Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Thực trạng xuất khẩu chè Việt Nam - Giai đoạn 1995 - 2006 và một số giải pháp phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.18 KB, 27 trang )


§Ò ¸n m«n häc
Mục lục
Lời mở đầu ..........................................................................................................1
Nội dung ..............................................................................................................2
1. Tiềm năng về công nghiệp sản xuất chè Việt Nam ..............................................2
2. Thực trạng và đánh giá về tình hình xuất khẩu chè Việt Nam giai đoạn 1995-2006
..................................................................................................................................3
2.1. Thực trạng xuất khẩu chè Việt Nam giai đoạn 1995-2006 ..............................3
2.1.1. Về diện tích và sản lượng chè ......................................................................3
2.1.2. Về thị trường ...............................................................................................4
2.1.3. Về giá ..........................................................................................................6
2.1.4. Về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu .......................................................7
2.2. Đánh giá về hoạt động xuất khẩu chè giai đoạn 1995-2006 ............................9
2.2.1. Những thành công đạt được và nguyên nhân............................................... 9
2.2.1.1. Những thành công ....................................................................................9
2.2.1.2. Nguyên nhân ..........................................................................................11
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................................11
2.2.2.1. Những hạn chế .......................................................................................11
2.2.2.2. Nguyên nhân ..........................................................................................14
3. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu chè của Việt Nam ....................15
3.1. Tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu chè .............................................15
3.1.1. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường phù hợp ...................................15
3.1.2. Đẩy mạnh công tác thông tin thị trường và xúc tiến thương mại ................16
3.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường thế
giới .....................................................................................................................18
3.3. Chú trọng hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy xuất khẩu chè ...................20
3.4. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chè Việt Nam .....................................22
3.5. Củng cố và phát huy vai trò của hiệp hội chè Việt Nam ...............................23
Lời kết ................................................................................................................25
Danh mục tài liệu tham khảo ............................................................................26


1

§Ò ¸n m«n häc
Lời mở đầu
Việt Nam là một quốc gia có nhiều lợi thế để phát triển cây chè hơn các
nước khác. Nước ta có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho cây chè
phát triển, có nguồn lao động dồi dào trong nông nghiệp. Tuy nhiên lượng chè
xuất khẩu vẫn còn rất hạn chế, mặc dù xếp thứ 8 trên thế giới về xuất khẩu
chè nhưng chất lượng thực tế của con số này còn chưa tương xứng với tiềm
năng, chè xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn một khoảng cách rất lớn so với
các nước xuất khẩu hàng đầu. Vì vậy để ngành chè Việt Nam có được những
bước phát triển mới trong việc xuất khẩu chè ra thị trường thế giới là vấn đề
hết sức cấp thiết. Xuất phát từ thực tế trên, với tư cách là một sinh viên khối
kinh tế, quan tâm tới sự phát triển nền kinh tế thị trường, xuất khẩu hàng hoá
nói chung, xuất khẩu chè nói riêng, đó là lí do em chọn đề tài: “Thực trạng
xuất khẩu chè Việt Nam giai đoạn 1995-2006 và một số giải pháp phát triển.”
Đề án gồm 3 nội dung chính:
- Tiềm năng về công nghiệp sản xuất chè Việt Nam
- Thực trạng xuất khẩu chè Việt Nam hiện nay
- Một số kiến nghị và giải pháp
Trong quá trình viết bài không thế tránh khỏi những thiếu sót do khả
năng của bản thân. Em kính mong được sự góp ý của thầy cô để bài viết của
em được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Hồ Thị Bích Vân đã nhiệt tình
hướng dẫn để em hoàn thành đề án môn học của mình!
2

§Ò ¸n m«n häc
Nội dung
1. Tiềm năng về công nghiệp sản xuất chè Việt Nam.

Văn hoá chè có một vai trò nổi bật trong di sản văn hoá Việt Nam, là
đồ uống phổ biến nhất, ''quốc thuỷ'', là chỗ dựa tâm linh của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam. Hiếm có một nơi nào trên thế giới lại được thiên nhiên ưu
đãi như nước ta, hầu như cho phép trồng chè ở khắp nơi. Chúng ta có thể đi
cách Hà Nội 20-40 km về phía Bắc là đã gặp vùng trồng chè.
Về phân bố địa lý hành chính, 34/64 tỉnh thành trong cả nước có chè, từ
Trung du - Miền núi phía Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đến Duyên
hải miền Trung, 4 tỉnh Tây Nguyên và 3 đô thị lớn nhất là Hà Nội, Hải Phòng
và TP.HCM. Những vùng trồng chè lớn ở nước ta như Trung du - Miền núi
phía Bắc và Lâm Đồng thường tập trung liền đồi, liền khoảnh. Miền núi phía
Bắc là vùng chè phát triển sớm nhất, có diện tích lớn nhất nước. Tại đây, đã
có những loại chè nổi tiếng trong nước và trên thế giới như Tân Cương (Thái
Nguyên), Thanh Ba (Phú Thọ), Mộc Châu (Sơn La), Shan tuyết Suối Giàng
(Yên Bái)... Tổng diện tích chè toàn vùng năm 2005 xấp xỉ 90.800ha, chiếm
80,7% diện tích chè toàn quốc. Trong đó, Thái Nguyên là địa phương có diện
tích chè lớn nhất trong vùng với 16.400 ha (18,1%).
Việt Nam có đủ các loại chè nguyên sản, núi cao trên mực nước biển >
1.000m có hương thơm tự nhiên, những cây chè cổ thụ hầu như còn nguyên
vẹn tại một số tỉnh miền núi phía Bắc. Có những giống chè địa phương trồng
ngay ở trong vườn riêng của gia đình và cách pha chế hết sức đặc biệt.
Ngoài ra, Việt Nam hiện cũng tuyển và nhập hàng chục giống chè có
chất lượng cao của Ấn Độ, Trung Quốc, Sri Lanka, Đài Loan, Nhật Bản,
Indonesia với một quỹ gene hơn 100 bộ giống. Đến nay cả nước đã có trên
600 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè với hơn 2.000 thương hiệu khác
nhau.
3

§Ò ¸n m«n häc
Như vậy có thể khẳng định tiềm năng về sản phẩm chè ở nước ta là rất
lớn, ngành chè Việt Nam phải tăng cường phát huy nguồn lực con người và tự

nhiên, đầu tư phát triển sản xuất và xuất khẩu chè sao cho xứng với tiềm
năng.
2. Thực trạng và đánh giá về tình hình xuất khẩu chè Việt Nam giai đoạn
1995-2006.
2.1. Thực trạng xuất khẩu chè Việt Nam giai đoạn 1995-2006.
Việt Nam được đánh giá là nước có ngành sản xuất chè truyền thống
với nhiều vùng chè đặc sản nổi tiếng. Sản lượng chè hàng năm đạt 577 nghìn
tấn chè thô. Chè Việt Nam đã được xuất sang 107 thị trường trên thế giới,
trong đó có 68 thị trường thuộc các quốc gia thành viên của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn xuất khẩu chủ yếu là
chè bán thành phẩm với chất lượng ở mức trung bình. Câu hỏi mà ngành chè
đang quan tâm nhất hiện nay là làm sao quy hoạch tốt nguồn nguyên liệu,
nâng cao chất lượng chè phục vụ xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh, khẳng
định được thương hiệu chè Việt Nam trên thị trường thế giới.
2.1.1. Về diện tích và sản lượng chè: Trong 10 năm qua (1995-2005), diện tích
trồng chè đã tăng gấp 2 lần, đến năm 2006 đạt 112 nghìn ha. Tính đến thời
điểm tháng 8/2007, cả nước có 630 cơ sở, nhà máy chế biến của 34 tỉnh,
thành phố tham gia vào trồng chè trên diện tích 125.000 ha. Sản lượng hàng
năm đạt 577 ngàn tấn chè thô. Năng suất tăng 2 lần, đạt 50 tạ/ha. Diện tích
nhân giống chè mới năng suất cao, chất lượng tốt đạt 32.5% tổng diện tích.
Quỹ gien chè, kể cả trong nước và nhập nội, có gần 150 dòng. Chỉ với một
thời gian ngắn, do mở rộng đầu tư, hợp tác với nước ngoài, Việt Nam đã nhập
hơn 50 giống mới, trong đó có 8 giống mới được phép nhân rộng trong các dự
4

§Ò ¸n m«n häc
án phát triển ở các tỉnh, thành phố góp phần năng cao năng suất, nâng cao
chất lượng chè.

Biểu đồ 1: Diện tích và sản lượng chè Việt Nam

1995-2007
0
100
200
300
400
500
600
700
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
8 tháng 2007
0
20
40
60
80
100
120
140

160
sản lượng (1000tấn) diện tích (1000ha)
Nguồn: CIEM, 2007
Đến nay, cả nước có khoảng 400.000 hộ sản xuất chè, hơn 600 doanh
nghiệp chế biến ở quy mô công nghiệp, hàng năm thu hút khoảng 2 triệu lao
động tham gia vào lĩnh vực sản xuất, chế biến, thương mại và dịch vụ.
2.1.2. Về thị trường: Chè Việt Nam đã được xuất sang 107 thị trường trên thế
giới, trong đó có 68 thị trường thuộc các quốc gia thành viên của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO)- một kết quả mà không phải bất kỳ nước nào
cũng đạt được. Trong số gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đang
tiêu thụ chè Việt Nam, có 18 thị trường truyền thống ở châu Á, châu Mỹ,
châu Âu. Không chinh phục được thị trường chất lượng cao, các doanh
nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam đành hướng đến các thị trường trung bình
như Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ và thị trường các nước Châu Phi. Theo
Hiệp hội chè Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu chè cũng chỉ dừng lại ở
việc cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chè các nước này. Đài
5

§Ò ¸n m«n häc
Loan mỗi năm nhập khẩu khoảng 17 nghìn tấn chè của Việt Nam. Sở dĩ có
lượng lớn như vậy là do Đài Loan có một ngành công nghiệp chế biến chè
phát triển với những thương hiệu nổi tiếng. Chè của Việt Nam được bán vào
Đài Loan với giá chè bán thành phẩm, nguyên liệu. Sau đó các doanh nghiệp
Đài Loan chế biến lại, gắn nhãn mác mới và bán ra thị trường có giá trị cao.
Những sản phẩm chè thành phẩm này lại được xuất đi khắp thế giới và ngay
cả ngược lại thị trường Việt Nam với thương hiệu của Đài Loan. Tương tự
như thị trường Nga, thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 của chè Việt Nam với
khoảng 10 nghìn tấn/năm. Mặc dù Việt Nam đã có nhiều hoạt động xúc tiến
thương mại tại thị trường này nhưng xuất khẩu chủ yếu vẫn là chè nguyên
liệu.

Bảng 1: Lượng nhập khẩu chè Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2007
của một số nước châu Âu
Nước Lượng (Tấn) Trị giá (nghìn
USD)
Nga 7.260 7.444
Ba Lan 2.270 2.102
Đức 1.226 1.412
Anh 941 1.085
Hà Lan 1.104 1.230
Pháp 67 172
Nguồn: Trung tâm Thông tin Thương mại (vinanet)
Thị trường chè trong nước đã trở lại ổn định sau cơn bão chè vàng diễn
ra từ những tháng đầu năm 2007. Do các địa phương và ngành chức năng đã
khống chế được giá chè xuất ngoại nên giá chè đã giảm xuống và giữ mức ổn
định. Tính đến tháng 9/2007, giá chè búp khô và tươi đã trở lại ổn định do
không có sự tranh mua tranh bán của các tư thương xuất sang Trung Quốc.
Giá chè các tỉnh không chênh lệch nhiều, và giá loại chè xanh búp khô thường
được bán với giá cao gấp đôi chè đen cùng loại, với giá bán lẻ phổ biến ở mức
6

§Ò ¸n m«n häc
14.000-16.000 đ/kg đối với chè đen búp khô, 28.000-32.000 đ/kg đối với chè
xanh búp khô. Còn giá các loại chè búp tươi thì không chênh lệch nhiều, mức
giá bán lẻ phổ biến ở mức 2.000 đ/kg-3.000 đ/kg.
2.1.3. Về giá: Giá chè xuất khẩu hiện nay của Việt Nam chỉ bằng 65-70% so
với nhiều nước. Trong 8 tháng/07, giá chè xuất khẩu bình quân đạt khoảng
1.006 USD/tấn, giảm 4.6% so mức giá bình quân của cả năm 2006 (1.062
USD/tấn).
Biểu đồ 2: Giá chè xuất khẩu Việt Nam
2001-2007 (USD/tấn)

0
200
400
600
800
1000
1200
1400
2001 2002 2003 2004 2005 2006 dự kiến
2007
Nguồn: CIEM, 2007
Nguyên nhân chính là do chè Việt Nam chưa cải thiện được chất lượng,
vì vậy khó đáp ứng được những thị trường khó tính. Đồng thời, hiện nay Việt
Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu chè thô, chưa qua tinh chế, do đó giá bán chịu
ảnh hưởng lớn từ thị trường thế giới đặc biệt là Sri Lanka và Ấn Độ.
Tuy nhiên, do nhu cầu chè trên thế giới vẫn đang ở mức cao, mặc dù nguồn
cung thế giới tương đối nhiều nhưng theo các chuyên gia dự báo, giá chè xuất
khẩu của Việt Nam sẽ tăng trong thời gian tới. Năm 2007, sản lượng chè của
Ấn Độ cao hơn năm 2006, do đó sản lượng xuất khẩu sang các nước như Ai
Cập, Pakistan, Irắc và Nga sẽ tăng. Ấn Độ hy vọng đạt 6-10 triệu kg chè xuất
khẩu sang Ai Cập so với 2.7 triệu kg của năm 2006. Nhờ giao thông thuận lợi,
giảm thuế và cước vận chuyển đã làm tăng lượng chè xuất khẩu sang Pakistan
7

§Ò ¸n m«n häc
đạt 20 triệu kg chè, cao hơn 5 triệu kg của năm 2006. Xuẩt khẩu chè của
Bănglađét có thể đạt 7 triệu kg trong năm 2007, cao hơn 2 lần so với 3 triệu
kg năm 2006 nhờ thời tiết thuận lợi.
2.1.4. Về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu: Xuất khẩu chè giai đoạn
1995-2006 tăng với tốc độ trung bình 19,4% về khối lượng và 18,7% về kim

ngạch xuất khẩu. Với thành tích này, chè đã trở thành một mặt hàng nông sản
xuất khẩu quan trọng và có triển vọng trong những năm tới.
Bảng 2: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam giai đoạn
1995-2006.
Năm
Khối lượng xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu
Số lượng
(tấn)
Tỷ lệ tăng
trưởng (%)
Giá trị
(triệu USD)
Tỷ lệ tăng
trưởng (%)
1995 18800 - 25300 -
1996 21000 111.7 33000 130.43
1997 32400 154.3 47800 144.85
1998 33500 103.4 50000 104.60
1999 41700 124.5 53000 106.00
2000 55000 131.9 63000 118.90
2001 68200 124.0 46100 73.17
2002 71373 104.6 81.196 176.10
2003 63000 88.3 74000 91.14
2004 98900 156.9 96100 129.86
2005 89000 89.9 100000 104.16
2006 96828 108.8 107693 107.69
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của tổng công ty chè Việt Nam
Xuất khẩu chè năm 2007, dự kiến đạt 110 nghìn tấn, với kim ngạch 140
triệu USD, tăng gần 15% về lượng và 30% về giá trị so với năm 2006. 6 tháng
đầu năm 2007, sản lượng chè xuất khẩu của Việt Nam đạt 47.000 tấn, với giá

trị trên 45 triệu USD, tăng gần 9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2006. Tháng
7/2007, Việt Nam xuất khẩu được 12.000 tấn, tăng 11,32% so với cùng kỳ
năm 2006, tuy vậy tổng giá trị xuất khẩu lại thấp hơn 0.9% so với năm trước.
Xuất khẩu chè tháng 8/2007 của Việt Nam đạt khoảng 11 nghìn tấn, giảm
8

§Ò ¸n m«n häc
1000 tấn so với tháng 7/2007. Nhưng do giá chè xuất khẩu tăng theo xu
hướng chung trên thị trường thế giới nên giá trị xuất khẩu tháng 8 đạt trên 13
triệu USD, tăng gần 1 triệu USD so với tháng 7. Với kết quả trên, đã đưa khối
lượng chè xuất khẩu 8 tháng/2007 lên mức 70 nghìn tấn, tăng 8.3% so với
cùng kỳ năm 2006. Giá trị xuất khẩu chè 8 tháng/2007 cũng tăng 7.5%, lên
mức 72 triệu USD. Tốc độ tăng về giá trị xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng về
khối lượng là do giá xuất khẩu bình quân của chè 8 tháng/2007 thấp hơn 1%
so với cùng kỳ năm 2006. Dự kiến, năm 2007, Việt Nam xuất khẩu 110 nghìn
tấn chè, đạt 140 triệu USD, với đơn giá xuất trung bình 1.200 USD/tấn.
Biểu đồ 3: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu
chè 8 tháng/2007
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
tháng 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng 5 tháng 6 tháng 7 tháng 8
0
2000
4000

6000
8000
10000
12000
14000
Khối lượng Kim ngạch
Nguồn: GSO, 2007
Năm 2010, diện tích trồng chè của cả nước ước đạt 120.000 ha. Năng
suất bình quân là 7 tấn/ha. Sản lượng chè tươi đạt 840.000 nghìn tấn/năm và
sản lượng chè khô đạt 200.000 tấn/năm. Đến năm 2020, diện tích trồng chè
của Việt Nam sẽ là 140.000 ha, với năng suất bình quân đạt 9 tấn/ha. Sản
lượng chè thô dự kiến đạt 1.260.000 tấn và đạt mức 300.000 tấn đối với sản
lượng chè khô.
9

§Ò ¸n m«n häc
2.2. Đánh giá về hoạt động xuất khẩu chè giai đoạn 1995-2006.
2.2.1. Những thành công đạt được và nguyên nhân.
2.2.1.1. Những thành công.
Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu chè tăng đáng kể so với năm 1995.
Tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng chè đã góp phần nhất định làm tăng tổng
kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tác động tích cực đến sản xuất và đời sống
của nhân dân, nhất là người dân trồng chè vùng núi, trung du, vùng sâu, vùng
xa. Khối lượng chè xuất khẩu giai đoạn 1995- 2006 tăng với nhịp độ trung
bình 19,4%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng với nhịp độ 18,7%/năm. Trên thị
trường chè thế giới, tỷ trọng chè xuất khẩu của Việt Nam tăng từ 3% năm
1995 lên xấp xỉ 6,3% năm 2006.
Chủng loại sản phẩm chè xuất khẩu đã phong phú, đa dạng hơn, chất
lượng sản phẩm tốt hơn. Nếu như trước đây, sản phẩm xuất khẩu chính của
Việt Nam là các loại chè rời dùng để tái chế thì đến nay đã xuất khẩu chè bao

gói với những tiến bộ đáng kể về mẫu mã, kiểu dáng. Do có những cải thiện
về chất lượng, chè xuất khẩu của Việt Nam đã bước đầu thâm nhập vào một
số thị trường “khó tính” như Nga, Mỹ, EU,… Đây là kết quả của quá trình
đầu tư trong khâu sản xuất và chế biến như cải tạo giống chè, đổi mới kỹ
thuật canh tác và thay đổi dây chuyền công nghệ. Điều này cho thấy sản xuất
chè ở Việt Nam đã được phát triển theo hướng tăng cường đầu tư theo chiều
sâu
nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, phù hợp với xu hướng
tăng cường xuất khẩu các mặt hàng tinh chế và có hàm lượng kỹ thuật cao.
Cơ cấu thị trường ngày càng được cải thiện theo hướng đa dạng hoá.
Thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam hiện nay đã được mở rộng sang hơn
90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới so với hơn 40 nước năm 1995.
Trước đây, chè xuất khẩu Việt Nam chủ yếu tập trung ở một số nước châu Á
10

×