Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Hãy sưu tầm một bản án sơthẩm liên quan đến thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm mà theo quan điểm củanhóm các phán quyết đưa ra trong bản án là chưa phù hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.9 KB, 12 trang )

1

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MƠN:
………………………………
ĐỀ BÀI: …
…………………………………..
HỌ TÊN

: NEO

MSSV

: 381XXX

LỚP

: N0…

NHĨM

: 0…

Hà Nội, 2020


2


MỤC LỤC


3

MỞ ĐẦU
Bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm là một loại trách
nhiệm dân sự, trong đó chủ thể bị áp dụng những chế tài bất lợi về mặt vật chất
khi có hành vi trái pháp luật hoặc để tài sản gây thiệt hại đến tính mạng, sức
khỏe của chủ thể khác. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm do hành vi của con
người gây ra hoặc do tài sản gây ra đều phát sinh trách nhiệm bồi thường. Tuy
nhiên hiện nay vẫn đề giải quyết bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
vẫn cịn nhiều bất cập, gây khó khăn trong q trình áp dụng trên thực tiễn. Để
hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin chọn đề bài tập: "Hãy sưu tầm một bản án sơ
thẩm liên quan đến thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm mà theo quan điểm của
nhóm các phán quyết đưa ra trong bản án là chưa phù hợp".
NỘI DUNG
I) Những vấn đề lý luận chung về bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị
xâm phạm
Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm
phạm như sau:
“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và
chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu
thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và khơng thể xác định
được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc
người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng
lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả

chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;


4

d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của
người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1
Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó
gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận;
nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm
phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 590, Bộ luật Dân sự 2015 về bồi thường
“Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm” bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu
chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người
bị thiệt hại (đó là các khoản chi phí về phương tiện đưa người bị xâm phạm sức
khỏe đi cấp cứu tại bệnh viện, cơ sở y tế; thanh tốn tiền làm các xét nghiệm,
chụp hình ảnh, siêu âm, phẫu thuật, truyền máu, truyền đạm… mua thuốc và các
thiết bị y tế theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, thực phẩm
chức năng để bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định
của bác sĩ; các chi phí cho việc tập vật lý trị liệu, mua xe lăn, xe đẩy, nạng y tế,
làm tay giả, chân giả, răng giả, mắt giả, phẫu thuật thẩm mỹ vết thương do hành
vi xâm phạm sức khỏe gây ra…).
Ngoài ra, người gây thiệt hại còn phải bồi thường thu nhập thực tế bị mất
hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt
hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung
bình của lao động cùng loại; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần
phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý
cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.



5

Mặt khác, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định trên,
còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà
người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên
thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường tối đa cho một người
có sức khỏe bị xâm phạm khơng q 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy
định.
II) Sưu tầm một bản án sơ thẩm liên quan đến thiệt hại do sức khoẻ
bị xâm phạm mà theo quan điểm của nhóm các phán quyết đưa ra trong
bản án là chưa phù hợp.
1. Tóm tắt bản án
Do có mâu thuẫn, ghen ghét nhau trong việc kinh doanh bán hàng nước
giải khát. Khoảng 10 giờ 30 phút, ngày 28 tháng 9 năm 2016, sau khi hai bên
chửi nhau, chị Đỗ Thị H đã chạy đến nhà chị Nguyễn Thị S ở thôn D, xã LS,
huyện KB, tỉnh HN, dùng tay đánh vào mặt, bụng rồi túm tóc đập đầu chị S
xuống đất và vào cửa sắt nhiều cái làm chị S bị chảy máu ở dái tai trái, khiến chị
S bị ngất phải đi điều trị ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam từ ngày 28 tháng 9
năm 2016 đến ngày 03 tháng 10 năm 2016 thì ra viện. Đến ngày 04 tháng 10
năm 2016, chị S thấy trong người còn mệt nên đã được gia đình đưa đi khám ở
Bệnh viện Bạch Mai. Nay chị S yêu cầu Tòa án buộc chị H phải bồi thường cho
chị toàn bộ chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và
khoản thu nhập thực tế bị mất mà chị và người chăm sóc chị trong thời gian chị
nằm viện với số tiền 41.216.000đồng, cụ thể gồm:
Tiền viện phí ngày 28/9/2016 là 751.000đồng; ngày 29/9/2016 là
600.000đồng; ngày 03/10/2016 là 613.000đồng; tiền phí, lệ phí ngày 31/10/2016
là 252.000đồng; hóa đơn bán lẻ, số tiền là 115.707đồng; các hóa đơn thanh toán



6

cùng ngày 04/10/2016 lần lượt ghi số tiền là 763.000đồng, 907.000đồng,
627.000đồng, 39.000đồng, 70.000đồng, 1.754.000đồng, 30.000đồng;
Các chi phí khác:
- Tiền sơ cứu ban đầu số tiền 400.000đồng;
- Tiền thuê xe Taxi ngày 28/9/2016 là 250.000đồng;
- Tiền ăn
+ ngày 28/9/2016 là 120.000đồng;
+ ngày 29/9/2016 là 360.000đồng;
+ các ngày 30/9/2016 đến 03/10/2016, mỗi ngày là 260.000đồng;
- Tiền thuê xe Taxi về chiều ngày 03/10/2016 là 250.000đồng; tiền thuê
xe Taxi lên Hà Nội khám 1.200.000đồng;
- Tiền giám định sức khỏe là 1.115.000đồng và tiền thuê xe đi giám định
cả ngày 800.000đồng;
- Tiền thu nhập bị mất trong thời gian điều trị, nghỉ ngơi, hồi phục sức
khỏe là 17.000.000đồng; tiền bồi thường tổn hại sức khỏe là 10.000.000đồng;
- Tiền người trông nom ở viện 07 ngày là 1.400.000đồng
2. Phán quyết của Toà án chưa phù hợp
Trong vụ việc trên, Toà án:
Căn cứ vào khoản 6 Điều 26, khoản 1 Điều 35, Điều 39, Điều 147, Điều
200, 228, 271, 273 của Bộ luật Tố tụng dân sự; các Điều 584, 585 và 590 của
Bộ luật Dân sự; các Điều 12 và 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày
30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về án phí, lệ phí Tịa án.
Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của chị Nguyễn Thị S về yêu cầu
bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.
Buộc chị Đỗ Thị H phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức
khỏe bị xâm phạm cho chị Nguyễn Thị S gồm các chi phí hợp lý cho việc cứu



7

chữa, với tổng số tiền là 7.662.000đ (bảy triệu sáu trăm sáu mươi hai nghìn
đồng).
Tuy nhiên, theo quan điểm của nhóm, phán quyết của Tồ án chưa phù
hợp.
Cụ thể:
Thứ nhất, việc Tồ án xác định "Các khoản chi phí khác phát sinh sau
khi xuất viện ngày 03/10/2016, là do chị S và gia đình tự đi khám, khơng có sự
chỉ dẫn của Bệnh viện điều trị ban đầu, nên không được chấp nhận" là khơng
hợp lý.
Theo quan điểm của nhóm, việc chị S đi khám sau khi xuất viện là do
sức khoẻ của chị bị ảnh hưởng sau khi bị chị H có hành vi tát, đấm vào phần
mặt, phía bên trái chị S làm chị S bị chấn thương và chảy máu ở dái tai trái. Đây
là hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khoẻ và có khả năng để lại di chứng
phần đầu rất cao. Do đó, việc kiểm tra lại sau khi xuất viện là điều cần thiết.
Thứ hai, việc Toà án xác định chị S phải chịu 30% tổn thất là khơng hợp
lý.
Tồ án cho rằng để xảy ra sự việc xô xát nêu trên cũng có một phần lỗi
của chị S, vì chị S là người gây sự trước. Tuy nhiên, mức phạt 30% thiệt hại thực
tế là quá nhiều so với phần lỗi của chị S.
Thứ ba, Tòa án cấp sơ thẩm xác định bà S có bị thiệt hại về sức khỏe và
được bồi thường nhưng lại khơng tính thiệt hại về tinh thần cho bà S, quan điểm
này cũng được Tịa án cấp phúc thẩm đồng tình là hồn tồn không phù hợp với
quy định của BLDS và hướng dẫn tại nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP: "trong
mọi trường hợp, khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường
khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần"1. Thực tế khơng hiếm trường hợp, Tịa
1 Tiểu mục 1.5 mục 1 phần II Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng.



8

án cấp phúc thẩm không chấp nhận hướng xử lý tương tự như trên của Tòa sơ
thẩm. Chẳng hạn, theo một Bản án, Tòa phúc thẩm đã nhận định: "Riêng về tổn
thất tinh thần, chị L yêu cầu bồi thường 7.000.000 đồng, Tịa sơ thẩm khơng
chấp nhận là khơng đúng quy định của pháp luật. Với lý do thương tích do tai
nạn gây ra là gãy cổ tay kín, khơng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, không bị bạn bè xa
lánh, khơng bị mất hoặc giảm sút uy tín. Trong khi luật khơng đặt ra các điều
kiện để có tổn thất tinh thần như Tịa sơ thẩm đã liệt kê. Vì vậy cần phải buộc
chị D bồi thường một khoản tiền tổn thất tinh thần cho chị L là phù hợp." 2
Những trường hợp quyết định như Tòa sơ thẩm nêu trên có lẽ ngun nhân xuất
phát từ việc vẫn cịn "dư âm" của hướng dẫn trong Nghị quyết số 01/2004/NQHĐTP khi áp dụng BLDS 1995.

( bỏ phần phúc thẩm thay bằng ý

khác)
3. Quan điểm của nhóm về cách giải quyết phù hợp
Thứ nhất, Toà án phải xác định các khoản chi phí khác phát sinh sau khi
xuất viện ngày 03/10/2016 thuộc phần thiệt hại được bồi thường, đồng thời buộc
chị S phải chịu tổn thật 10% thay vì 30% như trong phán quyết.
Như đã phân tích trước đó, việc chị S đi khám sau khi xuất viện là do sức
khoẻ của chị bị ảnh hưởng sau khi bị chị H có hành vi tát, đấm vào phần mặt,
phía bên trái chị S làm chị S bị chấn thương và chảy máu ở dái tai trái. Đây là
hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khoẻ và có khả năng để lại di chứng
phần đầu rất cao. Do đó, việc kiểm tra lại sau khi xuất viện là điều cần thiết.
Đồng thời, mức phạt 30% thiệt hại thực tế là quá nhiều so với phần lỗi của chị S.
Thứ hai, Toà án phải xác định thiệt hại về tinh thần cho bà S


2 Bản án số 69/2019/DS-PT của TAND tỉnh Kiên
Giang ngày 24/4/2019 "Vv tranh chấp về bồi thường thiệt hại sức khỏe, tài sản bị xâm phạm", cập nhật lần cuối vào
ngày 19/5/2019.


9

Theo khoản 2 điều 591 BLDS 2015 Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá
nhân được hiểu là do sức khỏe ,danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người
bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của
nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc
mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm,...
Đối với khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khỏe
bị xâm phạm thì người bị thiệt hại đương nhiên được bồi thường khoản tiền bù đắp
tổn thất về tinh thần. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự
ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá
nhân,... Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt
hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa khơng q 30 tháng
lương, tính theo mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm
giải quyết bồi thường.(

KO QUÁ 15 LẦN MÚC LƯƠNG

CƠ SỞ?)
4. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật
Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại do tính mạng,
sức khỏe bị xâm phạm trong thời gian qua đã góp phần tích cực trong hoạt động
xét xử của Tịa án. Trong q trình xét xử, các Tòa án đã thực hiện tốt nguyên
tắc tranh tụng, nguyên tắc độc lập xét xử và nguyên tắc suy đốn vơ tội; các
phán quyết của Tịa án bảo đảm đúng pháp luật, bảo vệ công lý, quyền con

người, quyền công dân3. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi của Tòa
án giảm dần qua các năm (năm 2016 là 1,3%; năm 2017 là 1,2% và năm 2018 là
1,14%), đáp ứng được yêu cầu của Quốc hội; chất lượng xét xử được bảo đảm 4.
3 cập nhật lần cuối ngày 18/5/2019.
4 Tòa án
nhân dân Tối cao, Báo cáo tóm tắt cơng tác Tịa án từ đầu nhiệm kỳ đến nay và năm 2018 nhiệm vụ trọng tâm thời
gian tới, cập nhật lần cuối ngày 18/5/2019.


10

Tuy nhiên, như đã trình bày, bên cạnh đó cịn có một số trường hợp cần rút kinh
nghiệm về mặt thực tiễn cũng như cần có sự điều chỉnh về văn bản để hoạt động
xét xử đảm bảo tốt hơn nữa. Trên cơ sở phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật
trong giải quyết các tranh chấp bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị
xâm phạm, nhóm xin đề xuất một số kiến nghị sau đây nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả xét xử của Tòa án các cấp:
Thứ nhất, khi giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng
nói chung và trường hợp bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm
phạm nói riêng, Tòa án cần tuân thủ triệt để nguyên tắc đánh giá đầy đủ các căn
cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường. Đảm bảo đáp ứng đủ căn cứ phát sinh trách
nhiệm bồi thường mới phải chịu trách nhiệm. Trường hợp thiệt hại do nhiều
hành vi gây ra cần phân biệt nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân thứ yếu, vận
dụng triệt để nguyên lý của Chủ nghĩa Mác – Lê nin về cặp phạm trù nguyên
nhân – kết quả trong đánh giá chứng cứ để có phán quyết phù hợp với thiệt hại
do mỗi hành vi gây ra.
Thứ hai, Tòa án cần xác định trường hợp vụ việc được thụ lý giải quyết
thuộc loại trách nhiệm bồi thường do người gây ra hay do tài sản gây ra để có cơ
sở áp dụng đúng căn cứ pháp lý. Tránh nhầm lẫn giữa các loại trách nhiệm bồi
thường dẫn đến quá trình áp dụng pháp luật khơng có căn cứ, nhận định trong

bản án thiếu tính thuyết phục.
Thứ ba, việc xác định các loại thiệt hại về vật chất và tinh thần cần tuân
thủ quy định của BLDS và hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP.
Đặc biệt, thiệt hại về tinh thần trong mọi trường hợp khi tính mạng, sức khỏe bị
xâm phạm thì bên bị thiệt hại đều được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về
tinh thần. Mức bồi thường tùy thuộc vào mức độ tổn thất tinh thần trong từng
trường hợp và phụ thuộc vào các chứng cứ mà đương sự cung cấp cũng như Tòa
án thu thập được, ví dụ: vị trí của người bị thiệt hại trong gia đình và xã hội,


11

nghề nghiệp họ đang làm, thiệt hại nặng hay nhẹ,…để có cơ sở quyết định mức
bồi thường về tinh thần.
Thứ tư, khi có điều kiện, Tịa án nhân dân Tối cao cần ban hành Nghị
quyết mới thay thế Nghị quyết 03/2006 vì văn bản này hướng dẫn cho BLDS
2005. Phần trích yếu của Nghị quyết rõ ràng khơng cịn phù hợp kể từ thời điểm
BLDS 2015 có hiệu lực. Hơn nữa, tại Phần III hướng dẫn về bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra đã gây nhầm lẫn trong q trình áp dụng.
Một số ví dụ mà Nghị quyết dùng để minh họa trong quá trình hướng dẫn đã
đồng nhất thiệt hại do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại và thiệt hại
do hành vi con người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Điều này đã
khơng cịn phù hợp với tinh thần của BLDS 2015.
KẾT LUẬN
Quyền được bảo vệ về sức khỏe và tính mạng là nhóm quyền nhân thân
quan trọng của mỗi cá nhân, không thể tách rời và chuyển giao cho người khác.
Một khi tính mạng hay sức khỏe bị xâm phạm thì người có hành vi xâm phạm
đến tính mạng, sức khỏe của người khác sẽ phải bồi thường thiệt hại.Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức
khỏe, tính mạng nói riêng là một trong những loại trách nhiệm gây nhiều tranh

cãi về căn cứ phát sinh, mức bồi thường. Chính vì vậy, pháp luật cần tiếp tục
nghiên cứu hồn thiện để các quy định của pháp luật về vấn đề này được áp
dụng và đạt hiệu quả cao trên thực tế.


12

CẦN THÊM BẢN ÁN Ở PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập 1 và tập 2),

Nxb. Cơng an nhân dân, Hà Nội, 2012.
2. Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình luật dân sự Việt Nam, (tập 1 và tập 2),

Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012.
3. Bộ luật dân sự năm 2005 và 2015
4. Nguyễn Hải Anh, “Về kĩ năng tư vấn pháp luật trong hoạt động trợ giúp pháp

lí”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề về trợ giúp pháp lí và tư vấn
pháp luật, 2002, tr. 10.



×