Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Trung tâm tri thức - thư viện trong công tác phục vụ người dùng tin: Nghiên cứu tại phòng dịch vụ thông tin tổng hợp, VNU - LIC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.84 KB, 10 trang )

TRUNG TÂM TRI THỨC - THƯ VIỆN TRONG CÔNG TÁC PHỤC VỤ
NGƯỜI DÙNG TIN: NGHIÊN CỨU TẠI PHỊNG DỊCH VỤ
THƠNG TIN TỔNG HỢP, VNU - LIC

...

Vũ Thị Thanh Mai*1
Tóm tắt: Hiện nay, trong công cuộc đổi mới giáo dục cùng với sự
phát triển của khoa học, cơng nghệ... thì nhu cầu tìm hiểu, khai
thác thơng tin của xã hội ngày càng lớn. Điều đó đặt ra vấn đề
cần phải vận dụng chính thành quả của khoa học vào việc nâng
cao vai trò của thư viện. Từ lý do nêu trên, bài viết đề cập đến
đánh giá điểm mạnh và thách thức của tri thức số trong công tác
phục vụ bạn đọc tại phịng Dịch vụ Thơng tin Tổng hợp (Phịng),
Trung tâm Thông tin - Thư viện (Trung tâm/LIC), Đại học Quốc
gia Hà Nội (ĐHQGHN/VNU), từ đó gợi mở một số giải pháp cải
thiện, đáp ứng nhu cầu phục vụ người dùng tin.
Từ khóa: Tri thức số; Cơng tác phục vụ bạn đọc; Phục vụ người
dùng tin; Công nghệ thông tin; sách điện tử; Học liệu số.

1. KHÁI QUÁT HỌC LIỆU SỐ, TRI THỨC SỐ
Học liệu số: Học viện Công nghệ Massachusetts (Massachusetts
Institute of Technology – MIT) bắt đầu xem xét phương thức sử dụng
nguồn lực Internet trong việc thực hiện sứ mạng giáo dục và nâng
cao tri thức cho sinh viên. Đến năm 2000, dự án Học liệu mở (Open
Courseware – OCW) được đề xuất, và một năm sau đó, MIT chính thức
thơng báo trên tờ The New York Times về OCW của mình và khái niệm
“Học liệu số” chính thức được khai sinh.
*

Thạc sĩ, Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.




650

PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM

Đến năm 2015, mục tiêu đầy tham vọng của MIT đã đạt được, theo
thống kê, MIT đã xuất bản 2.260 học liệu môn học, với 1 tỉ lượt người
xem, 175 triệu lượt người truy cập trên khắp thế giới, 100 học liệu môn
học dưới dạng video, 900 học liệu môn học cũ đã được cập nhật mới, và
xây dựng thêm hai học liệu mở khác là dành cho học giả và học liệu mở
dành cho nhà giáo dục. Đó là một con số khổng lồ đối với một dự án
học liệu mở đầu tiên trên thế giới trong việc chia sẻ nguồn tài nguyên số
hoàn toàn mở và miễn phí. Từ đó, MIT đã đưa ra một khái niệm về học
liệu số như sau: “Học liệu số là sự xuất bản dựa trên nền tảng toàn bộ nội
dung các môn học của MIT ở quy mô lớn nhằm tạo ra một phương thức
tiếp cận mới trong việc chia sẻ nguồn tri thức mở” [2, tr.51].
Học liệu số được ra đời cùng với mục đích của học liệu mở và được
vận hành vào tiện ích của cơng nghệ thông tin. Học liệu số được xây
dựng nhằm mục đích phục vụ rộng rãi nhu cầu học tập, nghiên cứu
khoa học của sinh viên, giảng viên và cán bộ nhân viên. 
Với lĩnh vực giáo dục, tại Khoản 2 Điều 2 Thơng tư 21/2017/TTBGDĐT (có hiệu lực ngày 23/10/2017) quy định ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn qua mạng Internet cho
giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành thì học liệu số được quy định như sau: “Học liệu số (hay
học liệu điện tử) là tập hợp các phương tiện điện tử phục vụ dạy và
học, bao gồm: giáo trình điện tử, sách giáo khoa điện tử, tài liệu tham
khảo điện tử, bài kiểm tra đánh giá điện tử, bản trình chiếu, bảng dữ
liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, phần mềm
dạy học, thí nghiệm mơ phỏng và các học liệu được số hóa khác” [1].

Tri thức số: Với sự tác động mạnh mẽ của các tiến bộ khoa học và
công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, thế giới
đang biến chuyển tới một nền kinh tế và xã hội mới mà thông tin và tri
thức được xem là nguồn lực chủ yếu. Trong xu thế tồn cầu hóa, điều
đó cũng tác động mạnh mẽ đến các nước đang phát triển như Việt
Nam, mang đến cả những cơ hội và thách thức, trong đó tri thức đóng
vai trị quan trọng trong tiến trình phát triển con người, quốc gia. Tri


Trung tâm tri thức - thư viện trong công tác phục vụ...

thức đóng vai trị tạo nên mọi thành tựu và tiến bộ trong lịch sử phát
triển của văn minh nhân loại.
Theo Trần Đình Liên (1998) cho rằng: “Tri thức là những hiểu biết
có mức độ khái quát nào đó, về các mối quan hệ giữa các thuộc tính,
các sự vật, hiện tượng mang tính “quy luật” ở chừng mực nhất định mà
con người thu được qua từng trải kinh nghiệm, qua phân tích số liệu
hay nghiên cứu, lý giải, suy luận” [7].
Tri thức được tạo nên từ thông tin, giống như thơng tin được hình
thành từ dữ liệu. Thơng tin trở thành tri thức thơng qua các q trình sau:
• So sánh (Comparison): thơng tin về hồn cảnh hay sự việc này

so với hoàn cảnh và sự việc khác mà chúng ta đã biết.
• Đúc rút (Consequense): những bài học gì mà thông tin mang lại

sẽ hỗ trợ cho các quyết định và hành động của chúng ta.
• Kết nối (Connection): tri thức này liên hệ với tri thức khác như

thế nào.
• Hội thoại (Conversation): những người khác nghĩ gì về thơng


tin này.
Trong quản trị tri thức, cách phân loại tri thức phổ biến nhất là
phân chia tri thức thành tri thức ẩn và tri thức hiện.
• Tri thức ẩn được lưu trữ trong bộ não của con người.
• Tri thức hiện được lưu trữ trong các tài liệu và các phương tiện

lưu trữ (ngoài bộ não của người) như sách vở, hoặc ẩn trong các thiết
bị, sản phẩm, quy trình, dịch vụ và hệ thống.
Tri thức hiện là tri thức dễ dàng mã hóa. Nó được lưu giữ trong các
tài liệu, cơ sở dữ liệu, các trang Web, email… Tri thức hiện có thể truyền
tải, chia sẻ bằng các dạng ngơn ngữ chính thức và hệ thống. Trong một
công ty, tri thức hiện thể hiện dưới các dạng tài sản hiện hữu, chẳng
hạn các báo cáo, các kế hoạch kinh doanh, các bản vẽ, bằng phát minh,
nhãn hiệu, danh sách khách hàng và những thứ tương tự như vậy.
Chúng là sự tích lũy kinh nghiệm của tổ chức, được lưu giữ dưới dạng

651


652

PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM

mà những người quan tâm có thể tiếp cận dễ dàng và thực hiện theo
nếu muốn.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là
Internet đã có những tác động to lớn đến mọi lĩnh vực trong đời sống
xã hội, trong đó có thư viện. Sự xuất hiện của máy tính điện tử và hệ
thống mạng đã làm thay đổi phương thức tạo lập và phổ biến thông tin

trong các cơ quan thông tin thư viện. Trong q trình phát triển khơng
ngừng của công nghệ, các kho tài liệu truyền thống của thư viện được
số hóa, tổ chức và phục vụ tài liệu số cho người dùng tin. Kho dữ liệu
số của thư viện khơng chỉ chứa tồn bộ dữ liệu của thư viện đó mà cịn
mở rộng, kết nối, liên thơng, cung cấp truy cập tới các kho dữ liệu nằm
tại các thư viện khác (hay cơ sở dữ liệu khác) ở nơi khác trong phạm vi
quốc gia đó và mở rộng trên phạm vi toàn cầu.
Sự ra đời của tri thức số, học liệu số được ra đời và cải thiện không
ngừng để thỏa mãn nhu cầu đọc, đáp ứng nhu cầu hiểu biết vô tận,
tiếp nhận tri thức, học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo, xử lý các công việc và
ra quyết định.

2. KHÁI QT VỀ PHỊNG DỊCH VỤ THƠNG TIN TỔNG HỢP, TRUNG TÂM THÔNG TIN
- THƯ VIỆN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (ĐHQGHN)
Phịng Dịch vụ Thơng tin Tổng hợp là một trong 4 phịng dịch vụ
thơng tin trực thuộc Trung tâm Thông tin - Thư viện, ĐHQG HN đặt
tại trụ sở chính 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. Với đội ngũ hơn 10
cán bộ nhân viên, thời gian qua Phịng vừa làm cơng tác phục vụ bạn
đọc, vừa làm công tác lưu trữ, xây dựng và tổ chức học liệu và đã nỗ
lực phối hợp cùng các bộ phận liên quan thu thập tài liệu và xử lý hàng
ngàn tài liệu để làm giàu kho tài nguyên. Nhằm thúc đẩy, phát triển và
thoả mãn nhu cầu, hứng thú đọc tài liệu của bạn đọc, Phòng cũng tích
cực tham gia truyền thơng, hướng dẫn và cung cấp tài liệu cho bạn đọc
dưới nhiều hình thức. Trong thực tiễn hoạt động của các thư viện và cơ
quan thông tin cho thấy cơng tác người đọc có rất nhiều vai trò khác
nhau song nổi bật nhất là vai trò làm “chiếc cầu” nối liền người đọc với
vốn tài liệu thơng qua người cán bộ thư viện. Tại phịng Dịch vụ Thông


Trung tâm tri thức - thư viện trong công tác phục vụ...


tin Tổng hợp vốn tài liệu của thư viện được khai thác với lưu lượng lớn
đối với cả tài liệu in và tài liệu số. Từ đó nhân viên thư viện có thể tìm
hiểu và nắm bắt được nhu cầu đọc, nhu cầu tin của người đọc và chính
điều đó là cơ sở của các hoạt động khác trong thư viện.
Đặc biệt, trong giai đoạn cách mạng công nghệ 4.0 đã, đang và
sẽ tạo cho thư viện một số thuận lợi nhưng cũng có một số khó khăn
trong việc nắm bắt nhu cầu của bạn đọc khi ứng dụng tri thức số.

2.1. Điểm mạnh
Phịng Dịch vụ Thơng tin Tổng hợp đã được Trung tâm tự động
hóa tồn bộ chu trình thư viện truyền thống, ứng dụng các cơng nghệ
RFID, mượn trả sách tự động 24/7, an ninh thư viện, camera giám sát,
phịng học nhóm, các thiết bị nghe nhìn hiện đại, đổi mới cảnh quan thư
viện, tiện ích thư viện, phủ sóng wifi tồn bộ các phịng đọc thư viện.
Thời gian vừa qua, bên cạnh việc duy trì 100% thời gian mở cửa
phục vụ theo quy định, Phòng còn tham gia rất nhiều công việc như
phát triển tài nguyên số và xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) môn học.
Trong đó, việc hướng dẫn sinh viên cài đặt và sử dụng app Bookworm
- ứng dụng đọc mượn tài liệu số bằng các thiết bị di động là một nhiệm
vụ mới của Trung tâm và cũng là của Phòng. Cụ thể như sau:
Bảng 1: Kết quả hoạt động
của Phòng Dịch vụ Thông tin Tổng hợp năm 2019

Nội dung hoạt động
Kết quả
1. Hướng dẫn, truyền thông thư viện
Hướng dẫn SV, HS sử dụng thư viện
4.100 SV
Hướng dẫn cài đặt BW

1.277 ID
Đăng bài trên blog
4.828 bài
Chia sẻ trên mạng xã hội, trên G+:
3.800 lượt
Like và share nguồn tài liệu số của Trung tâm
2.650 lượt
2. Tham gia phát triển tài nguyên số và xây dựng cơ sở dữ liệu môn học

653


654

PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM

Thu thập tài liệu từ đơn vị đào tạo Trường Đại học Kinh tế, Trường
Đại học Cơng nghệ để số hố
Rút chọn tài liệu trong kho để số hố
Xây dựng cơ sở dữ liệu mơn học Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại
học Công nghệ

690 cuốn;
08 file mềm
465 cuốn
873 mã môn

Kết quả bảng trên cho thấy, ngồi cơng việc chun mơn hằng
ngày phục vụ bạn đọc đến sử dụng không gian thư viện và mượn, trả
tài liệu, Phịng cịn triển khai rất nhiều cơng việc khác và đều đạt kết

quả đáng khích lệ bởi khơng chỉ hồn thành xuất sắc các nhiệm vụ mới
được giao, Phịng cịn góp phần vào sự hài lịng của bạn đọc với tỉ lệ
đạt hơn 90% bạn đọc hài lòng khi tham gia khảo sát chất lượng phục
vụ của Trung tâm.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc, thời gian gần đây
Trung tâm đã xây dựng hệ thống học liệu số (giáo trình số, sách tham
khảo số…) trên tất cả các ngành học, khoa học trên nền tảng VNU LIC
Bookworm. Ứng dụng VNU LIC Bookworm giúp cho người đọc có
thể đọc được sách, giáo trình thơng qua các ứng dụng công nghệ mà
không phải mất thời gian đến thư viện. Ngồi ra, để đáp ứng nhu cầu
tìm tin, tài liệu Trung tâm đã hoàn thành việc kết nối thư viện số thông
minh, thư viện số dùng chung giữa các trường đại học, kết nối với các
kho dữ liệu nội sinh của Việt Nam và thế giới; Tự động hóa tồn bộ chu
trình thư viện truyền thống, ứng dụng các công nghệ mượn – trả sách
tự động 24/7… Hệ thống cơ sở vật chất, an ninh thư viện, tiện ích thư
viện cũng được nâng cấp, đầu tư đồng bộ... Với việc phục vụ tri thức
số, Phòng đã làm nhiệm vụ là cầu nối giúp Trung tâm mang đến cho
người đọc những cơ hội tiếp cận thông tin và tri thức mở, chất lượng
cao, tạo ra cho bạn đọc điều kiện tiếp cận với thơng tin, tri thức vượt
ra ngồi phạm vi của các bức tường thư viện. Phòng đã thực hiện việc
truyền thông, cung cấp dịch vụ và sự truy cập tài liệu cho bạn đọc mọi
nơi mọi lúc không bị giới hạn về không gian và thời gian. Với việc xử
lý, biên mục, tạo ra các siêu dữ liệu (meta data) đã giúp cho Phòng chia
sẻ và tạo điều kiện cho bạn đọc và các thư viện khác có thể sử dụng lại
các dữ liệu. Bản chất tự nhiên không biên giới và xuyên biên giới của


Trung tâm tri thức - thư viện trong công tác phục vụ...

Internet đã giúp các thư viện có thể đẩy đi xa hơn truy cập toàn cầu

tới các tài nguyên tri thức và các cơ sở dữ liệu khắp trên thế giới với
khung thời gian 24/7. Trung tâm Thông tin Thư viện ĐHQGHN nói
chung và Phịng Dịch vụ Thơng tin Tổng hợp nói riêng đã khai thác
khả năng của trung tâm thi thức số là “mang thế giới ảo (mạng) và thế
giới thực (máy móc) xích lại gần nhau” [3], cung cấp dịch vụ trực tuyến
với nhiều tiện ích đến bạn đọc: từ đăng ký thẻ, thực hiện tra cứu, nhận
tư vấn, đọc và sử dụng thông tin, tài liệu…

2.2. Một vài hạn chế, thách thức và gợi ý giải pháp
Có thể thấy, cơng tác phục vụ bạn đọc hay công tác tổ chức phục
vụ tài liệu cho bạn đọc là một hoạt động cốt lõi của thư viện. Trong cách
mạng công nghệ 4.0 cùng với tiến bộ khoa học cơng nghệ đã đặt ra cho
Phịng nhiều thách thức, khó khăn. Bài viết đề cập đến một số hạn chế
và gợi ý một số giải pháp cơ bản sau:

2.2.1. Hạn chế, thách thức
Một là: Hạn chế về cơ sở vật chất, hệ thống mạng, máy tính
Hiện tại, khơng gian Phịng bị thu hẹp hơn trước do sự phát triển
không ngừng của quy mô ĐHQGHN với sự thành lập của nhiều đơn
vị trực thuộc, trong khi Phịng khơng chỉ là nơi lưu giữ, quản lý thơng
tin, tư liệu mà cịn phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của
đông đảo người dùng (hơn 40.000 cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh
viên, học viên). Hệ thống máy tính, mạng cịn thiếu và chưa đủ mạnh,
phân hệ đếm lượt bạn đọc và lưu thơng tài liệu đơi khi cịn bị lỗi làm
gián đoạn quá trình phục vụ bạn đọc…
Thứ là: Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin chưa đồng đều
trong đội ngũ cán bộ thư viện, vẫn còn hạn chế nhất định ở một số cán
bộ. Với đặc điểm của thư viện số, cùng sự phát triển nhanh chóng của
cơng nghệ địi hỏi cán bộ thư viện ln phải cập nhật về kỹ năng ứng
dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phục

vụ bạn đọc. Ngồi ra, không chỉ đối với cán bộ thư viện, một số sinh
viên còn hạn chế về ngoại ngữ, tin học... điều đó ảnh hưởng lớn đến
hiệu quả phục vụ bạn đọc của thư viện.

655


656

PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM

Một yếu tố khác, đó là để ứng dụng tri thức số vào phục vụ bạn
đọc ngồi yếu tố khách quan về bảo mật, tính bản quyền, quản trị
mạng, kiến thức về Internet, những hiểu biết về mơ hình thư viện hiện
đại cũng là yếu tố ảnh hưởng và cần được xem xét trong giải pháp
nâng cao hiệu quả phục vụ thư viện số.
Thực tế, việc nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của bạn đọc có một ý nghĩa
rất quan trọng trong hoạt động thông tin thư viện, bởi vì nếu nắm bắt
được từng loại nhu cầu của từng đối tượng thì sẽ tạo ra nguồn thông tin,
tổ chức được các sản phẩm và dịch vụ thông tin, thiết kế hệ thống thông
tin hiện đại phù hợp với nhu cầu bạn đọc và như thế hoạt động thông
tin của thư viện mới đạt hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả khoa
học cao. Từ những hạn chế nêu trên, bài viết gợi mở một số chính sách
cải thiện, đáp ứng nhu cầu phục vụ người dùng tin dưới đây:

2.2.2. Gợi ý giải pháp
Một là: Cần cải tạo, mở rộng không gian thư viện đồng thời nâng
cấp, bổ sung kịp thời hạ tầng công nghệ và thiết bị công nghệ như mạng
cáp quang, wifi, máy tính, máy trạm, đầu đọc mã vạch, phần mềm...
Đồng thời bổ sung, cập nhật thường xuyên các loại hình tài liệu in, tài

liệu số phù hợp với chương trình học tập, nghiên cứu của bạn đọc.
Hai là: Phương thức hoạt động của thư viện cần luôn luôn đổi
mới. Cách mạng công nghệ 4.0 trước tốc độ đổi mới của khoa học cơng
nghệ buộc Phịng cần thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ và đa dạng
cách thức phục vụ người dùng tin.
Ba là: Tăng cường phối hợp với các đơn vị đào tạo trong nhiều
mảng công tác, nhất là công tác thu thập tài liệu, bài giảng, giáo trình
thiết thực cho môn học, phục vụ sinh viên, học viên nhằm chuyển đổi
sang dạng tài liệu số, tích hợp trên phần mềm Bookworm, Repository.
Quan tâm nhiều hơn đến đối tượng bạn đọc chính là giảng viên, sinh
viên, học viên có nhu cầu lớn về sử dụng thư viện, tài liệu. Điều đó
được thể hiện qua nhiệm vụ hàng đầu là hàng năm Phịng tích cực
phối hợp với các đơn vị đào tạo để nhận dữ liệu, danh sách sinh viên,
học viên đang đào tạo vào dịp chuẩn bị năm học mới để kịp thời cập
nhật thông tin, gia hạn thẻ/tài khoản mượn sách.


Trung tâm tri thức - thư viện trong công tác phục vụ...

Bốn là: Xây dựng được nguồn lực thông tin phong phú, đặc biệt là
xây dựng bộ sưu tập số với một hệ thống các cơ sở dữ liệu cùng với các
siêu dữ liệu (metadata) có khả năng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
Để xây dựng bộ sưu tập số, tri thức số phục vụ bạn đọc cần phát
triển học liệu số, đa dạng hóa các loại hình tài liệu số (sách, báo, tạp chí,
âm thanh, hình ảnh, video, đa phương tiện…); các dữ liệu về người
dùng (hồ sơ người dùng, thói quen sử dụng, lịch sử sử dụng dữ liệu)…
Bên cạnh đó, sáng tạo để tái cấu trúc hệ thống dữ liệu – công nghệ nhân lực của thư viện… để biến các kho dữ liệu đa dạng và phức tạp
kia trở thành các kho tri thức số nhằm quản trị và phục vụ hiệu quả
người dùng tin trong công cuộc chuyển đổi số.
Năm là: Nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, nhân viên

Để phục vụ bạn đọc nguồn tri thức số đạt hiệu quả cao thì khơng
chỉ cải thiện hệ thống cơng nghệ thơng tin mà cần nâng cao trình độ
chun mơn cho cán bộ thư viện, trong đó bao gồm cả kỹ năng giao
tiếp với bạn đọc. Cần thường xuyên mở các lớp tập huấn cho cán bộ
về kỹ năng giao tiếp với bạn đọc nhất là trong bối cảnh thực hiện chủ
trương tối ưu hóa nguồn nhân lực cán bộ hiện nay thường xun ln
chuyển giữa các phịng, cán bộ mới khơng kịp thời nắm rõ các quy
định phục vụ và các kỹ năng giao tiếp với bạn đọc.
Bên cạnh đó cần thường xuyên cập nhật chuyên môn, nghiệp vụ,
nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ, sử dụng phần mềm, tiện ích
của công nghệ trong phục vụ thư viện số cho cán bộ, chuyên viên
thông qua các lớp tập huấn về kỹ năng công nghệ thông tin, quản trị
trong thời đại Cơng nghệ 4.0.
Kết luận: Có thể thấy, người đọc/người dùng tin là yếu tố “trung
tâm” của hoạt động thư viện, điều này có nghĩa là tất cả các hoạt động
của thư viện suy cho cùng cũng nhằm đáp ứng được các nhu cầu đọc
và nhu cầu tin của người đọc/người dùng tin. Do vậy tất cả các hoạt
động liên quan đến khâu phục vụ của thư viện đều cần được xây dựng
trên cơ sở nghiên cứu người đọc, trong đó cả phát triển, ứng dụng tri
thức số vào phục vụ bạn đọc cũng nằm trong mục tiêu đó. Tuy nhiên,

657


658

PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM

đối với Phịng Dịch vụ Thơng tin Tổng hợp việc ứng dụng tri thức số
trong công tác phục vụ bạn đọc vừa có những điểm mạnh và những

điểm hạn chế nhất định... Từ những phân tích này Phòng mạnh dạn
đề xuất với Trung tâm các giải pháp nhằm nâng cấp cơ sở vật chất, hạ
tầng công nghệ, đổi mới phương thức hoạt động của thư viện, tăng
cường công tác phối hợp các đơn vị đào tạo và xây dựng được nguồn
lực thông tin phong phú, đặc biệt là xây dựng bộ sưu tập số và nâng
cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, nhân viên để đem lại dịch vụ thư
viện tốt nhất cho người dùng tin trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Thông tư Quy định ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn qua mạng Internet cho giáo viên, nhân viên
và cán bộ quản lý giáo dục, Số 21/2017/TT-BGDĐT, Ngày 23/10/2017, Hà Nội.

2.

Phan Xuân Dũng (2018), Cách mạng công nghiệp lần thứ 4-Cuộc các mạng của
sự hội tụ tụ và tiết kiệm, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, tr. 51.

3.

Trương Minh Hòa (2017), Bàn về học liệu mở và vai trò của học liệu mở trong
đào tạo ngành Khoa học Thông tin – Thư viện tại các trường Đại học ở Việt Nam,
Quản lý Thư viện, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright TPHCM –


4.

Phạm Thế Khang (2003), Nâng cao hiệu quả phục vụ bạn đọc của hệ thống thư viện

công cộng // Công tác phục vụ bạn đọc của hệ thống thư viện công cộng: Kỷ yếu hội
nghị, Lạng Sơn. Thư viện Quốc gia, NXB Tạp chí Thư viện Việt Nam, tr.12.

5.

Phạm Thế Khang (2011), Cơ hội và thách thức của Thư viện Việt Nam // Kỷ
yếu hội thảo 50 năm đào tạo nguồn nhân lực thư viện - thông tin, NXB Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 20-26.

6.

Xây dựng thư viện hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong các
trường đại học ở Việt Nam hiện nay, Kỷ yếu hội nghị thư viện các trường đại
học, cao đẳng lần thứ nhất, NXB Đà Nẵng, 2008.

7.

Trần Đình Liên (1998), "Tri thức là gì", Tạp chí Xã hội học, Số 4.

8.

Trần Mạnh Tuấn (1998), Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, Trung tâm
TTTLKH&CNQG, Hà Nội.



×