Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bộ 8 đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 9 năm 2019-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.76 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc


<b>BỘ 8 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MƠN HĨA HỌC 9 NĂM HỌC 2019-2020 </b>



<b>ĐỀ SỐ 1: </b>


<b>Câu 1: </b>Viết công thức cấu tạo của các chất sau:
1) Dibrom etan 3)C2H6O


2) C3H6 (mạch vòng) 4)C2H7N
<b>Câu 2: </b>Hãy hồn thành các phương trình phản ứng sau:


1) C2H4 + Br2 ⟶


2) CH4 + O2 ⟶


3) CH2=CH2 + CH2=CH2 ⟶


<b>Câu 3: </b>Hãy phân biệt các khí sau bằng phương pháp hóa học: CO2, CH4.


<b>Câu 4: </b>Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học sử dụng công thức cấu tạo của phản ứng giữa Metan
và Clo.


<b>Câu 5: </b>Nhiên liệu hay chất đốt là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng. Người ta chia
nhiên liệu thành ba loại: rắn, lỏng, khí.


- Nhiên liệu rắn gồm: than mỏ, gỗ, v.v …nhiên liệu rắn chứa thành phần chủ yếu là Cacbon khi cháy sinh
ra oxit của Cacbon như: CO, CO2; hơi nước và nhiệt lượng thấp.


- Nhiên liệu lỏng gồm: các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ (xăng, dầu hỏa, …) và rượu. Xăng là hỗn hợp
của nhiều hidrocacbon từ C7H16 đến C11H24, từ C15H32 trở lên là các loại dầu. Nhiên liệu lỏng khi cháy



cũng sinh ra CO2, hơi nước, SO2, Chì oxit …


-Nhiên liệu khí gồm các loại khí thiên nhiên, khí dầu mỏ (CH4, C2H4, C3H8, C4H10, …) khí tan CO … khí


ga (hoặc gas) sử dụng trong gia đình cịn được gọi tắt là LPG (Liquefied Petroleum Gasoline) là các khí
CH4, C3H8, C4H10 … khi nén lại sẽ hóa lỏng và được bơm vào bình chứa hoặc cho vào đường ống dẫn.


Khi ga khi cháy sinh ra CO2, nước và tỏa nhiệt nhiều.


Theo em hiện nay loại nhiên liệu nào khi sử dụng sẽ ít gây ra ảnh hưởng xấu tới mơi trường nhất? Vì sao?
Viết phương trình phản ứng cháy của C3H8.


<b>Câu 6:</b> Khi cho 8,96 (l) hỗn hợp khí gồm: Etilen và Metan đi qua dung dịch Brom dư thì thu được 18,8
(g) một sản phẩm duy nhất và thấy có chất khí thốt ra.


1) Hãy tìm thể tích từng khí trong hỗn hợp ban đầu.


2) Tính thể tích khí Cacbon dioxit sinh ra nếu đem đốt cháy hết lượng khí đã thốt ra ở trên. (Các
khi đều đo ở đktc).


<b>ĐỀ SỐ 2:</b>


<b>Câu 1: </b>Chủ đề về hidrocacbon: Propan và Butan có đặc điểm giống Metan cũng là chất khí khơng màu,
dễ cháy, trong cơng thức cấu tạo chỉ có liên kết đơn, có những tính chất giống như Metan.


1) Viết cơng thức cấu tạo có thể có của Butan (C4H10).


2) Butan được nạp vào bình ga để làm nhiên liệu.
a) Viết phương trình cháy của Butan.



b) Tính thể tích khí Oxi và khơng khí cần dùng để đốt cháy hết 23,2 (g) Butan (C4H10).


Biết trong khơng khí có chứa khoảng 20% thể tích khí Oxi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Câu 2: </b>Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các khí trong các lọ mất nhãn: CO2, CH4, C2H4.
<b>Câu 3: </b>Hoàn thành các phản ứng sau (ghi điều kiện nếu có), viết tên sản phẩm cho các sơ đồ sau:
1) … + CH2=CH2 + CH2=CH2 + … ⟶ ?


2) C2H4 + ? ⟶ H2O + ?


3) CH2=CH2 + H2 ⟶ ?


4) CH2=CH2 + Br2 ⟶ ?


5) CH4 + ? ⟶ CH3Cl + ?


5) CH4 + ? ⟶ CO2 + ?


<b>Câu 4: </b>Cho 5,6 (l) khí Metan tác dụng với khí Clo với hiệu suất phản ứng H(%) là 80%. Tính khối lượng
Metyl clorua thu được.


<b>ĐỀ SỐ 3:</b>


<b>Câu 1: </b>Viết công thức cấu tạo của các hợp chất sau:


1) C2H4 2) CH4O 3) C3H8 4) C2H5Cl
<b>Câu 2: </b>Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt 2 chất khí gồm: C2H2, CH4
<b>Câu 3: </b>Hãy hồn thành các phương trình phản ứng sau: (ghi rõ điều kiện nếu có).



1) C2H4 + O2 ⟶ ? + ?


2) CaC2 + H2O ⟶ ? + ?


3)CH≡CH + Br2 ⟶ ?


4) CH4 + O2 ⟶ ? + ?


5) C2H4 + ? ⟶ C2H6


6) CH4 + ? ⟶ CH3Cl + ?
<b>Câu 4: </b>Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:


- Khí gas dân dụng được chiết xuất từ các mỏ dầu. Gas gia đình đang được sử dụng được hóa lỏng dưới
áp suất cao và chứa trong các bình kim loại có dung tích 12 (kg) gas lỏng. Thành phần khí gas gồm 30%
Propan C3H8 và 40% Butan C4H10. Gas được xem là loại nhiên liệu khá an tồn cho mơi trường, nó sản


sinh ra ít khí nhà kính nhất (là loại khí gây hiện tượng nóng lên tồn cầu) so với gỗ, than đá hay dầu mỏ.
- Khí gas tự nhiên khơng có mùi và cũng khơng độc hại trực tiếp khi hít phải. Rủi ro đầu tiên của khí gas
là khi bị tích tụ lâu ngày trong phịng kín thì dễ bắt lửa và cháy nổ, rất nguy hiểm và để lại các hậu quả
khó lường. Chính vì thế gas thường được nhà sản xuất trộn với loại khí có mùi đặc trưng để có thể nhanh
chóng phát hiện sự cố rò rỉ gas và ngăn chặn những rủi ro phát sinh. Bản thân khí gas khơng gây độc hại,
tuy nhiên, nếu người dùng bị giam trong phịng kín và bị gas rò rỉ, chúng sẽ chiếm hết lượng khí Oxi cần
thiết, gây ngạt thở, buồn nơn và chóng mặt.


1) Viết các phương trình hóa học xảy ra khi đốt khí gas.


2) Giải thích tại sao Propan và Butan là những hidrocacbon không mùi, nhưng khí gas dân dụng lại có
mùi?



3) Khi phát hiện sự cố rị rỉ khí gas, chúng ta phải xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn?


<b>Câu 5: </b>Cho 5,6 (l) (đktc) hỗn hợp khí gồm: Metan và Axetilen đi qua bình đựng dung dịch Brom, thấy có


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc


3) Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.


<b>ĐỀ SỐ 4: </b>


<b>Câu 1: </b>Trong q trình chín, trái cây đã thốt ra một lượng nhỏ khí Etilen. Khí Etilen có tác dụng xúc


tiến q trình hơ hấp của trái cây làm cho quả xanh mau chín. Em hãy đề xuất phương pháp làm trái cây
xanh mau chín.


<b>Câu 2: </b>Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết ba khí sau: Metan, Axetilen, Hidro clorua.


<b>Câu 3: </b>Viết công thức cấu tạo có thể có của:


1) C2H4 2) C2H6O 3) C3H6


<b>Câu 4: </b>Hãy cho biết chất nào trong các chất sau đây có thể làm mất màu dung dịch Brom. Viết phương
trình hóa học (nếu có):


1) 3) CH2=CH-CH=CH2


2) CH≡CH 4) CH3-CH3


<b>Câu 5: </b>X là chất khí có nhiều trong các mỏ than, mỏ dầu, trong bùn ao, trong khí biogas. Nó là hợp chất
hữu cơ đơn giản nhất, nó chính là thủ phạm gây nên các vụ nổ lớn dẫn đến những cái chết thương tâm tại


các mỏ than. Em hãy cho biết công thức phân tử, công thức cấu tạo, viết phương trình hóa học giải thích
nguyên nhân các vụ nổ trong các mỏ than.


<b>Câu 6: </b>Đốt cháy hồn tồn 4,48 (l) khí Axetilen C2H2 (đktc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy đi qua bình


đựng dung dịch nước vơi trong 2M thu được chất kết tủa màu trắng.
1) Tính thể tích khí Oxi cần dùng (đtkc)?


2) Tính thể tích dung dịch nước vơi trong cần dùng.
3) Tính khối lượng kết tủa thu được.


<b>ĐỀ SỐ 5: </b>


<b>Câu 1: </b>Thực hiện dãy chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
CaC2 ⟶ C2H2 ⟶ C2H4 ⟶ Dibrom etan




CO2


<b>Câu 2: </b>Hoàn thành các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện phản ứng):


1) C6H6 + H2 ⟶ ? + ?


2) C2H2 + O2 ⟶ ? + ?


3) nCH2=CH2 ⟶ ?


4) CH4 + Cl2 ⟶ ? + ?



<b>Câu 3: </b>Nêu hiện tường và viết phương trình phản ứng khi đun nóng hỗn hợp Benzen và Brom, có mặt
bột Sắt.


<b>Câu 4: </b>


- Metan có cơng thức hóa học là CH4, thành phần chính của khí tự nhiên, khí dầu mỏ, khí bùn ao, đầm


lầy. Nó được tạo ra trong q trình chế biến dầu mỏ, chưng cất khí than đá. Metan có nhiều ứng dụng,
chủ yếu dùng làm nhiên liệu.


- Axetilen có cơng thức hóa học là C2H2, là chất khí khơng màu, khơng mùi, khơng vị, ít tan trong nước,


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

chất khác. Nó khơng ổn định ở dạng tinh khiết và do đó thường được để trong một dung dịch.


- Cabonic trong điều kiện bình thường là chất khí khơng màu, khơng mùi, có vị chua nhẹ hịa tan tốt
trong nước, nặng gấp 1,524 lần khơng khí. CO2 khơng tham gia các phản ứng cháy và hóa lỏng tại nhiệt


độ (âm) -780


C. CO2 có thể bị phân hủy tại nhiệt độ cao 20000C thành CO và O2.


Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các chất khí trên.


<b>Câu 5: </b>Viết cơng thức cấu tạo đầy đủ và công thức thu gọn của các chất sau:
1) C6H6O 2) C3H7Cl


<b>Câu 6: </b>Hiện nay, các nguồn năng lượng, nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá, khí thiên nhiên…
đang ngày càng cạn kiệt do bị khai thác quá mức. Để thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch trong sinh
hoạt người dân ở nơng thơn, người ta đã có giải pháp sản xuất khí Metan bằng cách nào dưới đây?



A. Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong hầm biogas.
B. Thu khí Metan từ bùn ao.


C. Lên men ngũ cốc.


D. Cho hơi nước đi quan than nóng đỏ.


<b>Câu 7: </b>Cho 2,24 (l) hỗn hợp khí Etilen và Axetilen (đktc) phản ứng hết với 22,4 (g) Brom trong dung
dịch.


1) Tính thể tích mỗi khí có trong hỗn hợp?
2) Tính phần trăm về thể tích mỗi khí?


<b>ĐỀ SỐ 6: </b>


<b>Câu 1: </b>Bổ túc hồn thành các phương trình hóa học sau và ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có:
1) Khí Clo + dung dịch Natri hidroxit


2) Khí Clo + Metan
3) Trùng hợp Etilen


4) Khí Clo + nước
5) Khí Clo + Khí Hidro


<b>Câu 2: </b>Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các chất khí đựng trong các lọ riêng biệt sau: Etilen,
Lưu huỳnh dioxit, Metan.


<b>Câu 3: </b>Viết cơng thức cấu tạo có thể có của các hợp chất hữu cơ sau:
1) Etilen 3) Dibrom etan 5) C3H6 (mạch vòng)



2) Metan 4) C4H10


<b>Câu 4: </b>Cho 5,6 (l) (đktc) hỗn hợp khí A gồm Metan và Etilen phản ứng vừa đủ với 160 (g) dung dịch


Brom 20%.


1) Viết phương trình hóa học.


2) Tính thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.


3) Tính thể tích khí Cacbon dioxit (đktc) sinh ra khi đốt cháy hồn tồn hỗn hợp khí ban đầu.


<b>ĐỀ SỐ 7: </b>


<b>I. LÝ THUYẾT: </b>


<b>Câu 1: </b>Viết công thức cấu tạo, công thức rút gọn (dạng mạch hở) của các hợp chất hữu cơ sau:
1) C2H2 2) C4H10 (mạch thẳng, mạch nhánh)


<b>Câu 2: </b>Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các chất khí đựng trong các lọ riêng biệt sau: CO2,


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc


<b>Câu 3: </b>Hoàn thành các phương trình hóa học sau và ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có:


1) C2H4 + Br2 ⟶ ?


2) C5H12 + O2 ⟶ ? + ?


3) C2H2 + H2 ⟶ ?



4) C2H6 + Cl2 ⟶ ? + ?


5) CaC2 + H2O ⟶ ? + ?


6) C2H4 + ? ⟶ C2H6


<b>Câu 4: </b>Hãy cho biết chất nào trong các chất sau đây là hợp chất vô cơ, hợp chất hữu cơ; chất nào là hợp
chất hidrocacbon, chất nào là dẫn xuất hidrocacbon:


1) C2H2 4) C4H10 7) CO2 10) HCl


2) C3H7Br 5) Na2CO3 8) C2H6 11) C2H5NH3


3) C2H5OH 6) C2H4 9) C2H5Br


<b>Câu 5: </b>Nêu hiện tượng quan sát được khi để bình chứa hỗn hợp khí CH4 và Cl2 nơi có anh sáng.


<b>Câu 6: </b>Trong những năm qua, ngành khai thác than tại một số hầm lò đã xảy ra các vụ nổ khí (chủ yếu là
Metan) làm thiệt hại lớn về tài sản và sinh mạng con người. Vậy theo em:


1) Nguyên nhân của các vụ nổ trên là gì? Viết phương trình phản ứng chứng minh.


2) Hãy nêu các biện pháp nhằm nâng cao công tác an toàn, giảm thiểu tai nạn lao động tại các hầm lò.


<b>Câu 7:</b> Đốt cháy 8,96 (l) (đktc) hỗn hợp khí A gồm Metan và Etilen phải dùng hết 22,4 (l) khí Oxi. Biết
các khí đo ở đktc.


1) Viết phương trình hóa học.



2) Tính thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.


3) Lấy toàn bộ CO2 sinh ra cho vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được a (g) kết tủa. Tính a?
<b>ĐỀ SỐ 8:</b>


<b>Câu 1: </b>Bổ túc phương trình hóa học sau (ghi điều kiện nếu có):
1) CaC2 + ? ⟶ C2H2 + ?


2) CH4 + ? ⟶ ? + HCl


3) ? + 3O2 ⟶ 2CO2 + 2H2O


4) ? + ? ⟶ C2H4Br2


<b>Câu 2: </b>Viết công thức phân tử và công thức cấu tạo các chất có tên gọi sau:
1) Metyl clorua 2) Tetrabrom etan 3) Etilen


<b>Câu 3: </b>Cho biết chất nào là hợp chất hữu cơ (hidrocacbon, dẫn chất hidrocacbon), hợp chất vô cơ:
1) C4H10 4) C2H4 7) C6H6


2) MgCO3 5) CuSO4 8) Ca(HCO3)2


3) C2H5Cl 6) C2H5ONa 9) C2H2Br4


<b>Câu 4: </b>Bằng phương pháp hóa học, nhận biết các chất khí sau: Metan, Cacbonic, Axetilen.


Cho 2,24 (l) (đktc) hỗn hợp gồm Metan và Etilen vào dung dịch Brom 0,2M. Sau phản ứng thu


Câu 5:



được 9,4 (g) Dibrom etan.


1) Viết phương trình hóa học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Website HOC247 cung cấp một môi trường học trực tuyến sinh động, nhiều tiện ích thông minh, nội
dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những giáo viên nhiều năm kinh nghiệm, giỏi
về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm đến từ các trường Đại học và các trường chuyên danh
tiếng.


I. Luyện Thi Online


- Luyên thi ĐH, THPT QG: Đội ngũ GV Giỏi, Kinh nghiệm từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng xây
dựng các khóa luyện thi THPTQG các mơn: Tốn, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và Sinh Học.


- Luyện thi vào lớp 10 chun Tốn: Ơn thi HSG lớp 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán các trường
PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An và các trường Chuyên
khác cùng TS.Trần Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thầy Nguyễn Đức Tấn.


II. Khoá Học Nâng Cao và HSG


- Toán Nâng Cao THCS: Cung cấp chương trình Tốn Nâng Cao, Tốn Chun dành cho các em HS
THCS lớp 6, 7, 8, 9 yêu thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở trường và đạt
điểm tốt ở các kỳ thi HSG.


- Bồi dưỡng HSG Toán: Bồi dưỡng 5 phân mơn Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và Tổ Hợp dành
cho học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: TS. Lê Bá Khánh Trình, TS.
Trần Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ Quốc Bá Cẩn cùng
đôi HLV đạt thành tích cao HSG Quốc Gia.


III. Kênh học tập miễn phí



- HOC247 NET: Website hoc miễn phí các bài học theo chương trình SGK từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các
môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn phí, kho tư liệu
tham khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.


- HOC247 TV: Kênh Youtube cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập, sửa đề thi
miễn phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các mơn Tốn- Lý - Hố, Sinh- Sử - Địa, Ngữ Văn, Tin Học và Tiếng
Anh.


<i><b>Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai </b></i>



<i><b> Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90% </b></i>


<i><b>Học Toán Online cùng Chuyên Gia </b></i>


</div>

<!--links-->

×