Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Luận văn các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tại cục thuế an giang​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THÀNH TUÂN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUÂN THỦ THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP TẠI
CỤC THUẾ AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THÀNH TUÂN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUÂN THỦ THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP TẠI
CỤC THUẾ AN GIANG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
(Thạc sĩ Điều hành cao cấp)
Mã số: 60340102
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HỮU DŨNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016




LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào khác.
Ngày 24 tháng 10 năm 2016
Người thực hiện

Nguyễn Thành Tuân


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.5 Kết cấu luận văn
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỂN
2.1 Tổng quan về tình hình nhiệm vụ công tác thuế tại An Giang
2.2 Khái niệm liên quan đến tuân thủ thuế
2.3 Lý thuyết và mô hình tuân thủ thuế

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế
2.5 Các khung phân tích về các yếu tố tuân thủ thuế
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU

1
1
5
6
6
7
9
9
13
19
22
32
35

3.1 Mơ hình nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng…
3.2 Số liệu và thiết kế bảng phỏng vấn để thu thập số liệu
3.3 Định nghĩa các yếu tố, biến số quan sát
3.4 Thiết kế chọn mẫu khảo sát và thực hiện phỏng vấn
3.5 Phương pháp phân tích

35
36
37
45
46


CHƯƠNG 4: HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP

48

4.1 Thông tin chung về mẫu khảo sát

48

4.2 Ý kiến của doanh nghiệp về thuế suất

50

4.3 Kiểm tra thuế của cơ quan thuế

51

4.4 Hình phạt và mức phạt

52

4.5 Tình trạng tài chính của doanh nghiệp và tuân thủ thuế

54

4.6 Kiến thức thuế của doanh nghiệp vào làm việc ….

54

4.7 Mức độ đơn giãn các thủ tục kê khai thuế


57

4.8 Nhận thức về đạo đức của cơng dân trên khía cạnh thuế

59


4.9 Niềm tin vào hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế

61

4.10 Tính cơng bằng của hệ thống thuế

66

4.11 Nhận thức về chi tiêu ngân sách nhà nước

67

4.12 Hành vi né tránh thuế/tuân thủ thuế

68

4.13 Tầm quan trọng cuả các chiến lược cải thiện việc TTT

71

4.14 Mức độ ảnh hưởng của các động lực của hành vi TTT

73


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP
5.1 Kết luận
5.2 Kiến nghị
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

77
77
79
83


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1.1: Thu ngân sách nhà nước tại Cục thuế An Giang, 1990-2015

11

Hình 2.1.2: Nguồn nhân lực tại Cục thuế An Giang, tính đến 31/12/2015

11

Hình 3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế

36

Hình 4.1: Ý kiến của doanh nghiệp về thuế suất


51

Hình 4.2: Tầm quan trọng của cải thiện dịch vụ thuế

53

Hình 4.3 Tầm quan trọng của biện pháp tăng số lần kiểm tra

54

Hình 4.4 Biện pháp tăng các hình phạt và mức phạt

54

Hình 4.5 Biện pháp thông báo rộng rãi hành vi không tuân thủ thuế

54

Hình 4.6 Biện pháp gia tăng khuyến khích hành vi tuân thủ thuế

54

Hình 4.7 Ảnh hưởng của tình trạng tài chính của doanh nghiệp

55

Hình 4.8: Tiền thuế chi tiêu vào việc gì theo nhận biết của doanh nghiệp

56


Hình 4.9: Kiến thức về thuế của doanh nghiệp

58

Hình 4.10: Tính đơn giản của thủ tục kê khai thuế

59

Hình 4.11 Ý kiến về hành vi né tránh thuế

60

Hình 4.12 Cán bộ cơ quan thuế đối xử tơn trọng với người nộp thuế

62

Hình 4.13 Niềm tin của doanh nghiệp vào cán bộ cơ quan thuế

63

Hình 4.14 Niềm tin vào kiến thức chun mơn của cán bộ cơ quan thuế

63

Hình 4.15 Niềm tin vào cơ quan thuế đã thu nhiều hơn số cần thiết

64

Hình 4.16 Niềm tin vào khả năng giải quyết nhanh chóng của cơ quan thuế


64

Hình 4.17 Doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ nộp thuế

65

Hình 4.18 Đối xử cơng bằng với và sự tuân thủ của người nộp thuế

66

Hình 4.19: Nhận thức về tính cơng bằng của thuế

68

Hình 4.20: Chiến lược nâng cao nhận thức

73


Hình 4.21 Chiến lược cải thiện dịch vụ của cơ quan thuế

73

Hình 4.22: Chiến lược tăng số lần kiểm tra, thanh tra

73

Hình 4.23: Chiến lược tăng hình phạt, mức phạt

74


Hình 4.24: Chiến lược thông báo rộng rãi doanh nghiệp né tránh thuế

74

Hình 4.25: Chiến lược tăng hình thức khuyến khích tuân thủ thuế

74

Hình 4.26: Ảnh hưởng của các động lực đến tuân thủ thuế

77


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Thông tin tổng quan về mẫu khảo sát

50

Bảng 4.2: Ý kiến của doanh nghiệp về thuế suất

51

Bảng 4.3: Ý kiến của doanh nghiệp kiểm tra thuế

52

Bảng 4.4: Kênh liên lạc của doanh nghiệp với cơ quan thuế


57

Bảng 4.5: Mức độ phức tạp của hệ thống thuế và kê khai thuế

59

Bảng 4.6: Ý kiến về hành vi né tránh thuế phân theo giới tính

61

Bảng 4.7: Mức độ hài lòng chung về chất lượng dịch vụ của cơ quan thuế

66

Bảng 4.8: Nhận thức về chi tiêu ngân sách nhà nước

69

Bảng 4.9: Thái độ đối với hành vi né tránh thuế

69

Bảng 4.10: Múc độ ảnh hưởng của các biện pháp đến tuân thủ thuế

75


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CB


Cán bộ

CN

Chi nhánh

CTN

Công thương nghiệp

DN

Doanh Nghiệp

GTGT

Giá trị gia tăng

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

HĐND

Hội đồng nhân dân

KD

Kinh doanh


MST

Mã số thuế

NNT

Người nộp thuế

NQD

Ngoài quốc doanh

NSNN

Ngân sách Nhà Nước

TN

Thu nhập

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTHC


Thủ tục hành chính

UBND

Ủy ban nhân dân


1

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Bối cảnh nghiên cứu
1.1.1 Mối liên quan về lý thuyết và chính sách
Trong nhiều năm trước đây, nhiều chính phủ trên thế giới đã nổ lực nâng cao
mức thu ngân sách, và mức tuân thủ thuế thơng qua những hình thức, thái độ khơng
khoan nhượng đối với tất cả các người nộp thuế và sử dụng các qui định, luật pháp và
những biện pháp hành chính khác, để chế tài và những người nế tránh thuế. Tuy nhiên,
những biện pháp cưỡng chế thi hành này đã cho thấy không mang lại những thành
công nổi bật nào. Vào những năm cuối thế kỷ 20, nhiều nhà nước đã nhận ra rằng cần
thiết phải có sự thay đổi trong chính sách để cải thiện tình hình tn thủ thuế và nguồn
thhu ngân sách. Thật vậy, bằng cách sử dụng những chiến lược thích đáng dựa trên sự
hiểu biết về các nguyên nhân đã dẫn đến hành vi tuân thủ thuế đã có hiệu quả hơn
nhiều so với việc áp dụng luật và các qui định (Larissa-Margareta và cộng sự (2012).
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và phát triển theo chiều hướng này để phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ của người nộp thuế, vì lẽ những yếu tố này
có tầm quan trọng lớn trong việc thu, quản lý thuế, chi tiêu và cung cấp dịch vụ công
của nhà nước.
Vấn đề tuân thủ thuế là một trong những vấn đề đã xuất hiện và nghiên cứu từ rất
lâu kể từ khi có sự xuất hiện của thuế. Tại các quốc gia trên thế giới việc mơ tả, quan
sát và phân tích những mẫu hình khơng tn thủ thuế hiện có và sau cùng là tìm cách
để làm giảm bớt hành vi này là điều rất quan trọng. Kinh tế học về hành vi tuân thủ

thuế có thể tiếp cận theo nhiều quan điểm khác nhau: nó có thể được xem là một vấn
đề tài chính cơng, cưỡng chế thi hành luật, thiết kế và tổ chức hệ thống thuế, cung ứng
lao động, hoặc đạo đức, hoặc kết hợp cả những điều này (Andreoni và cộng sự, 1998).
Theo lý luận của các tác giả này thì dưới góc độ tài chính cơng, tn thủ thuế là
cầu nối giữa công bằng, hiệu lực và phạm vi ảnh hưởng. Một người giàu có thể có hành


2

vi né tránh thuế có hệ thống một số tiền thuế của họ cao hơn nhiều so với người nghèo,
khi đó hệ thống thuế có hiệu lực sẽ ít cơng bằng hơn là hệ thống luật pháp. Hơn nữa,
hành vi né tránh thuế làm phức tạp thêm các những ảnh hưởng bị bóp méo của thuế.
Những hành vi lừa dối cũng ảnh hưởng đến mức độ ảnh hưởng của thuế bởi vì những
người né tránh phần thuế của họ, ví dụ như những người có cơng việc tự làm, sẽ đóng
ít thuế.
Cưỡng chế thi hành thuế là vấn về luật pháp. Những câu hỏi đặt ra về những
ảnh hưởng của các biện pháp ngăn cản liên quan đến các hình phạt và khả năng bị phát
hiện là hai điều quan trọng trong nghiên cứu học thuật về tuân thủ thuế và cưỡng chế
thi hành. Tuy nhiên, khác với những cách cưỡng chế khác về thi hành luật, thì ngay từ
lúc đầu thì cơ quan thuế khơng xem người né tránh thuế là tội phạm, mà chỉ tiến hành
xem xét lại các hồ sơ khai báo thuế đểm tìm ra những vấn đề nào không tuân thủ. Điều
này đưa đến nhiều sự khác biệt quan trọng trong nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm
về tuân thủ thuế. Cưỡng chế về mặt luật pháp cũng đưa đến những thách thức về mặt tổ
chức. Việc thiết kế xây dựng một tổ chức để cưỡng chế thi hành có rất nhiều điểm
giống nhau với nguyên lý cổ điển về vấn đề người ủy quyền- người thừa hành
(principle agent problem). Làm thế nào một nhà cầm quyền có thể - với khả năng
khơng hồn hảo - thiết kế hệ thống thuế, kiểm tra, và khung hình phạt đáp ứng được
với những mục tiêu về ngân sách? Câu hỏi này có thể được chất vấn trong nhiều cách
khác nhau với sự phối hợp giữa những giả định về thông tin, sự dấn thân, và mục tiêu
của những nhà quản lý về thuế. Những câu hỏi này khá phức tạp, nhưng rất quan trọng

đối với lý thuyết và chính sách.
Tn thủ thuế cũng có liên quan đến hành vi của thị trường lao động. Sự thật là
những nghề nghiệp khác nhau thì có những khả năng và mức độ né tránh thuế khác
nhau, hoặc hành vi né tránh thuế có liên quan đến mức tiền cơng hay khoản thuế phải
đóng cho từng nhóm, có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp, đầu tư nguồn
nhân lực, và cung ứng trong thị trường lao động. Sau cùng, nghiên cứu về hành vi tuân
thủ thuế đưa đến nhiều vấn đề khác về kinh tế học hành vi.


3

Các nhà kinh tế theo truyền thống thường mơ hình hóa hành động né tránh thuế
như thể đưa thêm một tài sản khá rủi ro hơn vào trong danh mục đầu tư của các hộ gia
đình. Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình/ tổ chức (người nộp thuế) đã tuân thủ ở mức cao
hơn so với dự đoán theo cách tiếp cận này. Vì thế, các nhà kinh tế đã nắm bắt các kết
quả nghiên cứu từ các lãnh vực khoa học xã hội khác mà những kết quả này có thể giải
thích được mức độ tuân thủ của người nộp thuế, ví dụ như quan niệm về đạo đức,
chuẩn mực xã hội, trách nhiệm xã hội mà họ thấy cần thiết phải đóng phần thuế của
mình.
Andreoni và cộng sự (1998) đã thực hiện tổng quan các nghiên cứu cho thấy
rằng trong hơn 15 năm qua có cả một làn sóng nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế trên
phạm vi tồn cầu, làm phong phú thêm nhiều về các mơ hình, các yếu tố ảnh hưởng
đến hành vi tuân thù thuế, và những kinh nghiệm thực tiển cho các nhà làm chính sách
và quản lý thuế.
1.1.2 Sự cần thiết trong bối cảnh Việt Nam và An Giang
Thuế thu nhập doanh nghiệp thu trên thu nhập của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi
những chi phí để tạo ra thu nhập trong mỗi kỳ tính thuế, số thuế cao hay thấp tác động
trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, việc tính thuế cần dựa vào các
chuẩn mực kế tốn, gắn với các quy chế quản lý tài chính của mỗi doanh nghiệp, quyết
toán thuế ...

Mặt khác việc đánh thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm từng bước thu hẹp sự
phân biệt giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, giữa doanh nghiệp nhà nước
với doanh nghiệp tư nhân, đảm bảo trong sản sản xuất kinh doanh phù hợp với chủ
trương phát triển kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.
Vì vậy, thuế thu nhập doanh nghiệp có ý nghĩa như một công cụ giúp doanh
nghiệp tăng cường công tác quản lý nội bộ cũng như xác định chiến lược kinh doanh
trong từng thời kỳ.


4

Ngành thuế Việt Nam đã và đang thực hiện , cơ chế quản lý thuế mới, người nộp
thuế tự khai, tự nộp thuế tự tính tốn số thuế phải nộp, tự nộp thuế cho ngân sách nhà
nước (NSNN) theo đúng thời hạn luật quy định và tự chịu trách nhiệm về việc kê khai,
nộp thuế của mình; cơ quan quản lý thuế không can thiệp trực tiếp vào việc kê khai,
nộp thuế của doanh nghiệp trừ trường hợp phát hiện ra các sai sót, vi phạm hoặc có dấu
hiệu khơng tuân thủ thuế. Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp tuân thủ thuế kém
cùng với năng lực quản lý của cơ quan thuế cũng yếu kém, không thể phát hiện các
hành vi gian lận thuế của doanh nghiệp, cơ chế tự khai tự nộp sẽ không phát huy được
hiệu quả. Chính vì vậy, nền tảng của quản lý thuế hiện đại hướng đến và phát huy cao
nhất tính tự giác tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.
Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh
An Giang nói riêng phải đối mặt với một trong những thách thức lớn là làm thế nào để
thu đúng, thu đủ, hạn chế thất thoát nguồn thu thuế, qua đó nâng cao mức độ tuân thủ
thuế của doanh nghiệp. Mức tuân thủ thuế thấp sẽ làm giảm nguồn thu, ảnh hưởng đến
việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và địa phương, làm
cho hệ thống thuế có xu hướng trở nên méo mó và mất đi tính cơng bằng.
Tại địa bàn tỉnh Anh Giang, theo báo cáo sơ kết của Cục thuế về tình hình thực hiện
nhiệm vụ cơng tác thuế 9 tháng đầu năm 2016 cho thấy các bộ phận chức năng đã phối
hợp các cơ quan truyền thông địa phương (báo, đài) và qua cổng thông tin điện tử để tuyên

truyền, phản ảnh kịp thời công tác thuế tại địa phương và phổ biến chính sách pháp luật
thuế mới ban hành. Tiếp tục tuyên truyền vận động DN thực hiện nộp thuế điện tử;
tuyên truyền cho NNT nâng cao hiểu biết về vai trò của Hội đồng tư vấn thuế xã,
phường trong hoạt động tư vấn về mức thuế của hộ KD nhằm bảo đảm pháp luật thuế
được thực hiện cơng bằng, hợp lý, khắc phục tình trạng NNT thương lượng với CB
thuế về mức thuế phải nộp…. Tuy nhiên, theo báo cáo của Cục Thuế An Giang (2015)
thì “từ năm 2010 đến nay tính tuân thủ thuế của doanh nghiệp có tăng lên nhưng tình


5

trạng gian lận, né tránh, vi phạm về thuế TNDN vẫn còn diễn biến phức tạp với nhiều
vụ việc và giá trị vi phạm có xu hướng ngày càng tăng”.
Mặc dù đã có nhiều nổ lực vận động, tuyên truyền, cung cấp thông tin và những
dịch vụ tư vấn thuế, vấn đề đặt ra là những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc tuân thủ
thuế TNDN của doanh nghiệp tại địa bàn do Cục Thuế An Giang quản lý để từ đó có
cách ứng xử phù hợp, hiệu quả trong thực tiễn điều hành quản lý thuế của Cục Thuế
An Giang. Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế
TNDN của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu là cơ sở thực tiễn góp phần hồn thiện
chính sách, pháp luật về thuế; tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người nộp thuế trong
việc thực hiện tuân thủ pháp luật thuế TNDN. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài
“Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp
tại Cục Thuế An Giang” để nghiên cứu và viết luận văn thạc sỹ.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài thực hiện nhằm khảo sát và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân
thủ thuế TNDN của doanh nghiệp tại địa bàn quản lý của Cục Thuế An Giang. Trên cơ
sở đó, đề xuất các gợi ý chính sách nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế TNDN trên tinh
thần tự nguyện của các doanh nghiệp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Xác định các yếu tố ảnh hưởng của từng yếu tố đến sự tuân thủ thuế
của doanh nghiệp thông qua thang đo được xây dựng về tuân thủ thuế TNDN của
doanh nghiệp tại Cục Thuế An Giang.
Mục tiêu 2: Đề xuất những giải pháp để nâng cao nhằm nâng cao tính tuân thủ
thuế TNDN của doanh nghiệp tại địa bàn quản lý của Cục Thuế An Giang
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu


6

Câu hỏi 1: Các yếu tố nào tác động đến việc tuân thủ thuế TNDN của các doanh
nghiệp tại Cục Thuế AN Giang?
Câu hỏi 2: Cần thực hiện những giải pháp gì để nâng cao tính tn thủ thuế
TNDN của doanh nghiệp tại địa bàn quản lý của Cục Thuế An Giang?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố tác động đến việc tuân thủ thuế
TNDN của các doanh nghiệp tại Cục Thuế An Giang.
Phạm vi không gian: địa bàn nghiên cứu thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế An
Giang là 11huyện, thị, thành phố. Trong khuôn khổ giới hạn về thời gian, đề tài chỉ
thực hiện khảo sát nghiên cứu đối với các doanh nghiệp trên phạm vi quản lý của Cục
thuế An Giang, Thành phố Long Xuyên, Chi cục Châu Đốc và Chi cục Tân Châu
Phạm vi về thời gian: các dữ liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được giới hạn
trong khoảng thời gian 05 năm từ năm 2011 đến năm 2015. Số liệu sơ cấp được thu
thập trong cuộc khảo sát vào khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 9/2016.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Số liệu sơ cấp là nguồn số liệu chính được sử dụng trong phân tích của đề tài,
được thu thập quan cuộc khảo sát các doanh nghiệp, thông qua bảng câu hỏi.
Bảng phỏng vấn được trích lọc từ tham khảo các nghiên cứu liên quan trước
đây, dịch sang tiếng Việt, tham khảo ý kiến chuyên gia và một số đại diện doanh
nghiệp kinh doanh nội địa trên địa bàn Cục Thuế An Giang, và giảng viên hướng dẫn.

Trên cơ sở đó, bổ sung và hồn chỉnh các câu hỏi (biến quan sát) trong các thang đo, và
hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát.
Thu thập số liệu chính thức thơng qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi đã định sẳn.
Phương pháp chọn mẫu là phương pháp phi xác xuất, theo hạn ngạnh. Số lượng là 40
quan sát (doanh nghiệp) trên 4 địa bàn của tỉnh. Tổng số lượng quan sát của mẫu khảo


7

sát theo thiết kế ban đầu là 160 quan sát (n= 160). Phiếu khảo sát được cán bộ phỏng
vấn gửi xuống doanh nghiệp và hướng dẫn cách trả lời.
Kỹ thuật phân tích chính được áp dụng trong đề tài là thống kê mô tả bao gồm
các đại lượng thống kê: số trung bình, tối đa, tối thiểu; phân phối tần số; bảng phân tích
chéo; so sánh hai hoặc nhiều số trung bình; và các kiểm định t, F, Chi bình phương và
Cronbach Anpha.
Chi tiết của phương pháp hực hiện nghiên cứu, thiết kế mẫu, cách thức phân tích
được trình bày trong chương 3.
1.5. Kết cấu của luận văn
Các nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài được báo cáo trong luận văn này được
kết cấu thành 5 chương chi tiết như sau:
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.5 Kết câu luân văn
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỂN
2.1
2.2
2.3

2.4
2.5

Tổng quan về tình hình nhiệm vụ cơng tác thuế tại An Giang
Khái niệm liên quan đến tuân thủ thuế
Lý thuyết và mơ hình tn thủ thuế
Các u tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế
Các khung ph6n tích về các yếu tố tuân thủ thuế

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
3.1 Mơ hình nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế
3.2 Số liệu và thiết kế bảng phỏng vấn để thu thập số liệu
3.3 Định nghĩa các yếu tố, biến số quan sát
3.4 Thiết kế chọn mẫu khảo sát và thực hiện phỏng vấn
3.5 Phương pháp phân tích
CHƯƠNG 4: HÀNH VI TUÂN THỦ CỦA DOANH NGHIỆP
4.1 Thông tin chung về mẫu khảo sát


8

4.2 Ý kiến của doanh nghiệp về thuế suất
4.3 Kiểm tra thuế của cơ quan thuế
4.4 Hình phạt, mức phạt
4.5 Tình trạng tài chính của doanh nghiệp và tn thủ thuế
4.6 Kiến thức thuế của doanh nghiệp vào làm việc của cơ quan thuế
4.7 Mức độ đơn giãn các thủ tục kê khai thuế
4.8 Nhận thức về đạo đức của cơng dân trên khía cạnh thuế
4.9 Niềm tin vào hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế
4.10 Tính cơng bằng của hệ thống thuế

4.11 Nhận thức về chi tiêu ngân sách nhà nước
4.12 Hành vi né tránh thuế/tuân thủ thuế
4.13 Tầm quan trọng cuả các chiến lược cải thiện việc tuân thủ thuế
4.14 Mức độ ảnh hưởng của các động lực của hành vi tuân thủ thuế
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP
5.1 Kết luận
5.2 Giải pháp
5.3 Hạn chế


9

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỂN
Nội dung chính của chương 2 trình bày lược khảo những vấn đề về cơ sở lý
thuyết và thực tiển về hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Phần thứ nhất giới thiệu
sơ lược về cục thuế và tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác thuế tại tỉnh An Giang.
Phần thứ 2 trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu liên quan đến
các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế .
2.1 Tổng quan về tình hình thực hiện nhiệm vụ cơng tác thuế tại An Giang
2.2.1 Khái quát quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của Cục Thuế tỉnh An
Giang
Cục Thuế tỉnh An Giang là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, thực hiện chức
năng, nhiệm vụ theo quy định tại Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế.
Cục Thuế tỉnh An Giang đã được thành lập theo Quyết định số 314
TC/QĐ/TCCB ngày 21/8/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở hợp nhất từ 3 tổ
chức thu của tỉnh: Phòng thu quốc doanh, Chi cục Thuế cơng thương nghiệp, Phịng
thuế nơng nghiệp, và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/10/1990. Hiện tại, Cục
Thuế có 23 đơn vị thuộc và trực thuộc, gồm 12 Phòng chức năng và 11 Chi cục Thuế

các huyện, thị xã, thành phố với 96 Đội thuế; với tổng số nhân sự là 751 người, trong
đó 685 biên chế và 66 HĐLĐ.
Cục thuế có 4 chức năng chính chun mơn hóa là: tuyên truyền và hỗ trợ NNT,
quản lý kê khai và kế toán thuế, quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế, thanh tra và kiểm
tra thuế. Nếu như năm 1990, số thu nội địa về thuế trên địa bàn chỉ từ 80 tỷ đồng thì
đến năm 2015 đã tăng 70 lần với 5.518 tỷ đồng cho NSNN, hoàn thành dự tốn được
Bộ Tài chính, HĐND tỉnh giao hàng năm. Ngành Thuế An Giang đã được tặng thưởng


10

nhiều danh hiệu thi đua, khen thưởng cao quý, trong đó tiêu biểu nhất là được Chủ tịch
nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới vào năm 2005.

Hình 2.1: Thu ngân sách nhà nước tại Cục thuế An Giang, 1990-2015
Về nguồn nhân lực, lãnh đạo ngành Thuế An Giang đã xác định cá nhân công
chức thuế là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của tổ chức, do
đó đã ln quan tâm chăm lo đào tạo nguồn nhân lực cho ngành, vì vậy đến nay, chất
lượng của đội ngũ cơng chức đã ngày càng được nâng cao. Nếu năm 1990, số cơng
chức được đào tạo có trình độ trung cấp trở lên chỉ đạt 15% thì đến nay con số này là
87%, trong đó gần 70% có trình độ đại học, cao đẳng trở lên.

Hình 2.1: Nguồn nhân lực tại Cục thuế An Giang, tính đến 31/12/2015


11

2.2.2 Tình hình thực hiện nhiệm vụ cơng tác thuế 9 tháng đầu năm 2016
Kết quả thu ngân sách nhà nước bao gồm tổng thu thuế, phí lệ phí và các khoản
thu khác ngân sách do ngành Thuế thu được theo chỉ tiêu UBND tỉnh tổng thu là 3.819

tỷ đồng, đạt 87% dự toán năm và bằng 99% so cùng kỳ. Trong năm 2016 khơng cịn
thu khoản thu viện phí, 9 tháng đầu năm 2015 khoản thu viện phí là 527 tỷ đồng. Nếu
loại trừ yếu tố này thì tổng thu NS trong 9 tháng đầu năm 2016 tăng 14% so với cùng
kỳ năm 2015.
Khu vực CTN và dịch vụ NQD: thực hiện 606 tỷ đồng, đạt 73% so dự toán năm
và bằng 106% so cùng kỳ. Nguồn thu này đạt thấp là do các doanh nghiệp NQD của
tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh doanh trong lĩnh vực chế biến nơng thủy
sản, tình hình sản xuất kinh doanh của đa số doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn.
Cơng tác tun truyền hỗ trợ người nộp thuế: phối hợp các cơ quan truyền thông
địa phương (báo, đài) và qua cổng thông tin điện để tuyên truyền, phản ảnh kịp thời công
tác thuế tại địa phương và phổ biến chính sách pháp luật thuế mới ban hành. Tiếp tục duy
trì tuyên truyền vận động DN thực hiện nộp thuế điện tử; tuyên truyền cho NNT nâng
cao hiểu biết về vai trò của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường trong hoạt động tư vấn về
mức thuế của hộ KD.
Thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan thuế và cơ chế “một cửa liên thông” phối
hợp cơ quan cấp đăng ký kinh doanh và quản lý đất đai tiếp tục duy trì được kết quả tốt,
giúp các tổ chức, cá nhân giải quyết nhanh chóng TTHC trong lĩnh vực thành lập doanh
nghiệp và xác định nghĩa vụ tài chính liên quan đất đai. Trong 9 tháng tồn ngành đã tiếp
nhận và giải quyết 45.786 TTHC cho NNT.
Công tác quản lý đối tượng nộp thuế: thường xuyên kiểm tra, rà sốt các trường
hợp thực tế có kinh doanh nhưng không đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế để
đưa vào diện quản lý kê khai thuế. Qua 9 tháng đầu năm 2016 đã cấp mới cho 18.381
đơn vị và cá nhân đăng ký thuế. Đồng thời, đã thực hiện đóng MST: 3.459 mã số thuế;
trong đó: 383 Cơng ty, doanh nghiệp, 96 đơn vị sự nghiệp; 2.980 hộ kinh doanh cá thể. Đến


12

nay toàn ngành đang quản lý 1.019.596 mã số thuế. Trong đó: 5.475 Cơng ty, doanh
nghiệp, hợp tác xã (bao gồm: 87 doanh nghiệp nhà nước và CN, 24 doanh nghiệp đầu tư

nước ngoài, 2.957 Cty TNHH, 451 Cty cổ phần, 1.710 doanh nghiệp tư nhân, 12 tổ chức
kinh tế chính trị, 136 hợp tác xã, 96 đơn vị khác, 01 doanh nghiệp liên doanh nước ngoài);
1.723 đơn vị sự nghiệp; 3 tổ hợp tác; 43.535 hộ kinh doanh cá thể; 657.517 MST cá nhân,
311.343 đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Công tác kê khai thuế: ngay từ đầu năm, Cục Thuế đã ban hành công văn hướng
dẫn các Chi cục Thuế triển khai công tác kê khai, trong đó u cầu rà sốt lại nghĩa vụ
kê khai của NNT, xác định lại từng trường hợp phải nộp hồ sơ để đăng ký vào Hệ
thống TMS theo đúng quy định. Qua 9 tháng có 43.786 lượt tờ khai thuế đã nộp đạt
97,2% số tờ khai phải nộp, số tờ khai nộp đúng hạn 40.545 lượt tờ khai, đạt 92,6% số
lượt tờ khai đã nộp.
Cơng tác hồn thuế: cơng tác hồn thuế đã thực hiện nhanh chóng, kịp thời theo
đúng quy định của Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung và thực hiện giải quyết hoàn
thuế theo Thơng tư 99/2016/TT-BTC, thực hiện việc giám sát hồn thuế dúng theo quy
định. Từ đầu năm đến nay đã hoàn thuế cho 618 hồ sơ của 568 người nộp thuế.
Công tác thanh tra thuế: được tập trung triển khai ngay từ đầu và thực hiện
chuyên sâu bằng công tác phân tích rủi ro để chọn lọc nội dung thanh tra có trọng tâm,
trọng điểm. Từ đó đã khai thác nguồn thu, chống thất thu ngân sách, qua thanh tra phát
hiện các hành vi vi phạm để kịp thời chấn chỉnh và kiến nghị xử lý đúng quy định pháp
luật, kết quả thanh tra được nhập ứng dụng TTR kịp thời, đầy đủ. Kết quả thực hiện 9
tháng đầu năm: đã thanh tra 45/65 đơn vị đạt 70% kế hoạch do Tổng cục Thuế giao
Công tác kiểm tra thuế: để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thanh tra,
kiểm tra, giám sát thuế, triển khai tốt các chuyên đề chống thất thu thuế trên địa bàn,
trong năm Cục Thuế cũng đã tổ chức 02 Hội nghị về công tác thanh tra, kiểm tra thuế,
qua đó để cán bộ, cơng chức làm công tác thanh tra, kiểm tra trao đổi, học tập kinh


13

nghiệm để nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng nghiệp vụ phục vụ cho công tác
thanh tra, kiểm tra ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về cải thiện
môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Nghị quyết số 01/NQ-CP
ngày 07/01/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều
hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2016.
- Triển khai, phổ biến các Luật thuế mới sửa đổi, bổ sung và các văn bản hướng
dẫn thi hành kịp thời đến người nộp thuế và công chức thuế, đảm bảo đầy đủ mọi quyền
lợi của người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
- Tiếp tục thực hiện tốt cơng tác cải cách thủ tục hành chính thuế theo tinh thần chỉ
đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục thuế trong hai năm 2016-2017, định hướng
đến năm 2020.
- Cục Thuế đã tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh tiếp tục duy trì Ban Chỉ đạo
chống thất thu và thu hồi nợ đọng thuế cấp tỉnh năm 2016. Đồng thời, UBND tỉnh đã
chỉ đạo UBND các huyện, thị xã và thành phố thành lập Ban Chỉ đạo chống thất thu
ngân sách và đôn đốc thu hồi nợ đọng do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng Ban.
- Thực hiện nghiêm túc tinh thần chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế về
việc tăng cường và kiểm sốt chặt chẽ việc hoàn thuế GTGT đặc biệt đối với các doanh
nghiệp có rủi ro cao về thuế. Cục Thuế thực hiện phối hợp với các ngành chức năng
như Hải quan, Công an trong công tác kiểm tra, giải quyết hoàn thuế.
2.2 Khái niệm liên quan đến tuân thủ thuế
2.2.1.1. Thuế và quản lý thuế
Thuế là một bộ phận của cải xã hội được tập trung vào ngân sách nhà nước
(NSNN), theo đó các thể nhân, pháp nhân phải chuyển giao bắt buộc một phần của cải
của mình cho nhà nước mà không gắn bất kỳ sự ràng buộc nào về sự hồn trả lợi ích
tương quan với số thuế đã nộp nhằm trang trải các chi phí duy trì sự tồn tại, hoạt động


14

của bộ máy nhà nước và chi phí cơng cộng, đem lại lợi ích chung cho cộng đồng (Tổng
Cục thuế, Tài liệu nội bộ, 2009). Như vậy, thuế là hình thức phân phối lại một phần

nguồn tài chính của xã hội, khơng mang tính hồn trả trực tiếp cho người nộp. Do đó,
tại thời điểm nộp thuế, người nộp thuế khơng được hưởng bất kỳ một lợi ích nào mà
xem như đó là trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước. Nói cách khác thuế có thể
được hiểu là khoản đóng góp theo luật định của mỗi tổ chức, cá nhân đối với nhà nước,
khơng hồn trả trực tiếp ngang giá, nhưng được dùng để trang trải các chi phí vì lợi ích
chung của tồn dân như quốc phịng, an ninh, giao thơng, giáo dục, y tế, mang tính
cưỡng chế và được thiết lập theo nguyên tắc luật định
Tại các quốc gia, người dân, tổ chức có trách nhiệm phải nộp thuế vì nhiều lý do
khác nhau. Thứ nhất, thuế là nguồn thu quan trọng nhất để nhà nước phân phối lại tổng
sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, là một cơng cụ quan trọng góp phần tích cực
giảm bội chi ngân sách, giảm lạm phát, từng bước góp phần ổn định trật tự xã hội, an
ninh quốc phòng và phát triển kinh tế bền vững. Thứ hai là thuế góp phần điều chỉnh
nền kinh tế vì thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và thu nhập. Vì vậy căn cứ vào
tình hình cụ thể, nhà nước sử dụng công cụ thuế để chủ động điều hành nền kinh tế.
Thứ ba là thuế góp phần bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng
xã hội. Hệ thống thuế được áp dụng thống nhất giữ các ngành nghề, các thành phần
kinh tế, các tầng lớp dân cư góp phần bảo đảm sự bình đẳng và cơng bằng xã hội.
Người có thu nhập cao phải đóng thuế nhiều hơn người có thu nhập thấp. Đồng thời, từ
nguồn tiền thu từ thuế, nhà nước đã sử dụng để phát triển các dịch vụ công cộng nhằm
nâng cao đời sống của nhân dân như dịch vụ y tế, giao thông, thủy lợi...
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu đánh trên phần thu
nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp lý, hợp pháp liên quan đến thu nhập của đối
tượng nộp thuế. Theo Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thì người nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế thu


15

nhập doanh nghiệp có thể được xem là loại thuế bổ sung hay loại thuế thu trước hoặc

thu gộp của thuế thu nhập cá nhân để tránh tình trạng thất thu và giảm bớt đầu mối thu.
Quản lý thuế là quá trình thực thi các chức năng đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp
thuế, ấn định thuế, quản lý hoàn thuế, giảm thuế, miễn thuế; quản lý xóa nợ tiền thuế,
tiền phạt; quản lý thông tin về người nộp thuế, kiểm tra, thanh tra, cưỡng chế thi hành
các quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật thuế và giải quyết khiếu nại tố
cáo về thuế (Luật quản lý thuế Việt Nam, 2006).
Theo Điều 4 của Luật thì nguyên tắc của quản lý thuế là: 1) Thuế là nguồn thu
chủ yếu của ngân sách nhà nước. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và
quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia
quản lý thuế; 2) Việc quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật này và các
quy định khác của pháp luật có liên quan; và 3) Việc quản lý thuế phải bảo đảm cơng
khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
Đối với cơ quan thuế việc kiểm soát và thu thuế thu nhập doanh nghiệp thuận lợi
hơn so với việc kiểm sốt và thu thuế của từng cá nhân. Vì vậy, việc đánh thuế thu
nhập doanh nghiệp trước khi các thu nhập này được phân phối cho các cá nhân góp
vốn vừa giảm thiểu đầu mối quản lý thu thuế, vừa có thể hạn chế thất thu thuế Thu
nhập cá nhân do thiếu khả năng kiểm soát chặt chẽ.
Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều đã chuyển đổi cơ chế quản lý thuế là
tự khai - tự nộp. Đặc điểm của cơ chế này là người nộp thuế tự xác nhận số tiền thuế
phải nộp và tự nộp số tiền đó. Người nộp thuế phải chịu trách nhiệm về việc kê khai và
nộp thuế của mình. Cơ quan thuế có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra cơng việc kê khai
của người nộp thuế. Tại Việt Nam nguyên tắc kê khai và tính thuế theo Điều 30 của
Luật quản lý thuế 2006 như sau: 1) Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực,
đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ
các loại chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế; 2).


16

Người nộp thuế tự tính số thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản

lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ. Như vậy, hệ thống thuế tại Việt Nam
cũng tương tự đa số các nước là tự kê khai và tự nộp thuế.
2.2.1.2 Tuân thủ thuế
Theo định nghĩa trong mục 8, Điều 5 của Luật quản lý thuế 2016 thì hồn thành
nghĩa vụ nộp thuế là việc nộp đủ số tiền thuế phải nộp, số tiền phạt vi phạm pháp luật
về thuế. Tuy nhiên, khái niệm và tuân thủ thuế được phát triển và hiểu theo nhiều cách
khác nhau.
Theo James và Alley (1999) định nghĩa về tuân thủ thuế được hiểu theo cách đơn
giản nhất là mức độ mà người nộp thuế tuân thủ (hoặc không tuân thủ) theo những qui
định và luật thuế của một quốc gia. Tương tự như nhiều khái niệm khác, thì tn thủ
thuế có thể chỉ hạn hẹp từ cách tiếp cận cưỡng chế thi hành luật, đến những định nghĩa
khác rộng hơn về khía cạnh kinh tế, và đến sự tuân thủ các mục tiêu rộng hơn của xã
hội được thể hiện trong chính sách thuế của quốc gia.
Trên cách tiếp cận hẹp về luật của hành vi tn thủ thuế thì mức độ khơng tn
thủ được đo lường là thâm hụt tiền thu thuế. Nghĩa là sự khác biệt giữa tiền thuế thu
được và số tiền mà nếu 100 phần trăm người nộp thuế tuân thủ.Tuy nhiên, chủ yếu vẫn
tập trung vào hành vi né tránh thuế là điều quan trọng nhất trong định nghĩa về thâm
hụt tiền thuế.
Định nghĩa về thâm hụt thuế được cho là quá đơn giản về tính thực tiển của chính
sách thuế bởi vì việc quản lý thuế thành cơng địi hỏi người nộp thuế hợp tác với hệ
thống thuế hiện hành hơn là họ bị ép phải tuân theo những qui định bắt buộc về thuế
đối với họ. Yếu tố tự nguyện (voluntary) xuất hiện trong định nghĩa của Andreoni và
cộng sự (1998), các tác giả đã nhấn mạnh tuân thủ thuế là sự sẵn lòng của người nộp
thuế tuân theo pháp luật về thuế để đạt được trạng thái cân bằng ngân sách của một đất
nước, và bao gồm cả yếu tố thời gian. Định nghĩa này nêu được sự khác biệt cơ bản về


×