Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Bài viết
Huỳnh Thế Du 1
SỬ DỤNG MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN (DCF) ĐỂ PHÂN
TÍCH CHÍNH SÁCH THU HÚT NHÂN TÀI CỦA CÁC ĐỊA
PHƯƠNG HIỆN NAY
Huỳnh Thế Du
Trong những năm vừa qua, rất nhiều địa phương (tỉnh, thành phố) đưa ra chính sách thu
hút nhân tài (những người có kiến thức, có trình độ chuyên môn cao như: tiến sỹ, thạc
sỹ, tốt nghiệp đại học hạng ưu...) về làm việc. Cách mà các địa phương thường làm là
căn cứ vào mỗi loại bằng cấp sẽ hỗ trợ một khoản kinh phí ban đầu bằng tiền (thường từ
10-50 triệu đồng). Tuy chưa có tổng kết chính thức, nhưng theo tôi chính sách này chưa
mang lại kết quả như mong đợi. Nguyên nhân của vấn đề nằm ở đâu? Trong bài viết
này, tôi xin sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền (Discount Cash Flow - DCF) để làm
khung phân tích tìm ra nguyên nhân của vấn đề.
Bất cứ một ai quan tâm đến kinh tế đều biết bài học vỡ lòng đồng thời là nền tảng quan
trọng nhất của kinh tế học (economics), đó là vấn đề lợi ích và chi phí (cost and
benefit). Về góc độ kinh tế, bất cứ một quyết định nào được đưa ra đều dựa trên nguyên
tắc tổng lợi ích của quyết định đó mang lại cho người ra quyết định phải lớn hơn tổng
chi phí mà người đó bỏ ra. Trong tất cả các tình huống có thể, thì tình huống được lựa
chọn là tình huồng mang lại lợi ích nhiều nhất cho người lựa chọn nó. Mặt khác, xét
dước góc độ quản trị học (management), bất cứ ai trong cuộc sống đều muốn được thoả
mãn nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. Theo Maslow thì nhu cầu của con
người được chia làm 5 cấp độ khác nhau. Cấp thấp nhất là các nhu cầu về vật chất, tiếp
theo là nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được kính trọng và cao nhất là nhu cầu
được thể hiện bản thân. Đối với những người có kiến thức, có trình độ học vấn càng cao
thì những nhu cầu càng trên cao của tháp Maslow càng quan trọng hơn, vì những người
này thừa hiểu rằng, họ có đủ khả năng để có một cuộc sống ổn định về mặt vật chất và
mong muốn tìm kiếm những cơ hội tốt hơn. Theo triết học (philosophy), vật chất và tinh
thần là hai yếu tố không thể tách rời, chúng vừa đố
i lập, vừa bổ sung cho nhau. Với một
mức độ về cuộc sống vật chất mà một người nào đó có được thì sẽ có một mức độ cuộc
sống tinh thần tương ứng. Điều này có nghĩa là, người nào có cuộc sống vật chất tốt thì
cuộc sống tinh thần sẽ tốt (ở đây, chỉ xét theo luật số đông, lựa chọn trong phạm vi 3σ
của phân phối thống kê chuẩn, không tính những ngoại lệ). Để có thể sử dụng mô hình
chiết khấu dòng tiền, tôi xin lượng hoá những ước muốn, những kỳ vọng của những đối
tượng này thành dòng ngân lưu cụ thể.
Một người có kiến thức và trình độ chuyên môn cao thì ước muốn, hay nhu cầu vật chất
hiển nhiên của họ phải có là gì? Nếu sử dụng cách tính ngang bằng sức mua, bỏ
qua sự
chệnh lệch mặt bằng giá giữa các địa phương, lấy mức trung bình ở Việt nam thì khi
làm việc được khoảng 20 năm hoặc đến khi về hưu (khoảng 30 năm), người này cần
phải có tối thiểu một căn nhà 2,5 tầng, với những tiện nghi đầy đủ, một chiếc xe ô tô giá
trị khoảng 200 triệu đồng, một tài sản dữ trữ có thể quy ra hiện kim (tiền m
ặt, vàng, sổ
tiết kiệm, chứng khoán ...) khoảng 1 tỷ đồng. Nếu quy tất cả những thứ này về hiện tại,
thì giá trị hiện tại (NPV) của chúng tối thiểu phải từ 0,4-1,0 tỷ đồng. Giả sử suất chiết
khấu là 12%, một người bắt đầu có tích luỹ thu nhập từ năm thứ 5 trở đi, với mức khởi
điểm là 2 triệu đồng/ tháng (24 tri
ệu đồng/năm), thu nhập danh nghĩa của người đó sẽ
đạt mức cao nhất vào năm làm việc thứ 20, sau đó giảm dần và thu nhập danh nghĩa
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Bài viết
Huỳnh Thế Du 2
năm làm việc thứ 30 bằng năm làm việc thứ 10 thì mức tăng trưởng thu nhập bình quân
của họ hàng năm trong vòng 30 năm làm việc phải là bao nhiêu? Theo công thức định
giá dòng tiền ta có
∑
=
+
+
=
30
1
)1(
)1(
i
i
i
n
r
gC
V
Trong đó:
V: Giá trị hiện tại của tài sản (NPV)
C: Thu nhập năm thứ 5
r: Suất chiết khấu
i: năm thứ i
g
n
: mức tăng trưởng thu nhập ròng bình quân hàng năm (g
n
từ 1-20 có
dấu dương và từ 21-30 mang dấu âm)
Dùng các phương pháp tính toán trong phần mềm Excel ta có kết quả theo đồ thị và
bảng dưới đây.
ĐỒ THỊ THU NHẬP RÒNG BÌNH QUÂN THÁNG VÀ GIÁ TRỊ HIỆN TẠI
RÒNG CỦA THU NHẬP VỚI MỨC TĂNG BÌNH QUÂN 20% NĂM
Đvt: Triệu đồng
-
5
10
15
20
25
30
35
40
45
5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31
NPV Thu nhap bình quân tháng
Tốc độ tăng thu nhập ròng hàng năm 18%
20% 22% 24% 26% 28% 29%
NPV của tài sản 30 năm 419 490 575 676 796 938 1,020
NPV của tài sản 20 năm 332 384 447 521 608 712 771
Thu nhập ròng hàng tháng năm 10 và 30 5 5 5 6 6 7 7
Thu nhập ròng hàng tháng năm 20 24 31 39 50 64 81 91
Như vậy, để đạt được kỳ vọng mong đợi (NPV của tài sản từ 400-1.000 triệu đồng) thì
mức tăng thu nhập ròng hàng năm của người này phải đạt từ 18-30%. Điều này có nghĩa
là trong vòng từ 3-5 năm mức thu nhập sẽ tăng gấp đôi, thu nhập ròng hàng tháng (sau
khi đã trừ đi các chi phí cần thiết cho cuộc sống hàng ngày) năm thứ 10 và 30 bình quân
từ 5-7 triệu đồng, năm thứ 20 từ 24-90 triệu đồng. Giá trị hiện tại của thu nhập ròng
năm thứ 20 tối thiểu khoảng 40 triệu đồng, năm thứ 30 gần bằng không. Con số này là
tương đối phù hợp thực tế.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Bài viết
Huỳnh Thế Du 3
Với những tính toán kỳ vọng của các đối tượng cần thu hút nêu trên, biến số đáng quan
tâm nhất là tốc độ tăng trưởng thu nhập ròng bình quân hàng năm (g
n
). Đây chính là
biến số thể hiện mong muốn có được cơ hội thăng tiến và môi trường làm việc tốt.
Việc tính toán, chiết khấu dòng tiền là vấn đề phân tích dưới góc độ của kinh tế, của tài
chính. Một người thông thường khi lựa chọn quyết định sẽ không xây dựng mô hình
như vậy để tìm ra kết quả. Nhưng có một điều chắc chắn là khi quyết định một việc gì
đó, họ luôn biết chắc rằng mình đang kỳ vọng điều gì và nếu chỗ nào có khả năng đạt
được kỳ vọng tốt nhất thì họ sẽ lựa chọn. Do vậy, chính sách thu hút những đối tượng
này của một địa phương có khả năng sẽ đạt được hiệu quả nếu nó tạo ra cơ hội có được
những nhu cầu và ước muốn tối thiểu của đối tượng cần thu hút. Tuy nhiên, trong thực
tế, liệu đã có địa phương nào khi xây dựng chính sách thu hút nhân tài của mình đã tính
đến, ước lượng và xem xét khả năng tạo ra cơ hội cho những người đến làm việc ở địa
phương mình đạt được kỳ vọng tối thiểu của họ chưa?
Những tính toán nêu trên chỉ là những giả định với những cơ sở không thực sự vững
chắc và những phép tính phức tạp nêu trên là không thực sự cần thiết. Để tính toán, ước
lượng cụ thể cần phải có một nghiên cứu thực tiễn. Tuy nhiên, việc đưa ra con số chính
xác không phải mục tiêu của bài viết mà mục tiêu là đề cập đến sự chưa hợp lý trong
chính sách thu hút nhân tài của các địa phương hiện nay. Nếu căn cứ vào lý thuyết hành
vi, những nguyên lý về quản trị và marketing, nhất là marketing địa phương thì phương
thức thu hút nhân tài của các địa phương bằng cách cấp một khoản tiền ban đầu là
không thực sự phù hợp, đánh chưa đúng nhu cầu của đối tượng cần thu hút. Đối với
những người có kiến thức, có trình độ chuyên môn cao, mong muốn lớn nhất của họ là
có một môi trường làm việc tốt, một sân chơi bình đẳng, để thi thố tài năng tạo ra của
cải cho xã hội, tạo ra thu nhập bằng chính sức lực và tài năng của mình nhằm đảm bảo
cuộc sống, chứ những người này không bao giờ mong muốn được trợ cấp. Họ thừa hiểu
rằng trong thị trường hoàn hảo, việc trợ cấp hay đánh thuế sẽ tạo ra tổn thất xã hội. Dù
họ có là những hàng hoá công với ngoại tác tích cực thì cũng rất khó tạo ra tác dụng lan
toả khi môi trường làm việc đã bị lây nhiễm hiệu ứng bầy đàn quá nặng, khi hầu hết mọi
người đều chơi thì kết quả cuối cùng người có tích cực cho mấy cũng ngồi chơi, trừ khi
đó là người có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất trong tổ chức. Mà thông thường,
những người mới về bao giờ cũng là người có vị trí thất nhất trong tổ chức, mấy khi
được đặt vào vị trí đứng đầu.
"Hiền tài là nguyên khí quốc gia", chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự
hưng thịnh của một quốc gia, một địa phương, một tổ chức. Nếu địa phương nào, tỉnh
nào, thành phố nào tạo được môi trường kinh doanh tốt, có nhiều cơ hội thi thố tài năng
cho những người giỏi thì họ sẽ tự động tìm đến dù không có bất kỳ chính sách ưu đãi
riêng biệt nào đối với họ. Ví dụ như Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, hầu hết những người
khi tốt nghiệp đều muốn ở lại, rất ít người muốn trở về địa phương công tác. Nói như
vậy không có nghĩa là tất cả những người tài, có kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ cao
đều ở Hà Nội hay Tp. Hồ Chí Minh mà hai địa phương này đang bị cạnh tranh bởi các
thành phố ở các nước khác, khi mà những người đi du học không muốn trở về làm việc
hoặc những người có trình độ đang muốn ra nước ngoài làm việc. Nơi nào "đất lành
chim sẽ đậu", còn nếu địa phương nào "trên thì trải thảm đỏ, dưới thì rải gai
1
" (ở đây tôi
muốn đề cập đến những khó khăn mà các nhà đầu tư, những người có chuyên môn cao
1
Chỉ là câu nói vui, nhưng theo tôi, đây là một vấn đề rất đáng suy ngẫm cho những nhà hoạch định
chính sách xây dựng nguồn nhân lực, thu hút nhân tài, cải cách hành chính ở các đại phương
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Bài viết
Huỳnh Thế Du 4
gặp phải khi ở trong môi trường đó) thì người ta có về rồi thì cuối cùng cũng phải ra đi
vì họ không có đất dụng võ.
Tinh thần yêu quê hương đất nước là một đặc tính đáng quý của người Việt Nam. Dù đi
đâu, có thành đạt ở đâu họ cũng muốn trở về quê hương, muốn có "một miếng giữa
làng", được "mở mặt mở mày" với bà con hàng xóm, hơn là một thân một mình cặm cụi
nơi đất khách quê người, có thành công cũng không ai biết. Một câu hỏi rất lớn mà
nhiều địa phương cần phải đặt ra là tại sao rất nhiều người thành đạt, rất nhiều người
giỏi của địa phương khi họ trở về chỉ muốn hiến tặng một công trình, một vật gì đó cho
quê hương rồi lại ra đi mà không muốn trở về làm việc, bỏ vốn đầu tư làm giàu quê
hương, họ là những người hiểu quê hương mình nhất, muốn quê hương mình được giàu
đẹp mà tại sao vậy?