Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.76 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>PHÒNG GD – ĐT VĂN QUAN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b> TRƯỜNG THCS ĐẠI AN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc</b>
<i><b> Đại An, ngày 11 tháng 10 năm 2010</b></i>
<b>GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI VIỆC TRIỂN KHAI CÓ HIỆU QUẢ PHONG TRÀO</b>
<b>“XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”</b>
- Kính thưa các Quý vị Đại biểu,
- Kính thưa các Thầy cô giáo,
Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, được Bộ Giáo
dục - Đào tạo triển khai trong toàn ngành vào đầu năm học 2008 -2009 đây là phong trào thi
đua rộng lớn hoạt động trong giai đoạn 5 năm (từ 2008 đến 2013). Theo đó, các cơ sở giáo
dục phổ thơng phải xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với
điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội; và học sinh phải phát huy tính chủ
động, tích cực, sáng tạo trong học tập và trong các hoạt động xã hội, góp phần vào sự phát
triển của đất nước.
Để thực hiện hong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” có
hiệu quả, tập thể GVCN trường THCS Đại An xin phép được nên lên một số việc làm đã
triển khai và thược hiện trong các năm học vừa qua.
<b>I. THẾ NÀO LÀ TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN</b>
1- Trường học thân thiện, trước hết là nơi tiếp nhận tất cả trẻ em trong độ tuổi quy định,
đến trường. Nhà trường phải tạo điều kiện để thực hiện bình đẳng về quyền học tập cho
thanh, thiếu niên.
4-Trường học thân thiện là trường học có cơ sở vật chất đảm bảo các quyền tự nhiên thiết
yếu con người: đủ nước sạch, ánh sáng, phòng y tế, nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập v.v…
5- Trường học thân thiện là trường tạo lập sự bình đẳng giới, xây dựng thái độ và giáo
dục hành vi ứng xử tơn trọng bình đẳng nam nữ. Trường học thân thiện phải chú trọng giáo
dục kỹ năng sống, giáo dục cho học sinh biết rèn luyện thân thể, biết tự bảo vệ sức khỏe, biết
sống khỏe mạnh, an toàn.
6- Trường học thân thiện là nơi huy động có hiệu quả sự tham gia của học sinh, thầy cô
giáo, cha mẹ học sinh, của chính quyền, các tổ chức đồn thể, các đơn vị kinh tế và nhân dân
địa phương nơi trường đóng cùng đồng lịng, đồng sức xây dựng nhà trường.
<b>II: VỀ NHẬN THỨC</b>
1- Trước hết giáo viên phải nhận thức được rằng: Phong trào “ Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” là một chủ trương thiết thực, có tác dụng to lớn trong việc xây dựng
một môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện cho học sinh, đáp ứng được nhu cầu của xã hội và của thời đại hiện nay.
2 - Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” huy động nhiều lực
lượng xã hội tham gia nhưng trong đó lực lượng nịng cốt, quyết định sự thành cơng của
phong trào là cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường. Để từ đó các giáo viên xác định
được vai trị trách nhiệm của mình và xây dựng kế hoạch hoạt động triển khai phòng trào “
Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của
địa phương.
3- Từ nhận thức trên GVCN kịp thời triển khai nội dung phong trào “ Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” sâu rộng tới học sinh, phụ huynh học sinh và toàn thể các
ban ngành, chính quyền địa phương, nhằm tạo ra sự nhận thức chung về ý nghĩa to lớn của
phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
<b>III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI PHONG TRÀO “XÂY DỰNG TRƯƠNG</b>
<b>HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”</b>
<i><b> 1: Nội đung 1: Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn</b></i>
- Giáo viên chủ nhiệm tổ chức, hướng dẫn HS luôn giữ vệ sinh lớp học, bàn ghế sạch
sẽ, thoáng mát, giữ vệ sinh nước uống. Đảm bảo an toàn khi sử dụng điện và mở, đóng cửa
ra vào. Khơng đùa nghịch trên lan can trường học.
- Động viên và hướng dẫn học sinh biết cách giữ gìn sức khỏe và vệ sinh cá nhân. Biết
cách và có ý thức phịng chống bệnh tật đặc biệt là các bệnh học đường như cận thị, cong vẹo
cột sống. Phối hợp với cơ quan y tế chăm sóc và khám sức khỏe định kỳ cho học sinh.
- Tổ chức, hướng dẫn học sinh tham gia lao động trồng cây xanh quanh khu vực
trường, chăm sóc cây bóng mát trên sân trường . Ln đảm bảo trường xanh, sạch, đẹp.
<i><b> 2: Nội dung 2: Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở</b></i>
<i><b>địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.</b></i>
<b>- Trước hết phải giáo dục HS ý thức đi học chuyên cần, GVCN kết hợp với GV bộ</b>
môn, phụ huynh để quản lý HS, đảm bảo sĩ số, phấn đấu không có HS bỏ học, ln đảm bảo
cho học sinh bình đẳng về mọi quyền lợi trong nhà trường.
- Động viên HS mua sắm đầy đủ sách vở và các dụng cụ học tập, mua thêm sách tham
khảo, sách nâng cao để có điều kiện tự học và nâng cao kiến thức.
- GVCN kết hợp với giáo viên bộ môn nắm vững từng đối tượng HS để có cách tác
động, giáo dục phù hợp với các đối tượng HS.
- GVCN phải tích cực thường xuyên trau dồi và nâng cao trình độ chun mơn nghiệp
- Trong q trình dạy – học, GV phải tạo được khơng khí ấm áp, chan hịa, cởi mở,
thân thiện với mọi đối tượng học sinh đặc biệt là những học sinh yếu. Khuyến khích HS tích
cực phát biểu ý kiến. GV phải luôn tôn trọng lắng nghe HS phát biểu hoặc đưa ra những thắc
mắc cần giải đáp, tích cực cùng HS giải quyết vấn đề một cách thấu đáo, phù hợp tạo cho các
em sự hứng thú và tự tin trong học tập.
- Tích cực đổi mới PPDH, phối hợp linh hoạt các phương pháp trong dạy học, hệ
thống câu hỏi phải khoa học, phù hợp với các đối tượng HS kích thích tư duy để huy động
được tiềm năng học tập trong mỗi HS đặc biệt đối với các em HS yếu, kích thích được sự
tích cực, chủ động sáng tạo và tự tin của HS trong từng tiết học, trong cả quá trình học tập.
- Tăng cường việc dạy học có đồ dùng trực quan. Tích cực tự học nâng cao trình độ tin
học để có khả năng ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong việc khai thác thơng tin, tư liệu, hình
ảnh trên mạng Internet để ứng dụng có hiệu quả cơng nghệ thơng tin vào q trình dạy học ở
các mức độ phù hợp với từng nội dung bài học gây hứng thú học tập của HS góp phần nâng
cao chất lượng dạy học.
- Luôn tôn trọng sản phẩm của học sinh, chấm chữa chính xác, chu đáo, cơng bằng,
khách quan. Qua mỗi bài kiểm tra phải giúp học sinh nhận thấy được những thành cơng, hạn
chế của mình để tạo được sự nỗ lực, vươn lên của các em.
- Muốn rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, trước hết mỗi CBGV phải ln có ý thức
trau dồi đạo đức, năng lực, phẩm chất nhà giáo, luôn cố gắng để tự hồn thiện mình, tạo
được sự tin yêu và quý trọng của học sinh để GV thực sự là tấm gương sáng cho HS noi
theo.
- GVCN cần tạo được khơng khí chan hịa, vui tươi giữa thầy và trị, giữa trị và trị,
biết kính trên, nhường dưới ở trường cũng như nhà hay ngoài xã hội. Bồi dưỡng cho học sinh
- Qua các buổi sinh hoạt tập thể, các buổi ngoại khóa, hoạt động NGLL, GV giáo dục
các em HS có cách ứng xử chan hịa, thân thiện và đúng mực với thầy cô, bạn bè. Bồi dưỡng
cho học sinh kỹ năng hòa nhập với tập thể, biết lựa chọn và hịa nhập, thích ứng với cuộc
sống trong thời kỳ hội nhập năng động hiện nay trong lối sống, ăn mặc, ứng xử,…văn minh
lịch sự, giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, phù hợp với lứa tuổi học sinh . Có ý thức và
có khả năng phịng tránh các tệ nạn xã hội, khơng nói tục, chửi thề, gây gổ, hút thuốc, uống
rượu, cờ bạc, ma túy…..
- Hướng dẫn HS cách giữ gìn sức khỏe, luyện tập thể thao, phòng chống các dịch
bệnh, kỹ năng phịng, chống tai nạn giao thơng, đuối nước và các tai nạn thương tích khác.
<i><b> 4: Nội dung 4 : Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.</b></i>
- Trước hết GVCN phải có năng lực hoặc phải tích cực học hỏi để có năng lực tổ chức
các hoạt động tập thể với nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn, bổ ích và phù hợp với lứa tuổi
HS, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương của nhà trường.
- Để tổ chức các hoạt động tập thể có hiệu quả, trước hết GV cần bồi dưỡng cho HS có
kỹ năng tham gia và tổ chức các hoạt động để HS có khả năng tổ chức các hoạt động tập thể
trong lớp và trong trường.
- Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Đoàn, Đội tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi
lành mạnh, như: Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, vui chơi, tổ chức các trò chơi dân
gian và các hoạt động giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi học sinh.
<i><b> 5: Nội dung 5: Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch</b></i>
<i><b>sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương </b></i>
- Kết hợp với tổ chức Đoàn, Liên Đội tổ chức, hướng dẫn HS chăm sóc nhà bia tưởng
niệm của địa phương, thường xuyên tổ chức dâng hương nhân dịp các ngày lễ lớn. Đến thăm,
giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ trong xã.
- Tham mưu với BGH mời các cán bộ lão thành cách mạng, các cựu chiến binh tiêu
biểu đến nói chuyện về truyền thống cách mạng của địa phương, của đất nước. Tổ chức các
cuộc thi tìm hiểu về truyền thống cách mạng và truyền thống học tập, lịch sử phát triển của
xã.
<b>IV: ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ</b>
1: Đối với Ban giám hiệu, các tổ chuyên môn, các đồn thể trong trường
- BGH có những biện pháp chỉ đạo, giúp đỡ, hướng dẫn GVCN trong việc triển khai
phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tích cực tham mưu với cấp
trên xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường, kịp thời tuyên dương cho các cá nhân tập thể
trong trường thực hiện tốt, có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực”,
- Tổ chun mơn cần tổ chức tốt các buổi hội thảo trong tổ bàn về các biện pháp “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cho từng năm học.
- Các đồn thể trong trường cần có kế hoạch kết hợp với giáo viên chủ nhiệm xây
dựng các hoạt động tập thể vui chơi, học tập… với nội dung phong phú phù hợp với điều
kiện cảu nhà trường.
2: Đối với chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội của xã cần quan tâm hơn về công
tác giáo dục của nhà trường, giúp đỡ giáo viên trong việc tư vấn cho phụ huynh học sinh
cách quản lí con tự học ở nhà, tạo ra phong trào học tập của xã nhà. Tham mưu với cấp trên
3: Đối với phịng GD – ĐT, Có kế hoạch kiểm tra, giúp đỡ các trường học trong việc
triền khai phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Trang bị các
phương tiện dạy học hiện đại cho nhà trường, đáp ứng việc đổi mới phương pháp dạy học
của giáo viên.
4: Đối với cấp huyện, tỉnh, kịp thời xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường như phòng
học, phòng chức năng, sân chơi bãi tập, đảm bảo cho các hoạt động dạy học của nhà trường
được diễn ra thuận lợi.
T/M Tập thể GVCN