Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Lời dạy của Bác và truyền thống dựng nước của cha ông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.03 KB, 14 trang )

bài thi tìm hiểu "60 năm nớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam" - bùi mai thành - thpt ngọc lặc
phần thứ nhất
Lời dạy của Bác và truyền thống
dựng nớc của cha ông
4
bài thi tìm hiểu "60 năm nớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam" - bùi mai thành - thpt ngọc lặc
Các vua Hùng đã có công dựng nớc, Bác cháu ta phải cùng nhau
giữ lấy nớc .
Sau chín năm lãnh đạo quân và dân ta tiến hành cuộc kháng chiến vĩ đại
chống thực dân Pháp thắng lợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già kính yêu
của dân tộc từ chiến khu cách mạng Việt Bắc lên đờng trở về Thủ đô Hà Nội.
Trên đờng trở lại Thủ đô, Ngời đã đến thăm đền Hùng (trên núi Nghĩa
Lĩnh - xã Hy Cơng - huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ). Đêm 18 tháng 9 năm
1954, Bác Hồ nghỉ lại tại đền Giếng (một di tích trong quần thể di tích đền
Hùng). Ngày hôm sau - tức là ngày 19 tháng 9 năm 1954 - Trên sờn núi
Nghĩa, dới mái đền Hùng, trong buổi gặp gỡ và nói chuyện với các cán bộ,
chiến sĩ thuộc Đại đoàn 308 - Quân đội nhân dân Việt Nam (Đại đoàn Quân
tiên phong) chuẩn bị tiến về giải phóng thủ đô sau chiến thắng Điện Biên Phủ
vang dậy núi sông, Bác Hồ đã dặn dò các chiến sĩ rất nhiều điều trong đó có
câu nói trên.
5
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các cán bộ, chiến sĩ
Đại đoàn 308 tại đền Hùng, 1954
bài thi tìm hiểu "60 năm nớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam" - bùi mai thành - thpt ngọc lặc
Trong bài báo tờng thuật cuộc gặp của Bác với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn
Quân tiên phong đăng trên báo nhân dân, nhà báo Thép Mới đã lần đầu tiên
trích lời của Ngời:
"Uống nớc phải nhớ nguồn, con cháu thì phải nhớ tổ tiên. Ngày xa các
vua Hùng đã có công dựng nớc, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy
nớc".
Lời dặn dò đó của Ngời không những nhắc nhở mỗi thế hệ dân tộc Việt


Nam luôn ghi nhớ công lao dựng nớc của tổ tiên ta mà còn phải ý thức rõ trách
nhiệm lớn lao của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Bác Hồ là tấm gơng sáng ngời, suốt đời tận tụy hy sinh vì dân, vì nớc,
lúc nào ngời cũng nghĩ tới hạnh phúc của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ
đại không còn nữa, nhng hình ảnh của Ngời vẫn sống mãi trong trái tim mỗi
ngời dân Việt Nam.
Mang theo hành trang là những lời dạy bảo ân cần của Bác và tấm lòng
thơng nhớ Bác vô hạn, thế hệ trẻ Việt Nam càng quyết tâm ra sức thi đua phấn
đấu, vợt mọi khó khăn, góp sức xây dựng đất nớc Việt Nam "đàng hoàng hơn,
to đẹp hơn" nh Bác vẫn hằng mong.
6
Bộ đội ta vào tiếp quản Thủ đô, 10 - 10 - 1954
bài thi tìm hiểu "60 năm nớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam" - bùi mai thành - thpt ngọc lặc
Quốc gia văn lang và âu lạc - thời kỳ dựng nớc
Nớc Văn Lang hình thành và phát triển
Việt Nam bớc vào thời đại đồ đồng cách đây khoảng bốn năm nghìn
năm. Đấy là một bớc nhảy vọt, một bớc ngoặt lớn của xã hội.
Đất nớc Việt Nam có nhiều mỏ đồng, lại cũng có nhiều mỏ thiếc, chì,
kẽm... Sau khi trải qua một chặng đờng dài dằng dặc của thời đại đồ đá, tổ tiên
ta, với bàn tay và khối óc sáng tạo của mình đã phát minh ra kỹ thuật luyện
kim, trớc hết là đồng và sau đó là đồng thau. Kim loại gia nhập vào thế giới gỗ
đá của ngời nguyên thủy đánh dấu một bớc ngoặt lớn của xã hội.
Trên miền Bắc Việt Nam đã liên tiếp phát hiện đợc những di tích thời
đại đồ đồng thau phát triển tại chỗ, nối tiếp nhau ở miền trung du, đồng bằng
Bắc bộ và Bắc Trung bộ qua các giai đoạn Phùng Nguyên (buổi đầu thời đại
đồng thau), Đồng Đậu (khoảng giữa thời đại đồng thau), Gò Mun (thời đại
đồng thau phát đạt) và Đông Sơn (cuối thời đại đồng thau - đầu thời đại đồ
sắt).
Mỗi giai đoạn phát triển văn hóa này lại có những loại hình địa phơng

khác nhau và có niên đại sớm muộn khác nhau. Nền văn hóa đồ đồng thau
Việt Nam có ảnh hởng đến bên ngoài (chủ yếu là miền Đông Nam á) và cũng
tiếp thu một số ảnh hởng từ bên ngoài đến.
Với thời đại đồng thau phát triển, chúng ta bớc vào thời kỳ nớc Văn
Lang, thời kỳ Hùng Vơng của lịch sử Việt Nam.
Nớc Văn Lang xuất hiện, với một tổ chức chính trị xã hội đã phát triển,
với một nền văn hóa tơng đối cao, là kết quả của một quá trình phát triển lâu
dài hàng nghìn năm trớc đó của nền văn minh sông Hồng.
Từ buổi đầu thời đại đồng thau, những bộ tộc Lạc Việt đã định c chắc
chắn ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Theo sử cũ và truyền thuyết, bấy giờ có
khoảng 15 bộ lạc Lạc Việt sinh sống chủ yếu ở miền trung du và miền đồng
bằng châu thổ. Hàng chục bộ lạc Âu Việt sinh sống chủ yếu tại miền Việt
7
bài thi tìm hiểu "60 năm nớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam" - bùi mai thành - thpt ngọc lặc
Bắc. ở nhiều nơi, ngời Âu Việt và Lạc Việt sống xen kẽ với nhau và sống
cạnh những thành phần dân c khác.
Do nhu cầu trị thủy, do nhu cầu chống xâm lấn và do việc trao đổi kinh
tế, văn hóa ngày càng đợc đẩy mạnh, giữa những bộ lạc gần gũi nhau về dòng
máu có xu hớng tập hợp lại, thống nhất với nhau. Trong số các bộ lạc Lạc
Việt, có bộ lạc Văn Lang là hùng mạnh hơn cả. Lãnh thổ của bộ lạc này trải
rộng từ chân núi Ba Vì đến sờn Tam Đảo, có sông Hồng cuồn cuộn phù sa
chảy xuyên giữa.
Thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang
đã đóng vai trò lịch sử là ngời
đứng ra thống nhất tất cả các bộ
lạc Lạc Việt, dựng lên nớc Văn
Lang. Ông xng vua, sử gọi là
Hùng Vơng và con cháu ông vẫn
đời đời mang danh hiệu đó.
Hùng Vơng là thủ lĩnh của

thời kỳ Việt Nam bắt đầu dựng n-
ớc. Lãnh thổ sinh trởng đầu tiên
của tổ tiên ta là miền Bắc Việt
Nam. Đất không rộng lắm, ngời
cha đông lắm, nhng cũng đã có đủ
điều kiện để dựng nớc, có đủ sức
sinh tồn và phát triển. Những
nhóm dân c quan trọng nhất sống
trên lãnh thổ đó là ngời Việt cổ,
nói một thứ tiếng Việt cổ mà trải
qua biết bao nhiêu chặng đờng
biến hóa ngữ âm và ngữ pháp đã
trở thành tiếng Việt ngày nay. Ban
đầu họ sinh sống thành từng công xã, ràng buộc với nhau bởi quan hệ máu
mủ, quan hệ xóm giềng. Họ đoàn kết, tơng thân tơng ái trong công việc làm
ăn và công việc giữ làng giữ nớc.
8
Lăng Hùng Vương trên núi Nghĩa Lĩnh
xã Hy Cương - Lâm Thao - Phú Thọ
bài thi tìm hiểu "60 năm nớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam" - bùi mai thành - thpt ngọc lặc
Với kinh nghiệm tích lũy lâu đời những hiểu biết về cỏ cây và chất đất,
ngời dân Lạc, dân Âu - ngời Việt cổ nói chung - tuy không rời bỏ việc khai
thác những sản phẩm tự nhiên (thịt thú rừng, cá tôm, cua ốc, bột cây đao, cây
búng báng...) song đã tập trung sức vào công việc làm ruộng. Ngời Việt cổ
trồng lúa, trồng khoai, đỗ..., trồng cây ăn quả (chuối, cam, quít, vải, nhãn,
dừa...), trồng rau da (cà, cải, da hấu...). Với những lơng thực, thực phẩm ấy,
ngời Việt đã biết tạo nên những món ăn đậm đà hơng vị dân tộc (đồ xôi, làm
bánh chng, bánh giầy, nấu rợu, làm mắm...). Tiếng chày giã gạo của thanh
niên nam nữ đã trở thành điệu nhạc quen thuộc trong nông thôn đất Việt.
Nghề nông trồng lúa gắn liền với việc xây dựng những công trình tới n-

ớc, tiêu nớc. Sử cũ viết: Ruộng Lạc theo nớc triều lên xuống mà làm, dân
khẩn ruộng ấy mà ăn, nên gọi là dân Lạc. Muốn khai khẩn châu thổ sông
Hồng, sông Mã, sông Cả... mà không có tài trị thủy, không biết đoàn kết lại,
hợp tác và phân công lao động dù giản đơn thì không giải quyết đợc nạn lũ lụt
đặng xây dựng cơ sở cho một đời sống nông nghiệp định c.
Sơn tinh chiến thắng Thủy tinh là thiên anh hùng ca đậm đà màu
sắc thần thoại ngợi ca ngời dân Lạc Việt đánh thắng trận đầu giặc lụt để giành
lấy những mảnh đất màu mỡ ven sông.
Cuộc sống dần dần no đủ thì những loài thú lớn (trâu, bò...) và nhỏ (chó,
lợn, gà, vịt...) quấn quít quanh con ngời cũng thêm đông.
Sau một thời kỳ dùng vỏ cây làm áo, đến thời kỳ trồng gai đay, trồng
dâu chăn tằm, ơm tơ, dệt vải, dệt lụa.
Nghề nông trồng lúa, nghề trồng dâu chăn tằm, việc chăn nuôi gia súc
ngày càng phát triển thì thủ công nghiệp cũng phát triển theo. Trớc hết là nghề
luyện kim đồng thau. Việc khai mỏ đồng, mỏ thiếc, mỏ chì... nấu quặng, vận
chuyển kim loại từ miền núi rừng về miền xuôi là một quá trình sản xuất và lu
thông phức tạp, không những đòi hỏi nhiều thì giờ, sức lực mà còn đòi hỏi một
trình độ kỹ thuật và tổ chức nhất định.
Đồ đồng Đông Sơn rất phong phú, nhiều hình vẽ độc đáo, bao gồm công
cụ, vũ khí, đồ đựng, đồ trang sức.
9

×