Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Mở rộng cho vay đóng tàu xuất khẩu tại chi nhánh ngân hàng phát triển hải phòng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.3 KB, 16 trang )

i

Mở đầu

Cùng với thu hút đầu đầu tư nước ngoài, xuất khẩu là một trong những
động lực quan trọng đẩy sự tăng trưởng và phát triển của một nền kinh tế.
Nhận thức rõ về tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu, trong những năm
qua và trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã và đang
có nhiều chính sách khuyến khích xuất khẩu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp
xuất khẩu trong nước có khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. Một trong
những chính sách đó phải kể đến chính sách tín dụng xuất khẩu được thực
hiện thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Với tư cách là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Phát triển Việt Nam đóng
trên địa bàn thành phố, Chi nhánh NHPT Hải Phịng có chức năng nhiệm vụ
huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong nước, nước ngồi để thực hiện
các chính sách Tín dụng đầu tư phát triển và Tín dụng xuất khẩu của Nhà
nước. Chính vì vậy, để quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn dành cho
hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng xuất khẩu trên địa bàn
thành phố Hải Phịng nói riêng thì vấn đề đặt ra đối với Chi nhánh là cần phải
mở rộng tín dụng xuất khẩu một cách an toàn và hiệu quả. Sự mở rộng đó tập
trung chủ yếu vào ngành mũi nhọn và mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu
lớn cho đất nước cũng như cho thành phố, đó là xuất khẩu mặt hàng tàu biển.
Là một cán bộ tín dụng thực thi chính sách của Nhà nước với mong
muốn đóng góp một phần vào sự nghiệp phát triển của ngành, phát triển kinh
tế xã hội của đất nước và của thành phố Hải Phịng, tơi đã chọn nghiên cứu đề
tài “ Mở rộng cho vay đóng tàu xuất khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng Phát
triển Hải Phòng”.


ii


Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng
Phát triển
1.1. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của Ngân hàng Phát triển
- Khái niệm: Ngân hàng Phát triển là một tổ chức tín dụng mà hoạt
động chủ yếu nhằm tài trợ có hiệu quả cho các chương trình phát triển kinh tế
do Chính phủ hoạch định.
- Đặc trưng: Chính phủ đảm bảo khả năng thanh tốn, được miễn nộp
thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước. Hoạt động của Ngân hàng Phát
triển khơng vì mục đích lợi nhuận và thực hiện trên cơ sở chương trình ưu đãi
của Chính phủ và các dịch vụ khác cho các đối tượng ưu tiên và có trọng
điểm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
1.1.2. Hoạt động của Ngân hàng Phát triển
1.1.2.1. Huy động và quản lý vốn
+ Huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế trên thị trường, phát
hành trái phiếu Chính phủ.
+ Quản lý nguồn vốn với phương châm tìm kiếm và thực hiện các biện
pháp gia tăng quy mô nguồn vốn với lãi suất thấp, kỳ hạn dài và ổn định.
1.1.2.2. Sử dụng vốn
+ Tài trợ theo dự án đầu tư phát triển đã được chỉ định trước của chủ tài
trợ, cho vay theo đối tượng ưu tiên, có thể tài trợ độc lập hoặc đồng tài trợ,
bảo lãnh tín dụng đầu tư...
+ Tài trợ cho các dự án xuất khẩu, quản lý và cho vay các dự án ODA
ra nước ngoài,..
+ Tài trợ cho các doanh nghiệp trả lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất
nghiệp cho các lao động bị mất việc làm do suy giảm kinh tế.
+ Bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại.
1.1.2.3. Các hoạt động khác



iii

Cung cấp các dịch vụ thanh toán, tư vấn cho doanh nghiệp, cung cấp
thông tin và các dịch vụ thu nợ khó địi...
1.2. Những vấn đề cơ bản về TDXK của Ngân hàng Phát triển
1.2.1. Khái niệm và vai trò của tín dụng xuất khẩu
1.2.1.1. Khái niệm: Tín dụng xuất khẩu là khoản tín dụng mà Ngân
hàng dành cho các nhà xuất khẩu/nhập khẩu để thực hiện nghĩa vụ thanh tốn
phát sinh trong q trình sản xuất kinh doanh và lưu thơng hàng hố, giúp các
doanh nghiệp có khả năng hoàn thành các hợp đồng ngoại thương đã ký.
1.2.1.2. Vai trị của tín dụng xuất khẩu
- Khuyến khích những mặt hàng xuất khẩu chiến lược
- Chia sẻ và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thương mại quốc tế
- Thực hiện chính sách đối ngoại của Chính phủ
1.2.2. Các hình thức TDXK
1.2.2.1. Cho vay xuất khẩu
* Đặc trưng của cho vay xuất khẩu: Cho vay xuất khẩu khơng vì lợi
nhuận; Đối tượng cho vay được chọn lọc và hạn chế; Cơ chế cho vay ưu đãi
hơn các hình thức cho vay thông thường.
* Phân loại
- Theo thời hạn cho vay: Cho vay xuất khẩu ngắn hạn và cho vay xuất
khẩu trung dài hạn.
- Theo đối tượng được cung cấp khoản vay: Khoản vay dành cho người
bán và khoản vay dành cho người mua.
- Theo giao dịch xuất khẩu: Cho vay trước khi giao hàng và cho vay
sau khi giao hàng.
1.2.2.2. Bảo lãnh xuất khẩu
Bảo lãnh là cam kết của người bảo lãnh thơng thường là một ngân hàng
với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh, người thụ hưởng) về việc thực hiện
nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không



iv

thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo
lãnh.
1.2.3. Các quy tắc quốc tế phải tuân thủ trong hoạt động tín dụng
xuất khẩu
1.2.3.1. Các nguyên tắc và trợ cấp theo quy định của tổ chức thương
mại thế giới (WTO)
* Định nghĩa về trợ cấp: Một trợ cấp được cho là có thật nếu nó đóng
góp về mặt tài chính của Chính phủ hay bất cứ cơ quan Nhà nước nào hoặc
bất kỳ hình thức trợ cấp thu nhập hay trợ cấp giá nào theo tinh thần Điều 16
của Hiệp định GATT năm 1994 (mục trợ cấp), dẫn đến việc xuất hiện các lợi
ích được ban tặng từ hành động đó.
* Ba loại trợ cấp: Những loại trợ cấp bị cấm; Những trợ cấp có thể bị
kiện; Trợ cấp khơng bị kiện.
1.2.3.2. Cơ chế của OECD về tín dụng xuất khẩu được hỗ trợ chính
thức và liên minh Berne
* Hiệp định về tín dụng xuất khẩu của OECD: Hiệp định này được áp
dụng vào tháng 4/1978. Đó là sự thoả thuận khơng chính thức giữa các thành
viên tham dự và đây không phải là luật chính thức của OECD.
* Liên minh Berne (Liên minh quốc tế của các nhà bảo hiểm tín dụng
và đầu tư): Các thoả thuận chung của liên minh gồm 7 lĩnh vực về hàng hố
và dịch vụ, trong đó liên quan tới: Thời điểm nhận nợ, thời hạn tín dụng,
phương thức trả bằng tiền mặt; phương thức thanh toán dần.
1.3. Mở rộng TDXK tại Ngân hàng Phát triển
1.3.1. Quan niệm về mở rộng tín dụng xuất khẩu
Theo quan điểm truyền thống, mở rộng một hoạt động nào đó là sự gia
tăng về lượng và quy mơ hoạt động.

1.3.2. Tiêu chí phản ánh mở rộng TDXK
- Tăng trưởng doanh số cho vay;


v

- Tăng số lượng khách hàng, doanh số cho vay, số lượng và giá trị hợp
đồng;
- Giảm tỷ lệ nợ quá hạn và lãi treo.
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng TDXK
- Chính sách xuất khẩu và Tín dụng xuất khẩu;
- Năng lực của Ngân hàng Phát triển;
- Đặc điểm kinh tế - chính trị - xã hội và nguồn lực xuất khẩu;
- Nhu cầu vay vốn của khách hàng;
- Tình hình tài chính của khách hàng và hiệu quả của phương án vay
vốn;
1.4. Hoạt động Tín dụng xuất khẩu tại một số nước Châu á và bài học cho
Việt Nam
1.4.1. Ngân hàng XNK Trung Quốc - Chinaeximbank
Ngân hàng XNK Trung Quốc là một tổ chức tài trợ chính sách, hoạt
động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Quốc vụ viện, được thành lập và hoạt
động từ năm 1994. Hoạt động theo nguyên tắc độc lập, tự bù đắp chi phí và
quản lý giống như một doanh nghiệp.
1.4.2. Ngân hàng XNK Thái Lan - Eximbank Thai
Ngân hàng xuất nhập khẩu Thái Lan (Eximbank Thai) là một tổ chức
thuộc Chính phủ Hồng Gia Thái Lan, hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp
của Bộ tài chính Thái Lan. Eximbank Thai được thành lập năm 1993 và hoạt
động theo luật Ngân hàng XNK Thái Lan.
1.4.3. Ngân hàng XNK Hàn Quốc - Keximbank
Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc - KEXIM là một tổ chức tài

chính của Chính phủ, được thành lập năm 1976 và hoạt động theo luật về
ngân hàng XNK Hàn Quốc. Mục tiêu hoạt động chủ yếu của KEXIM là thúc
đẩy phát triển kinh tế và tăng cường hợp tác kinh tế với nước ngoài.


vi

1.4.4. Bài học kinh nghiệm với Việt Nam
Chính phủ các nước đều coi trọng chính sách tài trợ cho xuất khẩu,
trong đó cơng cụ tín dụng tài trợ xuất khẩu đựơc sử dụng như một biện pháp
quan trọng trong tay Chính phủ để thúc đẩy xuất khẩu phát triển lâu dài và
bền vững.
Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay đóng tàu xuất khẩu tại Chi nhánh
NHPT Hải phịng giai đoạn 2006 - 2008
2.1. Giới thiệu về Chi nhánh NHPT hải phòng
Chi nhánh NHPT Hải Phòng là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Phát triển
Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 03/QĐ-NHPT ngày 01/07/2006
của Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
2.1.1. Bộ máy tổ chức của Chi nhánh NHPT Hải Phòng
Đứng đầu Chi nhánh là Giám đốc, 03 Phó giám đốc giúp việc và 07
phịng nghiệp vụ. Giám đốc và các Phó giám đốc Chi nhánh do Tổng giám
đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo quy chế quản lý cán bộ
của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
2.1.2. Các hoạt động nghiệp vụ chính
a. Công tác huy động vốn
Mặc dù lãi suất huy động của NHPT thấp hơn rất nhiều so với thị trường
nhưng doanh số huy động của Chi nhánh tăng lên qua các năm thể hiện Chi nhánh
đã rất nỗ lực trong cơng tác huy động vốn.
b. Cơng tác tín dụng
Chi nhánh NHPT Hải Phòng đã thực hiện tương đối đầy đủ các mặt

hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam với tốc độ tăng
trưởng nhanh qua các năm.
c. Công tác khác: Thực hiện uỷ thác cho vay đối với Quỹ đầu tư phát
triển Hải Phòng.


vii

2.2. Thực trạng mở rộng cho vay đóng tàu xuất khẩu tại Chi nhánh
NHPT hải phòng giai đoạn 2006-2008
2.2.1. Cơ sở pháp lý thực hiện nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu
Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về Tín
dụng đầu tư và Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Nghị định 106/2008/NĐCP ngày 19/9/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về Tín dụng đầu tư
và Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
2.2.2. Thủ tục và quy trình cho vay
Hiện tại, thực hiện theo quyết định số 39/QĐ-HĐQL ngày 31/8/2007
của Hội đồng quản lý Ngân hàng Phát triển V/v Ban hành Quy chế quản lý
vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và Quyết định số 105/QĐ-NHPT ngày
4/3/2008 của Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển V/v ban hành sổ tay tín
dụng xuất khẩu trong hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
2.2.3. Thực trạng mở rộng cho vay đóng tàu xuất khẩu tại Chi
nhánh NHPT Hải Phịng
Doanh số cho vay đóng tàu xuất khẩu của Chi nhánh năm 2007 đạt
5.515 triệu đồng, thấp nhất trong 3 năm là do trong năm 2007 Chi nhánh có
nợ quá hạn chưa xử lý được, vì vậy khơng được cho vay theo quy định của
Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Thị trường của các doanh nghiệp đóng tàu xuất khẩu chính là Châu Âu
và Châu á. Thị trường Châu Âu chiếm tới 85,46% và thị trường Châu á là
14,54%. Đây là 2 khu vực có đội tàu vận tải hàng hố rất phát triển, đặc biệt

là Châu Âu. Các quốc gia thuộc Châu Âu nhập khẩu tàu do Việt Nam đóng
gồm: Vương quốc Anh, Hà Lan, Đức, Hy Lạp, Italia. Các quốc gia thuộc
Châu á nhập khẩu tàu do Việt Nam đóng gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản.
So với 2006, kim ngạch xuất khẩu tàu biển của thành phố tăng gần
40%. Tuy nhiên năm 2008, kim ngạch xuất khẩu tàu biển của thành phố giảm
so với 2007. Nguyên nhân là tình hình kinh tế thế giới nói chung và nền kinh


viii

tế Việt Nam nói riêng trong năm này gặp rất nhiều khó khăn do cơn bão tài
chính gây ra. Hậu quả là giá cả vật tư đầu vào tăng, chi phí vốn tăng nên
doanh nghiệp khơng thể nhập khẩu vật tư, thiết bị đóng tàu do vậy việc thi
cơng tàu bị chậm tiến độ và phải kéo dài thời gian bàn giao tàu sang năm
2009.
Năm 2006, Chi nhánh mới chỉ cho vay được 01 doanh nghiệp đóng tàu
xuất khẩu đó là Tổng Công ty CNTT Nam Triệu với số vốn vay theo HĐTD
là 347.509 đồng. Đến năm 2008, có 05 doanh nghiệp đóng tàu xuất khẩu được
Chi nhánh cho vay gồm: Tổng Công ty CNTT Nam Triệu,Tổng Công ty
CNTT Bạch Đằng, Cơng ty đóng tàu Phà Rừng, Cơng ty CNTT Bến Kiền và
Công ty CNTT Thành Long với số vốn vay theo HĐTD là 1.730.211 đồng.
Chất lượng tín dụng đối với hoạt động cho vay đóng tàu xuất khẩu khá
tốt, việc thu nợ gốc lãi luôn đảm bảo không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn và
lãi treo. Điều này phản ánh ý thức trả nợ của các khách hàng vay vốn, chất
lượng thẩm định của các khoản vay và sự phối hợp của các Ngân hàng
Thương mại trong kiểm soát nguồn thu từ hợp đồng xuất khẩu là tương đối
tốt.
2.3. Đánh giá tình hình mở rộng cho vay ĐTXK tại Chi nhánh NHPT
hải phòng giai đoạn 2006-2008
2.3.1. Kết quả

- Thực hiện có hiệu quả chính sách Tín dụng xuất khẩu trong thời gian
qua.
- Kết quả cho vay đóng tàu xuất khẩu của Chi nhánh qua các năm so
với nhu cầu vay vốn TDXK thực tế của các doanh nghiệp đóng tàu cịn thấp.
- Việc mở rộng cho vay đóng tàu xuất khẩu của Chi nhánh là phù hợp
với chủ trương của Chính phủ, Thành phố, ngành về khuyến khích xuất khẩu
trong từng thời kỳ, góp phần quan trọng trong việc xử lý những khó khăn về
nguồn vốn cho các doanh nghiệp duy trì thị trường xuất khẩu truyền thống và
mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới.


ix

- Từng bước đã tháo gỡ cho doanh nghiệp về tài sản đảm bảo để đơn vị
có thể tiếp cận vay vốn theo nhu cầu thực tế của từng đơn vị.
- Đảm bảo thu nợ gốc, lãi 100% khơng có nợ khê đọng, nợ xấu.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
- Quy mơ cho vay cịn nhỏ;
- Đối tượng vay vốn hạn hẹp;
- Phương thức cho vay đơn điệu;
- Việc kiểm sốt dịng tiền đi, dịng tiền về gặp rất nhiều khó khăn;
- Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ cịn lỏng lẻo, khơng liên tục.
2.3.2.2. Ngun nhân
* Ngun nhân thuộc về Chi nhánh NHPT Hải Phịng
- Cơng tác khai thác và cung cấp thơng tin cịn yếu, thiếu;
- Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt trước, trong và sau khi cho vay đã thực
hiện nhưng chưa sâu;
- Số lượng, năng lực và trình độ cán bộ đặc biệt là bộ phận nghiệp vụ
hỗ trợ cho hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất khẩu đang thiếu và hạn chế;

- Cơng tác kiểm tra nội bộ cịn hạn chế;
* Ngun nhân khách quan
- Một số quy định chưa phù hợp trong thực tế, làm giảm hiệu quả của
hoạt động.
- Ngân hàng Phát triển mới đi vào hoạt động, tên tuổi và vị thế của
NHPT còn yếu trên thị trường quốc tế.
- Lãi suất cho vay và lãi suất huy động chưa thực sự phù hợp.
- NHPT chưa thực hiện thanh tốn quốc tế và thanh tốn trong nước.
- Cơng tác xây dựng hồn thiện cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ
thiếu tính nhất qn.
- Năng lực đóng tàu xuất khẩu của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế:
cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, trình độ tay nghề…


x

Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay đóng tàu xuất khẩu tại Chi nhánh
NHPT Hải Phòng trong thời gian tới
3.1. Điều kiện thuận lợi để mở rộng cho vay đóng tàu xuất khẩu tại Chi
nhánh NHPT hải phịng
3.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam
Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu xuất phát từ nước Mỹ lan rộng
khắp các châu lục, tác động tiêu cực tới mọi lĩnh vực. Ba nền kinh tế lớn nhất
thế giới là Mỹ, Nhật Bản và khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu đồng
loạt suy thoái lần đầu tiên kể từ Đại chiến Thế thới thứ hai. Sự suy thoái tại
các nền kinh tế lớn này - đồng thời là thị trường xuất khẩu chủ chốt của các
nền kinh tế đang nổi lên - đã kéo tốc độ tăng trưởng sụt giảm trên phạm vi
tồn cầu.
3.1.2. Những thay đổi tích cực về chính sách TDXK của Nhà nước
Những thay đổi tích cực của chính sách tín dụng xuất khẩu hiện nay

như thay đổi về hình thức cho vay, phương thức cho vay, bảo đảm tiền vay,
mức vốn cho vay...
3.1.3. Chiến lược phát triển ngành cơ khí của Chính phủ
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 186/2002/QĐ-TTg ngày
26/12/2002 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm
2010, tầm nhìn tới 2020 nhằm tập trung phát triển ngành cơ khí một cách có
hiệu quả, bền vững trên cơ sở phát huy mọi nguồn lực trong nước kết hợp với
nguồn lực bên ngoài..,
3.1.4. Chiến lược Phát triển bền vững của thành phố Hải Phòng
Nhận thức rõ về những thuận lợi và khó khăn trong q trình phát triển
kinh tế – xã hội, trên cơ sở kết quả rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố đến năm 2010, định hướng
đến năm 2020, Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã ban hành Quyết


xi

định số 1792/2006/QĐ-UBND ngày 10/8/2006 về việc phê duyệt Chiến lược
Phát triển bền vững thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006-2010, định hướng
đến 2020.
3.1.4.1. Những lợi thế để phát triển bền vững
Những lợi thế để phát triển bền vững của Hải Phịng bao gồm các yếu
tố: Vị trí địa lý; Khí hậu; Địa hình, thổ nhưỡng, đất đai; Sơng ngịi; Biển, bờ
biển, hải đảo; Tài nguyên, khoáng sản; Dân số và nguồn nhân lực; Phát triển
cơ sở hạ tầng kỹ thuật; Nguồn lực xuất khẩu
3.1.4.2. Định hướng Phát triển bền vững của Hải Phòng giai đoạn
2006 – 2010, hướng tới 2010
a. Quan điểm :
Ưu tiên tăng trưởng nhanh, hiệu quả, bền vững trên cơ sở đổi mới cơ
cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

b. Định hướng ưu tiên phát triển bền vững các ngành kinh tế
* Công nghiệp
Phát triển sản xuất công nghiệp với tốc độ nhanh để xây dựng nền công
nghiệp hiện đại, năng động, hiệu quả, bền vững, nhằm đẩy nhanh quá trình
chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng phát huy lợi thế, sử dụng có hiệu
quả tài nguyên của thành phố cảng biển, nâng cao khả năng hội nhập kinh tế
quốc tế, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
* Nông - lâm – thuỷ sản
Phát triển mạnh sản xuất nơng nghiệp, thuỷ sản theo hướng sản xuất
hàng hố phục vụ đô thị và xuất khẩu.
Phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phù hợp với cơ
chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
* Tập trung phát triển kinh tế dịch vụ
Tập trung phát triển mạnh kinh tế dịch vụ, ưu tiên phát triển các ngành
dịch vụ có tiềm năng lớn: vận tải, bốc xếp, du lịch…
* Phát triển nhanh kinh tế đối ngoại


xii

Chủ động, tích cực tham gia q trình xây dựng các tuyến hành lang
kin tế Việt Nam – Trung Quốc, hai hành lang, một vành đai. Đổi mới cơ chế,
chính sách phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh tư vấn, hỗ trợ doanh
nghiệp xử lý các vấn đề khó khăn trong hội nhập. Đẩy mạnh cơng tác đào tạo
bồi dưỡng nguồn nhân lực cho kinh tế đối ngoại.
3.1.5. Định hướng mở rộng cho vay xuất khẩu tại Ngân hàng Phát
triển Việt Nam
Phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu của Việt Nam thông qua cơ
quan thực hiện là NHPT phải theo hướng thích nghi với các quy định quốc tế
về lĩnh vực xuất khẩu. Đồng thời đảm bảo được tính chất hỗ trợ cho các

doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu có tính
chất chiến lược để thực hiện mục tiêu của Chính phủ trong phát triển kinh tế.
3.2. giải pháp mở rộng cho vay đóng tàu xuất khẩu tại chi nhánh NHPT Hải
Phòng
3.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định
Chất lượng khoản vay là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với bất kỳ
một tổ chức tín dụng nào vì thế người ta thường nói thẩm định có ý nghĩa vừa
là “người gác cổng” vừa là “nhà tiên tri” của công tác tín dụng.
3.2.2. Tăng cường cơng tác huy động vốn
Để ổn định nguồn vốn và đáp ứng nhu cầu vốn cho vay tín dụng xuất
khẩu của các đơn vị trên địa bàn tỉnh, Chi nhánh NHPT Hải Phịng cần đặt
cơng tác huy động vốn ở vị trí trung tâm, tăng cường quản lý và điều hành
nguồn vốn một cách chủ động tránh tình trạng chỉ trơng chờ vào nguồn vốn
của Trung ương.
3.2.3. Tập trung thu nợ và xử lý nợ
Chi nhánh NHPT Hải Phòng là một trong những Chi nhánh lớn trong
hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Hàng năm, bên cạnh số lượng dự
án, khoản vay phát sinh mới có nhu cầu vay vốn lớn thì số lượng dự án, khoản
vay đến kỳ thu nợ (gốc, lãi) cũng rất nhiều (khoảng vài trăm tỷ đồng). Vì vậy,


xiii

để có vốn tiếp tục cho vay địi hỏi Chi nhánh phải tập trung thu hồi các khoản
nợ này.
3.2.4. Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt
Tổ chức theo dõi sát các khoản vay đã thực hiện cho vay, nhằm thực
hiện bảo đảm an tồn, hiệu quả vốn Tín dụng xuất khẩu.
3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
Bên cạnh việc tuân thủ các chính sách, chế độ của NHPT về tuyển

dụng, đào tạo cán bộ theo hướng trọng dụng đãi ngộ nhân tài.
3.2.6. Tham gia với thành phố trong việc hoạch định chiến lược
xuất khẩu của thành phố.
Chi nhánh NHPT Hải Phòng tham mưu với thành phố trong việc quy
hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, quy hoạch khu, cụm công nghiệp hợp
lý, phù hợp với tiềm năng xuất khẩu của thành phố đặc biệt chú trọng vào
ngành đóng tàu và các ngành phụ trợ.
3.2.7. Nâng cao hiệu quả tư vấn cho các doanh nghiệp
Nhằm hạn chế những rủi ro và thiệt hại về kinh tế ở mức thấp nhất cho
khách hàng từ đó tạo lịng tin cho khách hàng vay vốn, gắn kết quan hệ giữa
khách hàng và ngân hàng ngày càng bền vững.
3.3. Những kiến nghị để thực hiện giải pháp
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Phát triển Việt Nam
- Đa dạng hoá các phương thức cho vay đóng tàu xuất khẩu.
- Quảng bá hình ảnh, vị thế và vai trị của NHPT.
- Chuẩn hố cơng tác TDXK nói chung và cho vay đóng tàu xuất khẩu
nói riêng của NHPT.
- Triển khai và chuẩn hố các nghiệp vụ tạo hành lang pháp lý cho các
Chi nhánh trong việc mở rộng tín dụng xuất khẩu và mở rộng cho vay đóng
tàu xuất khẩu.
- Ký thoả thuận hợp tác với các NHTM và các tổ chức tài chính trên
toàn quốc về việc hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp đóng tàu xuất khẩu.


xiv

- Thực hiện cơng tác thanh tốn trực tiếp với khách hàng và các ngân
hàng trên toàn quốc.
- Tăng cường hoạt động trao đổi và hợp tác với các tổ chức tài chính tín
dụng quốc tế.

- Cải tiến phương thức đào tạo nghiệp vụ.
3.3.2. Kiến nghị với UBND thành phố Hải Phịng
- Có cơ chế ưu đãi về mặt bằng, cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống,
điện nước và chỉ đạo các sở ban ngành phối hợp trong việc tạo điều kiện cho
đơn vị để có thể mở rộng sản xuất nhanh chóng.
- Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển ngành đóng tàu và
các ngành phụ trợ như: sắt thép, động cơ diezel, nội thất tàu thuỷ…;
- Hoàn thiện cơ chế quản lý của ngành Hải quan
- Đẩy mạnh công tác hỗ trợ xúc tiến thương mại, phát triển thị trường...
cho các doanh nghiệp xuất khẩu đặc biệt các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt
hàng chủ chốt của thành phố.


xv

Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu về lý luận cũng như thực tế tại Chi nhánh
NHPT Hải Phòng tác giả đã trình bày trong bản luận văn những nội dung cơ
bản sau:
1. Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về tín dụng xuất khẩu của Ngân
hàng Phát triển đồng thời phân tích sự cần thiết của tín dụng xuất khẩu đối với
sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Từ
đó đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng xuất khẩu.
2. Trên cơ sở tìm hiểu hoạt động của một số Ngân hàng xuất nhập khẩu
Châu á như Hàn quốc, Trung Quốc, Thái Lan luận văn đã rút ra được những
bài học kinh nghiệm cho hoạt động tín dụng xuất khẩu của Ngân hàng Phát
triển Việt Nam.
3. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu nói chung và cho
vay đóng tàu xuất khẩu nói riêng của Chi nhánh NHPT Hải Phịng, đánh giá
những thành cơng, hạn chế và đã chỉ ra các nguyên nhân của hạn chế để tìm

giải pháp khắc phục.
4. Bằng phương pháp thống kê, so sánh tiềm năng xuất khẩu tàu biển
của thành phố Hải Phòng, xu hướng phát triển của Ngân hàng Phát triển, luận
văn đã chỉ ra được những điều kiện thuận lợi để Chi nhánh NHPT Hải Phịng
có thể mở rộng hoạt động cho vay đóng tàu xuất khẩu trên địa bàn thành phố
Hải Phòng.
5. Luận văn đã đưa ra các giải pháp giải quyết định hướng, hạn chế
đồng thời cũng đề xuất những kiến nghị đối với ngành, UBND thành phố Hải
Phòng để thực hiện các giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đóng tàu
xuất khẩu tại Chi nhánh NHPT Hải Phòng.
Mặc dù đã cố gắng, nhưng do khả năng của bản thân và thời gian có
hạn nên trong q trình thực hiện luận văn vẫn cịn nhiều thiếu sót rất mong


xvi

được sự quan tâm, góp ý, chỉ dẫn và giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn
đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.



×