Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 32 trang )



Mục lục
3
Chào mừng của Giám đốc đào tạo
4
Giới thiệu
5
Chương trình một năm
6
Nội dung đào tạo
7
Lòch học 2005 - 2006
8
Học kỳ Hè: Kiến thức tiền đề
Học kỳ Thu: Các công cụ phân tích và cơ sở lý thuyết
9
Học kỳ Đông: Tổng hợp các vấn đề thời sự liên quan
10
Học kỳ Xuân: Ứng dụng vào những vấn đề cụ thể
12
Luật và kinh tế dành cho chuyên gia lónh vực chính sách công
14
Tổng quan Chương trình Luật và Kinh tế 2005
15
Chương trình đào tạo cao cấp chuyên đề
16
Dự án Học Liệu Mở của FETP
17
Nghiên cứu cho mục đích phân tích chính sách
18


Phương pháp học tập
19
Đội ngũ giảng viên và quản lý
21
Giảng viên quốc tế
22
Liên kết với Trường Kennedy
24
Đời sống sinh hoạt của học viên tại FETP
Học viên đã tốt nghiệp
26
Thông tin tuyển sinh
2
Trường Fulbright tại Thành phố Hồ Chí Minh
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright kết hợp những kiến thức sâu sắc về Việt
Nam với quản lý hiện đại để phân tích, xây dựng và phát triển các giải pháp cho
những vấn đề thực tiễn.
PGS., TS. Phạm Văn Năng, Hiệu trưởng
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Kính chào các anh chò ứng viên tương lai,
Thập niên vừa qua, Việt Nam đã tận hưởng một sự tăng trưởng đầy ấn tượng nếu
không muốn nói là ngoạn mục. Nhưng môi trường toàn cầu hiện đang biến đổi
nhanh chóng, và các áp lực đã trở nên phức tạp hơn so với những gì mà 5 năm
trước nước ta đã phải đương đầu. Thật vậy, những thành tựu trong thời gian gần
đây có lẽ đã tạo lý do để các nhà hoạch đònh hoãn lại những quyết đònh chính
sách đầy khó khăn. Khi tôi viết những dòng này thì Việt Nam vẫn là một trong
những nền kinh tế quan trọng trên thế giới đứng ngoài WTO.
Nếu 10 năm tới chúng ta muốn đạt được những thành công như 10 năm
qua, thì môi trường chính sách của Việt Nam cần phải được hoàn thiện thêm nữa.
Việc khuyến khích khu vực doanh nghiệp tư nhân phát triển và vượt qua những

thách thức của hội nhập là hai trong số những vấn đề mà các nhà hoạch đònh
chính sách Việt Nam cần phải giải quyết.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP), thường được các giảng
viên và học viên gọi là Trường Fulbright, đang đóng vai trò quan trọng trong môi
trường năng động hiện nay. Mục tiêu đào tạo của Trường Fulbright là giúp cho
học
viên có được tầm nhìn mới về các vấn đề chính sách đang đặt ra cho Việt Nam, và chuẩn
bò cho họ khả năng phục vụ lâu dài trong bất cứ sự nghiệp nào mà họ lựa chọn.
Các chương trình về kinh tế học ứng dụng và chính sách công cũng như
luật và kinh tế của chúng tôi là sự kết hợp giữa hoạt động nghiên cứu chuyên sâu
với các phương pháp giảng dạy tiên tiến. Các giảng viên của Trường luôn nỗ lực
cập nhật nội dung đào tạo để có thể phản ánh những chuyển biến trong nền kinh
tế Việt Nam và thế giới.
Lớp học ở Trường Fulbright không giống những gì thường thấy ở Việt Nam.
Nhiều môn học đòi hỏi giảng viên và học viên bám sát những nghiên cứu tình
huống được soạn thảo theo thực tế đang diễn ra, song song với việc kết hợp giữa
kinh nghiệm chuyên môn của họ với những công cụ phân tích chính sách tiên tiến.
Hiện đại hóa khu vực công hiện đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết
đối với sự phát triển của Việt Nam. Nếu các anh chò đang làm việc hoặc giảng dạy
trong những lónh vực này, và nếu các anh chò muốn thử thách chính mình, xin
mời đọc những thông tin đính kèm, truy cập trang web www.fetp.edu.vn, và hãy
đăng ký dự tuyển vào FETP – chương trình thích hợp nhất với lợi ích và mục tiêu
nghề nghiệp của các anh chò.
Các chương trình đào tạo của chúng tôi được thiết kế rất chặt chẽ. Trường
Fulbright không phải là một chương trình huấn luyện hay đào tạo kỹ thuật. Khi tốt
nghiệp, các anh chò sẽ không được cấp văn bằng thạc só hay tiến só. Nhưng các
anh chò sẽ tốt nghiệp với những kiến thức mới, tầm nhìn mới, và sẽ cảm thấy hài
lòng với bản thân vì biết rằng mình đã hoàn thành một chương trình đầy ý nghóa.
Trân trọng,
Châu Văn Thành

Giám đốc đào tạo
3
Châu Văn Thành
Giảng viên kinh tế, Giám đốc
đ
ào tạo
Được thành lập năm 1994, Trường Fulbright là kết quả hợp tác giữa Trường Đại
học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Quản lý Nhà nước John F.
Kennedy thuộc Đại học Harvard. Ngân sách hoạt động chính của chương trình do
Vụ Văn hóa và Giáo dục thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ.
Sứ mệnh của Trường Fulbright là hình thành, truyền thụ và phổ biến kiến thức.
Đội ngũ giảng viên Việt Nam và quốc tế của chúng tôi vừa hiểu biết sâu sắc về
Việt Nam vừa kết nối sự hiểu biết này với các xu thế toàn cầu và khu vực. Hiện
nay, dự án kiến tạo tri thức này đang hỗ trợ cho ba chương trình đào tạo cốt lõi,
bao gồm: chương trình chủ đạo một năm về kinh tế học ứng dụng và chính sách
công, các khóa học ngắn hạn chuyên về luật và kinh tế cho chính sách công và
chương trình đào tạo cao cấp theo yêu cầu thực tiễn. Tất cả tài liệu sử dụng trong
giảng dạy đều được chúng tôi cung cấp cho sinh viên, giảng viên, những nhà
nghiên cứu trên khắp đất nước và thế giới thông qua sáng kiến Học Liệu Mở
FETP hay FETP OpenCourseWare – ocw.fetp.edu.vn. Trường Fulbright luôn nỗ lực
duy trì và phát huy một môi trường học tập năng động, nơi học viên và giảng
viên là tâm điểm của việc hướng đến những chuẩn mực cao nhất của sự nghiệp
nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Tất cả những hoạt động đó đã tạo nên uy tín
của Trường Fulbright như một trung tâm của tiếng nói và thành công.
Giới thiệu
4
Tôi có ấn tượng sâu sắc về phương pháp giảng dạy của Trường Fulbright,
không cứng nhắc và phức tạp, mà ngược lại rất phong phú và thực tế. Tuy
nhiên, chính cường độ học tập và áp lực trong việc nghiên cứu tìm hiểu và
giải quyết vấn đề đã làm cho chúng tôi tự tin hơn khi phải đối phó với

những tình huống thực tế và đạt hiệu quả hơn trong công tác.
Chương trình giảng dạy đa ngành, kết hợp các khái niệm kinh tế-xã hội với
các lý thuyết ngoại thương và tiếp thò đòa phương, cùng với nền tảng vững
vàng về kỹ năng phân tích trong thẩm đònh dự án và phân tích thò trường,
đã trở nên cực kỳ có giá trò đối với tôi trong công việc. Những gì
tiếp thu được
tại FETP đã phục vụ đắc lực cho tôi trong quá trình tham mưu cho lãnh đạo tỉnh về
các vấn đề chính sách, soạn thảo các mục tiêu phát triển và thiết kế những chính
sách phù hợp với hoàn cảnh của tỉnh nhà.
Phạm Thành Khôn
Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đầu tư Vónh Long
Học viên tốt nghiệp Chương trình một năm
5
www.fetp.edu.vn/oneyear
Chương trình một năm được thiết kế nhằm cung cấp cho các nhà chuyên môn
Việt Nam nền tảng kiến thức, những công cụ phân tích và đònh lượng và khả
năng ứng dụng những gì đã học, kèm theo những kỹ năng đặc biệt cần thiết để
họ có thể vận dụng trong công tác chuyên môn. Đội ngũ giảng viên của trường
thường xuyên rà soát lại nội dung đào tạo nhằm đảm bảo cho chương trình có thể
dự báo và phản ánh đúng những điều kiện phát triển kinh tế hiện nay của Việt
Nam. Chương trình có mức độ thử thách rất cao và những học viên đã tốt nghiệp
đều nhìn nhận rằng đây là một quá trình học tập với yêu cầu cao nhất mà họ
từng trải qua.
Hình nền: GS. Ari Kokko
Trường Kinh tế Stockholm
Chương trình một năm về Kinh tế
học ứng dụng và Chính sách công
1/8/2005 – 16/6/2006
6
Một năm học được tổ chức theo bốn học kỳ. Học kỳ Hè nhằm cung cấp cho học

viên những kiến thức tiền đề cho toàn bộ chương trình học, bao gồm các kỹ năng
vi tính ứng dụng, tổng quan các nguyên lý kế toán, toán và thống kê. Học viên
cũng được hướng dẫn phương pháp nghiên cứu, làm việc nhóm, kỹ năng truyền
đạt và thuyết trình, cũng như phương pháp học tập sử dụng tình huống. Học kỳ
Thu cung cấp những cơ sở tư duy trong phân tích gồm các môn kinh tế vi mô và
vó mô, phương pháp phân tích đònh lượng và phân tích tài chính. Các môn học
được soạn thảo dựa trên những vấn đề và điều kiện cụ thể phù hợp với Việt Nam.
Học viên sẽ xem xét quá trình phát triển kinh tế dưới góc độ lòch sử thông qua
môn học về các mô hình phát triển kinh tế ở châu Á từ 1960 đến 1997.
Trong ba tuần của học kỳ Đông, học viên sẽ tổng hợp và liên hệ những gì đã học
vào bối cảnh kinh tế và văn hóa của Việt Nam. Các môn học bao gồm công nghệ
và phát triển, ngoại thương: thể chế và tác động, cải cách hậu khủng hoảng tài
chính và xu hướng phát triển kinh tế hiện nay trong khu vực, chiến lược kinh tế
mới của Trung Quốc và những vấn đề nảy sinh trong toàn cầu hóa.
Trong học kỳ Xuân, học viên sẽ vận dụng những công cụ phân tích đã nắm bắt
được ở học kỳ Thu vào các vấn đề cụ thể. Các môn học bao gồm thẩm đònh dự
án, tài chính phát triển, chuyển đổi nông thôn, lý thuyết ngoại thương, tài chính
công và tiếp thò đòa phương. Việc học trên lớp được bổ sung bằng các chuyến đi
thực đòa, hội thảo, thảo luận bàn tròn, kết hợp với việc sử dụng máy tính ở mức
độ cao để tiếp cận và phân tích dữ liệu.


Nội dung đào tạo
Tôi sẽ luôn nhớ mãi quãng thời gian học tập tại Trường Fulbright.
Cho dù bạn nghó bạn đã chuẩn bò tinh thần kỹ càng đến đâu chăng nữa,
cường độ của chương trình giảng dạy vẫn sẽ làm cho bạn ngạc nhiên.
Giảng viên Fulbright sẽ buộc bạn phải thách thức chính mình và xem xét lại
những gì mình vẫn mặc đònh từ trước đến nay. Chắc chắn là ở Việt Nam
chưa có trường nào giống như thế.
Những kiến thức thực tế tiếp thu được ở Trường Fulbright đã giúp tôi thêm tự

tin và sẵn sàng đương đầu với những thách thức để khởi đầu một công việc
kinh doanh mới. Nhưng đáng giá hơn có lẽ là tình bạn lâu bền mà tôi đã tạo
dựng được với các bạn cùng học và giảng viên tại Trường Fulbright.
Lê Lan Anh
Chuyên viên, S-FONE Hà Nội
Học viên tốt nghiệp Chương trình một năm
7
www.fetp.edu.vn/calendar
TS. Nguyễn Trọng Hoài
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Giaœng viên Chương trình một năm
Lòch học 2005-2006
Học kỳ Hè
1 – 31/8/2005
Kiến thức tiền đề
• Nghiên cứu tình huống để phân tích chính sách
• Toán và thống kê để phân tích chính sách
• Nhập môn kế toán tài chính
• Vi tính ứng dụng
Học kỳ Thu
5/9/2005 – 23/12/2005
Các công cụ phân tích và cơ sở lý thuyết
• Kinh tế vi mô cho các nền kinh tế chuyển đổi
• Kinh tế vó mô ở các nước đang phát triển (nửa học kỳ)
• Các phương pháp phân tích
• Phân tích tài chính
• Phát triển kinh tế ở châu Á: Mô hình cũ 1960-1997 (nửa học kỳ)
Học kỳ Đông
2 – 20/1/2006
Tổng hợp các vấn đề thời sự liên quan

• Công nghệ và phát triển
• Phát triển kinh tế ở châu Á hậu khủng hoảng: Mô hình mới
• Ngoại thương: Thể chế và tác động
• Chiến lược kinh tế mới của Trung Quốc
Học kỳ Xuân
7/2/2006 – 16/6/2006
Ứng dụng vào những vấn đề cụ thể
• Thẩm đònh đầu tư phát triển
• Tài chính phát triển
• Lý thuyết ngoại thương (nửa học kỳ)
• Tiếp thò đòa phương (nửa học kỳ)
• Chuyển đổi nông thôn (nửa học kỳ)
• Tài chính công (nửa học kỳ)
8
Học kỳ Thu:

Các công cụ phân tích và cơ sở lý thuyết
5/9/2005 - 23/12/2005
Kinh tế vi mô cho các nền kinh tế chuyển đổi
Môn học giới thiệu những cơ sở lý thuyết của kinh tế học vi mô nhằm giúp học
viên hiểu được các yếu tố quyết đònh cung - cầu hàng hóa và dòch vụ. Môn học
còn trang bò cho học viên những khuôn khổ lý thuyết cần thiết để hiểu rõ các yếu
tố quyết đònh giá trong nền kinh tế thò trường, và những nội dung như cấu trúc thò
trường, lý thuyết trò chơi, kinh tế học thể chế, thất bại thò trường và vai trò của
nhà nước.
Học kỳ Hè:

Kiến thức tiền đề
1 - 31/8/2005
Nghiên cứu tình huống để phân tích chính sách

Học viên sẽ làm quen với những vấn đề cơ bản mà các nhà quản lý khu vực công
thường gặp phải thông qua phương pháp tiếp cận có tính tương tác và theo tình
huống. Môn học sẽ thảo luận những nội dung như nhận dạng vấn đề, xác đònh ưu
tiên và hoạch đònh chính sách. Một mục tiêu hàng đầu của môn học này là giúp
học viên làm quen với môi trường học tập trong đó đề cao vai trò của thảo luận
và mối tương tác giữa giảng viên - học viên.
Toán và thống kê để phân tích chính sách
Môn học ôn lại những khái niệm cơ bản về đại số, giải tích và thống kê để học
viên có thể làm các bài tập kinh tế sau này trong chương trình học. Môn học giả đònh học
viên đã có kiến thức toán và việc ôn lại những kiến thức này là cần thiết.
Nhập môn kế toán tài chính
Môn học giúp học viên nắm vững những nguyên lý kế toán và hiểu được cách áp
dụng những nguyên lý này trong thực tế. Đây là bước đầu tiên trong loạt môn học cung
cấp những kỹ năng để học viên trở thành các nhà quản lý hiệu quả hơn. Môn học sẽ xem
xét những khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán dựa vào luật và các chuẩn mực dựa vào
nguyên tắc, cũng như xu hướng hợp nhất giữa hai hệ thống này.
Vi tính ứng dụng
Trong môn này, học viên sẽ làm quen với việc sử dụng máy tính vào các hoạt
động phân tích cũng như làm bài tập, một phần không thể thiếu trong nội dung
của các môn học khác. Học viên sẽ học cách sử dụng thông thạo bảng tính Excel,
phần mềm Crystal Ball, E-views và Powerpoint.
9
www.fetp.edu.vn/global
Học kỳ Đông:

Tổng hợp các vấn đề thời sự
2 - 20/1/2006
GS. David O. Dapice
Đại học Tufts
Chương trình châu Á, Trường Kennedy

Kinh tế vó mô ở các nước đang phát triển (nửa học kỳ)
Môn học thảo luận những kiến thức cơ bản trong kinh tế vó mô với trọng tâm là
tăng trưởng kinh tế trong các nền kinh tế đang phát triển, nhỏ và mở cửa. Học
viên sẽ nghiên cứu những khái niệm như lạm phát, thất nghiệp, tỉ giá hối đoái và
mối tương tác giữa các biến số này trong bối cảnh các chính sách bình ổn, tăng
trưởng kinh tế và phát triển quốc gia.
Các phương pháp phân tích
Môn học trình bày những phương pháp phổ biến để ước lượng quan hệ kinh tế
giữa những biến số quan sát được và kiểm đònh giả thuyết về các mối quan hệ
này. Mục tiêu của môn học là giới thiệu cho học viên sức mạnh của các phương
pháp kinh tế lượng và phần mềm chuyên dụng, đồng thời chỉ ra những giới hạn
của chúng. Trọng tâm sẽ là kỹ năng xây dựng, ước lượng và kiểm đònh các mô
hình kinh tế lượng, giúp học viên trở thành “những người sử dụng các thông tin
thống kê một cách tinh vi”.
Phân tích tài chính
Môn học này giới thiệu những khái niệm cơ bản trong tài chính như giá trò thời
gian của tiền tệ, rủi ro và lợi nhuận, chi phí vốn, hoạch đònh đầu tư, cơ cấu vốn,
huy động vốn vay và vốn cổ phần. Học viên sẽ học phương pháp phân tích báo
cáo tài chính theo các Nguyên tắc kế toán được chấp thuận chung (GAAP). Mục
tiêu là đánh giá chính xác kết quả hoạt động của một doanh nghiệp và dự đoán
thành quả của doanh nghiệp đó trong tương lai, song song với việc khám phá các
phương án khai thác thò trường vốn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục
tăng trưởng.
Phát triển kinh tế ở châu Á: Mô hình cũ 1960-1997 (nửa học kỳ)
Môn học tổng kết lại những kinh nghiệm thành công của các nền kinh tế châu Á,
đặc biệt là của các nước Đông và Đông Nam Á từ thập niên 60 đến 1997. Trọng
tâm là vai trò của chính sách kinh tế và vai trò quản lý đang thay đổi của chính
phủ ở các nước này. Cụ thể, học viên sẽ phân tích và hiểu rõ hơn về sự phối hợp
của các chính sách và những thay đổi đã dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế khu
vực vào cuối thập niên 1990.

Công nghệ và phát triển
Môn học nghiên cứu chính sách và hoạt động đầu tư công nhằm kích thích cung,
cầu và việc chuyển giao công nghệ để đẩy mạnh kinh tế. Học viên sẽ hiểu được
rằng tạo điều kiện làm việc cho lao động có kỹ năng và giúp họ ứng dụng ý
tưởng mới cũng có tầm quan trọng như những chiến lược gia tăng cung lao động
có tay nghề. Môn học cũng sẽ thảo luận về các mạng lưới sản xuất toàn cầu và sự
thay đổi công nghệ ở Đông Á.
10
Phan Chánh Dưỡng
Giảng viên thực tiễn
Phát triển kinh tế ở châu Á hậu khủng hoảng: Mô hình mới
Môn học điểm lại những phản ứng khác nhau về mặt chính sách mà các nền kinh
tế châu Á đã áp dụng để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong và sau khủng
hoảng kinh tế 1997-1998. Trọng tâm là đánh giá các hệ thống pháp luật, tài chính,
ngân hàng và doanh nghiệp, sự thay đổi toàn cầu và những sáng kiến chính sách
ở Đông Á, đồng thời phân tích nguyên nhân dẫn tới kết quả kinh tế khác nhau
trong khu vực. Thành tựu tăng trưởng và các chính sách của Việt Nam cũng sẽ
được thảo luận.
Ngoại thương: Thể chế và tác động (nửa học kỳ)
Môn học ứng dụng lý thuyết ngoại thương vào việc nghiên cứu các đònh chế hiện
đang góp phần hình thành chính sách ngoại thương và giải quyết tranh chấp, đặc
biệt là Tổ chức Thương mại Thế giới. Quá trình tự do hóa thương mại ở Việt Nam
sẽ được xem xét trong bối cảnh của Khu vực Thương mại Tự do ASEAN và các
hiệp đònh thương mại song phương của Việt Nam. Môn học cũng sẽ
điểm lại những
đánh giá mang tính thực nghiệm về các chính sách ngoại thương có mức độ thông thoáng
khác nhau, cũng như ý nghóa của chúng đối với Việt Nam.
Chiến lược kinh tế mới của Trung Quốc
Môn học gồm những bài giảng về chiến lược kinh tế - xã hội hiện nay của Trung
Quốc. Nội dung đề cập những vấn đề liên quan đến hệ thống tài chính, pháp

luật, thể chế cho sự chuyển tiếp và phát triển, chính sách thương mại, cơ chế đối
với các doanh nghiệp nhà nước, cỗ máy tăng trưởng, cũng như các chính sách môi
trường và xã hội. Các bài giảng và thảo luận trên lớp hướng đến xác đònh những
nguyên nhân thành công và thất bại trong các chiến lược của Trung Quốc, cách
Trung Quốc đối phó với những thất bại này và khả năng vận dụng các chiến lược
trên ở Việt Nam.
Học kỳ Xuân:

Ứng dụng vào những vấn đề cụ thể
7/2/2006 - 16/6/2006
Thẩm đònh đầu tư phát triển
Môn học cung cấp cho học viên những khái niệm và kỹ năng phân tích liên quan
đến các khía cạnh tài chính, kinh tế và xã hội trong các dự án đầu tư. Các tiêu chí
đầu tư khác nhau sẽ được xem xét với trọng tâm là tính chất quan trọng của việc
phân tích dự án theo quan điểm của tất cả các bên liên quan. Môn học sẽ sử
dụng những phần mềm chuyên dụng để phân tích rủi ro và sẽ có nhiều bài tập
phải được thực hiện hoàn toàn bằng máy tính. Cách phân tích trên cũng sẽ được
ứng dụng vào quyết đònh đầu tư công và quản lý dự án.

×