm
Năm Năm Năm Năm Năm
TT
Đối tượng
ĐVT
2010
2011 2012 2013 2014 20201
1 Mặn lợ
triệu con 3.352 3.189 3.02 2.957 3.25 7.370
1
2
+ Tôm
triệu con 2.298 2.100 1.92 1.900 2.27 3.800
0
6
+ Cá biển
triệu con
65
50
45
18
89
20
+ Cua biển
triệu con

4
4
4
3
5
10
+ Nhuyễn thể triệu con
915
965
1.00 1.013 855 3.500
2
+ HS khác
triệu con
70
70
50
23
27
40
Định hướng theo Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 06/5/2014 của Ban chấp hành đảng bộ Tỉnh
ủy Quảng Ninh về phát triển kinh tế thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
2
1


2

Nước ngọt
Tổng


triệu con
triệu con

28
3380

65
3.254

80
3.10
1

103
3.060

209
3.46
1

150
7.520

Bảng 1: tổng hợp nhu cầu giống thủy sản trên địa bàn từ 2010-2014-2020.
Số lượng giống sản xuất tại chỗ từ năm 2010 – 2014 tăng rõ rệt, từ 15 trại sản
xuất giống tăng lên 18 trại, khả năng cung ứng giống từ năm 2010 là 10% lên hơn
25% vào năm 2014. Đến năm 2020 định hướng cung ứng được 100% giống nước
ngọt và chủ động được hơn 70% giống mặn, lợ cho nuôi trồng thủy sản của tỉnh.
Sản xuất giống thủy sản
Năm

Năm Năm Năm Năm Năm
TT Đối tượng
ĐVT
2010
2011 2012 2013 2014 2020
1 Mặn lợ
triệu con
250
311
313
703
782 6.573
+ Tôm
triệu con
127
188
241
454
562 3.500
+ Cá biển
triệu con
2
3
2
9
7
15
+ Cua biển
triệu con
0

1
1
1
5
8
+ Nhuyễn thể triệu con
119
117
66
225
183 3.000
+ HS khác
triệu con
2
2
3
15
25
50
2 Nước ngọt
triệu con
58
95
66
100
103
150
Tổng
triệu con
308

406
379
804
885 6.723
Bảng 2: tổng hợp khả năng cung ứng giống thủy sản tại chỗ 2010-2014-2020.
2.1. Sản xuất giống mặn, lợ.
Năm 2014 số lượng giống sản xuất đạt 885 triệu con, trong đó: sản xuất, ương
dưỡng giống tơm đạt 562 triệu con, giống cá nước ngọt đạt 103 triệu con, giống
nhuyễn thể đạt 183 triệu con, giống cá biển đạt 7 triệu con, giống hải sản khác là 30
triệu con. Toàn tỉnh có 17 cơ sở sản xuất và kinh doanh giống thủy sản. Năm 2014
toàn tỉnh cung cấp được hơn 25% nhu cầu giống sản xuất tại chỗ cho nuôi trồng
thủy sản.
- Sản xuất giống tơm: tồn tỉnh có 8 trại sản xuất tôm giống, đã giảm đi 4 cơ sở
so với năm 2007 (có 11 cơ sở), những cơ sở sản xuất giống quy mô nhỏ, hạ tầng đơn
giản, chất lượng giống thấp không cạnh tranh được dần nghỉ hoạt động hoặc chuyển
sang sản xuất các đối tượng khác như nhuyễn thể, cá biển, một số trại sản xuất nhập ấu
trùng Nauplius từ Trung Quốc, miền nam về ương thành tơm Post cung cấp cho người
ni. Chính vì vậy, nguồn gốc và chất lượng con giống khó kiểm sốt. Số lượng tôm
giống sản xuất cung ứng chỉ đạt trên 20% tổng số nhu cầu giống thả của toàn tỉnh.
Hàng năm, tỉnh Quảng Ninh cần khoảng hơn 2 tỷ con tôm giống phục vụ cho nhu cầu
nuôi của nhân dân (tôm chân trắng, tôm sú).
- Sản xuất giống nhuyễn thể: Những năm gần đây tình hình ni nhuyễn thể phát
triển mạnh trên địa bàn tỉnh, các đối tựợng có giá trị kinh tế được đưa vào nuôi như:
Tu hài, Hầu, Ngao,... xuất phát từ thực tế trên thì con giống nhuyễn thể đang là vấn đề
đáng được quan tâm. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 4 cơ sở sản xuất giống nhuyễn thể
3


chính là Cơng ty TNHH Đỗ Tờ, Cơng ty TNHH Quan Minh, doanh nghiệp tư nhân
Phương Anh, Công ty Anh Quân – Thắng Lợi. Năm 2013 các trại đã sản xuất được

225 triệu con giống; với số lượng này chỉ đáp ứng được từ 15-20% cho các hộ ni.
Ngồi ra trên địa bàn tỉnh có 2 Cơng ty sản xuất giống trai ngọc phục vụ cho việc nuôi
cấy ngọc xuất sang thị trường nước ngoài.
- Sản xuất giống cá biển: Trên địa bàn tỉnh có 02 cơ sở sản xuất cá biển là Công
ty cổ phần đầu tư phát triển thủy sản Bắc Việt tại Đầm Hà và Công ty Phương Anh tại
Móng Cái đã sản xuất được một số giống cá biển giống cá Vược, cá song, cá chim vây
vàng … bước đầu đã đáp ứng 1 phần nhu cầu người nuôi, do số lượng sản xuất giống
cá biển còn hạn chế nên nguồn giống vẫn được người dân thu gom từ tự nhiên và nhập
từ Trung Quốc và một số nơi khác về.
- Sản xuất giống cua biển: Trên địa bàn tỉnh, một số cơ sở sản xuất giống tôm
đã kết hợp sản xuất giống cua biển, tuy nhiên nguồn cua giống này chưa đáp ứng được
nhu cầu nuôi của người dân trong tỉnh.
Hiện nay một số cơ sở sản xuất giống thủy sản trong tỉnh đang trong tình
trạng xuống cấp và thiếu đồng bộ, nhất là các trại giống mặn lợ do vậy việc cung cấp
nguồn giống sản xuất tại chỗ cho các vùng nuôi của tỉnh gặp nhiều khó khăn.
2.2. Sản xuất giống nước ngọt.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 03 trại sản xuất giống cá nước ngọt tập
trung ở các huyện miền tây của tỉnh, trong đó có 02 cơ sở trực thuộc Trung tâm khoa
học và sản xuât giống thủy sản Quảng Ninh, còn lại khoảng trên 20 hộ cá nhân nhỏ lẻ
ương giống tại một số huyện thị trong tỉnh. Năm 2014 đã sản xuất được 103 triệu
giống cá, chủ yếu là cá Rô phi, Trắm cỏ, cá Chép, cá Mè trắng,… Hiện nay trại sản
xuất giống thủy sản nước ngọt Đông Mai của Trung tâm KHKT và sản xuất giống
thủy sản Quảng Ninh đã xuống cấp, do đó cũng làm ảnh hưởng đến số lượng giống
thủy sản nước ngọt phục vụ nhu cầu nuôi.
Với nhu cầu giống thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh (tính cả cá giống nước
ngọt thả nuôi ở nước lợ) cần hơn 100 triệu con giống các loại/năm; các trại sản xuất
giống trên địa bàn tỉnh đáp ứng được khoảng 70 % còn lại là các cơ sở ương giống lấy
từ các tỉnh khác như Hải Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng về cung cấp cho người nuôi.
Về chất lượng đàn cá bố mẹ tại các cơ sở đã được cải thiện, hàng năm có sự bổ
sung thay thế, nguồn gốc một số giống như cá rô phi, cá chép lấy từ Viện Nghiên cứu

Nuôi trồng Thủy sản I, một số giống được nhập từ Đài Loan, Trung Quốc chủ yếu là
cá rô phi lai xa.
III. Nhiệm vụ và giải pháp phát triển.
Trên cơ sở phân tích hiện trạng sản xuất giống trên địa bàn tỉnh, Chi cục đề
xuất một số nhiệm vụ và giải pháp phát triển lĩnh vực sản xuất giống thủy sản.
3.1. Nhiệm vụ.
4


Nhu cầu con giống thủy sản tỉnh Quảng Ninh theo quy hoạch thủy sản đến năm
2015 là 4,9 tỷ con giống, đến năm 2020 là 7,3 tỷ con giống; Theo định hướng các đối
tượng nuôi chủ lực cần tập trung sản xuất con giống: tơm chân trắng, các lồi giống
nhuyễn thể và cá biển, cá rơ phi đơn tính. Bên cạnh đó khuyến khích hình thành các
trại giống quy mơ vừa, nhỏ các đối tượng cá truyền thống, cua biển và một số đối
tượng khác đáp ứng nhu cầu sản xuất thủy sản của nhân dân.
Quan điểm phát triển: tỉnh cần quy hoạch, hình thành các vùng hạ tầng sản xuất
giống tập trung, sắp xếp tổ chức lại các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, manh mún, áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất… theo hướng hình
thành các trung tâm ứng dụng công nghệ cao sản xuất giống thủy sản.
Hiện nay, theo đề án phát triển giống của tỉnh ngoài các trại giống hiện có, từ
nay đến năm 2015 tỉnh tập trung đầu tư mới 1 trung tâm sản xuất giống nhuyễn thể tại
Vân Đồn (Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phê duyệt dự án, quy mô 1,5 tỷ con giống);
Trại sản xuất giống công nghệ cao và nuôi thực nghiệm giống hải sản Quảng Ninh
(hiện đã giao cho Công ty Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long xây dựng); Trại sản
xuất tôm chất lượng cao ở Quảng Yên.
Đối với các trại sản xuất giống nước ngọt: Đề xuất chuyển đổi Trại Đông Thái
(liên doanh với Đài Loan) sang hình thức kêu gọi nhà đầu tư, đầu tư theo hình thức
th đất nhằm phát huy tính năng động, ổn định cho nhà đầu tư. Đối với trại Đông
Mai (Trung tâm KHKT sản xuất giống thủy sản Quảng Ninh) tập trung sản xuất các
đối tượng truyền thống, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học; năng lực cảnh báo

môi trường vùng ni cho cả tỉnh. Khuyến khích tư nhân đầu tư một trại sản xuất
giống nước ngọt quy mô nhỏ ở Đầm Hà (Quy hoạch đến năm 2015 đã xác định) để
cung ứng giống các truyền thống cho các vùng nuôi quy mô nhỏ các huyện Miền
Đông.
Tăng cường hợp tác quốc tế và trong nước trong việc nghiên cứu, tiếp nhận các
quy trình sản xuất giống các đối tượng ni chủ lực của tỉnh và các đối tượng khác để
phát huy tiềm năng nuôi trồng thủy sản của tỉnh.
Như vậy, tỉnh hình thành các vùng sản xuất giống tập trung sau:
Vùng sản xuất giống nước ngọt: Hình thành trung tâm sản xuất giống cá rơ phi
đơn tính tại Đơng Triều; Trại sản xuất giống Đông Mai và Đầm Hà.
Vùng sản xuất giống mặn, lợ: Vùng sản xuất tôm giống Quảng n; Vùng sản
xuất tơm giống Móng Cái; Vùng sản xuất giống nhuyễn thể Vân Đồn; Vùng sản xuất
giống hải sản Đầm Hà (tổng hợp).
Với việc hình thành các vùng sản xuất giống trên sẽ đáp ứng được nhu cầu nuôi
trồng thủy sản, gắn với quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung theo các đối
tượng nuôi chủ lực của tỉnh.
3.2. Giải pháp.
Đề xuất các giải pháp để phát huy tiềm năng, thế mạnh nuôi trồng thủy sản
của tỉnh Quảng Ninh, cụ thể như sau:
3.2.1. Chính sách.
Tham mưu, triển khai Đề án phát triển giống thuỷ sản tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2020; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
5


Tiếp tục rà sốt, bổ sung chính sách hỗ trợ, đầu tư, phát triển nuôi trồng thủy
sản. Thực hiện các chính sách hồ trợ phát triển các cơ sở sản xuất mới. Cần có các
chính sách ưu đãi về tín dụng, vốn cho cơ sở sản xuất giống.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân nhận đất mặt nước sản xuất giống tơ, có
những chính sách ưu đãi về đất đai và thuế, khi cần thiết nên có những chính sách

bảo hộ sản phẩm.
Xây dựng chính sách khuyến khích phát triển giống theo hướng: Ngân sách
chỉ hỗ trợ đầu tư hạ tầng các vùng sản xuất giống tập trung (hỗ trợ ngoài hàng rào),
xây dựng các trung tâm ứng dụng KHCN sản xuất giống; Hỗ trợ một phần nâng cấp
trại sản xuất giống hiện có và chi phí tiếp nhận cơng nghệ sản xuất giống mới.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài, tập
trung các lĩnh vực chính như: Sản xuất giống thuỷ sản, chế biến thuỷ sản và chế biến
thực phẩm từ sản phẩm thuỷ sản, nuôi trồng và chế tác ngọc trai thành phẩm. Để
thực hiện tốt việc thu hút đầu tư trong lĩnh vực thủy sản cần thực hiện tốt công tác
quy hoạch và tạo quỹ đất, mặt nước sạch cần rà sốt lại hồn bộ hiện trạng sử dụng
mặt nước, mặt đất hiện nay để quy hoạch chi tiết, hỗ trợ đầu tư hạ tầng dùng chung.
Kiên quyết thu hồi diện tích mặt đất, mặt nước đã giao nhưng để hoang hóa, khơng
đầu tư, đầu tư chậm tiến độ cam kết để giao cho nhà đầu tư khác có năng lực.
3.2.2. Quy hoạch.
Bổ sung, điều chỉnh quy hoạch nuôi trồng thủy sản, phù hợp với phát triển
kinh tế chung của toàn tỉnh vào Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Quảng Ninh
định hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hồn thiện xây dựng các vùng
ni trồng thủy sản tập trung 06 đối tượng chính vào năm 2015.
3.2.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng.
Theo Nghị Quyết số 13-NQ/TU ngày 06/5/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ
Tỉnh ủy, tiếp tục đầu tư và nâng cấp các trại sản xuất giống. Chỉ đạo các đơn vị, các
trại sản xuất giống cung ứng đủ số lượng giống, đảm bảo chất lượng theo đúng mùa
vụ ni, tránh để tình trạng thiếu giống khi người nuôi xuống giống đại trà.
Tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất và dịch vụ giống, kiểm tra chất lượng
thủy sản bố mẹ trước khi đưa vào sản xuất. Đồng thời, thu hút đầu tư, xây dựng các
trại sản xuất giống mới với quy mô và vốn đầu tư lớn. Việc bổ sung các trại sản xuất
giống lớn tại khu vực phù hợp sẽ đáp ứng được nhu cầu ni thủy sản của người dân
và có khả năng xuất sang các tỉnh khác.
3.2.4. Công nghệ kỹ thuật.
Nhanh chóng chuyển giao cơng nghệ sản xuất giống đã nghiên cứu thành

công trong nước như: kỹ thuật ương giống cá biển, sản xuất giống rơ phi đơn tính
đực, sản xuất giống nhuyễn thể, giáp xác... để nhân rộng sản xuất giống đại trà. Tiếp
tục nghiên cứu, tìm kiếm để nhập công nghệ sản xuất giống, đặc biệt là giống mới có
giá trị kinh tế cao và có khả năng chống chịu với biến đổi khi hậu toàn cầu (thay đổi
nhiệt độ với biên độ lớn, mưa nắng thất thường, sương muối, lạnh giá kéo dài...).
6


Nâng cao kỹ thuật sản xuất giống phục vụ nuôi mặn, lợ thơng qua các chương
trình tập huấn, chuyển giao công nghệ, tham quan học tập kinh nghiệm.
3.2.5. Nhân lực.
Tiếp tục thực hiện Chương trình đào tạo nghề nơng thơn theo Quyết định số
1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt Đề án
“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”:
3.2.6. Tăng cường hợp tác trong và ngoài nước.
Tăng cường hợp tác nghề cá với các tỉnh trong nước có nghề cá phát triển
như: Hải Phòng, Hà Nội, Khánh Hòa, Phú Yên. Hợp tác với các Viện nghiên cứu:
Viện Nghiên cứu Hải Sản, Viện Tài nguyên Môi trường Biển, Viện nghiên cứu Nuôi
trồng thủy sản I, Viện nghiên cứu Thủy sản III, Trường Đại học Nha Trang, Trường
Đại học Nông nghiệp I để hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao các đối tượng nuôi và
công nghệ nuôi phù hợp với tỉnh Quảng Ninh.
Tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư về công nghệ sản xuất
giống thủy sản, đặc biệt các sản phẩm chủ lực của tỉnh: Cá Rơ Phi, Hầu Thái Bình
Dương, Tu Hài, Ngao, Cá Biển, Tôm.
Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh trân trọng báo cáo./.
CHI CỤC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

7




×