Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh suy tim tại Viện Tim mạch Việt Nam năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.51 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

MAI THỊ HUYỀN
Mã học viên: C01161
THỰC TRẠNG TUÂN THỦ
ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH SUY TIM
TẠI VIỆN TIM MẠCH VIỆT NAM NĂM 2019
Chuyên ngành: Điều Dưỡng
Mã số: 8.72.03.01
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ BACH YẾN

HÀ NỘI – 2019


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy tim là vấn đề lớn đối với sức khoẻ cộng đồng vì số người mắc
suy tim ngày càng tăng (khoảng 1-2% dân số thế giới bị suy tim- tương
đương khoảng 26 triệu người mắc bệnh); tỉ lệ mắc suy tim tăng theo tuổi ở
cả hai giới. Riêng khu vực Đơng Nam Á có tỉ lệ mắc suy tim cao do đây là
khu vực có văn hố xã hội đa dạng và lịch sử độc đáo. Hơn nữa đây cũng là
khu vực có tốc độ phát triển dân số nhanh, lên tới trên 600 triệu người, phần
đông là dưới 65 tuổi [20].
Ở Việt Nam, tuy chưa có con số chính thức nhưng ước tính có
khoảng 320.000 đến 1,6 triệu người mắc suy tim, chiếm khoảng 1 - 1,5%
dân số. [20]
Suy tim là một trong những nguyên nhân quan trọng làm tăng gánh
nặng bệnh tật và tử vong cũng như nguy cơ tái nhập viện.


Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về sự tuân thủ điều trị của
người bệnh suy tim. Nghiên cứu của Jia-Rong Wu và các cộng sự về sự
tuân thủ điều trị thuốc, hỗ trợ xã hội và sự sống còn ở người bệnh suy tim
cho thấy trong 218 người bệnh trong nghiên cứu này thì có tới 41% người
bệnh khơng tn thủ điều trị [67].
Ở Việt Nam, một nghiên cứu khảo sát ở 1.660 bệnh nhân bệnh tim
mạch tại Bệnh viện Đại học y Dược thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện
nhân dân Gia Định năm 2005 thấy có 46,2% bệnh nhân bệnh tim mạch
không tuân thủ điều trị [4].
Viện Tim mạch Việt Nam là đơn vị đầu ngành của cả nước trong
việc ứng dụng các kỹ thuật cao để chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tim
mạch. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu, đánh giá sự tn thủ
điều trị của NB suy tim. Do đó chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh suy tim tại Viện Tim
mạch Việt Nam năm 2019” với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh suy tim
điều trị tại Viện Tim mạch Việt Nam và một số yếu tố liên
quan đến tuân thủ điều trị.
2. Nhận xét thay đổi tuân thủ điều trị và hiểu biết của người
bệnh sau can thiệp của điều dưỡng.


2
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan suy tim
1.1.1. Định nghĩa suy tim
Suy tim là trạng thái bệnh lý với sự bất thường về chức năng, tim
không đủ khả năng bơm để cung cấp máu đảm bảo cho các nhu cầu hoạt
động của cơ thể về mặt oxy.ht

1.1.2. Phân loại
Có nhiều cách khác nhau trong phân loại suy tim:
- Theo hình thái định khu: suy tim phải, suy tim trái và suy tim tồn
bộ.
- Theo tình trạng tiến triển: suy tim cấp và suy tim mạn.
1.1.3. Nguyên nhân
- Nguyên nhân của suy tim trái là do các bệnh: tăng huyết áp động
mạch, bệnh động mạch vành, một số bệnh van tim (hẹp hay hở van động
mạch chủ, hở van hai lá), các tổn thương cơ tim, một số rối loạn nhịp tim,
một số bệnh tim bẩm sinh.
- Nguyên nhân gây suy tim phải: một số bệnh về phổi, một số bệnh
lý tim mạch (hẹp van hai lá, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn…)
- Nguyên nhân gây suy tim toàn bộ: suy tim trái tiến triển, bệnh cơ
tim giãn…

1.1.4. Các yếu tố làm suy tim nặng
Trên cơ sở một số bệnh lý tim mạch, một số nguyên nhân làm khởi
phát, tăng nặng hoặc thúc đẩy làm suy tim nhanh hơn:
- Nhiễm trùng nặng
- Thiếu máu
- Dùng thuốc hoá trị liệu
- Rối loạn nhịp tim
- Bệnh van tim kèm theo bệnh mạch vành
1.1.5. Triệu chứng
- Khó thở: là triệu chứng thường gặp nhất.
- Ho: có thể xảy ra khi người bệnh gắng sức hoặc ho vào ban đêm.
- Cảm giác đau ngực, nặng ngực hoặc đánh trống ngực.
- Tiểu ít và đi tiểu đêm.



3
- Nhịp tim nhanh
- Tĩnh mạch cổ nổi.
- Tím da và niêm mạc.
- Phù
- Gan to.
1.1.6. Chẩn đoán
Theo Hội Tim mạch Châu Âu 2016 (ESC) suy tim là một hội chứng
lâm sàng đặc trưng gồm các triệu chứng sau:
- Người bệnh khó thở, phù chân, mệt mỏi, và
- Kèm các dấu hiệu: tĩnh mạch cổ nổi, có ran ở phổi và phù ngoại vi
gây ra bởi bất thường cấu trúc và/hoặc chức năng tim mạch [21].
1.1.7. Đánh giá mức độ suy tim
Có các cách đánh giá khác nhau theo:
- Theo Trường môn tim mạch Mỹ/ Hội Tim mạch học Mỹ
(ACC/AHA)
- Phân hội tim mạch New York (NYHA)
1.1.8. Điều trị
1.1.8.1. Những biện pháp điều trị chung
• Chế độ nghỉ ngơi
Trong điều trị suy tim, việc nghỉ ngơi rất quan trọng vì nó góp phần
làm giảm cơng của tim.
• Chế độ ăn hạn chế muối
• Hạn chế lượng nước và dịch dùng cho người bệnh.
• Thở oxy
Loại bỏ các yếu tố nguy cơ khác:
- Bỏ rượu, cà phê, thuốc lá…
- Giảm cân ở người béo phì.
- Tránh những cảm xúc tiêu cực (stress).
- Tránh các thuốc giữ nước như corticoid.

- Điều trị những yếu tố làm nặng thêm tình trạng suy tim như:
nhiễm trùng, các loại rối loạn nhịp tim.
1.1.8.2. Các thuốc điều trị suy tim
• Thuốc lợi tiểu
• Thuốc ức chế men chuyển (ACEI)
• Thuốc ức chế thụ thể AT1 của angiotensin (ARB)
• Thuốc kháng aldosterone.


4
• Thuốc chẹn beta giao cảm.
• Thuốc trợ tim (Digoxin).
• Các thuốc làm tăng co bóp cơ tim.
• Các thuốc chống đơng làm giảm nguy có huyết khối.
1.2. Tn thủ điều trị suy tim
1.2.1. Định nghĩa tuân thủ điều trị và các phương pháp đo lường tuân
thủ điều trị
1.2.1.1. Định nghĩa tuân thủ điều trị:
Theo Tổ chức y tế thế giới “Tuân thủ điều trị là để chỉ hành vi của
người bệnh trong việc thực hiện hướng dẫn điều trị của thầy thuốc như: sử
dụng thuốc, ăn kiêng, hay thay đổi lối sống”. Như vậy tuân thủ điều trị cần
phải hiểu rộng hơn, bao hàm cả việc tuân thủ thuốc và những thực hành
không dùng thuốc.
1.2.1.2. Một số phương pháp đo lường tuân thủ điều trị được áp dụng trên
thế giới và Việt Nam:
- Đếm số viên thuốc còn lại trong hộp.
- Dùng hộp thuốc điện tử.
- Định lượng nồng độ thuốc trong máu và nước tiểu
- Đánh giá sự tuân thủ điều trị qua phỏng vấn người bệnh.
- Hiện nay phương pháp phỏng vấn người bệnh bằng bộ câu hỏi

MMAS-8 phối hợp với xem đơn thuốc là có giá trị thực hành nhất trong
nghiên cứu tuân thủ điều trị thuốc với số lượng người bệnh lớn .
Về yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị nói chung, có rất
nhiều yếu tố tác động đến việc tuân thủ điều trị của người bệnh:
• Do thuốc điều trị:
• Tuỳ tình trạng bệnh:
• Tuỳ theo đặc điểm của người bệnh: tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ
học Do người bệnh kém tin tưởng vào thuốc…
• Do nhân viên y tế (bác sĩ, điều dưỡng) và mối quan hệ giữa nhân viên
y tế với người bệnh.
• Hệ thống chăm sóc y tế:
• Các yếu tố khác: việc sử dụng tràn lan các loại thuốc lá (thuốc bắc,
thuốc nam) không rõ nguồn gốc cũng làm cản trở đến tuân thủ điều trị.


5
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: tại Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai.
- Thời gian: từ tháng 1/2019 đến hết tháng 6/2019.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là những người bệnh suy tim đã điều trị tại
các đơn nguyên của Viện Tim mạch Việt Nam (trừ đơn nguyên Hồi sức cấp
cứu C1 và đơn nguyên phẫu thuật C8).
• Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Người bệnh được chẩn đoán suy tim từ độ II theo tiêu chuẩn NYHA đã
điều trị tại Viện Tim mạch Việt Nam.
- Người bệnh từ 18 tuổi trở lên.
- Người bệnh có đủ năng lực nhận thức để trả lời phỏng vấn.

- Người bệnh tự nguyện tham gia nghiên cứu.
• Tiêu chuẩn loại trừ:
- Người bệnh từ chối tham gia nghiên cứu.
- Người bệnh không đủ năng lực trả lời phỏng vấn.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả tiến cứu.
2.3.2. Mẫu nghiên cứu và chọn cỡ mẫu
• Cơng thức tính cỡ mẫu:
𝑝(1 − 𝑝)
2
𝑛 = 𝑍1−α/2
𝑑2
Trong đó:
- α: mức ý nghĩa thống kê (α = 0,05)
- Z = 1,96: giá trị thu được từ bảng Z ứng với giá trị α được chọn (α =
0,05).
- n: cỡ mẫu nghiên cứu.
- p = 0,85: tỉ lệ ước lượng người bệnh suy tim tuân thủ điều trị.


6
- d: mức sai lệch tương đối giữa tham số mẫu và tham số quần thể (d =
0,05).
- Thay số vào cơng thức ta tính được n = 195 đối tượng, lấy thêm
10% => cỡ mẫu cần nghiên cứu là 215.
• Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu có chủ đích.
2.3.3. Kỹ thuật và bộ cơng cụ thu thập thơng tin
• Công cụ:
- Bộ câu hỏi về nhân khẩu học.
- Bộ câu hỏi tuân thủ điều trị Morisky (MMAS- 8).

- Bộ câu hỏi về kiến thức suy tim (AHFKT. V2).
- Bộ câu hỏi về Nhận thức sự hỗ trợ xã hội.
- Bộ câu hỏi về Hỗ trợ của điều dưỡng về tuân thủ điều trị.
• Thu thập dữ liệu được thực hiện với bộ câu hỏi (tham khảo từ các
nghiên cứu trong và ngồi nước, với sự góp ý của các chuyên gia, có
chỉnh sửa cho phù hợp với đối tượng là người Việt Nam và được thử
nghiệm trên 30 người bệnh).
• Phương pháp:
- Phỏng vấn trực tiếp NB trong thời gian điều trị theo bộ câu hỏi đã
lựa chọn và điều chỉnh.
- Nghiên cứu viên tư vấn trực tiếp và phát tài liệu cho NB.
- Phỏng vấn qua điện thoại, email, zalo sau 3 tháng người bệnh ra
viện bằng bộ câu hỏi trên.
- Nhóm nghiên cứu và một số ĐD viên của Viện Tim mạch trực tiếp
phỏng vấn NB theo bộ câu hỏi.
- Nhóm nghiên cứu được tập huấn bộ công cụ phỏng vấn.
- Tiến hành phỏng vấn đối tượng nghiên cứu khi NB đã có chẩn đốn
xác định suy tim từ trước đó.


7
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu
NB phân bố khá đồng đều về giới tính và nhóm tuổi. Nhóm tuổi từ 18 đến
60 tuổi chiếm cao nhất. 3/4 số người bệnh đến từ nông thôn và miền núi.
Hầu hết người bệnh sử dụng BHYT để chi trả viện phí. Gần một nửa người
bệnh là nông dân.
Tái khám
theo hẹn

29,8%
Tái khám
không theo
hẹn 70,2%

Biểu đồ 3.1: Đặc điểm tái khám của người bệnh
Nhận xét: Đa số người bệnh tái khám không theo lịch hẹn của bác
sĩ.
Bảng 3.2: Sự hiểu biết của người bệnh trước khi đến viện
Đặc điểm
n
Tỉ lệ %

111
53,6
NB có tìm hiểu về bệnh
Khơng
96
46,4
Di truyền
3
2,8
Ngun nhân gây bệnh
Lối sống, sinh hoạt
79
73,1
(theo NB)
Khác
26
24,1

Nhận xét: Trên 50% người bệnh có tìm hiểu về bệnh suy tim. 2/3
số người bệnh cho rằng lối sống, sinh hoạt là nguyên nhân gây suy tim.


8

Tỉ lệ bệnh các mắc kèm trong nhóm NB nghiên
cứu
56.7

60
40

20

18.1

21.9

12.6

5.1

6

3.7

11.6

2.8


0
Bệnh Tăng ĐTĐ Bệnh Bệnh cơ Bệnh COPD
mạch huyết áp tuýp 2 van tim tim tim bẩm
vành
sinh

Suy
thận

Bệnh
mạch
máu não

Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ các bệnh mắc kèm trong nhóm NB nghiên cứu
Nhận xét: Bệnh van tim, tăng huyết áp và bệnh mạch vành là 3
bệnh đi kèm phổ biến nhất ở người bệnh suy tim.
3.2. Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh suy tim điều trị tại
Viện Tim mạch Việt Nam và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều
trị
Bảng 3.4: Điểm Morisky về tuân thủ điều trị các loại thuốc ở nhóm người
bệnh nghiên cứu trước can thiệp
Điểm Morisky trước can thiệp
Loại thuốc
Thuốc trợ tim
4,68 ± 1,21 (min = 2 – max = 7)
Thuốc lợi tiểu
4,55 ± 1,13 (min = 1 – max = 7)
Thuốc ức chế men chuyển
4,56 ± 1,08 (min = 2 – max = 7)

Thuốc chẹn beta giao cảm
4,31 ± 1,27 (min = 1 – max = 7)
Thuốc ức chế thụ thể
4,58 ± 0,86 (min = 3 – max = 6)
Thuốc giãn mạch
4,49 ± 1,04 (min = 1 – max = 6)
Thuốc chống đông kháng vitamin K
4,59 ± 0,93 (min = 2 – max = 6)
Nhận xét: Sự tuân thủ điều trị của người bệnh sử dụng thuốc trợ
tim là tốt nhất (4,68 ± 1,21 điểm), tuân thủ đối với thuốc chẹn beta giao
cảm thấp nhất (4,31 ± 1,27 điểm)


9
Bảng 3.5: Phân bố NB theo các mức tuân thủ điều trị của các loại thuốc
trước can thiệp

Tên thuốc
Thuốc trợ tim
Thuốc lợi tiểu
Thuốc ức chế men chuyển
Thuốc chẹn beta giao cảm
Thuốc ức chế thụ thể
Thuốc giãn mạch
Thuốc chống đông kháng
vitamin K

Tuân thủ điều trị
trước can thiệp
Thấp

Trung bình
n (%)
n (%)
44 (69,8)
19 (30,2)
150 (80,2)
37 (19,8)
54 (79,4)
14 (20,6)
45 (81,8)
10 (18,2)
46 (86,8)
7 (13,2)
33 (89,2)
4 (10,8)

Cao
n (%)
0 (0,0)
0 (0,0)
0 (0,0)
0 (0,0)
0 (0,0)
0 (0,0)

58 (81,7)

0 (0,0)

13 (18,3)


Nhận xét: Đa số người bệnh đạt mức tuân thủ điều trị thấp, khơng
có NB đạt mức tn thủ cao.
100.0%
90.0%
80.0%
70.0%
60.0%
50.0%
40.0%
30.0%
20.0%
10.0%
0.0%

94.0
65.6
49.8
28.8
21.4%

28.8
21.4

53.0

52.6

49.8


28.8
16.717.7 18.6

27.4
19.5

4.2 1.9
Giải thích rõ Giải thích về Cung cấp
Cung cấp
Cung cấp
Cung cấp
về cách dùng tác dụng phụ thông tin về thông tin về thông tin về thông tin về
thuốc (câu 2) của thuốc
suy tim và
chế độ ăn
chế độ tập
vai trò và
(câu 3)
cách điều trị nhạt và ít béo luyện (câu 6) kiểm soát cân
(câu 1)
(câu 4)
nặng (câu 7)

Hỗ trợ cao

Hỗ trợ trung bình

Hỗ trợ thấp

Biểu đồ 3.3: Phân bố NB suy tim theo mức hỗ trợ của điều dưỡng

(trước can thiệp) ( n= 215)
Nhận xét: Trước can thiệp, đa số NB được điều dưỡng hỗ trợ về tác


10
dụng phụ của thuốc, thông tin điều trị, chế độ ăn, thơng tin tập luyện và
kiểm sốt cân nặng ở mức trung bình và thấp.
Bảng 3.6: Điểm hỗ trợ của xã hội đối với NB suy tim (trước can thiệp)
Điểm hỗ trợ từ
Điểm hỗ trợ từ
Điểm hỗ trợ từ
người đặc biệt
gia đình
bạn bè
Chung các NB
6,08 ± 0,83
6,24 ± 0,77
5,48 ± 0,94
Nhóm tuân thủ
6,04 ± 0,81
6,20 ± 0,78
5,40 ±0,87
thấp (n = 169)
(min = 4 -max = 7) (min=4,75 - max= 7) (min =3 - max =7)
Nhóm tuân thủ trung
6,32 ± 0,82
6,39 ± 0,71
5,60 ± 1,03
bình (n = 46) (min=4,75-max = 7) (min=4,75 -max=7) (min =4 -max = 7)
Nhận xét: Trong nghiên cứu này, NB suy tim đều nhận được hỗ trợ

từ người đặc biệt, gia đình và bạn bè ở mức cao.
Bảng 3.7: Liên quan giữa bệnh đi kèm và điểm tuân thủ
điều trị trước can thiệp
Bệnh đi kèm

Điểm Morisky trung bình

Bệnh van tim (n = 122 )

4,49 ± 1,08

Bệnh mạch vành (n = 39)

4,64 ± 1,09

Tăng huyết áp (n = 47)

4,55 ± 1,28

Bệnh cơ tim (n = 11)

4,54 ± 1,69

Bệnh tim bẩm sinh (n = 13)

4,46 ± 1,05

Nhận xét: Trong những NB có bệnh lý đi kèm về tim, người mắc
bệnh mạch vành có mức tuân thủ điều trị cao nhất.



11
Bảng 3.8: Mơ hình hồi quy đơn biến về yếu tố về nhân khẩu học, xã hội
học ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị
Tuân thủ điều trị trung bình trở lên
Các yếu tố liên quan
Trước can thiệp
OR
P
95 % CI
Nhóm tuổi
18- 60 tuổi
1
> 60 tuổi
0,8
0,43
0,39 – 1,49
Giới
Nam
1
Nữ
0,8
0,52
0,41 – 1,56
Trình độ học Không biết chữ
1
vấn
Cấp 1, 2, 3
0,8
0,84

0,08 – 7,84
CĐ, ĐH
0,9
0,94
0,08 – 10,15
Thu nhập
< 5 triệu đồng
1
≥ 5 triệu đồng
1,7
0,11
0,88 – 3,43
Nhận xét: Kết quả ở bảng này cho thấy chưa tìm thấy mối liên
quan có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố tuổi, giới, trình độ học vấn hay thu
nhập với việc tuân thủ điều trị của người bệnh suy tim.
3.3. Thay đổi tuân thủ điều trị và hiểu biết của người bệnh suy tim sau
can thiệp của điều dưỡng.
Bảng 3.9: Sự thay đổi về đánh giá của người bệnh về mức độ hỗ trợ của
điều dưỡng đối với người bệnh suy tim (n= 215)
Hỗ trợ từ điều dưỡng
trước và sau can thiệp: n
(%)

Trước

Sau

Trước

Sau


Trước

Sau

Giải thích rõ về cách dùng
thuốc (câu 2)

202
(93,9)

215
(100)

9
(4,2)

0
(0,0)

4
(1,9)

0
(0,0)

Giải thích về tác dụng phụ
của thuốc (câu 3)

107

(49,8)

203
(94,4)

46
(21,4)

12
(5,6)

62
(28,8)

0
(0,0)

Cung cấp thông tin về suy
tim và cách điều trị (câu 1)

107
(49,8)

214
(99,5)

46
(29,3)

0

(0,0)

62
(20,9)

1
(0,5)

Cung cấp thơng tin về chế
độ ăn nhạt và ít béo (câu 4)

141
(65,6)

214
(99,5)

36
(16,7)

1
(0,5)

38
(17,7)

0
(0,0)

Cao


Trung bình

Thấp


12
Cung cấp thông tin về chế
độ tập luyện (câu 6)

40
(18,6)

214
(99,5)

62
(28,8)

1
(0,5)

113
(52,6)

0
(0,0)

Cung cấp thơng tin về vai
trị và kiểm sốt cân nặng

(câu 7)

42
(19,5)

214
(99,5)

59
(27,4)

1
(0,5)

114
(53,1)

0
(0,0)

Nhận xét: Sau can thiệp, trên 90 % NB được ĐD hỗ trợ ở mức cao về
cách dùng thuốc, tác dụng phụ của thuốc, thông tin về suy tim và cách điều trị,
chế độ ăn, thông tin về chế độ tập luyện và kiểm soát cân nặng.

100
80

87.4

p < 0.05


78.6

60
40

21.4

20

2.5

0

10.1

0
Tuân thủ thấp

Tuân thủ trung bình

Trước can thiệp

Tuân thủ cao

Sau can thiệp

Biểu đồ 3.4: Tuân thủ điều trị của người bệnh suy tim
Nhận xét: Sự tuân thủ điều trị của NB chuyển dịch từ tuân thủ thấp
với tỉ lệ 78,6 % sang tuân thủ trung bình với tỉ lệ 87,4 %.

Bảng 3.10: Tuân thủ điều trị của người bệnh sử dụng thuốc trợ tim:
Kết quả trước can
Kết quả sau can
Nội dung
thiệp
thiệp sau 3 tháng
p
(n = 63)
(n = 63)
Điểm Morisky
6,29 ± 0,92
4,68 ± 1,21
<
trung bình
(min = 2, max = 7)
(min = 2, max =7)
0,05
Tuân thủ thuốc
- Thấp
- Trung bình
- Cao

n (%)
44 (69,8)
19 (30,2)
0 (0,0)

n (%)
9 (14,3)
54 (85,7)

0 (0,0)

<
0,05


13
Nhận xét: Sau can thiệp, điểm Morisky đã tăng rõ rệt từ 4,68 ± 1,21
lên 6,29 ± 0,92.
Bảng 3.11: Tuân thủ điều trị của người bệnh sử dụng thuốc lợi tiểu
Kết quả trước can
Kết quả sau can
Nội dung
thiệp
thiệp 3 tháng
p
(n = 187)
(n = 187)
Điểm Morisky
4,55 ± 1,13
6,51 ± 0,79
trung bình
(min = 1, max = 7) (min = 2, max = 8)
< 0,05
Tuân thủ thuốc
Thấp
Trung bình
Cao

n (%)

150 (80,2)
37 (19,8)
0 (0,0)

n (%)
16 (8,5)
164 (87,7)
7 (3,8)

< 0,05

Nhận xét: Sau can thiệp, điểm Morisky đã tăng rõ rệt từ 4,55 ± 1,13
lên 6,51 ± 0,79.
Bảng 3.12: Tuân thủ điều trị của NB sử dụng thuốc ức chế men chuyển
Nội dung
Điểm Morisky
trung bình
Tuân thủ thuốc
Thấp
Trung bình
Cao

Kết quả trước can
thiệp
(n = 68)
4,56 ± 1,08
(min = 2, max = 7)
n (%)
54 (79,4)
14 (20,6)

0 (0,0)

Kết quả sau can
thiệp 3 tháng
(n = 68)
6,58 ± 0,68
(min = 5, max = 8)
n (%)
5 (7,3)
59 (86,8)
4 (5,9)

p
< 0,05

< 0,05

Nhận xét: Sau can thiệp, điểm Morisky đã tăng rõ rệt từ 4,56 ± 1,08
lên 6,58 ± 0,68.


14
Bảng 3.13: Tuân thủ điều trị của NB sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm
Nội dung
Điểm Morisky
trung bình
Tuân thủ thuốc
- Thấp
- Trung bình
- Cao


Kết quả trước can
thiệp
(n = 55)
4,31 ± 1,27
(min = 1, max = 7)
n (%)
45 (81,8)
10 (18,2)
0 (0,0)

Kết quả sau can thiệp
3 tháng
(n = 55)
6,54 ± 0,71
(min = 4, max = 8)
n (%)
4 (7,3)
50 (90,9)
1 (1,8)

p
< 0,05

< 0,05

Nhận xét: Sau can thiệp, điểm Morisky đã tăng rõ rệt từ 4,31 ±
1,27 lên 6,54 ± 0,71.
Bảng 3.14: Tuân thủ điều trị của NB sử dụng thuốc ức chế thụ thể


Nội dung
Điểm Morisky trung
bình
Tuân thủ thuốc
- Thấp
- Trung bình
- Cao

Kết quả trước can
thiệp
(n = 53)

Kết quả sau can
thiệp 3 tháng
(n = 53 )

p

4,58 ± 0,86
(min = 3, max = 6)

6,50 ± 0,71
(min = 4, max = 8)

< 0,05

n (%)
46 (86,8)
7 (13,2)
0 (0,0)


n (%)
7 (13,2)
44 (83,0)
2 (3,8)

< 0,05

Nhận xét: Sau can thiệp, điểm Morisky đã tăng rõ rệt từ 4,58 ± 0,86
lên 6,50 ± 0,71.


15
Bảng 3.15: Tuân thủ điều trị của NB sử dụng thuốc giãn mạch
Kết quả trước can
Kết quả sau can
Nội dung
thiệp
thiệp 3 tháng
p
(n = 37)
(n = 37)
Điểm Morisky
4,49 ± 1,04
6,45 ± 0,62
trung bình
< 0,05
(min = 1, max = 6)
(min = 5 , max = 7 )
Tuân thủ thuốc

n (%)
n (%)
- Thấp
33 (89,2)
2 (5,4)
< 0,05
- Trung bình
4 (10,8)
35 (94,5)
- Cao
0 (0,0)
0 (0,0)
Nhận xét: Sau can thiệp, điểm Morisky đã tăng rõ rệt từ 4,49 ± 1,04
lên 6,45 ± 0,62.
Bảng 3.16: Tuân thủ điều trị của NB sử dụng thuốc kháng vitamin K
Kết quả trước
Kết quả sau can
Nội dung
can thiệp
thiệp 3 tháng
p
(n = 71)
(n = 71)
Điểm Morisky
4,59 ± 0,93
6,49 ± 0,70
< 0,05
trung bình
(min = 2, max = 6 )
(min = 4, max = 8)

Tuân thủ thuốc
n (%)
n (%)
- Thấp
58 (81,7)
7 (9,9)
< 0,05
- Trung bình
13 (18,3)
63 (88,7)
- Cao
0 (0,0)
1 (1,4)
Nhận xét: Sau can thiệp, điểm Morisky đã tăng rõ rệt từ 4,59 ± 0,93
lên 6,49 ± 0,70.
Bảng 3.17: Tuân thủ điều trị của NB sau can thiệp phân theo nhóm bệnh
đi kèm
Điểm Morisky trung bình
Nội dung
Trước can thiệp
Sau can thiệp
Bệnh van tim (n = 122)
4,49 ± 1,08
6,47 ± 0,76
Bệnh mạch vành (n = 39)
4,64 ± 1,09
6,53 ± 0,64
Tăng huyết áp (n = 47)
4,55 ± 1,28
6,68 ± 0,95

Bệnh cơ tim (n = 11)
4,54 ± 1,69
6,18 ± 0,75
Bệnh tim bẩm sinh (n =
4,46 ± 1,05
6,76 ± 0,43
13)


16
Nhận xét: Trước can thiệp, người bệnh mắc tim bẩm sinh có điểm
Morisky trung bình thấp nhất; nhưng sau can thiệp họ đã có điểm Morisky
trung bình cao nhất.

Tỷ lệ%

100
80
60
40
20
0

70,2

p<

81,3

29,8


18,7

Trước can thiệp

Sau can thiệp

Tái khám theo hẹn
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ người bệnh tái khám theo hẹn
Nhận xét: Do có can thiệp tư vấn của điều dưỡng, trên 80% người
bệnh đã tái khám theo hẹn.
Bảng 3.18: Tỷ lệ NB có kiến thức đúng về bệnh suy tim trước và
sau can thiệp
Sau can thiệp
Trước can thiệp
3 tháng
P
n (%)
n (%)
Hiểu đúng về bệnh
105 (48,8)
207 (96,3)
< 0,05
(câu1)
Hiểu đúng về việc điều
trị bệnh (câu 3)
87 (40,5)
207 (96,3)
< 0,05


Nhận xét: Sau can thiệp tư vấn của điều dưỡng, trên 95% người
bệnh đã có kiến thức đúng về bệnh suy tim và việc điều trị bệnh.


17
Bảng 3.19: Tỷ lệ NB có kiến thức đúng về thuốc và sử dụng thuốc trước
và sau can thiệp
Sau CT
Trước CT
3 tháng
P
n (%)
n (%)
Hiểu đúng về
tác dụng của thuốc lợi tiểu
155 (72,1)
214 (99,5)
< 0,05
(câu 5)
Hiểu đúng về việc khi sử dụng
thuốc lợi tiểu phải bổ sung
32 (14,9)
204 (94,9)
< 0,05
thêm Kali (câu 6)
Khi NB suy tim quên uống
thuốc cần uống thuốc ngay khi
9 (4,2)
76 (35,3)
< 0,05

nhớ ra (câu 18)
Nhận xét: Trên 90% NB đã có kiến thức đúng về sử dụng thuốc lợi
tiểu; gần 1/3 NB suy tim quên uống thuốc đã uống thuốc ngay khi nhớ ra.
Bảng 3.20: Tỷ lệ NB có kiến thức đúng về theo dõi cân nặng trước
và sau can thiệp

p

n (%)

Sau CT
3 tháng
n (%)

53 (24,7)

111 (51,6)

< 0,05

109 (50,7)

192 (89,3)

< 0,05

142 (66,0)

210 (97,7)


< 0,05

Trước CT
Người bệnh suy tim cần tự
cân hàng ngày (câu 8)
Thời gian tốt nhất để cân là
vào buổi sáng (câu 9)
Tăng 1- 2kg trong một vài
ngày thường là do thừa nước
trong cơ thể (câu 7)

Nhận xét: Sau can thiệp, trên 50 % NB đã có kiến thức về tự cân
hàng ngày và 97,7% NB đã có kiến thức đúng về kiểm sốt cân nặng.


18
Bảng 3.21: Tỷ lệ NB có kiến thức đúng về chế độ luyện tập trước và sau
can thiệp
p

n (%)

Sau CT
3 tháng
n (%)

NB suy tim nên tập thể dục hàng
ngày (câu 11)

172 (80,0)


209 (97,2)

< 0,05

NB suy tim nên ngừng tập thể dục
nếu có các dấu hiệu khó thở, đau
ngực, hoa mắt, chóng mặt. (câu
12)

197 (91,6)

207 (96,3)

< 0,05

Trước CT

Nhận xét: Sau can thiệp, trên 95% người bệnh đã có kiến thức
đúng về tập thể dục hàng ngày.
82,3
100
80
60
40
20
0

p< 0.05


88,4

98,6

50,2

Hiểu biết loại thức ăn có Hiểu biết loại thực phẩm
chứa nhiều muối (câu 15) có chứa ít muối nhất (câu
14)
Trước CT

Sau CT 3 tháng

Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ NB có kiến thức đúng về thực phẩm có chứa muối
trước
và sau can thiệp
Nhận xét: Sau can thiệp, đa số người bệnh đã có kiến thức đúng về
các loại thực phẩm, thức ăn có chứa muối.


19
Bảng 3.22: Tỷ lệ NB có kiến thức đúng về sử dụng chất lỏng trước
và sau can thiệp
Sau CT
Trước CT
3 tháng
p
n (%)
n (%)
Phân loại các chất lỏng (câu 16)

121 (56,3)
177 (82,3)
< 0,05
NB suy tim hạn chế uống nước
có thể giảm khát bằng cách nhai
kẹo cao su/ ăn kẹo cứng (câu 17)

25 (11,6)

56 (26,0)

< 0,05

Nhận xét: Sau can thiệp, trên 80% người bệnh đã có kiến thức
đúng về phân loại các chất lỏng hàng ngày.
Tỷ lệ %

p = 0.158
99,1 100

p < 0.05
97,2

p = 0.18
98,1 99,5

p < 0.05
94,4 99,1

p < 0.05

95,8 100

100
80

55,3

60
40
20
0
Hạn chế ăn
muối

Hạn chế uống
nhiều nước

Trước CT

Không hút
thuốc lá

Không uống
Không bỏ
rượu bia hàng thuốc suy tim
ngày
khi thấy bệnh
khỏe hơn

Sau CT 3 tháng


Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ NB có kiến thức đúng về một số phương pháp tự điều
trị trước và sau can thiệp
Nhận xét: Sau can thiệp, hầu hết NB đã có kiến thức đúng về các
hành động tự chăm sóc bản thân.


20
Bảng 3.23: Điểm kiến thức tự chăm sóc của NB trước và sau can thiệp
Điểm kiến thức

Trước CT

Sau CT 3 tháng

Điểm trung bình

9,2 ± 2,6

14,1 ± 1,6

Điểm thấp nhất

2

6

Điểm cao nhất

15


17

p

p < 0,05

Nhận xét: Sau can thiệp, điểm kiến thức đã tăng rõ rệt từ 9,2 ±
2,6 tăng lên 14,1 ± 1,6 và sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Chương 4
BÀN LUẬN
Quá trình thu thập ý kiến và dữ liệu được tiến hành tại Viện Tim
mạch Việt Nam với 215 người bệnh và được tiến hành trong 6 tháng từ
tháng 01/2019 đến tháng 06/2019. Thông tin được thu thập dựa trên bộ câu
hỏi có sẵn gồm có năm phần.
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Thơng tin chung đến từ 215 đối tượng được trình bày từ bảng 3.1
đến 3.3 trong phần kết quả nghiên cứu. Qua các bảng kết quả, chúng tơi có
một số nhận xét sau:

Về độ tuổi, người bệnh có độ tuổi trung bình là 55,8 ± 12,5.

Về giới, theo nghiên cứu của chúng tơi thì người bệnh nam và
người bệnh nữ có sự chênh lệch khơng đáng kể với tỉ lệ lần lượt là 56,7%
và 43,3%.

Về nơi ở, đa phần người bệnh sống ở khu vực nông thôn và miền
núi chiếm tỷ lệ 77,7%.



21

Về trình độ học vấn, suy tim gặp ở tất cả các trình độ học vấn.
Trong số đó người bệnh có trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất với
42,3%.
Về nghề nghiệp, đa phần đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là nông
dân. Điều này cũng hợp lý với hoàn cảnh sống của đối tượng nghiên cứu
của chúng tôi ở nông thôn và miền núi.
Về điều kiện kinh tế, phần lớn người bệnh có thu nhập dưới 5 triệu.
Lý giải cho kết quả này có thể là do phần lớn người bệnh sống ở nơng thơn,
trình độ học vấn ở cấp 2 dẫn đến thu nhập đa số dưới 5 triệu.
Về đặc điểm tái khám của người bệnh, 2/3 người bệnh tái khám
không theo hẹn. Đa số người bệnh có hồn cảnh kinh tế khó khăn và
sống chủ yếu ở nông thôn, miền núi nên gặp nhiều khó khăn trong việc
đi tái khám đúng hẹn.
Về truyền thơng giáo dục sức khỏe, 83,3% người bệnh được nhân
viên y tế tư vấn về tình trạng bệnh, các thuốc cần dùng hàng ngày, hướng
dẫn tư vấn thay đổi lối sống.
•.
4.2. Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh suy tim điều trị tại
Viện Tim mạch Việt Nam và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều
trị.
Nghiên cứu của chúng tôi đã sử dụng phương pháp đánh giá gián
tiếp thông qua thang điểm Morisky. Thang điểm này đã được sử dụng rộng
rãi trong thực tế và đã được chứng minh có thể dự đốn tn thủ sử dụng
thuốc trong các bệnh tim mạch và kiểm soát huyết áp [55].
Trước can thiệp, tỷ lệ tuân thủ điều trị của NB suy tim trong nghiên
cứu của chúng tôi đạt kết quả chưa cao, với 21,4% người bệnh tuân thủ điều

trị trung bình trở lên.
Với thuốc lợi tiểu, chỉ có 19,8% người bệnh tuân thủ điều trị thuốc
lợi tiểu ở mức trung bình trở lên.


22
Với thuốc ức chế men chuyển, trong nghiên cứu của chúng tơi có
20,6% người bệnh tn thủ điều trị từ trung bình trở lên.
Về thuốc chẹn beta giao cảm, nghiên cứu của chúng tơi có 18,2%
người bệnh tn thủ điều trị trung bình trở lên.
Về thuốc chống đơng kháng vitamin K, nghiên cứu của chúng tôi cho
kết quả 18,3% người bệnh tuân thủ điều trị trên trung bình..
4.3. Thực trạng về kiến thức của người bệnh suy tim
• Trước can thiệp chỉ có 48,8% đối tượng nghiên cứu hiểu đúng về
khái niệm bệnh suy tim và 40,5% đối tượng nghiên cứu hiểu đúng về việc
điều trị bệnh.
• Trong nhóm đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ đối tượng có kiến thức
đúng về thuốc và sử dụng thuốc chưa cao, cụ thể là có 72,1% NB hiểu đúng
về tác dụng của thuốc lợi tiểu, 14,9% NB hiểu đúng về việc khi sử dụng
thuốc lợi tiểu phải bổ sung thêm kali và 4,2% hiểu đúng khi NB suy tim
quên uống thuốc cần uống thuốc ngay khi nhớ ra.
• Khơng chỉ cần biết sử dụng thuốc đúng mà NB còn cần theo dõi
cân nặng thường xuyên. Việc kiểm soát cân nặng giúp người bệnh biết
được cơ thể có giữ nước khơng.
• Kiến thức về chế độ luyện tập của NB trong nghiên cứu của chúng
tơi khá tốt. Người bệnh có kiến thức đúng về việc nên tập thể dục hàng
ngày chiếm 80,0% và 91,6% NB có kiến thức đúng về việc nên ngừng tập
thể dục nếu có các dấu hiệu khó thở, đau ngực, hoa mắt, chóng mặt.
• Kiến thức của NB về duy trì lối sống tích cực đa số đều đạt mức tốt,
cụ thể là 99,1% NB có kiến thức đúng về “hạn chế ăn muối’’, 98,1% NB có

kiến thức đúng về “khơng hút thuốc lá’’, 94,4% NB có kiến thức đúng về
“khơng uống rượu bia hàng ngày’’. Tuy nhiên, chỉ có 55,3% NB có kiến
thức đúng về “hạn chế uống nhiều nước’’.

Điểm trung bình kiến thức chung của NB đạt 9,2 ± 2,6 với điểm
thấp nhất là 2 điểm và cao nhất là 15 điểm.


23
4.4. Nhận xét thay đổi tuân thủ điều trị và hiểu biết của người bệnh suy
tim sau can thiệp của điều dưỡng
Sự can thiệp đã cho kết quả thay đổi rõ rệt sau 3 tháng với tỷ lệ tuân
thủ điều trị trung bình và cao của người bệnh tăng từ 21,4% lên 97,5%.
Sự hỗ trợ của nhân viên y tế là nhân tố quan trọng góp phần tăng tuân
thủ điều trị của NB.
Ngoài sự hỗ trợ từ nhân viên y tế, sự hỗ trợ từ xã hội cũng đóng một
vai trị khơng thể thiếu giúp NB có thể tn thủ điều trị chặt chẽ hơn.
KẾT LUẬN
1- Về thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh suy tim trước can thiệp:
- 78,6% người bệnh tuân thủ điều trị ở mức thấp và 21,4% người
bệnh tuân thủ ở mức trung bình, khơng có người bệnh nào tn thủ ở mức
cao.
- Tỷ lệ người bệnh tuân thủ thấp theo loại thuốc: cao nhất đối với
thuốc giãn mạch với tỷ lệ là 89,2% và thấp nhất với thuốc trợ tim với tỷ lệ
69,8%.
- Chưa tìm thấy mối liên quan giữa tuổi, giới, thu nhập, trình độ học
vấn với tình trạng tuân thủ điều trị (p > 0,05).
- Điểm đánh giá về mức hỗ trợ từ người đặc biệt, gia đình, bạn bè
đối với người bệnh đều ở mức cao (lần lượt là 6,08 ± 0,83; 6,24 ± 0,77;
5,48 ± 0,94), và không thấy có liên quan đến tuân thủ điều trị (p > 0,05).

2- Thay đổi tuân thủ điều trị và hiểu biết của người bệnh sau can thiệp
của điều dưỡng:
- Tỷ lệ người bệnh tuân thủ ở mức trung bình đã tăng lên chiếm
87,4%, có 10,1% người bệnh tuân thủ ở mức cao, chỉ còn 2,5% người bệnh
tuân thủ điều trị ở mức thấp.
- Tuân thủ điều trị với từng loại thuốc tăng lên rõ rệt, cao nhất với


24
thuốc ức chế men chuyển (điểm Morisky từ 4,56  1,08 tăng lên 6,58 ±
0,68 điểm), thấp nhất với thuốc trợ tim (điểm Morisky từ 4,68  1,21 tăng
lên 6,29 ± 0,92 điểm), tuy nhiên các thay đổi này đều có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05).
- Sau can thiệp, hầu hết NB (trên 94%) đánh giá được ĐD hỗ trợ ở
mức cao về cách dùng thuốc, tác dụng phụ của thuốc, thông tin điều trị, chế
độ ăn, thông tin tập luyện và kiểm soát cân nặng.
- Điểm kiến thức của người bệnh đã tăng rõ rệt (từ 9,2 ± 2,6 tăng
lên 14,1 ± 1,6 sau can thiệp (p < 0,05).
KHUYẾN NGHỊ
Cần nâng cao kỹ năng của ĐD và tổ chức các hình thức tư vấn cho
NB suy tim để giúp tăng tuân thủ điều trị.


×