Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Noi dung chuong trinh mon Toan o TH theo tung lop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.14 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>1. Lớp 1</b>


<b> a. Các biểu tượng ban đầu</b>
<b> - Nhiều hơn, ít hơn.</b>


- Hình vng, hình trịn, hình tam giác.
b. Số học


+ Các số đến 10. Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10:
- Đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 10. Sử dụng dấu = , <, >.
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép cộng, trừ.


- Bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10.
- Cộng với 0, trừ đi 0.


- Tính chất giao hốn của phép cộng.
- Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.


- Tính giá trị biểu thức số có đến hai dấu phép tính cộng, trừ.
+ Các số đến 100. Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 100.


- Đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 100. Giới thiệu cấu tạo thập phân của số. Giới
thiệu tia số.


- Phép cộng và phép trừ không nhớ trong phạm vi 100.
- Tính giá trị biểu thức số có đến hai dấu phép tính cộng, trừ.
c. Đại lượng và đo đại lượng


- Giới thiệu đơn vị đo độ dài xăng - ti – mét. Đọc, viết, thực hiện phép tính các số đo
theo đơn vị xăng - ti – mét. Tập đo và ước lượng độ dài.



- Giới thiệu các đơn vị đo thời gian: tuần lễ, ngày trong tuần. Thực hành xem các loại
lịch, đọc đúng giờ trên đồng hồ.


d. Yếu tố hình học


- Giới thiệu về điểm, điểm ở trong, điểm ở ngồi một hình; đoạn thẳng, tập vẽ đoạn
thẳng.


- Giới thiệu hình vng, hình tam giác, hình trịn.


- Thực hành vẽ hình trên giấy kẻ ơ vng: gấp, cắt, ghép, xếp,…hình.
- Ghi hình bằng chữ (A, B, C,…).


e. Giải bài toán


- Giải các bài toán đơn về thêm bớt.


- Trình bày lời giải đầy đủ: câu trả lời, phép tính và đáp số.
<b>2. Lớp 2 </b>


<b> a. Số học và yếu tố đại số</b>


+ Phép cộng và phép trừ có nhớ trong phạm vi 100:


- Giới thiệu tên gọi và thành phần của phép cộng và phép trừ.
- Bảng cộng và bảng trừ (qua 10) trong phạm vi 20.


- Phép cộng và phép trừ không nhớ hoặc có nhớ một lần trong phạm vi 100.
- Tính giá trị biểu thức số có đến hai dấu phép tính cộng, trừ.



- Tìm các thành phần của phép cộng, trừ.


+ Các số đến 1000. Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 1000:


- Đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số. Giới thiệu cấu tạo thập phân của số.
- Phép cộng, trừ các số có đến 3 chữ số, không nhớ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép nhân: lập phép nhân từ tổng các số hạng bằng
nhau. Giới thiệu thừa số và tích.


- Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép chia: lập phép chia từ phép nhân hai số. Giới
thiệu số bị chia, số chia, thương.


- Lập bảng nhân 2, 3, 4, 5 với tích khơng quá 50.
- Lập bảng chia 2, 3, 4, 5 với số bị chia không quá 50.
- Nhân với 1 và chia với 1.


- Nhân với số 0. Số bị chia là 0. Không thể chia cho 0.
- Tính chất giao hốn của phép nhân (ẩn tàng).


- Thực hành tính: nhân, chia, nhẩm trong phạm vi các bảng tính. Nhân số trịn chục với
số có 1 chữ số trong phạm vi 100. Chia số tròn chục trong phạm vi 100 cho số có 1 chữ
số.


- Tính giá trị biểu thức số có đến 2 dấu phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia.
- Giới thiệu các phần bằng nhau của đơn vị (có dạng

1

,

<i>n</i>

5



<i>n</i>

).


- Tìm thừa số trong phép nhân và tìm số bị chia.


b. Đại lượng và đo đại lượng


- Giới thiệu về đơn vị đo độ dài dm, m, km, mm. Đọc, viết các số đo độ dài theo các
đơn vị mới học. Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài. Tập chuyển đổi các đơn vị đo độ dài,
thực hiện các phép tính với số đo độ dài. Tập đo và ước lượng độ dài.


- Giới thiệu về lít; đọc, viết làm tính với các số đo đơn vị lít. Tập đong, đo, ước lượng
theo lít.


- Giới thiệu đơn vị đo khối lượng kg.


- Đọc, viết, làm tính với các số đo theo đơn vị thời gian: giờ, tháng.Thực hành đọc lịch,
đọc đúng giờ trên đồng hồ và khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6.


- Giới thiệu các tờ giấy bạc 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng của Việt Nam.
Tập đổi tiền trong các trường hợp đơn giản. Đọc, viết, làm tính với các số tiền theo đơn
vị đồng.


c. Yếu tố hình học


- Giới thiệu đường gấp khúc. Tình độ dài đường gấp khúc.


- Giới thiệu hình chữ nhật, hình tam giác. Vẽ hình trên giấy kẻ ơ vuông.
- Đường thẳng, ba điểm thẳng hàng.


- Giới thiệu ban đầu về chu vi của hình. Tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
d. Giải bài tốn


- Giải các bài toán đơn về phép cộng và phép trừ, phép nhân và phép chia trong đó có
các bài tốn: nhiều hơn, ít hơn, tìm tích, chia thành phần bằng nhau và chia nhóm.


<b>3. Lớp 3</b>


<b> a. Số học và yếu tố đại số</b>


 Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000 (tiếp):


- Củng cố bảng nhân 2, 3, 4, 5 và bảng chia 2, 3, ,4 ,5.
- Lập bảng nhân 6, 7, 8, 9 và các bảng chia 6, 7, 8, 9.


- Hoàn thiện các bảng nhân và bảng chia (bảng nhân, chia tổng hợp).


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Giới thiệu về thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức số có đến 2 dấu phép tính
, có hoặc khơng có dấu ngoặc.


- Tìm số chia trong phép chia khi biết số bị chia và thương.


 Các số trong phạm vi 10 000, 100 000 và các phép tính với các số trong phạm vi 10


000, 100 000.


- Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10 000, 100 000. Giới thiệu sơ bộ về chữ số
La Mã.


- Phép cộng và phép trừ có nhớ khơng lien tiếp và khơng q 2 lần trong phạm vi 10
000 và 100 000. Phép nhân số có đến 4 chữ số với số có 1 chữ số có nhớ khơng q 2 lần
(khơng lien tiếp), tích khơng q 10 000 và 100 000. Phép chia số có đến 4 chữ số cho số
có 1 chữ số (chia hết và chia có dư).


- Tính giá trị các biểu thức số có đến 2 dấu phép tính, có hoặc khơng có dấu ngoặc.
b. Đại lượng và đo đại lượng.



- Bổ sung và lập bảng các đơn vị đo độ dài từ mm đến km. Nêu mối quan hệ xuôi giữa
hai đơn vị lien tiếp nhau, giữa m và km; m và cm, mm. Thực hành đo và ước lượng độ
dài.


- Giới thiệu gam. Đọc, viết, làm tính với các số đo theo đơn vị đo gam. Giới thiệu 1kg
= 1000g.


- Ngày, tháng, năm. Thực hành xem lịch.
- Diện tích và đơn vị đo diện tích: cm2<sub>.</sub>


- Giới thiệu các tờ giấy bạc 1000 đồng, 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng,
50 000 đồng, 100 000 đồng và bạc cắc. Tập đổi tiền trong trường hợp đơn giản.
c. Yếu tố hình học


- Giới thiệu góc vng, góc khơng vng. Giới thiệu ê ke. Kiểm tra vẽ góc bằng thước
thẳng và ê ke.


- Tính chất, chu vi, diện tích hình chữ nhật và hình vng.


- Giới thiệu compa. Giới thiệu tâm và bán kính, đường kính của hình trịn. Thực hành
vẽ hình trịn bằng com pa.


- Điểm ở giữa, trung điểm.
d. Yếu tố thống kê


- Giới thiệu dãy và bảng số liệu đơn giản.


- Tập sắp xếp số liệu của bảng theo mục đích cho trước.
e. Giải bài toán



- Giải các bài tốn có đến hai bước tính với các mối quan hệ trực tiếp và đơn giản.
- Giải các bài toán tam suất đơn thuận (chưa nêu tên) và các bài tốn có nội dung hình
học.


<b>4. Lớp 4</b>


<b> a. Số học và yếu tố đại số</b>


 Số tự nhiên và các phép tính với số tự nhiên.


- Lớp triệu. Đọc, viết, so sánh các số đến lớp triệu. Giới thiệu về tỉ số.
- Tổng kết về số tự nhiên và hệ thập phân.


- Phép cộng và phép trừ các số có đến 5, 6 chữ số, khơng nhớ và có nhớ tới 3 lần.
- Phép nhân các số có nhiều chữ số với các số có khơng q 3 chữ số, tích có khơng
quá 6 chữ số.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Tính chất giao hốn, kết hợp của phép cộng, nhân.
- Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.


- Tính giá trị biểu thức số có đến 3 dấu phép tính. Tính giá trị biểu thức chứa đến 3 chữ
dạng đơn giản.


 Phân số. Các phép tính về phân số.


- Giới thiệu khái niệm ban đầu về phân số: đọc, viết, so sánh các phân số, phân số bằng
nhau, rút gọn phân số, quy đồng mẫu số.


- Phép cộng, phép trừ hai phân số có cùng hoặc khơng cùng mẫu số (trường hợp đơn


giản, mẫu số của tổng hoặc hiệu không q 100).


- Tính chất giao hốn và kết hợp của phép nhân các phân số.


- Giới thiệu quy tắc chia phân số cho phân số, chia phân số cho số tự nhiên khác
khơng.


- Thực hành tính; tính nhẩm về cộng trừ hai phân số, trừ hai phân số có cùng mẫu số, tử
số của tổng hoặc hiệu có khơng q hai chữ số, phép tính khơng có nhớ.


- Tính giá trị các biểu thức có khơng q ba dấu phép tính với các phân số đơn giản
(mẫu chung có khơng q 2 chữ số).


 Tỉ số.


- Giới thiệu khái niệm ban đầu về tỉ số và tỉ lệ bản đồ.


- Giới thiệu các bài toán: tìm hai số biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của chúng.
b. Đại lượng và đo đại lượng


- Bổ sung và hệ thống các đơn vị đo khối lượng. Nêu mối quan hệ giữa kg, yến, tạ, tấn;
giữa kg và gam.


- Bổ sung và hệ thống hóa đơn vị đo đơn vị đo thời gian. Nêu mối quan hệ giữa ngày
và giờ, giờ và phút, giây; thế kỉ và năm; năm và tháng, ngày.


- Một số đơn vị đo diện tích (dm2<sub>, m</sub>2<sub>, km</sub>2<sub>). Chủ yếu nêu mối quan hệ giữa dm</sub>2<sub>, và m</sub>2<sub>;</sub>


dm2<sub> và cm</sub>2<sub>; m</sub>2<sub> và km</sub>2<sub>.</sub>



- Thực hành đổi đơn vị đo đại lượng (cùng loại), làm tính với các số đo. Thực hành đo,
tập làm trịn số đo và tập ước lượng các số đo.


c. Yếu tố hình học


- Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt. Vẽ các góc bằng thước thẳng và ê ke. Nhận
dạng góc trong các hình đã học.


- Giới thiệu hai đường thẳng cắt nhau, vng góc với nhau, song song với nhau.
- Giới thiệu thêm về hình bình hành: tính chất, đáy, chiều cao, chu vi, diện tích. Hình
thoi: đường chéo, tính chất, diện tích.


- Thực hành vẽ hình bằng thước và ê ke; cắt, ghép, ghấp, hình.
d. Yếu tố thống kê


- Lập bảng số liệu và nhận xét bảng số liệu.


- Giới thiệu biểu đồ. Lập biểu đồ dạng đơn giản. Tập nhận xét trên biểu đồ.
e. Giải toán


- Giải các bài tốn có đến 2 hoặc 3 phép tính, có sử dụng phân số.


- Giải các bài tốn có liên quan đến: tìm hai số biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của chúng;
tìm hai số biết tổng và hiệu; các nội dung hình học đã học.


- Giới thiệu bước đầu về việc sử dụng kiến thức Toán lớp 4 để giải quyết các vấn đề
thực tế.


<b>5. Lớp 5</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

 Số thập phân. Các phép tính về số thập phân.


- Hỗn số, phân số thập phân.


- Giới thiệu khái niệm ban đầu về số thập phân.
- Đọc, viết, so sánh các số thập phân.


- Viết và chuyển đổi các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
- Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân.


+ Phép cộng, trừ các số thập phân có đến 3 chữ số ở phần thập phân. Cộng, trừ khơng
nhớ và có nhớ đến 3 lần.


+ Phép nhân các số thập phân có tới 3 tích riêng và phần thập phân của tích có khơng
q 3 chữ số.


+ Phép chia các số thập phân với số chia có khơng q 3 chữ số và thương có khơng
q 4 chữ số, với phần thập phân có khơng có 3 chữ số.


+ Tính chất giao hốn, kết hợp của phép cộng và phép nhân, tính chất phân phối của
phép nhân với phép cộng các số thập phân.


- Thực hành tính nhẩm:


+ Cộng, trừ không nhớ hai số thập phân có khơng q hai chữ số.


+ Nhân không nhớ một số thập phân có khơng q 2 chữ số cho 1 số tự nhiên có 1
chữ số.


+ Chia khơng có dư một số thập phân có không quá 2 chữ số cho một số tự nhiên có 1


chữ số.


- Giới thiệu cách sử dụng máy tính cá nhân để kiểm tra kết quả học tập hoặc làm tính
với các số lớn.


 Số phần trăm:


- Số phần trăm.


- Giới thiệu khái niệm ban đầu về tỉ số phần trăm.
- Đọc, viết số phần trăm.


- Cộng, trừ các tỉ số phần trăm; nhân, chia tỉ số phần trăm với 1 số.


- Mối quan hệ giữa tỉ số phần trăm với phân số thập phân, số thập phân và phân số.
<i> b. Đại lượng và đo đại lượng</i>


 Đo thời gian. Vận tốc, thời gian chuyển động và quãng đường đi được.


- Các phép tính cộng, trừ các số đo thời gian có đến hai tên đơn vị đo.
- Các phép tính nhân, chia số đo thời gian với 1 số.


- Giới thiệu khái niệm ban đầu về: vận tốc, thời gian chuyển động, quãng đường đi
được và mối quan hệ giữa chúng.


 Đo diện tích. Đo thể tích.


- Giới thiệu các đơn vị đo diện tích mm2<sub>, dam</sub>2<sub> và hm</sub>2<sub>; bảng đơn vị đo diện tích.</sub>


- Giới thiệu khái niệm ban đầu về thể tích và một số đơn vị đo thể tích: cm3<sub>, dm</sub>3<sub>, m</sub>3<sub>.</sub>



- Thực hành đo diện tích ruộng đất và đo thể tích.
<i> c. Yếu tố hình học</i>


- Tính diện tích hình tam giác, hình thang. Tính chu vi và diện tích hình trịn.
- Giới thiệu hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, hình cầu.


- Tính thể tích, diện tích xung quanh, diện tích tồn phần hình hộp chữ nhật, hình lập
phương.


<i> d. Yếu tố thống kê</i>


- Lập bảng thống kê số liệu. Vẽ biểu đồ thống kê đơn giản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Biểu đồ thống kê.
<i> e. Giải toán</i>


<b> Giải bài tốn có đến 3 hoặc 4 phép tính, trong đó có:</b>


 Các bài tốn đơn giản về tỉ số phần trăm:


- Tìm tỉ số phần trăm của 2 số.


- Tìm một số biết tỉ số phần trăm của số đó với 1 số đã biết.


- Tìm tồn thể, biết một bộ phận và tỉ số phần trăm của bộ phận so với toàn thể.


 Các bài toán đơn giản về chuyển động đều, chuyển động cùng chiều và ngược


chiều.



- Tìm vận tốc biết thời gian chuyển động và độ dài quãng đường đi.


- Tìm thời gian chuyển động biết độ dài quãng đường và vận tốc chuyển động.
- Tìm độ dài quãng đường biết vận tốc và thời gian chuyển động.


 Các bài tốn có nội dung về tìm chu vi, diện tích, thể tích các hình đã học.
 Các bài tốn về tam suất đơn (thuận, nghịch) và phần trăm.


 Các bài toán ứng dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong cuộc


</div>

<!--links-->

×