Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Một số biện pháp dạy tốt tiết kể chuyện trong môn tiếng việt lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.26 KB, 10 trang )

1
PHẦN THỨ NHẤT

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Yêu cầu về dạy và học ngày càng nâng cao để đáp ứng được sự phát triển của
xã hội. Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học là vô
cùng cần thiết. Đặc biệt là mơn Tiếng Việt nói chung và Kể chuyện nói riêng.
Trong thực tế dạy học, vẫn cịn hiện tượng giáo viên dạy tiết Kể chuyện chưa
đúng phương pháp đặc trưng bộ môn, trong suốt tiết dạy Kể chuyện hầu như mắt
không rời khỏi trang sách và chưa thuộc truyện, hiểu truyện. Giáo viên còn truyền
thụ áp đặt một chiều, học sinh thụ động tiếp thu không đầy đủ những gì giáo viên
truyền đạt, khơng tự khám phá ra tri thức mới. Cách dạy này hiệu quả không cao,
hạn chế tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Cho đến thời điểm hiện
tại, nhìn chung chất lượng dạy học Kể chuyện còn nhiều hạn chế về đội ngũ giáo
viên. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc đổi mới phương pháp dạy học Kể chuyện
chưa đạt hiệu quả.Về phía học sinh, các em thụ động tiếp thu những tri thức mà
giáo viên truyền đạt và chưa có sự sáng tạo, linh hoạt trong kể chuyện. Một số học
sinh khả năng tái hiện kém nên khi kể chuyện còn lúng túng.
Là một giáo viên dạy lớp 1, tôi suy nghĩ rất nhiều về cách dạy tiết Kể chuyện và
đặc biệt là ln có nguyện vọng muốn nâng cao trình độ chun mơn, góp phần
đưa chất lượng giảng dạy của nhà trường ngày một cao hơn. Vì vậy, tơi chọn đề tài
“Một số biện pháp dạy tốt tiết Kể chuyện trong mơn Tiếng Việt lớp 1”.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Sử dụng một số biện pháp để dạy tốt tiết Kể chuyện trong môn Tiếng Việt lớp
1 nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy Kể chuyện nói riêng và mơn Tiếng Việt nói
chung góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học.
- Bản thân có hiểu biết sâu sắc hơn về tiết Kể chuyện nói riêng và mơn Tiếng
Việt nói chung.



2
3.Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu tầm quan trọng của tiết Kể chuyện trong dạy Tiếng Việt ở lớp 1.
- Thực trạng việc dạy Kể chuyện ở trường Tiểu học hiện nay.
4. Đối tượng nghiên cứu:
- Một số biện pháp dạy tốt tiết Kể chuyện trong môn Tiếng Việt lớp 1.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
- Sáng kiến kinh nghiệm này viết trong phạm vi tiết Kể chuyện lớp 1. Đề cập
tới một số biện pháp dạy tốt tiết Kể chuyện ở lớp 1.
- Công tác giảng dạy và quá trình thực hiện phạm vi nghiên cứu là học sinh lớp
1A3, năm học 2020 – 2021.
6. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp đàm thoại, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, với học sinh
lớp 1.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thực hành luyện tập.
- Phương pháp tổng kết


3
PHẦN THỨ HAI

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Vị trí của Kể chuyện
Kể chuyện có vị trí đặc biệt trong dạy học tiếng “mẹ đẻ”, vì hành động kể là
một hành động “nói” đặc biệt trong hoạt động giao tiếp. Kể chuyện vận dụng một
cách tổng hợp sự hiểu biết về đời sống và tạo điều kiện để học sinh rèn luyện một
cách tổng hợp các kĩ năng Tiếng Việt như nghe, đọc, nói trong hoạt động gia tiếp.

Khi nghe giáo viên kể chuyện, học sinh đã tiếp nhận tác phẩm văn học ở dạng
lời nói có âm thanh. Khi học sinh kể chuyện là các em đang tái sản sinh hay sản
sinh một tác phẩm nghệ thuật ở dạng lời nói.
Vì truyện là một tác phẩm văn học nên kể chuyện có được cả sức mạnh của
văn học. Truyện có khả năng bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Sự hiểu biết về cuộc sống,
về con người, tâm hồn, tình cảm của các em sẽ “nghèo” đi biết bao nhiêu nếu
khơng có tiết Kể chuyện trong trường học.
Vì vai trò của hành động kể và sản phẩm truyện, Kể chuyện có vị trí rất quan
trọng trong dạy học Tiếng Việt.

2. Nhiệm vụ của Kể chuyện
Kể chuyện có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu được nghe kể chuyện ở trẻ em, phát
triển ngôn ngữ, đặc biệt là kĩ năng nghe – nói, đồng thời phát triển tư duy và bồi
dưỡng tâm hồn, làm giàu vốn sống và vốn văn học cho học sinh.
* Kể chuyện phát triển các kĩ năng tiếng Việt cho học sinh
Trước hết, Kể chuyện phát triển kĩ năng nói cho học sinh. Giờ Kể chuyện rèn
cho học sinh kĩ năng nói trước đám đơng dưới dạng độc thoại thành bài theo phong
cách nghệ thuật. Đồng thời với nói, các kĩ năng nghe, đọc, ghi chép cũng được
phát triển trong quá trình kể chuyện.


4
* Kể chuyện góp phần phát triển tư duy, đặc biệt là tư duy hình tượng và cảm
xúc thẩm mĩ ở học sinh
Cùng với sự rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ, tư duy của học sinh cũng được
phát triển. Đặc biệt, sống trong thế giới các nhân vật, thâm nhập vào các tình tiết
của truyện, tiếp xúc với nghệ thuật ngon từ kể chuyện, tư duy hình tượng và cảm
xúc thẩm mĩ của học sinh cũng được phát triển.
* Kể chuyện góp phần tích lũy vốn sống, vốn văn học cho học sinh
Giờ kể chuyện giúp học sinh tiếp xúc với tác phẩm văn học. Suốt 5 năm ở bậc

Tiểu học, học sinh được nghe và tham gia kể rất nhiều câu chuyện với đủ thể loại.
Đó là những tác phẩm có giá trị của văn học cổ, văn học đương đại Việt nam và thế
giới. Những câu chuyện này sẽ làm giàu vốn văn học của các em. Đó cũng là hành
tranh quý báu sẽ theo các em trong suốt cả cuộc đời.
Giờ Kể chuyện còn mở rộng tầm hiểu biết, khơi gợi trí tưởng tượng cho các
em. Theo từng câu chuyện, các em sẽ tìm thấy ở trong truyện từ phong tục tập
quán đến cảnh sắc thiên nhiên, từ những thân phận và biết bao hành động nghĩa
hiệp của con người trong muôn vàn trường hợp khác nhau. Truyện kể làm tang
thêm vồn hiểu biết về thế giới và xã hội loài người từ xưa đến nay cho học sinh,
chắp cách cho trí tưởng tượng và ước mơ của học sinh, thúc đẩy sự sáng tạo ở các
em.

3. Đặc điểm của đối tượng học sinh lớp 1
Việc tìm hiểu một số đặc điểm về mặt tâm lí lứa tuổi, về nhận thức và vốn tích
luỹ của trẻ, về mặt tư duy và ngôn ngữ là hết sức cần thiết trong phương hướng lên
lớp của bất kì mơn học nào trong đó có Kể chuyện.
Trước khi đến trường Tiểu học, nhiều em đã trải qua lứa tuổi nhà trẻ từ 1 đến 3
tuổi và lứa tuổi mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi. Cũng có một số em trong nhiều năm của
thời kì này đều sinh hoạt tại gia đình bên những người thân của mình như ơng bà,


5
cha mẹ, anh chị em và bạn bè cùng xóm ngõ hoặc cùng khu tập thể. Việc đến
trường là bước ngoặt lớn đầu tiên trong cuộc đời các em.
Các em học sinh lớp 1 rất ham hiểu biết, khao khát tìm hiểu các hiện tượng
thiên nhiên, các hiện tượng về đời sống con người và biết bao lĩnh vực nhận thức
khác. Một lời nói sâu sắc, một câu chuyện kể hấp dẫn gây nên một tiếng vọng
trong tâm hồn các em và tạo cho các em những tiền đề thuận lợi trong việc hình
thành nhân cách, hình thành những tình cảm đạo đức cao cả như tình cảm gia đình,
tình yêu Tổ quốc.

Nhìn chung, các em học sinh lớp 1 có nhu cầu cao trong việc giao tiếp với
người lớn (đặc biệt là với thầy giáo, cô giáo) và với bạn cùng lớp. Các em hay làm
theo thầy cô giáo, bạn bè và những gì mà các em u thích. Có khá nhiều trường
hợp các em học sinh lớp 1 thực hiện các nhiệm vụ mà thầy cô giáo yêu cầu ở
trường cần mẫn hơn cả việc thực hiện các yêu cầu do cha mẹ đề ra. Ngược lại, nếu
giáo viên khơng chú ý tới tính hưng phấn cao về cảm xúc của đối tượng học sinh
lớp 1 thì rất dễ làm cho các em nảy sinh những biểu hiện tiêu cực trong học tập và
nhân cách, gây nên những hậu quả lâu dài có khi theo suốt cuộc đời một con
người. Giáo viên không được tuỳ tiện cắt bỏ tiết Kể chuyện vì ở lứa tuổi lớp 1, các
em học sinh có nhu cầu tối đa về việc nghe kể chuyện. Nếu giáo viên tuỳ tiện cắt
xén thời gian cho phép thì ý nghĩa, hiệu quả giáo dục, giáo dưỡng của truyện có thể
bị hạn chế. Tiết Kể chuyện nếu được thực hiện tốt sẽ là tiết học rất sinh động, đem
lại hiệu quả giáo dục, giáo dưỡng cao.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Qua thực tế tìm hiểu, đàm thoại, dự giờ, xem giáo án của đồng nghiệp, tôi
nhận thấy: Khi dạy Kể chuyện, giáo viên truyền đạt tri thức có sẵn trong sách giáo
khoa tới học sinh cịn áp đặt, gị bó. Giáo viên cịn nói q nhiều; các bước lên lớp
chưa linh hoạt, sáng tạo. Khi có người dự giờ thì giáo viên ít chú ý đến học sinh
yếu vì các em này thường chậm, làm mất thời gian và làm giảm tiến độ của tiết


6
dạy. Giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp đàm thoại, thuyết trình mà chưa phát
huy tổng hợp các phương pháp khác nhất là các phương pháp mang tính đặc thù bộ
môn như: phương pháp trực quan, phương pháp luyện tập (phương pháp trực quan
chỉ được áp dụng mang tính hình thức khi có người dự giờ). Việc đổi mới phương
pháp và sử dụng phương pháp đổi mới trong dạy học trên thực tế chỉ được thực
hiện trong các tiết Hội giảng, tiết chuyên đề,…
Về phía học sinh, các em thụ động tiếp thu những tri thức mà giáo viên truyền

đạt và chưa có sự sáng tạo, linh hoạt trong kể chuyện. Một số học sinh khả năng tái
hiện kém nên khi kể chuyện còn lúng túng, giáo viên phải nhắc hoặc gợi ý thì các
em mới có thể kể tiếp được.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TỐT TIẾT KỂ CHUYỆN LỚP 1
Biện pháp 1: Chuẩn bị của giáo viên
Chuẩn bị của giáo viên trước tiết lên lớp vô cùng quan trọng. Điều này đã trở
thành một chân lý: khơng có sự chuẩn bị cơng phu, chu đáo thì khơng thể có tiết
dạy thành cơng được. Lao động của người giáo viên ở bước chuẩn bị này thường là
thầm lặng và ít được tính đến song thật ra có tính quyết định cho sự thành cơng của
tiết lên lớp.
1. Đọc truyện, tìm hiểu truyện:
Đây là khâu cơ bản đầu tiên của tiết Kể chuyện. Để có thể kể có nghệ thuật,
hấp dẫn, hơn ai hết giáo viên phải là người thuộc truyện, nắm vững tình tiết cốt
truyện, hiểu cặn kẽ ý nghĩa và bài học rút ra rừ truyện.
Song đọc truyện cũng phải có phương pháp. Có hai phương pháp đọc: đọc thầm
và đọc thành tiếng. Thường thì lúc đầu đọc thầm toàn bộ truyện và đọc thầm phần
hướng dẫn ở Sách giáo viên. Sau đó đọc to thành tiếng có thể kết hợp ngữ điệu phù
hợp để tìm giọng điệu chuẩn. Đọc truyện thành tiếng còn tạo điều kiện tự kiểm tra
khả năng và nghệ thuật phát âm thực tế của mình.


7
Việc đọc truyện cịn biểu hiện được sắc thái ngơn ngữ của các nhân vật khác
nhau. Khi đọc truyện, giáo viên có thể dừng ở những chỗ cần thiết để tìm hiểu rõ
từng tình tiết, từ ngữ của truyện. Cũng trong quá trình đọc truyện, giáo viên tìm
hiểu ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện. Phần ý nghĩa tốt ra trực tiếp từ cốt
truyện cịn phần tổng kết rút ra bài học có tính chất nâng cao, khái quát hơn. Giáo
viên cần nhận rõ mức độ khác nhau đó để có cách xử lí cần thiết.
2. Tập kể chuyện:

Đọc truyện là bước đầu làm quen với câu chuyện. Giáo viên cần biến câu
chuyện đó thành truyện của bản thân mình bằng cách tập kể chuyện. Quá trình tập
kể chuyện là q trình chuyển ngơn ngữ từ văn bản in ấn sang ngôn ngữ của bản
thân giáo viên. Giáo viên có thể kể theo cách thể nghiệm khác nhau sao cho bộc lộ
được tính cách nhân vật trong truyện một cách sâu sắc nhất. Kể lại được toàn bộ
câu chuyện có nghĩa là giáo viên đã thuộc truyện - đó là cơ sở để giáo viên chủ
động trong tiết lên lớp. Khi đã kể lại được truyện, giáo viên cần nghiên cứu kết hợp
cử chỉ và nét mặt để phù hợp với ngôn ngữ kể chuyện.
3. Soạn giáo án:
Giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của bài dạy vì mục tiêu sẽ chi phối tồn bộ
q trình dạy học từ khâu soạn bài đến từng bước lên lớp của giáo viên. Từ đó,
giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học, chuẩn bị hệ thống câu hỏi khai thác bài, dự
kiến những thắc mắc học sinh gặp phải để chủ động lựa chọn phương pháp dạy
học, chủ động tiến hành các hoạt động dạy học cho đến khi đạt được mục tiêu của
bài dạy.

Biện pháp 2: Chuẩn bị của học sinh
Để thực hiện một giờ Kể chuyện có hiệu quả thì việc chuẩn bị của học sinh là
vơ cùng quan trọng. Cuối mỗi tiết học, giáo viên cần yêu cầu học sinh về nhà tập
kể lại câu chuyện vừa được học và chuẩn bị cho tiết Kể chuyện lần sau bằng cách
xem trước tranh minh hoạ, đọc lời gợi ý dưới tranh để tập trả lời các câu hỏi. Đồng


8
thời trong tiết Hướng dẫn học trước buổi học có tiết Kể chuyện, giáo viên dành
thời gian kiểm tra những yêu cầu đã nêu ở cuối tiết Kể chuyện hôm trước để giúp
đỡ và hướng dẫn học sinh. Từ đó các em ghi nhớ các nhân vật, các chi tiết chính
của câu chuyện sẽ học ngày mai.
Ngồi ra, trong mỗi tiết dạy, giáo viên cần tạo cho học sinh tâm thế muốn được
kể chuyện cho cô và các bạn nghe mà không ngượng ngùng, rụt rè. Lời động viên

của cô giáo; tạo sự thi đua giữa các tổ, nhóm; trang trí hoặc bố trí lại lớp học gợi
khơng khí câu chuyện;… là những biện pháp có hiệu quả tạo cho học sinh tâm thế
mong muốn được tham gia kể chuyện trong tiết học.
Tôi đã chọn hai lớp 1A2 và 1A3 của trường Tiểu học Phương Liệt – quận Thanh
Xuân – Hà Nội làm đối tượng nghiên cứu. Tôi tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp
1A2 và chọn lớp 1A3 làm lớp đối chứng. Hai lớp đều có sĩ số 45 học sinh. Học
sinh ở cả hai lớp đều là lớp đại trà, lực học đều.
Kết quả như sau:
Kết quả


Chưa hoàn thành
S
số
SL
%
SL
%
%
L
1A2 45
15
33,3
28
62,2
2
4,5
1A3 45
20
44,4

25
55,6
0
0
Từ kết quả kiểm tra học sinh ở cả hai lớp cho ta thấy rõ hiệu quả của tác động

Lớp

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

thực nghiệm. Kết quả khảo sát của lớp 1A3 tăng lên rõ rệt.


9

PHẦN THỨ BA

KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ
1.

Kết luận
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp dạy tốt tiết Kể chuyện

trong môn Tiếng Việt lớp 1”, tôi nhận thấy:
Từ cơ sở lí luận của đề tài giúp ta xác định đúng vị trí của tiết Kể chuyện
trong dạy Tiếng Việt ở lớp 1.
Từ kết quả thực nghiệm và liên hệ thực trạng dạy học Kể chuyện giúp ta
khắc phục những sai lầm, tồn tại trong dạy kể chuyện hiện nay.

Về nội dung dạy học, cần xây dựng hệ thống bài tập toán giải bằng phương
pháp sơ đồ đoạn thẳng cho cả học sinh đại trà và học sinh khá giỏi sao cho đảm
bảo tính vừa sức, khoa học, có tác dụng khắc sâu kiến thức và phương pháp giải
toán nâng cao kĩ năng giải toán cho học sinh Tiểu học.
Về phương pháp, đề tài cho ta thấy sự cần thiết phải phối hợp hài hòa các
phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học mới, tích cực,
chủ động sử dụng phương pháp mới trong dạy học kể chuyện, từ đó có kinh
nghiệm dạy học nội dung khác, nâng cao chất lượng dạy học Kể chuyện nói riêng
và mơn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung.
2.

Khuyến nghị
Để việc dạy và học đạt kết quả cao, tôi có một số ý đề xuất sau:
+ Mỗi giáo viên tăng cường bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giảng dạy thông

qua việc bồi dưỡng thường xuyên và chuyên đề để từng bước tháo gỡ khó khăn,
nâng cao chất lượng giờ dạy.
+ Phòng Giáo dục đầu tư cơ sở vật chất và các phương tiện dạy học, tài liệu
tham khảo phục vụ kịp thời cho giáo viên dạy học. Từng bước hiện đại hoá các
phương tiện dạy học trong trường tiểu học.


10
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong dạy học Kể chuyện ở lớp 1 . Tôi
rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để kinh
nghiệm của tôi ngày càng hồn thiện hơn.
Tơi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là do tôi viết, không sao chép
của ai!
Người viết


Nguyễn Hải Linh



×