Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

ÁP DỤNG MÔ HÌNH CAMELS ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của VIETCOMBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 25 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

ÁP DỤNG MƠ HÌNH CAMELS ĐÁNH GIÁ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETCOMBANK

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................................ 3
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ........................................................................................................ 4
HÌNH ẢNH ................................................................................................................................................. 4
BẢNG ......................................................................................................................................................... 4
BIỂU ĐỒ..................................................................................................................................................... 4
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG VIETCOMBANK ............................................... 6
1.1.

Lịch sử hình thành ........................................................................................................................ 6

1.2.

Mục tiêu & tầm nhìn ..................................................................................................................... 7

CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG MƠ HÌNH CAMELS TRONG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
VCB ................................................................................................................................................................ 8
2.1.


Khái niệm mơ hình CAMELS ...................................................................................................... 8

2.2.

Phân tích chỉ số vốn an tồn của VCB ....................................................................................... 10

2.3.

Phân tích tài sản, đánh giá tài sản của VCB ............................................................................... 11

2.4.

Phân tích năng lực quản lý.......................................................................................................... 14

2.5.

Phân tích lợi nhuận ..................................................................................................................... 17

2.6.

Phân tích khả năng thanh khoản ................................................................................................. 17

2.7.

Phân tích mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường ....................................................................... 19

2.8.

Mơ hình CAMELS ..................................................................................................................... 20


CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO
HOẠT ĐỘNG............................................................................................................................................... 23
3.1.

Thành tựu .................................................................................................................................... 23

3.2.

Hạn chế ....................................................................................................................................... 23

3.3.

Nguyên nhân ............................................................................................................................... 24

3.4.

Các giải pháp .............................................................................................................................. 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................ 25


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

Foreign Trade of Vietnam


Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương
Việt Nam

NHNN

State Bank

Ngân hàng Nhà nước

CAR

Capital Adequacy Ratio

Chỉ số vốn an toàn tối thiểu

CTG

VietinBank

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương
Việt Nam

ROE

Return On Equity

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

ROA


Return On Asset

Lợi nhuận trên tổng tài sản

NH

Bank

Ngân hàng

ACB

Asia Commercial Joint Stock

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

VCB

Joint Stock Commercial Bank for

Bank
VAMC

Vietnam Asset Management
Company

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt
Nam



DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
HÌNH ẢNH
Hình 2. 1. Tỷ lệ nợ xấu của 12 NH niêm yết ............................................................................................ 7
Hình 2. 2. Tỷ lệ bao trùm nợ xấu của 12 NH ............................................................................................ 8
Hình 2. 3. Tỷ lệ lãi và phí phải thu/ Tổng tài sản của 12 NH ................................................................... 8
Hình 2. 4. Tình hình tài chính của VCB năm 2019 ................................................................................ 11
BẢNG
Bảng 2. 1. Tỷ lệ dư nợ cho vay/ Huy động vốn của VCB ........................................................................ 5
Bảng 2. 2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của VCB ................................................................. 12
Bảng 2. 3. Kết cấu tài sản của VCB ........................................................................................................ 13
Bảng 2. 4. Bảng tính hệ số thanh tốn nhanh .......................................................................................... 13
Bảng 2. 5. Mức độ nhạy cảm với lãi suất của VCB ................................................................................ 14
Bảng 2. 6. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của VCB....................................................................... 15
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2. 1. Tỷ lệ nợ xấu của VCB ......................................................................................................... 6
Biểu đồ 2. 2. Tỷ lệ chi phí hoạt động/ Tổng chi phí ............................................................................... 10


LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng được xem là một ngành chính trong nền kinh tế của một quốc gia. Do đó, bất cứ sai lầm
nào trong hệ thống NH đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cả nền kinh tế. Bên cạnh đó, NH
cịn là tổ chức tín dụng và trung gian tài chính hoạt động dựa trên sự uy tín của mình. Từ khi ra đời đến
nay, hệ thống NH quốc tế nói chung và hệ thống NH Việt Nam nói riêng đã đóng góp một phần không
nhỏ vào sự phát triển kinh tế cũng như sự phát triển của thị trường tài chính.
Từ sau cuộc suy thối kinh tế tồn cầu năm 2009, nền kinh tế thế giới trên đà tụt dốc nghiêm trọng.
Nguyên nhân bắt nguồn từ sự phá vỡ bong bong bất động sản Hoa Kỳ, dẫn đến suy thoái kinh tế kéo theo
hàng loạt các hệ quả xoay quanh việc tuyên bố phá sản của các tập đoàn lớn trong nước. Cuộc suy thoái
lan rộng sang nền kinh tế thế giới và kéo dài các năm sau đó. Nền kinh tế Việt Nam cũng khơng nằm
ngồi sự tác động từ nền kinh tế toàn cầu. Điều này ảnh hưởng nhiều đến vấn đề việc làm trong nền kinh

tế và ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng đối với hệ thống tài chính quốc gia.
Trước những thách thức của xã hội về trình độ quản lí, vốn, cơng nghệ và các tiêu chuẩn về kế tốn
thì các nhà quản trị phải có những bước đi hợp lý trong việc điều hành và phát triển ngân hàng. Điều này
có nghĩa là các nhà quản trị phải phân tích tốt tình hình tài chính của ngân hàng trong từng thời kỳ để có
chiến lược cụ thể. Một trong những phương pháp phân tích tài chính tốt nhất và được cơng nhận rộng rãi
hiện nay là phương pháp CAMELS.
VCB là một trong những ngân hàng lớn có quy mơ và uy tín trong nước. Với bề dày lịch sử hơn 50 năm
cống hiến những đóng góp to lớn cho nền kinh tế nước nhà, VCB là đầu tàu trong ngành NH. Do đó,
trong bối cảnh kinh tế hiện nay cùng với áp lực cạnh tranh khi gia nhập kinh tế thế giới, VCB phải có
những chiến lược và bước đi thật vững vàng và hiệu quả. Đó là lý do nhóm chúng em chọn đề tài: “Áp
dụng mơ hình CAMELS đánh giá hoạt động kinh doanh của VCB” để phân tích tình hình tài chính của
VCB một cách rõ ràng hơn.


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG VIETCOMBANK

- Xếp hạng VNR500: 19(B1/2017)
- Mã số thuế: 010012437
- Mã chứng khoán: VCB
- Trụ sở chính: 198 Trần Quang Khải, phường Lý Thái
Tổ, quận Hòa Kiếm, TP. Hà Nội
- Telephone: 024-39343137
- Fax: 024-39349436
- Email:
- Website: />Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank) chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực
thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư
cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành cơng kế hoạch CP hóa thơng
qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. VCB là ngân hàng lớn thứ ba (sau Agribank và BIDV
và là ngân hàng thương mại cổ phần lớn thứ nhì Việt Nam, sau BIDV tính theo tổng khối lượng tài sản).

Tại thị trường Việt Nam, tính đến hết năm 2017, hệ thống mạng lưới của VCB phân bố rộng khắp với
gần 500 chi nhánh/ phòng giao dịch hoạt động tại 53/63 tỉnh thành phố trong cả nước. Ngoài ra, VCB đã
thiết lập và mở rộng mạng lưới tới 2.105 ngân hàng đại lý tại 131 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế
giới.
1.1.
-

Lịch sử hình thành
Ngày 30/10/1962, Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập Ngân hàng Ngoại thương nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, gọi tắt là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

-

Ngày 01/04/1963, Ngân hàng Ngoại thương được chính thức khai trương như là một ngân hàng
đối ngoại độc quyền.

-

Năm 1990, Vietcombank chính thức chuyển từ ngân hàng chuyên doanh trong lĩnh vực kinh tế
đối ngoại thành ngân hàng thương mại hoạt động đa năng.

-

Ngày 27/03/1993, Ngân hàng Ngoại thương được hoạt động theo mơ hình Tổng cơng ty với tên
giao dịch quốc tế: Bank for Foreign Trade of Vietnam, tên viết tắt là Vietcombank.


1.2.



Ngày 02/06/2008, Ngân hàng chính thức chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần.
Mục tiêu & tầm nhìn
Tầm nhìn: Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, phấn đấu trở thành một trong 100 Ngân hàng lớn nhất
trong khu vực châu Á, một trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới & được quản
trị theo các thơng lệ quốc tế tốt nhất.



Mục tiêu

-

Ngân hàng đạt TOP 1 bán lẻ và TOP 2 bán buôn: củng cố hoạt động bán buôn, đẩy mạnh hoạt
động bán lẻ làm cơ sở để phát triển bền vững. Duy trì và mở rộng thị trường trong nước và chọn
lọc phát triển thị trường nước ngồi.

-

Ngân hàng có quy mơ lợi nhuận lớn nhất với hiệu suất sinh lời cao: phấn đấu tăng quy mô và
chuyển dịch cơ cấu thu nhập cao và bền vững, nâng cao hiệu quả quản lý chi phí hoạt động, cải
thiện hiệu quả hoạt động đầu tư và hoạt động của các công ty con.

-

Ngân hàng đứng đầu về mức độ hài lòng của khách hàng: phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến
dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, gia tăng số lượng và đa dạng hóa sản phẩm, tiếp tục nâng
cao và đảm bảo sự đồng đều về chất lượng dịch vụ.

-


Ngân hàng đứng đầu về chất lượng nguồn nhân lực: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thơng
qua chính sách tuyển dụng, đào tạo, luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ, tăng cường sự gắn bó và
hiệu quả của cán bộ.

-

Ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất: quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế và khơng ngừng nâng
cao văn hóa quản trị rủi ro. Đảm bảo các chỉ số an toàn theo quy định của NHNN và mục tiêu của
VCB.

-

Ngân hàng đứng đầu về chuyển đổi ngân hàng số: xây dựng kiến trúc công nghệ hiện đại tiên
tiến, đáp ứng yêu cầu phát triển của hoạt động kinh doanh, nhất là các lĩnh vực dịch vụ ngân hàng
số và yêu cầy của các dự án chuyển đổi nâng cao năng lực cạnh tranh.

-

VCB ln tích cực, chủ động tham gia các chườn trình hỗ trợ người nghèo, đồng bào vùng sâu,
vùng xa, thực hiện các chương tình an sinh xã hội trong lĩnh vực y tế, giáo dục,...nhằm đóng góp
tối đa cho sự phát triển chung của xã hội.


CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG MƠ HÌNH CAMELS TRONG PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH TÀI CHÍNH CỦA VCB
2.1.

Khái niệm mơ hình CAMELS
CAMELS là một hệ thống đánh giá, xếp hạng đối với một ngân hàng theo sáu nhân tố: C - Capital


adequacy (Mức độ an toàn vốn); A - Asset quality (Chất lượng tài sản có); M - Management quality (Khả
năng quản lý); E – Earnings (Thu nhập); L – Liquidity (Khả năng thanh toán); S Sensitivity to Market Risk (Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường)

• Capital Adequacy - Mức độ an toàn vốn
Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân
hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro thì càng địi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động của ngân
hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn.
• Asset quality - Chất lượng tài sản có
Chất lượng tài sản là chỉ tiêu tổng hợp nói lên chất lượng quản lý, khả năng thanh toán, khả năng
sinh lời và triển vọng bền vững của một ngân hàng. Phần lớn rủi ro trong hoạt động ngân hàng đều tập
trung ở phía tài sản của nó, nên cùng với việc đảm bảo an tồn vốn thì vấn đề nâng cao chất lượng tài sản
có là yếu tố quan trọng đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn.


Quy mơ, cơ cấu và chất lượng tài sản có quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Chất
lượng tài sản có là chỉ tiêu tổng hợp nói lên chất lượng quản lý, khả năng thanh tốn, khả năng sinh lời
và triển vọng bền vững của một ngân hàng.
• Management - Khả năng quản lý
Quản lý ngân hàng là tạo ra hệ thống các hoạt động thống nhất, phối hợp và liên kết các quá trình
lao động của các cán bộ nhân viên từ các phòng ban đến hội đồng quản trị trong ngân hàng, nhằm đạt
được mục tiêu kinh doanh ở mỗi thời kỳ đã xác định, trên cơ sở giảm thiểu các chi phí về nguồn lực. Nói
đến chất lượng và năng lực quản lý là nói đến yếu tố con người trong bộ máy quản lý và hoạt động, thể
hiện ở các nội dung:
Đề ra được các chính sách kinh doanh đúng đắn và có hiệu quả; Xây dựng các thủ tục quản lý, điều
hành các quy trình nghiệp vụ hợp lý, sát thực và đúng pháp luật; Tạo lập được cơ cấu tổ chức hợp lý, vận
hành hiệu quả; Giảm thiểu rủi ro về đạo đức trong hệ thống quản lý.
• Earnings – Thu nhập
Đây là nhân tố quan trọng của việc phân tích doanh thu và chi phí, bao gồm cả mức độ hiệu quả
của hành động và chính sách lãi suất cũng như các kết quả hoạt động tổng quát được đo lường bằng các
chỉ số. Cụ thể hơn, lợi nhuận là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá công tác quản lý và các hoạt động

chiến lược của nhà quản lý thành công hay thất bại. Lợi nhuận sẽ dẫn đến hình thành thêm vốn, đây là
điều hết sức cần thiết để thu hút thêm vốn và sự hỗ trợ phát triển trong tương lai từ phía các nhà đầu tư.
Lợi nhuận còn cần thiết để bù đắp các khoản cho vay bị tổn thất và trích dự phịng đầy đủ.
• Liquidity - Khả năng thanh khoản
Khả năng thanh khoản là một tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng và sự an tồn trong q
trình hoạt động của một ngân hàng. Có hai ngun nhân giải thích tại sao thanh khoản lại có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng đối với ngân hàng. Thứ nhất, cần phải có thanh khoản để đáp ứng yêu cầu vay mới mà
không cần phải thu hồi những khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tư có kỳ hạn.
Thứ hai, cần có thanh khoản để đáp ứng tất cả các biến động hàng ngày hay theo mùa vụ về nhu cầu rút
tiền một cách kịp thời và có trật tự. Do ngân hàng thường xuyên huy động tiền gửi ngắn hạn (với lãi suất
thấp) và cho vay số tiền đó với thời hạn dài hạn (lãi suất cao hơn) nên ngân hàng về cơ bản ln có nhu
cầu thanh khoản rất lớn.


Những ngân hàng thiêu hụt khả năng thanh khoản là những biểu hiện của tình trạng ngân hàng đang
gặp khó khăn, rất dễ rơi vào nguy cơ bị ồ ạt rút tiền của cơng chúng nghiêm trọng hơn có thể làm sụp đổ
ngân hàng và tác động xấu đến cả hệ thống.
• Sensitivity to Market Risks - Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường
Các tài sản mà các ngân hàng nắm giữ chủ yếu là các tài sản chính, chúng thường rất nhạy cảm với
những biến động thị trường và gây ra những rủi ro nhất định. Hầu hết, các tài sản của ngân hàng đều có
liên quan đến rủi ro thị trường ở các mức độ khác nhau, chủ yếu liên quan đến các tài sản có sự nhạy cảm
trước biến động về lãi suất, tỷ giá hoặc những thay đổi giá cả trên thị trường tài chính. Nếu trong cơ cấu
tài sản của ngân hàng có một tỷ lệ lớn những tài sản nhạy cảm với các yếu tố này, có thể báo hiệu một
khả năng dễ tổn thương của ngân hàng đó. Hơn nữa, nếu một ngân hàng tham gia vào hoạt động kinh
doanh ngoại hối, chứng khốn ở nước ngồi thì mỗi biến động trên thị trường tài chính thế giới sẽ tác
động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của ngân hàng đó. Do vậy, khi đánh giá sự an toàn hoạt động của
ngân hàng trong điều kiện hiện nay, cần tính đến cả những yếu tố nước ngoài trong cơ cấu tài sản của
ngân hàng.
Phân tích chỉ số vốn an tồn của VCB


2.2.


Chỉ số an tồn vốn CAR
Chỉ số an tồn vốn CAR Basel II năm 2020 là 12% tăng 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số

CAR vẫn đạt chỉ tiêu trên mức chỉ số an toàn tối thiểu. Trong khi đó hệ số địn bẩy tài chính năm 2020 là
16,1% giảm 1,3% so với năm 2019. Ngân hàng VCB năm 2020 có kết cấu vốn với vốn vay và vốn chủ sở
hữu bình quân trong năm thấp hơn năm ngối 1,3%. Có thể nói khả năng tự chủ của ngân hàng tăng thêm
1,3% tuy nhiên điều đó cũng đồng nghĩa ngân hàng vẫn chưa tận dụng được hết lợi thế của
địn bẩy tài chính như năm 2019.


Tỷ lệ dư nợ cho vay/ Huy động vốn
Bảng 2. 1. Tỷ lệ dư nợ cho vay/ Huy động vốn của VCB
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
2019

Chỉ tiêu

2018

Dư nợ cho vay

617,153

734,707

Huy động vốn


807,328

949,798

Tỷ lệ DNCV/ HĐV

76.44%

77.35%

(Nguồn: )


Hoạt động huy động và cho vay của VCB liên tục tăng trưởng qua các năm. Lượng vốn huy động
của VCB liên tục tăng qua từng thời điểm. Song song đó, dư nợ cho vay khách hàng cũng liên tục tăng.
Từ quý I/2018 đến quý III/2019, tỷ lệ cho vay khách hàng luôn chiếm trên 76% tổng huy động tiền gửi
từ khách hàng của VCB. Cho dù các ngân hàng đã đa dạng hóa nguồn thu, nhưng nguồn thu từ lãi thuần
vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Việc tỷ lệ cho vay trên huy động ln duy trì ở mức cao cho thấy VCB đang
hoạt động kinh doanh hiệu quả. Đến cuối 2019, tổng dư nợ cho vay của VCB đạt hơn 734,707 tỷ đồng,
tăng hơn 12% so với đầu năm 2019.
Phân tích tài sản, đánh giá tài sản của VCB

2.3.


Tỷ lệ nợ xấu của VCB
Xem xét tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, ta thấy tỉ lệ này của VCB mấy năm gần đây đều thuộc loại

cao so với các ngân hàng khác, đặc biệt là các ngân hàng cùng quy mô như CTG. Đáng hoan nghênh là
năm 2019 tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,77%, giảm so mức 0,98% cuối năm 2018. VCB là ngân hàng thương mại

đầu tiên của Việt Nam đưa tỷ lệ nợ xấu thực chất xuống dưới 1%, phân loại theo chuẩn mực quốc tế. Đây
cũng là mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây của VCB và về đích trước 2 năm so với đề án tái cơ cấu
VCB. Hiện Tuy nhiên, mới gần đây Fitch đã công bố hạ mức tín nhiệm của VCB do tin rằng xếp hạng
của ngân hàng này vẫn chịu áp lực rủi ro chi phí tín dụng tăng cao bắt nguồn từ chất lượng khoản vay
xấu làm tăng thêm nỗi lo ngại trong lòng khách hàng.

Biểu đồ 2. 1. Tỷ lệ nợ xấu của VCB

VCB
3.00%
2.50%
2.00%
1.50%

VCB

1.00%
0.50%
0.00%
2012

2013

2014

2015

2016

2017


2018

2019

(Nguồn: )


Đánh giá chất lượng tài sản của VCB


- Tỷ lệ nợ xấu nội bảng (khơng tính VAMC): Kết thúc năm 2019 trong số 12 ngân hàng khảo sát, thì
có tới 11 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu giảm so với 2018 và là mức thấp nhất kể từ năm 2010 đến
nay. VCB và ACB là 2 ngân hàng duy nhất có tỷ lệ nợ xấu dưới 1%.
Hình 2. 1. Tỷ lệ nợ xấu của 12 NH niêm yết

(Nguồn: )
-

Về nợ xấu ngoại bảng VAMC: Ngân hàng VCB đã xử lý hết nợ xấu VAMC hoàn tồn tính tới
cuối 2019.
Tỷ lệ bao trùm nợ xấu (Dự phịng nợ xấu/nợ xấu): Có 3 ngân hàng có tỷ lệ dự phòng rủi ro nợ
xấu trên 100% lần lượt là: VCB (181,99%); ACB (135,49%) và CTG (119,67%) trong đó như đã
thống kê ở trên CTG vẫn còn số dư nợ xấu thơng qua trái phiếu VAMC. Vì thế, rõ ràng có
VCB, ACB dự phịng nợ xấu mạnh tay, đây có thể coi là khoản để giành cho tương lai, hai nhà
băng này có thể ghi nhận nhiều lợi nhuận từ hồn nhập dự phịng trong các năm tới đặc biệt là
VCB.


Hình 2. 2. Tỷ lệ bao trùm nợ xấu của 12 NH


(Nguồn: )
• Các khoản lãi và phí phải thu
Hình 2. 3. Tỷ lệ lãi và phí phải thu/ Tổng tài sản của 12 NH

(Nguồn: ) Nhóm chất lượng tài sản tốt nhất theo đánh giá trên gồm có: VCB, ACB; Nhóm chất lượng tài sản trung


bình đến khá tốt bao gồm: BIDV, Vietinbank, Techcombank, VPBank, MB, HDBank, TPBank, VIB,
LietVietPostBank; Nhóm chất lượng tài sản kém là Sacombank.
-

Chất lượng tài sản là điều kiện mang tính trọng yếu và để có thể ra quyết định đầu tư đúng đắn
thì cần đánh giá rất nhiều yếu tố không kém phần quan trọng khác như khả năng sinh lời, triển
vọng tăng trưởng, chiến lược phát triển …

-

Forbes Việt Nam đánh giá, trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, VCB là ngân hàng có chất lượng
tài sản tốt nhất với cơ cấu thu nhập đa dạng, dẫn đầu thị trường ở nhiều mảng sản phẩm dịch vụ.

-

Năm 2017, lợi nhuận sau thuế của VCB đạt 9.091 tỷ đồng, tăng 33%. Xét về con số tuyệt đối, lợi
nhuận của VCB dẫn đầu hệ thống ngân hàng Việt Nam, trong TOP 3 trên thị trường chứng khoán.

-

Với triển vọng kinh doanh tích cực, cổ phiếu VCB tăng giá gấp đơi kể từ giữa năm 2017. Trước
khi thị trường điều chỉnh, có lúc vốn hóa của VCB vượt mức 10 tỷUSD, cao nhất từ trước tới nay.

(Nguồn:

/>
nam-20180730143608328.htm )
2.4.

Phân tích năng lực quản lý
• Tỷ lệ chi phí hoạt động của VCB
Chi phí hoạt động trên tổng chi phí cao chứng tỏ hiệu suất quản lý chi phí kém đi. Điều này phần

nào có thể được lý giải bởi việc đầu tư mở rộng mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch cũng như
đầu tư vào hạ tầng công nghệ khiến chi phí ngồi lãi của VCB tăng cao. Song theo chúng em còn một lý
do đáng kể nữa cho những con số này đó là chi phí nhân viên cao. VCB có bộ máy q lớn với tổng số
khoảng 10 nghìn nhân viên, gây khó khăn cho việc quản lý và đào tạo. Ngồi ra, tỷ lệ nhân viên thơi việc
cao cũng là nguyên nhân làm tăng chi phí tuyển dụng và đào tạo của VCB, kéo theo việc tăng chi phí hoạt
động. Đây cũng là một điểm đáng lo ngại khi chúng em xem xét tình hình hoạt động của ngân hàng này.
Tuy nhiên, theo biểu đồ cho thấy tỷ lệ này giảm dần qua mỗi năm. Tuy tỉ lệ giảm không cao nhưng cũng
cho thấy rằng VCB đã phần nào giảm thiểu được tối đa chi phí hoạt động của mình.


Biểu đồ 2. 2. Tỷ lệ chi phí hoạt động/ Tổng chi phí

VCB
32.00%
31.00%
30.00%

VCB

29.00%

28.00%

2016

2017

2018

2019

(Nguồn: />• Mức độ địn bẩy tài chính của VCB
Địn bẩy tài chính là hệ số biểu thị mức độ sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí cố định (nợ và cổ
phiếu ưu đãi) để gia tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay gia tăng lợi nhuận ròng trên mỗi cố phiếu.
Độ lớn của địn bẩy tài chính:


Hình 2. 4. Tình hình tài chính của VCB năm 2019

(Nguồn: Báo cáo thường niên VCB 2019)
Trong các chỉ tiêu phân tích chất lượng của nguồn vốn được VCB trong mơ hình CAMELS,
chúng ta cần tính được hệ số địn bẩy tài chính. Hệ số địn bẩy tài chính của VCB được duy trì ở 1 mức thấp
và có thể nói là thấp so với mức độ cho phép (12,5 lần). Từ năm 2011 trở lại đây có xu hướng giảm. Hiện
tại vẫn đang thấp hơn năm 2011 là 1,6 lần. Năm 2011 là 12,1 lần nhưng đến năm 2012 thì giảm mạnh là do


nợ phải trả tăng nhưng tăng không đáng kể, chủ yếu do vốn chủ sở hữu từ năm 2011 đến năm 2012 tăng khá
mạnh từ 28.122.036 triệu đồng lên 40.973.467 triệu đồng (tăng thêm 45,7%). Do phần thặng dư vốn cổ phần
tăng rất mạnh chỉ là 995.952 triệu đồng vào năm 2011 nhưng đến năm 2012 đã là 9.201.397 triệu đồng (thêm
hẳn 1 con số). Như vậy, VCB phát hành thêm 30% Vốn điều lệ nên thặng dư vốn chỉ được giữ lại với tỉ lệ
tương ứng. Tuy nhiên, ngày 26-12-2012, VCB chỉ đấu giá 97.500.000 cổ phiếu, tương đương 6,5% vốn điều

lệ. Riêng 225 triệu đến 300 triệu cổ phần (15% - 20% vốn điều lệ) phát hành cho nhà đầu tư nước ngồi hiện
đã có hai đối tác chiến lược đề nghị VCB tiếp tục đàm phán, những thỏa thuận cuối cùng sẽ đạt được sau
đợt IPO này. Cũng theo ơng Bình (chủ tịch HĐQT của VCB), VCB sẽ sử dụng ngay thặng dư vốn trong
chiến lược phát triển của mình, là củng cố hoạt động các cơng ty thành viên, tìm kiếm các dự án tốt để đầu
tư: đặc biệt là tiếp tục góp vốn vào 8 ngân hàng mà VCB đã đầu tư bởi các ngân hàng này đang có nhu cầu
tăng vốn. Thặng dư vốn cổ phần đột nhiên tăng mạnh là một dấu hiệu khơng tốt.
2.5.

Phân tích lợi nhuận
Về cơ bản, ROA của VCB qua các năm đều tăng và thuộc nhóm cao so với các ngân hàng khác.

Có thể nói khả năng sinh lời của VCB đạt ở mức ổn định, khả năng trong việc sử dụng tài sản tốt, đã tạo
được mức tăng trưởng tương đối. Có thể nói, mặc dù doanh thu của VCB vẫn có tăng trưởng, song tổng
chi phí bao gồm cả chi phí lãi và chi phí hoạt động đều tăng khá mạnh, do đó khiến lợi nhuận sau thuế
của ngân hàng này tăng trưởng không mạnh như doanh thu. Đây là một tín hiệu đáng lo ngại đối với nhà
đầu tư bởi nhà đầu tư đặc biệt quan tâm tới các dòng tiền về trong tương lai mà đặc biệt là các chỉ tiêu về
tỉ lệ tăng trưởng.
Bảng 2. 2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của VCB
(Đơn vị tính: triệu đồng)
2018
2019

Chỉ tiêu

2016

2017

Tổng doanh thu (1)


44,404,750

54,224,536

68,118,179

80,399,558

Lợi nhuận sau thuế (2)

6,851,001

9,110,588

14,622,062

18,525,988

Tổng tài sản (3)

787,906,892

1,035,293,283

1,074,026,560

1,222,718,858

ROA (5) = (2)/(3)


0.87%

0.88%

1.36%

1.52%

R/D (6) = (2)/(1)

15.43%

16.08%

21.47%

23.04%

D/A (7) = (1)/(3)

5.64%

5.24%

6.34%

6.58%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB)
2.6.


Phân tích khả năng thanh khoản

Bảng 2. 3. Kết cấu tài sản của VCB


(Đơn vị tính: triệu đồng)
Tài sản thanh khoản/
Tổng tài sản

Năm

Tổng Tài sản

Tài sản thanh khoản

2016

787,906,892

183,191,403

23.25%

2017

1,035,293,283

346,442,126


33.46%

2018

1,074,026,560

276,590,834

25.75%

2019

1,222,718,858

299,822,449

24.52%

Bảng 2. 4. Bảng tính hệ số thanh tốn nhanh
(Đơn vị tính: triệu đồng)
2016

2017

2018

2019

Tiền mặt, vàng bạc, đá quý


9,692,053

10,102,861

12,792,045

13,778,358

Tiền gửi tại NHNN

17,382,418

93,615,618

10,845,701

34,684,091

Tiền gửi tại các TCTD khác

0

0

0

0

Cho vay khách hàng


460,808,468

543,434,460

631,866,758

734,706,891

Tài sản Có khác

10,800,045

13,111,149

17,356,776

21,891,872

Nợ ngắn hạn

739,805,382

982,735,324

1,011,847,181

1,141,835,876

Hệ số thanh tốn nhanh


0.674

0.672

0.665

0.705

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB)
Theo bảng trên cho thấy, hệ số thanh khoản của VCB qua các năm đều nhỏ hơn 1. Điều đó có nghĩa
rằng, VCB thường xun khơng đủ khả năng thanh tốn ngay lập tức toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn. Hệ
số này cho thấy tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn là tương đối thấp. Tất nhiên, với tỷ lệ nhỏ hơn 1,
VCB có thể khơng đạt được tình hình tài chính tốt nhưng điều đó khơng có nghĩa là VCB sẽ bị phá sản
vì có nhiều cách để huy động thêm vốn cho việc trả nợ. Bên cạnh đó, hệ số của năm 2019 đã có phần
khởi sắc hơn những năm trước, mở đầu cho việc hệ số thanh toán sẽ tăng trong những năm tiếp theo.


2.7.

Phân tích mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường
VCB là một trong các ngân hàng đầu tiên áp dụng các công cụ, hạn mức quản lý rủi ro lãi suất vào

hoạt động quản trị hàng ngày (quản lý chênh lệch kỳ hạn tái định giá giữa tài sản có nhạy cảm lãi suất và
tài sản nợ nhạy cảm lãi suất).
Theo biểu lãi suất huy động của ngân hàng VCB tháng 12/2019, lãi suất cao nhất tại ngân hàng
hiện là 6,8%/năm dành cho các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Đối với các kỳ hạn 6-9 tháng, lãi suất tiết
kiệm tại VCB là 5,3%/năm; lãi suất kỳ hạn 1-3 tháng là 4,3-4,8%/năm. Những thay đổi về lãi suất đã tác
động đến kết quả kinh doanh của ngân hàng cụ thể là đối với tài sản có và tài sản nợ tại ngân hàng.
Bảng 2. 5. Mức độ nhạy cảm với lãi suất của VCB
Chỉ tiêu


Năm 2018

Năm 2019

Tiền gửi tại NHNN

10,845,701

34,684,091

Tiền vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay
khác

250,228,037

Chứng khoán kinh doanh

2,654,806

Chứng khoán đầu tư

149,296,430

249,470,372 các TCTD

1,801,126
167,529,689

RSA_

giá trị Tài sản Có nhạy cảm với lãi suất

413,024,974
453,485,279

(VND)
Các khoản nợ chính phủ và NHNN

90,685,315

92,365,806

Tiền gửi và cho vay từ các TCTD khác

76,524,079

73,617,085

Vốn tài trợ,uỷ thác đầu tư,cho vay TCTD

25,803

Tiền gửi của khách hàng

801,929,115

Chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu

21,461,132


928,450,869
21,383,932

RSL_
giá trị Tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất

990,625,444
1,115,817,692

(VND)
GAP_ khe hở nhạy cảm lãi suất
(577,600,470)
RSA/RSL

41,69%

(662,332,413) = RSA - RSL
40,64%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB năm 2019)


Thơng vào bảng kết quả tính tốn ở trên ta thấy khe hở nhạy cảm lãi suất GAP nặm 2018 và 2019
của VCB đều ở trong trạng thái âm tức là ngân hàng đang ở trạng thái nhạy cảm Nợ . Giá trị Tài sản Có
và Tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất ngày càng tăng. Do quy mô huy động và cho vay của VCB trong
năm 2019 đã tăng hơn so với năm 2018 và mức độ rủi ro với lãi suất ngày càng giảm.
Bên cạnh đó những thay đổi về lãi suất đã ảnh hưởng một phần tới kết quả kinh doanh của VCB:
Bảng 2. 6. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của VCB
Năm 2018


Năm 2019

Tổng tài sản (triệu đồng)

1,074,026,560

1,222,718,858

Vốn điều lệ (triệu đồng)

35,977,686

37,088,774

18,269,226

23,122,377

Lợi nhuận trước thuế (triệu đồng)

% 2019
so với 2018
13.84%
3.08%
26.56%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB năm 2019)
Bên cạnh tổng tài sản và vốn điều lệ tăng mạnh so với năm 2018, lợi nhuận trước thuế của
Vietcombank cũng tăng 26.56% và đạt mức 23.122 tỷ đồng. Lợi nhuận trên có được là do đóng góp đáng
kể từ hoạt động tín dụng và đầu tư.

2.8.
Mơ hình CAMELS
An tồn vốn

Quản trị

Tỷ lệ

Trọng số

Điểm số

Tỷ lệ

Trọng số

Điểm số

CAR

10%

2

10%

4

VCSH/TS


15%

4

Phí/ Thu nhập
đ/c
Phí/ Tài sản

10%

4

VCSH/TS + ngoại
bảng

5%

4

Chi phí/ Thu
nhập đ/c

10%

2

VCSH đ/c
VAMC/TS đc

5%


4

Chi phí/ Tài sản

5%

2

VCSH hữu hình/
TTS
VCSH đ/c/ TTS đ/c

5%

4

CASA tăng

15%

2

5%

4

5%

4


Cho vay liên NH/
Tài sản

5%

5

Chi phí tín
dụng/ Tài sản
Chi phí tín
dụng adjusted
NIM

15%

4


Cho vay/ Tài sản

5%

3

Room khối ngoại (%)

15%

2


Áp dụng Basel II

15%

1

Xu hướng

15%

1.8

CAMELS điểm

100%

2.7

5%
Xếp hạng quản
trị tín dụng
Chất lượng quản 10%

15%
Xu hướng

2.4

CAMELS điểm


2.8

Chất lượng tài sản
Tỷ lệ

2
1

100%

Thu nhập

Trọng số Điểm số

Chỉ số

Trọng số

Điểm số

SML

5%

1

NIM

10%


3

Nợ xấu nhóm 3

5%

1

Phí/ Thay đổi doanh
thu

10%

3

Nợ xấu nhóm 4

5%

1

Đầu tư inc/ adj
doanh thu

5%

1

Nợ xấu & nợ nhóm 2


10%

3

5%

1

Tỷ lệ nợ xấu gộp

10%

1

5%

2

Tỷ lệ nợ xấu ròng

5%

1

Tatal adj non-II/
doanh thu
Chi phí/ adj doanh
thu
PPOP/ Tài sản


10%

1

LLR/ Nợ gộp

5%

1

5%

1

LLR/ Nợ xấu

10%

2

10%

2

GPs/ Nợ sẽ trả

5%

1


5%

4

SPs/ NPLs

5%

1

Thu nhập khác/ Tài
sản
ROA trước thuế

5%

1

SPs/ NPLs+SMLs

5%

1

ROA sau thuế

5%

1


VAMC trái phiếu/ Tài
sản
Lãi tính lũy/ Tài sản

5%

1

Minint/ Tài sản

0%

1

5%

1

Địn bẩy trung bình

5%

3

Provisioning/ Tài
sản
OROA



Các khoản PT/ Tài
sản
Xu hướng

5%

4

PATMI ROE

5%

1

15%

2.5

Xu hướng

15%

1.8

CAMELS điểm

100%

1.7


CAMELS điểm

100%

1.9

Thanh khoản
Tỷ lệ
Trọng
số
10%
Gộp LDR

Điểm số
1

Ròng LDR

10%

1

Tiền gửi/ Tài sản

10%

2

Tiền gửi/ Nợ phải trả


10%

2

Tài khoản/ Tiền gửi

10%

1

Tỷ lệ tiền gửi các
DNNN

5%

1

LTMT loans/ Tiền gửi
hiện tại

10%

1

MT nợ/ Tổng nợ

5%

3


LT nợ/ Tổng nợ

5%

3

ST tiền gửi/ LTMT nợ

10%

1

Xu hướng

15%

3.3

CAMELS điểm

100%

1.7


CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ BIỆN PHÁP
NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG
Thành tựu

3.1.


• Năm 2017
- Ngân hàng nộp thuế lớn nhất trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam
- Ngân hàng vì cộng đồng năm 2017
- Doanh nghiệp vì người lao động
- 50 cơng ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2017
- Ngân hàng uy tín nhất năm 2017
- Đứng thứ 6 trong Danh sách Công ty Kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam.
• Năm 2018
- Dẫn đầu các ngân hàng trong TOP 10 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2018
- Ngân hàng nộp thuế doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2017
- “Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu" năm 2018
- "Doanh nghiệp tiêu biểu vị người lao động” lần thứ 5 liên tiếp - Ngân hàng duy nhất 6 lần liên
tục đạt giải THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA - Thương vụ tiêu biểu nhất thập kỷ (2009 - 2018).
• Năm 2019
-

Ngân hàng uy tín nhất Việt Nam năm thứ 3 liên tiếp (Cơng ty Vietnam Report)

-

Dẫn đầu các ngân hàng trong danh sách doanh nghiệp tỷ USD hiệu quả nhất Việt Nam (Tạp chí
Nhịp cầu Đầu tư)

-

Ngân hàng Việt Nam có giá trị vốn hóa thị trường cao nhất vượt 10 tỉ USD (Tạp chí Forbes Việt
Nam)

-


TOP 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2019 (Thời báo Kinh tế Việt Nam)

(Nguồn: />3.2.

Hạn chế
- Vấn đề mạng lưới VCB còn hạn chế hơn so với các ngân hàng khác như Agribank, BIDV,
Vietinbank và thậm chí là ít hơn cả Sacombank. Vấn đề mạng lưới khơng hẳn đã quyết định đến
kết quả lợi nhuận.
- Việc vốn điều lệ không tăng kịp so với quy mô hoạt động sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc triển khai
các hoạt động kinh doanh của VCB.
- Sự đổi mới công nghệ tại VCB thực sự chưa tương xứng với tầm vóc của vị thế ngân hàng số 1


Việt Nam trong thời đại 4.0. Thậm chí so với các ngân hàng như TPBank, Đơng Á Bank thì VCB
vẫn cịn đứng sau về cơng nghệ ATM, mặc dù VCB vượt xa về số lượng thẻ phát hành và máy
ATM.
- Vấn đề nhân sự ổn định là điều kiện tốt để phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, sự ổn định đó phải
đặt trong điều kiện tự trau dồi và ln đổi mới. Nếu sự ổn định mà không đổi mới trong cách làm
việc thì nhân viên dễ bị sức ì, giảm sức chiến đấu trong công việc.
- Mặc dù so với các ngân hàng của Việt Nam thì VCB là ngân hàng Việt Nam có uy tín nhất về
mặt ngoại thương. Nhưng độ phổ biến của VCB tại Việt Nam chưa phải là số 1. (Nguồn:
3.3.

/>Nguyên nhân
- Yếu tố nhà nước chiếm cổ phần chi phối nên việc tăng vốn điều lệ tại VCB cịn chậm. Việc vốn
điều lệ khơng tăng kịp so với quy mô hoạt động sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc triển khai các hoạt
động kinh doanh của VCB.
- Mạng lưới VCB ít, lại chủ yếu tập trung ở đô thị nên ở những vùng xa xôi, người dân chỉ biết
Agribank và thậm chí là Sacombank cịn phổ biến hơn trong suy nghĩ của người dân.

- VCB có thế mạnh về mức độ tin tưởng của khách hàng. Tuy nhiên, chính vì yếu tố nhà nước
chiếm cổ phần chi phối nên việc tăng vốn điều lệ tại VCB còn chậm.

3.4.

Các giải pháp
- Một ngân hàng muốn trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam, muốn gia tăng nguồn thu dịch vụ và
phát triển khách hàng, cần thiết phải có một mạng lưới rộng lớn và hiệu quả hơn.
- Trong Hội nghị tổng kết ngành Ngân hàng năm 2018 và năm 2019, Chủ tịch VCB - Ông
Nghiêm Xuân Thành đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nhu cầu bức thiết phải tăng vốn điều lệ
cho VCB.
- Ngân hàng cần tăng cường mở thêm nhiều phòng giao dịch khắp các tỉnh thành trên cả nước để
có thể tiếp xúc với nhiều nguồn huy động từ các khoản tiền gửi của các tổ chức dân cư làng xã.
- Rèn luyện kỹ năng tư vấn và kiến thức, khả năng tìm kiếm khách hàng, đối tác để tạo sự yên tâm
hơn cho khách hàng khi giao dịch với ngân hàng.
- VCB cần chú trọng phát triển công nghệ hơn nữa để hỗ trợ tối đa các giao dịch ngân hàng, cải
thiện tốc độ hạch tốn và truy xuất thơng tin, xóa bỏ tình trạng giao dịch qua hệ thống bị ngưng
trệ.
- Tăng cường phát triển mạng lưới ATM, lắp đặt thêm nhiều máy rút tiền tự động đem lại sự tiện
lợi tối đa cho khách hàng.


- Thực hiện tuyên truyền, quảng bá dưới nhiều hình thức như: quảng cáo, dán áp phích về các hình
thức huy động vốn. (Nguồn: )

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo thường niên của Vietcombank
2. Website chính thức của Vietcombank,
< [05/04/2020]
3. Vũ Hoài (2019), Vietcombank tiếp tục lãi lớn, tỷ lệ cho vay trên huy động ln duy trì ở mức

cao, < [09/04/2020]
4. Hồi Ngọc (2019), Vì sao Vietcombank cơ đơn trên đỉnh lợi nhuận?, < [07/04/2020]
5. Quỳnh Trang (2018), Forbes: Tài sản Vietcombank tốt nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam,
< />6. Tuệ Minh (2020), Chất lượng tài sản 12 ngân hàng niêm yết hàng đầu,
< />[05/04/2020]
7. SBV er (2019), So găng chất lượng tín dụng các ngân hàng năm 2018,
< [05/04/2020]


×