Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài giảng Chuyện cười dân gian ở Quốc hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.6 KB, 3 trang )

Chuyện cười dân gian ở Quốc hội (5) (21/08/2007 14:35)
QUỐC HỘI QUYẾT ĐỊNH
VIỆC ĐẠI SỰ QUỐC GIA
1. Quyết định các công trình trọng điểm quốc gia.
Nhà máy thuỷ điện Sơn La được đưa ra để trình Quốc hội, vì đây là công trình
trọng điểm quốc gia. Chính phủ mấy lần trình ra Quốc hội với cả phương án Sơn
La cao, Sơn La thấp và Sơn La giữa. Trong tờ trình Chính phủ có ý nghiêng về
thuyết phục Quốc hội chấp nhận phương án Sơn La cao. Khi thảo luận 1 ĐBQH đã
buột miệng nói tắt chữ Sơn La thành SL: thôi thì Chính phủ thích SL cao cứ để
Chính phủ “sờ lờ cao” còn Quốc hội ta thực tế hơn, ta sát dân hơn, ta nên quyết
định “sờ lờ thấp” và nếu nhân nhượng thì Quốc hội cho “sờ lờ giữa” cũng
được…
2. Quyết định chia, nhập tỉnh.
Quốc hội có quyền chia, nhập các tỉnh. Có thời nhập hàng loạt tỉnh để quy mô
dân số của của mỗi tỉnh gần tương đương nhau, nhưng rồi những phức tạp nảy
sinh, nên nay lại có xu hướng tách tỉnh ra. Sợ xu hướng này cứ tiếp diễn nên bà
con đồng bằng Sông Cửu Long đã đề nghị 1 loạt phương án nhập tỉnh mà tôi đã
ghi lại được như sau:
-Nhập đồng Tháp với Tiền Giang gọi là tỉnh Đồng Tiền, vì bà con cho rằng
QH đang cần tiền.
-Cũng có thể nhập Cần Thơ với Tiền Giang để biểu thị sự cần tiền ấy.
-Nếu chưa có tiền thì hãy nhập Đồng Tháp với Tiền Giang để có tỉnh Đồng
Tiền đã.
-Một số phương án khác: Nhập Cần Thơ với An Giang gọi là tỉnh Cần Ăn,
-Nhập Cần Thơ với Sài Gòn gọi là tỉnh Cần Xài để hưởng cái thú vui của
người Sài Gòn thích ăn xài.
- Nhưng rồi lại có ý kiến đề nghị mở rộng việc nhập các tỉnh miền Nam với Tây
Nguyên để có tỉnh Cần Lắc (nhập Cần Thơ với Đăk Lăk),
- Nhập tiếp các tỉnh miền Nam với các tỉnh miền Bắc để có tỉnh Cần Phòng
ĐBQH Đỗ Trọng Ngoạn phát biểu tại Hội
trường (Ảnh: toquoc.gov.vn)


(nhập Cần Thơ với Hải Phòng).
- Lại còn chuyện các tỉnh Tây Nguyên muốn nhập lại với nhau để có tên chung
là tỉnh Đồng Lắc Con Ku (Lâm Đồng, Đăk Lăk, Kon Tum và Play cu)….
Thật là thú vị khi dân mình lại kiến nghị được nhiều phương án nhập tỉnh hay
như vậy.
Việc nhập tỉnh đã được các tỉnh miền Trung rất hưởng ứng,
- Đặc biệt là 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Lần ấy có 1 ĐBQH đại diện cho
cử tri của 2 tỉnh này vào gặp Chủ tịch QH để báo cáo với Chủ tịch:
- Thưa Chủ tịch, vừa rồi chúng tôi đi tiếp xúc cử tri ở 2 tỉnh Quảng Bình và Hà
Tĩnh, bà con ở đây đề nghị Quốc hội cho nhập tỉnh Quảng Bình với tỉnh Hà Tĩnh
để gọi là tỉnh Bình Tĩnh.
Bà con bảo rằng 2 tỉnh này nghèo quá, 2 đầu đất nước thì đi lên nhanh quá, trong
khi 2 tỉnh này này thì vẫn như xưa. Để thể hiện quyết tâm trong giai đoạn mới, bà
con 2 tỉnh này đề nghị đặt tên tỉnh lại là Bình Tĩnh, với ý là cứ bình tĩnh tìm cách
làm ăn, chắc sẽ đuổi kịp được các tỉnh khác.
-Bà con 2 tỉnh cũng cho rằng vì Đèo Ngang phân cách 2 tỉnh, ám chỉ 2 tỉnh
“đang nghèo”, nên xin QH cũng đổi tên cho thành Đèo Nghếch, tức là “đếch
nghèo”.
Chủ tịch QH ngạc nhiên hỏi lại:
- Tôi chưa nhận được đơn nào nói về việc này.
Người gặp Chủ tịch vội trả lời:
- Thưa Chủ tịch, có lẽ Đơn xin nhập tỉnh đang nằm ở chỗ Đoàn Thư ký của QH,
xin Chủ tịch hỏi lại.
Chủ tịch lại hỏi:
- Thế đã đưa ra cho dân thảo luận chưa? đã lấy ý kiến của dân chưa? và đã
cho phân tích nguyên nhân vì sao nghèo chưa?
Đại biểu lại trả lời:
- Thưa Chủ tịch, việc này đã được bà con cử tri thảo luận và đã tìm được
nguyên nhân nghèo rồi ạ. Đó là vì đẻ quá nhiều, sinh đẻ không có kế hoạch, là kế
hoạch hóa gia đình kém quá. Cho nên bây giờ ta phải chặn ngay cái nghèo từ gốc.

Để biểu thị quyết tâm, nhiều ý kiến đề xuất: hay ta đề nghị QH cho đổi tên
Đèo Ngang thành Đèo Đứng. Nhưng ý kiến này bị nhiều người phản đối, nhất là
thanh niên nam nữ. Thậm chí có ý kiến quá khích, mang tính chất “cùn”: đói
nghèo chúng tôi xin chịu đói nghèo, chứ chúng tôi dứt khoát không chấp nhận đổi
tên thành Đèo Đứng, chúng tôi đề nghị đổi tên thành Đèo Đói cũng được.
Chủ tịch cười xoà khi nhận ra câu chuyện hài hước hết sức độc đáo này. Mới
đây tôi có đi ngang qua Quảng Bình để kiêm tra lại câu chuyện có đúng như vậy
không. Bà con cử tri khẳng định với tôi đó hoàn toàn là sự thật.
Bà con còn bảo: “đồng chí bỏ sót mất 1 phương án của chúng tôi. Chúng tôi
còn đề nghị là có thể đổi tên Đèo Ngang thành Đèo Ngoeo, và phía dưới Đèo
Ngang ở mạn Hà Tĩnh còn có cái Đèo Con, tên đèo này thiếu mất dấu sắc, chúng
tôi đề nghị cho thêm dấu này vào. Như vậy là với 1 tên đèo, dân ta đã đặt ra tới 6
cái tên: Đèo Ngang, Đèo Nghếch, Đèo Ngoeo, Đèo Đứng, Đèo Đói, Đèo Cón.
Thật rất trí tuệ…Xin bái lạy dân gian!!!
ĐBQH Đỗ Trọng Ngoạn
--------------------------------------------------------------------------

×