Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Bài soạn Lời dạy của đức Phật 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.78 KB, 73 trang )

Những lời dạy của Đức Phật
Tu nữ Ngọc Duyên
Tịnh thất Siêu Lý, Thốt Nốt, Cần Thơ


LỜI NÓI ĐẦU
Niềm Hỷ Lạc thấm nhuần sâu đậm trong lòng chư Phật tử khi được tiếp cận với Giáo Pháp của Đức Thế
Tôn.
"Lời Dạy Của Đức Phật" luôn sống động, nhẹ nhàng, bình dị, nhưng thiết thực và tuyệt diệu. Nơi đây,
một số ít bài kệ trong "Kinh Pháp Cú" được trích dẫn, rất tối cần và gần gũi nhất đối với mọi hạng người
trong dân gian. Những lời kinh như một suối nguồn vang động, khêu gợi sự dũng mảnh hướng lên bờ
giải thoát cho chính mình. Lời dạy của Đấng Cha Lành bao hàm những kinh nghiệm giác ngộ của Đấng
Toàn Giác. Mỗi bài kinh là một trưởng thành cao tột của trí tuệ, phá vỡ những ưu phiền trong cân não
nội tâm.
Nhận thấy sự lợi ích thiết thực của "Kinh Pháp Cú", chúng tôi biên sọan để phổ biến cho chư Phật tử xa
gần. Mục đích của Đạo Phật là diệt khổ đem vui cho mọi người, nhưng phải là người có trí mới biết
được con đường đưa đến an lạc và hạnh phúc:
"Người trí dầu một khắc
Thân cận người có trí
Biết ngay chân Diệu Pháp
Như lưỡi với vị canh."
Tập kinh nầy được hoàn thành, cũng nhờ sự góp sức của nhiều người. Nơi đây chúng tôi xin chân thành
tri ân chư vị thí chủ đã từng ủng hộ cho chúng tôi trên đoạn đường nghiên cứu và soạn dịch kinh sách.
Ngưỡng mong cho chư vị thí chủ, ấy được hưởng niềm an lạc vô biên trong Giáo Pháp của Bậc Thánh.
Tn. Ngọc Duyên
Myanmar, PL. 2548 - DL. 2004
-ooOoo-
NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMĀSAMBUDDHASSA
*
1- NÓ MẮNG TÔI, ĐÁNH TÔI
NÓ THẮNG TÔI, CƯỚP TÔI


AI ÔM NIỀM HẬN ẤY
HẬN THÙ KHÔNG THỂ NGUÔI .
(P.C. 3)
2- NÓ MẮNG TÔI, ĐÁNH TÔI
NÓ THẮNG TÔI, CƯỚP TÔI
KHÔNG ÔM NIỀM HẬN ẤY
HẬN THÙ ĐƯỢC TỰ NGUÔI.
(P.C. 4)
Duyên khởi:
Hai kệ ngôn nầy, Đức Thế Tôn giảng thuyết liên quan đến Tỳ khưu Tissa. Tissa ỷ mình là em họ của
Đức Phật nên không tôn trọng các Tỳ khưu cao hạ khác. Các vị Tỳ khưu khách tăng khiển trách để sửa
sai hạnh kiểm, Tỳ khưu Tissa cảm thấy tự ái bị tổn thương, đến than phiền với Đức Phật. Đức Phật hiểu
rõ câu chuyện, Ngài khuyên Tỳ khưu Tissa nên sám hối với Chư Tăng, nhưng Tỳ khưu Tissa không
nghe và cố chấp hận thù.
Nhân việc nầy, Đức Phật thuyết hai câu kệ trên để cảm hóa Tỳ khưu Tissa.
*
3- AI MẶC ÁO CÀ SA
TÂM CHƯA RỜI UẾ TRƯỢC
KHÔNG TỰ CHẾ, KHÔNG THẬT
KHÔNG XỨNG ÁO CÀ SA.
(P.C. 9)
4- AI RỜI BỎ UẾ TRƯỢC
GIỚI LUẬT KHÉO NGHIÊM TRÌ
SỐNG TỰ CHẾ, CHƠN THẬT
THẬT XỨNG ÁO CÀ SA.
(P.C. 10)
Phần đông thiện tín ưng thuận dâng bộ y quý giá đến Tỳ khưu Devadatta (Đề-Bà-Đạt-Đa). Ông là người
tham vọng, muốn quản chúng, đã nhiều lần chống nghịch Bậc Đạo Sư: phá hòa hợpTăng, gây thương
tích cho Đức Phật và xúi giục Hoàng Tử Ajātasatu (A-Xà-Thế) giết Vua Cha đoạt ngôi, v.v… Nhân cơ
hội nầy, Đức Phật nhắc lại trong một tiền kiếp ông đã có những hành động tương tự. Sau đó, Đức Thế

Tôn giải thích ai mới là người xứng đáng mặc y vàng.
Ghi chú:
- Y càsa tượng trưng cho sự thoát tục trong sáng của vị Tu sĩ. Tuy nhiên đối với người có thân, khẩu, ý
không trong sạch, đầy uế trược nhiễm ô, những người như vậy không xứng đáng mặc y vàng.
Đức Phật ghi nhận rằng, con người đạo hạnh chính ở giới luật và phẩm cách ở bên trong, chớ không
phải ở bên ngoài sắc tướng.
*
5- NHƯ MÁI NHÀ VỤNG LỢP
MƯA CÓ THỂ THẤM VÀO
CŨNG VẬY TÂM VỤNG TU
THAM DỤC DỄ XÂM NHẬP.
(P.C. 13)
6- NHƯ MÁI NHÀ KHÉO LỢP
MƯA KHÔNG THỂ THẤM VÀO
CŨNG VẬY, TÂM KHÉO TU
THAM DỤC KHÔNG XÂM NHẬP.
(P.C. 14)
Pháp thoại nầy, được Thế tôn thuyết giảng khi Ngài đang ngụ tại Jetavana, có liên quan đến Tỳ khưu
Nandā. Hoàng tử Nandā là em một Cha khác Mẹ với Đức Phật, Hoàng Tử xuất gia ngay trong ngày cưới
của mình. Do đó, thay vì tinh tấn tu học, nhưng Tỳ khưu Nandā mãi tưởng nhớ đến người vợ đang cưới.
Đức Phật áp dụng phương pháp tốt đẹp, trợ giúp Tỳ khưu Nandā từ bỏ những tư tưởng tham dục và nỗ
lực tu luyện. không bao lâu vị ấy đắc Đạo Quả A-La-Hán.
Ghi chú:
- Tâm vụng tu: Tâm không khéo huấn luyện, không tu tập theo Thiền Chỉ hoặc Thiền Quán. Không trao
dồi Giới, Định, Tuệ. Người ấy sẽ bị 1 trong 10 loại phiền não tấn công:
1- Tham Dục .
2- Sân hận.
3- Si Mê.
4- Ngã Mạn.
5- Hoài Nghi.

6- Tà Kiến.
7- Hôn Thụy.
8- Phóng Dật.
9- Vô Tàm.
10- Vô uý.
*
7- NAY KHỔ, ĐỜI SAU KHỔ
KẺ ÁC HAI ĐỜI KHỔ
NÓ KHỔ, NÓ ƯU NÃO
THẤY NGHIỆP UẾ MÌNH LÀM.
(P.C. 15)
Bài kệ nầy được Đức Thế Tôn thuyết giảng tại Veluvana, liên quan đến người đồ tể hàng heo Cunda.
Suốt 55 năm, Cunda sinh sống bằng nghề giết heo để bán. một ngày kia, cơn bệnh tấn công, ông bị ám
ảnh cảnh lửa địa ngục do nghiệp sát sanh. Ông phải chịu đau khổ cùng cực trong những ngày cuối cuộc
đời. Trước khi lìa trần, ông lăn lộn kêu la thảm khốc, giống như con heo đang bị thọc huyết. Mãi kêu
gào như vậy đến ngày thứ bảy. Ông chết tái sanh vào địa ngục Avīci.
Ghi chú:
- Người làm ác, trong hiện tại bị đau khổ về tinh thần, thường sầu muộn do nghiệp.
- Trong tương lai, người ấy lại phải gặt hái quả dữ khi sanh vào 4 cõi khổ: Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh
hay A-Tu-La. Người không chánh niệm, dễ duôi, dù tại gia hay xuất gia, sự đau khổ trong hai nơi bằng
nhau.
*
8- NAY VUI ĐỜI SAU VUI
LÀM PHƯỚC HAI ĐỜI VUI
NÓ VUI, NÓ AN VUI
THẤY NGHIỆP TỊNH MÌNH LÀM.
(P.C. 16)
Kệ ngôn nầy khi ở Jetavana, Chùa Veluvana (Trúc Lâm), Bậc Đạo Sư thuyết giảng liên quan đến người
nam cư sĩ có đạo hạnh.
Tại thành Sāvatthi, có người nam cư sĩ, cùng gia đình con trai và con gái, mỗi người thường xuyên bố

thí thức ăn trong ngày Bát Quan Trai và ba tháng nhập hạ. Cả gia đình vợ con đều sống một cuộc đời
đạo đức, chánh trực và tự hoan hỷ trong các sự phân phát vật bố thí.
Thời gian sau, ông già yếu. Trong giờ cận tử, ông thỏa thích nhìn thấy cảnh an vui nơi cõi Chư thiên.
Khi trút hơi thở cuối cùng, ông được hóa sanh Thiên Giới.
Ghi chú:
- Nay vui: Hoan hỷ khi nghĩ đến các việc thiện đã làm như Bố Thí, Trì Giới, Tu Thiền, Cung Kính, Phục
Vụ, Nghe Pháp, Thuyết Pháp, Tùy Hỷ, Hồi Hướng và Cải Chánh Kiến Thức.
*
9- NAY THAN, ĐỜI SAU THAN
KẺ ÁC HAI ĐỜI THAN
NÓ THAN TA LÀM ÁC
ĐỌA CÕI DỮ THAN HƠN.
(P.C. 17)
Duyên Khởi:
Đức Thế Tôn thuyết kệ ngôn này khi đang ngụ tại Jetavana, liên quan đến Tỳ khưu Devadatta. Ông là
người âm mưu sát hại Đức Phật, nhưng đã nhiều lần thất bại. Đến khi già, ông ăn năn hối hận muốn đến
diện kiến Đức Thế Tôn, nhưng khi vừa đến cổng chùa ông bị chết đau thương do đất rút.
Ghi chú:
- Kẻ ác hai đời khổ: "Hiện Tại và Tương Lai". Có hai trạng thái khổ:
1) Sự khổ do ác nghiệp.
2) Khổ do quả Dị Thục.
*
10- TINH CẦN GIỮA PHÓNG DẬT
TỈNH THỨC GIỮA QUẦN MÊ
NGƯỜI TRÍ NHƯ NGỰA PHI
BỎ SAU CON NGỰA HÈN.
(P.C. 29)
Duyên Khởi:
Kệ ngôn nầy ở Jetavana, Bậc Đạo Sư thuyết giảng kệ ngôn đề cập đến hạnh tu của hai Vị Tỳ khưu. Một
vị chuyên chú tu học, vị kia dễ duôi thích trò chuyện. Đức Phật tán thán vị tu tinh tấn.

*
11- ĐẾ THÍCH KHÔNG PHÓNG DẬT
ĐẠT NGÔI VỊ THIÊN CHỦ
KHÔNG PHÓNG DẬT, ĐƯỢC KHEN
PHÓNG DẬT, THƯỜNG BỊ TRÁCH.
(P.C. 30)
Hoàng Tử Māhali hỏi Đức Phật về oai đức của Vị Vua Trời Đế Thích (Sakka) và những pháp tác thành
vị Vua Trời. Đức Phật trả lời, do nhờ nỗ lực phục vụ không cầu lợi, không nhăn nhó và chuyên tâm hành
7 đức tánh trọn đời không dễ duôi. Bảy đức tánh đó là:
1- Phụng dưỡng Cha Mẹ.
2- Bố thí với bàn tay rộng mở.
3- Nói lời hòa ái.
4- Nói lời chân thật.
5- Không nói lời đâm thọc.
6- Tâm luôn luôn cung kính bậc trưởng thượng.
7- Tâm mát mẻ không sân hận.
Nếu có sân hận đột khởi liền trấn áp một cách nhanh chóng. Nhờ các đức tánh nầy, người thanh niên
Maghavā trong nhiều kiếp trước đã tự chấp hành, nắm giữ và đã thực hiện đầy đủ 7 Pháp trên nên được
sanh làm vị Vua Trời Sakka.
*
12- TÂM CHẬP CHỜN DAO ĐỘNG
KHÓ HỘ TRÌ KHÓ NHIẾP
NGƯỜI TRÍ LÀM TÂM THẲNG
NHƯ THỢ TÊN LÀM TÊN.
(P.C. 33)
13- NHƯ CÁ QUĂNG LÊN BỜ
VỨT RA NGOÀI THỦY GIỚI.
TÂM NẦY VÙNG VẪY MẠNH
HÃY ĐOẠN TUYỆT MA GIỚI .
(P.C. 34)

Kệ ngôn nầy, khi ngụ tại núi Cālikā, Bậc Đạo Sư thuyết giảng liên quan đến Tỳ khưu Meghiya.
Tỳ khưu Meghiya là thị giả của Đức Phật trong thời gian chưa có Đại Đức Ānanda. Vì còn là phàm tăng
nên Tỳ khưu tâm tánh nông nổi đã mắc phải sự sai lầm nghiêm trọng. Tỳ khưu Meghiya thường than
thân trách phận thị giả của mình. Một ngày kia, đang đi với Đức Phật ngang qua khu rừng xoài, Tỳ khưu
có ý muốn đến đó hành thiền, liền ngỏ lời xin phép. Đức Phật xét thấy chưa phải lúc nên đã ngăn cản 3
lần, nhưng Tỳ khưu Meghiya vẫn bỏ mặc Đức Phật ra đi một mình.
Đến vườn xoài, mặc dù Tỳ khưu Meghiya cố gắng hành thiền, nhưng không thể ổn định nội tâm. Quá
thất vọng, ông liền trở về sám hối Đức Phật. Nhân đó, Đức Phật thuyết hai kệ ngôn trên và Tỳ khưu
Meghiya đắc Đạo Quả Tu Đà Hườn.
*
14- KHÓ NẮM GIỮ KHINH ĐỘNG
THEO CÁC DỤC QUAY CUỒNG
LÀNH THAY ĐIỀU PHỤC TÂM
TÂM ĐIỀU AN LẠC ĐẾN.
(P.C. 35)
Kệ ngôn nầy, Bậc Đạo Sư thuyết giảng khi Ngài đang ngụ tại Sāvatthi.
Tại làng Mātika có người tín nữ với tâm đạo nhiệt thành. Nhờ sự hướng dẫn của Chư Tăng bà đắc quả
A-Na-hàm với tha tâm thông. Bà ủng hộ Chư Tăng rất đắc lực. Bà biết được tư tưởng khác và hiểu rằng
Chư Tăng còn đang thiếu thốn về mặt vật chất, nên bà hết lòng ủng hộ. Được cung ứng thích hợp, không
bao lâu quý Ngài đắc Đạo Quả A-La-Hán. Một vi Tỳ khưu khác nghe tán thán về đức hạnh của bà. Vào
ngày nọ Tỳ khưu xin phép Bậc Đạo Sư đến viếng và lưu lại tu viện ấy. Bà biết rõ và đáp ứng đúng lúc
những tư tưởng ước muốn của vị Tỳ khưu. Vị ấy khởi tâm lo sợ sẽ bị phát hiện những tư tưởng xấu của
mình, liền thối lui trở về hầu Đức Phật. Đức Thế Tôn khuyên Tỳ khưu nên trở lại nơi ấy hành đạo và cố
gắng điều phục nội tâm.
Vị Tỳ khưu nghe lời khuyên của Đức Phật, liền trở lại làng Mātika lần nữa. Vị ấy nỗ lực thu nhiếp tâm
và đắc Đạo Quả A-La-Hán.
*
15- KHÔNG BAO LÂU THÂN NẦY
SẼ NẰM DÀI TRÊN ĐẤT
BỊ VẤT BỎ, VÔ THỨC

NHƯ KHÚC GỖ VÔ DỤNG.
(P.C. 41)
Tại Jetavana, thành Sāvatthi, có vị Tỳ khưu Pūtigattatissa bị cảm thọ trọng bệnh do nghiệp xấu ở quá
khứ.
Đức Phật chăm sóc cho vị ấy trong khi các vị Tỳ khưu khác không dám đến gần. Thế Tôn lau rửa và
thay y phục cho Tỳ khưu, thân của vị ấy bị lở loét hôi thúi. Khi lau chùi sạch sẽ xong, Thế Tôn ngồi trên
đầu giường thuyết kệ ngôn trên đề cập đến bản chất vô thường của thể xác. Khi nghe xong kệ ngôn, Tỳ
khưu Tissa nắm giữ dòng tư tưởng, suy niệm về đề tài thiền quán và đắc quả A-La-Hán nhập vô dư Níp
Bàn.
*
16- BIẾT THÂN NHƯ BỌT NƯỚC
NGỘ THÂN NHƯ HUYỄN CẢNH
BẺ TÊN HOA CỦA MA
VƯỢT TẦM MẮT THẦN CHẾT
(P.C. 46)
Kệ ngôn nầy, khi ở Jetavana, Bậc Đạo Sư nói đến vị Tỳ khưu tu thiền.
Vị Tỳ khưu nầy nỗ lực hành thiền nhưng không có khả năng đạt quả vị A-La-Hán. Trên đường trở về
hầu Đức Phật thấy ảo ảnh của những bọt nước, đã gợi cho vị ấy suy xét về sự vô thường của các pháp.
Tỳ khưu đã nắm giữ dòng tu tưởng ấy làm đề tài thiền quán. Đức Phật hiểu được tâm tư của vị Tỳ khưu,
liền xuất hiện đến trước mặt vị ấy thuyết kệ ngôn trên, giúp vị Tỳ khưu vượt khỏi 3 cõi luân hồi và đắc
đạo quả A-La-Hán.
*
17- NGƯỜI NHẶT CÁC LOẠI HOA
Ý ĐẮM SAY THAM NHIỄU
CÁC DỤC CHƯA THỎA MÃN
BỊ THẦN CHẾT CHINH PHỤC.
(P.C. 47)
Tại thành Sāvatthi, có cô tín nữ tên Patipūjikā. Cô giàu lòng nhân đạo, thường cúng dường thực phẩm
cho Chư Tăng sáng, chiều. Cô cho xây dựng một ngôi trai đường có đầy đủ tiện nghi dâng cúng đến
Chư Tăng. Cô cúng dường với mục đích để được chồng.

Một ngày kia, vào buổi sáng sau khi cúng dường vật thực xong, buổi chiều cô qua đời. Chư phàm Tăng
xúc động trước cái chết đột ngột của cô tín nữ. Khi nghe qua câu chuyện, Đức Phật giảng về bản chất vô
thường của kiếp sống.
Ghi chú:
- Nhặt các loại hoa: Ví như người đang bị lôi cuốn bởi nhiều khát vọng, và chưa được thỏa mãn thì thần
chết đã bắt đi.
*
18- KHÔNG NÊN NHÌN LỖI NGƯỜI
NGƯỜI LÀ HAY KHÔNG LÀM
NÊN NHÌN TỰ CHÍNH MÌNH
CÓ LÀM HAY KHÔNG LÀM.
(P.C.50)
Kệ ngôn nầy, khi ở Sāvatthi Bậc Đạo Sư thuyết giảng liên quan đến nữ gia chủ của ngoại đạo sư Pātika.
Do tâm ganh tỵ, ngoại đạo sư Pātika cấm nữ gia chủ của mình không được đi nghe Pháp của Đức Phật.
Tuy nhiên vì muốn tầm cầu Pháp, cô bảo đứa con của mình đi thỉnh Đức Phật về nhà. Trong khi Đức
Thế Tôn giảng Chánh Pháp, bỗng nhiên vị đạo sĩ xuất hiện lăng mạ Cô và Đức Phật thậm tệ. Trước sự
ngẫu nhiên, Cô vô cùng bối rối. Đức Phật thuyết kệ ngôn trên khuyên Cô nên nhìn lỗi ở chính mình, chớ
nhìn lỗi người khác. Cuối bài Pháp Cô đắc quả Tu-Đà-Hườn.
Ghi chú:
- Không nên nhìn lỗi người: Người khác có làm hay không làm, tức có Đức Tin, có Bố Thí, có trong
sạch hay không, đừng tìm xem việc của họ. Hãy nhìn lại mình, tự xét mình rằng "Trong những ngày và
đêm trôi qua ta đã làm được việc gì? Tự xét lại mình đã tỏ ngộ Giáo Pháp của Đức Phật chưa, ta có thể
chứng hay không chứng Níp Bàn?"
*
19- NHƯ BÔNG HOA TƯƠI ĐẸP
CÓ SẮC NHƯNG KHÔNG HƯƠNG
CŨNG VẬY LỜI KHÉO NÓI
KHÔNG LÀM KHÔNG KẾT QUẢ.
(P.C. 51)
20- NHƯ BÔNG HOA TƯƠI ĐẸP

CÓ SẮC LẠI THÊM HƯƠNG
CŨNG VẬY LỜI KHÉO NÓI
CÓ LÀM, CÓ KẾT QUẢ.
(P.C. 52)
Vua Pasenadi thỉnh cầu Đại Đức Ānanda đến Hoàng Cung giảng giáo lý cho hai bà mệnh phụ phu nhân.
Bà Mallikā chăm chú học với niềm tin cùng trí tuệ và đã thực hiện các môn học có sự tiến bộ rõ rệt. Còn
bà Vāsabhakhattiyā thiếu niềm tin, không cố gắng nên không tiến bộ.
Đại Đức Ānanda trình lên Đức Phật sự kiện trên. Đức Phật tuyên khuyết rằng:
- Giáo Pháp đã được khéo thuyết giảng, nhưng không có kết quả đối với người thiếu tinh cần, cũng tựa
hồ như cành hoa có sắc nhưng không có hương. Cũng vậy, Giáo Pháp trở nên vô ích đối với người
không cố gắng.
Hai bài kệ trên được áp dụng ở hai trường hợp:
- Nói đến hai bà Hoàng Hậu.
- Nói đến những người chỉ nói giỏi chứ không thực hành.
*
21- NHƯ TỪ MỘT ĐỐNG HOA
NHIỀU TRÀNG HOA ĐƯỢC LÀM
CŨNG VẬY THÂN SANH TỬ
LÀM ĐƯỢC NHIỀU THIỆN SỰ.
(P.C. 53)
Kệ ngôn nầy, khi ở thành Sāvatthi, Đức Phật thuyết giảng đề cập đến bà tín nữ Visākhā.
Khi lên bảy tuổi, bà đến nghe Pháp nơi Đức Phật đoạn trừ được ba "Hạ Phần Kiết Sử" là Thân Kiến,
Hoài Nghi và Giới Cấm Thủ. Khi trưởng thành bà làm dâu trong một gia đình Bà La Môn. Với niềm tin
và trí tuệ sẵn có, bà đã cảm hóa được Cha chồng hướng về Phật Pháp. Từ đó về sau, bà nỗ lực làm các
thiện sự, nhất là kiến tạo một ngôi Chùa rất đắc tiền. Khi công việc hoàn thành bà rất hoan hỷ. Vào ngày
khánh thành, bà cùng các con cháu đi vòng quanh Chùa đọc lên những bài kệ bày tỏ sự thỏa thích.
Khi câu chuyện nầy đến tai Đức Phật, Ngài ghi nhận rằng: "Sở dĩ bà làm như vậy vì bà đã thành tựu mỹ
mãn những nguyện vọng cao đẹp của bà". Đức Phật giảng thêm rằng: "Tất cả phước báu cần phải cố
gắng đào tạo bằng nhiều sự góp nhặt.
Ghi chú:

- Như từ những cành hoa người ta làm thành tràng hoa. Tuy nhiên nếu hoa ít, dù người thợ rất giỏi
cũng không thể làm thành tràng hoa đẹp. Ngược lại, hoa nhiều nhưng thợ dỡ cũng không thể kết thành
tràng hoa. Do vậy, hoa phải nhiều đồng thời thợ cũng giỏi, mới làm được tràng hoa hoàn hảo.
Cũng vậy việc làm từ thiện được thành tựu phải đầy đủ niềm tin và tài sản.
Nếu tài sản nhiều nhưng niềm yin yếu kém thì không thể làm nhiều thiện sự được. Ngược lại, niềm tin
nhiều nhưng tài sản ít cũng không thể làm được nhiều thiện sự.
*
22- HƯƠNG CÁC LOẠI HOA THƠM
KHÔNG NGƯỢC BAY CHIỀU GIÓ
NHƯNG HƯƠNG NGƯỜI ĐỨC HẠNH
NGƯỢC GIÓ KHẮP TUNG BAY
CHỈ CÓ BẬC CHÂN NHÂN
TỎA RỘNG KHẮP PHƯƠNG TRỜI
(P.C. 54)
23- HOA CHIÊN ĐÀN, GIÀ LA
HOA SEN, HOA VŨ QUÝ
GIỮA NHỮNG HƯƠNG HOA ẤY
GIỚI HƯƠNG LÀ VÔ THƯỢNG.
(P.C. 55)
Tại Jetavana, vào buổi chiều, từ thiền định độc sư, Đại Đức Ānanda khởi lên ý nghĩ về các loại hương.
Đức Phật giảng rằng:
- Hương thơm những bông hoa không thể bay ngược gió, dù là hương trầm cũng thế. Chỉ có hương thơm
của Giới Đức có thể bay xuôi và bay ngược chiều gió thổi. Cũng vậy, hương thơm của người hiền đức
bay tỏa khắp mọi nơi.
*
24- ÍT GIÁ TRỊ HƯƠNG NẦY
HƯƠNG GIÀ LA, CHIÊN ĐÀN.
CHỈ HƯƠNG NGƯỜI ĐỨC HẠNH
TỐI THƯỢNG TỎA THIÊN GIỚI.
(P.C. 56)

Duyên khởi:
Khi Đức Thế Tôn ngụ ở Rajagaha, Ngài thuyết kệ ngôn nầy, đề cập đến Đại Đức Kassapa.
Tôn giả Maha Kassapa là bậc có đức hạnh trì pháp "Đầu Đà". Sau 7 ngày "Xuất Thiền Diệt", Chư Thiên
khao khát muốn tạo phước cúng dường Ngài, nhưng Tôn Giả từ chối. Vì Ngài muốn dành phần phước
ấy cho những người nghèo. Đức Trời Đế Thích cùng cô Tiên Nữ, giả làm vợ chồng người thợ dệt già
nghèo khổ, để được đến gần Ngài cúng dường vật thực. Khi thực hiện được điều mong ước, Đức vua
Trời Sakka hoan hỷ bay lên giữa hư không phát lên lời cảm hứng. Đức Phật hiểu ý nghĩa này bèn thuyết
kệ ngôn trên.
Do giới đức trong sạch của Đại Đức Kassapa đã gây sự chú ý đến vua Trời Sakka.
Ghi chú:
- Ít giá trị hương này: Tất cả các loại hương hoa của loài thảo mộc ít giá trị, khi so sánh với những
hương thơm của người có giới đức, tức là sự trì giới để thu thúc thân, khẩu và ý.
- Chỉ hương người đức hạnh: Chỉ có người giới đức mới tỏa hương thơm, nhưng trừ "Giới Cẩm Thủ",
không tỏa hương thơm, vì mấy giới này chỉ có người si mê chấp giữ.
*
25- ĐÊM DÀI CHO KẺ THỨC
ĐƯỜNG DÀI CHO KẺ MỆT
LUÂN HỒI DÀI, KẺ NGU
KHÔNG BIẾT CHƠN DIỆU PHÁP.
(P.C. 60)
Duyên Khởi:
Vua Pasenadi tình cờ gặp một thiếu phụ và đem lòng tương tư, nên tìm cách hại người chồng của thiếu
phụ ấy, bằng cách sai đi công việc khẩn cấp, nếu trễ sẽ bị giết chết.
Người cận vệ quân (chồng nàng) quá sợ hãi với công việc khẩn cấp cảm thấy dặm đường quá xa.
Vua Pasenadi trong đêm thao thức lo toan mưu đoạt vợ người, nên thấy đêm quá dài. Cả hai nói lên nỗi
ẩn khúc của lòng khi gặp Đức Phật. Đức Thế Tôn thuyết lên bài kệ trên, Ngài kết hợp hai câu sau kết
luận rằng:
- Đối với người không biết Chánh Pháp, vòng luân hồi quả thật xa xôi diệu vợi. Khi nghe xong, cả hai
giải tỏa mối oan trái với nhau.
Ghi chú:

- Kẻ ngu: Là người chỉ chất chứa những nhân sanh tử. Trái lại kẻ trí là người luôn cố gắng tu sửa, để
đoạn tuyệt các nhân dắt dẫn luân hồi.
*
26- TÌM KHÔNG ĐƯỢC BẠN ĐƯỜNG
HƠN MÌNH HAY BẰNG MÌNH
THÀ QUYẾT SỐNG MỘT MÌNH
KHÔNG BÈ BẠN KẺ NGU.
(P.C. 61)
Khi ở Jetavana, thành phố Sāvatthi, Bậc Đạo Sư thuyết giảng kệ ngôn trên liên quan đến Trưởng Lão
Mahā Kassapa.
Trưởng Lão Kassapa có hai người đệ tử hầu cận. Một có hạnh kiểm tốt và siêng năng; còn người kia có
tánh gian xảo, thường trốn tránh nhiệm vụ và lười biếng. Trưởng Lão nhiều lần quở trách, giáo dục
nhưng không có kết quả. Trái lại, người ấy khởi tâm oan trái oán thù. Một hôm thừa dịp Trưởng lão đi
khất thực, Tỳ khưu ấy nổi lửa đốt Tịnh Thất rồi bỏ trốn.
Ghi chú:
- Hơn mình hay bằng mình: Ngụ ý nói về hạnh kiểm "Giới, Định, Tuệ". Thân cận với người tốt hơn ta sẽ
được tiến hóa, nếu thân cận với người xấu hơn ta sẽ bị thoái hóa. Trừ khi vì lòng bi mẫn muốn tiếp độ
họ, nhưng không nên để các cuồng dại của họ nhiễm ta.
*
27- CON TÔI, TÀI SẢN TÔI
NGƯỜI NGU SANH ƯU NÃO
TỰ TA, TA KHÔNG CÓ
CON ĐÂU, TÀI SẢN ĐÂU.
(P.C. 62)
Đức Thế Tôn thuyết kệ ngôn nầy, đề cập đến người tỷ phú keo kiết.
Tại thành Sāvatthi, có người gia chủ tài sản lớn. Mỗi tháng hai lần, ông tập hợp thân quyến lại và
khuyên nhủ con trai của mình là Mūlasiri:
- Không nên bố thí, không nên làm hao mòn tài sản. Ví như loại ong tụ mật như thế nào, thì hãy giữ tài
sản cũng như thế ấy.
Thời gian sau ông qua đời, vì quá dính mắc tài sản nên ông tục sanh làm người hèn hạ, dị dạng. Khi lớn

lên, nó ăn xin quanh xóm làng. Ngày kia, khi tình cờ nó đến nhà của mình trong kiếp trước. Khi bước
vào nhà, nó bị mọi người đánh đuổi vứt ra đống rác.
Đức Phật trên đường khất thực, thấy vậy bèn lưu ý đến người chủ nhà Mūlasiri rằng: "Người ăn xin nầy
là Cha của ngươi trong kiếp trước".
Ghi chú:
- Con của ta, sự nghiệp của ta: Đó là mối lo âu của hạng cuồng si. Đúng ra, chính ta còn không phải là
của ta, vậy con cái nào là của ta? Sự nghiệp nào là của ta?
*
28- NGƯỜI NGU DẦU TRỌN ĐỜI
THÂN CẬN NGƯỜI CÓ TRÍ
KHÔNG BIẾT ĐƯỢC CHÁNH PHÁP
NHƯ MUỖNG VỚI VỊ CANH.
(P.C. 64)
Kệ ngôn nầy Đức Thế Tôn thuyết tại Jetavana, khi đề cập đến Tỳ khưu Udāyi.
Tỳ khưu Udāyi thường đến ngồi nơi Pháp toạ. Các Tỳ khưu khách lầm tưởng Tỳ khưu Udāyi thông suốt
Giáo Pháp, đến nhờ giảng dùm 5 Uẩn (khối, nhóm) và các Pháp khác. Tỳ khưu Udāyi chẳng thông hiểu
gì về vấn đề nầy, mặc dù đang sống gần Đức Phật. Câu chuyện được bạch lên Đức Thế Tôn, Ngài thuyết
kệ ngôn trên.
Ghi chú:
- Người ngu: là người không thích nghe, không thích tầm cầu Diệu Pháp. Hoặc nếu có được nghe cũng
không thực hành, không thẩm xét đúng đắn. Người như vậy, dù có sống gần bậc thiện trí trọn đời cũng
không làm tăng trưởng Thiện Pháp. Cũng ví như cái muỗng được ngâm trọn vẹn trong nồi canh, nhưng
chẳng thưởng thức được hương vị của canh.
*
29- NGƯỜI TRÍ, DẦU MỘT KHẮC
THÂN CẬN NGƯỜI CÓ TRÍ
BIẾT NGAY CHÂN DIỆU PHÁP
NHƯ LƯỠI VỚI VỊ CANH.
(P.C. 65)
Thế Tôn thuyết kệ ngôn nầy đề cập đến 30 vị Tỳ khưu.

Có 30 người thanh niên đang tìm kiếm một người nữ ở khu rừng Kappāsika. Vào thời điểm nầy, họ gặp
Đức Thế Tôn và Ngài đã thuyết pháp:
"Hãy đến, nầy các Tỳ khưu".
Lập tức những người ấy có đủ tam y và quả bát, đồng thời cũng được thanh lọc mọi ô nhiễm và đắc quả
A-La-Hán.
Với sự thắc mắc được trình lên Đức Phật:
- Tại sao, chỉ trong thời gian ngắn, sau khi nghe Pháp, các vị Tỳ khưu kia đã giác ngộ Giáo Pháp một
cách nhanh chóng?"
Đức Thế Tôn giảng rằng:
- Chẳng phải đây là lần đầu tiên 30 vị này đã lầm lỗi và giác ngộ một cách nhanh chóng.
- Ở tiền kiếp trước, họ cũng đã có những hành động tương tự, nhưng khi nghe được lời dạy của bậc hiền
trí đạo đức, những thanh niên ấy cũng nhận thức được Giáo Pháp một cách nhanh chóng sau đó tự họ đã
thọ trì 5 Giới và Tu thiền nhập định. Đây là phước báu mà họ đã từng làm trong quá khứ, nên nay các vị
nầy sớm thành tựu thành quả A-La-Hán một cách mau lẹ, không phí sức không mệt nhọc.
*
30- NGƯỜI NGU NGHĨ LÀ NGỌT
KHI ÁC CHƯA CHÍN MUỒI
ÁC NGHIỆP CHÍN MUỒI RỒI
NGƯỜI NGU CHỊU KHỔ ĐAU.
(P.C. 69)
Đức Thế Tôn thuyết kệ ngôn này, khi Ngài đang ngụ tại chùa Jetavana, đề cập đến thanh niên
Nandamānāva.
Tỳ khưu Ni Uppalavannā xuất thân từ gia đình giàu có, được cha khích lệ cho xuất gia vào hội chúng
Tỳ khưu Ni. Tâm cô giống như một giọt nước thuần tịnh không cấu nhiễm. Cô tập trung nhìn ngọn đèn
của Chánh Điện, chú ý về thành phần của lửa. Sau khi đã triển khai Thiền Quán, Cô đạt đến trạng thái
siêu phàm đắc Đạo Quả A-La-Hán.
Vào một ngày kia, Tỳ khưu Ni Uppalavannā đi khất thực trở về khu rừng nơi Cô đang ngụ. Có một
thanh niên đến bức hiếp Tỳ khưu Ni rồi ra đi. Đi không bao xa người ấy bị đất rút chết, đọa vào địa ngục
Avìci.
Đức Phật hiểu rõ câu chuyện, Ngài giảng về hiểm họa của người cuồng dại, sau khi hành động bất chánh

phải gặt hái quả khổ đau.
*
31- NGHIỆP ÁC ĐÃ ĐƯỢC LÀM
NHƯ SỮA KHÔNG ĐÔNG NGAY
CHÁY NGẦM THEO KẺ NGU
NHƯ LỬA TRO CHE ĐẬY.
(P.C. 71)
Kệ ngôn nầy được Đức Thế Tôn thuyết tại Jetavana, đề cập đến Ngạ Quỷ rắn và Ngạ Quỷ quạ.
Trưởng Lão Moggallāna từ núi Yugandhāra (Kênh Kênh) đi xuống, với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân
thấy hai Ngạ Quỷ. Trưởng Lão trình câu chuyện này cho Bậc Đạo Sư. Đức Thế Tôn kể rằng:
- Thuở xưa, trong thời Đức Phật Kassapa, Chư thiện tín thỉnh Chư Đại Đức Tặng đến cúng dường vật
thực và nghe Pháp. Lúc bấy giờ, có con chim quạ bay xuống mổ 3 miếng đầy mồm rồi bay đi, những đồ
vật ấy đã được chuẩn bị sắp xếp dâng cúng đến Chư Đại Đức Tăng. Sau kiếp đó, nó bị sanh vào Địa
Ngục. Quả xấu chưa hết, từ Địa Ngục nó chết đi tái sanh làm Ngạ Quỷ quạ.
- Nói về Ngạ Quỷ rắn. Vào thời kỳ Đức Phật Độc Giác, những người dân trong làng xây dựng một ngôi
Tịnh Thất để Ngài trú ngụ. Họ thường xuyên đến đó cúng dường những vật dụng cần thiết cho Ngài.
Trước khi đến, họ thường phải băng qua cánh đồng của người nông dân. Đã nhiều lần người nông dân
ngăn chận không cho những người dân đi qua ruộng của ông. Ngăn chận không được, ông liền nghĩ kế
đốt cốc thì những người nầy sẽ không đi đến đó. Do hành động xấu này, ông bị cuốn hút vào Địa Ngục
rất lâu. Khi ra khỏi Địa Ngục, ông tái sanh làm ngạ Quỷ "Đầu người, mình rắn". Nó cảm thọ khổ khốc
liệt, vì thân tướng của nó luôn bị lửa đốt cháy đỏ rực đau đớn.
Đức Phật ghi nhận rằng:
- Những hành động ác xấu trong kiếp quá khứ, đã kết tụ những quả dữ trong kiếp hiện tại nầy. Giống
như loại sữa tươi không đông đặc ngay liền, hoặc như lửa than được ngún cháy ngầm dưới lớp tro. Cũng
dường thế ấy, nghiệp ác đang đe dọa và cháy ngầm theo người cuồng dại.
*
32- NẾU THẤY BẬC HIỀN TRÍ
CHỈ LỖI VÀ KHIỂN TRÁCH
NHƯ CHỈ CHỖ CHÔN VÀNG
HÃY THÂN CẬN NGƯỜI TRÍ

THÂN CẬN NGƯỜI NHƯ VẬY
CHỈ TỐT HƠN KHÔNG XẤU.
(P.C. 76)
Duyên Khởi:
Trưởng Lão Sariputta thâu nhận một Bà La Môn nghèo vào Giáo Hội để tỏ lòng biết ơn một muỗng vật
thực mà ông đã dâng cúng đến Ngài.
Vị Tu sĩ mới xuất gia, luôn luôn tìm cơ hội học hỏi và tận lực tinh tấn hành theo lời dạy của Thầy, không
bao lâu đắc Đạo Quả A-La-hán.
Đức Phật thuyết kệ ngôn nầy để tán dương tinh thần tu học của vị tân Tỳ khưu luôn sẵn sàng sửa mình
theo hạnh Thánh Tăng, và Đức Phật khích lệ các vị khác nên noi theo gương lành trong sạch ấy.
Ghi chú:
- Chỉ lỗi: Chấp nhận lời chỉ giáo: "giờ nầy không nên ăn; không nên nhai…; không nên ngồi nhịp chân,
rung đùi; không nên bói toán hên xui; không nên mua chuộc tình cảm bằng lời nói xảo ngữ, hãy nói
Pháp bằng không thì im lặng, v.v…"
Những chỗ khuyết phạm trên do vô minh và ái dục tác động, nếu không có bậc Hiền Trí chỉ lỗi, sửa sai
thì thiện pháp không phát triển, lậu hoặc ắt tăng trưởng.
Thân cận bậc Hiền Trí được bốn điều lợi ích là:
1) Thường làm cho Giới được tăng trưởng cao thượng.
2) Định sẽ được tăng trưởng cao thượng.
3) Tuệ sẽ được tăng trưởng cao thượng.
4) Sẽ được Giải Thoát Tri Kiến.
*
33- NHỮNG NGƯỜI HAY KHUYÊN DẠY
NGĂN NGƯỜI KHÁC LÀM ÁC
ĐƯỢC NGƯỜI HIỀN KÍNH YÊU
BỊ NGƯỜI ÁC KHÔNG THÍCH.
(P.C. 77)
Duyên Khởi:
Câu chuyện xảy ra tại Kītagīri, khi Đức Thế Tôn ngụ tại Jetavana.
Có hai vị Tỳ khưu là đệ tử của hai vị Trưởng Lão Sāriputta và Moggallāna. Mặc dù hai vị Đại Trưởng

Lão đã nhiều lần khuyên dạy, nhưng hai vị Tỳ khưu kia vẫn không tuân theo luật. Tâm tánh xấu xa, hai
vị vi phạm nhiều lỗi lầm. Đức Phật đã lưu ý đến hai vị nầy và trục xuất ra khỏi Giáo Hội để ngăn chận
sự truyền lan, tiêm nhiễm đến các vị Tỳ khưu hiền thiện khác.
*
34- CHỚ THÂN VỚI BẠN ÁC
CHỚ THÂN KẺ TIỂU NHÂN
HÃY THÂN NGƯỜI BẠN LÀNH
HÃY THÂN BẬC THƯỢNG NHÂN.
(P.C. 78)
Đức Thế Tôn thuyết kệ ngôn nầy tại Jetavana khi đề cập đến Tỳ khưu Channa (Sa Nặc).
Tỳ khưu Channa tỏ ra khó dạy, mai mỉa hai vị Đại Đệ Tử của Đức Phật, vì ông tự hào trước kia mình là
người đánh xe cho Hoàng Tử Siddhatta (Sĩ-Đạt-Ta). Đức Thế Tôn cho gọi Tỳ khưu Channa đến khuyến
cáo và thuyết giảng kệ ngôn trên. Có nhiều vị Tỳ khưu sau khi nghe Pháp đắc đạo quả Tu Đà Hườn,
riêng Tỳ khưu Channa chỉ lặng tiếng được thời gian, sau đó lại tiếp tục nói mai mỉa hai vị Chí Thượng
Thinh Văn. Đức Phật đã ba lần khuyên dạy nhưng không có kết quả, Ngài tuyên ngôn rằng:
- Sau khi Như Lai Níp Bàn, hãy để cho Tỳ khưu Channa chịu hình phạt gọi là "Brahmadanda", tức
không được nói chuyện với vị ấy.
Khi Đức Phật đã Níp Bàn, Đại Đức Ānanda công bố phán quyết giữa hội chúng cách phạt tội Tỳ khưu
Channa tuyệt giao, không tiếp xúc. Lúc bấy giờ, Tỳ khưu Channa tràn ngập nỗi buồn rầu và ngất xỉu ba
lần, khi tỉnh lại ông gào thét:
- Xin đừng hủy diệt tôi.
Đại Đức Channa hối lỗi và có sự cố gắng thực hành tròn đủ pham hạnh, cố nỗ lực tu tập, không bao lâu
đắc đạo quả A-La-Hán cùng Tuệ Phân Tích.
*
35- NHƯ TẢNG ĐÁ KIÊN CỐ
KHÔNG GIÓ NÀO LAY ĐỘNG
CŨNG VẬY, GIỮA KHEN CHÊ
NGƯỜI TRÍ KHÔNG GIAO ĐỘNG.
(P.C. 81)
Kệ ngôn nầy được thuyết khi Đức Thế Tôn đang ngụ tại Jetavana, đề cập đến vị Đại Đức Lakuntaka

Bhaddiya (Người lùn nhỏ).
Mỗi khi gặp Đại Đức, một số Sa di trêu ghẹo sờ đầu, kéo tai, bóp mũi: "Nầy chú, chú không mệt mỏi
trong việc tu hành sao, không bất mãn trong Giáo Pháp, mà thỏa thích vậy?"
Dù bị bóp mũi, kéo tai, Đại Đức vẫn không tỏ vẻ giận hờn hay căm tức với những tư cách ấy. Điều nầy
đã gây sự chú ý nơi các vị Tỳ khưu khác. Câu chuyện được đem ra bàn luận. Đức Phật hiểu duyên cớ,
Ngài thuyết rằng:
- Các "Bậc Lậu Tận" tâm không còn nóng nảy hay giận hờn, giống như những tảng đá đặc ruột, nằm yên
không lay động. Cũng vậy, tâm của Bậc A-La-Hán luôn luôn bình thản trước những lời tán dương hay
khiển trách.
Cuối thời pháp có nhiều vị Tỳ khưu đắc Đạo Quả Tu Đà Hườn.
Ghi chú:
- Nindāpasamsāsu: Nghĩa là lời nói khen chê, tức một trong tám Pháp Thế Gian (Lokadhamma). Chữ
nầy bao gồm tất cả những tiếng đời thị phi mai mỉa. Tâm của Bậc Trí Giả không hề bị lay động, xê dịch,
cũng giống như núi đá trước gió.
*
36- NGƯỜI HIỀN BỎ TẤT CẢ
NGƯỜI LÀNH KHÔNG BÀN DỤC
DẦU CẢM THỌ LẠC KHỔ
BẬC TRÍ KHÔNG VUI BUỒN.
(P.C.83)
Tại Jetavana, Bậc Đạo Sư thuyết kệ ngôn trên, đề cập đến 500 vị Tỳ khưu sau mùa an cư ở Verañja.
Sau khi đắc Chánh Đẳng Giác, Đức Thế Tôn ngự đến thành Verañja cùng 500 vị Tỳ khưu và An Cư
Kiết Hạ đầu tiên tại nơi ấy, do Bà La Mon Verañja thỉnh cầu.
Suốt thời gian ba tháng, Bà La Môn Verañja bị ác ma ám ảnh khiến ông lãng quên việc cúng dường, dù
thế không một ngày nào ông không đến chất vấn Đức Thế Tôn. Lúc bấy giờ, ở làng Verañja nhằm thời
kỳ bị nạn đói kém, nên các vị Tỳ khưu đi khất thực khắp trong và ngoài thành cũng chẳng tìm được thức
ăn, bi kiệt sức. Thấy vậy, những người buơn ngựa cúng dường những nắm cơm khô, Chư Tăng dùng đá
nghiền nát ra nấu cháo.
Trưởng Lão Moggallāna thấy Chư Tăng quá kiệt sức, Ngài có ý muốn dùng thần thông đưa Chư Tăng
sang Bắc Cưu Lưu Châu khất thực hoặc xoay ngược quả địa cầu lại để lấy chất dinh dưỡng dưới mặt đất

cúng dường Chư Tăng, nhưng Đức Phật không cho phép. Dù thế, Chư Tăng cũng không lo buồn. Đến
ngày ra hạ, Đức Phật từ giả Bà La Môn và khuyến giáo ông được vững trú trong năm giới. Xong, Ngài
tiến hành đến Sāvatthi, ngự tại Jetavana. Lúc bấy giờ dân cư trong thành đón tiếp cúng dường trọng đại
nhưng cũng không vì vậy mà Chư Tỳ khưu tỏ ra thỏa thích quá độ. Đức Phật lưu ý rằng: "Người thiện
trí dù gặp hoàn cảnh vui buồn, sướng khổ, các vị ấy vẫn điềm tĩnh an nhiên, không bồng bột, cũng
không để tinh thần bị suy sụp".
Ghi chú:
- Kāmayantā: Không bàn dục, không bàn đến động cơ của dục.
- Kāma kāranā: Lý do của dục.
- Kāma hetu: Nhân duyên của dục.
Bậc Tịnh Giả không nói ướm để người khác cho, cũng không nói lời phù phiếm như chuyện Vua Quan,
v.v...
*
37- KHÔNG VÌ MÌNH, VÌ NGƯỜI
KHÔNG CẦU ĐƯỢC CON GÁI
KHÔNG CẦU TÀI SẢN QUỐC ĐỘ
KHÔNG CẦU MÌNH THÀNH TỰU
VỚI VIỆC LÀM PHI PHÁP
VỊ ẤY THẬT TRÌ GIỚI
CÓ TRÍ TUỆ ĐÚNG PHÁP
(P.C. 84)
Tại Jetavana, Bậc Đạo Sư thuyết giảng kệ ngôn trên liên quan đến Tỳ khưu Dhammika.
Ở thành Sāvatthi, có người nam cư sĩ sống chánh trực, công bằng, đang mong muốn xuất gia. Ngày kia,
thanh niên Dhammika ngồi chuyện trò vui vẻ với cô vợ, bày tỏ ý định của mình. Người vợ khuyên:
- Hãy chờ đợi đến khi nào đứa bé trong bào thai được sinh ra hãy xuất gia".
Khi đứa bé được sinh ra, cô vợ lại trì hoãn nói rằng:
- Hãy chờ đợi khi đứa bé biết đi.
Nhưng khi đứa bé biết đi, cô vợ liền bảo:
- Hãy đợi đứa bé trưởng thành.
Lần nầy Dhammika tự nghĩ:

- Dù người vợ của ta có cho phép hay không, ta cũng sẽ tự mình ra đi tìm con đường cứu khổ cho chính
ta. Thanh niên Dhammika cương quyết xuất gia và nỗ lực tu tập Thiền Quán, không bao lâu đắc Đạo
Quả A-La-Hán. Thời gian sau, Tỳ khưu Dhammika trở về thuyết pháp hóa độ người con trai xuất gia,
cũng đắc Đạo Quả A-la-Hán. Người thiếu phụ kia tự nghĩ:
- Ta chỉ muốn những người nầy sống tại gia với ta, nay họ đã xuất gia trở thành vị Tỳ khưu tất cả, cuộc
đời của ta nay có ích gì khi sống ở tại gia. vậy ta hãy từ bỏ thế tục xuất gia Tỳ khưu Ni.
Nghĩ vậy, nàng xuất gia và cố gắng tu tập Thiền Định, không bao lâu cũng Đắc Đạo Quả A-la-Hán.
Lúc nầy chư Tỳ khưu khác luận bàn:
- Quả thật Tỳ khưu Dhammika là bậc thiện trí sống theo Chánh pháp đã thành bậc A-La-Hán, thế mà vị
ấy vẫn còn lưu luyến vợ con.
Khi nghe vậy, Đức Phật liền xuất hiện đến dạy rằng: "Tỳ khưu Dhammika là bậc có trí tuệ sống đúng
Pháp" và thuyết kệ ngôn trên.
Ghi chú:
Tỳ khưu Dhammika, không vì mình, cũng không vì người làm việc sai quấy, Tỳ khưu đã cương quyết
nương tựa vững chắc nơi Chánh Pháp, chỉ làm những việc lợi ích Chánh Trực.
*
38- ÍT NGƯỜI GIỮA NHÂN LOẠI
ĐẾN ĐƯỢC BỜ BÊN KIA
CÒN SỐ NGƯỜI CÒN LẠI
XUÔI NGƯỢC CHẠY BỜ NẦY.
(P.C. 85)
39- NHỮNG AI HÀNH TRÌ PHÁP
THEO CHÁNH PHÁP KHÉO DẠY
SẼ ĐẾN BỜ BÊN KIA
VƯỢT MA LỰC KHÓ THOÁT.
(P.C. 86)
Tại Jetavana, Bậc Đạo Sư thuyết giảng kệ ngôn liên quan đến nhóm thiện tín nghe Giáo pháp.
Có nhóm thiện tín sanh sống tại thành Sāvatthi. họ cùng thỏa thuận với nhau trong việc tạo phước cúng
dường và chia thời gian đến Chùa nghe pháp. Tuy vậy, họ không thể làm theo ý định của mình. Có một
số người bị lòng tham ức chế, thúc đẩy họ tự động rút lui. Một số người khác bị sân giận chi phối cũng

bỏ ra về. Một số nữa ở lại nhưng bị hôn trầm chi phối, họ ngồi ngủ gục cũng không nghe được Pháp.
Qua ngày sau, Chư Tỳ khưu họp tại giảng đường đem đề tài nầy ra thảo luận. Đức Phật ngự đến hỏi và
giảng rằng:
- Nầy Chư Tỳ khưu! những chúng sanh ấy hằng ngày sống trong cõi Dục, dính mắc, đeo níu trong cõi
Dục lạc, nên rất ít người vượt lên để đạt đến Níp Bàn.
Cuối thời Pháp, nhiều vị Tỳ khưu đắc Đạo Quả Tu Đà Hườn.
Ghi chú:
- Bờ nầy: Ba cõi gồm Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới.
Phần đông nhân loại vì thân kiến, ngã chấp bám chặt vào Danh Sắc, nên mãi chạy xuôi ngược dọc theo
bờ nầy.
- Bờ kia: Tức Níp Bàn.
- Ma lực khó thoát: Ám chỉ cảnh của dục, nơi mà các chúng sanh bị phiền não bao vây.
*
40- TỰ SÁCH TẤN CHÁNH NIỆM
KHÔNG THÍCH CƯ TRÚ NÀO
NHƯ NGỖNG TRỜI RỜI AO
BỎ SAU MỌI TRÚ ẨN.
(P.C. 91)
Tại Veluvana, câu chuyện liên quan đến Trưởng Lão Kassapa.
Sau khi ngụ suốt mùa mưa tại thành Rājagaha. Đức Phật thông báo trước nữa tháng để Chư Tăng chuẩn
bị y bát cho một cuộc hành trình khất thực. Đây là sự thực hành của Chư Phật đi du hóa.
Lúc bấy giờ, Chư Tăng ai ai cũng lo chuẩn bi y bát để tạo cuộc hành trình tốt đẹp, an vui. Trưỡng Lão
Kassapa cũng giặt y sửa soạn. Nhưng khi sắp đi, Đức Thế Tôn xét thấy: "Nếu ta và Chư Tăng rời khỏi
nơi đây hết không còn vị nào, Phật tử sẽ không có ai để nương tựa". Ngài cũng nhận thấy 180 triệu dân
cư ở đây ai cũng điều ái kính, trọng hậu Trưởng Lão Kassapa như quyến thuộc. Do vậy, vì hạnh phúc
của quần chúng, Đức Phật chỉ định Trưởng Lão Kassapa nên ở lại. Vài Tăng sĩ hiểu lầm phẩm hạnh của
Trưởng Lão nên bàn bạc với nhau:
- Trưởng lão Kassapa còn lưu luyến thí chủ, họ hàng.
Đức Phật nghe vậy, liền thuyết giảng kệ ngôn trên để xác chứng rằng Trưởng Lão đã cắt đứt mọi luyến
ái.

*
41- TÀI SẢN KHÔNG CHẤT CHỨA
ĂN UỐNG BIẾT LIỄU TRI
TỰ TẠI TRONG HÀNH XỨ
"KHÔNG VÔ TƯỚNG GIẢI THOÁT"
NHƯ CHIM GIỮA HƯ KHÔ NG
HƯỚNG CHÚNG ĐI KHÓ TÌM.
(P.C. 92)
Đức Thế Tôn thuyết kệ ngôn nầy tại Jetavana, liên quan đến Tỳ khưu Belatthisìsa.
Sau khi đi vào làng khất thực và ăn xong, Tỳ khưu Belatthisīsa đi vào con đường khác khất thực cơm
khô để dành. Vì thấy đi khất thực mỗi ngày khó nhọc, Tỳ khưu muốn nghĩ vài ngày để hành thiền cho
được an vui, khi nào cần vật thực sẽ lấy cơm khô ra dùng. Vài vị Tỳ khưu khác biết được việc nầy đến
trình lên Đức Phật . Nhân cơ hội ấy, Đức Thế Tôn ban hành học giới:
- Chư Tỳ khưu không được cất giữ vật thực quá thời hạn.
Đức Thế Tôn cũng giải thích thêm rằng:
- Tỳ khưu Belatthisīsa không phạm tội vì theo hạnh thiểu dục, trong khi học giới chưa được ban hành.
Đức Thế Tôn cũng giải thích những tác phong cao thượng của vị Tỳ khưu thuần hành.
Ghi chú:
- Chất Chứa: Có hai loại tích trữ (chất chứa):
1) Tích trữ Nghiệp: Do những việc làm thiện và bất thiện
2) Tích trữ Vật Dụng: như thức ăn, y áo, v.v…
- Liễu tri: Có ba loại Liễu Tri:
1) Sự biết bình thường: Như cơm cháo và trạng thái của nó.
2) Sự biết đặc biệt hơn: Nhờ suy xét đến phần phát sanh sự ô trược của vật thực.
3) Biết sự dứt bỏ: Có trí Tuệ quán tưởng cao nên đoạn trừ được những khao khát đối với vật thực.
- Tự Tại trong Hành xứ; Các Bậc đắc đạo Quả lấy Níp Bàn làm cảnh giới, trú tâm trong đối tượng ấy
và giải thoát "Không Vô Tướng". Đây là hành xứ của Bậc A-La-Hán.
- Không Vô Tướng giải thoát: Có ba cảnh giải thoát:
1) Vô Tánh: Giải thoát Tam Độc đến mức rổng không.
2) Vô Tướng: Giải Thoát đến mức độ không còn hình thức của Tam Độc

3) Vô Dục: Không còn ham muốn dục lạc.
- Như Chim Giữa Hư Không: Lộ trình của vị ấy không để lại nghiệp, cũng như đàn chim bay giữa hư
không, không để lại dấu vết. Cũng vậy, trạng thái Níp Bàn không ai có thể vẽ hay diễn tả hết được.
*
42- AI NHIẾP PHỤC CÁC CĂN
NHƯ ĐÁNH XE ĐIỀU NGỰ
MẠN TRỪ, LẬU HOẶC DỨT
NGƯỜI VẬY CHƯ THIÊN MẾN.
(P.C. 94)
Tại Pubbārāma, Đức Thế Tôn thuyết kệ ngôn liên quan đến Trưởng Lão Kaccāyana.
Nhân ngày lễ Tự Tứ, Đức Thiên Nhân Sư ngự tọa đến Đông Phương Tự của Bà Visākhā cùng đại chúng
Thinh Văn.
Trong thời gian nầy, Đại Đức Kaccāyana đang ở xứ Avanti, dù cách trở xa xôi nhưng Đại Đức cũng đến
để góp mặt khích lệ tinh thần nghe Pháp. Do đó, các vị Tỳ khưu cao hạ khi vào chỗ ngồi thứ tự có chừa
trống một chỗ để dành cho Đại Đức Kaccāyana.
Lúc bấy giờ, Đức Vua Trời Sakka cùng các Chư Thiên ở hai cõi theo hộ giá, mang theo các lễ vật hương
hoa để cúng dường Đức Phật. Khi đến không thấy Đại Đức Kaccāyana, Đức Vua Trời Sakka tự hỏi:
- Sao Đại Đức của ta không có mặt ở đây? Phải chi Ngài đến thời hoan hỷ lắm.
Ngay khi ấy Đại Đức cũng vừa đến và ngồi vào chỗ của mình. Đức Vua Trời trông thấy, liền vội đến
đảnh lễ và xoa bóp hai chân cho Đại Đức, xong đứng qua một bên. Chư Tỳ khưu Khác trông thấy luận
bàn:
- Đức Vua Trời Sakka còn cá nhân.
Đức Thế Tôn nghe được sự việc, Ngài chỉnh đốn rằng:
- Tỳ khưu Kaccāyana tự chế ngự và luôn canh phòng 6 căn giống như tuấn mã được rèn luyện thuần
thục. Người như vậy được nhân loại và cả Chư Thiên hằng quý mến.
Ghi chú:
- Mạn Trừ, Lậu Hoặc dứt: Dứt bỏ 9 cách Ngã Mạn:
1) Hơn ỷ hơn. Hơn ỷ bằng. Hơn ỷ thua.
2) Bằng ỷ hơn. Bằng ỷ bằng. Bằng ỷ thua.
3) Thua ỷ hơn. Thua ỷ bằng. Thua ỷ thua.

- Bốn Pháp Lậu Hoặc là: Dục Lậu, Hữu Lậu, Tà Kiến Lậu và Vô Minh Lậu.
*
43- NHƯ ĐẤT, KHÔNG HIỀM HẬN
NHƯ CỘT TRỤ, KIÊN TRÌ
NHƯ HỒ, KHÔNG BÙN NHƠ
KHÔNG LUÂN HỒI VỊ ẤY.
(P.C. 95)
Đức Thế Tôn thuyết kệ ngôn nầy tại Jetavana, Đề cập đến Trưởng Lão Sāriputta.
Ngày kia, Trưởng Lão Sāriputta vô tình để chéo y chạm vào thân một vị Tỳ khưu. Vị nầy từ lâu đã có
tâm ganh ghét Ngài, nên khi Trưởng Lão vừa đi khỏi ranh Chùa, Tỳ khưu nầy liền đến Đức Phật cáo
gian rằng:
- Trưởng Lão Sāriputta xúc phạm đến con, đã bỏ đi không xin lỗi.
Đức Phật bèn cho gọi Trưởng Lão trở lại để phân xử. Khi ấy, hai vị Trưởng Lão Moggallāna và Ngài
Ānanda đi thông báo tập hợp chúng Tăng lại. Trưởng Lão Sāriputta bước vào hội chúng, đảnh lễ bậc
Đạo Sư rồi ngồi xuống một bên đầy kính trọng. Đức Phật hỏi câu chuyện đã xảy ra. Trưởng Lão không
tự bào chữa mà chỉ mô tả đời sống Phạm hạnh khiêm tốn của mình từ lúc mới xuất gia và mãi cho đến
bây giờ. Đại Đức thưa rằng:
- Bạch Đức Thế Tôn! Thật vậy, đối với vị Tỳ khưu nào chưa thuần thục đề mục Niệm Thân, thời vị ấy
có thể xúc phạm đến vị đồng phạm hạnh rồi bỏ đi không xin lỗi. Bạch Thế Tôn! Ví như đất, Người ta có
thể quăng bỏ các nhơ nhớp, v.v… nó vẫn im lìm, trầm lặng không xao động. Cũng vậy con đã tu hạnh
như đất. Ví như nước, lửa, gió…
Trưởng Lão tự ví mình theo thứ lớp của bốn đại, rồi ngồi xổm chấp tay xin sám hối vị Tỳ khưu cáo gian
kia. Khi ấy vị Tỳ khưu cáo gian, nghe trong mình toàn thân nóng như lửa đốt, liền quỳ dưới chân Đức
Thiện Thệ tự thú nhận rằng mình cáo gian.
Chư Tỳ khưu tán dương phẩm hạnh thanh cao của Đại Đức Sāriputta. Đức Phật thêm rằng:
- Nầy Chư Tỳ khưu! Không có gì làm cho tâm của Sāriputta sân giận hay chao đảo, cũng ví như trụ
đồng Indakhīla của Vua Trời Đế Thích.
*
44- NGƯỜI TÂM Ý AN TỊNH
LỜI AN, NGHIỆP CŨNG AN

CHÁNH TRÍ, CHƠN GIẢI THOÁT
TỊNH LẠC LÀ VỊ ẤY.
(P.C. 96)
Bậc Đạo Sư thuyết kệ ngôn nầy khi ngụ tại Jetavana, liên quan đến Sa di đệ tử của Tỳ khưu Tissa.
Trưởng Lão Tissa nhập hạ ở Kosambi. Cuối mùa an cư, thiện tín mang vật dụng đến dâng cúng Trưởng
Lão. Ngài từ chối, thiện tín hỏi lý do, Ngài bảo:
- Vì tôi không có Sa di hầu cận để cất giữ vật dụng theo luật.
Một người gia chủ bèn đem đứa con trai bảy tuổi cúng dường đến Ngài. Trong khi đang làm lễ xuất gia,
vị Sa di lấy đề mục "Tóc, Lông, Móng, Răng, Da" quán tưởng, liền đắc Đạo Quả A-La-Hán cùng Tuệ
Phân Tích. Sau khi xuất gia xong, hai thầy trò trở về yết kiến Đức Phật. Trên đường đi, Trưởng Lão ghé
vào một ngôi Chùa nghỉ tạm qua đêm. Sa di có bổn phận sửa soạn chỗ ngụ cho Thầy. Khi làm xong trời
đã chiều tối, không kịp dọn chỗ riêng mình, do vậy vị Thầy cho Phép Sa di nghỉ chung cốc.
Sau ba ngày trôi qua, Sa di tự nghỉ:
- Ta và Thầy ta đã nghỉ chung chỗ trong ba đêm rồi. Nếu nay ta nằm lại, e bị ngủ quên thì Thầy ta sẽ bị
phạm luật. Do vậy, nay ta hãy ngồi đây cho hết đêm nay.
Khi Trưởng Lão thức giấc tự nghỉ:
- Nay đã đến ngày thứ ba, ta hãy đánh thức Sa di dậy.
Rồi Đại Đức lấy cây quạt gõ xuống giường gọi:
- Thức dậy Sa di.
Khi giở cán quạt lên, không may đầu quạt xỉa trúng mắt Sa di bể tròng. Sa di tay bụm mắt bước ra không
hề than rằng: "Mắt con bị bể tròng"
Tới giờ lo phục vụ Thầy, Sa di một tay bụm mắt, một tay dâng cây đánh răng. Đại Đức quở trách Sa di
vô lễ khi cầm một tay. Sa di nói lý do, Đại Đức vô cùng hối hận.
- Bạch Ngài con không có lỗi với Ngài và Ngài cũng không có lỗi với con.
Hai Thầy trò đến đảnh lễ Đức Phật và thuật lại câu chuyện, Đức Phật ghi nhận rằng:
- Bậc Lậu Tận không còn hờn giận. Các Ngài luôn có một trạng thái trầm tỉnh, hành động trầm tỉnh, lục
căn an tịnh, trọn vẹn siêu thoát.
Thời Pháp kết thúc, Tỳ khưu Tissa đắc Đạo Quả A-La-Hán.
*

×