Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

NGOAI KHOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.2 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Giáo dục ngoại khóa</b>



Một buổi sinh hoạt ngọai khóa tìm hiểu văn hóa Nhật của hs trường THCS Nguyễn Tri
Phương - Huế. Photo courtesy of tthue.edu.vn


Giáo viên Phan Thanh Tùng ở Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra ý kiến không nên đặt quá
nặng phần lý thuyết đối với môn Giáo dục Công dân. Thay vào đó nên tăng cường các
chương trình giáo dục ngoại khóa, để các em có cơ hội được tiếp xúc và học hỏi từ cuộc
sống thực tế ngịai xã hội. Đó chính là những buổi tham quan ở các nhà máy, xí nghiệp,
hay các chuyến đi dã ngoại thăm các trang trại nơng nghiệp. Mơ hình này đã bắt đầu
được áp dụng tại một số trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có trường
mà giáo viên này đang đứng lớp. Thầy Tùng cho biết:


“Thật ra vấn đề rèn luyện kỹ năng sống yêu cầu phải thực tế, chứ còn nếu như đưa nó vào
thành một bộ mơn trong nhà trường để giảng bài thì sẽ khơng thực tế lắm. Các em phải đi
ra ngoài, nên thường nhà trường tổ chức xe đưa các em đi tham quan từ sáng đến chiều
trở về thì qua đó các em sẽ tiếp xúc với thực tế nhiều hơn. Chi phí thì do phụ huynh đóng
góp và mỗi xe sẽ có một hoặc hai thầy cô đi theo. Đương nhiên là có người của cơng ty
hướng dẫn nữa. Thành ra mấy năm sau này các em học sinh được đi chơi, đi tham quan
nhiều.”


Nhà giáo này cũng giải thích thêm:


“Hiện thời thì các chương trình giáo dục ngoại khóa này chưa thành một bộ mơn chính
thức, nhưng nhà nước có u cầu khơng chỉ đối với trường cấp 2 không thôi mà cả ở bậc
tiểu học nữa. Mỗi năm, mỗi học kỳ nhà trường phải tổ chức cho các em học sinh đi tham
quan, dã ngọai, đi giao lưu với bên ngòai. Một năm học các em có thể được đi khỏang 3
hay 4 đợt như vậy. Thí dụ đi tham quan nhà máy sản xuất, hay là đi tham quan một cái gì
đó trong thực tế của cuộc sống hằng ngày. Cho các em đi chơi sinh hoạt để giao lưu. Và
điều đó người ta gọi là để rèn luyện kỹ năng sống."



Thầy Tùng cũng đơn cử một số chuyến đi thực tế mà qua đó các học sinh đã mở mang
được kiến thức của một số bộ môn các em đã học, qua việc tiếp xúc, quan sát trên thực
tiễn.


Hiện thời thì các chương trình giáo dục ngoại khóa này chưa thành một bộ mơn chính
thức, nhưng nhà nước có u cầu khơng chỉ đối với trường cấp 2 không thôi mà cả ở bậc
tiểu học nữa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

“Địa điểm tham quan mỗi năm một khác, mỗi năm trường tổ chức đi tham quan ở mỗi
nơi khác nhau. Có năm các em học sinh đi Đà Lạt, tham quan vườn cà rốt, các em xem và
nhổ thử củ cà rốt. Em nào nhổ được thì mang củ cà rốt đó về nhà khoe với ba mẹ. Có
năm thì đi tham quan trại bị sữa xem dây chuyền ni bị sữa, nghe người ta hứơng dẫn
về bò F1, F2, vắt sữa như thế nào, ni bị như thế nào để đạt trọng lượng, hoặc tỉ lệ sữa
đạt nhiều hay ít. Các em được giới thiệu, ví dụ như người ta sẽ giải thích cho học sinh
biết, nếu như ở châu Âu thì giống bị đó cho năng suất cao, nhưng về Việt Nam thì năng
suất thấp hơn do nhiệt độ ở Việt Nam nóng hơn.


Có khi các em tham quan các khu di tích lịch sử, có khi các em vào nhà máy xem các dây
chuyền sản xuất trong nhà máy, có khi các em ra thăm rẫy khoai mì nghe người ta hướng
dẫn cách trồng khoai mì, cách trồng cây, rồi các em nhổ củ khoai mì lên. Cái đó gọi là đi
tham quan ngọai khóa, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Việc này đã tổ chức cho học
sinh từ hai, ba năm nay rồi.”


Cũng như nhiều bộ môn khác đang nằm trong kế hoạch cải cách giáo dục của các cấp
quản lý ở Việt Nam, môn Giáo dục Công dân cần phải được cải tiến để giảm bớt sức ép
học hành cho học sinh, bên cạnh đó nó phải mang lại những giá trị thiết thực cho người
học.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×