Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Thế giới nghệ thuật thơ thanh thảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 154 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ

----------

Lê Thị Lưu Chi

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
THƠ THANH THẢO
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số:60.22.34
GVHD : PGS.TS LÊ TIẾN DŨNG

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ

----------

Lê Thị Lưu Chi

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
THƠ THANH THẢO
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số:60.22.34



Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2014



LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện luận văn, ngồi sự cố gằng của bản thân, người
thực hiện may mắn nhận được sự chỉ dẫn, góp ý, giúp đỡ, động viên nhiệt tình
của tầy cơ, gia đình và bạn bè.
Nhân dịp luận văn hoàn thành, xin chân thành cảm ơn PGS. TS Lê Tiến
Dũng, người đã dẫn dắt tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thầy đã chỉ bảo tận
tình, khuyết khích các ý kiến trình bày trong luận văn, nhiệt tình truyền thụ
những kinh nghiệm quý báo trong việc nghiên cứu một vấn đề khoa học. Xin trân
trong, chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Văn học và ngôn ngữ trường Đại học
KHXH &NV – TP HCM. Chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, đồng nghiệp
trường THPT Tân Hưng đã tạo điều kiện cho tôi theo học và hồn thành chương
trình sau Đại học tại trường Đại học KHXH & NV –TPHCM.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè gần xa đã cổ vũ, động viên, giúp
đỡ tơi trong q trình học tập và hồn thành luận văn. Cảm ơn bản thân đã không
chùng bước trước những khó khăn nhất của cuộc sống để tơi có điều kiện tiếp cận
và nghiên cứu trọn vẹn những vấn đề khoa học mà mình ấp ủ. Trong khả năng có
hạn của bản thân, luận văn không tránh khỏi những điều chưa thật hồn chỉnh.
Rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô, bạn đọc gần xa để luận văn
được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn! Chúc sức khỏe, thành công, hạnh phúc!
Long An, tháng 02 năm 2014
Người thực hiện

1



MỤC LỤC
Trang
Lý do chọn đề tài.....................................................................3
1. Lịch sử vấn đề.....................................................................7
2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu........................10
3. Phương pháp nghiên cứu...................................................10
4. Những đóng góp của luận văn...........................................11
5. Kết cấu của luận văn.........................................................12
Chương 1 : Thanh Thảo, thơ và đời
1. Cuộc đời nhà thơ Thanh Thảo......................................13
2. Sự nghiệp thơ văn.........................................................16
2.1

Quan niệm về thơ của Thanh Thảo.....................16

2.2

Giai đoạn sáng tác..............................................23

Chương 2: Những cảm hứng thơ Thanh Thảo
2.1 Về người công dân............................................37
2.2 Về người vợ, người mẹ......................................47
2.3 Về người chiến sĩ..............................................58
2.4 Về lửa, nước, cỏ xanh.......................................75
Chương 3:Những tìm tịi và cách tân nghệ thuật
3.1 Đặc điểm ngôn ngữ thơ.....................................91
3.2 Giọng điệu.......................................................128
3.3 Thể loại............................................................142
Phần kết luân...........................................................................147

Tài liệu tham khảo...................................................................149

2


THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ THANH THẢO
1. Lý do chọn đề tài:
Thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể nghệ thuật bao gồm tất cả các yếu tố
cấp độ của sáng tạo nghệ thuật. Mỗi cấp độ yếu tố này lại có một chỉnh thể nhỏ
hơn, được đặt trong mối quan hệ biện chứng nhất định, xâu chuỗi với các yếu tố
khác. Nghiên cứu thế giới nghệ thuật là tìm hiểu quy luật sáng tạo của chủ thể,
quan niệm nghệ thuật, cuộc sống, nhân sinh của người nghệ sĩ. Thơ trữ tình là sự
biểu hiện trực tiếp của thế giới chủ quan của nhà thơ. Những cảm xúc, tâm trạng,
suy nghĩ của thi sĩ thể hiện trong thế giới nghệ thuật chính là sự biểu hiện của cái
tơi và ngun tắc thể hiện nó.
Ở Việt Nam, trong hơn nửa thế kỷ qua, thơ đã có những nỗ lực cách tân
đáng ghi nhận. Đầu tiên, phong trào Thơ mới (1932-1945) cố gắng vượt thốt
khỏi tính qui phạm của thơ ca cổ điển, nhằm hiện đại hoá nền thơ ca nước nhà.
Các nhà Thơ mới đã đạt được những thành tựu vẻ vang và xác lập được một hệ
thống thi pháp mới, rời bỏ tính qui phạm của thơ ca trung đại. Sau đó thế hệ các
nhà thơ chống Pháp (1945-1954) và chống Mĩ (1954-1975) tìm cách thốt khỏi
ảnh hưởng của thơ tiền chiến bằng cách kéo thơ gần hơn với cuộc sống đời
thường, làm mới ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ cảm xúc. Ở miền Nam vào những
năm 50, 60 nhóm Sáng tạo ở Sài Gòn quyết cắt đứt với tinh thần thơ ca và lối thể
hiện của Thơ mới. Họ xiển dương thơ tự do không vần và mỗi người tìm một
hướng đi riêng. Sau 1975 thơ Việt vẫn tiếp tục duy trì dịng thơ đã đem lại vinh
quang về mặt xã hội cho họ, tức là họ vẫn tiếp tục sản xuất thứ thơ mà thế hệ làm
thơ sinh ra thời hậu chiến trở thành thơ chính thống. Một số thi sĩ đích thực từ thế
hệ này quyết định thay đổi diện mạo và khí chất của thơ khi Việt Nam bước vào
thập kỉ 80.

Có một câu ngạn ngữ nào đó rất hay nói về q trình sáng tác của nhà văn
Việt Nam: “Nếu không xây được một tác phẩm, bạn hãy xây được một trái tim”.
3


Nhà văn, nhà thơ Việt Nam không những xây được một tác phẩm hay mà đã xây
dựng trong đó những trái tim, những trái tim thực sự, những trái tim nóng
bỏng...chỉ chừng ấy những câu từ đã làm cho thế hệ đọc giả hôm nay thêm phần
tự hào về thành tựu và những trái tim do văn học Việt Nam xây nên. Chính vì
thế, chúng tơi như một con chiên đặc biệt, ln dành lịng u q và sự trân
trọng đặc biệt riêng dành cho văn học Việt Nam, nền văn học của quá khứ, hiện
tại và của tương lai, nền văn học luôn lấp lánh và rực rỡ ánh hào quang...Có một
nhà thơ trên hành trình sáng tạo của mình đã từng tâm sự: “Tơi khơng làm thơ
theo cách của bạn, cũng như bạn đừng làm thơ theo cách của tôi, nhưng dẫu sao
đi nữa, nhà thơ, người sáng tạo phải dấn bước tới tương lai, dù chỉ là một tương
lai ảo tưởng. Đôi lúc ảo tưởng lại đưa tới cho ta một sáng tạo mới ”.Trong dịng
chảy khơng ngừng của thơ ca đương đại hôm nay, lời bộc bạch này từ lâu đã để
lại dấu ấn sâu sắc trong tôi khi nghĩ về việc làm thơ và sáng tạo thơ.Tôi là một
trong vô số các thế hệ đọc giả yêu thơ, tập làm thơ, rồi chập chững hiểu thơ cũng
như từng đắm mình trong những trang thơ lạ. Như một điều tất yếu, thơ là nghệ
thuật, nghệ thuật là sáng tạo, các nhà thơ đều dành riêng cho mình một lối đi mới
trong hành trình sáng tạo thơ, với tôi, tất cả đều xứng đáng như một vĩ nhân khi
mang đến cho thơ một diện mạo mới, một khn mặt mới để rồi từ đó gương mặt
thơ khơng già nua mà ngày thêm duyên dáng theo dòng thời gian. Với Thanh
Thảo, mỗi lần bất ngờ đọc ở đâu đó những câu thơ của anh, tơi lại nhớ rõ mồn
một lời phát biểu của nhà thơ kia, lại thao thức trước những câu thơ đặc biệt của
Thanh Thảo, câu thơ của anh như có một ma lực khiến người ta không dứt ra
được.
Thanh Thảo xuất hiện trong làng thi ca Việt Nam vào những năm cuối
cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những trang thơ của Thanh

Thảo viết từ chiến trường miền Nam ác liệt bởi mưa bom lửa đạn, có lẽ vì thế mà

4


thơ Thanh Thảo đã tạo được nét riêng. Thanh Thảo có những câu thơ làm cho
người ta khơng khỏi ngạc nhiên, rồi chính những câu thơ thoạt nghe rất đơn sơ
đến chừng như vô nghĩa ấy đã thôi thúc người ta tìm lối vào khu vườn thơ ơng.
Thật khơng thể quay lưng với những câu thơ như còn nồng hương nguyên thủy:
“Cả thế hệ xoay trần đánh giặc
Mặc quần đùi khiêng pháo lội qua sông”...
Thanh Thảo đã viết những câu thơ đầy cảm xúc, để lại dấu ấn sâu đậm
trong lịng người u thơ. Khơng dừng lại với thành cơng bước đầu, Thanh Thảo
ln trăn trở tìm cho mình một hướng đi mới, một nét riêng nhất trên con đường
sáng tạo thơ ca. Theo dõi cuộc đời, sự nghiệp thơ văn của Thanh Thảo người ta
càng thấy rõ một ý thức cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo của tác giả. Ý thức sáng
tạo đó ln thể hiện ngay trong lối sống nếp nghĩ của nhà thơ, đó là tính kiên trì,
quyết liệt, sống hết mình với thơ, vì cái đẹp và luôn nồng cháy khát vọng cách
tân thơ ca.Trong mỗi trang viết của mình.Thanh Thảo ln tìm tịi sáng tạo, đổi
mới về hình thức, nghệ thuật, mở rộng biên độ sáng tác thơ, ln tìm cách đổi
mới từng trang viết để tạo nên những câu thơ đa dạng, đa diện. Trang thơ của
Thanh Thảo mềm mại mà mãnh liệt, chừng như giản đơn mà thâm thúy, mỗi câu
chữ đều có sức chuyển tải lớn về chiều sâu nội dung, tạo ra độ âm vang lớn trong
lòng người đọc.Trong một bài phát biểu, anh viết: "Thơ là chữ nghĩa cũng
không là chữ nghĩa, là ý thức mà không phải ý thức, là vô thức mà không hẳn
vô thức. Thơ đúng nghĩa là sự bộc lộ tận cùng của nhà thơ" [sự đồng cảm trong
phê bình thơ ,tr66 ] một lần trả lời phỏng vấn, khi được hỏi thơ là gì, nhà thơ
mặc nhiên : “ Với tôi, thơ phải hiện đại, bởi chúng ta đang sống thời hiện đại,
nhưng muôn đời, thơ vẫn là chuyện rút gan rút ruột mình ra mà thơi. Thơ phải
chính là số phận của người làm thơ”


5


Sức viết của Thanh Thảo từ năm 1977 đến năm 2002 làm cho người ta
không khỏi ngạc nhiên, bên cạnh các tập thơ: Dấu chân qua trảng cỏ; 1,2,3;
những tác phẩm thơ lẻ, báo chí, văn học khác, chỉ tính riêng thể loại trường ca,
Thanh Thảo đã viết và xuất bản 09 tập gồm: Những người đi tới biển (1977), Trẻ
con ở Sơn Mỹ (1997), Những nghĩa sĩ ở Cần Giuộc (1980), Bùng nổ của mùa
xuân (2000), Đêm trên cát (1985), Một trăm mảnh gỗ vuông (1988), Khối
vuông rubic (1885), Cỏ vẩn mọc (2002), Trò chuyện với nhân vật của mình
(2002)...
Ngồi sáng tác, hơn mười năm trở lại đây, Thanh Thảo còn xuất hiện với
tư cách là một người viết tiểu luận, phê bình được bạn đọc gần xa chú ý bởi
giọng văn sắc sảo với những phát hiện độc đáo, mới mẻ. Nhìn chung, phong
cách viết tiểu luận, phê bình của Thanh Thảo khá nhất qn nhằm mục đích tìm
ra cái hay, cái độc đáo của tác phẩm văn học, ở đó khơng ồn ào tranh luận,
khơng nặng nề về lý thuyết nhưng có độ bền về tính triết lý. Cơng bằng mà nói
thơ Thanh Thảo hiện nay vẫn còn là một vùng đất mới còn chưa được khai
hoang, đây là một nguồn thơ lạ, bởi thế trong một chừng mực nào đó thơ Thanh
Thảo tạo nên một sự thu hút, địi hỏi sự kiếm tìm và khám phá.Việc đi sâu vào
từng câu thơ Thanh Thảo để rút ra một nhận định, cũng như định dạng về thơ anh
còn rất ít. Xuất phát từ quan niệm của thi pháp học: “Hình thức nào cũng mang
một nội dung và nội dung nào cũng tồn tại trong một hình thức cụ thể”. Với
những gì đạt được, thơ Thanh Thảo xứng đáng trở thành đối tượng nghiên cứu
của một đề tài khoa học. Nghiên cứu đề tài “Thế giới nghệ thuật thơ Thanh
Thảo”, chúng tôi chọn cách tiếp cận với lối tư duy nghệ thuật mới mẻ trong dòng
văn học đương đại, khai thác tiếng lòng và những đặc trưng thẫm mỹ của một
phong cách thơ độc đáo, chúng tôi hi vọng sau khi nghiên cứu thành cơng, đề tài
này sẽ góp phần nhận diện thơ Thanh Thảo sâu hơn, rộng hơn, đưa ra được một

cái nhìn đầy đủ và có hệ thống hơn về tác giả Thanh Thảo, kết quả nghiên cứu là
6


một trong những tài liệu tham khảo góp một phần hữu ích cho việc giảng dạy và
học tập thơ Việt Nam hiện đại trong nhà trường hiện nay, đặc biệt với một tác
giả còn khá mới mẻ với nhiều bạn đọc, một tác giả có những cách tân ngơn từ
và lối tư duy độc đáo như Thanh Thảo. Thành thật mà nói, với những ai đi vào
nghiệp nghiên cứu thơ văn, sẽ rất thiếu sót nếu bỏ qua một phong cách sáng tác
đặc biệt như Thanh Thảo. Với tôi, việc tìm hiểu về các sáng tác của Thanh Thảo
dưới góc độ

nghệ thuật là một cơ hội cho việc đào sâu, mở rộng, tìm hiểu thơ Thanh
Thảo, đồng thời muốn khẳng định một tiếng thơ lạ, ẩn chứa cả tâm hồn và tài
năng trong nền thơ Việt hôm nay đồng thời khẳng định một di sản thơ cho mai
sau.
2. Lịch sử vấn đề:
Đa số các nhà phê bình, nghiên cứu văn học khi đánh giá về Thanh Thảo,
nhà thơ tiêu biểu giai đoạn sau 1975 đều thống nhất cao về cái “mới” và “ lạ”
trong thơ anh, đặc biệt là một bản lĩnh thơ ln táo bạo, gan góc, quyết liệt và
đầy sức thuyết phục, luôn thể hiện ý thức cách tân thơ ca rõ rệt. Không thể không
quan tâm đến những ý kiến xung quanh thơ Thanh Thảo:
đã khẳng định “Thơ Thanh Thảo có dáng riêng, đọc anh dù chỉ mới một
lần thấy ngay dáng ấy (...) Thơ Thanh Thảo là thơ của tâm hồn giàu suy tưởng,
giàu trí tuệ (...) đầy đặn cả hai mặt cảm xúc và suy tư” [70, trang 97-98].
Trong tập tiểu luận phê bình “Những vẻ đẹp thơ” của Nguyễn Đức Quyền
cũng có những nét phát họa một cách khái quát về chiều sâu của thơ Thanh Thảo:
“ Thơ chống mỹ đến Thanh Thảo đã lắng vào chiều sâu, cái xô bồ của chiến
tranh, cái tàn bạo của giặc Mỹ, cái gian khổ của người lính được Thanh Thảo
nhìn với cái nhìn trầm tĩnh lạ thường” [79, tr59]. Các tác giả Trần Đình Sử và

Trần Đăng Suyền trong “Suy nghĩ về thơ nhân dân trong những ngọn sóng mặt
7


trời” của Thanh Thảo đã nhận xét: “Những tập thơ Thanh Thảo đã góp phần làm
sâu sắc thêm quan niệm nghệ thuật về nhân dân trong văn học” [30,tr 119]. Tác
giả Lại Nguyên Ân với “Dấu chân những người lính trẻ và thơ Thanh Thảo” đã
đưa ra những ý kiến khá sắc sảo về thơ anh khi viết về đề tài người lính: “ Thanh
Thảo đã tìm được khá nhiều cung bậc, nhiều sắc thái để tô đậm nét vô danh, bình
thường ở những người lính cùng thế hệ (...) và những nét vơ danh bình thường
này như báo trước một thầm thì gì nữa, một xác nhận về đặc điểm thế hệ, hơn
nữa, một thứ tuyên ngôn” [9,tr135]
Tác giả Bích Thu đã nhận định: “ Thanh Thảo đã đem đến cho người đọc
một thực đơn tinh thần mới mẻ và độc đáo làm phong phú thêm tiếng nói của thơ
hơm nay” [92,tr422]. “Thơ anh là tiếng nói thâm trầm, thấm thía về hiện thực
chiến tranh, về trách nhiệm và số phận của thế hệ mình trước tổ quốc, nhân
dân”[92,tr423]
Cũng là những nhận định rất xác đáng về những đóng góp của thơ Thanh
Thảo vào bộ mặt chung của thơ ca cách mạng, tác giả Nguyễn Việt Chiến trong
“Thanh Thảo cịn những bài thơ lẽ “đã khơng tiếc lời ghi nhận: “ Thanh Thảo vẫn
là một tài năng thơ đích thực với một trái tim luôn luôn nồng nhiệt, chân thành và
bất bình trước mọi trả giá, bất cơng và bạo lực” [22,tr75]. Bên cạnh sự ghi nhận
về tính chất khá ấn tượng về thơ Thanh Thảo, tác giả cũng đề cập đến những cách
tân nghệ thuật trong thơ Thanh Thảo: “ Ơng là một tài năng khơng chịu đựng nỗi
những con đường mòn cũ, quen thuộc trong thi ca”. Bởi tính năng sáng tạo của
con người, thơ ơng ln bậc lên những ý tưởng, những khao khát khám phá” [33,
tr81]. Nguyễn Thụy Kha trong “Thanh Thảo, người lính, những khúc ca lính Việt
(1980)” lại cho rằng: Thanh Thảo đã “thực sự cắm được cái mốc trên chặng
đường tìm kiếm đầy gian truân này” [38, tr78]. Tác giả Bùi Công Hùng trong
“Sự cách tân thơ Việt Nam hiện đại (2000)” cũng đã từng chú ý và tập trung nhận

xét về: “ Tính giao hưởng, phức điệu” trong thơ Thanh Thảo [27,tr 92]
8


Ở “Văn chương, cảm nhận và luận” Nguyễn Trọng Tạo cho rằng: “Thanh
Thảo là nhà thơ trẻ đã tạo được sự ứng xử đúng mực sau mối tình đầu của thơ
chống Mỹ. Thơ Thanh Thảo khơng lạnh, thậm chí nóng bỏng, là giọt cồn ở nồng
độ cao.Thơ anh là những tia chớp từ trời cao làm hiện lung linh tất cả sự vật xung
quanh ta” [86,tr 75]
Từ những ý kiến đánh giá về thơ Thanh Thảo nói riêng và của dịng thơ ca
hiện đại nói chung, chúng ta khơng thể bỏ qua một vấn đề mang tính thời sự vấn
đề “Thế giới nghệ thuật thơ Thanh Thảo”. Thơ Thanh Thảo có được những sắc
thái đa dạng, lạ thường và trở thành tâm điểm về vấn đề thơ mới bởi nét nghệ
thuật cách tân rất riêng, rất sáng tạo.Trong xu hướng hiện đại hóa thơ ca hiện nay,
vấn đề thơ Thanh Thảo cần nhìn nhận một cách nghiêm túc, thấu đáo, đặc biệt từ
khi Thanh Thảo xuất hiện trong chương trình Ngữ văn trong trường học, tuy chỉ
với một vài tác phẩm trong vô số những tác phẩm đặc sắc của nhà thơ nhưng nét
tư duy nghệ thuật mới lạ trong bài thơ duy nhất này đã được nhiều người đặt biệt
quan tâm. Trong vài năm trở lại đây, khi tác phẩm “Đàn ghi-ta của Lorca” được
giảng dạy trong chương trình phổ thông, người ta như bị lôi cuốn, bị thu hút đặc
biệt bởi tư duy nghệ thuật thơ Thanh Thảo khơng ngừng biến hóa, tàng hình dưới
nhiều dạng. Đọc thơ Thanh Thảo, có lúc cảm thấy thơ ơng gần gũi, mộc mạc,
mền mại, có lúc lại như lạc vào thế giới huyễn tưởng, khó nắm bắt, có lúc thơ
ơng rõ ràng, rắn rỏi, có lúc dường như mờ nhạc, có vẻ gì khó nắm bắt. Từ những
nhận định khá đa dạng về thơ Thanh Thảo, những điều lạ, cũng như sự quan tâm
đặc biệt của đông đảo bạn đọc về thơ Thanh Thảo từ nhiều năm nay đã thôi thúc
chúng tơi bắt tay vào nhìn nhận, nghiên cứu sâu hơn về thế giới nghệ thuật thơ
Thanh Thảo. Nghiên cứu vấn đề này chúng tơi mong muốn luận văn sẽ góp một
phần trong việc định dạng và khái quát một cách có hệ thống về “ Thế giới nghệ
thuật thơ Thanh Thảo” trong dịng chảy của thơ ca hiện đại.

2.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
9


Mục đích và nhiệm vụ chủ yếu của luận văn là khảo sát các sáng tác của
nhà thơ Thanh Thảo để thống kê, tổng hợp, phân tích đồng thời lý giải các đặc
trưng nghệ thuật mới lạ, cách tân của tác giả trong quá trình sáng tác, đưa ra
những nhận định cơ bản về sự mới lạ trong lối tư duy nghệ thuật của Thanh
Thảo.
4. Đối tượng nghiên cứu
Các tác phẩm của Thanh Thảo, phần lớn là trường ca và thơ trong các giai
đoạn sáng tác trên bình diện thi pháp học, nghệ thuật ngơn từ, hình ảnh, sự cách
điệu ngơn ngữ thơ...Mục đích của luận văn là khảo sát các sáng tác của nhà thơ,
từ đó phân tích, lý giải các đặc trưng nghệ thuật mới lạ của tác giả trong quá trình
sáng tác, đưa ra những nhận định mới lạ trong lối tư duy nghệ thuật thơ Thanh
Thảo
5. Phạm vi nghiên cứu
Tiến hành khảo sát tất cả các tập thơ, các bài thơ của nhà thơ Thanh Thảo
từ trước và sau năm 1975, những bài phát biểu của nhà thơ Thanh Thảo về quan
điểm văn chương trong các tạp chí, các bài báo... để đi đến những nhận định về
thơ Thanh Thảo ở góc độ ngơn từ, hình ảnh biểu trưng để phát hiện những đóng
góp mới về nghệ thuật thơ Thanh Thảo.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp lịch sử
Phương pháp lịch sử giúp luận văn nhìn nhận cũng như khái quát quá
trình phát triển của thơ mới, thơ hậu hiện đại nhằm hổ trợ cho quá trình nhìn nhận
thơ mới của Thanh Thảo. Phương pháp lịch sử còn giúp người viết hệ thống
những ý kiến, những nhận định của các nhà phê bình từ trước đến nay về thơ
Thanh Thảo từ đó có nhận định chính xác hơn về giá trị trong mỗi bài thơ cũng
như sự đóng góp của Thanh Thảo trong hành trình cách tân thơ Việt.

6.2. Phương pháp so sánh
10


Trong quá trình nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Thanh Thảo, luận văn
tiến hành so sánh một số bài thơ của Thanh Thảo và các nhà thơ trước để thấy
được những điều mới lạ về mặt ngôn từ, kết cấu thơ, phạm vi đề tài, cảm hứng
thẩm mỹ trong những bài thơ, việc này giúp cho quá trình nhìn nhận của của
người nghiên cứu về thơ thanh thảo được chính xác, khoa học hơn. 6.3. Phương
pháp phân tích, tổng hợp
Xuất phát từ yêu cầu của bản thân đối tượng nghiên cứu và theo mục đích
của luận văn, chúng tơi thực hiện công việc nghiên cứu theo các phương
pháp phân tích, tổng hợp bởi thế giới của thơ là một thế giới vơ hình,việc
khảo sát một bài thơ nói chung và những loại thơ cách tân không thể không
chạm đến những mạch ngầm của thơ nhận thấy đặc điểm này, chúng tơi
xác định phương pháp phân tích, tổng hợp là một trong những phương thức
cơ bản của luận văn trong quá trình nghiên cứu đánh giá thế giới nghệ
thuật thơ Thanh Thảo.
6.4. Phương pháp diễn giải
Bên cạnh những phương pháp kể trên, ở một vài mục, chúng tôi sử dụng phương
pháp diễn giải, phương pháp này được vận dụng trong những trường hợp pháp
hiện và phân tích những giá trị, những điều mới lạ, những gì cịn khuất lấp trong
thế giới nghệ thuật thơ Thanh Thảo.
7. Đóng góp mới của đề tài
Thơng qua q trình tìm hiểu, khảo sát và nghiên cứu các tập thơ, các bài
thơ Thanh Thảo, luận văn nhằm đưa ra cái nhìn tồn diện, đánh giá, nhận định
một cách chi tiết những cách tân, sự sáng tạo, cái mới của Thanh Thảo trong hầu
hết các tác phẩm thơ.
8. Kết cấu của luận văn


11


CHƯƠNG 1: THANH THẢO, THƠ VÀ ĐỜI
1. Cuộc đời nhà thơ Thanh Thảo
2. Sự nghiệp thơ văn
2.1.Quan niệm về sáng tạo nghệ thuật
2.2. Giai đoạn sáng tác
2.2.1 Giai đoạn trước 1975
2.2.2. Giai đoạn sau 1975
CHƯƠNG 2: NHỮNG CẢM HỨNG THƠ THANH THẢO
2.1. Về người công dân
2.2. Về những người vợ, người mẹ
2.3. Về người lính, người chiến sĩ
2.4. Về lửa và nước,cỏ xanh
CHƯƠNG 3: NHỮNG TÌM TỊI VÀ CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT

3.1. Ngôn ngữ thơ
3.1.1. Sự hỗn loạn và trật tự
3.1.2. Giàu nhạc tính và sự trùng điệp hình tượng
3.1.3. Cấu trúc biến hóa
3.1.4. Tính trừu tượng, siêu thực, ước lệ
3.2. Giọng điệu
3.2.1. Mềm mại và trữ tình
3.2.2. Mãnh liệt và cứng cỏi
3.2.3. Chân tình, chân quê
3.3. Thể loại:
3.3.1. Các thể loại chính trong thơ Thanh Thảo
3.3.2. Thơ văn xi
12



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THANH THẢO, THƠ VÀ ĐỜI
1. Cuộc đời nhà thơ Thanh Thảo

Tác giả tên thật là Hồ Thành Công, sinh năm 1946 sinh ở xứ Cù
Trâu, tại xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ngay sau khi tốt
nghiệp khoa ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Thanh Thảo vào
công tác ở chiến trường miền Nam, từng xung phong về miền Nam chiến
đấu góp phần giải phóng quê hương. Ở chiến trường miền Nam, Thanh
Thảo làm phóng viên, cơng tác tại đài phát thanh Giải Phóng. Sau ngày đất
nước thống nhất, Thanh Thảo chuyên hoạt động trên lĩnh vực văn học nghệ
thuật và báo chí, hiện ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ngãi,
phó chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam. Thanh Thảo đã nhận
giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1979, giải thưởng Ban Văn
học Quốc phịng An nình, Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995, giải thưởng
nhà nước về văn học nghệ thuật.
Ngay từ thời còn là sinh viên khoa Văn của Đại học Tổng hợp Hà
Nội, tài và nghiệp thơ đã sớm gắn bó với tác giả. Thanh Thảo đã sớm thể
hiện năng khiếu của mình ngay trong trường Đại học, nhà thơ cùng nhóm
bạn thành lập một nhóm thơ. Ơng đặt cho mình bút danh Hoàng Thanh
Nam với bài thơ đầu tay “Em Nga”. “Em Nga” thời ấy làm xôn xao khu
“ký túc xá” của sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội. “Em Nga” dù không
được
anh đưa vô bất cứ tập thơ nào của mình sau này, nhưng bạn bè một
thuở Đại học Tổng hợp của ơng thì có lẽ ai cũng nhớ.
Bài thơ có đoạn: “Nga đi rồi. Em đi rất xa
13



Chiếc mũ mềm màu cỏ úa- em Nga...
Có một lần bóng dáng ấy đi qua
Chiếc mũ mềm và đơi vai mảnh lắm
Hình như thế. Nhưng hàng cây quá thẳm
Phố cũ giờ cịn chỉ một mùi hoa
Và một kỷ niệm buồn:
Tơi chưa gặp em Nga”.

Văn học Việt Nam thời Thanh Thảo đã bắt đầu khai nở những sáng tác thơ
dài, có quy mô và dung lượng lớn, khái quát về các sự kiện và các biến cố lịch
sử; về những số phận con người gắn liền với số phận của dân tộc, của đất nước,
người ta gọi chúng là trường ca. Trong số các trường ca sáng tác vào giai đoạn
này đã có một số trường ca trở thành mẫu mực của nền thơ ca trữ tình cách mạng
như: Bài ca chim chơ- rao (Thu Bồn), Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa
Điềm),Theo chân Bác (Tố Hữu), Đường tới thành phố (Hữu Thỉnh)...Thanh Thảo
cũng là một trong những đại biểu nổi bật về loại trường ca. Điểm qua các sáng
tác của Thanh Thảo người ta thấy anh là người đã dành phần lớn sự nghiệp sáng
tác cho thể loại trường ca. Sau trường ca đầu tay gặt hái được nhiều thành công
như :“Những người đi tới biển” (1977), Thanh Thảo đã ấp ủ và liên tiếp cho ra
đời hàng loạt những trường ca đặc sắc, có sức bao chứa lớn làm nên tầm vóc của
một nhà thơ chuyên về thể loại trường ca như: Đêm trên cát (1982), Những ngọn
sóng mặt trời (gồm liên hoàn ba trường ca: Những nghĩa sỹ Cần Giuộc, Bùng nổ
mùa xuân, Trẻ con ở Sơn Mỹ (1985) và Trị chuyện với nhân vật của mình (2002)
Hầu hết các trường ca của Thanh Thảo đều được dư luận, độc giả và các nhà phê
bình đánh giá cao.
Nói về sự nghiệp thơ văn, từ mấy thập niên trước, Thanh Thảo đã được
công chúng chú ý qua những tập thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về
14



chiến tranh và thời hậu chiến: Những người đi tới biển (1977), Dấu chân qua
trảng cỏ (1978), Những ngọn sóng mặt trời (1981), Khối vng ru-bích (1985),
Từ một đến một trăm (1988)...Sức làm việc, sức viết của Thanh Thảo làm nhiều
người trong giới từ kinh ngạc đến khâm phục. Chỉ từ năm 1977 đến 2002 , bên
cạnh các tập thơ: Dấu chân qua tráng cỏ 1, 2, 3, Thanh Thảo 1,2,3, những tác
phẩm thơ lẻ, báo chí, văn học khác, chỉ riêng về loại trường ca,một loại hình thơ
dài, tiêu tốn nhiều thời gian và công sức, Thanh Thảo đã viết và cho xuất bản 09
tập trường ca:
Những người đi tới biển ( 1977), Những nghĩa sĩ ở Cần Giuộc ( 1980)
Khối vuông rubic( 1985), Đêm trên cát ( 1985), Một trăm mảnh gỗ vuông ( 1988)
Trẻ con ở Sơn Mỹ ( 1997),. Bùng nổ của mùa xuân ( 2000 ), Cỏ vẫn mọc( 2002),
Trò chuyện với nhân vật của mình ( 2002) .
Đối với thơ nói riêng và trường ca Thanh Thảo nói chung, càng đọc nhiều
lần càng thấy hay, thấm đẫm chất thơ. Khác với các tác giả cùng thời, trường ca
và thơ Thanh Thảo là những bản nhạc nhiều cung bậc, càng đọc càng thấm thía.
Có thể nói Thanh Thảo là một nhà thơ có những sáng tác nhiều nhất về loại
trường ca.
Những năm gần đây Thanh Thảo vẫn tiếp tục làm thơ đồng thời viết báo,
tiểu luận phê bình và nhiều thể loại khác, nhưng đóng góp quan trọng và đặc sắc
nhất của anh vẫn là thơ ca. Ngồi làm thơ viết báo, tác giả cịn là một nhà từ
thiện.

15


2. Sự nghiệp thơ văn

2.1 Quan niệm về thơ của Thanh Thảo
Trước khi đi sâu vào những vấn đề liên quan đến thế giới nghệ thuật

thơ Thanh Thảo, cần lưu ý về phạm trù thế giới nghệ thuật. Thế giới nghệ
thuật là sản phẩm sáng tạo của con người. Tuy nhiên, việc xác định thế
giới nghệ thuật như thế nào thì chưa có ý kiến thống nhất. Từ khái niệm
“thế giới” nêu trên có thể hiểu “thế giới nghệ thuật” là sản phẩm sáng tạo
của người nghệ sĩ chỉ có trong tác phẩm văn học nói riêng và trong tác
phẩm nghệ thuật nói chung, trong cảm thụ của người tiếp nhận, ngồi ra
khơng tìm thấy ở đâu cả. Thế giới nghệ thuật mang tính cảm tính, có thể
cảm thấy được và là một kiểu tồn tại đặc thù trong chất liệu và trong cảm
nhận của người thưởng thức, là sự thống nhất của mọi yếu tố đa dạng trong
tác phẩm. Tóm lại, thế giới nghệ thuật hiểu một cách khái quát là tập hợp
tất cả các phương thức, hình thức nghệ thuật biểu hiện mà nhà văn sử dụng
để phản ánh và sáng tạo hiện thực, riêng với Thanh Thảo, khi cầm bút, anh
quan niệm về những phạm trù nghệ thuật này như sau:
Khi cầm bút Thanh Thảo có nhiều suy ngẫm về thơ với một tinh thần trách
nhiệm cao. Anh quan niệm, Thơ là một thế giới bí ẩn, đó là “tiếng nói của tâm
linh, tiếng nói của sự chiêm nghiệm nhiều khi là cả đời người, của nhiều đời
người.… là “kinh thánh của tâm hồn”, là thứ không thể mua và không thể bán.”
Thơ là “tiếng gọi từ một thiên năng”, do đó khơng phải lúc nào cũng nằm trong
tầm nắm bắt của con người: “Thơ vẫn là cái gì mờ mờ ảo ảo, vẫn là cái gì ta vừa
bắt được đó lại vừa tuột đâu mất. Thơ vẫn là hình bóng, đơi khi là bóng của bóng
nữa.” Trong ánh nhìn của Thanh Thảo, thơ có vẻ nghiêng về phía của vơ thức, nó

16


xuất phát từ nguồn nội lực sâu thẳm dồn nén tận sâu bên trong con người: “Thơ
là tiếng thét trong im lặng, là những dồn nén đến tận cùng dưới một vẻ bình thản
như đất.” Đến với thơ ca, con người đang làm một cuộc hành trình đi tìm mình,
đi khám phá những bí mật vơ tận ẩn náu trong những vùng tối tăm của tâm hồn
mình, bởi thơ “buộc tiềm thức, vô thức của ta phải làm việc, buộc ta phải ngụp

lặn xuống lòng nước tối, ngụp lặn vào chính những giấc mơ của ta.”
Theo Thanh Thảo, thơ là tiếng nói bí mật dành cho từng cá nhân, là “thánh
đường dành cho một người, cho từng người một”. Ông cho rằng “Thơ có thể
cùng một lúc kích động được nhiều người, nhưng thơ lại chỉ dành cho từng con
người riêng biệt, từng con người muốn qua cảm nhận thơ để cảm nhận chính con
người mình, và qua chính con người mình mà cảm nhận thế giới.” Nói cách khác,
thơ là con đường tương thông đi từ thế giới tinh thần của mỗi cá thể ra thế giới
bao la của vũ trụ. Mỗi người thông qua thơ để khám phá chính mình, hiểu và
sống trọn vẹn với mình, với đời. Thơ gắn liền với số phận cá nhân của con người.
Dù viết về vấn đề gì, dù cách tân đến đâu, thơ mn đời vẫn khơng đi ra khỏi
tiếng nói của số phận…thơ từ xưa tới giờ luôn là kinh cầu nguyện cho tâm hồn
con người, nơi con người có thể sám hối, có thể khắc khoải, có thể khao khát và
cơng khai bày tỏ những khát khao thầm kín nhất, nơi bất cứ một ánh nhìn nào
cũng đều được “trong trẻo hóa”, đều thăng hoa, hướng thượng”. Theo đó, thơ
khơng chỉ giải tỏa mà cịn phản ánh, khơng chỉ phản ánh mà còn thanh lọc. Thơ
vừa mang hơi hướng độc thoại, vừa không ngừng đối thoại, nhưng trên hết, “Thơ
không thể thiếu những số phận cá nhân, nhà thơ khơng thể “tự qn mình”. “Con
đường tới với thơ khơng phải là con đường phân tích, mà là con đường cảm nhận,
con đường của sự đột nhiên, của một thức tỉnh từ một hình ảnh ít gặp, hoặc chưa
gặp nào đó”.“Thơ ln ở tầng ngầm, tầng sâu của dịng chảy cuộc sống. Nó chỉ
chợt đến với từng người, rồi chợt đi.Thơ không phải chỉ là sự tỉnh táo. Thanh

17


Thảo từng viết: “Có nhà thơ than rằng đời bây giờ tỉnh q. Tơi, ngược lại, tơi
thích: tỉnh táo, tỉnh khơ, tỉnh bơ, tỉnh như sáo! Vì tơi biết, cái tỉnh đó chỉ là phía
nhìn thấy được của đam mê”. Và cũng chính ơng, trong một bài viết khác: “Nhìn
tỉnh q chưa chắc đã có thơ hay. Và khơng nhìn thấy gì cả cũng chưa hẳn thơ
vụt sáng. Thơ vẫn là cái gì mờ mờ ảo ảo, vẫn là cái gì ta vừa bắt được đó lại vừa

tuột đâu mất. Thơ vẫn là hình bóng, đơi khi là bóng của bóng nữa”. Nhìn chung,
“thơ là lúc đang rơi”. Thơ hay thường tồn tại ở ranh giới giữa các khái niệm: khả
giải và bất khả giải, thân quen và mới lạ, ánh sáng và bóng tối, mơ màng và thức
tỉnh. “Thơ là chữ nghĩa mà cũng không là chữ nghĩa, là ý thức mà không phải là
ý thức, là vô thức mà không hẳn là vô thức”. Quan niệm và cái nhìn của Thanh
Thảo đưa thơ vào thế giới của sự lưỡng lự đầy minh triết, một thế giới im lặng
sâu thẳm ẩn chứa những giá trị đa chiều.
Một đặc điểm quan trọng nữa của thơ ca theo Thanh Thảo là tính độc đáo.
Mỗi thế giới nghệ thuật thơ phải là một thế giới riêng biệt, mới mẻ, sống động.
“Thơ chẳng ai giống ai, chẳng ai mong giống ai, và không có lối đi nào chung
cho cả hai nhà thơ cả. Đó là thách thức, và cũng là cái làm nên sức quyến rũ của
Thơ”. Phẩm chất ấy góp phần quan trọng làm nên sức sống bền bỉ của thơ ca
vượt qua những giới hạn của đời người; ngược lại, nếu thiếu nó, thơ sẽ khơng thể
nào tồn tại. Đó là cái khắc nghiệt mà nhà thơ phải đối diện trong hành trình sáng
tạo của mình: “…trong thơ, u cầu đó là thường xuyên: phải sống lại qua mỗi
bài thơ, cặp mắt mình phải được tái sinh liên tục. Cái yêu cầu gần như không
tưởng! Nhưng thơ sẽ chết nếu không thực hiện được yêu cầu ấy.
Hay có lúc anh nói:"Kỳ lạ là thơ, lúc ta cất cơng tìm nó thì nó chạy đi đâu,
cịn lúc tình cờ ta chợt nghe trong mình một tiếng nói, cứ như ai mượn ta hay
nhập vào ai, không rõ bắt đầu, không định kết thúc". Giống như tình u và sự
sinh nở, thơ khơng thể nửa vời. Nửa vời là chết. Nhưng để có được sự "hết cỡ"
18


của cảm xúc, điều không dễ và không định trước, vì thế khơng thể sản xuất hàng
loạt, khơng thể viết theo đơn đặt hàng. Những "đơn đặt hàng" nếu có và nếu có
tác dụng, cũng chỉ là cái cớ để nhà thơ tích chứa năng lượng và cảm xúc, để thơ
có thể bật ra một lúc nào đó. Cịn ngơn từ ? Đó là một phần thiên bẩm, một phần
lớn do nhà thơ tự tích chứa trong suốt đời mình. Khơng ai mới sinh đã có ngơn
từ, nhưng quả thật, có những người đặc biệt nhạy cảm với ngơn từ. Và người ta

gọi họ là nhà thơ. Muôn đời, thơ vẫn là chuyện rút gan rút ruột mình mà thơi.
Thơ phải chính là số phận của người làm thơ” Thanh Thảo đã từng tâm sự.
Thơ khơng chỉ có sự "du nhập" từ đầu thế kỷ trước, mà có ảnh hưởng qua
lại với thơ Trung Quốc từ hàng nghìn năm nay. Nhưng ảnh hưởng cũng chỉ là
ảnh hưởng, còn hồn cốt thơ Việt thì vẫn lặng lẽ chìm dưới tất cả những hình thức,
dù cổ điển hay cách tân. Cái quyết định cuối cùng vẫn là hồn cốt Việt, là dấu ấn
cá nhân, là chính tài năng và số phận của từng nhà thơ hiện rõ trong thơ họ. Với
thơ hiện đại, tính hiện đại khơng chỉ đến từ những kỹ thuật phương Tây, mà còn
đến từ sự phối hợp tự nhiên và bất ngờ của thơ phương Tây với khả năng dồn
nén, tích chứa, u mặc, phẳng lặng mà sâu thẳm của thơ phương Đông, của tâm
hồn thơ Việt. Và cái chính, là phải qua ngơn ngữ riêng biệt của từng nhà thơ. Tơi
viết báo và làm được gì suốt 30 năm qua, chính là nhờ... thơ. Tơi mang ơn thơ
suốt đời. Đừng bao giờ nghĩ người ta chỉ có thể chết vì thơ. Người ta cũng có thể
sống lại nhờ thơ đấy. Xét riêng, thơ chẳng là gì nhưng cũng có thể là tất cả.
Như vậy trong quan niệm của Thanh Thảo, với người sáng tạo ra nó, thơ
ln là một giá trị, thế giới của thơ mãi mãi là thế giới của sự huyễn hoặc, anh
nói : "Thơ không cần lý giải, mà cần được cảm, được xúc động, được đánh thức
một cách như tình cờ"(4). Vì với anh: "Thơ có thể bất chợt, rất nhẹ nhàng, chạm
tới những tầng sâu, những nơi âm thầm nhất của phận người"(5). Cho nên Tác
giả đã rất đề cao thiên chức của thơ, khi cho rằng: “thơ cao hơn bản năng. Đó là
tiếng gọi từ một thiên năng” (6). Theo Thanh Thảo thơ mà chỉ nhắm tới giáo dục,
19


cải tạo là thơ khơng đích thực. Vì "Thơ đích thực khơng nhằm giáo dục cải tạo ai,
nhưng nó lại giúp thanh lọc tâm hồn con người" (7). Giá trị vĩnh hằng của thơ
vẫn là những giá trị mang tính nhân văn, những vấn đề thuộc về con người, về
nhân loại. Và cái làm nên giá trị ấy chính là ở sự thanh lọc tâm hồn. Chính vì vậy
trong quan niệm của Thanh Thảo, thơ không phải là thứ vật chất bình thường mà
là tiếng gọi của tâm linh, hơn thế nữa cịn là một thứ tơn giáo mà người làm thơ,

người đọc thơ nhiều khi phải chấp nhận bi kịch để vác cây thập giá thơ bước qua
những khổ nạn của cuộc đời, mới mong chạm đến bản thể thơ.
Thơ không thể chấp nhận và không bao giờ chấp nhận sự trần trụi đến lạnh
lùng . Giá trị của thơ bao giờ cũng là sự kết tinh giá trị từ những mỹ cảm chân
thật của tâm hồn. Bản chất của thơ là sự thành thực (chữ dùng của Hoài Thanh)
nên theo Thanh Thảo: " Thơ là tiếng nói của tâm linh, tiếng nói của sự chiêm
nghiệm nhiều khi là cả đời người, của nhiều đời người. Ở những tập thơ có giá trị
cao, chúng có thể là "kinh thánh của tâm hồn", là thứ không thể mua và không
thể bán". Cho dù trong cuộc sống khơng ít người đang biến thơ thành một thứ
trang sức, một thứ phấn son điểm tô cho cuộc đời của họ thêm màu mè. Rõ ràng
thơ bao giờ cũng hướng con người đến cái chân, thiện, mỹ. Thơ khơng thể là một
món hàng trang trí.
Có người phỏng vấn hỏi rằng: "Có cảm giác anh đã bắt kịp một chân sang
thơ hiện đại-điều rất khó đối với một thế hệ thơ thời chiến?", Thanh thảo bộc
bạch: "Thực ra, nhà thơ cách tân không phải lúc nào cũng chăm chăm làm cho
mình quái lạ đi. Làm thơ phải cực kỳ đơn giản, làm mà như không ấy" [Tơi hối
hả qt dọn con người mình, tr.88]. Anh quan niệm: Tư duy thơ hiện đại là kiểu
tư duy có bước nhảy cấu tứ thơ đầy khoảng lặng tạo nên rất nhiều "khơng gian
rỗng" trong thơ: "Chính ở khoảng giữa của những câu thơ độc lập tương đối, đã
ẩn hiện cái không gian rỗng của bài thơ, là cái thoạt nhìn, mới đọc cứ ngỡ như
20


khơng thấy gì, khơng nói lên điều gì. Cái kỳ lạ của thơ là ở đó: chữ nương tựa
vào khơng - chữ, chỗ dày rậm cậy nhờ chỗ trắng trong, không - gian - đặc được
cấu trúc lên nhờ không - gian - rỗng". Anh cho rằng: khác với thơ cổ điển, thơ
hiện đại "không nhằm vào từng câu thơ" mà nhằm vào "từng mảng thơ", "những
mảng tối, mảng sáng trong bài thơ đan xen nhau, những mảng có nghĩa và vô
nghĩa đan xen nhau… buộc tiềm thức, vô thức của ta phải làm việc, buộc ta phải
ngụp lặn xuống lịng nước tối, ngụp lặn vào chính những giấc mơ của ta" [Tản

mạn về thơ, tr. 80-81]. Chính cái "lịng nước tối", "những giấc mơ" ấy đã tạo
nên độ mờ nhòe nghĩa lý câu thơ của Thanh Thảo. Anh rất tâm đắc với "Lý
thuyết phân tích tinh thần" của Erich Fromm: "Tuyệt đại đa số các giấc mơ có
một đặc trưng chung: chúng khơng tn theo quy luật logích đã chi phối lộ trình
tư duy khi chúng ta thức tỉnh; ở đây phạm trù thời gian, không gian bị coi
thường" [Ngôn ngữ bị lãng quên, tr.11]. Trong bài phát biểu có tựa đề "Thơ mãi
mãi là bí mật" Thanh Thảo nhận định: "Ánh nắng ấy là thơ, mà sự bí ẩn của nó
khơng chia đều cho tất cả mọi người , trong tất cả mọi thời điểm của cuộc đời.
Nó có thể đến với người này, lúc này, với người khác, lúc khác. Bất chợt hiện
và bất chợt tan... Thơ khơng từ chối bất cứ cái gì, nhưng thơ khao khát sự bí
ẩn".
Chính quan niệm "Thơ mãi mãi là bí mật" nên cả cuộc đời thơ của mình,
Thanh Thảo, từ trước đến sau, vẫn cứ khư khư giữ mãi cái khoảng lặng bí mật
ấy. Vì thế, người ta bảo thơ Thanh Thảo quá khó hiểu cũng có cái lý của nó.
Gần đây nhất, trong bài trả lời phỏng có tựa đề "Thơ chẳng là gì nhưng cũng có
thể là tất cả", Thanh Thảo tóm lại quan niệm thơ của mình: "Quan niệm của tơi
về thơ vẫn thế, chẳng có gì mới hoặc cũ hơn". Có thể có người "thay đổi hẳn
quan niệm của mình" hoặc "ngộ" được thơ sau khi đọc một bài thơ. Nhưng cũng
có người chỉ để "khẳng định thêm những điều mình đã nghĩ". Cịn theo anh,

21


"thơ phải hiện đại, bởi chúng ta đang sống thời hiện đại nhưng muôn đời, thơ
vẫn là chuyện rút ruột rút gan mình ra mà thơi" [tr.82-83].
Khi bàn về thơ, Thanh Thảo cũng bày tỏ suy nghĩ của mình về người nghệ
sĩ: “Với người nghệ sĩ, nhiều khi những nghịch cảnh lại là những đặc ân cho sự
sáng tạo, những đặc ân của số mệnh mà dẫu muốn tránh, cũng khơng cách gì
tránh khỏi”. Nhà thơ, nói đến cùng, ln luôn và trước hết chỉ hướng sự quan tâm
đến bản thân, thơng qua nỗi đau của bản thân để nói về nỗi đau của nhân loại, bởi

hơn ai hết, nhà thơ hiểu rằng: “phàm làm thơ dù viết về ai, về cái gì cuối cùng
cũng nhằm bộc lộ mình”, và “dù thi sĩ một phút thôi cũng không giấu nổi mình”.
Sáng tác thơ tự trong nó hàm ẩn khơng chỉ là sự rung cảm mà còn là nổi loạn, là
khiêu khích và tự khiêu khích. Nói cách khác, khi cầm bút, nhà thơ đang tự cứu
mình cũng là đang tự làm tổn thương mình. Về vấn đề này Thanh Thảo cho rằng
nhà thơ đích thực là người có thể mơ khi đang tỉnh, và rất tỉnh khi đang mơ.
Ý thức được vai trò của thơ trong đời sống, Thanh Thảo khơng chỉ quan
tâm đến việc đi tìm bản thể thơ mà còn quan tâm đến sứ mệnh của nhà thơ. Bởi
lẽ, thi sĩ không chỉ là người sáng tạo thơ mà qua thơ, họ còn tạo nên những giá
trị mỹ cảm cho cuộc sống. Vì thế, trong quan niệm của Thanh Thảo, nhà thơ phải
sống thật với mình và với đời: "phàm làm thơ dù viết về ai, về cái gì cuối cùng
cũng nhằm bộc lộ mình"(10). Cịn gì đáng buồn hơn khi vẫn tồn tại trong cõi
nhân gian này loại nhà thơ kém cả tài năng và nhân cách.
Là một nhà thơ có một giọng điệu thơ "lạ" ngay từ những ngày đầu
cầm bút, sau những thành công ban đầu, Thanh Thảo không "chững lại” mà
luôn tự vượt lên mình. Là một người say mê nghiên cứu các lý thuyết, các trào
lưu văn học hiện đại phương Tây kết hợp với thực tiễn sáng tác của mình,
Thanh Thảo đã có những quan niệm thơ đáng để ta ghi nhận.Trong phạm vi bài
22


×