Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
CĨ YẾU TỐ NƯỚC NGỒI THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM

NGÀNH ĐÀO TẠO: LUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. NGUYỄN CHÍ THẮNG

Sinh viên thực hiện

: VÕ THỊ DIỆU ÁI

Mã sinh viên

: 1411270046

Lớp

: 14DLK05

TP. Hồ Chí Minh, 2018



LỜI CẢM ƠN

Với tất cả sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cám ơn đến quý
thầy cô trong khoa Luật Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, cùng với tri
thức và tâm huyết nghề đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong
suốt những năm tháng giảng đường đại học.
Đặc biệt, em xin gửi đến thầy Nguyễn Chí Thắng - người đã hướng dẫn, giúp đỡ
em thực hiện Khóa luận tốt nghiệp này, lời cám ơn chân thành nhất. Cám ơn thầy đã
tận tình chỉ bảo em trong suốt thời gian qua để em có thể hồn thành Khóa luận một
cách tốt nhất.
Và cuối cùng, từ đáy lịng mình, em xin gửi lời cám ơn đến gia đình, người thân,
bạn bè thân thiết đã luôn bên cạnh ủng hộ, khích lệ em trong suốt q trình nghiên
cứu thực hiện Khóa luận này.
Trân trọng!


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các kết quả nêu trong Khóa luận chưa được cơng bố trong cơng trình nào khác. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Khóa luận đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung
thực.
Nếu có điều gì khơng đúng, tơi xin chịu mọi trách nhiệm theo quy định của nhà
trường và pháp luât.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 8 năm 2018
Người cam đoan

Võ Thị Diệu Ái


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu ......................................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2
5. Kết cấu khóa luận .............................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ HỢP
ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI CĨ YẾU TỐ NƯỚC NGỒI ....... 4
1.1 Tổng quan về hoạt động nhượng quyền thương mại ......................................... 4
1.1.1 Khái niệm của hoạt động nhượng quyền thương mại ................................4
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại .................................8
1.2 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố
nước ngồi ............................................................................................................. 10
1.2.1 Khái niệm của hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước
ngoài ................................................................................................... 10
1.2.2 Đặc điểm của hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi .
..................................................................................................................15
1.2.3 Vai trị của hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài
trong thương mại quốc tế ...................................................................................16
1.3 Pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước
ngoài....................................................................................................................... 17
1.3.1 Chủ thể .....................................................................................................18
1.3.2 Khách thể..................................................................................................20
1.3.3 Đối tượng .................................................................................................22
1.3.4 Hình thức ..................................................................................................23
1.3.5 Những nội dung cơ bản ............................................................................26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 33


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH

PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI CĨ YẾU
TỐ NƯỚC NGỒI Ở VIỆT NAM ........................................................................ 34
2.1 Thực trạng ........................................................................................................ 34
2.1.1 Hoạt động nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam
............................................................................................................................34
2.1.2 Tình hình pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại có
yếu tố nước ngoài tại Việt Nam .........................................................................37
2.2 Đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương
mại có yếu tố nước ngồi ở Việt Nam ................................................................... 40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 43
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 45


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những xu thế
chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Những phát triển mạnh mẽ về khoa
học và cơng nghệ đã góp phần đẩy nhanh q trình quốc tế hố nền kinh tế thế giới.
Thương mại thế giới cũng theo đó tăng lên nhanh chóng mang đến những cơ hội
cùng với thách thức và nhiều hình thức kinh doanh cho các doanh nghiệp, trong đó
có hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại. Đây là một hoạt động thương
mại hiện đại rất được đề cao bởi khi mà bài toán vốn và rủi ro đầu tư, nhược điểm
của bản chất nền kinh tế đang phát triển, đã được giải quyết rất tốt trong mơ hình
này. Nhượng quyền thương mại giúp cho các thương hiệu không chỉ bành trướng ở
tầm quốc gia mà cịn vươn ra tồn thế giới. Nắm bắt nhanh xu hướng và khơng nằm
ngồi quỹ đạo chung, thị trường Việt Nam đang là vùng đất màu mỡ và giàu tiềm
năng để phát triển nhượng quyền thương mại đi lên hơn nữa. Hình thức nhượng
quyền thương mại là một trong những “chìa khố vàng” mở ra những cơ hội tốt cho

các nhà đầu tư Việt Nam nhanh chóng “hồ mình vào dịng chảy” chung của nền
kinh tế tồn cầu.
Chính bởi lẽ đó, đối với những sinh viên trước quá trình hội nhập, cùng đất nước
bước vào cuộc cánh mạng 4.0, việc nghiên cứu và hiểu rõ về nhượng quyền thương
mại trên thế giới cũng như ở Việt Nam là điều rất cần thiết. Hợp đồng nhượng
quyền thương mại có yếu tố nước ngồi là một trong những cơ sở pháp lý quan
trọng nhất để thực hiện hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại ra thế giới,
là căn cứ hợp tác kinh doanh làm cơ sở phát sinh quyền và nghĩa vụ các bên, đồng
thời đây cũng là căn cứ giải quyết tranh chấp giữa các bên. Có thể nói hợp đồng
nhượng quyền thương mại đóng vai trị rất quan trọng trong quan hệ nhượng quyền
giữa các chủ thể.
Xuất phát từ thực tế trên, việc tìm hiều và nghiên cứu các quy định của pháp luật
về hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt
Nam trong điều kiện hiện nay là rất cần thiết, qua đó thích ứng được các yêu cầu để
phát triển hoạt động nhượng quyền ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế
thế giới hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi là một
trong những khía cạnh pháp lý quan trọng, đã và đang được nhiều nhà khoa học
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên cứu.


2
Ở Việt Nam, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về nhượng quyền thương mại,
như: Sách chuyên khảo “Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Đông Phong (Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân – 2008), “Franchise
Chọn hay Không” của tác giả Nguyễn Khánh Trung (Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh - 2008), “Mua Franchise – Cơ hội mới cho các doanh
nghiệp Việt Nam” của tác giả Lý Quí Trung (Nhà xuất bản Trẻ - 2008). Hay trong
những bài viết như “Các điều khoản độc quyền trong hợp đồng nhượng quyền

thương mại” của tác giả Bùi Ngọc Cường đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật
số 07/2007; tác giả Vũ Đặng Hải Yến với các bài viết “Một số vấn đề pháp lý về
chủ thể của Hợp đồng nhượng quyền thương mại” đăng trên tạp chí Nghiên cứu
Lập pháp số 04/2008; “Nội dung của Hợp đồng nhượng quyền thương mại” đăng
trên tạp chí Luật học số 11/2008; tác giả Nguyễn Bá Bình với bài viết “Bước đầu
tìm hiểu hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi dưới giác độ
pháp luật Việt Nam” đăng trên tạp chí Luật học số 05/2008…
Ngồi ra, lĩnh vực này cịn được tìm hiểu và nghiên cứu trong các đề tài của các
giảng viên, sinh viên các trường đại học trên cả nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các quy định của pháp luật về hợp đồng nhượng quyền
thương mại có yếu tố nước ngồi theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số
quốc gia điển hình trên thế giới. Thực tiễn xây dựng và hệ thống pháp luật về hợp
đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu là các vấn đề cơ bản về nhượng quyền thương mại, phân
tích những vấn đề pháp lý, cơ sở lý luận về các khía cạnh của hợp đồng nhượng
quyền thương mại có yếu tố nước ngồi theo pháp luật Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu trên, khóa luận đã sử dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu khoa học khác nhau như: phương pháp phân tích, đối chiếu các quy định
pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia điển hình. Thu thập kinh nghiệm
thực tiễn của một số quốc gia trong việc áp dụng hợp đồng nhượng quyền thương
mại có yếu tố nước ngồi trong hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại. Từ
đó rút ra những ưu điểm trong quy định của pháp luật quốc tế về vấn đề hợp đồng
nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi. Đánh giá và xét tính phù hợp với
điều kiện của Việt Nam để hướng tới việc hoàn thiện các quy định của pháp luật
Việt Nam trong việc áp dụng hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại trong
quan hệ quốc tế, kết hợp hài hồ lợi ích của tự do hoá thương mại và bảo hộ cho các
nhà đầu tư Việt Nam khi đặt chân vào “đấu trường” kinh tế thương mại thế giới.



3
5. Kết cấu khóa luận
Ngồi Mở đầu và Kết luận, Khóa luận được kết cấu làm 02 chương với các nội
dung sau:
Chương 1: Tổng quan về nhượng quyền thương mại và hợp đồng nhượng quyền
thương mại có yếu tố nước ngoài.
Chương 2: Thực trạng và đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng
nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi ở Việt Nam.


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ HỢP ĐỒNG
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI CĨ YẾU TỐ NƯỚC NGỒI
1.1 Tổng quan về hoạt động nhượng quyền thương mại
1.1.1 Khái niệm của hoạt động nhượng quyền thương mại
Ngày nay trong thực tiễn kinh doanh quốc tế hiện đại thì nhượng quyền
thương mại mà một phương thức kinh doanh thương mại rất phát triển và đang trở
nên phổ biến trên toàn cầu. Mơ hình nhượng quyền thương mại đã mở rộng hoạt
động trên rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Những ngành kinh doanh phổ biến nhất
gồm có: dịch vụ tự động, thức ăn nhanh, cửa hàng bán lẻ, dịch vụ thuê xe, khách
sạn, nhà hàng, bảo trì, xây dựng, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho đến các dịch vụ về y
tế, giáo dục… Trong đó, ngành kinh doanh lớn nhất, mang lại nhiều lợi nhuận nhất
là thức ăn nhanh (fast food) với các thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới như
McDonald’s, KFC, Burger King… Cùng với đó, ngành kinh doanh đồ uống, kinh
doanh bán lẻ với tỉ lệ kinh doanh nhượng quyền cũng rất cao, chỉ đứng sau ngành
thực phẩm/thức ăn nhanh, điển hình như Starbucks, Coffee Bean and Tea Leaf, 7Eleven, Metro, Big C…
Vậy cụ thể nhượng quyền thương mại là gì?
Nhượng quyền thương mại (franchising)1 được hiểu là một thỏa thuận hoặc sự

cấp phép giữa hai thực thể độc lập về mặt pháp lý, trong đó một thực thể (bên nhận
quyền) được quyền kinh doanh một sản phẩm hoặc dịch vụ dưới nhãn hiệu hoặc tên
thương mại thuộc sở hữu của mình của một doanh nghiệp khác (bên nhượng quyền)
theo phương thức kinh doanh của bên nhượng quyền và bên nhận quyền có nghĩa
vụ phải trả cho bên nhượng quyền những khoản phí cho việc kinh doanh quyền kinh
doanh này trong một thời gian nhất định; trong khi đó bên nhượng quyền có nghĩa
vụ phải cung cấp các quyền nói trên và hỗ trợ cho các bên nhận quyền.
Khi thực hiện kinh doanh theo phương thức nhượng quyền, bên nhượng quyền
phải chuyển giao cho bên nhận quyền toàn bộ quyền thương mại (bao gồm tất cả
các yếu tố tạo nên thương hiệu của bên nhượng quyền như nhãn hiệu, tên thương
“Franchising” (nhượng quyền thương mại) có nguồn gốc từ tiếng Pháp cố (franc) nghĩa là “đặc quyền” hay
“tự do”. Trong lịch sử, thời trung cổ thuật ngữ “franchise” được dùng để chỉ việc nhà nước ban cấp các đặc
quyền buôn bán, họp chợ, săn bắt và sau này là quyền được thực hiện các hoạt động thương mại đặc biệt như
sản xuất và buôn bán rượu bia hoặc cung cấp các dịch vụ giao thông đường thủy, đường bộ cho các thương
nhân. Tới thế kỷ XIX, thuật ngữ “franchise”được sử dụng để chỉ thỏa thuận sử dụng quyền thương mại đối
với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ giữa các thực thể tư nhân.
1


5
mại, bí mật kinh doanh…). Nghĩa vụ của bên nhận quyền là phải kinh doanh theo
một phương thức duy nhất, cung cấp sản phẩm với chất lượng và dịch vụ đồng nhất
với bên nhượng quyền, bảo đảm khách hàng khi sử dụng sản phẩm sẽ không thể
phân biệt được sự khác biệt với sản phẩm của bên nhượng quyền và các cơ sở nhận
quyền khác.
Xét từ góc độ kinh tế, nhượng quyền thương mại được coi là sự kết hợp của
hai hoạt động thương mại khác nhau là: xúc tiến thương mại và phân phối thương
mại. Bỡi lẻ, nhượng quyền thương mại giúp cho doanh nghiệp có thể phát triển
cơng việc kinh doanh của mình dưới một thương hiệu (tên thương mại) đã có uy tín
thơng qua hoạt động đầu tư, quảng bá, xúc tiến thương mại bởi một thương nhân

khác. Doanh nghiệp đó sẽ khơng phải mất chi phí để xây dựng thương hiệu và hình
ảnh kinh doanh. Tuy nhiên, đổi lại họ sẽ phải một khoản phí nhất định để được sử
dụng thương hiệu và phải thuân thủ các phương thức, tiêu chuẩn kinh doanh do chủ
sở hữu thương hiệu đề ra. Song song, chủ sở hữu thương hiệu được lợi là sẽ phát
triển thương hiệu theo diện rộng trên thị trường với chi phí tối thiểu và chỉ tập trung
phát triển quản lý chất lượng sao cho các sản phẩm hàng hóa dịch vụ dưới thương
hiệu mình sở hữu luôn bảo đảm chất lượng khi được các thương hiệu khác sản xuất,
kinh doanh. Có thể nói, nhượng quyền thương mại liên quan đến việc trao đổi, mua
bán “sự nổi tiếng” của thương hiệu/tên thương hiệu với mục đích cuối cùng cho các
bên là đạt lợi nhuận tối đa và chi phí tối thiểu từ việc phân phối, kinh doanh thành
cơng một khối lượng lớn các hàng hóa, dịch vụ đặc thù dưới tên thương hiệu liên
quan.
Xét từ góc độ kinh doanh, nhượng quyền thương mại được hiểu là phương
thức kinh doanh mà ở đó một bên – chủ sở hữu (các) quyền thương mại đối với một
hoặc một số sản phẩm (bên nhượng quyền) cho phép với bên khác (bên nhận quyền)
được sử dụng, kinh doanh, phân phối các sản phẩm mang nhãn hiệu của mình ở một
khu vực cụ thể nào đó trong một thời gian nhất định để nhận một khoản phí hay một
tỷ lệ phần trăm nào đó từ doanh thu hay lợi nhuận. Đây được coi là một mơ hình
kinh doanh hiệu quả, giúp các bên tham gia giảm thiểu các chi phí kinh doanh và
hạn chế rủi ro kinh doanh. Nhượng quyền thương mại đang được các doanh nghiệp
vừa và nhỏ coi là phương tiện hữu hiệu để đi đến thành công nhanh và an toàn.2
Dựa theo những nghiên cứu đã được cơng bố ở trong Giáo trình Luật Thương
mại quốc tế - Phần II, từ trang 263- 266, xin được phép trích dẫn một số định nghĩa
về nhượng quyền thương mại ở một số quốc gia trên thế giới như sau:

Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Phần II, Nhà
xuất bản Hồng Đức, trang 260.
2



6
“Ở Mỹ, nước có hệ thống nhượng quyền thương mại phát triển nhất thế giới
hiện nay, quy định về nhượng quyền thương mại liên bang3 định nghĩa nhượng
quyền thương mại như sau:
“Bất kỳ một quan hệ nhượng quyền thương mại liên tục hoặc thỏa thuận,
không phân biết tên được gọi, trong đó các điều khoản của thỏa thuận hoặc của
hợp đồng quy định, hoặc bên nhượng quyền thương mại cam kết hoặc tuyên bố,
bằng cách nói miệng hoặc bằng văn bản, rằng:
Bên nhận quyền có quyền tiến hành kinh doanh dưới thương hiệu được nhận
diện hoặc có liên kết với bên nhượng quyền, hoặc được quyền cung cấp, bán, hoặc
phân phối hàng hóa, dịch vụ, hoặc các loại mặt hàng được nhận diện hoặc có liên
kết với thương hiệu của bên nhượng quyền; và
Bên nhượng quyền sẽ có quyền kiểm soát chặt chẽ phương thức hoạt động của bên
nhận quyền, hoặc cung cấp sự trợ giúp đáng kể trong phương thức hoạt động của
bên nhận quyền; và
Để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh nhượng quyền, bên nhận quyền
phải thanh toán hoặc cam kết thực hiện việc thanh toán theo yêu cầu cho bên
nhượng quyền hoặc các chi nhánh của nó”.4
Có thể thấy, tại Mỹ nhượng quyền thương mại được coi là quan hệ pháp luật
được hình thành trên cơ sở hợp đồng nhường quyền. Định nghĩa trên tập trung quy
định về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của bên trong quan hệ hợp đồng nhượng
quyền thương mại và nghĩa vụ thanh tốn phí nhượng quyền của bên nhận quyền,
nhưng lại không quy định chi tiết các đối tượng của hợp đồng này (ví dụ: các đối
tượng của quyền sở hữu trí tuệ). Định nghĩa này thích hợp với đặc điểm của pháp
luật hợp đồng của Mỹ - khuyến khích tự do hợp đồng giữa các bên, nhưng nó cũng
làm cho phạm vi của hoạt động nhượng quyền thương mại trở nên rất rộng và ở một
số trường hợp rất khó phân biệt với một số loại hoạt động thương mại khác, chẳng
hạn như đại lý phân phối.
Tại Liên minh châu Âu (EU), nhượng quyền thương mại được coi là “một hệ
thống tiếp thị hàng hóa và/hoặc dịch vụ và/hoặc công nghệ dựa trên sự hợp tác chặt

chẽ và liên tục giữa hai doanh nghiệp độc lập và tách biệt về mặt pháp lý và tài
chính, bên nhượng quyền và các bên nhận quyền riêng lẻ của bên nhượng quyền,
theo đó bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền riêng lẻ của mình quyền và
Tại Mỹ, có một số tiểu bang đã ban hành luật và quy định về nhượng quyền thương mại trước khi Ủy ban
thương mại Liên bang ban hành Quy định về nhượng quyền thương mại (16 C.F.R. Part 436). Hiện có 19
trong số 50 tiểu bang của Mỹ có luật nhượng quyền thương mại.
4
Quy định về nhượng quyền thương mại của Hội đồng liên bang Hoa kỳ, 16 CFR 436.1(h)
3


7
đồng thời áp đặt nghĩa vụ phải tiến hành kinh doanh theo quan niệm của bên
nhượng quyền. Quyền được cấp cho phép và bắt buộc bên nhận quyền, nhằm đổi lại
sự bù đắp về mặt tài chính trực tiếp hoặc không trực tiếp, sử dụng tên thương mại
và/hoặc nhãn hiệu thương mại và/hoặc dấu hiệu dịch vụ, bí quyết kinh doanh,
phương thức kinh doanh và phương thức kỹ thuật, hệ thống thủ tục và các quyền
công nghiệp và/hoặc các quyền sở hữu trí tuệ khác, được giúp đỡ thơng qua các hỗ
trợ thương mại và kỹ thuật liên tục, trong khuôn khổ và theo thời hạn một hợp đồng
nhượng quyền thương mại bằng văn bản được ký kết giữa các bên nhằm mục đích
này”.5
Định nghĩa nêu trên của EU khẳng định nhượng quyền thương mại là một hoạt
động thương mại, “một hệ thống tiếp thị hàng hóa và/hoặc dịch vụ và/hoặc công
nghệ”. Khái niệm này đã giới thiệu được một số đặc trưng cơ bản của hoạt động
nhượng quyền, về chủ thể, đối tượng, quyền và nghĩa vụ của các bên, đặc biệt nhấn
mạnh nghĩa vụ bên nhận quyền phải tuân thủ những quy định thống nhất của hệ
thống nhượng quyền. Tuy vậy, khái niệm lại không đề cập đến vấn đề phí nhượng
quyền mà bên nhận quyền phải trả để có thể nhận được các quyền và sự hỗ trợ từ
bên nhượng quyền, một trong những nghĩa vụ chính của bên nhận quyền trong quan
hệ kinh doanh loại hình này.

Ở Nga, Bộ luật Dân sự quy định về nhượng quyền thương mại như một loại
quan hệ hợp đồng dân sự mà trong đó, “một bên (bên có quyền) phải cấp cho bên
kia (bên sử dụng) với một khoản thù lao, trong một thời gian hay không gian giới
hạn, quyền được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh của bên sử dụng một tập
hợp các độc quyền kinh doanh của bên có quyền bao gồm: quyền đối với dấu hiệu,
chỉ dẫn thương mại, quyền đối với bí mật kinh doanh, và các độc quyền đối theo
hợp đồng đối với các đối tượng khác nhau như nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch
vụ…”.6 Với định nghĩa này, pháp luật dân sự Nga khẳng định nội hàm của nhượng
quyền thương mại là chuyển giao một số quyền cho bên nhận quyền và đổi lại sẽ
nhận được một khoản tiền phí nhất định.”7
Như vậy, trên thế giới hiện nay chưa có một điều ước quốc tế nào quy định về
nhượng quyền thương mại. Việc định nghĩa nhượng quyền thương mại chỉ được
thực hiện trong khuôn khổ hệ thống pháp luật quốc gia và bởi các hiệp hội nhượng
quyền thương mại. Do đó, sẽ tùy thuộc vào trình độ phát triển và chế độ kinh tế chính trị - xã hội, mỗi quốc gia sẽ có định nghĩa khác nhau.
Quy tắc đạo đức nhượng quyền thương mại của châu Âu (European Codes of Ethics for Franchising), phần
II.IV.1.
6
Bộ luật Dân sự Liên bang Nga, chương 54, điều 1027.1.
7
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Phần II, Nhà
xuất bản Hồng Đức, trang 263-266.
5


8
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại
Mặc dù chưa có điều ước quốc tế nào quy định về khái niệm nhượng quyền
thương mại nhưng dựa trên những phân tích và lý luận thì ta có thể nêu ra một số
đặc điểm quan trọng của nhượng quyền thương mại như sau:
Thứ nhất, tính độc lập của các chủ thể trong quan hệ nhượng quyền thương

mại: các bên nhượng quyền và bên nhận quyền là những thực thể hoàn toàn độc lập
về mặt tư cách pháp lý cũng như về mặt trách nhiệm tài chính. Bên nhượng quyền
có trách nhiệm hỗ trợ và kiểm soát, giám sát đối với bên nhận quyền từ góc độ kỹ
thuật để đảm bảo việc khai thác quyền thương mại được thực hiện phù hợp với tiêu
chuẩn và phương thức chung của thương hiệu. Bên nhận quyền sẽ phải trả phí
nhượng quyền cho bên nhượng quyền và tuân thủ những quy định cũng như chịu sự
giám sát của bên nhượng quyền về mặt kỹ thuật theo quy định của thỏa thuận
nhượng quyền giữa hai bên.
Đặc điểm thứ hai của nhượng quyền thương mại là sự kết hợp của nhiều hoạt
động thương mại khác nhau: nhượng quyền thương mại mang đặc tính của nhiều
hoạt động thương mại như địa lý, li-xăng, thuê tài sản, chuyển giao cơng nghệ…
Những hoạt động thương mại này có thể được các thương nhân thực hiện độc lập,
tuy nhiên, trong hoạt động nhượng quyền thương mại, khơng thể tìm thấy sự độc
lập này. “Quyền thương mại” – đối tượng của quan hệ nhượng quyền thương mại –
là hệ thống các quyền thương mại liên quan tới quyền sử dụng các tài sản sở hữu trí
tuệ và các quyền kinh doanh liên quan như quyền tiếp cận mơ hình kinh doanh,
phương thức quản lý, tiếp thị sản phẩm… Thỏa thuận nhượng quyền thương mại là
một tập hợp các hợp đồng không thể tách rời, thể hiện tính chất của các loại hợp
đồng li-xăng, chuyển giao công nghệ và đại lý.8
Thứ ba, nhượng quyền thương mại mang tính hệ thống và đồng nhất: nhượng
quyền thương mại là sự phát triển đồng bộ một thương hiệu tạo ra sự thống nhất
một hình ảnh có thể làm ảnh hưởng tới hệ thống kinh doanh. Sự thống nhất này xuất
phát từ việc các bên cùng chia sẻ việc sử dụng những nội dung của quyền thương
mại. Tính thống nhất trong việc sử dụng và kinh doanh quyền thương mại sẽ đảm
bảo chất lượng của sản phẩm của hệ thống nhượng quyền thương mại. Đây là điểm
quan trọng của nhượng quyền thương mại vì nó chính là nền tảng để phát triển uy
tín, danh tiếng của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ với thương hiệu liên quan một cách
nhanh chóng đồng thời đó cũng là yếu tố có thể làm cho uy tín của thương hiệu
được doanh nghiệp (bên nhượng quyền) đầu tư phát triển trong nhiều năm bị hủy
hoại nhanh chóng.

Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Phần II, Nhà
xuất bản Hồng Đức, trang 273.
8


9
Thứ tư, nhượng quyền thương mại thiết lập mối quan hệ bền vững theo cùng
một mơ hình kinh doanh: khơng giống như các quan hệ pháp luật thương mại thông
thường khác, nhượng quyền thương mại tồn tại sự gắn kết chặt chẽ giữa bên
nhượng quyền và bên nhận quyền và bên nhận quyền bởi vì nhượng quyền thương
mại về bản chất là sự nhân rộng mơ hình kinh tế của một thực thể kinh doanh, là
quá trình tạo ra các bản sao giống hệt nhau. Vì vậy, bên nhượng quyền và nhận
quyền phải tạo ra một mối quan hệ liên tục, thơng suốt trong q trình thực hiện
nhượng quyền thương mại để dảm bảo có thể tạo ra một bản sao hoàn hảo và đem
lại lợi nhuận tối đa cho các bên. Bên nhượng quyền phải hướng dẫn, giúp đỡ kỹ
thuật, đào tạo nhân viên cho bên nhận quyền, đồng thời bên nhận quyền khơng thể
tự mình sáng tạo thêm các ý tưởng mới trong kinh doanh mà phải tuân thủ tuyệt đối
(ngoại trừ trường hợp được sự đồng ý của bên nhượng quyền). Thậm chí, khi hợp
đồng nhượng quyền thương mại chấm dứt, các chủ thể này vẫn phải giữ những mối
quan hệ nhất định và có trách nhiệm pháp lý đối với nội dung của hoạt động nhượng
quyền.
Cuối cùng, nhượng quyền thương mại có thể tạo ra hệ quả hạn chế cạnh
tranh: với bản chất là một quan hệ chia sẻ đặc quyền kinh doanh, hợp đồng nhượng
quyền thương mại thường sẽ quy định về vấn đề phân chia thị trường, như phân
chia khu vực kinh doanh, phân chia khách hàng… Quy định phân chia thị trường
cho phép bên nhận quyền được đặc quyền kinh doanh sản phẩm tại một khu vực địa
lý và bên nhượng quyền cũng đảm bảo một số lượng nhất định các cơ sở đều có thể
đảm bảo lợi nhuận nhất định. Quy định về phân chia khách hàng thường có nội
dung như cấm bên nhận quyền quảng cáo ngoài phạm vi địa bàn kinh doanh của
mình; cấm bên nhận quyền bán lại hàng mang nhãn hiệu của bên nhượng quyền cho

các nhà bán lẻ không phải là thành viên của hệ thống nhượng quyền thương mại.
Nhượng quyền thương mại cũng thường bao gồm các quy định về mức giá bán của
sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong hệ thống trên một thị trường và việc xác định giá
này nhằm hỗ trợ người tiêu dùng. Các quy định này nhằm bảo đảm duy trì tính đặc
trưng và thống nhất của sản phẩm của hệ thống nhượng quyền thương mại, cũng
như bảo đảm chung cho hệ thống nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên, chúng lại
dẫn đến hạn chế cạnh tranh và sẽ có thể là đối tượng của các quy định pháp luật
cạnh tranh.9
Những đặc điểm nêu trên của nhượng quyền thương mại thể hiện bản chất
của quan hệ thương mại này và giúp phân biệt nhượng quyền thương mại với một
Nguyễn Thanh Tú, “Nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh”, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, số 3/2007, trang 41-50.
9


10
số loại hoạt động thương mại khác, như đại lý thương mại, quan hệ li-xăng, quan hệ
thuê tài sản. Đồng thời, những đặc điểm này cũng chính là cơ sở nền tảng để pháp
luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại.10
1.2 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố
nước ngồi
1.2.1 Khái niệm của hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi
Theo như tác giả Nguyễn Bá Bình đã từng nói trong Tạp chí Luật học số 5,
năm 2008 tại bài viết “Bước đầu tìm hiểu hợp đồng nhượng quyền thương mại có
yếu tố nước ngồi dưới giác độ pháp luật Việt Nam” thì: “Như cây phải có gốc, bàn
luận về hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi rõ ràng và dứt
khốt phải dựa trên nền tảng hợp đồng nhượng quyền thương mại nói chung”.11
Hợp đồng nhượng quyền thương mại đóng một vai trị rất quan trọng trong việc xác
lập quan hệ nhượng quyền, là hành lang pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích của các
bên trong hợp đồng. Nhận thấy tầm quan trọng của hợp đồng nhượng quyền thương

mại, pháp luật của mỗi quốc gia đều quy định một cách chặt chẽ những nội dung cơ
bản, thiết yếu của loại hợp đồng này. Đặc biệt khi hoạt động nhượng quyền ngày
càng phát triển, trở thành cánh tay nối dài liên kết nhau khắp thế giới thì hợp đồng
nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi trở thành chiếc chìa khóa vạn năng
giúp cho việc giao lưu hợp tác làm ăn phát triển kinh tế trở nên dễ dàng hơn.
Xuất phát từ bản chất kinh tế cũng như bản chất pháp lý của hoạt động nhượng
quyền thương mại, hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi cũng
mang những nét cơ bản của hợp đồng thương mại khác, đó là sự thoả thuận của các
bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại về những vấn đề chính trong nội dung
mà hai bên thỏa thuận. Có thể hiểu hợp đồng nhượng quyền thương mại là một thỏa
thuận thương mại mà trong đó một bên (bên nhượng quyền) cho phép và yêu cầu
bên kia (bên nhận quyền) tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ theo các điều kiện sau:
- Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ
chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với hệ thống các
quyền thương mại của bên nhượng quyền đối với sản phẩm, dịch vụ kinh doanh
như: nhãn hiệu hàng hóa – dịch vụ, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, biểu tượng
kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền…
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Phần II, Nhà
xuất bản Hồng Đức, trang 272-276.
11
Nguyễn Bá Bình (2008), “Bước đầu tìm hiểu hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi
dưới giác độ pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 5.
10


11
- Bên nhượng quyền được nhận một khoản tiền nhượng quyền, có quyền kiểm
sốt và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành và phát triển công việc
kinh doanh về các phương diện đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.

Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài là khi: bên nhận
quyền và bên nhượng quyền là thương nhân từ các quốc gia khác nhau, có thể là từ
Việt Nam nhượng quyền ra nước ngồi hoặc từ nước ngồi vào Việt Nam. Và có
thể việc kí kết hợp đồng được diễn ra ở nước ngoài đối với bên nhượng quyền.
Hoặc theo như tác giả Nguyễn Bá Bình thì “một hợp đồng nhượng quyền thương
mại sẽ có yếu tố nước ngồi khi xuất hiện một trong các yếu tố sau: thứ nhất, chủ
thể của hợp đồng có sự tham gia của thương nhân nước ngồi; thứ hai, khi sự kiện
xác lập hoặc sự kiện thay đổi hoặc sự kiện chấm dứt hợp đồng diễn ra ở nước
ngồi”12.
Trong khn khổ pháp luật nhượng quyền thương mại Việt Nam, yếu tố nước
ngoài của hợp đồng nhượng quyền thương mại không được quy định trực tiếp. Việc
xác định yếu tố nước ngồi chỉ có thể được dẫn chiếu từ các quy định liên quan đến
Bộ luật Dân sự 2005 về các “quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” (Điều 758) và
các hướng dẫn thi hành về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi tại Nghị định
138/2006/NĐ-CP về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi13. Theo đó, yếu tố nước
ngồi của quan hệ dân sự nói chung được xác định trên cơ sở chủ thể tham gia quan
hệ có yếu tố nước ngồi hoặc sự kiện pháp lý để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ
đó chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài
sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngồi14. Tuy nhiên, khái niệm này nếu áp dụng
vào đối với quan hệ nhượng quyền thương mại thì sẽ gặp rất nhiều nhiều điểm
vướng mắc vì những đặc tính có phần chun biệt của quan hệ nhượng quyền này.
Vì vậy, việc có có những quy định về khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương
mại, cũng như là hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi là điều
cần thiết.
Cùng tham khảo các khái niệm về hợp đồng nhượng quyền thương mại của
Liên bang Hoa Kỳ, bang California, Trung Quốc và Australia tại Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Bá Bình (2008), “Bước đầu tìm hiểu hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài
dưới giác độ pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 5.
13
Nghị định 138/2006/NĐ-CP về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi, khoản 1 Điều 3 giải thích về thuật

ngữ “quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi” như sau:
a) Các quan hệ dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động có ít nhất một trong các
bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
b) Các quan hệ dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động mà các bên tham gia là
công dân, tổ chức Việt Nam, nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt theo pháp luật nước ngoài, phát
sinh ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngồi.
14
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Phần II, Nhà
xuất bản Hồng Đức, trang
12


12
“Pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài dưới giác
độ pháp luật Việt Nam và tương quan so sánh với pháp luật một số nước trên thế
giới” của tác giả Võ Thị Huyền My để hiểu rõ hơn pháp luật các nước trên thế giới
đã quy định về vấn đề này như thế nào và thậm chí mỗi bang của cùng một quốc gia
lại có quy định riêng:
“Theo Luật nhượng quyền kinh doanh của Ủy ban thương mại Liên bang Hoa
Kỳ, hợp đồng nhượng quyền thương mại được định nghĩa: “Hợp đồng nhượng
quyền kinh doanh là hợp đồng theo đó Bên giao:
(i) Hỗ trợ đáng kể cho bên nhận trong việc điều hành doanh nghiệp hoặc kiểm soát
chặt chẽ phương pháp điều hành doanh nghiệp của Bên nhận.
(ii) Li xăng nhãn hiệu cho Bên nhận để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ theo nhãn
hiệu hàng hoá của Bên giao.
(iii) Yêu cầu Bên nhận thanh tốn cho Bên giao một khoản chi phí tối thiểu”. 15
Trong khi đó Luật Đầu tư nhượng quyền thương mại của Bang California lại
đưa ra khái niệm: “Nhượng quyền thương mại là thoả thuận hợp đồng, thể hiện ra
bên ngoài hay ngụ ý, dưới dạng văn bản hay lời nói, theo đó:
(i) Bên nhận quyền được trao quyền tổ chức hoạt động chào hàng, bán hàng hoặc

phân phối hàng hoá, dịch vụ dưới một kế hoạch tiếp cận thị trường hoặc một hệ
thống đóng vai trị quan trọng trong phương thức kinh doanh của bên nhượng
quyền;
(ii) Sự vận hành công việc kinh doanh của Bên nhận quyền phải phù hợp với hệ
thống cơ bản của Bên nhượng quyền với tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn
hiệu dịch vụ, logo và quảng cáo hoặc các biểu tượng thương mại khác do bên này
sáng tạo ra;
(iii) Yêu cầu trả phí được đặt ra đối với Bên nhận quyền thương mại”.16
Theo Luật nhượng quyền kinh doanh của Ủy ban thương mại Liên bang Hoa
Kỳ, hợp đồng nhượng quyền thương mại được định nghĩa: “Hợp đồng nhượng
quyền kinh doanh là hợp đồng theo đó Bên giao:
(i) Hỗ trợ đáng kể cho bên nhận trong việc điều hành doanh nghiệp hoặc kiểm soát
chặt chẽ phương pháp điều hành doanh nghiệp của Bên nhận.

Franchise rule – 16 C.F.R.Part 436 (Quy chế nhượng quyền thương mại của Hiệp hội thương mại liên bang
Hoa Kỳ).
16
The California Franchise Investment Law (Luật Đầu tư nhượng quyền thương mại Bang California).
15


13
(ii) Li xăng nhãn hiệu cho Bên nhận để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ theo nhãn
hiệu hàng hoá của Bên giao.
(iii) Yêu cầu Bên nhận thanh toán cho Bên giao một khoản chi phí tối thiểu”. 17
Trong khi đó Luật Đầu tư nhượng quyền thương mại của Bang California lại
đưa ra khái niệm: “Nhượng quyền thương mại là thoả thuận hợp đồng, thể hiện ra
bên ngoài hay ngụ ý, dưới dạng văn bản hay lời nói, theo đó:
(i) Bên nhận quyền được trao quyền tổ chức hoạt động chào hàng, bán hàng hoặc
phân phối hàng hoá, dịch vụ dưới một kế hoạch tiếp cận thị trường hoặc một hệ

thống đóng vai trị quan trọng trong phương thức kinh doanh của bên nhượng
quyền;
(ii) Sự vận hành công việc kinh doanh của Bên nhận quyền phải phù hợp với hệ
thống cơ bản của Bên nhượng quyền với tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn
hiệu dịch vụ, logo và quảng cáo hoặc các biểu tượng thương mại khác do bên này
sáng tạo ra;
(iii) Yêu cầu trả phí được đặt ra đối với Bên nhận quyền thương mại”.18
Tại Điều 3, Luật nhượng quyền thương mại Trung Quốc (2007) ghi nhận:
“Nhượng quyền thương mại ở đây (sau đây gọi là nhượng quyền) đề cập đến một
quan hệ hợp đồng, theo đó doanh nghiệp (gọi là Bên nhượng quyền) với nhãn hiệu
đăng ký, tên thương mại, bằng sáng chế và các nguồn lực kinh doanh khác tài trợ
cho một Bên nhận quyền được quyền sử dụng các nguồn lực kinh doanh của mình,
và Bên nhận quyền hoạt động theo một mơ hình hoạt động thống nhất và trả một
khoản phí nhượng quyền thương mại cho các thương hiệu theo quy định của điều
khoản hợp đồng”.19
Còn tại Mục 4, phần 1, Bộ luật ứng xử nhượng quyền thương mại Australia:
“Hợp đồng nhượng quyền thương mại là một thỏa thuận:
a) Mà có dạng tồn bộ hoặc một phần, của bất kỳ hình thức sau đây:
(i)
(ii)

Một thỏa thuận bằng văn bản;
Một thỏa thuận bằng miệng;

(iii)

Một thỏa thuận ngầm; và

Franchise rule – 16 C.F.R.Part 436 (Quy chế nhượng quyền thương mại của Hiệp hội thương mại liên bang
Hoa Kỳ).

18
The California Franchise Investment Law (Luật Đầu tư nhượng quyền thương mại Bang California).
19
Measures for the Regulation of Commercial Franchise 2007 (Các biện pháp quy định về nhượng quyền
mại Trung Quốc).
17


14
(b)Trong đó một bên (chủ thương hiệu) cho phép một bên khác (bên nhận quyền)
quyền thực hiện việc kinh doanh chào bán, cung cấp hoặc phân phối hàng hoá, dịch
vụ ở Australia theo một hệ thống hay kế hoạch tiếp thị được xác định, kiểm soát
hoặc đề nghị của Bên nhượng quyền hoặc một bên liên kết của bên nhượng quyền;

(c) Theo đó, các hoạt động của doanh nghiệp sẽ được liên kết đáng kể về mặt vật
chất với một nhãn hiệu thương mại, quảng cáo thương mại hoặc một biểu tượng
thương mại:
(i) Sở hữu, sử dụng hoặc cấp giấy phép bởi chủ thương hiệu hay một bên liên
kết của bên nhượng quyền; hoặc
(ii) Xác định bởi bên nhượng quyền hoặc bên liên kết của bên nhượng quyền; và
(d) Theo đó, trước khi bắt đầu kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh, bên nhận quyền
phải trả hoặc đồng ý thanh toán cho bên nhượng quyền hoặc bên liên kết của bên
nhượng quyền một khoản tiền bao gồm, ví dụ:
(i) Chi phí đầu tư vốn ban đầu, hoặc
(ii) Một thanh tốn hàng hố, dịch vụ; hoặc
(iii) Một khoản phí dựa trên phần trăm của tổng thu nhập rịng có hoặc khơng
được gọi là phí bản quyền hoặc phí dịch vụ nhượng quyền; hoặc
(iv) Một khoản phí đào tạo, học phí đào tạo; nhưng khơng bao gồm:
(v) Thanh tốn hàng hố và dịch vụ bằng hoặc thấp hơn giá bán buôn; hoặc
(vi) Trả nợ một khoản vay của bên nhận quyền từ bên nhượng quyền; hoặc

(vii) Thanh tốn của giá bán bn đối với hàng hoá đưa vào gửi hàng; hoặc
(viii) Thanh toán giá trị thị trường để mua hoặc cho thuê bất động sản, đồ đạc,
thiết bị, vật tư cần thiết để bắt đầu kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh theo hợp
đồng nhượng quyền thương mại…”20.”21
Như vậy có thể rõ ràng nhận thấy, mỗi quốc gia sẽ có những quy định riêng
nhưng tất cả sẽ nhằm một mục đích chung đó là bảo về quyền lợi các bên khi tham
gia giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại. Đây cũng là cơ sở pháp lý, nền

Trade Pratices (Industry Codes – Franchising) Regulation 1998, (Bộ luật ứng xử nhượng quyền thương
mại Úc)
21
Võ Thị Huyền My (2013), Pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi dưới
giác độ pháp luật Việt Nam và tương quan so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới, Luận văn thạc sĩ
luật học, Đại học quốc gia Hà Nội
20


15
tảng làm phát sinh quyền, nghĩa vụ các bên, căn cứ giải quyết tranh chấp chẳng may
xảy ra trong quá trình các bên thực hiện hợp đồng.
1.2.2 Đặc điểm của hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài
- Thứ nhất, đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố
nước ngồi là những tài sản vơ hình như quyền thương mại, quyền sở hữu trí tuệ
của bên nhượng quyền, uy tín và bí quyết kinh doanh của bên nhượng quyền. Các
giá trị này phụ thuộc vào sự đánh giá chủ quan của các bên trong hợp đồng. Yếu tố
nước ngoài được thể hiện ở việc quyền thương mại thuộc sở hữu hợp pháp của một
bên nhượng quyền là thương nhân nước ngoài hoặc quyền thương mại này được
thực hiện tại nước ngoài.
- Thứ hai, chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước
ngoài là thương nhân nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện và quy định pháp

luật nước sở tại. Thương nhân nước ngoài muốn thực hiện nhượng quyền tại nước
sở tại thường sẽ phải chứng minh giá trị của thương hiệu của mình, kinh nghiệm
kinh doanh và phải phụ thuộc vào quy định về điều kiện tiếp cận về thị trường đối
với ngành dịch vụ liên quan. Tuy nhiên, tùy thuộc vào pháp luật của từng quốc gia
mà tiêu chí này sẽ khơng giống nhau. Ở Việt Nam, tại Khoản 1, Điều 16, Mục 3
Luật Thương mại 2005 quy định: “Thương nhân nước ngoài là thương nhân được
thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngồi hoặc được
pháp luật nước ngồi cơng nhận”. Như vậy, theo pháp luật Việt Nam nếu thương
nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh hoặc nơi thương nhân được cơng nhận
nằm ngồi lãnh thổ Việt Nam thì được xem là thương nhân nước ngồi. Việc
thương nhân có vốn đầu tư xuất phát từ nước ngoài nhưng thành lập tại Việt Nam
theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên thì vẫn được xem là thương nhân Việt Nam.
- Thứ ba, thời hạn của hợp đồng nhượng quyền nói chung và nhượng
quyền có yếu tố nước ngồi nói riêng thơng thường là dài hạn. Bên nhận quyền sẽ
không sẵn sàng đầu tư cho cơ sở kinh doanh theo những chuẩn mực cao mà bên
nhượng quyền đề ra nếu khơng có những đảm bảo rằng họ có thể sử dụng thương
hiệu và bí quyết của bên nhượng quyền trong thời gian dài. Mặc dù thời hạn cụ thể
của một hợp đồng thường là vấn đề thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, luật
nhượng quyền thương mại của một số quốc gia quy định rõ thời hạn tối thiểu của
hợp đồng nhượng quyền (VD: Trung Quốc quy định 3 năm). Thường thời hạn của
một hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài là từ 5 năm trở lên.
- Thứ tư, tính đồng bộ trong hợp đồng là một đặc điểm quan trọng của hợp
đồng nhượng quyền thương mại, và đặc biệt là hợp đồng nhượng quyền thương mại
có yếu tố nước ngoài. Nội dung và phương thức sử dụng, kinh doanh các quyền


16
thương mại phải được quy định rất cụ thể và trong sự liên kết chặt chẽ với nhau để
bảo đảm tính đồng bộ và thống nhất của một thương hiệu quốc tế - yếu tố quan

trọng ảnh hưởng tới sự thành công của hệ thống kinh doanh trên phạm vi tồn cầu.22
- Thứ năm, hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố
nước ngồi phải được lập thành văn bản hoặc hình thức có giá trị pháp lý tương
đương. Việc quy định hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được thực hiện
bằng hình thức văn bản chính là một trong những cách thức bảo vệ các thương nhân
khỏi những rủi ro có thể xảy ra do tính chất phức tạp của quan hệ nhượng quyền
thương mại. Pháp luật nhượng quyền thương mại Nga quy định nếu hợp đồng
nhượng quyền thương mại khơng thực hiện dưới hình thức văn bản sẽ bị coi là vô
hiệu.23 Tại Trung Quốc, pháp luật bên nhượng quyền thương mại quy định buộc bên
nhượng quyền và bên nhận quyền phải giao kết thỏa thuận nhượng quyền thông qua
việc ký kết hợp đồng nhượng quyền bằng văn bản24.
1.2.3 Vai trò của hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi trong
thương mại quốc tế
Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài là căn cứ pháp lý
để ràng buộc, điều chỉnh các bên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng nhượng quyền
thương mại, là cơ sở các bên thực hiện ln đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi là hợp đồng pháp
lý giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Đây là căn cứ làm phát sinh quyền
và nghĩa vụ của mỗi bên liên quan đến nhiều khía cạnh quan trọng trong mối quan
hệ nhượng quyền thương mại.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi là tài liệu pháp lý
làm cầu nối cho bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Đây là nền tảng để hai bên
tham gia hợp đồng được hiểu về nhau hơn
Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi như là giấy phép
để hoạt động nhượng quyền thương mại được diễn ra. Thông qua hợp đồng này làm
phát sinh quyền cho bên nhận quyền mà bên nhượng quyền chuyển giao. Quyền lợi
của bên nhận quyền có thể bao gồm việc sử dụng nhãn hiệu, bản quyền, độc quyền
địa điểm kinh doanh, cơng thức hoặc bí mật… Bên cạnh đó, bên nhận quyền có
nghĩa vụ phải thanh tốn cho bên nhượng nhượng quyền một khoản phí cho hoạt


22

Vũ Đặng Hải Yến (2008), Nội dung của Hợp đồng nhượng quyền thương mại, Tạp chí Luật học, số 11,
tr.63-69.
23
Bộ Luật Dân sự LB Nga, Điều 1033.
24
Hội đồng nhà nước CHND Trung Hoa, Sắc lệnh 485 về Quản lý hoạt động nhượng quyền thương mại,
ngày 31/2/2007, Điều 11.1.


17
động kinh doanh này. Cuối cùng các thỏa thuận trong hợp đồng sẽ cho biết các bên
thực hiện hoạt động này sẽ phải làm gì khi chấm dứt hợp đồng.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi được đánh giá là
kênh “quảng bá” thương hiệu một cách hiểu quả và ít tốn kém chi phí đầu tư. Thơng
qua hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài, mà các thương hiệu
dễ dàng “xâm nhập” vào mọi thị trường nhưng vẫn “bảo tồn” được sắc thái vốn có
ban đầu của thương hiệu đó25.
1.3 Pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước
ngoài
Ở Việt Nam, quy định mang dáng dấp của nhượng quyền thương mại được ghi
nhận lần đầu tiên vào năm 1999 tại Thông tư số 1254/1999/TT-BKHCNMT ngày
12/7/1999 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi Trường hướng dẫn thực hiện Nghị
định số 45/1998/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ: “Các hợp đồng với nội dung
cấp li xăng sử dụng nhãn hiệu hàng hóa kèm theo các bí quyết sản xuất, kinh doanh
được chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam có giá trị thanh tốn cho một Hợp
đồng trên 30.000 USD (hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh – tiếng anh gọi là
franchise)”. Như vậy, Thông tư này không coi nhượng quyền thương mại là một
hoạt động kinh doanh và cũng không đưa ra một khái niệm rõ ràng, cụ thể nào về

hoạt động nhượng quyền thương mại. Tiếp đó, năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị
định số 11/2005/NĐ-CP ngày 02/02/2005 của Chính phủ quy định chi tiết về
chuyển giao công nghệ; Mục 5, phần I, Thông tư số 30/2005/TT-BKHCN hướng
dẫn một số điều của Nghị định số 11/2005/NĐ-CP ghi nhận: “Cấp phép đặc quyền
kinh doanh còn gọi là Nhượng quyền thương mại trong Luật Thương mại
(franchise). Chuyển giao công nghệ trong Nhượng quyền thương mại thực hiện theo
Nghị định số 11/2005/NĐ-CP ngày 02/02/2005 và Thông tư này”. Thực tế, hoạt
động nhượng quyền thương mại đã có ở Việt Nam nhưng lại được tiếp cận dưới góc
độ của chuyển giao công nghệ, điều này chưa phản ánh đúng bản chất thật sự của
hoạt động thương mại mang nhiều đặc thù này. Đến năm 2005, hoạt động nhượng
quyền thương mại mới được pháp luật Việt Nam ghi nhận như một hoạt động
thương mại độc lập, quy định tại Mục 8 Chương VI gồm có 8 điều từ điều 284 đến
điều 291 trong Luật thương mại 2005 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006).
Theo đó, Điều 284 quy định như sau:

Võ Thị Huyền My (2013), Pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài dưới
giác độ pháp luật Việt Nam và tương quan so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới, Luận văn thạc sĩ
luật học, Đại học quốc gia Hà Nội
25


18
“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền
cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hố,
cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức
kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hố, tên
thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh,
quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm sốt và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc

điều hành công việc kinh doanh”.
Như vậy với việc thừa nhận nhượng quyền thương mại là một hoạt động
thương mại độc lập trong Luật thương mại năm 2005 đã tạo ra cơ sở pháp lý cho
việc phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại vốn đã tồn tại trước đó ở Việt
Nam. Và để bổ sung cho việc áp dụng các quy định, tiếp sau đó Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 quy định chi tiết Luật Thương
mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, Nghị định 120/2011/NĐ-CP ngày
16/12/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số
Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại; Bộ Thương mại ban
hành Thông tư 09/2006/TT-BTM ngày 25/05/2006 hướng dẫn đăng ký hoạt động
nhượng quyền thương mại và Quyết định 106/2008/QĐ-BTC ngày 17/11/2008 của
Bộ tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký
hoạt động nhượng quyền thương mại. Đây chính là những căn cứ pháp lý cơ bản
nhất và tương đối đầy đủ điều chỉnh hoạt động kinh doanh nhượng quyền tại Việt
Nam, “tạo hành lang pháp lý” cho các chủ thể, các thương nhân Việt Nam có cơ hội
phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
1.3.1 Chủ thể
Chủ thể trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài bao
gồm bên nhượng quyền và bên nhận quyền, trong đó ít nhất một trong các bên hợp
đồng phải là thương nhân mang quốc tịch nước ngoài hoặc cứ trú ở nước ngồi.
Trong thực tiễn, quan hệ nhượng quyền khơng chỉ dừng lại giữa bên nhượng
quyền và bên nhận quyền, mà đơi khi trong quan hệ này cịn xuất hiện them bên
nhượng quyền thứ hai. Có nghĩa là bên nhận quyền thứ hai là bên nhận lại quyền
kinh doanh thương mại của bên nhượng quyền từ bên nhận quyền thứ nhất. Trong
trường hợp này, các bên phải có những thỏa thuận, quy định ứng xử phù hợp với
quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho tất cả các bên, nhất là bên nhượng quyền. Như
vậy, nếu xét dưới góc độ pháp luật, bên nhượng quyền trong hợp đồng nhượng
quyền thương mại là thương nhân cấp quyền thương mại, kể cả đối với bên nhượng
quyền thứ nhất và bên nhượng lại quyền (tức là bên nhận quyền thứ hai). Bên nhận



19
quyền là thương nhân nhận quyền thương mại để khai thác, kinh doanh, bao gồm cả
bên nhận quyền thứ nhất (bên nhận quyền sơ cấp) và bên nhận quyền thứ hai (bên
nhận quyền thứ cấp).
Ở Việt Nam, pháp luật cũng chỉ ra các đối tượng có thể trở thành chủ thể của một
quan hệ nhượng quyền thương mại bao gồm: bên nhượng quyền, bên nhận quyền,
bên nhượng quyền thứ cấp, bên nhận quyền sơ cấp và bên nhận quyền thứ cấp tại
Khoản1, 2, 3, 4, 5 Điều 3 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 3103/2006 của Chính
phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại:
“1. "Bên nhượng quyền" là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả Bên
nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp.
2. "Bên nhận quyền" là thương nhân được nhận quyền thương mại, bao gồm cả Bên
nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng quyền thứ cấp.
3. "Bên nhượng quyền thứ cấp" là thương nhân có quyền cấp lại quyền thương mại
mà mình đã nhận từ Bên nhượng quyền ban đầu cho Bên nhận quyền thứ cấp.
4. "Bên nhận quyền sơ cấp" là thương nhân nhận quyền thương mại từ Bên nhượng
quyền ban đầu. Bên nhận quyền sơ cấp là Bên nhượng quyền thứ cấp theo nghĩa của
khoản 3 Điều này trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp.
5. "Bên nhận quyền thứ cấp" là thương nhân nhận lại quyền thương mại từ Bên
nhượng quyền thứ cấp.”
Cũng ở trong Nghị đinh 35/2006/NĐ-CP này, tại khoản 1 Điều 5 có quy định
về điều kiện đối với bên nhượng quyền như sau:
“Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau
đây:
1. Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất
01 năm.
Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền
nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng
quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền

thương mại.”
Như vậy, theo các quy định này thì điều kiện đặt ra đối với thương nhân
nhượng quyền khá khắt khe và phức tạp. Bởi vì trong thực tế, đối với thương nhân
nhận quyền, điều kiện chủ thể này dường như đơn giản hơn và nhiều khi, pháp luật
chỉ quy định thương nhân nhận quyền được phép nhận quyền thương mại khi có
đăng kí ngành nghề kinh doanh phù hợp với hoạt động nhượng quyền thương mại.
Bên cạnh đó, đối với quy định về thời gian để được thực hiện hoạt động nhượng


20
quyền của bên nhượng quyền là bao lâu không ảnh hưởng nhiều đến kết quả thành
công hay rủi ro trong hoạt động kinh doanh bằng phương thức nhượng quyền của
bên nhận quyền sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi
được kí kết. Các quy định trên chỉ mang tính chất dẫn đường, củng cố thêm niềm tin
và hỗ trợ cho sự lựa chọn thông minh và an toàn của bên nhận quyền. Khoảng thời
gian một năm theo quy định của pháp luật Việt Nam là tương đối ngắn; trong
khoảng thời gian này, tên thương mại và các công nghệ đặc trưng của bên nhượng
quyền không phải lúc nào cũng được hình thành một cách trọn vẹn. Tuy nhiên, với
tư cách là một lĩnh vực hoạt động thương mại mới mẻ, nhượng quyền thương mại
phải được tạo mọi điều kiện để phát triển một cách tương đối tự do và nhanh chóng.
Vì vậy, quy định khoảng thời gian ngắn để nhận biết giá trị “quyền thương mại” của
bên nhượng quyền cũng là một trong những cách thức tiếp cận có ý nghĩa của pháp
luật thương mại Việt Nam.
1.3.2 Khách thể
Mỗi bên khi tham gia vào hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố
nước ngồi đều có rất nhiều lợi ích, và đương nhiên ln là lợi nhiều hơn hại.
Ở góc độ của bên nhận quyền thì lợi ích đầu tiên là khơng phải bỏ vốn q
lớn để tạo dựng mơ hình kinh doanh ngay từ đầu, khai thác ln thế mạnh và uy tín
có sẵn của thương hiệu đó. Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể nhanh chóng gia nhập
thị trường, thu được lợi nhuận ngay từ khi mới ra mắt. Lợi ích quan trọng nhất là từ

hoạt động nhượng quyền, doanh nghiệp có thể học được rất nhiều kinh nghiệm, mơ
hình làm việc từ các thương hiệu lớn26. Cụ thể:
Trước hết, đó là giảm thiểu rủi ro: mục đích chủ yếu của nhượng quyền
chính là giảm thiểu rủi ro. Việc mở cửa hàng, cơ sở kinh doanh mới có rất nhiều rủi
ro và tỷ lệ thất bại cao. Lý do chính của tỷ lệ thất bại cao là do người quản lý là
những người mới bước vào nghề, khơng có kinh nghiệm và phải mất nhiều thời gian
cho việc học hỏi các đặc trưng riêng của từng loại hình kinh doanh. Khi tham gia
vào hệ thống nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ được huấn luyện, đào tạo và truyền
đạt các kinh nghiệm quản lý, bí quyết thành cơng của các loại hình kinh doanh đặc
thù mà bên nhượng quyền đã tích luỹ được từ những lần trải nghiệm trên thị trường.
Bên nhận quyền không phải trải qua giai đoạn xây dựng và phát triển ban đầu. Bên
nhượng quyền sẽ hướng dẫn bên nhận quyền các nguyên tắc chung.
Thứ hai, được sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền. Ngày nay, trên
thị trường có hàng ngàn sản phẩm và dịch vụ có cùng giá trị sử dụng nhưng được
cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau. Do đó, việc cố gắng tạo dựng một thương
26

(truy cập ngày
26/08/2018, lúc 12:40).


×