Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Doi moi phuong phap giang day doi moi chuongtrinh giao duc Pho thong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.74 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

''Giáo dục- Đào tạo là Quốc sách hàng đầu, là


sự nghiệp của Nhà nước và của nhân dân, nhằm


nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân


tài, phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất


nước...đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển...."



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Phần Một</i>


khái quát chung về vị trí-vai trị và tầm quan trọng của giờ sinh hoạt lớp.


Trong hệ thống các bộ mơn Văn hố cơ bản nằm trong chương trình học phổ thơng từ
lớp 1 đến đến lớp 12, ngồi các bộ mơn học chính khố như Ngữ văn, Tốn, Lý, Hố, Giáo
dục công dân...Các bậc học, khối lớp học đều phân phối thời gian cho hoạt động tập thể lớp
được gọi là sinh hoạt lớp. Thời lượng cho 1 giờ hoạt động tập thể quy định bằng 1 tiết học
chính khố, mỗi tuần 1 tiết, thông thường kéo dài khoảng 40-45 phút. Mục đích cơ bản của
giờ sinh hoạt lớp nhằm đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm và kiểm điểm các hoạt động sinh
hoạt và học tập của tập thể lớp trong tuần học vừa qua, đồng thời triển khai kế hoạch hoạt
động cho tuần học tiếp theo. Xác định được vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của giờ sinh
hoạt lớp như vậy, nhưng thực tế giờ sinh hoạt lớp đã được chỉ đạo, thực hiện một cách thống
nhất chưa? Bài bản chưa? Khoa học và có ý nghĩa thiết thực chưa? Để thực hiện một giờ sinh
hoạt lớp hiệu quả, có nhất thiết phải theo một khn mẫu cố định không? Công việc cụ thể
của giờ sinh hoạt lớp là gì? Tiến trình ra sao? Ai chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức chính? Hồ
sơ sổ sách phục vụ cho tiết sinh hoạt gồm những loại nào....? Đó thực sự là một bài tốn khó,
một câu hỏi lớn đối với những nhà quản lý, những người làm công tác giáo dục và những
người quan tâm đến sự nghiệp giáo dục hiện nay !


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

có được những phương pháp phù hợp, có những điều chỉnh hợp lý đối với hoàn cảnh của
từng em học sinh, sẽ đạt được những hiệu quả tốt hơn trong công tác giáo dục. Đối với các
em học sinh, qua giờ sinh hoạt này, các em có điều kiện, có cơ hội tốt để tham gia các hoạt
động tập thể, hoạt động xã hội,thể hiện tính trách nhiệm đối với tập thể, phát huy tính tích cực
chủ động của cá nhân mình. Để tổ chức được các tiết sinh hoạt lớp 1 cách khoa học, hiệu quả


địi hỏi những người làm cơng tác sư phạm phải có nghiệp vụ, khả năng và nghệ thuật tổ
chức, ln có sự cuốn hút đối với các em học sinh, tránh nhàm chán, máy móc và theo lối
mòn nhất định, làm cho các em học sinh thực sự nhận thức được giờ sinh hoạt lớp là một hoạt
động tập thể, là một buổi sinh hoạt cuối tuần đầy ý nghĩa.


"Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. "


<i><b>( Hồ Chí Minh)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>Phần Hai</i>


Tình hình-thực trạng về cách chỉ đạo, tổ chức giờ sinh hoạt lớp ở các trường th, thcs và thpt hiện
nay.


Đối với giờ sinh hoạt lớp hiện nay, hình thức, cách làm, nội dung và các loại hồ sơ sổ sách
cụ thể thường do sự linh hoạt các thầy cô chủ nhiệm lớp. Hầu như chưa có sự chỉ đạo thống nhất
từ cấp Bộ, cấp Sở, cấp Phịng thậm chí từ cấp trường trong công tác này. ở một số đơn vị cấp
huyện, đã có sự thống nhất chỉ đạo về nội dung hoạt động trong giờ sinh hoạt lớp gồm 2 phần cơ
bản:


<i><b>*Phần sinh hoạt lớp: Kiểm điểm, đánh giá, nhận xét kết quả tuần học qua và triển khai kế</b></i>
hoạch cho tuần học tới.


<i><b>*Phần Hoạt động ngoài giờ lên lớp: Theo chương trình thay sách, bộ mơn Hoạt động ngồi</b></i>
giờ lên lớp được phân phối 3 tiết/tuần; gồm 1tiết Chào cờ đầu tuần, 1 tiết sinh hoạt lớp và 1 tiết
Hoạt động ngoài giờ (Riêng đối với giờ Hoạt động Ngoài giờ lên lớp, đã có sự thống nhất từ Bộ
GD-ĐT về chương trình, tài liệu phục vụ cho giáo viên tổ chức thực hiện. Nhưng việc kết hợp
như vậy đã đảm bảo về cách làm, về phương pháp và đáp ứng đủ chương trình theo quy định
chưa? Như vậy ngồi 4 tiết Chào cờ/ tháng, 4 tiết Sinh hoạt lớp/tháng, học sinh còn được tham gia
đủ 4 tiết Hoạt động ngồi giờ/tháng theo chương trình, kế hoạch do Bộ GD-ĐT ban hành. Vậy 4


tiết hoạt động ấy được bố trí như thế nào? Cách làm ra sao? Thiết nghĩ đây cũng cần có 1 sự chỉ
đạo thống nhất, đảm bảo được yêu cầu và phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i><b>Hồ sơ sổ sách phục vụ cho tiết sinh hoạt lớp bao gồm: </b></i>


*Sổ kế hoạch chủ nhiệm được xây dựng và duyệt từ đầu năm học, cuốn sổ này chỉ được sử
dụng vào các đợt đón đồn thanh kiểm tra, các đợt họp phụ huynh học sinh và sơ kết, tổng kết
năm học. Do vậy, cuốn sổ chưa thực sự là hồ sơ thường trực, là tài liệu quan trọng để ghi chép,
theo dõi và lưu giữ, những thông tin về bản thân học sinh, kết quả học tập và rèn luyện của các
em…


*Sổ công tác của giáo viên chủ nhiệm, thường được gọi là sổ tổng hợp, ghi chép các nội
dung các buổi họp Hội đồng, các buổi họp tổ chủ nhiệm, ngoài ra các thầy cơ chủ nhiệm có thể sử
dụng cuốn sổ tổng hợp này để ghi chép tất cả các vấn đề liên quan như: các khoản đóng góp, các
buổi tiếp xúc phụ huynh học sinh (đặc biệt là học sinh cá biệt, học sinh vi phạm nề nếp), thay đổi
thời khoá biểu, xếp chỗ ngồi học sinh…


* Giáo án sinh hoạt lớp, ghi chép chi tiết kế hoạch tổ chức các buổi sinh hoạt lớp, gồm 2
phần chính: Phần sinh hoạt lớp và phần hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nội dung giáo án thể hiện rõ
những vấn đề trọng tâm của buổi sinh hoạt lớp như: Mục đích-Yêu cầu, Công tác chuẩn bị, các
bước tiến hành... (một số ít đơn vị đã triển khai).


"Giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học,
bồi dưỡng năng lực, tự học, lịng say mê học tập và ý chí vươn lên."


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>Phần Ba</i>


Một số ý kiến đề xuất về cách thức tổ chức một giờ sinh hoạt lớp hiệu quả


Qua q trình làm cơng tác sư phạm, ngồi việc tham gia giảng dạy và chỉ đạo các mơn


học chính khố, tơi ln quan tâm, suy nghĩ học hỏi và trăn trở để tìm ra một phương pháp,
một cách làm khoa học, thống nhất, hiệu quả đối với bộ môn Hoạt động Ngồi giờ lên lớp nói
chung và giờ sinh hoạt lớp nói riêng.


Nhận thức được về tầm quan trọng và tác động tích cực của việc sinh hoạt tập thể đối
với nhận thức và nhân cách sống của các em học sinh. Dựa vào tình trạng thực tế mà các cơ
sở giáo dục đã và đang áp dụng hiện nay, tôi mạnh dạn đề xuất một số ý kiến mang tính cá
nhân của mình để những bạn đồng nghiệp, những nhà quản lý giáo dục và những người quan
tâm đến giáo dục hiện nay tham khảo.


Trong phần đóng góp ý kiến của mình, tơi đề xuất 4 vấn đề chính liên quan đến cách
chỉ đạo, tổ chức một giờ sinh hoạt lớp nói riêng và đối với bộ mơn Hoạt động ngồi giờ lên
lớp nói chung.


<b>Những vấn đề đó là:</b>


<i><b>1/ Cách phân phối và bố trí phân mơn Hoạt động ngoài giờ lên lớp .</b></i>
<i><b>2/ Cách tiến hành một giờ sinh hoạt lớp hiệu quả.</b></i>


<i><b>3/ Các loại hồ sơ sổ sách theo theo quy định phục vụ cho giờ sinh hoạt lớp.</b></i>
<i><b>4/ Mẫu thống nhất một số loại hồ sơ sổ sách nêu trên.</b></i>


<i>Vấn đề 1:</i>


<b>Cách phân phối và bố trí phân mơn Hoạt động ngồi giờ lên lớp.</b>


Theo chương trình thay sách của Bộ GD-ĐT đối với các khối từ lớp 6 đến lớp 9, Bộ GD-ĐT
phân phối một phân mơn mới có tên gọi là Hoạt động ngồi giờ lên lớp. Qua bộ mơn này, em học
sinh có điều kiện tham gia các hoạt động ngoại khố, giúp các em phát triển tồn diện và có điều
kiện phát huy khả năng tích cực, chủ động của mình trong các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.



*Thời lượng cho môn học này quy định là <b>3 tiết/ tuần</b>, tương ứng với <b>12 tiết/ tháng</b>. Trong
đó:


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

*Sinh hoạt lớp cuối tuần: <b>4 tiết/tháng</b>


*Còn lại Hoạt động ngoài giờ lên lớp: <b>4 tiết/tháng.</b>


Đối với giờ Chào cờ và giờ sinh hoạt lớp đã được bố trí cố định trên thời khố biểu, cịn đối
với giờ Hoạt động ngồi giờ lên lớp, khơng nhất thiết bố trí cố định như vậy, vì đây là mơn học có
đặc thù riêng nên bố trí lồng ghép vào giờ sinh hoạt lớp, như vậy sẽ tạo khơng khí thay đổi, tránh
sự căng thẳng đối với các em học sinh. Do đó tổng số 12 tiết Hoạt động ngồi giờ trong tháng
được cụ thể như sau:


*Chào cờ: <b>4 tiết/ tháng</b>


*Sinh hoạt lớp + HĐNGLL tập thể lớp: <b>4 tiết/ tháng</b>


*HĐNGLL của trường: <b>4 tiết/ tháng</b>: Mỗi tháng nhà trường chỉ đạo, tổ chức 1 Hoạt động
lớn với quy mô cho cả trường, thời lượng tương ứng <b>4 tiết học</b> theo từng chủ điểm của tháng đó,
có thể kết hợp với Lễ míting kỷ niệm những ngày Lễ lớn trong tháng ví dụ:


*Tháng 9: Lễ Khai giảng Năm học mới
*Tháng 10: Lễ phát động Chủ đề Năm học
*Tháng 11: Lễ Kỷ niệm Ngày 20-11


*Tháng 12: Lễ Kỷ niệm Ngày Thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
…..


Như vậy vừa khơng phải bố trí giờ Hoạt động Ngồi giờ lên lớp trên thời khoá biểu của nhà


trường, vừa đảm bảo thời lượng hoạt động cho các em học sinh <b>12 tiết hoạt động/tháng.</b>


Nội dung, chương trình hoạt động của tiết sinh hoạt lớp do giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị kế
hoạch tổ chức, còn đối với các hoạt động của nhà trường theo từng tháng do Tổng phụ trách Đội
TNTP lập kế hoạch tổ chức và được sự phê duyệt của Ban giám hiệu. Các hoạt động được tổ chức
cần có kế hoạch cụ thể, chi tiết và có sổ sách theo dõi kết quả đánh giá, nhận xét các hoạt động đó.


<i>Vấn đề 2</i>


<b>Cách tiến hành một giờ sinh hoạt lớp hiệu quả:</b>


Muốn đạt được một giờ sinh hoạt lớp nói riêng và giờ hoạt động ngồi giờ lên lớp nói
chung khoa học, hiệu quả, địi hỏi phải có sự tham gia tích cực của các nhân tố bao gồm: thầy cô
chủ nhiệm lớp, đội ngũ cán bộ lớp và tập thể các em học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Trong nội dung bài viết này, tôi xin được nêu ra ý kiến, quan điểm riêng của mình để các
nhà quản lý giáo dục, các bạn đồng nghiệp những người quan tâm đến sự nghiệp giáo dục cùng
tham khảo.


<b>Phần 1: Chuẩn bị:</b>


<i><b>*Giáo viên chủ nhiệm: Là người chịu trách nhiệm chính về nội dung tiết sinh hoạt của</b></i>
lớp mình, địi hỏi người giáo viên phải dẫn dắt, triển khai nội dung theo đúng tinh thần, chủ
trương giáo dục đã được thống nhất trong Hội đồng Giáo dục nhà trường, đảm bảo tính chính xác,
tính khoa học và mang tính giáo dục cao.


Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm trước Hội đồng Giáo dục nhà trường về các vấn đề
liên quan trực tiếp đến lớp mình phụ trách.


<i>Giáo viên chủ nhiệm thực hiện các công việc chuẩn bị sau:</i>



+ Tiếp thu các chủ trương, các định hướng giáo dục do Hội đồng Giáo dục nhà trường
triển khai theo kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần hay kế hoạch phát động của các
đợt thi đua.


+ Lập kế hoạch chủ nhiệm ( theo yêu cầu từ đầu năm học).


+ Lập kế hoạch sinh hoạt lớp (Xây dựng Giáo án sinh hoạt lớp theo tuần, một giáo án/tuần)
trước ngày sinh hoạt lớp ít nhất 01 ngày. Giáo án phải chi tiết, khoa học, chính xác và đảm bảo đủ
nội dung yêu cầu như mẫu những giáo án bộ môn khoa học khác.


<i><b>*Cán bộ lớp:</b></i>


<i><b>+ Các tổ trưởng: Tổng hợp kết quả theo dõi các thành viên của tổ mình theo các tiêu chí</b></i>
thi đua như: kết quả rèn luyện đạo đức, kết quả rèn luyện học lực, những thành tích nổi bật trong
tuần, những hạn chế cần nhắc nhở…


<i><b>+ Lớp trưởng: Căn cứ kết quả của các tổ, lớp trưởng tổng hợp đầy đủ, chính xác vào sổ</b></i>
theo dõi chung của lớp vào sau tiết thứ 3 của ngày sinh hoạt lớp.


<b>Phần 2: Tiến hành </b>(Các bước tiến hành cụ thể được minh hoạ theo mẫu sau):


<i><b>Stt</b></i> <i><b>Nội dung công việc</b></i> <i><b>Người thực</b></i>


<i><b>hiện</b></i> <i><b>Tgian</b></i>


<i><b>1</b></i>


Báo cáo kết quả thực hiện của tập thể lớp trong tuần học vừa qua
theo các nội dung: Hoạt động học tập, hoạt động rèn luyện đạo



đức, hoạt động thi đua… Lớp trưởng


<i><b>6 </b></i>
<i><b>phút</b></i>
<i><b>2</b></i>


Triển khai những kế hoạch cụ thể, những định hướng thi đua,
những phương hướng phấn đấu căn cứ vào kế hoạch chung của
nhà trường trong tuần học tới…


Giáo viên chủ


nhiệm <i><b>6 </b><b>phút</b></i>


<i><b>3</b></i> Thảo luận về những kết quả đã đạt được tuần qua và phương<sub>hướng tuần học tới</sub> Lớp trưởng +Tập thể lớp
đóng góp ý kiến


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i><b>4</b></i> Đề cử danh sách học sinh tiêu biểu, thống nhất danh sách học<sub>sinh cần nhắc nhở trong tuần qua…</sub> Lớp trưởng +Tập thể lớp đề
cử


<i><b>5 </b></i>
<i><b>phút</b></i>
<i><b>5</b></i> Kết thúc hoạt động: Giáo viên chủ nhiệm đưa ra một số ý kiến kết<sub>luận ngắn gọn xung quanh các nội dung vừa thực hiện.</sub> Giáo viên chủ<sub>nhiệm</sub> <i><b>5 </b><b><sub>phút</sub></b></i>
<i><b>6</b></i> Hoạt động Ngoài giờ Lên lớp ( Văn nghệ hoặc một số hình thức<sub>trị chơi phù hợp theo kế hoạch chung đã quy định)</sub> Cán bộ lớp +<sub>Tập thể lớp</sub> <i><b>15 </b><b><sub>phút</sub></b></i>
- Trên đây là một số gợi ý cơ bản về những nội dung công việc cụ thể cần thực hiện trong một
giờ sinh hoạt lớp. Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị mình, các đơn vị nhà trường, các thầy
cơ chủ nhiệm có thể soạn bài và thực hiện giờ sinh hoạt lớp một cách linh hoạt về phân phối
thời gian, trình tự cơng việc… nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu đề ra.



<i>Vấn đề 3:</i>


<b>Các loại hồ sơ sổ sách theo quy định phục vụ cho giờ sinh hoạt lớp và </b>
<b>hoạt động ngoài giờ lên lớp</b>


<b>*Đối với Giáo viên chủ nhiệm:</b>


<i>1-Kế hoạch công tác chủ nhiệm. (Được xây dựng từ đầu năm học theo mẫu quy định của Bộ </i>
<i>Giáo dục-Đào tạo và được sự phê duyệt của Ban giám hiệu)</i>


<i>2-Sổ công tác chủ nhiệm. (Sổ công tác tổng hợp của Giáo viên chủ nhiệm)</i>
<i>3-Giáo án Sinh hoạt lớp và HĐNGLL.</i>


- Giống như các bộ môn văn hoá khoa học khác, để thực hiện một giờ sinh hoạt lớp thực sự
hiệu quả. Địi hỏi các thầy cơ chủ nhiệm phải chuẩn bị cho mình một kế hoạch


sinh hoạt lớp thật chi tiết, cụ thể, chu đáo, đó chính là bài soạn cho tiết sinh hoạt cuối tuần.
- Nội dung, hình thức và các yêu cầu khác của giáo án giống như những mẫu giáo án các bộ
mơn chính khố theo quy định chung của Bộ. Tuy nhiên, ở mỗi đơn vị có thể thống nhất một
mẫu chung để đảm bảo tính thống nhất, tính đồng bộ trong đơn vị mình.


<b>*Đối với cán bộ lớp:</b>
<b>* Lớp trưởng: </b>


<i>- Sổ tổng hợp kết quả thi đua theo các tuần học:</i>


<b>* Các tổ trưởng:</b>


<i>- Sổ theo dõi kết quả thi đua của các thành viên trong tổ</i>



<b>*Đối với tập thể lớp:</b>


<i>- Sổ ghi nghị quyết các buổi sinh hoạt cuối tuần:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

lớp trưởng, sổ được duy trì từ đầu năm đến cuối năm học. Sau buổi họp, thư ký lớp giao sổ
cho GVCN giữ. Thư ký lớp có thể là một trong các lớp phó đảm nhiệm hoặc một thành viên
khác do lớp bầu từ đầu năm học. Có thể sử dụng cuốn sổ này như một tài liệu quan trọng để
thông qua Hội đồng GD nhà trường, tổ chủ nhiệm hoặc Hội nghị phụ huynh học sinh nếu cần.
-Trang đầu cuốn sổ, nên ghi danh sách học sinh trong lớp, lý lịch trích ngang, danh
hiệu đăng ký thi đua và một số thông tin cần thiết khác.


<b>*Đối với cá nhân học sinh:</b> - Ngoài các loại vở ghi, vở bài tập các môn học chính
khố theo quy định, theo tơi, học sinh nên có và cần có một cuốn vở ghi chép các buổi sinh
hoạt lớp, trong đó học sinh ghi chép đầy đủ các nội dung sinh hoạt, kế hoạch hoạt động do
nhà trường triển khai, tránh coi nhẹ giờ sinh hoạt lớp. Mẫu ghi chép tương tự như mẫu cuốn
sổ nghị quyết, phần cuối có thể để phần xác nhận chữ ký của phụ huynh học sinh. ở nhà,
phụ huynh có thể kiểm tra, xem xét và nắm bắt kết quả rèn luyện đạo đức học tập của con em
họ theo từng tuần, từng tháng.


- Khi các em học sinh thực hiện việc ghi chép cuốn sổ này, chính bản thân các em sẽ
tạo cho mình một thói quen làm việc rất kế hoạch, bài bản và khoa học, đây là một phương
pháp rèn luyện ý thức trực tiếp cho học sinh.


<b>*Đối với Giáo viên Tổng phụ trách Đội</b>


<i>1-Kế hoạch công tác Đội.</i>


<i>2-Kế hoạch tổ chức các Hoạt động Giáo dục Ngoài giờ lên lớp: </i>Mỗi tháng một lần, theo mẫu
chung của SGK Hướng dẫn tổ chức các hoạt động Giáo dục Ngoài giờ lên lớp do Bộ Giáo
dục-Đào tạo ban hành.



<i>3-Sổ theo dõi kết quả tổ chức các hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp: </i>Căn cứ vào kế
hoạch tổ chức đã lập, sau khi tổ chức các hoạt động tập thể đối với toàn trường, Tổng phụ
trách Đội TNTP cần ghi chép kết quả tổ chức, đánh giấ, xếp loại, tuyên dương, nhắc nhở các
cá nhân, tập thể đã tham gia vào hoạt động tập thể của nhà trường. Việc theo dõi, đánh giá chi
tiết sẽ giúp cho Ban giám hiệu, các đoàn thanh, kiểm tra của cấp trên và việc xếp loại các tập
thể cuối năm đảm bảo việc chính xác, thuận tiện.


<i>Vấn đề 4:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i>Lời kết</i>


Bằng cả niềm đam mê, nỗi băn khoăn và tinh thần trách nhiệm của một người làm công
tác sư phạm. Tôi đã mạnh dạn nêu ra một số ý kiến quan điểm của mình đối với việc tổ chức
chỉ đạo một giờ sinh hoạt lớp nói riêng và phân mơn Hoạt động ngồi giờ lên lớp của bậc
Tiểu học, THCS và THPT nói chung. Để cho đề tài tơi viết được vẹn tồn hơn, phù hợp và
thiết thực hơn, tôi mong mỏi nhận được nhiều ý kiến của các bạn đồng nghiệp, các nhà quản
lý Giáo dục và các đồng chí trong Hội đồng Giám khảo.


Tôi xin chân thành cám ơn !


Thông tin về tác giả


<i>Họ và tên: Bùi Ngọc Hưng</i>


<i>Nơi cơng tác: Phịng GD-ĐT Quế Võ- BN</i>
<i>Chức vụ: Chun viên</i>


<i>Trình độ CM: Cử nhân Khoa học</i>
<i>Chuyên ngành: Tiếng Anh</i>



<i> Năm vào ngành: Tháng 9 - 1996</i>
<i> Điện thoại: Cq: (0241) 610.314</i>


<i><b> Nr:(0241) 873.848</b></i>
<i><b> DĐ: 0982.873.848</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<i><b>g</b></i>
<i>1</i> Phần Một - Khái quát chung về vị trí, vai trị và tầm quan trọng của giờ sinh


hoạt lớp.


<i>2</i> Phần Hai - Tình hình thực trạng về cách chỉ đạo tổ chức giờ sinh hoạt lớp ở các
trường TH, THCS và THPT hiện nay


<i>3</i> Phần Ba - Một số ý kiến đề xuất về cách thức tổ chức một giờ sinh hoạt lớp hiệu
quả


<i>* Vấn đề 1: Cách phân phối và bố trí phân mơn Hoạt động ngoài giờ lên lớp</i>
* Vấn đề 2: Cách tiến hành một giờ sinh hoạt lớp hiệu quả


* Vấn đề 3: Các loại hồ sơ sổ sách theo quy định phục vụ cho giờ sinh hoạt lớp
và hoạt động ngoài giờ lên lớp


</div>

<!--links-->

×