Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nâng cao chất lượng biên tập viên tại đài truyền hình kỹ thuật số VTC (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.12 KB, 5 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một lực lượng tiên phong, thể hiện đặc trưng rõ nét của ngành dịch vụ truyền
hình, đội ngũ biên tập viên (BTV) của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC hiện nay đang
ngày càng lớn mạnh và có có sức ảnh hưởng lớn đối với sự thành cơng của các chương
trình truyền hình và sự phát triển của Đài. Để có thể đánh giá đúng chất lượng BTV tại
Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC và đưa ra được những phương án nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ của Đài, học viên chọn chủ đề “Nâng cao chất lượng biên tập viên tại
Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC” làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở những lý luận chung về chất lượng nguồn nhân lực đài truyền hình. Luận
văn phân tích thực trạng chất lượng biên tập viên Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC hiện
nay. Chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế và đề xuất phương
hướng, giải pháp nâng cao chất lượng biên tập viên Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC
những năm tới.
3. Kết cấu luận văn
Bằng các phương pháp phân tích và điều tra, thu thập số liệu người viết đã hoàn
thành đề tài với kết cấu gồm 3 phần chính sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng biên tập viên truyền
hình
Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ biên tập viên tại Đài truyền hình Kỹ thuật
số VTC
Chương 3: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ
biên tập viên của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC những năm tới
Những nội dung chính của luận văn đã thực hiện như sau:
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT
LƯỢNG BIÊN TẬP VIÊN TRUYỀN HÌNH
Luận văn đã xây dựng cơ sở lý luận chung về chất lượng các biên tập viên truyền
hình, thơng qua việc làm rõ các khái niệm về BTV truyền hình, đặc điểm của BTV truyền



hình, phân loại BTV truyền hình; Luận văn phân tích đặc điểm chất lượng BTV truyền
hình trên các khía cạnh trình độ chun mơn, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị
và đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe của BTV truyền hình; luận văn chỉ ra sự cần thiết
của việc nghiên cứu chất lượng các biên tập viên truyền hình; luận văn xây dựng các tiêu
chí đánh giá và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BTV truyền hình. Luận
văn cũng phân tích kinh nghiệm nâng cao chất lượng BTV truyền hình của một số Đài và
rút ra bài học kinh nghiệm cho Đài truyền hình KTS VTC.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ BIÊN TẬP VIÊN
TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ VTC
Luận văn đã trình bày khái quát về Đài Truyền hình KTS VTC, như quá trình hình
thành, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, và cơ cấu đội ngũ cán bộ cơng chức tại Đài
truyền hình KTS VTC. Hiện nay đội ngũ BTV truyền hình chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số cán
bộ, cơng chức của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC. Số liệu nghiên cứu năm 2015 cho thấy,
số lượng BTV của Đài Truyền hình KTS VTC trong 7 năm từ năm 2008 đến năm 2014
khơng có biến động quá lớn. Hiện nay tổng số BTV truyền hình của Đài VTC đã đạt con số
285 người trên tổng số 937 hay chiếm tỷ lệ hơn 30,4% cán bộ nhân viên của Đài truyền hình
KTS VTC.
Luận văn phân tích chất lượng các BTV truyền hình tại Đài Truyền hình Kỹ
thuật số VTC trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất, về năng lực trình độ BTV. Kết quả phân tích cho thấy, trình độ chun
mơn của BTV tại Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC có sự biến động đáng kể trong vòng 7
năm trở lại đây (2008 - 2014). Số lượng BTV có trình độ trên đại học khơng nhiều so với
tổng số BTV của Đài nhưng luôn tăng. Số BTV có trình độ đại học, cao đẳng chiếm trên
80% với tổng số BTV truyền hình trong hệ thống.
Trình độ chuyên mơn nghiệp vụ của BTV truyền hình là trình độ được đào tạo qua
các trường lớp có văn bằng chuyên môn phù hợp với yêu cầu của công việc.
Trên 90% BTV truyền hình hồn thành tốt, xuất sắc cơng việc.
Thứ hai, về kỹ năng nghề nghiệp BTV. Theo phân tích của đề tài luận văn, nhìn
chung các kỹ năng thuộc nhóm kỹ năng giao tiếp, bao gồm các kỹ năng thuyết trình, dẫn



chương trình, sử dụng ngơn ngữ cơ thể, làm chủ ngơn ngữ…thì số lượng BTV truyền
hình là rất tốt, tỷ lệ số lượng BTV đạt ở mức 3 và mức 4 khá cao, đặc biệt có tới 45
người/ 180 người hay 25% số trả lời đạt được mức 5 điểm/5.
Đánh giá khả năng đáp ứng sự thay đổi công việc trong tương lai của BTV truyền
hình tại Đài VTC, luận văn phân tích hai nhóm vấn đề i) Khả năng thích nghi với những
sự thay đổi liên quan đến cơng việc trong tương lai, những hành vi sẵn sàng đáp ứng sự
thay đổi đó; và ii) Khả năng sáng tạo, thích ứng với sự đa dạng của cơng việc. Kết quả
điều tra 100 BTV truyền hình về hai tiêu chí này cho thấy BTV truyền hình tại Đài VTC
đã nhận thức được trong tương lai sự thay đổi công việc ở mức thay đổi rất mạnh dẫn đến
sự tác động và biến đổi của công việc là khá lớn (4,0 ĐTB/5). Tuy nhiên khả năng đáp
ứng về sự thay đổi cơng việc trong tương lai của BTV truyền hình tại Đài VTC ở mức
trung bình (3/5). Nhiều BTV, chủ yếu ở độ tuổi trên 50 khơng thích nghi được với sự thay
đổi của công việc trong tương lai.
Thứ ba, về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp BTV. Kết quả phân tích của
luận văn cho thấy, đa số cho rằng đội ngũ BTV tại Đài VTC có phẩm chất chính trị đạo đức
nghề nghiệp tốt, được tu dưỡng và rèn luyện thường xuyên.
Thứ tư về sức khoẻ đội ngũ BTV. Được đánh giá là tốt.
Luận văn phân tích, đánh giá những mặt mạnh và yếu về chất lượng BTV của Đài
Truyền hình Kỹ thuật số VTC
Về mặt mạnh: Đội ngũ biên tập viên tại Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC ngày
càng đông đảo và lớn mạnh; Biên tập viên tại Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC đã và
đang tham gia tích cực, chủ động các hoạt động báo chí, truyền thơng khu vực và thế
giới; BTV được đào tạo bài bản, có trình độ chun mơn cao, kỹ năng nghề nghiệp phù
hợp; có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt, có sức khỏe tốt để thực hiện
nhiệm vụ được giao.
Về điểm yếu: Bên cạnh những mặt mạnh trên đây, còn nhiều biên tập viên truyền
hình chưa hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ mình đang đảm nhận; chưa nhận thức được đầy
đủ về sự thay đổi công việc trong tương lai gần; Sự hợp tác, phối hợp, hiệp đồng trong
công việc, sự chia sẻ thơng tin, tinh thần và phương pháp làm việc nhóm của biên tập



viên truyền hình cịn chưa cao; Sự khơng đồng đều về các nhóm kỹ năng nghề nghiệp sẽ
dẫn tới chất lượng không đồng đều và ổn định. Cá biệt, khoảng 4%, chưa đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp.
Luận văn đã phân tích nguyên nhân của những bất cập, hạn chế ảnh hưởng đến
chất lượng đội ngũ BTV truyền hình tại Đài truyền hình KTS VTC, bao gồm cả các
nguyên nhân khách quan, như chính sách của chính phủ, điều kiện kinh tế ảnh hưởng tới
sự đầu tư cho các chương trình, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp truyền thơng vv…,
cũng như các nguyên nhân chủ quan nội tại, thuộc về Đài VTC và bản thân các BTV
truyền hình, như do các chế độ, chính sách của Đài cịn chưa tốt, cơng tác tổ chức quản
lý, hệ thống phân tích công việc không cụ thể, công tác sử dụng đào tạo, tuyển dụng của
Đài chưa tốt làm chảy máu chất xám trong các biên tập viên, chưa đủ sức hút với nguồn
BTV trẻ có năng lực, vv…
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ BIÊN TẬP VIÊN CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH KỸ
THUẬT SỐ VTC NHỮNG NĂM TỚI
Trên cơ sở phân tích bối cảnh phát triển của lĩnh vực truyền hình và dự báo nhu
cầu về chất lượng đội ngũ BTV truyền hình của Đài truyền hình KTS VTC những năm
tới, luận văn đã đề xuất phương hướng nâng cao chất lượng BTV truyền hình tại Đài
truyền hình KTS VTC về trình độ chuyên mơn, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị
và đạo đức nghề nghiệp.
Để thực hiện những phương hướng đó, luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao
chất lượng các biên tập viên truyền hình. Ba nhóm giải pháp luận văn đề xuất có liên
quan đến i) Hồn thiện cơ cấu nguồn nhân lực tại Đài Truyền hình KTS VTC; ii) Hồn
thiện cơ chế, chính sách đào tạo, thu hút, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối
với đội ngũ BTV tại Đài Truyền hình KTS VTC; iii) Tăng cường giáo dục nâng cao tính tự
giác của BTV tại Đài truyền hình KTS VTC.
Đồng thời luận văn cũng đề xuất với nhà nước và các cơ quan quản lý cấp trên của
Đài hồn thiện cơ chế chính sách, tổ chức quản lý để tạo điều kiện cho việc nâng cao chất

lượng đội ngũ BTV tại Đài truyền hình KTS VTC những năm tới.


KẾT LUẬN
Để góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ biên tập viên truyền hình tại Đài
Truyền hình Kỹ thuật số VTC, luận văn này đã làm rõ cơ sở khoa học của việc nâng cao
chất lượng đội ngũ biên tập viên truyền hình; đi sâu phân tích, đánh giá chất lượng đội
ngũ biên tập viên truyền hình trong mối quan hệ với số lượng, kết cấu và quá trình hình
thành phát triển đội ngũ biên tập viên. Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận về biên tập viên
truyền hình và chất lượng biên tập viên truyền hình. Luận văn đã phân tích đánh giá thực
trạng chất lượng trong mối quan hệ so sánh với yêu cầu của cơng việc mang tính đặc thù
của ngành truyền hình. Luận văn đã làm rõ nguyên nhân làm cho chất lượng các biên tập
viên truyền hình cịn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc hiện tại. Luận
văn đã đưa ra các quan điểm và 2 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng các
biên tập viên truyền hình tại Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC. Bên cạnh những giải
pháp thuộc về Đài cũng cần có một số giải pháp đồng bộ từ phía Nhà nước, phía cơ quan
chủ quản của Đài và từ chính bản thân những biên tập viên truyền hình thì mới có tác
động tích cực và hiệu quả hơn.



×