Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Các dân tộc vùng Duyên hải Trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.88 KB, 12 trang )

Dân tộc Bru - Vân Kiều
Tập quán cổ truyền xưa kia của người Bru - Vân Kiều dù đàn ông hay đàn bà, đều
búi tóc, chỉ quy định riêng cho con gái trẻ chưa chồng thì búi tóc bên trái, khi có
chồng được qui định búi trên đỉnh đầu. Về sau, phụ nữ thuộc nhóm Vân Kiều
thường hay đội khăn vng trắng, hai đầu khăn thít lại, đã vểnh lên như hai cái - tai
(nhóm Khua).
Người Bru - Vân Kiều sinh sống bằng cách săn bắn và trồng trọt nên trang phục
của người Nam thường ở trần và đóng khố để phù hợp với những sinh hoạt hằng
ngày. Trong khi đó, phụ nữ Bru - Vân Kiều thường mặc váy dài qua gối từ 20-25
cm. Có nhóm mặc áo chui đầu, khơng tay, cổ kht hình trịn hoặc vng. Có
nhóm nữ đội khăn bằng vải quấn thành nhiều vòng trên đầu rồi thả sau gáy, cổ đeo
hạt cườm, mặc áo cánh xẻ ngực, dài tay màu chàm cổ và hai nẹp trước áo có đính
các 'đồng tiền' bạc nhỏ màu sáng, nổi bật trên nền chàm đen tạo nên một cá tính về
phong cách thẩm mỹ riêng trong diện mạo trang phục các dân tộc Việt Nam.
Nói đến trang phục của người dân Bru - Vân Kiều, người ta không khỏi nhắc đến
một số “tài sản” vô giá như Xân, áo “Ada”, chiếc khăn Đam nối tiếng. Chiếc khăn
đam dùng quấn thành nhiều vòng trên đầu rồi thả sau gáy, là trang phục truyền
thống của đồng bào. Khăn được dệt bằng vải có dải ngang, hai đầu có xúc tua, dài
khoảng gần 1 mét, thường có màu sắc sặc sỡ.Người dân Bru - Vân Kiều sử dụng
Xân, Ada, khăn Đam trong ngày lễ tết, ma chay, cưới xin và trong cả đời sống sinh
hoạt hằng ngày.


Cho đến nay, trang phục cùng với các trang sức truyền thống đã tôn thêm vẻ đẹp
rực rỡ của những sơn nữ Bru- Vân Kiều giữa màu xanh vô tận của núi rừng. Các
vòng hạt cườm đeo cổ làm từ chất liệu đá quý được xâu thành chuỗi, có màu tím
hồng, ghè theo hình ơ van. Những chuỗi cườm là đồ trang sức mang trong cuộc
sống đời thường, đặc biệt không thể thiếu trong các sự kiện quan trọng của gia
đình, làng bản. Thêm nữa là những vịng đeo tay, khuyên tai, vòng cổ làm từ một
số kim loại sáng màu, không gỉ, đa phần là bằng bạc.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều đời


sống người dân đang có những điểm mới khởi sắc hơn, điều này được thể hiện qua
sự thay đổi phong cách trang phục. Đàn ông Bru-Vân Kiều hiện nay được mặc
những bộ trang phục như người miền xuôi, ngược lại, phụ nữ mặc những chiếc váy
trang trí tinh xảo và cầu kỳ hơn, những người có điều kiện kinh tế khá giả cịn đính
kim loại bạc tròn ở mép cổ và hai bên nẹp áo.

Người Chăm
Trang phục nam


Nhóm nhạc cơng người Chăm với trang phục nam truyền thống
Trang phục cổ truyền: Đàn ông lớn tuổi thường để tóc dài, quấn khăn. Đó là loại
khăn màu trắng có dệt thêu hoa văn màu nhạt (vàng hoặc bạc), ở hai đầu khăn có
các tua vải. Khăn đội theo lối chữ nhân. Những vị có chức sắc (tơn giáo), hai đầu
khăn có hoa văn màu vàng, tua vải màu đỏ, quấn thả ra hai mang tai. Nam mặc áo
có cánh xếp chéo và cài dây phía bên hơng (thắt lưng), thường là áo màu trắng,
trong là quần soọc, ngoài quấn váy xếp.
Trang phục nữ

Về cơ bản, phụ nữ các nhóm Chăm thường đội khăn. Cách hoặc là phủ trên mái tóc
hoặc quấn gọn trên đầu, hoặc quấn theo lối chữ nhân, hoặc với loại khăn to quàng
từ đầu rồi phủ kín vai. Khăn đội đầu chủ yếu là màu trắng, có loại được trang trí
hoa văn theo lối viền các mép khăn (khăn to), nhóm Chăm Hroi thì đội khăn màu
chàm. Lễ phục thường có chiếc khăn vắt vai ngồi chiếc áo dài màu trắng. Đó là
chiếc khăn dài tới 23 m vắt qua vai chéo xuống hông, được dệt thêu hoa văn cẩn
thận với các màu đỏ, trắng, vàng của các mô tip trong bố cục của dải băng.
Nữ mặc áo cổ trịn cài nút phía trước ngực xuống đến bụng, quấn váy xếp (khi làm
lễ) hoặc mặc váy ống (thông thường), đầu quấn khăn không ràng buộc về màu sắc.



Phụ nữ Chăm ở Châu Đốc dệt vải theo phương pháp truyền thống
Nhóm Khánh Hịa và một số nơi, phụ nữ mặc quần bên trong áo dài. Nhóm Chăm
Hroi mặc váy quấn (hở) có miếng đáp sau váy.
Nhóm Quảng Ngãi mặc áo cánh xẻ ngực, cổ đeo vòng và các chuỗi hạt cườm.
Trang phục Chăm, vì có nhóm cơ bản là theo đạo Hồi nên cả nam và nữ lễ phục
thiên về màu trắng. Có thể thấy đặc điểm trang phục là lối tạo hình áo (khá điển
hình) là lối khoét cổ và can thân và nách từ một miếng vải khổ hẹp (hoặc can với
áo dài) thẳng ở giữa làm trung tâm áo cho cả áo ngắn và áo dài. Mặt khác có thể
thấy ở đây duy nhất là tộc còn thấy nam giới mặc váy ở nước ta với lối mang trang
phục và phong cách thẩm mỹ riêng.

Người Cơ Tu
Có cá tính riêng trong tạo hình và trang trí trang phục, khác các tộc người khác
trong khu vực, nhất là trang phục nữ.
Nam giới người Cơ Tu đóng khố, ở trần, đầu hoặc vấn khăn hoặc để tóc ngắn bình
thường. Khố có các loại bình thường (khơng trang trí hoa văn và ít màu sắc), loại
dùng trong lễ hội dài rộng về kích thước và trang trí đẹp với màu sắc và hoa văn
trên nền chàm. Mùa rét, họ khốc thêm tấm chồng dài hai, ba sải tay. Tấm chồng
màu chàm và được trang trí hoa văn theo nguyên tắc bố cục dải băng truyền thống
với các màu trắng đỏ, xanh. Người ta mang tấm chồng có nhiều cách: hoặc là
quấn chéo qua vai trái xuống hông và nách phải, thành vài vịng rồi bng thõng
xuống trùm q gối. Lối khoác này tay và nách phải ở trên, tay và vai trái ở dưới
hoặc quấn thành vòng rộng từ cổ xuống bụng, hoặc theo kiểu dấu nhân trước ngực
vịng ra thân sau.
Phụ nữ Cơ Tu để tóc dài búi ra sau gáy, hoặc thả buông. Xưa họ để trần chỉ buộc
một miếng vải như chiếc yếm che ngực. Họ mặc váy ngắn đến đầu gối, màu lanh
khoác thêm tấm chăn. Họ thường mặc áo chui đầu khoét cổ, thân ngắn tay cộc. Về
kỹ thuật đây có thể là một trong những loại áo giản đơn nhất (trừ loại áo choàng
chỉ là tấm vải). Aáo loại này chỉ là hai miếng vải khổ hẹp gập đôi, khâu sườn và trừ
chỗ tiếp giáp phía trên làm cổ. Khi mặc cổ xòe ra hai vai thoạt tưởng như áo cộc

tay ngắn. Áo được trang trí ở vai, ngực, sườn, gấu, với các màu đỏ, trắng trên nền


chàm. Váy ngắn cũng được cấu tạo tương tự như vậy: theo lối ghép hai miếng vải
khổ hẹp gập lại thành hình ống. Họ ưa mang các đồ trang sức như vịng cổ, vịng
tay đồng hồ (mỗi người có khi mang tới 5,6 cái), khuyên tai bằng gỗ, xương, hay
đồng xu, vòng cổ bằng đồng, sắt cũng như các chuỗi hạt cườm, vỏ sò, mã não..
Nhiều người còn đội trên đầu vịng tre có kết nút hoặc những vịng dây rừng trắng
(rơnơk) và cắm một số loại lông chim. Một vài vùng có trục cưa răng cho nam nữ
đến tuổi trưởng thành khi đó làm tổ chức lễ đâm trâu. Ngồi ra người Cơ Tu cịn có
tục xăm mình, xăm mặt.
Đồ trang sức phổ biến là vòng tay, vòng cổ, khuyên tai. Các phong tục xăm mặt,
xăm mình, cưa răng, đàn ơng búi tóc sau gáy đã dần được loại bỏ.

NGƯƠÌ CO
Bộ trang phục truyền thống của dân tộc Co thể hiện nét văn hóa đặc sắc riêng, hàm
chứa giá trị sáng
tạo, giá trị thẩm mỹ, nhân văn và tình cảm ứng xử trong cộng đồng.
Áo của phụ nữ là áo cộc tay màu trắng bạc. Khi dệt, hai tấm rời nhau rồi họ dùng
chỉ khâu lại với nhau dạng chui đầu và xẻ cổ. Dọc theo thân áo là những đường
viền hoa văn rất đẹp. Đây là loại áo rất được các thiếu nữ Co chưa chồng thích
mặc. Cịn đối với phụ nữ có chồng hoặc những người già lớn tuổi, họ thường mặc
một tấm vải cũng màu trắng bạc gọi là yếm, có dáng chữ V. Khi mặc vào họ thắt
dây quàng qua cổ và có dây thắt lưng.
Đi kèm với áo là váy. Váy thường là một tấm vải thổ cẩm có màu chàm đen. Chiều
rộng khoảng từ 80 cm đến 1m, chiều dài khoảng 1m. Váy khi dệt xong được khâu
lại làm cho váy có dạng hình ống. Tùy vào từng lứa tuổi mà phần chân váy được
thêu thêm nhiều tua màu sặc sỡ. Và khi mặc vào, phụ nữ Co dùng dây thắt lưng
quấn vào lưng để cho váy khỏi bị tuột.
Trang sức bằng cườm được xem là một trong những đặc điểm nổi bật của phụ nữ

dân tộc Co. Cườm có nhiều loại lớn nhỏ khác nhau và có nhiều màu sắc nhưng
màu hơn trội vẫn là màu xanh da trời được đính vào tua đầu dài của khố, cườm
được xâu thành chuỗi vòng quấn nhiều vòng quanh qua trán, quanh cổ tay, cổ chân,


và hơng đối với phụ nữ. Ngồi trang sức bằng cườm ra, ở phụ nữ dân tộc Co họ
còn dung đồ trang sức bằng đồng, bạc như vòng tay,vòng cổ, làm hoa tai…

Trang phục nữ dân tộc
Co. Ảnh: Internet
Về trang phục đàn ơng, nam giới Co đóng khố, ở trần. Có khố thường, khố lễ. Khố
là trang phục dành cho đàn ơng Co có chiều rộng khoảng từ 25 đến 30cm và có


chiều dài khoảng 3m5 đến 4m tùy thuộc vào mỗi người. Khố đàn ông Co được dệt
trên nền chàm đen, dọc theo thân khố là những dãy hoa văn như đỏ, vàng, xanh và
hai bên chân khố được kết nối với những tua màu vàng. Khi đàn ông Co mặc vào
có dáng hình chữ T.
Vào các dịp lễ hội hoặc mùa lạnh có thêm tấm chồng (ra mak). Tấm chồng của
người Co cũng được dệt trên nền vải thổ cẩm, có chiều rộng khoảng từ 0,8m đến
1m với trang trí nhiều dải hoa văn với các màu đỏ, vàng, trắng, hoa văn hình răng
cưa hay hình học chạy song song theo chiều dài của tấm chồng.
Khi người đàn ơng Co khốt tấm chồng vào tốt lên vẽ mạnh mẽ trơng thật hoang
dã. Ngồi ra, tấm chồng của đàn ơng Co cũng có thể được họ sử dụng như một
tấm đắp che thân khi mùa đông ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên lạnh giá.


Trang phục nam dân tộc



Co. Ảnh: Internet
Trang phục truyền thống của người Co còn hàm chứa giá trị sáng tạo, giá trị văn
hóa, giá trị thẩm mỹ và cả giá trị nhân văn của cộng đồng. Trang phục truyền thống
của họ còn ẩn chứa tâm lý, tình cảm của tộc người và mối quan hệ của tộc người
với môi trường thiên nhiên xung quanh được đúc kết từ đời sống hằng này, từ lao
động sản xuất và cốt cách mang đặc trưng văn hóa truyền thống của cộng đồng dân
tộc Co Quảng Nam.
NGưƠÌ XƠĐĂNG
Nam đóng khố, ở trần. Nữ mặc váy, áo. Trời lạnh dùng tấm vải choàng người.
Trước kia, nhiều nơi người Xơ Ðăng phải dùng y phục bằng vỏ cây. Nay đàn ông
thường mặc quần áo như người Việt, áo nữ cũng là áo cánh, sơ mi, váy bằng vải
dệt công nghiệp. Vải cổ truyền Xơ Ðăng có nền màu trắng mộc của sợi hoặc màu
đen, hoa văn ít và chủ yếu thường dùng các màu đen, trắng, đỏ.
NGƯƠÌ TÀƠI
Nữ mặc váy ống loại ngắn và áo, hoặc váy loại dài che ln cả từ ngực trở xuống
(ở nhóm Tà Ơi phía biên giới thuộc A Lưới), có nơi dùng thắt lưng sợi dệt, năm
quấn khố mặc áo, thường hay ở trần. Ngồi vải do tự dệt người Tà Ơi cịn dùng vải
mua ở Lào và y phục như người Việt đã thơng dụng, nhất là với nam giới. Xưa kia,
có những nơi phải dùng đò mặc chế tác từ vỏ cây. Hình thức đeo trang sức cổ
truyền là các loại vịng tay, vòng chân, vòng cổ, khuyên tai, bằng đồng, bạc hay hạt
cườm, mã não... Phụ nữ đeo cả loại vòng dây đồng quấn thành hình ống ơm quanh
đoạn ống chân và cẳng tay. Tục cà răng, xăm trên da và đeo trang sức làm căng
rộng lỗ xâu ở dái tai chỉ cịn số ít ở các cụ già.
NGƯƠÌ CƠ HO
Người Cơ Ho ngày xưa ăn mặc rất đơn giản: tất cả đều cởi trần, đàn ơng đóng
khố, phụ nữ mặc váy ngắn. Khi vải cịn khó tìm, họ đã dùng vỏ cây rừng ngâm cho
hết nhựa, gấp đôi lại khoét cổ và ống tay khâu lại bằng dây mây để làm áo chống
rét.



Trang phục dân tộc Cơ Ho
Người đàn ơng đóng một chiếc khố dài từ 1,5 đến 2 m, rộng và có hoa văn theo dải
dọc, quấn vịng quanh bụng, luồn qua háng, để cho hai đầu khố qua phía trước và
phía sau mơng. Trong khi đó, phụ nữ thì mặc váy hở quấn quanh người một vòng
và dắt cạp. Váy của họ thường màu đen bố cục hình dải màu trắng viền dọc tấm
vải. Nếu thời tiết lạnh, họ khoác thêm chăn (ùi) ra ngoài.
Trong các buổi lễ cúng bái, người Cơ Ho thường diện trang sức là chuỗi cườm đeo
ở cổ. Riêng thiếu nữ chưa chồng thêm vòng đồng đeo ở cổ tay cổ chân đến 25
chiếc, đến khi lấy chồng thì tháo bớt ra. Đàn ơng khi đã có vợ vịng đồng thường
xun đeo ở cổ tay. Ngồi ra, người Cơ Ho cổ còn cà răng căng tai, nhuộm răng.
Theo tục truyền thống, các cô gái Cơ Ho phải biết dệt vải từ khi còn nhỏ để đến
tuổi trưởng thành thì đem sản phẩm dệt của mình làm đồ sính lễ sang nhà trai. Tuy
nhiên, nghề dệt vải nơi đây chỉ dừng lại ở mức không chuyên và chỉ làm trong thời
gian rảnh rỗi.


Trang phục truyền thống
của người Cơ Ho
Nguyên liệu dệt vải chủ yếu là sợi bông do đồng bào tự trồng, các loại cây phụ liệu
được lấy từ núi rừng, ruộng rẫy. Màu nhuộm vải được bà con lấy từ các loại củ,
quả, lá cây trong rừng như: Củ nghệ chế ra màu vàng, hạt quả cari còn gọi là quả
nho để chế màu cam, vỏ và thân cây lốt tạo màu đỏ, lá cây drửm tạo màu xanh
đậm, xanh dương, cịn màu đỏ thì lấy từ loại cỏ họ dền, phơi khô, nấu, lọc rồi
nhúng sợi vào.
Để màu nhuộm được bền, bao giờ trong dung dịch nước nhuộm sợi, bà con cùng
hòa thêm bột vỏ sò và tro củ chuối. Khi dệt, người phụ nữ ngồi duỗi thẳng chân
trên sàn, hai chân đạp và giữ chặt một thanh chủ của khung dệt (gọi là đưng- pong)
và một thanh chủ khác được dùng dây móc vào lưng người dệt để cố định và kéo
căng khung sợi. Các thanh khác tùy theo chức năng của chúng mà luồn rất khéo
vào giữa giàn sợi...

Trên những tấm vải thổ cẩm của dân tộc Cơ Ho, nét độc đáo nhất chính là những
họa tiết, hoa văn sinh động được người dệt gửi gắm bằng tất cả tâm hồn, tình cảm
cũng như sự cảm nhận về thế giới tự nhiên, con người của mình.




×