Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Mở rộng hoạt động cho vay vốn đối với thể nhân tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.59 KB, 4 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Dân số Việt nam hiện nay khoảng trên 82 triệu dân, tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân đạt 7% - 8.5%/năm ước tính năm 2007 đạt 8.5%, GDP bình qn đầu
người đạt 720USD, trong đó Thủ đơ Hà Nội chiếm trên 3 triệu dân, tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân của Thủ Đơ đạt 11%-12%/năm là trung tâm kinh tế, chính
trị, văn hóa của cả nước. Đời sống người dân ngày một nâng lên, nhu cầu tiêu dùng
cho sinh hoạt cũng như các nhu cầu đầu tư kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá
thể tăng mạnh cụ thể: như các nhu cầu về mua nhà đất, mua căn hộ chung cư, xây
dựng, sửa chữa nhà ở, mua xe ô tô, bản thân hoặc con cái đi du học, mua vật dụng
gia đình hay chi tiêu cho dịch vụ du lịch, giáo dục, y tế, ma chay, cưới hỏi và các
nhu cầu về đầu tư kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể. Do vậy, cần đến nguồn
tài trợ cho nhu cầu của mình mà trong đó Ngân hàng là tổ chức có thể đáp ứng tốt
nhất cả về vốn và dịch vụ để họ có thể sử dụng trước một phần thu nhập trong
tương lai hoặc bù đắp phần vốn thiếu hụt của mình. Đây thực sự là mảnh đất tương
đối mầu mỡ cho các Ngân hàng nhằm tìm kiếm lợi nhuận, san sẻ rủi ro cũng như
góp phần thực hiện chủ trương kích cầu tiêu dùng và phát triển kinh tế tư nhân của
Chính Phủ.
Trong xu thế hội nhập kinh tế Quốc tế, Việt Nam đã là thành viên chính thức
của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đây vừa là cơ hội và cũng đặt ra nhiều
thách thức, đặc biệt là áp lực cạnh tranh rất gay gắt giữa các Ngân hàng mà trong
đó phải kể đến các Ngân hàng nước Ngồi. Họ có cơng nghệ và kinh nghiệm về
cho vay loại hình này từ rất lâu. Do vậy, các Ngân hàng thương mại Việt Nam cần
coi đây là thị trường tiềm năng và là xu thế tất yếu, phù hợp với xu hướng chung
của Ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, cung ứng dịch vụ chất lượng cao


cho khách hàng, thị trường mục tiêu, thấu hiểu tâm lý ýý khách hàng, có định
hướng kinh doanh tốt nhằm giúp ngân hàng đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu và tăng
khả năng cạnh tranh trong tiến trình hội nhập.
Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động chính của các ngân hàng


thương mại ở Việt Nam. Tuy nhiên, lâu nay các ngân hàng thương mại chỉ quan
tâm đến việc cho vay đầu tư sản xuất kinh doanh, hoạt động kinh doanh thương
mại và dịch vụ cho các loại hình doanh nghiệp mà bỏ qua một phân đoạn thị
trường khác khơng kém phần quan trọng đó là hoạt động cho vay đối với Thể nhân
(hay còn gọi khác là cho vay cá nhân, hộ kinh doanh cá thể). Đây là hoạt động
khơng cịn mới trong các ngân hàng thương mại, tuy nhiên hoạt động này chưa
thực sự phát huy hết hiệu quả của nó đặc biệt là tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại
thương Hà Nội. Xuất phát từ thực tế hoạt động cho vay Thể nhân tại Chi nhánh
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đồng thời muốn phát triển hoạt động sản xuất
kinh doanh thì phải có sự hỗ trợ và phát triển loại hình cho vay Thể nhân, vì vậy,
đề tài “ Mở rộng hoạt động cho vay vốn đối với Thể nhân tại Chi nhánh Ngân
hàng Ngoại thương Hà Nội ” được tôi lựa chọn làm luận văn thạc sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Hệ thống hố các lý luận cơ bản về hoạt động cho vay đối với Thể nhân của
Ngân hàng thương mại.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay Thể nhân tại Chi nhánh
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.
- Đưa ra những giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với Thể nhân
tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Đẩy mạnh và phát huy những thế
mạnh của hoạt động này với mục đích hỗ trợ nhu cầu về vốn đối với Thể nhân để
tiêu dùng, phát triển và mở rộng sản xuất giúp cho quá trình sản xuất và kinh
thương mại có hiệu quả.


3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình mở rộng hoạt động cho vay
Thể nhân của Ngân hàng thương mại.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hoạt động cho vay Thể nhân tại Chi
nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong thời gian từ năm 2004-2006.

5. Phương pháp nghiên cứu:
- Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả vận dụng phương pháp
duy vật biện chứng, quy nạp, phỏng vấn, điều tra, tổng hợp - phân tích, thống kê,
so sánh…
6. Những đóng góp của đề tài:
- Phân tích, đánh giá thực trạng cho vay Thể nhân tại Chi nhánh Ngân hàng
Ngoại thương Hà Nội.
- Đề ra một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay Thể nhân tại Chi
nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội nói riêng và các Ngân hàng thương mại
nói chung nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao sự cạnh tranh của Ngân hàng thương
mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập Kinh tế Quốc tế, góp phần thúc đẩy q
trình sản xuất, lưu thơng hàng hố phát triển.
- Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành, NHNN và Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam nhằm hoàn thiện những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu.
7. Kết cấu đề tài:
Ngoài hai phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm
những phần chính sau:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay vốn đối với Thể
nhân của Ngân hàng Thương mại.


Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay vốn đối với Thể nhân tại Chi
nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay vốn đối với Thể nhân tại Chi
nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.



×