Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu hiện trạng quản lý môi trường tại công ty than quang hanh, thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN VĂN NINH

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI
CÔNG TY THAN QUANG HANH, THÀNH PHỐ CẨM PHẢ,
TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và Môi trường
Mã số: 8850101

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Văn Giới

Chữ ký của GVHD

Thái Nguyên – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu do cá nhân tơi
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Ngô Văn Giới, khơng sao
chép các cơng trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn
chưa từng được cơng bố ở bất kì một cơng trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui định của đơn vị đào tạo.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Tác giả

Nguyễn Văn Ninh



i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này tôi đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của rất nhiều thầy cơ giáo, cá nhân, các cơ quan
và các tổ chức. Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
tất cả các thầy cô giáo, cá nhân, các cơ quan và tổ chức đã quan tâm giúp đỡ, tạo
mọi điều kiện cho tơi hồn thành luận văn này.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Ngô Văn Giới –Trưởng
Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên đã
trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình
nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học –
Đại học Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm Khoa Tài nguyên và Môi trường, các
thầy cô giáo khoa Tài Nguyên và Môi trường đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ
tơi về nhiều mặt trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Công ty TNHH MTV
than Quang Hanh; xin trân trọng cảm ơn Sở Tài nguyên & Môi trường Quảng
Ninh, UBND TP Cẩm Phả, Tập đồn Cơng nghiệp than - khống sản Việt Nam
đã cung cấp số liệu, tư liệu để tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè và gia đình đã chia
sẻ cùng tơi những khó khăn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi học
tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 6 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Văn Ninh


ii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVMT

Bảo vệ môi trường

CTNH

Chất thải nguy hại

CTPHMT

Cải tạo, phục hồi môi trường

CTR

Chất thải rắn

ĐTM

Đánh giá Tác động Mơi trường

ĐVT

Đơn vị tính

HĐQT


Hội đồng quản trị

HTKT

Hệ thống khai thác

KTCN

Kỹ thuật cơng nghệ

MBCL

Mặt bằng cửa lị

MTV

Một thành viên

pH

Nồng độ [H+]

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QLMT

Quản lý Môi trường


TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNMT

Tài ngun Mơi trường

TKV

Tập đồn Than – Khoáng sản Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

XLNT

Xử lý nước thải

iii



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH VẼ ..................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu: ....................................................................................... 3
4. Cấu trúc luận văn............................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý môi trường khai thác than ..................................... 4
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài .................................................... 4
1.1.2. Tác động của hoạt động khai thác mỏ đến môi trường .......................... 6
1.1.3. Vai trị của cơng tác quản lý mơi trường ................................................ 8
1.1.4. Công cụ quản lý môi trường trong khai thác khoáng sản .................... 10
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý môi trường khai thác than ................................. 15
1.2.1. Hiện trạng quản lý môi trường khai thác than trên thế giới................. 15
1.2.2. Hiện trạng quản lý môi trường khai thác than tại Việt Nam ................ 18
1.2.3. Hiện trạng khai thác và quản lý môi trường khai thác than tại Quảng
Ninh ..................................................................................................................... 21
1.3. Tổng quan về công ty than Quang Hanh...................................................... 24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................... 26
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 26
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 26
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 26
2.3. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 26

2.3.1. Quan điểm tiếp cận ............................................................................... 26
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 31
iv


3.1. Hiện trạng môi trường tại công ty than Quang Hanh .................................. 31
3.1.1. Hiện trạng mơi trường khơng khí.......................................................... 31
3.1.2. Hiện trạng môi trường đất .................................................................... 37
3.1.3. Hiện trạng môi trường nước ................................................................. 39
3.1.4. Hiện trạng quản lý chất thải ................................................................. 42
3.1.5. Hiện trạng rủi ro, sự cố môi trường ..................................................... 43
3.2. Đánh giá tác động môi trường từ hoạt động sản xuất và khai thác than tại
công ty than Quang Hanh .................................................................................... 44
3.2.1. Tác động đến môi trường không khí ..................................................... 44
3.2.2. Tác động đến mơi trường nước ............................................................. 45
3.2.3. Tác động đến rừng ................................................................................ 47
3.2.4. Tác động đến địa hình và quá trình ngoại sinh .................................... 47
2.3.5. Tác động đến cảnh quan ....................................................................... 47
3.3. Đánh giá công tác quản lý môi trường tại công ty than Quang Hanh ......... 48
3.3.1. Mơ hình quản lý mơi trường và các vấn đề môi trường phát sinh tại công
ty than Quang Hanh.................................................................................................48
3.3.2. Đánh giá các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường tại công ty than
Quang Hanh .............................................................................................................51
3.3.3. Đánh giá các giải pháp xử lý môi trường tại công ty than quang Hanh.55
3.3.3. Đánh giá những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý và xử lý môi
trường tại công ty than quang Hanh .......................................................................61
3.4. Đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý môi trường tại công ty than
Quang Hanh......................................................................................................... 62
3.4.1. Giải pháp nâng cấp mơ hình quản lý mơi trường ................................. 62

3.4.2. Giải pháp cải tiến công nghệ khai thác và sàng tuyển ......................... 64
3.4.3. Các giải pháp tăng cường giảm thiểu ô nhiễm môi trường .................. 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 73
1. Kết luận ........................................................................................................... 73
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 75

v


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Tiêu chuẩn ISO 1400 về quản lý mơi trường [12]........................................10
Hình 3.1 Sơ đồ các hoạt động khai thác hầm lị kèm dịng thải ...................................31
Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ khai thác lộ thiên lộ vỉa khu mỏ Ngã Hai (Nguồn: Cơng ty
than Quang Hanh).............................................................................................................34
Hình 3.3 Mơ hình quản lý mơi trường của Cơng ty than Quang Hanh .......................49
Hình 3.4 Mơ hình đề xuất để QLMT của Công ty than Quang Hanh .........................63

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Trữ lượng các mỏ than Quảng Ninh..............................................................19
Bảng 3.1 Kết quả phân tích chất lượng khơng khí khu vực khai thác hầm lị tại cơng
ty than Quang Hanh..........................................................................................................32
Bảng 3.2 Quy mô của các bãi thải của Công ty than Quang Hanh..............................35
Bảng 3.3 Kết quả phân tích chất lượng khơng khí khu vực khai thác lộ thiên tại công
ty than Quang Hanh..........................................................................................................35
Bảng 3.4: Kết quả phân tích một số chỉ số môi trường nước mặt khu vực khai thác
than Ngã Hai, công ty than Quang Hanh........................................................................40

vi



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động khai thác than ở nước ta đã và đang gây ra nhiều tác động đến
môi trường. Hoạt động này đang phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái được hình
thành từ hàng triệu năm, gây ô nhiễm nặng nề đối với môi trường, trở thành vấn
đề cấp bách tại các khu mỏ. Trong q trình khai thác than, có nhiều yếu tố tác
động, gây ô nhiễm môi trường. Theo báo cáo về mơi trường năm 2019 của Tập
đồn Than và Khống sản Việt Nam (TKV), hàm lượng bụi tại các khu vực khai
thác, chế biến than ở nước ta đều vượt QCVN 02: 2019/BYT cho phép từ 1,2 –
5,2 lần. Độ pH của nước thải mỏ luôn dao động từ 3,1 – 6,5. Hàm lượng cặn lơ
lửng thường vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,7 – 2,4 lần. Lượng chất thải rắn trong
q trình khai thác than cũng rất lớn [5].
Cơng ty TNHH MTV than Quang Hanh – TKV (gọi tắt là Cơng ty than
Quang Hanh) đóng trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Công ty
than Quang Hanh là đơn vị thành viên thuộc Tập đồn Cơng nghiệp Than –
Khống Sản Việt Nam. Cơng ty được thành lập theo Quyết định số 617/QĐHĐQT ngày 26/04/2003 trên cơ sở tách ra từ Cơng ty Địa chất và Khai thác
khống sản. Từ khi thành lập đến nay, Công ty than Quang Hanh đã không
ngừng tăng sản lượng từ 200.000 – 250.000 tấn/năm đến 1 – 2 triệu tấn/năm và
khai thác bằng hai hình thức là lộ thiên và hầm lị. Quy mô khai thác cũng không
ngừng mở rộng và xuống sâu mức âm 100 m, đầu tư lắp đặt nhiều hệ thống như
chống giữ lò chợ bằng cột thủy lực, giá thủy lực di động, băng tải vận chuyển
than liên tục từ mức âm 110 lên mặt bằng, hệ thống sàng tuyển than công suất 1
triệu tấn/năm; số lượng công nhân từ 1.800 (năm 2003) đến 4.200 (năm 2019)
[3]. Tuy nhiên sự phát triển đó cũng gây ra nhiều hệ lụy về môi trường, theo các
báo cáo môi trường của Công ty và của Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng
Ninh thì trải qua gần 20 năm hoạt động, Cơng ty than Quang Hanh đã phát sinh
một lượng chất thải rất lớn. Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường bao gồm: Đất đá
thải hàng năm khoảng hơn 2 triệu m3/năm; nước thải 1,6 triệu m3/năm; rác thải
1



sinh hoạt trung bình 1,8 tấn/ngày; chất thải nguy hại 0,5 tấn/tháng. Ngoài ra,
hoạt động khai thác than làm thay đổi địa hình cảnh quan, các sự cố mơi trường.
Để giảm thiểu các tác động gây ô nhiễm môi trường đó, Cơng ty than
Quang Hanh đã thực hiện nhiều giải pháp: Xây dựng mơ hình quản lý mơi
trường và các hoạt động bảo vệ môi trường như xây dựng trạm xử lý nước thải
hầm lò; quy hoạch bãi đổ thải; cải tạo phục hồi môi trường bãi thải và khu khai
thác; kho lưu giữ CTNH; thu gom và hợp đồng xử lý rác thải sinh hoạt; tập huấn
và đào tạo kiến thức môi trường cho công nhân....Tuy nhiên những giải pháp
này vẫn cịn nhiều hạn chế.
Một số vấn đề mơi trường nổi bật như: Mơ hình quản lý mơi trường chưa
đồng bộ và thống nhất, cán bộ phụ trách môi trường thường là kiêm nhiệm hoặc
khơng có dẫn đến tình trạng các thủ tục pháp lý về môi trường như luật bảo vệ
môi trường, nghị định, thông tư... chưa được cập nhật và thực hiện. Việc khai
thác bằng phương pháp thủ cơng, bán cơ giới, cơng nghệ cịn lạc hậu, ý thức
chấp hành luật pháp chưa cao để lại nhiều hậu quả xấu đến môi trường. Hệ
thống xử lý nước thải tương đối sơ sài (hố lắng), mương thoát nước chưa được
đầu tư cải tạo nên thường xuyên gây ra úng lụt, tắc nghẽn. Lượng đất đá thải
phát sinh rất lớn, tuy nhiên chưa có quy hoạch rõ ràng, việc đổ thải thường bị
chồng lấn giữa các đơn vị và quy mô bãi thải chưa đáp ứng được nhu cầu. Chất
thải nguy hại, rác thải sinh hoạt chưa được thu gom và xử lý triệt để, nhiều khai
trường vẫn còn tình trạng xả thải bừa bãi. Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ
chưa được thực hiện đầy đủ, nhiều thơng số ơ nhiễm chưa được xác định do đó
khó theo dõi diễn biến và có biện pháp xử lý phù hợp.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu hiện
trạng quản lý môi trường tại công ty than Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả,
tỉnh Quảng Ninh” nhằm đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất các
giải pháp nhằm cải thiện các vấn đề môi trường và định hướng phát triển bền
vững cho Công ty.


2


2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi
trường tại công ty than Quang Hanh.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá hiện trạng quản lý mơi trường đất, nước, khơng khí; quản lý
chất thải rắn từ hoạt động khai thác than tại công ty than Quang Hanh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi
trường tại công ty than Quang Hanh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trên cơ sở các mục tiêu đề ta, đề tài tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Thu thập và tổng hợp các tài liệu, số liệu có liên quan đến mơi trường
đất, nước, khơng khí; quản lý chất thải rắn từ hoạt động khai thác than tại công
ty than Quang Hanh;
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn liên quan đến đánh giá quản lý
hiện trạng môi trường tại khu vực khai thác than;
- Đánh giá hiện trạng môi trường, quản lý môi trường tại công ty than
Quang Hanh;
- Xây dựng các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý môi
trường tại công ty than Quang Hanh.
4. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phần nội
dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý môi trường khai thác than
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
* Khái niệm về môi trường và các thuật ngữ liên quan:
Môi trường là một khái niệm rất rộng, nói một cách đơn giản và dễ hiểu
thì đó chính là một tập hợp bao gồm những yếu tố tự nhiên và xã hội có liên
quan mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng và tác động lên mọi
hoạt động sống của con người như ánh sáng, cảnh quan, tài ngun thiên nhiên,
nước, độ ẩm, khơng khí, quan hệ xã hội [8].
Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 nêu rõ khái niệm môi trường
và các thuật ngữ liên quan đến mơi trường, theo đó:
Mơi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật [11].
Hoạt động bảo vệ mơi trường là hoạt động giữ gìn, phịng ngừa, hạn chế
các tác động xấu đến mơi trường; ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ơ
nhiễm, suy thối, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành [11].
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ơ nhiễm có trong
chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường [11].
Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng
môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ơ nhiễm có trong chất thải,
các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công
bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường [11].
Ơ nhiễm mơi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không
phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh
hưởng xấu đến con người và sinh vật [11].

4


Suy thối mơi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành
phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật [11].
Sự cố mơi trường là sự cố xảy ra trong q trình hoạt động của con người
hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ơ nhiễm, suy thối hoặc biến đổi mơi trường
nghiêm trọng [11].
Chất gây ơ nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi
xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô
nhiễm [11].
Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt hoặc hoạt động khác. Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại,
phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính
nguy hại khác. Quản lý chất thải là q trình phịng ngừa, giảm thiểu, giám sát,
phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải.
* Khái niệm về quản lý môi trường:
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh
tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát
triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia [8].
Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác
động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và
các kỹ năng điều phối thông tin đối với các vấn đề mơi trường có liên quan đến
con người xuất phát từ quan điểm định hướng, hướng tới phát triển bền vững và
sử dụng hợp lý tài nguyên” (Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh, 2001).
Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp: luật
pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, cơng nghệ, xã hội, văn hóa, giáo dục…Các
biện pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ
thể của vấn đề đặt ra.
* Khái niệm về phát triển bền vững:

Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát
triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong
5


tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên
thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn
hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó [8].
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980
trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên
nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản:
"Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà
còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi
trường sinh thái học" [8].
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo
Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và
Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ:
Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại
mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế
hệ tương lai...". Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát
triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để
đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ
chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hịa 3 lĩnh vực
chính: kinh tế - xã hội - mơi trường.
1.1.2. Tác động của hoạt động khai thác mỏ đến môi trường
Tác động môi trường của hoạt động khai thác mỏ bao gồm xói mịn, sụt
đất, mất đa dạng sinh học, ơ nhiễm đất, nước ngầm và nước mặt do hóa chất từ
chế biến quặng. Trong một số trường hợp, rừng ở vùng lân cận còn bị chặt phá
để lấy chỗ chứa chất thải mỏ. Bên cạnh việc hủy hoại môi trường, ô nhiễm do
hóa chất cũng ảnh hưởng đến sức khỏe người dân địa phương, ở những vùng

hoang vu, khai khoáng có thể gây hủy hoại hoặc nhiễu loạn hệ sinh thái và sinh
cảnh. cịn ở nơi canh tác thì hủy hoại hoặc nhiễu loạn đất trồng cấy và đồng cỏ...
Trước hết, hoạt động khai thác mỏ sẽ làm thay đổi cảnh quan. Không hoạt
động nào cảnh quan bị thay đổi nghiêm trọng như khai thác than lộ thiên hay
6


khai thác dải, làm tổn hại giá trị của môi trường tự nhiên của những vùng đất lân
cận. Khai thác than theo dải hay lộ thiên sẽ phá hủy hoàn toàn hệ thực vật, phá
hủy phẫu diện đất phát sinh, di chuyển hoặc phá hủy sinh cảnh động thực vật, ô
nhiễm không khí, thay đổi cách sử dụng đất hiện tại và ở mức độ nào đó thay
đổi vĩnh viễn địa hình tổng quan của khu vực khai mỏ.
Hoạt động khai thác mỏ sẽ làm phá bỏ lớp thực bì. Những hoạt động làm
đường chuyên chở than, tổn trữ đất mặt, di chuyển chất thải và chuyên chở đất
và than làm tăng lượng bụi xung quanh vùng khai mỏ. Bụi làm giảm chất
lượng khơng khí tại ngay khu khai mỏ, tổn hại thực vật, và sức khỏe của công
nhân mỏ cũng như vùng lân cận. Hàng trăm ha đất dành cho khai mỏ bị bỏ
hoang chờ đến khi được trả lại dáng cũ và cải tạo. Nếu khai mỏ được cấp phép
thì cử dân phải di dời khỏi nơi này và những hoạt động kinh tế như nông nghiệp,
săn bắn, thu hái thực phẩm hoặc cây thuốc đều phải ngừng [15].
Hoạt động khai thác mỏ ảnh hưởng đến thủy văn của khu vực. Chất lượng
nước sơng, suối có thể bị giảm do axít mỏ chảy tràn, thành phần độc tố vết, hàm
lượng cao của những chất rắn hòa tan trong nước thoát ra từ mỏ và lượng lớn
phù sa được đứa vào sông suối. Chất thải mỏ và những đống than tổn trữ cũng
có thể thải trầm tích xuống sơng suối, nước rỉ từ những nơi này có thể là axít và
chứa những thành phần độc tố vết.
Hoạt động khai thác mỏ tác động rất mạnh đến nguồn nước. Khai mỏ lộ
thiên cần một lượng lớn nước để rửa sạch than cũng như khắc phục bụi. Để thỏa
mãn nhu cầu này, mỏ đã "chiếm" nguồn nước mặt và nước ngấm cần thiết cho
nông nghiệp và sinh hoạt của người dân vùng lân cận. Khai mỏ ngầm dưới đất

cũng có những đặc điểm tương tự nhưng ít tác động tiêu cực hơn do khơng cần
nhiều nước để kiểm sốt bụi nhưng vẫn cần nhiều nước để rửa than. Bên cạnh
đó, việc cung cấp nước ngầm có thể bị ảnh hưởng do khai mỏ lộ thiên. Những
tác động này bao gồm rút nước có thể sử dụng được từ những túi nước ngầm
nông; hạ thấp mực nước ngầm của những vùng lân cận và thay đổi hướng chảy
trong túi nước ngầm, ô nhiễm túi nước ngầm có thể sử dụng được nằm dưới
7


vùng khai mỏ do lọc và thẩm nước chất lượng kém của nước mỏ, tăng hoạt động
lọc và ngưng đọng của những đống đất từ khai mỏ.
Khai thác lộ thiên gây ra những tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp đến động,
thực vật hoang dã. Tác động này trước hết là do nhiễu loạn, di chuyển và tái
phân bố trên bể mặt đất. Một số tác động có tính chất ngắn hạn và chỉ giới hạn ở
nơi khai mỏ, một số lại có tính chất lâu dài và ảnh hưởng đến các vùng xung
quanh. Tác động trực tiếp nhất đến sinh vật hoang dã là phá hủy hay di chuyển
loài trong khu vực khai thác và đổ phế liệu. Những loài vật di động như thú săn
bắn, chim và những loài ăn thịt phải rời khỏi nơi khai mỏ. Những lồi di chuyển
hạn chế như động vật khơng xương sống, nhiều lồi bị sát, gặm nhấm đào hang
và những thú nhỏ có thể bị đe dọa trực tiếp.
Ngồi ra, hoạt động khai thác mỏ còn ảnh hưởng kinh tế - xã hội của khu
vực. Do cơ khí hóa ở mức độ cao nên khai thác lộ thiên không cần nhiều nhân
cơng như là khai thác hầm lị với cùng một sản lượng. Do đó, khai mỏ lộ thiên
khơng có lợi cho cư dân địa phương như khai thác hầm lò. Tuy nhiên, ở những
vùng dân cư thưa thớt, địa phương khơng cung cấp đủ lao động nên sẽ có hiện
tượng di dân từ nơi khác đến. Nếu khơng có quy hoạch tốt từ phía chính quyền
và chủ mỏ thì sẽ khơng có đủ trường học, bệnh viện và những dịch vụ quan
trọng cho cuộc sống người dân. Những bất ổn định sẽ xảy ra ở những cộng đồng
lân cận của khu khai mỏ lộ thiên.
1.1.3. Vai trị của cơng tác quản lý môi trường

Mục tiêu cơ bản của công tác quản lý môi trường là phát triển bền vững,
giữ cho được sự cân bằng giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ mơi trường.
Nói cách khác, phát triển kinh tế xã hội tạo ra tiềm lực kinh tế để bảo vệ mơi
trường, cịn bảo vệ mơi trường tạo ra các tiềm năng tự nhiên và xã hội mới cho
công cuộc phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Tùy thuộc vào điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, hệ thống pháp lý, mục tiêu phát triển ưu tiên của từng
quốc gia, mục tiêu quản lý môi trường có thể thay đổi theo thời gian và có
những ưu tiên riêng đối với mỗi quốc gia.
8


Một số mục tiêu cụ thể của công tác quản lý môi trường ở Việt Nam hiện
nay là:
- Khắc phục và phịng chống suy thối, ơ nhiễm mơi trường phát sinh
trong các hoạt động sống của con người.
- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường, ban hành các
chính sách về phát triển kinh tế xã hội phải gắn liền với bảo vệ môi trường,
nghiêm chỉnh chấp hành luật bảo vệ môi trường.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường từ Trung ương
đến địa phương, công tác nghiên cứu, đào tạo cán bộ về môi trường.
- Phát triển đất nước theo các nguyên tắc phát triển bền vững được hội
nghị Rio – 92 thông qua.
- Xây dựng các công cụ hữu hiệu về quản lý môi trường quốc gia, các
vùng lãnh thổ riêng biệt.
Tiêu chí chung của cơng tác quản lý mơi trường là đảm bảo quyền được
sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước,
góp phần gìn giữ chung của lồi người trên trái đất.
Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường bao gồm:
1. Hướng tới sự phát triển bền vững: Nguyên tắc này quyết định mục đích
của việc quản lý môi trường phải tuân thủ những nguyên tắc của việc xây dựng

một xã hội bền vững. Nguyên tắc này cần được thể hiện trong quá trình xây
dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, luật pháp và chính sách nhà nước,
ngành và địa phương.
2. Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng
dân cư trong việc quản lý môi trường: Môi trường khơng có ranh giới khơng
gian, do vậy sự ơ nhiễm hay suy thối thành phần mơi trường ở quốc gia, vùng
lãnh thổ sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới quốc gia khác và các vùng lãnh thổ khác.
3. Quản lý môi trường xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cần
được thực hiện bằng nhiều biện pháp và cơng cụ tổng hợp đa dạng và thích hợp:
Các biện pháp và công cụ quản lý môi trường rất đa dạng: luật pháp, chiến lược,
9


quy hoạch, kế hoạch, chính sách, khoa học, kinh tế, cơng nghệ,...Mỗi loại biện
pháp và cơng cụ trên có phạm vi và hiệu quả khác nhau trong từng trường hợp
cụ thể.
4. Phịng ngừa tai biến, suy thối mơi trường cần được ưu tiên hơn việc
phải xử lý hồi phục môi trường nếu xảy ra ơ nhiễm: Phịng ngừa là biện pháp ít
tốn kém hơn xử lý, nếu để xảy ra ô nhiễm. Ngoài ra khi chất ô nhiễm ra môi
trường, chúng có thể xâm nhập vào tất cả các thành phần môi trường và lan
truyền theo các chuỗi thức ăn và không gian xung quanh.
5. Người gây ô nhiễm phải trả tiền: Đây là nguyên tắc quản lý môi trường
do các nước OECD đưa ra. Nguyên tắc được dùng làm cơ sở xây dựng các quy
định về thuế.
1.1.4. Công cụ quản lý mơi trường trong khai thác khống sản
Hiện nay, công tác quản lý môi trường ở Việt Nam đối với tất cả các
ngành, lĩnh vực được quản lý theo 4 nhóm cơng cụ chính: cơng cụ chính sách và
pháp lý, công cụ kinh tế; công cụ kỹ thuật quản lý và công cụ giáo dục, nâng cao
nhận thức. Các cơng cụ này đều có chức năng và phạm vi tác động nhất định và
đều liên kết hỗ trợ nhau nhằm BVMT và phát triển bền vững kinh tế-xã hội.


Hình 1.1. Tiêu chuẩn ISO 1400 về quản lý môi trường [12]
10


a) Cơng cụ chính sách và pháp luật về bảo vệ mơi trường
Trong những năm qua, hệ thống chính sách, pháp luật về BVMT và phát
triển các ngành nghề, lĩnh vực, dịch vụ đã có những bước phát triển mới. Đặc
biệt, các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản đã
được quan tâm, thể hiện qua (1) Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020 tầm
nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
1216/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2012 với mục tiêu kiểm soát, hạn chế về cơ
bản vào năm 2020, ngăn chặn và đẩy lùi vào năm 2030 xu hướng gia tăng ơ
nhiễm mơi trường, suy thối, cạn kiệt tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học,
kết hợp cải thiện chất lượng môi trường sống, nâng cao khả năng chủ động ứng
phó với biến đổi khí hậu nhằm bảo đảm nguồn tài nguyên thiên nhiên, chất
lượng môi trường phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững đất nước. (2) Luật
Khoáng sản 2010 và Luật BVMT 2014 là hai văn bản luật quan trọng, điều
chỉnh các mọi hoạt động BVMT trong hoạt động khoáng được ban hành phù
hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Cụ thể trong hoạt động khoáng
sản, Luật Khoáng sản 2010 đã có các quy định bắt buộc liên quan đến cơng tác
BVMT như sau: “hoạt động khống sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch
khoáng sản, gắn với BVMT, cảnh quan thiên nhiên; khai thác khoáng sản phải
lấy hiệu quả kinh tế-xã hội và BVMT làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu
tư. Còn đối với Luật BVMT 2014 có điều quy định riêng cho hoạt động khai
thác và chế biến khống sản, trong đó có quy định rõ u cầu phải có biện pháp
phịng ngừa ứng phó sự cố môi trường và thực hiện các yêu cầu về cải tạo phục
hồi môi trường.
b) Công cụ về tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường
Hiện nay, mặc dù một số ngành công nghiệp như: dệt nhuộm, chăn nuôi,

thép, chế biến cao su, giấy và bột giấy v.v đã có quy chuẩn đặc thù riêng cho
ngành; tuy nhiên ngành công nghiệp khai khống chưa có quy chuẩn riêng, do
vậy vẫn phải tuân thủ theo các các quy chuẩn môi trường chung, cụ thể như sau:

11


- Nhóm quy chuẩn về chất lượng mơi trường xung quanh, bao gồm:
QCVN 05:2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCKTQG) về chất
lượng khơng khí xung quanh; QCVN 06:2009/BTNMT- QCKTQG về một số
chất độc hại trong khơng khí xung quanh; QCVN 26:2010/BTNMT- QCKTQG
về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT- QCKTQG về độ rung; QCVN 08MT:2015/BTNMT: QCKTQG về chất lượng nước mặt; QCVN 09MT:2015/BTNMT: QCKTQG về chất lượng nước dưới đất; QCVN 10MT:2015/BTNMT: QCKTQG về chất lượng nước biển; QCVN 03MT:2015/BTNMT: QCKTQG về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng
trong đất; QCVN 43:2012/BTNMT: QCKTQG về chất lượng trầm tích, v.v;
- Nhóm quy chuẩn về chất thải, bao gồm: QCVN 40:2011/BTNMT:
QCKTQG về nước thải công nghiệp; QCVN 14-MT:2015/BTNMT: QCKTQG
về nước thải sinh hoạt; QCVN 07:2009/BTNMT: QCKTQG về ngưỡng chất thải
nguy hại; QCVN 50:2013/BTNMT: QCKTQG về ngưỡng nguy hại đối với bùn
thải của quá trình xử lý nước.
Hoạt động khai thác và chế biến khống sản là một hoạt động cơng nghiệp
đặc thù, khác hơn rất nhiều so với các hoạt động cơng nghiệp do khai thác và
chế biến khống sản thải ra một khối lượng rất lớn các chất thải (nước thải, đất
đá thải, bùn thải quặng đuôi). Như vậy việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn
của ngành công nghiệp nói chung cho ngành mỏ như hiện nay đang áp dụng cịn
nhiều bất cập.
c) Đánh giá tác động mơi trường
Hiện nay đối với nhiều dự án phát triển, bao gồm các dự án khai thác than
đều đang áp dụng báo cáo ĐTM ban đầu như một công cụ vạn năng để kiểm
sốt mơi trường trong suốt vịng đời dự án, làm cho ĐTM phức tạp hơn nhưng
không đúng về bản chất khoa học và kéo theo là làm sai lệch vai trị, ý nghĩa của
ĐTM. Khơng thể phủ nhận vai trị, ý nghĩa và những đóng góp quan trọng của

cơng tác ĐTM trong những năm qua, tuy nhiên, công tác ĐTM và hoạt động

12


quản lý cả hệ thống về ĐTM chưa thực đạt được hiệu quả cao do nhiều lý do
khách quan, chủ quan. Có thể kể đến:
Thứ nhất, việc tiếp cận khoa học về công tác ĐTM theo kinh nghiệm thế
giới chưa được thực hiện triệt để làm cho vai trò, ý nghĩa của ĐTM có những
khác biệt, phức tạp hơn nhưng hiệu quả chưa cao, đặc biệt là quy trình thực hiện
ĐTM, xác định phạm vi ĐTM, tham vấn cộng đồng, sử dụng báo cáo ĐTM sau
khi được phê duyệt.
Thứ hai, về pháp luật: một số quy định trong hệ thống văn bản pháp luật
về BVMT không phù hợp với thực tiễn và khoa học, ví dụ như thời điểm lập
ĐTM để xin chủ trương đầu tư (điểm a, khoản 2 Điều 25 Luật BVMT 2014);
các quy định về việc lập lại ĐTM cho trường hợp điều chỉnh công suất, công
nghệ chưa rõ ràng; việc quy định về đánh giá tác động sức khỏe cộng đồng, xã
hội áp dụng như nhau cho tất cả các loại hình dự án là khơng phù hợp và khó
khả thi. Ngồi ra, một số quy định trong các luật như Luật Đầu tư, Luật Xây
dựng, Luật BVMT cịn thiếu tính đồng bộ.
Thứ ba, về hoạt động thẩm định thiết kế của dự án: Theo ngôn ngữ của
ĐTM, thiết kế của dự án quyết định nguồn tác động đến mơi trường, trong khi
đó, cơ quan quản lý nhà nước chỉ tham gia góp ý kiến đối với thiết kế cơ sở của
dự án, khơng có thẩm quyền phê duyệt. Thiết kế cơ sở và thiết kế chi tiết cho
các bước tiếp theo của dự án do chính chủ đầu tư phê duyệt, do vậy trong một số
trường hợp (đối với các chủ đầu tư có ý thức kém về BVMT), mức độ tin cậy về
thiết kế của dự án có những giới hạn nhất định. Đây chính là một trong những
thách thức cho cơ quan quản lý mơi trường..
Thứ tư, khơng ít trường hợp vì sức ép tăng trưởng kinh tế, một số ngành,
địa phương xem nhẹ vai trị “ĐTM là cơng cụ quyết định các dự án đầu tư khai

thác mỏ theo định hướng phát triển bền vững”.
Thứ năm, trong một số trường hợp, quá trình ĐTM chưa dự báo đúng
mức, chưa lường trước các vấn đề nhạy cảm, phức tạp của dự án sẽ nẩy sinh.

13


Thứ sáu, đầu tư ngân sách cho công tác ĐTM cịn hạn chế: Chưa có đủ
kinh phí để xây dựng cơ sở dữ liệu về ĐTM; Các thông tin dữ liệu về thực trạng
môi trường, các yếu tố kinh tế- xã hội trên phạm vi tồn quốc cịn tản mạn,
khơng đầy đủ và thiếu hệ thống; trong khi đó, đây là những nhóm thơng tin rất
quan trọng phục vụ cho công tác ĐTM.
d) Cấp giấy phép môi trường
Theo các quy định của pháp luật về BVMT hiện hành, sau ĐTM, cơ quan
quản lý nhà nước về BVMT đang sử dụng các loại giấy phép để quản lý môi
trường đối với dự án nói chung và dự án khai thác khống sản nói riêng, gồm:
quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM, giấy xác nhận hồn thành các cơng trình
BVMT; giấy phép xả thải vào nguồn nước; giấy phép xả khí thải; giấy chứng
nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;
giấy phép xử lý chất thải nguy hại; sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại; lập kế
hoạch BVMT, lập đề án BVMT; chứng nhận hệ thống quản lý môi trường, v.v.
Do vậy, thực tiễn công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định
của pháp luật về BVMT đối với các cơ sở trong giai đoạn xây dựng cơ bản mỏ,
khai thác thử nghiệm, khai thác chính thức, đóng cửa mỏ đang được thực hiện
với sự chồng lấn giữa nhiều công cụ, được thực hiện bởi nhiều cơ quan khác
nhau gây khó khăn, mất nhiều thời gian, chi phí của chủ đầu tư. Nhiều nước tiên
tiến trên thế giới sử dụng giấy phép môi trường kết hợp kế hoạch quản lý môi
trường của chủ dự án là công cụ quản lý chính đối với dự án đầu tư trong giai
đoạn vận hành của dự án trên cơ sở Báo cáo ĐTM (như tại Hoa Kỳ, Nhật Bản,
các nước EU, Australia, Trung Quốc…). Thực tế tại Việt Nam, đang tồn tại

nhiều cơng cụ quản lý mang tính cấp phép với sự chồng chéo, trùng lặp về nội
dung, thủ tục dẫn đến giảm hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước,
gây khó khăn, phát sinh chi phí và thời gian của chủ đầu tư.
e) Phí và ký quỹ mơi trường
Phí BVMT đối với khai thác khống sản: Việt Nam bắt đầu thu phí
BVMT trong khai thác khống sản từ năm 2006. Việc thu phí BVMT này nhằm
14


bù đắp các tổn thất do hoạt động khai khoáng gây ra và đã đem lại những hiệu
quả nhất định trong cơng tác BVMT. Ngày 16/11/2016, Chính phủ đã ban hành
Nghị định 164/2016/NĐ-CP về phí BVMT đối với các dự án khai thác khống
sản. Như vậy, có thể thấy phí BVMT đối với khai thác khoáng sản ở Việt Nam
đã từng bước hướng đến sự phù hợp với nguyên tắc “người gây ơ nhiễm phải
trả”. Tuy nhiên, căn cứ tính phí dựa trên cơng nghệ khai thác như đã quy định tại
Nghị định này là chưa phù hợp nếu chỉ phân loại công nghệ khai thác lộ thiên và
khai thác hầm lị. Việc áp dụng cơng nghệ khai thác nào sẽ phụ thuộc bởi nhiều
yếu tố đặc thù khác nhau.
Phí BVMT đối với nước thải công nghiệp: Các cơ sở sản xuất cơng
nghiệp nói chung và khai thác mỏ nói riêng đều phải nộp phí BVMT đối với
nước thải theo quy định tại Nghị định số 154/2016/NĐ-CP. Thực tế cho thấy
nước thải ra từ hoạt động khai thác khoáng sản trên khai trường chủ yếu là nước
moong và nước mưa chảy tràn trên bề mặt; hoặc những loại hình như khai thác
cát lịng sơng, than bùn khơng sử dụng nước trong quá trình khai thác. Việc quy
định nước thải từ các cơ sở khai thác khoáng sản là đối tượng chịu phí BVMT là
chưa hợp lý. Hơn nữa, việc tính tốn lưu lượng nước thải, giá trị các thơng số ô
nhiễm có trong nước moong, nước mưa chảy tràn rất khó thực hiện trên thực tế,
thiếu cơ sở khoa học để xác định, thiếu tính khả thi. Ngồi ra Nghị định này quy
định các thông số ô nhiễm sử dụng trong tính phí BVMT bao gồm: COD, TSS,
Pb, Hg, As và Cd. Việc quy định tính phí đối với 4 thông số kim loại nặng áp

dụng cho tất cả các loại hình sản xuất cơng nghiệp dẫn đến khơng đảm bảo tính
cơng bằng giữa các loại hình sản xuất, khơng phân loại được các nhóm ngành
phát sinh nước thải tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với các
ngành sản xuất ít gây ơ nhiễm với nước thải không chứa kim loại nặng.
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý môi trường khai thác than
1.2.1. Hiện trạng quản lý môi trường khai thác than trên thế giới
Công nghiệp khai thác than xuất hiện tương đối sớm và được phát triển từ
nửa sau thế kỉ XIX. Sản lượng than khai thác được rất khác nhau giữa các thời
15


kì, giữa các khu vực và các quốc gia, song nhìn chung, có xu hướng tăng lên về
số lượng tuyệt đối. Trong vòng 50 năm qua, tốc độ tăng trung bình là 5,4%/năm,
cịn cao nhất vào thời kì 1950 - 1980 đạt 7%/năm. Từ đầu thập kỉ 90 đến nay,
mức tăng giảm xuống chỉ còn 1,5%/năm [17]. Mặc dù việc khai thác và sử dụng
than có thể gây hậu quả xấu đến mơi trường (đất, nước, khơng khí...), song nhu
cầu than khơng vì thế mà giảm đi.
Các khu vực và quốc gia khai thác nhiều than đều thuộc về các khu vực và
quốc gia có trữ lượng than lớn trên thế giới. Sản lượng than tập trung chủ yếu ở
khu vực châu Á- Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, Nga và một số nước Đơng Âu.
Hàng năm có khoảng hơn 4,030 triệu tấn than được khai thác, con số này đã
tăng 38% trong vòng 20 năm qua. Sản lượng khai thác tăng nhanh nhất ở châu
Á, trong khi đó chấu Âu khai thác với tốc độ giảm dần. Hầu hết các nước khai
thác than cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, chỉ có khoảng 18% than cứng dành cho
thị trường xuất khẩu. Lượng than khai thác được dự báo tới năm 2030 vào
khoảng 7 tỷ tấn, với Trung Quốc chiếm khoảng hơn một nửa sản lượng.
Bên cạnh những lợi ích mà hoạt động khai thác, tiêu thụ than mang lại, thì
việc tác động đến môi trường đang gây nhức nhối và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc
sống của con người và các hệ sinh thái trên toàn thế giới.Trước hết hoạt động
khai thác than làm thay đổi và phá hủy cảnh quan thiên nhiên nghiêm trọng.

Việc xây dựng hầm mỏ lộ thiên hay trong lòng đất là nguyên nhân gây ra xói
mịn đất đai và cái chết của lớp thực vật trên bề mặt. Ở những nơi khơng có cây
cối, sự xói mịn sẽ kéo dài từ 50 – 60 năm sau khi khai mỏ.
Khai thác than ở các mỏ lộ thiên đặc biệt nguy hiểm cho nguồn nước ở
những khu vực lân cận. Quá trình sử dụng nước để rửa than sẽ gây ô nhiễm
nguồn nước nặng nề. Bụi bẩn và trầm tích trong than chảy ra sơng, hồ sẽ hại
chết các loài sinh vật dưới nước cũng như đầu độc những người dân sử dụng
nước này từ 5 - 25 năm. Ngồi ra, Axit Sunfua hình thành khi khống chất chứa
sunphit bị oxy hóa trong khai thác than là nguyên nhân chính gây ra mưa axit.

16


Đối với khơng khí, các nhà máy sản xuất sử dụng than chính là nỗi khiếp
sợ kinh hồng. CO2 thải ra từ những ống khói lớn chính là ngun nhân làm Trái
đất nóng lên một cách nhanh chóng. Nguy hiểm hơn, sự ô nhiễm này là hung thủ
gây ra bệnh hô hấp cũng như cái chết cho hàng triệu người trên thế giới. Mỗi
năm ở Trung Quốc, khoảng 1 triệu người tử vong vì ơ nhiễm khơng khí do khói
bụi cơng nghiệp có liên quan tới sử dụng than đá.
Trong quá trình khai thác than, các nước đều quan tâm đến công tác quản
lý môi trường khai thác, tuy nhiên hiệu quả công tác quản lý môi trường khai tác
than trên thế giới còn nhiều khác biệt. Việc quản lý các tầng nước ngầm là một
việc làm vô cùng quan trọng của quá trình khai thác than.Tuỳ vào điều kiện tự
nhiên của từng mỏ than riêng biệt mà các tác động từ việc khai thác cũng sẽ
khác nhau. Và cũng tuỳ vào độ ảnh hưởng từ việc khai thác các loại than mà
phương pháp phục hồi các tầng nước ngầm cũng sẽ khác nhau. Một số kỹ thuật
mới được ứng dụng với mục tiêu là sử dụng triệt để phần nước rò rỉ từ các tầng
chứa nước bị nứt để bảo tồn tầng chứa nước. Đối với các mỏ than ở miền đông
Trung Quốc, một số đề xuất được đưa ra cho rằng các tầng nước chính cần được
kiểm sốt để ngăn ngừa đứt gãy, hoặc được phục hồi bằng cách rót vữa sau khi

gãy, để ngăn nước xơng vào khu vực khai thác than.
Quá trình khai thác than đã vơ tình tạo ra lượng chất thải khổng lồ, đây
thực sự là nguồn chất thải rắn lớn nhất đối với các quốc gia đứng đầu trong lĩnh
vực khai thác than, điển hình là Trung Quốc với chất thải từ hoạt động khai thác
than chiếm tới 40% tổng số chất thải rắn. Việc loại bỏ các chất thải rắn độc hại
khi khai thác than là một thách thức lớn trong công tác quản lý môi trường. Thải
bỏ hợp lý các chất thải rắn (quặng đi, đất đá phủ và xỉ lị nung) là việc cần ưu
tiên thực hiện để đảm bảo an tồn cho mơi trường về lâu dài của các khu vực
khai thác mỏ.
Quản lý chất thải rắn có thể được thực hiện bằng cách giảm thiểu và tái sử
dụng chúng một cách hiệu quả nhất. Phương pháp này được gọi bằng nhiều cái
tên khác nhau như “sản xuất sạch”, “công nghệ sạch” giảm thiểu chất thải,
17


phịng ngừa ơ nhiễm, tái chế chất thải, sử dụng tài nguyên, sử dụng dư lượng,....
Điều này cũng mang lại lợi ích về kinh tế và giảm lượng chất thải được sinh ra
trong quá trình khai thác than.
1.2.2. Hiện trạng quản lý môi trường khai thác than tại Việt Nam
Việt Nam là nước có tiềm năng về than khống các loại. Than biến chất
thấp (lignit - á bitum) ở phần lục địa trong bể than sơng Hồng tính đến chiều sâu
1700m có tài nguyên trữ lượng đạt 36,960 tỷ tấn. Nếu tính đến độ sâu 3500m thì
dự báo tổng tài nguyên than đạt đến 210 tỷ tấn. Than biến chất trung bình
(bitum) đã được phát hiện ở Thái Nguyên, vùng sông Đà và vùng Nghệ Tĩnh với
trữ lượng không lớn, chỉ đạt tổng tài nguyên gần 80 triệu tấn. Than biến chất cao
(anthracit) phân bố chủ yếu ở các bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, sông Đà,
Nông Sơn với tổng tài nguyên đạt trên 18 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh là lớn nhất
với trữ lượng đạt trên 3 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh đã được khai thác từ hơn
100 năm nay phục vụ tốt cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Tổng tài nguyên và trữ lượng than của Việt Nam khoảng 49 tỷ tấn, trong

đó than đá là 48,4 tỷ tấn, than bùn 0,3 tỷ tấn; tài nguyên và trữ lượng than huy
động vào quy hoạch khai thác là 7,2 tỉ tấn, trong đó than đá là 7,0 tỷ tấn, than
bùn 0,2 tỷ tấn [10].
Ở Việt Nam, than có nhiều loại, trữ lượng lớn, tập trung chủ yếu ở Quảng
Ninh (90% trữ lượng than cả nước). Trữ lượng than của nước ta ước chừng hơn
6,6 tỷ tấn, trong đó trữ lượng có khả năng khai thác là 3,6 tỷ tấn (đứng đầu ở
Đông Nam Á). Sản lượng và xuất khẩu than tăng nhanh trong những năm gần
đây. Khu vực đồng bằng sông Hồng được dự báo có khoảng 210 tỷ tấn, chủ yếu
là than Asbitum, các mỏ than ở các tỉnh khác khoảng 400 triệu tấn. Riêng than
bùn là khoảng 7 tỉ m3 phân bố ở cả 3 miền. Tuy nhiên, theo thống kê của Cơ
quan thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) trữ lượng than Việt Nam có 165 triệu tấn,
cịn theo tập đồn BP thì con số này là khoảng 150 triệu tấn.
Hoạt động khai thác than ở nước ta cũng đang gây ra những vấn đề môi
trường nghiêm trọng. Nhận định về những tác động đến môi trường do hoạt
18


×