Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Nhiễm khuẩn sau phẫu thuật và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Hòe Nhai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.17 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

NGUYỄN THỊ NGỌC HÂN
Mã học viên: C01163

NHIỄM KHUẨN SAU PHẪU THUẬT VÀ
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI
BỆNH VIỆN HÒE NHAI
Chuyên ngành: Điều dưỡng
Mã số

: 8.72.03.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS Nguyễn Đức Trọng
PGS. TS Lê Thị Bình

HÀ NỘI - 2019


1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASA

Phân loại người bệnh theo tiêu chuẩn của hiệp hội gây mê hồi sức

CDC


Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ

CSYT

Cơ sở y tế

NB
KSNK
NK
NKBV
NKVM
NKH
NKTH
NVYT
PT
VPBV
VSV
VK
WHO

Người bệnh
Kiểm soát nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhiễm khuẩn vết mổ
Nhiễm khuẩn huyết
Nhiễm khuẩn tiêu hóa
Nhân viên y tế
Phẫu thuật
Viêm phổi bệnh viện

Vi sinh vật
Vi khuẩn
Tổ chức y tế thế giới
ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiễm khuẩn bệnh viện là những nhiễm khuẩn mắc phải từ các cơ sở y tế
xảy ra ở các bệnh nhân nằm viện, khơng có biểu hiện triệu chứng hay ủ bệnh
vào thời điểm nhập viện. Đây cũng là một vấn đề thời sự rất được quan tâm của
ngành y tế trong nước cũng như trên thế giới.
Nhiễm khuẩn bệnh viện làm tăng tỉ lệ tử vong, tăng biến chứng, kéo dài
thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị. Theo ước tính của trung tâm kiểm
soát bệnh tật Hoa Kỳ ( CDC ) ở thời điểm bất kỳ nào cũng có trên 1,7 triệu
người trên thế giới mắc nhiễm khuẩn bệnh viện và gây ra 99.000 ca tử vong
mỗi năm. [38]
Với những người bệnh mà sức đề kháng chống đỡ bị suy yếu, hay mắc
các bệnh mãn tính, suy giảm miễn dịch lại phải trải qua phẫu thuật càng làm
tăng nguy cơ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện.
Bất kỳ người bệnh nào cũng có thể mắc NKBV, đặc biệt là các bệnh nhân
sau phẫu thuật có nguy cơ mắc nhiếm khẩn hơn nếu cơ sở khám chữa bệnh
khơng tn thủ nghiêm ngặt các quy trình thực hành vơ khuẩn cơ bản trong
chăm sóc, điều trị người bệnh. Và đây cũng là một vấn đề ngày càng được mọi
hệ thống y tế trên thế giới cũng như ở Việt Nam quan tâm.


2
Bệnh viện đa khoa Hịe Nhai là bệnh viện cơng lập hạng II trực thuộc sở y
tế hoạt động theo cơ chế tự chủ. Mỗi năm bệnh viện phẫu thuật gần 2.000 người
bệnh với các mặt bệnh về tiêu hóa, gan mật, tiết niệu, sản phụ khoa, xương
khớp, thẩm mỹ... nhưng chưa có một nghiên cứu nào về nhiễm khuẩn sau phẫu
thuật, vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân sau phẫu
thuật tại khoa Ngoại bệnh viện Hịe Nhai
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn sau phẫu thuật
tại khoa Ngoại bệnh viện Hòe Nhai năm 2019
3.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Nhiễm khuẩn bệnh viện
1.1. Khái niệm nhiễm khuẩn bệnh viện
- Nhiễm khuẩn: là sự tăng sinh của các vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng
dẫn tới phản ứng tế bào, tổ chức hoặc tồn thân, thơng thường biểu hiện trên
lâm sàng là một hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
- Nhiễm khuẩn bệnh viện: là những nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian
người bệnh điều trị tại bệnh viện và nhiễm khuẩn này không hiện diện cũng như
không nằm trong giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện. NKBV thường xuất
hiện sau 48 giờ kể từ khi người bệnh nhập viện [3]
- Nhiễn khuẩn sau phẫu thuật là các nhiễm khuẩn gặp phải ở người bệnh
sau phẫu thuật khơng có triệu chứng nhiễm khuẩn trước phẫu thuật.
1.2. Các Nhiễm khuẩn sau phẫu thuật thường gặp
1.2.1
. Nhiễm khuẩn vết mổ [4]
- NKVM (NKVM) là những nhiễm khuẩn tại vị trí PT trong thời gian từ
khi mổ cho đến 30 ngày sau mổ với PT khơng có cấy ghép và cho tới một năm
sau mổ với PT có cấy ghép bộ phận giả (PT implant).
➢ Tiêu chuẩn chẩn đoán
Tiêu chuẩn chẩn đốn NTVM [11]có 3 mức độ: nơng, sâu, cơ quan
(tạng)/khoang phẫu thuật.
❖ Nhiễm trùng vết mổ nông
Nhiễm trùng vết mổ nơng: xảy ra trong vịng 30 ngày sau phẫu thuật và chỉ
xuât hiện ở vùng da, tổ chức dưới da tại đường mổ, có ít nhất một trong các

triệu chứng sau:
− Có dấu hiệu viêm tại chỗ: sưng, nóng, đỏ, đau
− Chảy mủ từ vết mổ nơng
− Cấy mủ phân lập được vi khuẩn tại chỗ hoặc không phân lập
❖ Nhiễm trùng vết mổ sâu


3
Nhiễm trùng vết mổ sâu xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật hay 1
năm đối với đặt dụng cụ nhân tạo và xảy ra ở lớp mô mềm ở sâu (lớp cân, cơ
phía dưới) của đường mổ. Có ít nhất một trong các triệu chứng:
− Mủ chảy ra từ vết mổ sâu nhưng không từ tạng hay khoang phẫu thuật
− Sốt, đau tự nhiên vết mổ và toác vết mổ
− Ổ áp xe thấy được qua thăm khám, chẩn đốn hình ảnh hoặc mổ lại
− Có thể kèm theo vết mổ nông
❖ Nhiễm trùng tạng/ khoang phẫu thuật
− NTVM tại cơ quan hoặc khoang phẫu thuật: là NT xảy ra trong 30 ngày
sau phẫu thuật hay 1 năm đối với đặt vật liệu nhân tạo xảy ra ở bất kỳ nội tạng
nào, trừ da, cân, cơ
− Có ít nhất 1 trong những triệu chứng:
+ Chảy mủ từ ống dẫn lưu tạng hoặc từ khoang cơ thể
+ Cấy dịch ống dẫn lưu phân lập được vi khuẩn
+ Ổ áp xe trong khoang/tạng trongổ bụng,chẩn đoán qua thăm khám lâm
sàng, chẩn đốn hình ảnh hoặc mổ lại.
1.2.2. Viêm phổi bệnh viện [3]
Viêm phổi bệnh viện (VPBV) là viêm phổi xuất hiện sau khi nhập viện từ
48 giờ hoặc hơn mà trước đó khơng có biểu hiện triệu chứng hoặc ủ bệnh tại
thời điểm nhập viện
➢ Tiêu chuẩn chẩn đốn
Khơng có triệu chứng nào là đặc hiệu cho chẩn đoán VPBV. Theo ATS và

IDSA (2005) thì chẩn đốn VPBV được đặt ra khi sau khi bệnh nhân nhập viện
trên 48 giờ xuất hiện những triệu chứng, dấu hiệu lâm sàng sau:
- Có tổn thương mới xuất hiện hoặc tiến triển nặng hơn trên phim X
quang lồng ngực hoặc phim cắt lớp lồng ngực.
- Kèm theo có ít nhất 2 trong số các triệu chứng:
+ Sốt: ≥ 38˚C hoặc ≤ 36˚C
+ Tăng BC (BC máu >11G/l) hoặc giảm BC (BC máu <4G/l)
+ Tăng tiết đờm
+ Suy hô hấp
1.2.3.Nhiễm khuẩn tiết niệu[16]
Nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) là tình trạng nhiễm khuẩn trên đường bài
xuất nước tiểu kể từ bể thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo.
➢ Tiêu chuẩn chẩn đốn NKTN:
• Tiêu chuẩn này được nhiều khán giả thống nhất với nhau bao gồm:
+ Lâm sàng
- Rối loạn tiểu tiện, tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu, tiểu khó.
- Rối loạn cảm giác trên khớp vệ (đau tức âm ỉ).
- Nước tiểu đục hoặc có máu.


4
+ Cận lâm sàng
▪Hội chứng nhiễm trùng
▪Xét nghiệm nước tiểu
▪Soi tươi có nhiều hơn 3 BC/vi trường.
1.3. Quy trình chăm sóc NB sau phẫu thuật tại khoa ngoại [5]
1.3.1. Nhận định tình trạng người bệnh
- Hơ hấp: tình trạng thơng khí, tính chất thở, tình trạng khó thở, dấu hiệu
thiếu oxy, nghe phổi, tình trạng đàm nhớt. NB tự thở, tình trạng da niêm.
- Tuần hồn: huyết áp, mạch, da, niêm mạc, dấu hiệu thiếu nước, tình trạng

chống, chảy máu, áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP)...
- Thần kinh: tri giác, đồng tử, cảm giác, vận động.
- Dẫn lưu: loại, vị trí, màu sắc, số lượng, hệ thống có hoạt động khơng?
- Vết mổ: vị trí, kích thước, băng thấm máu, thấm dịch, chảy máu, đau,
nhiễm trùng...
- Tâm lý người bệnh: lo lắng, thoải mái hay không?
- Thuốc đang sử dụng.
1.3.2. Can thiệp của điều dưỡng
- Đảm bảo chức năng hơ hấp
- An tồn cho người bệnh
- Biến đổi bài tiết nước tiểu
- Khả năng nhiễm trùng, tổn thương da và ống dẫn lưu
- Chăm sóc vết mổ
- Chăm sóc dẫn lưu
1.4. Nghiên cứu NK sau PT ở trên thế giới và tại Việt Nam
1.4.1.Tình hình NK sau PT trên Thế Giới
Theo Hassan Ahmaed Khan và các cộng sự tạp chí Châu Á Thái Bình
Dương năm 2017 tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện chiếm 7% ở các nước phát triển
và trên 10% ở các nước đang phát triển, trong đó NKVM 2-5%, NKTN 12%,
NKHH 9-27% [47].
1.4.2.Tình hình NK sau PT tại Việt Nam
Theo nghiên cứu về thực trạng nhiễm khuẩn của Nguyễn Thị Thùy Linh tại
3 bệnh viện Thanh Nhàn, Sơn Tây, Thạch Thất năm 2017 cho thấy trong 2.093
người bệnh nghiên cứu, có 76 trường hợp mắc nhiễm khuẩn bệnh việnvới tỷ lệ
là 3,63%. tỷ lệ cao nhất là nhiễm khuẩn hô hấp (51,32%), nhiễm khuẩn vết mổ
(26,32%) và nhiễm khuẩn tiết niệu (11,84%).[23]


5
CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân sau phẫu thuật tại khoa Ngoại bệnh viện Hòe Nhai
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân đã được phẫu thuật
- Khơng phân biệt tuổi, giới
- Có hồ sơ bệnh án đầy đủ
- Không mắc bệnh nhiễm khuẩn tồn thân nào trước phẫu thuật.
- Khơng mắc nhiễm khuẩn tiết niệu hay viêm phổi trước phẫu thuật.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Người bệnh phẫu thuật qua đường tự nhiên như: Tán sỏi ngược dịng, u
phì đại tiền liệt tuyến, cắt tử cung qua đường âm đạo.
- Người bệnh nằm điều trị sau phẫu thuật dưới 3 ngày
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu
- Bệnh nhân có rối loạn tâm thần.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành tại khoa khoa Ngoại bệnh viện đa khoa
Hòe Nhai.
Thời gian: Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2019
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả tiến cứu.
2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu
2.4.1.Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên
Tại các phòng bệnh, Bệnh viện Hịe Nhai Hà Nội
Sử dụng cơng thức tính cỡ mẫu ngẫu nhiên đơn cho một tỷ lệ
n = Z21-α/2 p  (12− p)
d

Trong đó:

n: cỡ mẫu cần tính cho nghiên cứu
Z = hệ số tin cậy, với mức ý nghĩa α = 0,05 hệ số tin cậy z =1,96
p: Theo nghiên cứu của Đoàn Xuân Quảng và các cộng sự năm 2013 tỷ lệ
mắc NKBV là 7,8% , vì vậy chọn p = 7,8% (p= 0,078)
d: sai số tuyệt đối chấp nhận được, chọn d = 5% (d= 0,05)
Cỡ mẫu tính tốn n = 111 người bệnh.
Theo cơng thức trên ta được đối tương nghiên cứu là 110 người bệnh. Đề
phòng số người bỏ, chuyển viện…, từ chối tham gia nghiên cứu, do vậy lấy 121
là cỡ mẫu nghiên cứu.


6
2.6. Biến số, chỉ số nghiên cứu
Được thu thập theo bệnh án nghiên cứu đã xây dựng sau khi đề cương
nghiên cứu được hồn tất.
Nhóm biến số
Biến số
Phương pháp
Tuổi
Giới
Nghề nghiệp
Điền vào “Bảng theo dõi
Thơng tin về
Chẩn đốn
NB sau phẫu thuật ” có sự
người bệnh
Trình độ học vấn
giám sát
Tình trạng thể chất
Bệnh lý kèm theo

Cách thức phẫu thuật
Kế hoạch phẫu thuật
Hô sơ bệnh án, phiếu theo
Thông tin về phẫu Phân loại phẫu thuật
dõi diễn biến
thuật của NB
Phân loại bệnh phẫu thuật
Thời gian phẫu thuật
Nhận định các dấu hiệu biểu Điền vào “Bảng theo dõi
hiện của NB ngay sau phẫu NB sau PT” có sự giám sát
thuật:
Tồn trạng NB, nhận định dấu
Biến số lâm sàng hiệu sinh tồn, vết mổ, các loại
NB sau phẫu thuật dẫn lưu, tình trạng đau, các dấu
hiệu bất thường.
Tình trạng dinh dưỡng của NB
Thời gian trung bình nằm viện
sau phẫu thuật
Biến
Huyết
Công thức máu: Hồng cầu, Điền vào “Bảng theo dõi
số cận học
Bạch cầu trong máu.
NB sau PT” có sự giám sát
lâm
Vi sinh
Cấy các bệnh phẩm: vết mổ, Điền vào “Bảng theo dõi
sàng
đờm, nước tiểu
NB sau PT” có sự giám sát

Tỷ lệ nhiễm khuẩn mắc phải tại
Nhiễm khuẩn mắc
vết mổ
phải ở người bệnh
Tỷ lệ NK tiết niệu mắc phải
sau phẫu thuật
Tỷ lệ viêm phổi mắc phải
Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn
Theo dõi các biến chứng sau
Biến số theo dõi
mổ (chảy máu, tuột ống dẫn
lưu,...)
QT Kỹ thuật chăm sóc vết mổ..
Biến số chăm sóc Chăm sóc các ống dẫn lưu..
Sự tuân thủ vệ sinh tay

Điền vào “Bảng theo dõi
NB sau PT” có sự giám sát

Điền vào “Bảng theo dõi
NB sau PT” có sự giám sát


7
Dinh dưỡng đường tĩnh mạch,
Biến số chăm sóc
dinh dưỡng theo chế độ ăn BV,
dinh dưỡng
dinh dưỡng tự gia đình nấu
Tuổi

Giới
Thơng
Nghề nghiệp
tin về
Tình trạng kinh tế
NB
Tình trạng thể chất
Các bệnh lý kèm theo
Thông Cách thức phẫu thuật
Các yếu
tin về Kế hoạch phẫu thuật
tố liên
cuộc
Phân loại phẫu thuật
quan
phẫu
Phân loại bệnh trước phẫu thuật
đến
thuật Thời gian phẫu thuật
NKBV
Các
Sự tuân thủ vệ sinh tay của điều
chăm dưỡng trong chăm sóc
sóc
theo Chăm sóc vết mổ, dẫn lưu và
dỗi của sonde tiểu.
điều
dưỡng

Điền vào “Bảng theo dõi

NB sau PT” có sự giám sát
Hơ sơ bệnh án, phiếu theo
dõi diễn biến NB sau PT

Điền vào “Bảng theo dõi
NB sau PT”
Điền vào “Bảng theo dõi
NB sau PT”

2.8. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Số liệu sau khi thu thập được làm sạch, lọc bỏ các phiếu không đủ tiêu
chuẩn. Phiếu không đủ tiêu chuẩn là những phiếu thiếu quá nhiều thông tin
- Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1. Sau đó số liệu được phân tích
bằng phần mềm SPSS 20.0
- Các biến số, chỉ số được tính tốn, trình bày theo tần suất, tỷ lệ phần trăm.
- Sử dụng χ2 so sánh tìm sự khác biệt giữa 2 biến định tính. Phân tích tìm
mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với nhiêm khuẩn sau phẫu thuật được
phân tích bằng phân tích tìm mối tương quan OR
2.9. Vấn đề đạo đức tron nghiên cứu
- Được sự chấp thuận của hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, trường đại học
Thăng Long
- Nghiên cứu có phản hồi kết quả.
- Thơng tin bệnh nhân được giữ kín.
- Đối tượng tham gia nghiên cứu được giải thích rõ ràng về mục tiêu và sự
tự nguyện tham gia nghiên cứu.


8
CHƯƠNG 3
KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Tuổi và giới tính
Bảng 3.1. Phân bố tuổi và giới tính của nhóm đối tượng
Tuổi
18 – 39
40 – 59
> 60
Tuổi trung bình
Giới tính
Nam
Nữ
Tổng

Người bệnh
46
36
39

Tỷ lệ %
38,0
29,8
32,2
51,1±1,9

43
78
121

35,5
64,5

100

Nhận xét: Nhóm tuổi từ 18 - 39 chiếm tỷ lệ cao nhất 38%, thấp nhất là nhóm
40-59. Độ tuổi trung bình là 51,1±1,9.Về giới, nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam.
3.1.2. Các bệnh lý hèm theo
Bảng 3.2:Các bệnh lý phối hợp của đối tượng nghiên cứu
Bệnh lý phối hợp
Tăng huyết áp
Đái tháo đường
Tim mạch và đái tháo
đường
Bệnh lý về ung thư
Khơng có bệnh lý kèm
theo
Tổng

Người bệnh ( n=121 )
20
5

Tỉ lệ %
16,5
4,1

13

10,7

11


9,1

72

59,5

121

100

Nhận xét: Đa phần người bệnh trong nghiên cứu không có các bệnh lý
kèm theo. Trong nhóm có bệnh lý kèm theo thì nhóm có bệnh lý về tăng huyết
áp và tim mạch chiếm tỷ lệ cao 16,5%


9
3.2. Đặc điểm của người bệnh sau phẫu thuật
3.2.1. Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân sau phẫu thuật
Bảng 3.3: Các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân sau phẫu thuật
Bệnh nhân sau mổ (n = 121 )
Biến số nghiên cứu
Sau mổ 48h
Ra viện
Khó thở, thở

1
0
nhanh, SpO2
Khơng
120

121
giảm,

9
0
Sốt
Khơng
112
121

8
0
Ho xuất tiết nhiều
đàm, đàm đặc
Khơng
113
121

1
0
Đau tức ngực
khơng
120
121

99
0
Mệt mỏi
Khơng
22

121

1
0
Chảy máu sau
phẫu thuật
Khơng
120
121
Tốt
91
111
Vết mổ
Sưng, nề, chảy dịch
24
9
Tốc/ chảy mủ
7
1
Nơng
22
9
Sâu
2
1
Vị trí chảy dịch vết
mổ
Khoang
5
0

Khơng
92
111
Tốt
64
64
Tình trạng chân
Sưng nề, đỏ/ chảy mủ
1
1
dẫn lưu
Khơng đặt dẫn lưu
56
56

12
0
Đái buốt, đái dắt
Khơng
109
121
Đau tức vùng bàng

11
0
quang
Khơng
110
121


6
0
Nước tiểu đục
Khơng
115
121
Nhận xét: Sau phẫu thuật 48 một vài trường hợp có các biểu hiện khó thở,
có người bị sốt, có người bệnh vết mổ sưng nề, chảy dịch, chảy mủ thậm chí
cịn tốc vết mổ. Có trường hợp bị chảy máu sau phẫu thuật, có người lại có
biểu hiện đái dắt, đái buốt, đau tức bàng quang. Nhưng tất cả các triệu chứng
đấy đều hết hoặc tiến triển tốt khi người bệnh ra viện


10
3.2.2. Loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn trên NB bệnh sau phẫu thuật
20%
40%

10%

10%
20%

E.coli

Tụ cầu vàng

Klebsiella pneumina

Không thấy VK


Trực khuẩn mủ xanh

Biểu đồ 1 : Loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn trên người bệnh sau phẫu thuật
Nhận xét: Có 4 loại vi khuẩn gây bệnh, trong đó vi khuẩn E.coli chiếm
40% và tụ cầu vàng chiếm 20 %, trực khuẩn mủ xanh chiếm 10% và 10 % do
Klebsiella pneumoniae gây nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.
3.2.3. Thời gian nằm viện của người bệnh sau mổ
Bảng 3.4: Số ngày nằm viện của người bệnh sau mổ
Số ngày nằm viện
3÷7 ngày

Người bệnh sau phẫu thuật n=
121
N
Tỷ lệ (%)
68
56,2

8 ÷14 ngày

39

32,2

>14 ngày

14
121


11,6
100

Tổng số
Số ngày nằm viện trung bình của NB
mắc NKBV
Số ngày nằm viện trung bình của NB
khơng mắc NKBV

14 ± 0,33
8 ± 3,15

Nhận xét: Số ngày người bệnh nằm viện nhiều nhất ở nhóm 3÷ 7 ngày
chiếm 56,2%, nhóm nằm 8 ÷14 ngày chiếm 32,2% và nhóm nằm trên 14 ngày
chiếm 11,6%. Số trung bình ngày nằm viện ở người bệnh có nhiễm khuẩn sau
phẫu thuật cao hơn so với người bệnh không mắc nhiễm khuẩn.


11
3.2.4. Tỷ lệ người bệnh mắc nhiễm khuẩn sau phẫu thuật
Biểu đồ 2: Tỷ lệ nhiễm khuẩn mắc phải sau phẫu thuật

8%

Nhiễm khuẩn sau phẫu
thuật

Không nhiễm khuẩn
92%


Nhận xét: Tỷ lệ mắc NK sau phẫu thuật trong nghiên cứu là 8,3%
3.2.5. Sự phân bố nhiễm khuẩn mắc phải sau phẫu
Biểu đồ 3 : Tỷ lệ các loại nhiễm khuẩn mắc mắc phải sau phẫu thuật
100%

Không
mắc NK

80%
60%

Mắc NK

40%
20%

0%

5.8

3.3

0.8

NK vết mổ NK tiết niệu VP sau PT

Nhận xét: Theo bảng trên ta tấy tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 5,8%, nhiễm
khuẩn tiết niệu là 3,3% và viêm phổi sau phẫu thuật là 0,8%. Có 2 người bệnh
mắc cả 2 loại nhiễm khuẩn: nhiễm khuẩn vết mổ và nhiễm khuẩn tiết niệu.



12
3.3 Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn sau phẫu thuật
3.3.1. Liên quan giữa tuổi của NB với nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.
Bảng 3.5: Liên quan giữa tuổi của người bệnh với nhiễm khuẩn sau PT
Nhóm tuổi

Người bệnh sau phẫu thật (n=121)
NKBV
Khơng NKBV
P
N
Tỷ lệ (%)
N Tỷ lệ (%)

18 ÷ 39

2

4,3

44

95,7

40 ÷ 59

0

0


36

100

Trên 60
Tổng

8

20,5

31

79,5

10

8,3

111

91,7

P= 0.003

Nhận xét: Sự liên quan giữa nhóm tuổi với nhiễm khuẩn sau phẫu thuật
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
3.3.2. Liên quan giữa bệnh lý phối hợp với NK sau phẫu thuật
Bảng 3.6: Liên quan giữa bệnh lý phối hợp với nhiễm khuẩn sau phẫu thuật

Người bệnh sau phẫu thuật ( n=121)
NKBV

Bệnh lý phối hợp
N
Tăng huyết áp
Đái tháo đường
Bệnh lý phối hợp ĐTĐ, THA
Bệnh lý về ung thư
Khơng có bệnh lý kèm theo
Tổng

1
1
4
2
2
10

Tỷ lệ
(%)
5
20
30,8
18,2
2,8
8,3

Khơng NKBV
N


Tỷ lệ (%)

19
4
9
9
70
111

95
80
69,2
81,8
97,2
100

p

p= 0,007

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy mối liên quan giữa bệnh lý phối hợp với
nhiễm khuẩn sau phẫu thuật có ý nghĩa thống kê (p< 0,05)
3.3.3. Liên quan giữa cách thức phẫu thuật với nhiễm khuẩn sau phẫu PT
Bảng 3.7: Liên quan giữa cách thức phẫu thuật với nhiễm khuẩn sau PT
Người bệnh sau phẫu thuật ( n=121)
NKBV
Không NKBV
Biến số nghiên cúu
OR

N
Tỷ
lệ N
Tỷ lệ (%)
p
(%)
9
12,2
65
87,8
Cách thức Mổ mở
OR= 6,36
phẫu thuật Nội soi
1
2,1
46
97,9
Tổng
10
8,3
111
91,7
P< 0,05


13
Nhận xét: Người bệnh mổ mở có nguy cơ mắc NK sau phẫu thuật cao hơn
so với mổ nội soi 6,36 lần ( OR = 6,36). Mối liên này có ý nghĩa thống kê p < 0,05
3.3.4. Liên quan giữa thời gian phẫu thuật với NK sau PT
Bảng 3.8: Liên quan giữa thời gian phẫu thuật với nhiễm khuẩn sau PT

Người bệnh sau phẫu thật (n=121)
NKBV

Biến số nghiên cúu

>2h
Thời gian phẫu Từ 1-2 h
thuật
Dưới 1h
Tổng

Không NKBV

N

Tỷ lệ
(%)

N

Tỷ lệ
(%)

6

35,3

11

64,7


OR
p
OR= 7,28

2

6,7

28

93,3

2

2,7

72

97,3

OR= 19,63

10

8,3

111

91,7


p <0,01

Nhận xét: Thời gian phẫu thuật càng dài thì nguy cơ mắc nhiễm khuẩn
sau phẫu thuật càng cao. Mối liên quan giữa thời gian phẫu thuật với nhiễm
khuẩn bệnh viện có ý nghĩa thống kê (p <0,01)
3.3.5. Mối liên quan giữa sự tuân thủ vệ sinh tay với NK sau PT
Bảng 3.9: Liên quan giữa sự tuân thủ vệ sinh tay với nhiễm khuẩn sau PT
Người bệnh sau phẫu thật (n=121)
Sự tuân thủ vệ sinh tay
NKBV
Không NKBV
OR
điều dưỡng
N
Tỷ lệ
n
Tỷ lệ
p
(%)
(%)
Không
9
22,5
31
77,5
OR = 23,22
p < 0,01

1

1,2
80
98,8
Tổng
10
8,3
91,7
100
Nhận xét: Sự khơng tn thủ rửa tay của ĐD trong hoạt động chăm sóc có
nguy cơ NK sau phẫu thuật cao hơn so với sự tuận thủ rửa tay của điều dưỡng.
Mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
3.3.6. Mối liên quan giữa chăm sóc sonde tiểu với NK tiết niệu
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa chăm sóc sonde tiểu với nhiễm khuẩn tiết niệu
Người bệnh có đặt sonde tiểu (n=78)
Số lần chăm sóc ống
NKTN
Khơng NKTN
OR
thông tiểu/ ngày
p
N Tỷ lệ (%)
n
Tỷ lệ (%)
1 lần
3
17,6
14
82,4
OR= 12,85
≥ 2 lần

1
1,6
60
98,4
Tổng
4
5,1
74
94,9
P=0,008


14
Nhận xét: Những người bệnh bệnh đặt sonde tiểu chăm sóc ống sonde
tiểu 1 lần 1 ngày là những người có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn tiết niệu nhiều
hơn 15,5 lần so người bệnh đặt sonde tiểu chăm sóc sonde tiểu 2 hoặc trên 2 lần
( OR = 12,58). Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê (p = 0,008)
3.3.7. Kết quả điều trị - chăm sóc
Bảng 3.11: Kết quả điều trị - chăm sóc
Kết quả tại các thời điểm đánh giá
điều trị - chăm sóc
Kết quả điều trị - chăm sóc
Sau 1
Sau 2
Sau 3÷
Ra viện
ngày
ngày
5 ngày
Đạt

0
0
0
5
Hết nhiễm
Có chuyển đổi tốt
0
5
7
2
khuẩn vết mổ
Không chuyển
5
2
0
0
biến, không xấu đi
Đạt
0
0
4
4
Hết nhiễm
khuẩn tiết niệu
Có chuyển đổi tốt
4
4
0
0
Đạt

0
0
1
1
Hết viêm phổi
Có chuyển đổi tốt
0
1
0
0
bệnh viện
Khơng chuyển
1
0
0
0
biến, không xấu đi
Nhận xét: Đánh giá kết quả điều trị chăm sóc những trường hợp nhiễm
khuẩn vết mổ nhìn chung 18. Tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu thì kết quả tiến
triển ngay sau 1 ngày điều trị và đến ngày thứ 3÷5 thì đạt được kết quả mong
đợi. Đối với viêm phổi sau phẫu thuật người bệnh chưa có tiến triển sau 1 ngày
điều trị, từ ngày thứ 2 có tiến triển và đạt kết quả mong đợi vào ngày thứ 5 của
đợt điều trị chăm sóc.
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
Cũng như các nghiên cứu khác về nhiễm khuẩn bệnh viện, nghiên cứu của
chúng tơi tìm hiểu về các loại nhiễm khuẩn mắc phải sau phẫu thuật tại khoa
Ngoại bệnh viện Hịe Nhai. Chúng tơi lựa chọn những người bệnh đủ tiêu chuẩn
đưa vào nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2019 để
tìm hiểu về thực trạng mắc nhiễm khuẩn của người bệnh sau phẫu thuật tại bệnh

viện chúng tôi. Hơn nữa, nghiên cứu này chúng tơi thực hiện khi đứng ở góc độ
là người điều dưỡng, những người trực tiếp theo dõi, chăm sóc người bệnh nên
sẽ có sự khác biệt hơn so với cách nhận định phân tích, đánh giá của các nghiên
cứu trước đây. Qua nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy:


15
4.1. Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu.
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới
Trong nghiên cứu của chúng tơi tuổi trung bình 51,1± 1,9 tuổi. Tuổi thấp
nhất 20 tuổi, tuổi cao nhất 85 tuổi. Ba nhóm tuổi có tỷ lệ gần bằng nhau, cao
hơn chút là nhóm tuổi trên 60 chiếm 35,5%. Độ tuổi trung bình trong nghiên
cứu của chúng tôi gần giống với nghiên cứu về thực trạng nhiễm khuẩn tại bệnh
viện Bạch Mai năm 2017 của Nguyễn Thúy An [8] đều có độ tuổi trung bình là
gần 50 tuổi và thấp hơn nhiều so với độ tuổi trung bình trong các nghiên cứu
của Ngơ Thanh Bình từ năm 2010 – 2011 tại bệnh viện tỉnh Khánh Hịa khi tuổi
trung bình là 63,38 ± 19,06 tuổi cũng thấp hơn nghiên cứu của Lã Quý Hương
(2012) tại bệnh viện Bạch Mai là 66±2 tuổi [21]. Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao
nhất là nhóm tuổi trên 60 tuổi cũng giống với nghiên cứu của Bahram Nasr
Esfahani và cộng sự (2017) độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm tuổi trên 60
(29,48%)[].
Số người bệnh là nam chiếm 35,5% ít hơn nữ 64,5%, Tỷ lệ nam/nữ: 1/1,8.
Kết quả về tỷ lệ nữ cao hơn nam trong nghiên cứu của chúng tôi cũng gần
giống với nghiên cứu của Trần Thị Hà Phương và Mai Thị Tiết [28] nghiên cứu
về tình hình nhiểm khuẩn bệnh viện và các yếu tố liên quan tại bệnh viện đa
khoa Đồng Nai năm 2014 với người bệnh nữ chiếm 56% hay nghiên cứu Phan
Thị Bích Hồng (2001) nghiên cứu trên 107 BN thì ở tất cả các nhóm tuổi, tỷ lệ
nữ cao hơn so với nam (50,5% so với 49,5%) [16]. Theo Hasan AS và cộng sự
(2007) tiến hành nghiên cứu tại khoa Vi sinh Bệnh viện Indian ở Newdelhi thì
thấy nữ chiếm 70,5% và ở nam là 19,5% [47]. Nghiên cứu của chúng tơi có sự

khác biệt so với nghiên cứu của các tác giả khác khi tỉ lệ nam giới luôn cao hơn
so với nữ như nghiên cứu của Đỗ Trần Hùng và Dương Văn Hoanh (2012) với
tỉ lệ nam giới chiếm 60,5%, tỷ lệ nam/ nữ : 1,5/1[15] hay nghiên cứu của Đặng
Văn Ninh từ năm 2013 – 2014 tại khoa HSTC Bệnh viện Nguyễn Tri Phương tỉ
lệ Nam/Nữ: 1,7/1[27]. Có lẽ do đặc điểm, cơ cấu các mặt bệnh phẫu thuật và
điều trị của từng bệnh viện khác nhau nên có sự khác biệt như vậy.
4.1.3. Bệnh lý kèm theo.
Trong 121 đối tượng nghiên cứu có 40,5% người bệnh khơng có bệnh lý
kèm theo. Người bệnh có bệnh lý tăng huyết áp có tỉ lệ cao nhất chiếm 16,5%,
người bệnh có bệnh lý phối hợp ( tăng huyết áp và đái tháo đường) chiếm
10,7%, tiếp theo là đến nhóm có bệnh lý về ung thư chiếm 9,1 % và thấp nhất là
nhóm có bệnh lý là đái tháo đường kèm theo chiếm 4,1%. Kết quả nghiên cứu
thấp hơn nghiên cứu của Đoàn Xuân Quảng cùng cộng sự (2013) ở bệnh viện
Thống Nhất khi có 77,3% bệnh nhân có bệnh kèm theo và bệnh cao huyết áp,
tim mạch chiếm tỉ kê cao nhất 45%[29]. Cao hơn so với của Trần Đỗ Hùng và
Dương Văn Hoanh (2012) nghiên cứu về NKVM có 25,6% người bệnh có bệnh
kèm theo[15].Với những bệnh nhân có bệnh kèm theo sẽ ảnh hưởng trực tiếp


16
đến q trình điều trị và phục hồi bệnh chính của họ hơn là những người khơng
có các bệnh mãn tính kèm theo.
4.2 Đặc điểm của người bệnh sau phẫu thuật:
4.2.1: Các đặc điểm triệu chứng lâm sàng
48h sau phẫu thuật, 121 người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi có các
biều hiện về lâm sàng như sau:
Có 1 người bệnh khó thở, thở nhanh, đau tức ngực, SpO 2 giảm phải thở
oxy hỗ trợ. 23 người bệnh mạch nhanh, 1 người mạch chậm. 9 người sốt, 25
người huyết áp cao, 8 người huyết áp thấp. 8 người có biểu hiện mặt đỏ, da
nóng, hốc hác, 8 người ho xuất tiết nhiều đờm, đờm đặc. 99 người bệnh mệt

mỏi, 40 người da xanh. Có 1 trường hợp sau phẫu thuật cắt cụt trực tràng làm
hậu môn nhân tạo bị chảy máu sau phẫu thuật.
Về tình trạng vết mổ, có 91 người vết mổ tốt, khô; 24 người vết mổ sưng,
nề, chảy dịch; 7 người vết mổ chảy mủ hoặc toác. Trong đó 22 người chảy dịch
vùng dưới da tại đường mổ, 2 người chảy dịch từ tổ chức dưới da, vùng cân cơ,
5 người chảy dịch từ khoang của vết mổ. Chúng ta đã biết các triệu chứng lâm
sàng thường tiến triển từ từ theo thời gian, với giai đoạn đầu các triệu chứng có
thể là sốt là sưng, nóng, đỏ, đau vết mổ, sau đó hình thành mủ và xuất hiện tình
trạng chảy dịch mủ tại vết mổ, khi những vết mổ lâu liền và tổ chức xung quanh
kém bền mới tốc. Điều đó nói lên những vết mổ có những dấu hiệu sớm và
ban đầu là sưng nề vết mổ và sốt. Như vậy chúng ta cần chẩn đoán sớm ở giai
đoạn này để tiến hành điều trị cho bệnh nhân chứ không cần thiết chờ đợi đến
giai đoạn toác vết mổ mới điều trị.
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 56 người bệnh không đặt dẫn lưu,
có 65 người bệnh đặt dẫn lưu. Khơng có người bệnh nào phải đặt dẫn lưu sau
mổ. Kết quả này khác với kết quả của Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2010) tại bệnh
viện Đại Học Y Hà Nội khi có 81,5% người bệnh phải đặt dẫn lưu trong mổ,
18,5% người bệnh có đặt dẫn lưu sau mổ. Số người bệnh đặt dẫn lưu nhiều hơn
4 lần người bệnh không đặt dẫn lưu [36]. Có lẽ do cơ cấu mặt bệnh phẫu thuật,
tình trạng bệnh phẫu thuật và cách thức phẫu thuật ở mỗi bệnh viện khác nhau
nên có sự khác nhau trong các nghiên cứu như vậy. Trong những người bệnh
đặt dẫn lưu thì chỉ có 1 người bệnh mủ, phân chảy qua dẫn lưu do bục, xì miệng
nối trên bệnh nhân phẫu thuật cắt u đại tràng. 64 người bệnh còn lại chân dẫn
lưu và dịch qua dẫn lưu đều bình thường và và tiến triển tốt đến khi ra viện.
4.2.3. Kết quả cận lâm sàng của người bệnh sau phẫu thuật.
Căn nguyên gây NK bệnh viện có khác biệt cơ bản so với căn nguyên gây
nhiễm khuẩn cộng đồng. Trong vài thập kỷ gần đây cơ cấu các loài vi khuẩn
gây nhiễm khuẩn bệnh viện có nhiều thay đổi, các vi khuẩn Gram âm như
Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter spp, Escherichia coli và K.
pneumoniae ngày càng chiếm ưu thế trong các bệnh phẩm từ người bệnh nhiễm



17
khuẩn. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy với 4 chủng vi khuẩn phân lập
được trong đó tác nhân gặp nhiều nhất là Escherichia coli (40%),
Staphylococcus aureus (20%) và Pseudomonas aeruginosa (10%), Klebsiella
pneumonia (10%). So với các nghiên cứu trên thế giới thì đều cho thấy đây là
các tác nhân gây NKBV nhiều nhất. Với các nghiên cứu trong nước khác, cũng
có sự khác biệt khơng lớn về phân bố các tác nhân gây NKBV, nghiên cứu của
Nguyễn Việt Hùng năm 2012 cho thấy tác nhân thường gặp nhất là
Acinetobacter baumannii (25,8%), Pseudomonas earuginosa (12,9%); song tỷ
lệ Klebsiella pneumonia chỉ có 9,7% và tỷ lệ Staphylococcus aureus và
Candida spp cũng khá cao, chiếm tỷ lệ lần lượt là 19,4% và 16,1%. Tương tự
như nghiên cứu 2015 cũng cho kết quả Acinetobacter baumanii, Klebsiella
pneumonia, Pseudomonas aeruginosa là 3 loại tác nhân thường gặp nhất, chiếm
tỷ lệ theo trình tự: 23,1%, 19,2%, 11,5%[10].Nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa
Vĩnh Phúc và nghiên cứu của bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cũng cho kết quả
3 tác nhân trên là 3 tác nhân gây NKBV nhiều nhất nhưng tác nhân gây nhiễm
khuẩn bệnh viện nhiều nhất ở bệnh viện đa khoa Vĩnh Phúc là Klebsiella
pneumonia với 24,4% và tại BV Nhiệt đới Trung ương là Acinetobacter
baumannii (31%)[[7]. Điều tra năm 2014 tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện E
cũng cho thấy vi khuẩn gram âm là tác nhân chủ yếu gây NKBV 73,3%, trong
đó A.baumannii 33,3% và P.aeruginosa 17,3% là 2 vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao
nhất [18]. Trong khi đó nghiên cứu của Huỳnh Văn Huệ tại Sa Đéc lại cho kết
quả Staphylococus aureus chiếm tỷ lệ cao nhất (33,34%) [19]. Từ kết quả trên
cho thấy các căn nguyên gây nhiễm khuẩn bệnh viện chủ yếu là vi khuẩn, mặc
dù không có sự thay đổi đáng kể tỷ lệ các tác nhân giữa các bệnh viện, song vì
có sự khác biệt về quần thể bệnh nhân, phương pháp điều trị nên sự phân bố của
các tác nhân cũng có sự khác biệt giữa các nghiên cứu.Vì vậy càng cho thấy sự
cần thiết phải triển khai các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm kiểm soát

lan truyền các tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện. Đặc biệt trong cơng tác
kiểm sốt sự kháng kháng sinh trong tình hình mức độ kháng ngày càng cao với
các kháng sinh đang được sử dụng hiện nay.
4.2.5. Thời gian nằm viện của người bệnh sau phẫu thuật
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về thời gian năm viện sau phẫu thuật cho
thấy 56,2 % người bệnh nằm viện từ 3÷7 ngày, 32,2% nằm viện từ 8 ÷14 ngày
và 11,6% nằm viện > 14 ngày. Trong đó số ngày nằm viện trung bình của
người bệnh khơng mắc nhiễm khuẩn sau phẫu thuật là 8 ± 3,15 thấp hơn rất
nhiều so với thời gian nằm viện của người bệnh có mắc nhiễm khuẩn sau phẫu
thuật 14 ± 0,33. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Hồ Việt Mỹ tại bệnh
viện đa khoa Bồng Sơn năm (2003- 2004) khi người bệnh có mắc nhiễm
khuẩn bệnh viện thời gian nằm viên trung bình 22,8 ± 20,5[25], thấp hơn
nghiên cứu của Trần Thị Hà Phương, Mai Thị Tiết (2014)[28], nghiên cứu tình
hình nhiễm khuẩn bệnh viện và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện đa khoa


18
Đồng Nai khi người bệnh mắc nhiễm khuẩn bệnh viện có thời gian trung bình
nằm viện là 17 ngày, người không mắc nhiễm khuẩn bệnh viện là 6 ngày. Kết
quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Ánh Tuyết tại khoa ngoại bệnh
viện đại học Y Hà Nội ( 2010) khi thời gian nằm viện của người bệnh khơng
có nhiễm khuẩn là 8,51 ± 4,043 ngày, thời gian nằm điều trị sau mổ của nhóm
bệnh nhân có nhiễm trùng khuẩn11,35 ± 4,6 ngày [36]. Theo nghiên cứu
Mpogoro FJ, Mshana SEtại Tanzania [50] thì thời gian nằm viện trung bình
của các đối tượng bị nhiễm khuẩn sau phẫu thuật dài hơn những đối tượng
khơng có nhiễm khuẩn là 12,7 ± 6,9. Có sự khác biệt giữa các nghiên cứu
nghiên cứu. Có thể lý giải vấn đề của sự khác biệt do vấn đề qua tải của các
bệnh viện TW trong đó có sự quá tải của các bệnh viện chuyên khoa tuyến
trên, vì thế khi bệnh nhân có dấu hiệu cải thiện, bệnh thuyên giảm nhiều thì
các bác sĩ thường cho xuất viện hoặc chuyển xuống tuyến dưới điều trị tiếp.

4.3. Thực trạng mắc nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm để xác định tỷ lệ mắc nhiễm
khuẩn, giúp nhìn nhận khái quát về tình hình nhiễm khuẩn sau phẫu thuật, giúp
trả lời câu hỏi nhiễm khuẩn sau phẫu thuật tại bệnh viện chúng tôi tập trung ở
đâu, loại nhiễm khuẩn nào thường gặp... làm cơ sở cho việc kiểm soát nhiễm
khuẩn bệnh viện mỗi năm. Trong đợt nghiên cứu tiến cứu lần này với 121
người bệnh đủ tiêu chuẩn nghiên cứu, có 10 bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn sau
phẫu thuật, chiếm tỷ 8,3% (biểu đồ 1). Kết quả này cũng tương đồng với nghiên
cứu của Lê Tuyên Hồng Dương tại Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương
thực hiện năm 2011 cho kết quả nhiễm khuẩn trên lâm sàng là 8,3 % [12]. Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn một số nghiên cứu trước đây. Theo một
điều tra khác của Bộ Y tế tại 19 bệnh viện gồm 15 bệnh viện tỉnh/thành phố và
4 bệnh viện trung ương của Việt Nam, năm 2005, tỷ lệ NKBV là 5,7% [1 Theo
nghiên cứu của TS Đinh Vạn Trung nghiên cứu ở bệnh viện Trung Ương Quân
Đội 108 tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện này là 3,86%[34]. Ở Hà Tĩnh, nghiên cứu
của Trần Thị Vinh năm 2013 có tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 3,9%[37]. Với
nghiên cứu của nước ngoài của Franal H. Shah và cộng sự năm 2009 ở Bệnh
viện Guru Gobindsinh có tỉ lệ NKBV 4,17%[52]. Nghiên cứu của Manoj
Kumar Sahu và cộng sự có tỉ lệ NKBV là 4,6%. So với nghiên cứu mơ tả cắt
ngang của Bùi Vũ Bình và Hoàng Khắc Toàn năm 2015 tại 4 khoa: Ung bướu,
Nội, Ngoại B, Cấp cứu thì tỉ lệ NKBV ở nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn
nhiều so với 14,4% NKBV của nghiên cứu năm 2015 [10]. Thấp hơn so với
điều tra năm 2014 tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện E có 75 bệnh nhân được
chẩn đốn nhiễm khuẩn bệnh viện, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 12,27% [18].
Nghiên cứu của Trương Anh Thư và Nguyễn Việt Hùng tại khoa Hồi sức tích
cực - bệnh viện Bạch Mai năm 2013-2014 có tỷ lệ mới mắc NKBV là 16%
[33]. Nghiên cứu tại Trung tâm Chống độc – bệnh viện Bạch Mai có kết quả tỷ
lệ mới mắc nhiễm khuẩn bệnh viện là 27,2% [8]. Điều này có thể lý giải do



19
thời gian, cỡ mẫu nghiên cứu, mơ hình bệnh tật ở các bệnh viện khác nhau nên
có sự khác biệt giữa các kết quả nghiên cứu. Hơn nữa tỷ lệ nhiễm khuẩn sau
phẫu thuật cũng thay đổi theo từng bệnh viện, phụ thuộc vào tình trạng bệnh
của bệnh nhân, phụ thuộc vào loại phẫu thuật, trình độ chun mơn trong điều
trị và chăm sóc cũng như sự hiện đại của các phương tiện trang thiết bị y tế, cơ
sở vật chất của bệnh viện đấy. Việc theo dõi thường xuyên cho phép người
quản lý, các bác sĩ, điều dưỡng lâm sàng nắm rõ tình hình nhiễm khuẩn bệnh
viện, từ đó cơng tác tn thủ về Kiểm sốt nhiễm khuẩn được đẩy mạnh hơn.
Trong nghiên cứu của chúng tơi có 5,8% người bệnh bị nhiễm khuẩn vết
mổ. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Phạm Văn Tâm nghiên cứu
nhiễm khuẩn vết mổ các phẫu thuật tiêu hóa tại khoa Ngoại tiêu hóa bệnh viện
Bạch Mai năm 2011- 2013 là 3,6%[31]. Tuy nhiên lại thấp hơn tỷ lệ nhiễm
khuẩn vết mổ tại bệnh viện Sa Đéc ( 6,3%) [30], thấp hơn so với tỷ lệ nhiễm
khuẩn vết mổ 13,7% trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Lợi tại khoa phẫu thuật
cấp cứu tiêu hóa bệnh viện Việt Đức năm 2016[24]. Hay cũng thấp hơn rất
nhiều với nghiên cứu của Dr. Mwendwa Kithome Mutemi (2004) tỷ lệ NTVM
ổ bụng là 27.5% [51]. Một nghiên cứu khác tại bệnh viện Đại học của Iran
(2004) là 14.9% [48].
Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng có 3,3% người bệnh mắc nhiễm
khuẩn tiết niệu sau phẫu thuật. Nuôi cấy là tiêu chuẩn vàng để chẩn đốn nhiễm
khuẩn tiết niệu. Nhiễm khuẩn tiết niệu có sự thay đổi tùy vào thời điểm nghiên
cứu và địa điểm nghiên cứu. Trên thực tế, tiêu chuẩn này chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố như: tiêu chuẩn kỹ thuật của từng Labo, vấn đề thu thập bảo quản,
chuyên chở bệnh phẩm và tiền sử dụng kháng sinh trước đó của bệnh nhân. Tỷ
lệ mắc nhiễm khuẩn trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn rất nhiều so với
các nghiên cứu trước đây. So với kết quả Nguyễn Thị Huệ đánh giá tình trạng
nhiễm khuẩn tiết niệu trên bệnh nhân sau phẫu thuật chấn thương cột sống có
liệt tủy tại khoa phẫu thuật thần kinh bệnh viện Việt Đức năm 2013 tỷ lệ nhiễm
khuẩn tiết niệu là 15,4% [20], của Kevin B Laupand và cộng sự nghiên cứu

nhiễm khuẩn tiêt niệu trên bệnh nhân phẫu thuật tim mạch tại đơn vị chăm sóc
đặc biệt ở Canada năm 2004 tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu là 6%[49], hay như kết
quả của Eric Lim và cộng sự trong nghiên cứu sốt và nhiễm khuẩn trên 211
bệnh nhân sau phẫu thuật tim ở Anh năm 2003 tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu là
7.1% [38]. Điều đó có thể lý giải là do mơi trường cũng như điều kiện chăm sóc
và việc tuân thủ các quy trình chăm sóc trên người bệnh dặt sonde ở viện chúng
tôi đạt kết quả tốt; mặt khác cũng do tiêu chuẩn chọn bệnh nhân và tính chất
bệnh lý trong nghiên cứu của chúng tôi cũng khác các nghiên cứu trước đây.
Hơn nữa mẫu nghiên cứu của chúng tơi cịn hạn chế.Tuy vậy đây chỉ là lập luận
của chúng tôi vì trên thực tế chưa có số liệu cụ thể để khẳng định điều này.
Trong 121 người bệnh sau phẫu thuật có 1 trường hợp duy nhất (0,8%)
mắc viêm phổi bệnh viện. Trường hợp này là người bệnh lớn tuổi (>80 tuổi) sau


20
phẫu thuật ung thư, có mắc bệnh đái tháo đường và cao huyết áp. Bệnh nhân
sau mổ cắt bàng quang bán phần do ung thư bàng quang, phải nằm tại giường,
hạn chế vận động do phải rửa bàng quang liên tục. Bản thân là người lớn tuổi
đã có sức đề kháng yếu, lại mắc các bệnh mãn tính kèm theo, mắc ung thư nên
sức đề kháng của cơ thể người bệnh bị suy giảm hơn lại phải trải qua 1 cuộc
phẫu thuật lớn, kết hợp với việc nằm nâu ngày nên đây có thể là những nguyên
nhân kết hợp gây viêm phổi sau phẫu thuật cho người bệnh này. Nghiên cứu
của chúng tơi tìm hiều về thực trạng mắc nhiễm khuẩn sau phẫu thuật tại khoa
ngoại của bệnh viện. Vì vậy nó cũng có phần khác ít nhiều so với các nghiên
cứu trước đây là hầu như đều nghiên cứu về tình trạng NK vết mổ hay nhiễm
khuẩn tiết niệu sau phẫu thuật. Có rất ít các nghiên cứu về viêm phổi bệnh viện
mắc phải sau phẫu thuật nên đây là hạn chế để chúng tơi có thể so sánh tỷ lệ
viêm phổi này với các nghiên cứu trước đây.
4.4. Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn sau phẫu thuật
Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 3.21, qua phân tích mối liên quan cho thấy

có sự khác biệt về nhiễm khuẩn sau phẫu thuật giữa các nhóm tuổi: nhóm tuổi >
60 tuổi có tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn cao nhất (20,5%) và sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê. Kết quả này khá tương đồng với một số nghiên cứu như nghiên
cứu tại bệnh viện đa khoa Vĩnh Phúc (2016) [11] và bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh
(năm 2011, 2012, 2013) cũng cho thấy tuổi trên 60 là yếu tố nguy cơ cao gây
nhiễm khuẩn bệnh viện [37]. Tuổi cao là một yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn
sau phẫu thuật ( hay nhiễm khuẩn bệnh viện). Tuổi càng cao tỷ lệ nhiễm khuẩn
sau phẫu thuật càng tăng, tuổi càng cao sức đề kháng của cơ thế càng giảm đi
và ở độ tuổi này thường mắc các bệnh nền mạn tính như: suy tim, suy thận, tăng
huyết áp, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)... do vậy tỷ lệ nhiễm
khuẩn bệnh viện sẽ cao hơn. Vì vậy để giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện nên
hạn chế tối đa các thủ thuật xâm lấn trên bệnh nhân và rút bỏ sớm nhất các thủ
thuật khi có thể.
Bệnh mãn tính kèm theo là những yếu tố gây suy giảm miễn dịch ở những
người bệnh sau phẫu thuật làm tăng quá trình sinh sản của vi khuẩn và làm tăng
tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện. Trong nghiên cứu của chúng tơi mặc dù
nhóm tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm có bệnh lý kém theo
nhưng nhóm có bệnh lý phối hợp là tăng huyết áp và đái tháo đường có tỷ lệ
mắc nhiễm khuẩn cao nhất ( 30,8%). Chúng tơi cũng tìm thấy mối liên quan
giữa bệnh lý mãn tính với nhiễm khuẩn sau phẫu thuật trong nghiên cứu này.
Kết quả này cũng giống như nghiên cứu Nguyễn Thùy Linh nghiên cứu về thực
trạng NK bệnh viện tại khoa ngoại và hồi sức tích cực của ba bệnh viện tại Hà
Nội năm 2016 – 2017 khi nguy cơ mắc của nhóm tăng huyết áp và đái tháo
đường cao hơn các nhóm khác 4 lần (OR = 4, p <0,05)[23] hay cũng giống với
nghiên cứu tại bệnh viện đại học Gos, Nigeria (2012) tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn
bệnh viện của bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp


21
là 16.7%, p < 0,05 [39]. Với bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp thường gặp ở

người lớn tuổi, bệnh nhân ở độ tuổi này khi vào điều trị tại bệnh viện phần lớn
kèm theo các bệnh lý nền mạn tính khác nữa như: suy thận, suy tim, tăng huyết
áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)… làm giảm sức đề
kháng cơ thể, đây chính là yếu tố khiến những bệnh nhân này dễ mắc nhiễm
khuẩn bệnh viện hơn. Vì vậy, việc thăm khám, đánh giá tiền sử bệnh tật trước
phẫu thuật là quan trọng và làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn sau phẫu thật.
Tiếp tục tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố của phẫu thuật với nhiễm
khuẩn sau phẫu thuật, nghiên cứu của chúng tơi cho thấy có 1 trường hợp mổ
nội soi chiếm tỷ lệ nhiễm khuẩn là 2,1%, còn mổ mở nhiễm khuẩn sau phẫu
thuật chiếm 12,2%. Mổ mở có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn cao hơn 6,36 lần so
với mổ nội soi (OR = 6,36). Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng tìm thấy mối
liên quan giữa cách thức phẫu thuật với nhiễm khuẩn sau phẫu thuật (p < 0,05).
Kết quả này gần giống với nghiên cứu của Nguyễn Thị Lợi đánh giá kết quả
chăm sóc vết mổ nhiễm trùng sau mổ bụng cấp cứu tại khoa phẫu thuật cấp cứu
tiêu hóa bệnh viện Việt Đức năm 2016 khi cũng tìm thấy mối liên quan giữa mổ
mở và mổ nội soi, mổ mở nguy cơ mắc nhiễm khuẩn cao gấp 4,1 lần so với mổ
nội soi [24]. Điều này phù hợp vì khi mổ mở, vết mổ dài hơn, xâm lấn nhiều
hơn làm tăng diện tích tiếp xúc với mơi trường và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập
vào cơ thể.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy thời gian phẫu thuật có liên quan
đến nhiễm khuẩn sau phẫu thuật (p < 0,01). Nhóm người bệnh có thời gian phẫu
thuật trên 2 giờ chiếm tỷ lệ mắc cao nhất 35,5%, hai nhóm cịn lại có thời gian
phẫu thuật từ 1÷ 2 giờ có tỷ lệ mắc 6,7% và dưới 1 giờ tỷ lệ mắc 2,7%. Như vậy
tỷ lệ mắc NK sau phẫu thuật tăng dần lên theo thời gian phẫu thuật. Nhóm có
thời gian phẫu thuật trên 2 giờ có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn cao hơn 7,28 lần
nhóm có thời gian phẫu thuật 1÷2 giờ (OR = 7,28), cao hơn 19,63 lần so với
nhóm có thời gian phẫu thuật dưới 1 giờ (OR = 19,63). Nghiên cứu này cũng
giống với nghiên cứu của Nguyễn Thị Lợi tại khoa cấp cứu tiêu hóa bệnh viện
Việt Đức năm 2016 nhóm có thời gian phẫu thuật trên 2 giờ chiếm tỷ lệ cao
nhất (10,9%)[24], hay nghiên cứu của bệnh viện đa khoa Ninh Bình (2010) thấy

tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ có thời gian phẫu thuật dưới 120 phút là 6.2% và trên
120 phút là 15.8%[17]. Thời gian mổ càng lâu vết mổ phơi nhiễm với môi
trường, vi khuẩn và dịch tiết của cơ thể càng nhiều càng làm tăng nguy cơ
nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.
Một trong các yếu tố liên quan trực tiếp tới nhiễm khuẩn sau phẫu thuật là
các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng. Người điều dưỡng có vai trị quan
trọng trong chăm sóc, phục hồi sức khỏe của người bệnh, có vai trị quan trọng
trong cơng tác phịng chống nhiễm khuẩn của bệnh viện. Các hoạt động chăm
sóc của điều dưỡng cần phải phối hợp đồng bộ các biện pháp kiểm sốt nhiễm
khuẩn trong đó rửa tay ln được coi là biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn


22
bệnh viện đơn giản và hiệu quả nhất. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn của nhóm khơng tn thủ vệ sinh tay trong hoạt động
chăm sóc chiếm 22,5%, trong khi tỷ lệ nhiễm của nhóm tn thủ là 1,2%.
Nhóm khơng tn thủ vệ sinh tay trong hoạt động chăm sóc có nguy cơ mắc
nhiễm khuẩn cao hơn 23,22 lần so với nhóm tuân thủ và mối liên quan này có ý
nghĩa thống kê (p < 0,01). Tay bẩn của nhân viên y tế có chứa những loại vi
khuẩn làm tăng tình trạng bệnh do nhiễm khuẩn ở bệnh nhân, hoặc lây chéo từ
bệnh nhân này sang bệnh nhân khác. Vì vậy vệ sinh tay của nhân viên y tế trong
các cơ sở khám chữa bệnh là một trong những biện pháp hữu hiệu, đơn giản và
rẻ tiền nhất để bảo vệ người bệnh cũng như chính các nhân viên y tế trước
nhiễm khuẩn bệnh viện, đây là một vấn đề ngày càng được mọi hệ thống y tế
trên thế giới cũng như ở Việt Nam quan tâm.
Các hoạt động cùng với tần suất chăm sóc của người điều dưỡng với người
bệnh cũng là một trong các yếu tố liên quan đến tình trạng NK sau phẫu thuật
của người bệnh. Trong chăm sóc ống sonde tiểu nhóm người bệnh được chăm
sóc 1 lần/ ngày có tỷ lệ mắc NK tiết niệu 17,6% cịn nhóm có số lần chăm sóc
ống sonde tiểu trên hay 2 lần trong ngày có tỷ lệ mắc là 1,6%. Nguy cơ mắc NK

tiết niệu của nhóm chăm sóc ống sonde tiểu 1lần/ngày cao hơn 15,5 lần so với
nhóm chăm sóc ống sonde ≥ 2 lần/ngày. Chúng tơi cũng tìm thấy mối liên quan
giữa chăm sóc ống sonde tiểu với nhiễm khuẩn tiết niệu. Kết quả này cũng
tương đồng với nghiên cứu của Lê Thị Bình nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn
tiết niệu mắc phải sau đặt thông tiểu tại bệnh viện Bạch Mai từ năm 2003 –
2004 về mối liên quan giữa chăm sóc ống sonde tiểu với nhiễm khuẩn tiết niệu
mắc phải (p < 0,05) [9]. Việc theo dõi chăm sóc của điều dưỡng khi người bệnh
có đặt ống sonde tiểu là rất quan trọng. Người bệnh được theo dõi, chăm sóc
đúng sẽ làm giảm nguy cơ mắc NK tiết niệu sau đặt sonde tiểu. Hiểu biết được
vấn đề này điều dưỡng cần phải quan tâm, thực hiện đúng các quy trình chăm
sóc và đặc biệt quy trình kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân có đặt dẫn lưu để phịng
ngừa NK tiết niệu mắc phải.
4.5. Kết quả quá trình điều trị - chăm sóc của NB sau phẫu thuật.
Người bệnh nhiễm khuẩn sau phẫu thuật được chúng tôi theo dõi đánh giá
theo từng ngày điều trị chăm sóc. Các trường hợp người bệnh nhiễm khuẩn vết
mổ sau 1 ngày điều trị, chăm sóc chưa có tiến triển gì; đến ngày thứ 2 có 5
trường hợp có tiến triển tốt, 2 trường hợp chưa có tiến triển gì và sau 3÷ 5 ngày
các trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ đều có tiến triển tốt. Khi ra viện có 5
trường hợp hết nhiễm khuẩn vết mổ, 2 trường hợp vết mổ đang tiến triển tốt.
Đối với các trường hợp mắc nhiễm khuẩn tiết niệu sau phẫu thuật sau 2 ngày
điều trị - chăm sóc chưa có tiến triển gì nhưng từ ngày thứ 3÷ 5 bắt đầu có tiến
triển tốt, khi ra viện các trường hợp này đều hết mắc nhiễm khuẩn tiết niệu. Còn
đối với người bệnh bị mắc viêm phổi sau phẫu thuật có đáp ứng với điều trị
chăm sóc từ ngày thứ 2 sau 5 ngày thì hết mắc viêm phổi


23
CHƯƠNG V
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 121 người bệnh sau phẫu thuật tại khoa Ngoại Bệnh viện Hòe

Nhai từ tháng 1/2019 đến tháng 6/2019 chúng tôi đưa ra các kết luận như sau:
1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của NB sau phẫu thuật:
1.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
- Sau phẫu thuật 48 giờ có 1 người bệnh bị khó thở, 8 người ho xuất tiết
nhiều đờm đặc, 1 người đau tức ngực. Chảy máu sau phẫu thuật có 1 trường
hợp. 24 người bệnh vết mổ chảy dịch, 7 người toác vết mổ. Trong số 65 người
bệnh có đặt dẫn lưu thì có 1 người mủ chảy qua dẫn lưu. Có 12 người bị đái dắt
đái buốt, 11 người đau tức bàng quang, 6 người nước tiểu đục và có 2 người
bệnh tình trạng dinh dưỡng kém.
- Sau phẫu thuật có 10,7% người bệnh có số bạch cầu số lượng từ 10 – 15
nghìn, 3,3% có số lượng bạch cầu từ 15 – 20 nghìn và 4,1% có số lượng bạch
cầu trên 20 nghìn. Đến khi ra viện 100% người bệnh có số lượng bạch cầu dưới
10 nghìn.
- 78 NB có đặt sonde tiểu, có 20 người bạch cầu niệu dương tính. Khi ra
viện khơng cịn trường hợp nào bạch cầu niệu dương tính.
- Kết quả nuôi cấy VK cho thấy 3 trường hợp cấy mủ tìm thấy VK, 4
trường hợp cấy nước tiểu và 1 trường hợp cấy đờm tìm thấy VK.
- Có 4 loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn được tìm thấy ở người bệnh sau phẫu
thuật là E.coli ( 40%), tụ cầu vàng ( 20%), trực khuẩn mủ xanh ( 10%),
Klebsoella pneumonia (10%).
- Số ngày nằm viện của NB sau phẫu thuật không mắc NK 8 ± 3,15 thấp
hơn số ngày nằm viện của người bệnh có mắc NK 14 ± 0,33.
1.2.
Tình trạng mắc nhiễm khuẩn bệnh viện của NB sau phẫu thuật
- Tỷ lệ mắc hiện NKBV: 8,3%.
- NKVM là 5,8%, NKTN là 3,3%, VPBV là 0,8%
- Loại phẫu thuật ung thư chiếm số người mắc cao nhất ( 6 người)
- Thời gian mắc nhiễm khuẩn thường xuất hiện từ ngày thứ 3 sau phẫu thuật
2. Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn sau phẫu thuật
- Tuổi của người bệnh với p = 0,003 < 0,05.

- Ngày nằm viện lâu với p<0,01
- Bệnh lý phối hợp với p=0,007 < 0,05
- Mổ mở nguy cơ mắc NK cao hơn mổ nội soi với OR= 6,36, p < 0,05
- Mổ cấp cứu nguy cơ mắc NK cao gấp 2,97 lần so với mổ có kế hoạch, p <
0,01.
- Phân loại phẫu thuật với p < 0,01
- Thời gian PT càng lâu nguy cơ mắc NK càng cao, p < 0,01


24
- Sự khơng tn thủ VST của điều dưỡng có nguy cơ mắc NK cao gấp
23,22 lần so với sự tuân thủ VST, p < 0,01.
- Chăm sóc ống sonde tiểu 1 lần/ ngày có nguy cơ mắc NK cao gấp 12,85
lần so với chăm sóc ống sonde tiểu trên hoặc 2 lần/ ngày, p = 0,008
- Thời gian lưu sonde tiểu > 5 ngày nguy cơ mắc NKTN cao gấp 15,5 lần,
p= 0,004
- Thay băng VM trên hoặc 1 lần trên ngày là những NB có tỷ lệ NKVM
cao 60%, p < 0,01.
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI
Điểm hạn chế của nghiên cứu này, đó là cỡ mẫu của chúng tơi cịn ít nên
có cái nhìn và sự đánh giá còn hạn chế. Do vậy các kết quả về mật độ hiện mắc
nhiễm khuẩn sau phẫu thuật có thể chỉ mang ý nghĩa tương đối, chưa phản ánh
được hoàn toàn chính xác tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn sau phẫu thuật. Mặt khác, là
nghiên cứu triển khai trong thời gian ngắn nên vẫn chưa xác định được chính
xác những vấn đề nổi cộm ở những khu vực, đối tượng có nguy cơ cao, yếu tố
nguy cơ chính dẫn đến một loại nhiễm khuẩn sau phẫu thuật... Tuy nhiên, kết
quả của nghiên cứu này sẽ là một thơng tin hữu ích để tiến hành các nghiên cứu
tiếp theo tại bệnh viện ở các khu vực trọng điểm tiếp theo, các nhóm đối tượng
có nguy cơ cao hoặc các yếu tố nguy cơ của loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường
gặp từ đó sẽ kịp thời triển khai các can thiệp phòng ngừa hiệu quả.

KIẾN NGHỊ
Qua việc nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị, chăm sóc chúng tơi xin có một
số đề xuất và kiến nghị như sau:
- Cần thiết phải thiết lập hệ thống giám sát và thông báo NKBV tại các
khoa phòng trong bệnh viện
- Cần triển khai đồng bộ các biện pháp kiểm sốt NKBV trong đó cần đẩy
mạnh các biện pháp dự phòng cơ bản
- Tuân thủ triệt để quy trình vơ khuẩn trong chăm sóc các thủ thuật xâm
lấn, chỉ định rút các thiết bị hỗ trợ sớm nhất khi có thể nhằm làm giảm tỷ lệ
nhiễm khuẩn bệnh viện.
- Đồng thời khi chăm sóc người bệnh cần phối hợp đồng bộ các biện pháp
kiểm soát nhiễm khuẩn trong đó rửa tay ln được coi là biện pháp phòng ngừa
nhiễm khuẩn bệnh viện đơn giản và hiệu quả nhất.


×