Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

(Luận văn thạc sĩ file word) Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong đánh bắt xa bờ tại thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.41 KB, 107 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tác giảxin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Thủy
Lợi, Phòng đào tạo Sau đại học, Khoa Kinh tế và Quản lý, Bộ môn Quản lý xây dựng đã
giúp đỡ, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học
PGS.TSKH. Nguyễn Trung Dũng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và cung cấp các thông
tin khoa học cần thiết trong quá trình thực hiện luận văn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn
các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và quản lý - Trường Đại học Thủy lợi, đã giảng
dạy tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
thành phố Đà Nẵng; bà con ngư dân đã nhiệt tình giúp đỡ trong q trình điều tra thực tế
tại địa phương để hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tác giả cũng xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã
luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt q trình học tập và hồn thành luận
văn tốt nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, Ngày tháng

năm 2014

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

TRẦN THỊ THU TRANG


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các kết quả nghiên
cứu và các kết luận trong luận án này là trung thực và không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực
hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Hà Nội, Ngày tháng



năm 2014

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

TRẦN THỊ THU TRANG


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỞ
ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐÁNH BẮT XA BỜ VÀ VIỆC PHÂN
TÍCH HIỆU QUẢ CỦA NÓ............................................................................................. 1
1.1 Đánh bắt xa bờ - Khái niệm và tổng quan chung về kỹ thuật đánh bắt.................1
1.1.1 Khái niệm về đánh bắt xa bờ............................................................................. 1
1.1.2 Kỹ thuật truyền thống và hiện đại trong nuôi trồng và đánh bắt xa bờ..............3
1.2 Hiệu quả kinh tế trong đánh bắt xa bờ.................................................................. 6
1.2.1 Khái niệm.......................................................................................................... 6
1.2.2 Phân tích hiệu quả kinh tế trong mơ hình kinh tế học về đánh bắt thủy sản.......9
1.2.3 Một số chỉ tiêu kinh tế và hiệu quả kinh tế....................................................... 10
1.3 Kinh nghiệm về đánh bắt xa bờ của Nhật Bản.................................................... 11
1.3.1 Giới thiệu chung về ngành đánh bắt thủy sản ở Nhật Bản...............................11
1.3.2 Đánh bắt xa bờ tại Nhật Bản........................................................................... 13
1.4 Cơ sở pháp lý quốc tế cho phát triển đánh bắt xa bờ của Việt Nam....................17
1.4.1 Luật biển năm 2012 của Việt Nam................................................................... 17
1.4.2 Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC)........................................................ 23

Kết luận chương 1.................................................................................................... 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH BẮT XA BỜ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
......................................................................................................................................... 28
2.1 Đặc điểm của khu vực nghiên cứu...................................................................... 28
2.1.1 Điều kiện tự nhiên........................................................................................... 28
2.1.2 Điều kiện kinh tế – xã hội................................................................................ 31
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đánh bắt xa bờ tại thành phố Đà Nẵng........39
2.2.1 Điều kiện tự nhiên........................................................................................... 39


2.2.2 Các yếu tố kinh tế - xã hội............................................................................... 40
2.2.3 Các yếu tố về kỹ thuật và trình độ của ngư dân............................................... 41
2.2.4 Các chính sách về đánh bắt xa bờ của Việt Nam............................................. 41
2.3 Phân tích thực trạng đánh bắt xa bờ tại thành phố Đà Nẵng...............................41
2.3.1 Thực trạng đánh bắt xa bờ tại thành phố Đà Nẵng.........................................41
2.3.2 Hiệu quả kinh tế của hoạt động đánh bắt xa bờ tại thành phố Đà Nẵng..........57
2.3.3 Những vấn đề còn tồn tại................................................................................. 62
Kết luận chương 2.................................................................................................... 65
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÁNH BẮT XA
BỜ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG........................................................................... 66
3.1 Định hướng và chiến lược của thành phố Đà Nẵng về phát triển đánh bắt xa bờ 66
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả đánh bắt xa bờ tại thành phố Đà Nẵng............77
3.2.1 Tăng cường hành lang pháp lý cho đánh bắt xa bờ......................................... 77
3.2.2 Chính sách hỗ trợ cho ngư dân làm chủ biển đảo về tài chính, an ninh và an
tồn trong đánh bắt.................................................................................................80
3.2.3 Hiện đại hóa đội tàu thuyền đánh bắt cá xa bờ................................................ 83
3.2.4 Nâng cao trình độ của ngư dân....................................................................... 87
Kết luận chương 3.................................................................................................... 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM

KHẢO PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.2: Sản lượng khai thác cá ngừ theo nghề..................................................................16
Bảng 1.1: Tổng giá trị đánh bắt tại Biển Bắc năm 1999 theo phân đoạn tàu...........................8
Bảng 2.1: Số lượng tàu theo công suất..................................................................................43
Bảng 2.2: Thống kê số lượng tàu cá cải hốn và đóng mới...................................................44
Bảng 2.3: Số lượng tàu cá năm 2012 theo quận, huyện........................................................45
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp máy định vị và thông tin liên lạc..................................................47
Bảng 2.5: Thống kê tàu cá theo cơ cấu nghề nghiệp.............................................................47
Bảng 2.6: Thống kê tàu cá theo cơ cấu nghề đối với tàu thuyền dưới 20CV........................48
Bảng 2.7: Thống kê tàu cá theo cơ cấu nghề đối với tàu thuyền từ 20CV đến 90CV...........48
Bảng 2.8: Thống kê tàu cá theo cơ cấu nghề đối với tàu thuyền từ 90CV trở lên.................49
Bảng 2.9: Cơ cấu nghề khai thác hải sản của các quận, huyện.............................................49
Bảng 2.10: Biến động nghề khai thác qua các năm...............................................................50
Bảng 2.11: Lao động tham gia hoạt động khai thác hải sản..................................................52
Bảng 2.12: Diễn biến tổ đội đoàn kết sản xuất trên biển.......................................................55
Bảng 2.13: Sản lượng khai thác hải sản trung bình theo nhóm cơng suất tàu.......................58
Bảng 2.14: Thu nhập bình qn đầu người...........................................................................59
Bảng 2.15: Hiệu quả đánh bắt hải sản theo các nghề............................................................60

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa doanh thu và chiphí..................................................... 10
Hình 1.2: Sự gia tăng số lượng tàu cá...................................................................... 15


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TT

1

TỪ VIẾT
TẮT
CV

TỪ ĐẦY ĐỦ NGHĨA TIẾNG VIỆT
Cheval Vapeur Mã lực
Tuyên bố về ứng xử của các bên ở
Declaration on Conduct of
Biển Đơng cịn gọi là Tun bố về
the Parties in the South
ứng xử của các bên ở Biển Nam
China Sea
Trung Hoa

2

DOC

3

COC

4

EEZ

5


DWT

Deadweight Tonnage

6

GPS

Global Positioning System

Code of Conduct

Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông

Exclusive Economic Zones Vùng đặc quyền kinh tế
Đơn vị đo năng lực vận tải an tồn
của tàu thủy tính bằng tấn
Hệ thống định vị tồn cầu


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia ven biển ở Đông Nam Á, được thiên nhiên ban tặng cho
nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ hải sản. Với bờ biển dài 3260 km trải
dài suốt 13 vĩ độ Bắc Nam tạo nên sự khác nhau rõ rệt về các vùng khí hậu, thời tiết, chế
độ thuỷ học… Ven bờ có nhiều đảo, vùng vịnh và hàng vạn hecta đầm phá, ao hồ sơng
ngịi nội địa, thêm vào đó lại có ưu thế về vị trí nằm ở nơi giao lưu của các ngư trường
chính, đây là khu vực được đánh giá là có trữ lượng hải sản lớn, phong phú về chủng loại
và nhiều đặc sản quý.
Việt nam có thế mạnh về khai thác và nuôi trồng thuỷ sản trên cả 3 vùng nước mặn,

ngọt, lợ. Khu vực đặc quyền kinh tế biển khoảng 1 triệu km2 thuộc 4 khu vực được phân
chia rõ ràng về mặt thuỷ văn đó là: Vịnh Bắc Bộ ở phía Bắc, khu vực biển miền Trung,
khu vực biển Đông Nam và vùng Vịnh Tây Nam, hàng năm có thể khai thác 1,2-1,4 triệu
tấn hải sản, có độ sâu cho phép khai thác ở nhiều tầng nước khác nhau. Ở vùng vịnh
Bắc Bộ và Tây Nam Bộ có độ sâu phân bố giống nhau với 50% diện tích sâu dưới 50
m nước và độ sâu lớn nhất không quá 100 m. Biển Đông Nam Bộ, độ sâu từ 30-60 m
chiếm tới 3/4 diện tích, độ sâu tối đa ở khu vực này là 300 m. Biển miền Trung có độ sâu
lớn nhất, mực nuớc 30-50 m, 100 m chỉ cách bờ biển có 3-10 hải lý, độ sâu từ 200-500 m
chỉ cách bờ 20-40 hải lý, vùng sâu nhất đạt tới 4000-5000 m.
Trong suốt sự nghiệp hình thành, bảo vệ và xây dựng đất nước, biển đã, đang và sẽ
đóng vai trị hết sức to lớn. Chính vì vậy, phát triển và khai thác bền vững các nguồn tài
nguyên thiên nhiên đồng thời với bảo vệ môi trường biển đã trở thành mục tiêu chiến
lược lâu dài trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Thành phố Đà Nẵng là trong những tỉnh ven biển có tiềm năng lớn để phát triển
ngành thủy hải sản, với bờ biển dài 92 km, có vùng lãnh hải lớn với ngư trường
rộng trên 15.000 km2. Biển thành phố Đà Nẵng có nhiều động vật biển phong phú
với trên 266 giống lồi, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 lồi và tổng trữ
lượng khoảng trên 1 triệu tấn hải sản các loại. Hàng năm, thành phố


Đà Nẵng có khả năng khai thác trên 150.000-200.000 tấn hải sản các loại.
Với tiềm năng thủy hải sản như vậy, các cấp lãnh đạo thành phố Đà Nẵng luôn
quan tâm hỗ trợ kinh phí cho ngư dân phát triển tàu công suất lớn, thể hiện sự quyết tâm
của lãnh đạo thành phố trong việc đầu tư phát triển tàu đánh bắt xa bờ để phục vụ phát
triển kinh tế, đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước. Hiện nay,
thành phố Đà Nẵng có 1.374 tàu, trong đó tàu có 90 CV trở lên là 211 tàu. Xu hướng
đóng tàu đánh bắt xa bờ ngày càng tăng nhờ các chính sách hỗ trợ trên.
Bên cạnh đó, vẫn cịn những khó khăn đối với hoạt động đánh bắt xa bờ của thành
phố. Thực tế cho thấy, thiếu vốn đầu tư để đánh bắt hải sản xa bờ đang là vấn đề bức thiết
đối với ngư dân có nhu cầu đóng mới, nâng cấp tàu thuyền và mua sắm lưới, ngư cụ.

Trong khi đó việc tiếp cận vốn vay từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại để
đóng mới, cải hốn các phương tiện khai thác hải sản hết sức khó khăn. Chính vì vậy ngư
trường vùng khơi nhiều chỗ bị bỏ trống, tạo cơ hội cho tàu nước ngoài xâm nhập trái
phép vùng biển có chủ quyền của Việt Nam để khai thác trộm hải sản.
Ngồi ra cịn nhiều khó khăn cần giải quyết để đánh bắt xa bờ như thiếu nhân lực
cho nghề cá. Bởi lao động khai thác hải sản có tính đặc thù, đi biển dài ngày, điều kiện
lao động khắc nghiệt, nhiều rủi ro và không ổn định. Phần lớn lao động nghề cá hiện nay
chưa qua đào tạo, trình độ chuyên môn kỹ thuật chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, khai thác
thủ công là chủ yếu, chưa đầu tư, sử dụng thiết bị công nghệ hiện đại. Mặt khác, một số
cảng, bến cá trong quá trình khai thác đã xuống cấp và thiếu trang thiết bị như cầu cảng
thiếu hệ thống đệm chống va, cọc neo buộc tàu, luồng tàu bị bồi lắng nên ra vào khó
khăn. Đối với đội tàu dịch vụ hậu cần nghề cá chưa đáp ứng được xu thế phát triển của
đội tàu đánh bắt xa bờ, do sức chở hạn chế, thiếu sự liên kết giữa dịch vụ hậu cần với tàu
khai thác hải sản...
Thực trạng khai thác thủy sản trên cho thấy, để ngư dân đánh bắt xa bờ trước mắt
cần phải tổ chức lại sản xuất từ việc khai thác đến hiện đại hóa đội tàu cho phù hợp với
từng nhóm nghề, ngư trường. Để đạt được điều này, thành phố và các đơn


vị chức năng liên quan cần có những động thái tích cực xây dựng các giải pháp
đồng bộ để phát triển hoạt động đánh bắt xa bờ.
Trên cơ sở những phân tích trên đây, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu
đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong đánh bắt xa bờ tại thành
phố Đà Nẵng” nhằm phân tích và đánh giá được thực trạng đánh bắt xa bờ tại
thành phố Đà Nẵng. Từ đó luận văn này sẽ đưa ra một số đề xuất về giải pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động đánh bắt xa bờ tại thành phố Đà Nẵng.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế
đánh bắt xa bờ tại thành phố Đà Nẵng.

2.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi về nội dung: nghiên cứu hoạt động đánh bắt xa bờ tại thành phố Đà
Nẵng và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động này.
b. Phạm vi về không gian: nghiên cứu tại vùng biển thành phố Đà Nẵng.
c. Phạm vi về thời gian: Đề tài tiến hành thu thập số liệu trong một số năm gần
đây (2005-2013) và đề xuất giải pháp đến năm 2020.
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Đánh giá thực trạng đánh bắt xa bờ tại thành phố Đà Nẵng để từ đó đưa ra các
giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong đánh bắt xa bờ tại thành phố Đà Nẵng.
Kết quả nghiên cứu sẽgóp phần trong xây dựng các kế hoạch, chính sách quản lý
đánh bắt xa bờ tại thành phố Đà Nẵng.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận của đề tài
Cách tiếp cận trong triển khai các nội dung nghiên cứu của đề tài là kế thừa tối
đa các tư liệu, tài liệu, kết quả nghiên cứu hiện có, đặc biệt là thơng tin liên quan
đến các giải pháp nâng cao hiệu quả đánh bắt xa bờ tại thành phố Đà Nẵng.
Kế thừa, đúc rút, học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài nước các kết quả nghiên
cứu đã có trên cơ sở chọn lọc và điều chỉnh phù hợp. Các cơng trình nghiên cứu


hiện đã và đang thực hiện ở các cơ quan, đơn vị bao gồm cả những số liệu cơ bản về tài
nguyên, môi trường và giải pháp nâng cao hiệu quả đánh bắt xa bờ tại thành phố Đà
Nẵng sẽ được thu thập, phân tích, tổng hợp và nghiên cứu, sử dụng trong đề tài.
Đề tài đã tiến hành thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan đến hoạt động đánh bắt
xa bờ tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2013, bao gồm:
- Số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, khí hậu, thủy hải văn . . .
- Số liệu thống kê về tình hình kinh tế-xã hội.
- Số liệu thống kê, tài liệu liên quan đến số lượng tàu thuyền, công suất tàu…
- Số liệu thống kê về lao động trong ngành thủy hải sản.
- Các tài liệu, kết quả của đề án nâng cao hiệu quả đánh bắt xa bờ tại thành

phố Đà Nẵng.
- Các số liệu, báo cáo, quyết định có liên quan đến công tác quản lý, hỗ trợ
đánh bắt xa bờ tại thành phố Đà Nẵng.
- Các báo cáo tình hình thực hiện kinh tế xã hội từ năm 2012;2013
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính, sau đây:
- Phương pháp kế thừa (tổng hợp, phân tích các nghiên cứu thực hiện trước
đây, kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có cả trong và ngồi nước): Kế thừa tất
cả các kết quả nghiên cứu đã có trên cơ sở chọn lọc và điều chỉnh cho phù hợp là
rất cần thiết.
- Phương pháp điều tra, nghiên cứu thực địa: thu thập thông tin, số liệu từ thực
tế của hoạt động đánh bắt xa bờ tại thành phố Đà Nẵng.
- Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp thông tin, dữ liệu: Sử dụng các
phần mềm Word, Excel để tổng hợp, phân tích các số liệu đã thu thập được về tình
hình đánh bắt xa bờ tại Đà Nẵng để phân tích và đánh giá về hiện trạng khai thác
cũng như hiệu quả kinh tế của hoạt động đánh bắt xa bờ để từ đó đưa ra các giải
pháp hợp lý.


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐÁNH BẮT XA BỜ VÀ VIỆC
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA NĨ
1.1 Đánh bắt xa bờ - Khái niệm và tổng quan chung về kỹ thuật đánh bắt
1.1.1 Khái niệm về đánh bắt xa bờ
Việt Nam, tự hào là quốc gia có rừng vàng, biển bạc, được thiên nhiên phú cho
nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung, phát triển trong ngành thuỷ
sản nói riêng. Với bờ biển dài hơn 3200 km trải dài suốt 13 vĩ độ Bắc Nam tạo nên sự
khác nhau rõ rệt về các vùng khí hậu, thời tiết, chế độ thuỷ học, đồng thời lại có nhiều
đảo, vùng vịnh, đầm phá, ao hồ sơng ngịi nội địa, thêm vào đó lại có ưu thế về vị trí

nằm ở nơi giao lưu của các ngư trường chính, Việt Nam được đánh giá là khu vực phong
phú cả về trữ lượng lẫn chủng loại thủy hải sản.
Hiện nay, Việt Nam đang có những thay đổi nhất định trong cơ cấu đánh bắt để theo
kịp xu hướng chung của thế giới. Đội ngũ tàu thuyền đánh bắt đã có những điều chỉnh và
cải biến rõ rệt, chủ yếu tập trung đẩy mạnh phát triển đội tàu có khả năng đánh bắt xa bờ,
hạn chế việc đóng tàu có cơng suất nhỏ nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản ven
biển, tổ chức lại hệ thống khai thác hải sản trong cả nước. Đánh bắt xa bờ là xu thế phát
triển tất yếu của ngành thuỷ sản để tăng nhanh sản lượng đồng thời tận dụng triệt để ưu
thế về chủng loại của quốc gia.
Thế kỉ 21 là thế kỉ của biển và đại dương. Điều đó có nghĩa là, xu thế chung của
thế giới đang hướng đến mục tiêu vươn ra khơi, chiếm lĩnh biển, đại dương. Việt Nam,
một quốc gia biển cũng khơng thể nằm ngồi xu thế chung đó.
Vậy thế nào là đánh bắt xa bờ? Theo định nghĩa của Wikipedia, đánh bắt xa bờ là
hoạt động đánh bắt cá trong vùng nước sâu (hơn 30 mét) và tại một khoảng cách nhất
định tính từ đất liền.
Theo quyết định số 393/TTh của Thủ tướng chính phủ, đánh bắt xa bờ tạm thời quy
định là đánh bắt ở vùng biển được giới hạn bởi đường đẳng sâu 30 mét từ bờ biển trở ra
đối với vùng biển Vịnh Bắc Bộ, Đông và Tây Nam Bộ, Vịnh Thái Lan, và đường đẳng
sâu 50 mét từ bờ biển trở ra dối với vùng biển miền Trung.


Tàu đánh cá xa bờ là tàu có lắp máy chính cơng suất từ 90 CV trở lên; có đăng ký
hành nghề đánh cá xa bờ tại địa phương nơi cư trú hoặc giấy phép hành nghề đánh cá xa
bờ do cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cấp.
Đánh bắt xa bờ góp phần khơng nhỏ trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển
đất nước.
Đánh bắt xa bờ nhằm khai thác được nguồn thủy sản tiềm năng xa bờ. Nguồn thủy
hải sản xa bờ vừa có trữ lượng lớn vừa đa dạng, phong phú về chủng loại, đồng thời
lại có giá trị kinh tế cao. Do đó, đánh bắt xa bờ khơng chỉ góp phần tăng trưởng, phát
triển kinh tế mà cịn hiện thực hóa ước mơ vươn khơi của quốc gia.

Đánh bắt xa bờ giảm thiểu tình trạng khai thác cạn kiệt đối với nguồn thủy sản gần
bờ. Trong điều kiện kinh tế cịn nhiều khó khăn, phần lớn quốc gia lựa chọn hình thức
đánh bắt ven bờ vừa đáp ứng nhu cầu về thủy hải sản và vừa khơng địi hỏi chi phí lớn,
trình độ khoa học kỹ thuật cao. Tuy nhiên, theo đà tăng trưởng kinh tế, chỉ tập trung vào
đánh bắt vùng hải sản ven bờ đã làm cho trữ lượng hải sản ven bờ ngày càng cạn kiệt và
khó phục hồi. Từ đó dẫn đến tài nguyên biển bị suy giảm, hệ sinh thái môi trường biển bị
mất cân bằng, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và các vấn đề an sinh xã hội khác. Mặt
khác, sản phẩm thủy hải sản ven bờ thường có giá trị thấp. Trong hồn cảnh đó, đánh
bắt xa bờlà một giải pháp thiết thực. Vừa tránh gây cạn kiệt cho nguồn thủy hải sản
ven bờ vừa góp phần cung cấp được nguồn thủy hải sản đa dạng, có giá trị cao.
Ngồi ra, đánh bắt xa bờ cịn góp phần bảo vệ an ninh trên biển và chủ quyền quốc
gia. Thực hiện chính sách ngư dân “bám biển”, vừa tham gia sản xuất, khai thác hải sản,
vừa làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự trên biển, kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn
chặn các hành động xâm phạm lợi ích, chủ quyền quốc gia.
Đánh bắt xa bờ là hoạt động có vai trị quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ tổ quốc, góp phần thực hiện mục tiêu trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ
biển.


1.1.2 Kỹ thuật truyền thống và hiện đại trong nuôi trồng và đánh bắt xa bờ
a) Kỹ thuật đánh bắt truyền thống
Có rất nhiều phương pháp đánh bắt, tuy nhiên các phương pháp đánh bắt được chia
thành ba nhóm chính: (i) Đánh bắt cá đơn lẻ hoặc đánh bắt theo đàn bằng cách sử dụng
lưới hoặc giáo; (ii) Bẫy cá bằng các phương tiện cố dịnh như bẫy cá hoặc đặt lưới và (iii)
Dùng móc bắt cá bằng cách sử dụng mồi hoặc các phương tiện khác như ánh sáng, âm
thanh...
Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp đánh bắt cá, có thể kể
đến như: Địa điểm đánh bắt cá; loài cá; điều kiện thời tiết, tình trạng biển; chi phí sử
dụng thuyền, thiết bị và nhiên liệu và yêu cầu của thị trường
Một số phương pháp thường được sử dụng trong đánh bắt xa bờ như:

- Sử dụng lưới bắt cá: có rất nhiều loại lưới bắt cá. Lưới bắt cá thường kéo dài,
hẹp và bằng phẳng, có phao nổi ở viền lưới.
- Phương pháp câu: các phương pháp câu dòng thường được sử dụng nhất là
câu tay, câu chạy và câu vàng cá. Câu vàng cá được sử dụng để đánh bắt cá có giá
trị cao như cá hồng, cá ngừ…
- Phương pháp sử dụng mồi câu: Phương pháp này được thiết kế để đánh bắt
các loại cá di chuyển nhanh như cá ngừ, cá maclin và cá thu…
-Phương pháp lưới rê, lưới vét: Lưới rê, lưới vét là phương pháp đánh bắt cá quan
trọng, đặc biệt là đối với các loài ở vùng biển sâu. Lưới rê, lưới vét được sử dụng để bắt
một loạt các loài cá như cá tuyết và mực…
- Phương pháp đánh cá bằng lưới rùng Đan Mạch: Lưới rùng Đan Mạch được
sử dụng để bao vây và cuối cùng cái bẫy cá. Một túi lưới, tương tự như trong hình
dạng một túi lưới kéo được điều hành bởi một sợi dây thừng dài có trọng số cố
định. Hai dây được sử dụng để bao vây cá và cũng để chuyên chở ròng.
- Phương pháp sử dụng lưới vây: Lưới vâyđược sử dụng để bắt các loài như
cá ngừ, cá thu... Máy bay trinh sát trên không thường được sử dụng để xác định vị
trí đánh bắt. Mạng lưới vây được đặt vòng tròn xung quanh đàn cá.


- Phương pháp nạo vét: Nạo vét được sử dụng để thu thập sò điệp và hàu. Để
thu thập sò điệp, tàu cá kéo theo khung thép cứng nạo vét dọc theo đáy biển.
b) Kỹ thuật đánh bắt hiện đại
Ngày nay có rất nhiều cách thức để tìm được một địa điểm câu cá tốt. Các thiết
bị dẫn đường điện tử và thiết bị tìm kiếm cá hết sức tinh vi có thể xác định khu vực đánh
bắt chỉ cách vùng khai thác tốt nhất vài mét. Có thể kể đến như:
Máy định vị màu bằng âm thanh: Máy định vị màu bằng âm thanh được sử dụng để
tìm kiếm cá và hiển thị độ sâu, đường nét của đáy đại dương. Các thông tin được hiển thị
trên một màn hình màu.
Máy ghi màu từ lưới: Máy ghi màu được sử dụng kết hợp cùng máy định vị màu
bằng âm thanh. Màn hình cung cấp thơng tin chun ngành trên lưới và cá bị mắc vào đó,

sử dụng dữ liệu từ máy định vị bằng âm thanh gắn trực tiếp vào lưới. Máy ghi màu hiện
đại cũng có thể đo chiều rộng của lưới, mức độ đầy cá của lưới và thậm chí nhiệt độ ở
miệng lưới. Thuyền trưởng có kinh nghiệm cịn có thể xác định được khơng chỉ có bao
nhiêu cá mà cịn về chủng loại cá được đánh bắt.
Các thiết bị điện tử công nghệ cao giúp hoạt động đánh bắt hiệu quả hơn.
Radar: Radar được sử dụng để phát hiện các đối tượng trên bề mặt lên đến 3040 km. Radar hoạt động trong khơng khí. Các đối tượng khi xuất hiện được hiển thị như
là các đốm sáng trên màn hình radar.
Hệ thống dẫn đường vệ tinh: Các thuyền trường cũng sử dụng một hệ thống định
vị vệ tinh để xác định vị trí của tàu. Một màn hình nhỏ hiển thị vị trí của tàu - vĩ độ và
kinh độ - trong một vài mét. Vệ tinh cũng đang ngày càng được sử dụng phổ biến trên
biển để có được thơng tin về thời tiết, nhiệt độ bề mặt nước biển, độ cao sóng, hướng
gió và vị trí của cá và các tàu khác.
Ở Việt Nam, kỹ thuật đánh bắt xa bờ cũng có những cải tiến nhất định. Có thể kể
đến như:
Nghề lưới kéo là nghề đã phát triển lâu đời ở Việt Nam. Tuy vậy, trong thời gian
qua đã có nhiều tiến bộ kỹ thuật được ứng dụng. Nghiên cứu ứng dụng mẫu lưới kéo đảm
bảo khai thác hiệu quả ở vùng biển xa bờ, cải tiến độ mở miệng lưới,


tăng kích thước mắt lưới phần miệng lưới và cánh lưới, nâng cao tốc độ dắt lưới,
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nghề lưới kéo tôm
Nghề lưới rê được phân loại với nhiều hình thức khác nhau, nhưng phổ biến là phân
loại theo tầng nước đánh bắt, với loại hình đánh bắt gồm: rê tầng đáy, rê tầng mặt, rê hỗn
hợp,… Hiện nay nhiều địa phương đã ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của nhóm
nghề nàyđể khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế cao: Cá Hồng, cá Lượng, Cá mú, cá
kẽm, cá Lạc, cá ngừ… đây là nghề đánh bắt có hiệu quả, tính chọn lọc cao các đơi tượng
có giá trị kinh tế, chi phí sản xuất thấp.
Nghề lưới vây cũng có một số tiến bộ như tăng chiều dài và chiều cao của lưới để
khai thác ở vùng biển khơi.Vấn đề sử dụng tời để hỗ trợ khai thác ở vùng biển khơi đã
được ứng dụng nhằm giảm cường độ lao động, tăng hiệu suất thu lưới. Sử dụng máy dò

ngang cho nghề lưới vây khơi đã nâng cao hiệu quả đánh bắt nhiều lần. Hiện nay, nhiều
địa phương đã ứng dụng công nghệ kỹ thuật khai thác bằng nghề lưới vây khơi kết hợp
máy dò ngang đạt hiệu quả kinh tế.
Nghề lưới chụp mực 4 tăng gông là nghề mới phát triển trong những năm gần đây,
nhờ ứng dung công nghệ và khoa học kỹ thuật mới nghề lưới chụp mực 4 tăng gông đã
du nhập vào Việt Nam. Xuất phát từ tập tính của mực đến gần nguồn sáng để bắt mồi,
nhưng lại sợ ánh sáng mạnh lên chủ yếu mực nấp dưới thân tàu. Điều này cho thấy sử
dụng lưới chụp mực 4 tăng gông đánh bắt có hiệu quả kinh tế cao hơn sử dụng lưới chụp
mực 2 tăng gông.
Công nghệ Khai thác cá ngừ đại dương bằng nghề câu vàng được phát triển trong
thời gian gần đây, với đặc tính của loại cá ngừ đại dương có xu hướng di cư thẳng đứng
giữa ngày và đêm (ban đêm cá đi nổi, ban ngày cá lặn xuống sâu). Vì vậy vàng câu được
thiết kế làm sao phai tăng được hiệu suất đánh bắt.
Công nghề kỹ thuật khai thác bằng nghề lồng bẫy được sử dụng để khai thác Ghẹ,
Ốc hương, Cá Chình và một số loại cá đáy khác.
Đặc biệt, công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch trên tàu cá đã có những tiến
bộ trong bảo quản sản phẩm sau quá trình đánh bắt được nghiên cứu ứng dụng


như: Sử dụng hầm bảo quản bằng xốp cách nhiệt, bằng công nghệ composite vừa tăng
chất lượng sản phẩm và kéo dài thời gian đánh bắt, bảo quản sản phẩm bằng công nghệ
đá vảy trên tàu khai thác xa bờ; sử dụng công nghệ bảo quản mực ống, mực xà… để nâng
cao chất lượng và giá trị và chất lượng sản phẩm đã mang lại hiệu quả tốt cho ngư dân.
1.2 Hiệu quả kinh tế trong đánh bắt xa bờ
1.2.1 Khái niệm
Có rất nhiều định nghĩa về hiệu quả kinh tế. Định nghĩa đầu tiên của hiệu quả kinh
tế là đề cập đến việc sử dụng các nguồn lực trong xã hội: Tối đa hóa sản xuất hàng hố
và dịch vụ.
Trong điều kiện tương đối, một nền kinh tế được gọi là có hiệu quả nếu có thể cung
cấp nhiều hàng hóa và dịch vụ cho xã hội mà khơng sử dụng nhiều tài nguyên hơn. Trong

điều kiện tuyệt đối, một nền kinh tế có thể được gọi là hiệu quả nếu thỏa mãn các điều
kiện: khơng cịn cách phân bổ nguồn lực nào làm cho một cá nhân tốt hơn mà không làm
cho cá nhân khác tồi tệ đi; không thể tăng sản lượng mà không làm tăng số lượng yếu tố
đầu vào; quá trình sản xuất tiến hành tại mỗi đơn vị chi phí thấp nhất có thể (Wikipedia,
2010).
Theo Samuelson và Nordhaus (năm 1984), thì: "Hiệu quả kinh tế đạt được khi xã
hội không thểtăng sản lượng một loạt hàng hố mà khơng cắt giảm một loạt sản lượng
hàng hố khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của
nó". Quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của
nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực sản xuất trên đường giới hạn
khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao.
Một số tác giả khác cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ tỷ lệ
giữa sự gia tăng kết quả và chi phí. Các quan điểm này mới chỉ đề cập đến hiệu quả
của phần tăng thêm chứ khơng phải của tồn bộ phần tham gia vào quy trình kinh tế.
Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết
quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình cho quan điểm


này là tác giả Manfred Kuhn (năm 1990), theo ông: "Tính hiệu quả được xác định bằng
cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh". Đây là quan điểm
được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế của các
qúa trình kinh tế.
Hai tác giả Whohe và Doring (năm 1990), lại đưa ra hai khái niệm về hiệu quả
kinh tế. Đó là hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính bằng đơn
vị giá trị. Theo hai ơng thì hai khái niệm này hồn tồn khác nhau. "Mối quan hệ tỷ lệ
giữa sản lượng tính theo đơn vị hiện vật (chiếc, kg...) và lượng các nhân tố đầu vào
(giờ lao động, đơn vị thiết bị, nguyên vật liệu...) được gọi là tính hiệu quả có tính chất
kỹ thuật hay hiện vật", "Mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí kinh doanh phải chỉ ra trong
điều kiện thuận lợi nhất và chi phí kinh doanh thực tế phải chi ra được gọi là tính hiệu
quả xét về mặt giá trị" và "Để xác định tính hiệu quả về mặt giá trị người ta cịn hình

thành tỷ lệ giữa sản lượng tính bằng tiền và các nhân tố đầu vào tính bằng tiền". Khái
niệm hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật của hai ơng chính là năng suất lao động,
máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư, cịn hiệu quả tính bằng giá trị là hiệu quả
của hoạt động quản trị chi phí.
Tác giả Farrell (năm 1957) cho rằng hiệu quả của một công ty bao gồm hai thành
phần: hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Hiệu quả kỹ thuật phản ánh khả năng
của công ty tạo ra được tối đa sản lượng từ một tập hợp các yếu tố đầu vào nhất định.
Hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng của công ty sử dụng các yếu tố đầu vào theo tỷ lệ
tối ưu, đưa ra giá tương ứng của họ và công nghệ sản xuất.
Một khái niệm được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước quan tâm chú ý và sử
dụng phổ biến đó là: hiệu quả kinh tế của một số hiện tượng hoặc một quá trình kinh tế
là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục
tiêu đã xác định. Đây là khái niệm tương đối đầy đủ phản ánh được tính hiệu quả kinh tế
của hoạt động sản xuất kinh doanh.


Từ các quan điểm về hiệu quả kinh tế thì có thể đưa ra khái niệm về hiệu quả
kinh tế như sau: hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử
dụng, phân bổ các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Hiệu quả kinh tế được đánh giá bằng mối liên hệ giữa giá trị sản lượng đầu ra với
chi phí của đầu vào cần thiết.
Hiệu quả kinh tế trong đánh bắt xa bờ có nguồn gốc từ những cuộc khảo sát về kinh
tế của ngư dân tham gia trong ngành thủy sản.
Tác giả Whitmarsh (năm 2000) nghiên cứu trên đánh giá của cả hai lợi nhuận thực
tế của Vương quốc Anh hải sản và lợi nhuận tiềm năng của họ cũng thuộc quyền quản lý
thủy sản thay thế chế độ. Đây không chỉ cung cấp các hoạt động kinh tế hiện tại của thủy
sản mà còn thay đổi hoặc cải thiện theo các kịch bản chính sách khác nhau cho ngành
thủy sản tại Vương quốc Anh.
Tác giả Christos (năm 2008) đi tiên phong trong việc dự đoán và đánh giá năng
lực sử dụng ở vùng phía Đơng Địa Trung Hải thơng qua phương pháp phân tích đường

giới hạn (DEA - Data Envelopment Analysis). Kết quả cho thấy các đội tàu lưới vây
thường hoạt động dưới mức công suất của tàu, cho thấy sự dư thừa công suất. Các đội
tàu với chiều dài 24-40 m có hiệu quả kinh tế cao hơn so với phân khúc đội tàu 12-24
m (Bảng 1-1).
Bảng 1.1: Tổng giá trị đánh bắt tại Biển Bắc năm 1999 theo phân đoạn tàu
Đơn vị: 1000 Euro
TT Phân đoạn tàu Tổng giá trị đánh bắt
1

18-24 m

8119

2

24-40 m

37624

3

Trên 40 m

16208

Nguồn: Multiple Objectives in the Management of EU Fisheries: Multiobjective Modelling (Part I) - Simon Mardle and Sean Pascoe, 2003


Có thể thấy rằng, với phân khúc tàu 24-40 m, giá trị đánh bắt là 37.624.000 Euro,
gấp 4,63 lần so với phân khúc 18-24 m.

Các biện pháp định lượng giới hạn và dư thừa cơng suất góp phần cung cấp các
thơng tin có giá trị trong việc cân bằng giữa khả năng tăng trưởng của trữ lượng tài
nguyên với khả năng thu hoạch, khai thác của tàu.
Mặt khác, theo Simon Mardle and Sean Pascoe (năm 2003) có các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh tế của hoạt động khai thác như:
- Đặc điểm kỹ thuật của tàu: vỏ tàu, công suất, trang thiết bị trên tàu, tuổi tàu;
- Đặc điểm ngư cụ tham gia khai thác;
- Điều kiện tự nhiên: trữ lượng sinh học, thời tiết, mùa vụ…
- Lao động: kinh nghiệm của thuyền trường và thuyền viên;
- Vấn đề về quản lý của Nhà nước: các chương trình, dự án…
Các nhà khoa học ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu tập trung vào việc
nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành thủy sản nói chung, phân khúc đánh bắt xa bờ nói
riêng. Theo đó, một số tiêu chí được đưa ra nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế trong đánh
bắt xa bờ như: chiều dài thân tàu, tuổi tàu, chiều dài của lưới, kinh nghiệm của thuyền
trưởng, thuyền viên và vị trí đánh bắt.
1.2.2 Phân tích hiệu quả kinh tế trong mơ hình kinh tế học về đánh bắt thủy sản
Mơ hình kinh tế học về đánh bắt thủy sản phân tích mối quan hệ giữa chi phí và thu
nhập. Nếu mỗi một đơn vị nỗ lực khai thác có giá là w thì tổng chi phí (TC) người khai
thác phải bỏ ra để khai thác ở mức nỗ lực E sẽ là: TC= w*E. Trên đồ thị TC có dạng
đường thẳng với độ dốc bằng w khơng đổi (Hình 1.1).
Mặt khác, giả sử giá tài nguyên khai thác là P thì doanh thu từ việc khai thác là TR
sẽ bằng lượng thu hoạch nhân với giá tài nguyên (TR=H*P). Như vậy TR cũng có dạng
đường cong giống đường thu hoạch H.


Thu hoạch
Tăng trưởng

MR
TC


hMSY
p

TR=P*H

Epmax

0
Emi

EMSY

EOA

Emax
Mức nỗ lực

n

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí
Qua đồ thị 1.1 ta thấy lợi nhuận tối đa (π max= TR – TC ) đạt được tại mức cố gắng
thu hoạch E p , tại đó tiếp tuyến với đường TR song song với đường TC, khoảng cách giữa
đường TR và TC là lớn nhất. Đó cũng chính là điểm chi phí khai thác biên bằng doanh
thu biên MC=MR.
Như vậy có thể thấy rằng tại mức sản lượng bền vững tối đa tuy đạt được hiệu quả
sinh học nhưng chưa chắc đã đạt hiệu quả kinh tế. Thơng thường để có lợi nhuận tối
đa thường khai thác ở mức nỗ lực nằm bên trái E MSY. Tuy nhiên khai thác tài nguyên
muốn đạt được lợi nhuận tối đa thì nhất thiết quyền sở hữu tài ngun phải được xác
định. Cịn khi nó khơng xác định người ta sẽ khai thác ở mức TR=TC. Tức là nỗ lực khai

thác đạt tới EOA. Nếu khai thác hơn nữa người khai thác sẽ bị lỗ (P<0). Điểm OA được
gọi là điểm khai thác “tài nguyên vô chủ”.
1.2.3 Một số chỉ tiêu kinh tế và hiệu quả kinh tế
Trong một số tài liệu quốc tế có liệt kê một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
trong đánh bắt xa bờ, có thể kế đến như:
- Số lượng các loài được đánh bắt;
- Quan hệ giữa số lượng đánh bắt và quy mô tàu thuyền đánh bắt (mã lực của
chủng loại tàu thuyền);


- Quan hệ giữa số lượng đánh bắt và giá bán trên thị trường (phụ thuộc vào
loại cá đánh bắt xa khơi như cá ngừ, ...);
- Chi phí của đội tàu;
- Chi phí biến đổi;
- Doanh thu và lợi nhuận.
1.3 Kinh nghiệm về đánh bắt xa bờ của Nhật Bản
1.3.1 Giới thiệu chung về ngành đánh bắt thủy sản ở Nhật Bản
Nhật Bản là một trong số các quốc gia hàng đầu trong đánh bắt xa bờ với bề dày
kinh nghiệm được đúc kết qua nhiều năm đồng thời áp dụng được khoa học kỹ thuật hiện
đại trong quá trình đánh bắt.
Một số nét chính về ngành đánh bắt thủy sản của Nhật Bản có thể kể đến như: Về
đội ngũ tàu thuyền: trong những năm qua, Nhật Bản đã triển khai các chương trình
khác nhau để giảm đội tàu đánh cá của mình, giảm số lượng tàu
thuyền và tổng dung tích. Tuy nhiên, tổng số cơng suất động cơ tăng lên. Tàu quy mô nhỏ
thống trị thủy sản của Nhật Bản, các đội tàu khai thác trên 10 tấn chỉ chiếm 4% tổng số
tàu. Phần lớn sản lượng khai thác được thực hiện bởi nghề lưới kéo (21%), lưới vây
(khoảng 10%), và các loại lưới khác (khoảng 13%).
Về thị trường thủy sản: gần 90% sản lượng thủy sản của Nhật Bản được sử dụng
cho tiêu dùng trong nước. Sau một giai đoạn phục hồi đầu những năm 2000, xuất khẩu
sản phẩm thủy sản của Nhật Bản đã bị thu hẹp từ năm 2008 do khủng hoảng kinh tế.

Ngoài ra, trận động đất và sóng thần tháng 3 năm 2011 và tai nạn hạt nhân Fukushima đã
góp phần vào việc giảm xuất khẩu và nhập khẩu cao hơn. Trong năm 2011, xuất khẩu
thủy sản của Nhật Bản lên tới 424 000 tấn, đạt 174 tỷ yen (giảm 11% so với năm trước).
Khối lượng lớn cá thu và cá ngừ vằn đã được xuất khẩu (24% và 11% tổng số tương
ứng), nhưng các sản phẩm có giá trị nhất là ngọc trai (11% tổng giá trị xuất khẩu), dưa
chuột biển (7%) và sò điệp (6%). Các thị trường quan trọng nhất là Hồng Kông, tiếp theo
là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Thái Lan và Hàn Quốc. Xuất khẩu sang EU rất hạn chế: 4 tỷ yên,
tức là khoảng 2,3% tổng giá


trị xuất khẩu. Ba sản phẩm hàng đầu xuất khẩu sang EU là ngọc trai (30,7% tổng giá
trị), cá cảnh (22,5%) và sò điệp (20,5%).
Về lao động: trong năm 2008, tổng số lao động trong ngành thủy sản là 435 067,
chiếm 0,68% tổng số lao động dân số tại Nhật Bản. 221 908 người đã tham gia vào các
hoạt động đánh bắt cá, chủ yếu là nam giới. Trong lĩnh vực phân phối và chế biến sử
dụng 213 159 lao động, chủ yếu là lao động nữ. Số lượng ngư dân giảm và xu hướng này
có thể vẫn tiếp diễn. Ngư dân 65 tuổi trở lên chiếm hơn một phần ba tổng số lao động,
ngư dân mới được tuyển dụng thêm cịn hạn chế.
Về các chính sách hỗ trợ trong ngành thủy sản: Trận động đất và sóng thần năm
2011 đã tàn phá ngành thủy sản của Nhật Bản. Khoảng 28 612 tàu cá và 319 cơ sở cảng
cá đã bị phá hủy, giá trị của các thiệt hại ước đạt 1.263 nghìn tỷ yên. Các khu vực bị ảnh
hưởng đã đóng một vai trị quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm cá và hỗ trợ
ngành công nghiệp đánh bắt cá ở các vùng khác (khoảng 53% tổng sản lượng thủy sản
của Nhật Bản và 38% sản xuất ni trồng thủy sản trong năm 2010). Sóng thần gây ra tai
nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, dẫn đến xả số lượng lớn chất phóng xạ
vào đại dương và khí quyển, và đã gây ra mối quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế về
việc nhiễm bẩn phóng xạ của thực phẩm biển trong và ngồi Nhật Bản. Để giải quyết
những an tồn mối quan tâm, chính phủ Nhật Bản thành lập một "Chính sách cơ bản
Thanh tra trên Vật liệu phóng xạ trong sản phẩm thủy sản" và tăng cường các nỗ lực giám
sát. Nỗ lực tái thiết được phối hợp thông qua một kế hoạch cơ bản trong đó đưa ra một

loạt các thủy sản liên quan đến ngân sách bổ sung 1,03 nghìn tỷ yên.
Về nghiên cứu khoa học trong ngành thủy sản: Tại trung tâm của nghiên cứu biển ở
Nhật Bản - Cơ quan Nghiên cứu Thủy sản (FRA), đã tiến hành một loạt các hoạt động
nghiên cứu và phát triển trong ngành thủy sản. Nghiên cứu khoa học trong khoa học biển
và thủy hải sản tại Nhật Bản rất phát triển, có nhiều trường đại học đang hoạt động trong
lĩnh vực này.
Việc quản lý đánh bắt xa bờ của Nhật Bản hiện được xây dựng dựa trên 3 yếu tố:
kiểm soát đầu vào, kiểm soát đầu ra và kiểm soát các yếu tố kỹ thuật.


Kiểm soát đầu vào bao gồm việc kiểm soát các yếu tố như: số lượng, kích thước các
loại tàu; ngư cụ, phương pháp khai thác; tổng sản lượng theo cường lực khai thác. Trong
đó, việc quản lý tàu cá được Nhật Bản hết sức chú trọng và thực hiện nghiêm ngặt.
Đối với việc kiểm sốt đầu ra, hay nói cách khác là kiểm soát tổng sản lượng khai
thác cho phép thì Nhật Bản chỉ cho phép được khai thác đối với 7 loài mục tiêu, bao gồm
các loài được khai thác, tiêu dùng với số lượng lớn và quan trọng với cuộc sống người
dân. Mọi sự kiểm sốt đều có các luật kèm theo khung pháp lý về nghề cá của Nhật Bản.
Mục đích của việc kiểm sốt này nhằm tránh tình trạng khai thác tận diệt, gây mất cân
bẳng sinh thái.
Kiểm sốt về kỹ thuật như kiểm sốt kích cỡ mắt lưới, kích cỡ cá, kiểm sốt mùa
khai thác và các ngư trường khai thác cũng được thực hiện khá chi tiết tại Nhật Bản. Các
yếu tố kỹ thuật được kiểm soát nhằm bảo vệ các vùng sinh sản, các đàn cá giống, đàn cá
con, tạo điều kiện tốt nhất để nguồn lợi thủy sản được bảo tồn và phát triển một cách cân
bằng giữa các vùng khai thác trong các mùa khai thác.
Có thể thấy nhiều ưu điểm trong quản lý nghề cá xa bờ của Nhật Bản đó chính là
cơng tác quản lý được thực hiện một cách chặt chẽ dựa trên hệ thống theo dõi, kiểm tra,
giám sát; quản lý tàu cá nghiêm ngặt dựa trên pháp luật; phát triển nghề cá toàn diện dựa
trên nguồn lợi nhằm phát triển bền vững.
1.3.2 Đánh bắt xa bờ tại Nhật Bản
Sản lượng thủy sản của Nhật Bản có thể được chia thành năm loại: vùng biển xa

(ngoài vùng đặc quyền kinh tế - EEZ của Nhật Bản), vùng biển ngồi khơi (hơn 5 km
tính từ bờ biển), vùng nước ven biển (trong vòng 5 km từ bờ biển), ni trồng thủy sản
ngồi khơi và ni trồng thủy sản vùng nội địa.
Đánh bắt xa bờ của Nhật Bản đạt mức tối đa 4 triệu tấn trong năm 1970. Khối
lượng của sản lượng khai thác sau đó đã suy giảm, đặc biệt sau khi thành lập vùng EEZ
200 hải lý đã gây ra sự rút lui của nhiều nhà khai thác thủy sản xa bờ của Nhật


Bản. Xu hướng giảm này vẫn tiếp tục, và sản lượng khai thác xa bờ giảm xuống còn
480.074 tấn trong năm 2010.
Hiện nay 9,5% sản lượng thủy sản xa bờ của Nhật Bản đến từ các vùng nước khác
ngoài khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương bao gồm vùng EEZ của Nhật Bản, trong đó,
khoảng 53.915 tấn tương đương 1,3% tổng sản lượng khai thác hải sản của Nhật Bản
được đánh bắt ở Đại Tây Dương vào năm 2009. Nhật Bản có các thỏa thuận song
phương với 13 quốc gia, hầu hết trong số họ từ khu vực Thái Bình Dương. Đó là các
thỏa thuận cho phép các tàu đánh cá Nhật Bản vào đánh bắt tại vùng biển nước ngồi ở
Tây Phi, Ấn Độ Dương và phía tây nam Thái Bình Dương, chủ yếu là đối với sản phẩm
cá ngừ.
Đánh bắt xa bờ của Nhật Bản từ lâu đã đóng góp phần lớn trong sản xuất thủy hải
sản. Sản lượng đánh bắt xa bờ đã được giảm đáng kể từ cuối những năm 1980. Mức sản
lượng cao nhất đạt 6-7 triệu tấn trong năm 1980 chủ yếu là từ đánh bắt cá mòi (khoảng
4,16 triệu tấn trong năm 1988). Sự sụt giảm mạnh mẽ trong trữ lượng nguồn tài nguyên
cá mòi đã làm giảm tổng sản lượng đánh bắt xa bờ. Từ năm 2002, tổng khối lượng của
sản lượng khai thác xa bờ ổn định ở mức khoảng 2,4 triệu tấn.
Nhật Bản triển khai các chương trình khác nhau để giảm đội tàu đánh cá của mình,
giảm số lượng tàu thuyền và tổng dung tích. Số lượng đăng ký tàu đánh cá đã liên tục
giảm từ 410.350 chiếc năm 1985 xuống 276.074 chiếc trong 2010, năm 2011 chỉ còn
252.665 chiếc. Tổng trọng tải toàn phần của Nhật Bản đã giảm xuống còn 1.112.127 tấn
trong năm 2009, giảm 23% so với 1.447.960 tấn vào năm 2000. Tuy nhiên, tổng công
suất động cơ ngược lại tăng 13% trong giai đoạn này, cũng như giá trị trung bình cơng

suất động cơ (FAO 2012).
Tàu quy mô nhỏ thống trị thủy sản của Nhật Bản, như các đội tàu khai thác
trên 10 tấn chiếm chỉ có 4% tổng số tàu. Độ tuổi của tàu được chỉ định thuộc đối
tượng chịu kiểm sốt trung bình là 20 năm, và 47,1% trong số đó là hơn 21 tuổi (Cơ
quan Thủy sản 2011). Phần lớn các tàu cá có một vỏ sợi thủy tinh và nhựa gia cố.


450000
400000
350000
300000
250000
200000
150000
100000
50000
0

29587

19175

17279

17901

327978

15015
12729


380763

19801985

380896

1990
Tàu trên 10 tấn

367051

1995

346945

2000

296081

2005

11634

264440

2010

Tàu dưới 10 tấn


Hình 1.2: Sự gia tăng số lượng tàu cá
Trong giai đoạn 2005-2010, nghề lưới vét cung cấp một phần quan trọng của
sản lượng khai thác (21%), trong tàu thuyền đánh cá nhỏ đặc biệt (11%) và tàu đánh
bắt xa bờ với một thuyền (7%), 10% sản lượng khai thác thuộc nghề lưới vây, và
13% từ các loại lưới khác.
Trong năm 2012 đã có 2.912 cảng cá được tại Nhật Bản. Tính trung bình cứ
12 km dọc theo bờ biển của Nhật Bản có một cảng cá. Các tỉnh có số lượng cao
nhất là Nagasaki (285 cảng) và Hokkaido (282 cảng). Cảng cá lớn ở các tỉnh này
bao gồm Nagasaki (ở phía tây nam Kyushu), Otaru, Kushiro và Abashiri
(Hokkaido).
Nhật Bản là quốc gia có nghề khai thác cá ngừ đại dương phát triển rất mạnh. Ủy
ban Quản lý nghề cá Trung và Tây Thái Bình Dương (WCPFC) cho biết, số liệu thống kê
liên quan đến hoạt động khai thác cá ngừ của Nhật Bản được bắt đầu ghi nhận từ năm
1953. Theo đó, các ngư cụ sử dụng chính gồm có: câu vàng, câu chạy và lưới vây. Việc
thu thập số liệu đối với nghề khai thác cá ngừ đại dương của Nhật Bản được thực hiện
liên tục, chi tiết đến sản lượng của mỗi loài cá quan trọng như cá ngừ mắt to, ngừ vây
vàng, ngừ sọc dưa, cá kiếm, cá cờ, thu ngàng… và được thống kê, thu thập cho từng đội
tàu riêng biệt.
Năm 1953, Nhật Bản có 669 tàu câu vàng cá ngừ ven bờ, 1.064 tàu câu vàng
cá ngừ xa bờ và đại dương, 622 tàu câu chạy cá ngừ. Đến năm 1969 mới xuất hiện 4
tàu lưới vây cá ngừ. Số lượng tàu câu vàng cá ngừ ven bờ cũng như


×