Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Những yêu cầu khi xây dựng các bài tập tình huống trong học phần phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.42 KB, 4 trang )

NHỮNG YÊU CẦU KHI XÂY DỰNG CÁC BÀI TẬP
TÌNH HUỐNG TRONG HỌC PHẦN PHỊNG BỆNH VÀ
ĐẢM BẢO AN TỒN CHO TRẺ
ThS.BS. Hồng Thị Thương Huyền
Khoa Giáo dục mầm non

Tóm tắt:
Trong cơng tác giảng dạy học phần phịng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ, cùng
với việc trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về một số bệnh để có cách chăm
sóc đúng khi trẻ bị bệnh, thì việc rèn cho sinh viên những kỹ năng xử lý đúng khi trẻ bị
tai nạn, dạy trẻ nhận biết được các nguy cơ gây nguy hiểm cũng được bộ môn đặc biệt
chú trọng. Khi xây dựng các bài tập cần chứa đựng nhiều vấn đề, nhiều tình huống bất
ngờ, nhiều cách xử lý. Đòi hỏi người học cần lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất. Do
đó sinh viên phải nắm chắc lý thuyết, nắm vững các nguyên tắc xử lý, tích cực suy luận
để giải quyết nhanh, đúng những tai nạn.
Từ khóa: Bài tập, tình huống, đảm bảo an toàn
Đặt vấn đề
Với trẻ nhỏ các kỹ năng tự bảo vệ bản thân còn hạn chế, phụ thuộc nhiều vào
người trực tiếp chăm sóc. Trẻ gặp nhiều nguy cơ trong mơi trường sống tưởng chừng
như an tồn chỉ khi xảy ra tai nạn chúng ta mới nhận thấy. Trong trường hợp khi gặp tai
nạn mà cách xử trí ban đầu khơng đúng, vơ tình làm nguy hiểm đến tính mạng hay gây
tổn thương nặng hơn cho trẻ. Trang bị cho người chăm sóc trẻ, giáo viên mầm non và
đặc biệt là sinh viên ngành mầm non những kỹ năng xử lý đúng khi trẻ bị tai nạn là rất
quan trọng. Chính vì vậy khi xây dựng các bài tập tình huống để học tập cần tuân thủ
theo các nguyên tắc, quy trình.
Nội dung
1.Vai trị của các bài tập tình huống trong giảng dạy học phần phòng bệnh và đảm
bảo an tồn cho trẻ
Nhận thấy vai trị quan trọng của cơng tác ni dưỡng chăm sóc cho trẻ khỏe
mạnh an tồn, học phần phịng bệnh và đảm bảo an tồn cho trẻ (PB và ĐBATCT) đã
được đưa vào chương trình giảng dạy chính thức của ngành Giáo dục mầm non nhiều


năm nay với mục tiêu: Người học có kiến thức và kỹ năng cơ bản để nhận biết, xử trí
-9-


đúng một số bệnh, một số tai nạn thường gặp ở trẻ; Có kỹ năng lập kế hoạch phịng bệnh
cũng như biết tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh những dấu
hiệu bệnh, nơi, vật, hiện tượng nguy hiểm.
Xây dựng bài tập tình huống thực hành có ý nghĩa rất quan trọng trong q trình
tổ chức hoạt động dạy học. Có thể trong q trình làm việc sau này sinh viên sẽ không
sử dụng hết những kỹ năng sơ cấp cứu đã học. Nhưng chỉ cần có 1 tai nạn xảy ra nếu
giáo viên mầm non không tiến hành các thao tác xử lý nhanh, đúng thì có thể dẫn đến
những hậu quả nặng nề. Một trong các hình thức thực hành là việc cung cấp các mối
nguy cơ trước một số tai nạn. Sinh viên được tiếp cận các tình huống tai nạn ở trẻ để
rèn luyện khả năng nhận biết, có thái độ bình tĩnh, thực hiện các kỹ năng sơ cấp cứu
ban đầu.
Song song với việc chăm sóc bảo vệ của người lớn, trẻ em cũng cần làm chủ các
hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày, kiểm soát được các mối nguy hiểm có thể xảy ra
cho bản thân. Do vậy, đảm bảo an tồn cho trẻ khơng chỉ là người lớn loại bỏ những gì
có thể gây mất an tồn cho trẻ, mà là dạy cho trẻ các kỹ năng cơ bản, tạo ra mơi trường
an tồn cho bản thân. Rèn kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ thông qua các bài tập tình huống
cũng giúp trẻ kiên cường và chủ động ứng phó với những khó khăn có thể xảy ra sau
này. Điều này đòi hỏi sinh viên cần linh hoạt lồng ghép nội dung giáo dục, cách phòng
chống những mối nguy hiểm trong các giờ học và các hoạt động trong ngày.
2. Một số nguyên tắc khi xây dựng bài tập tình huống
Trong nội dung học tập, các nhóm tai nạn bao gồm: do bỏng, điện giật, do sét,
đuối nước, dị vật đường ăn đường thở, ngộ độc, say nóng, say nắng, chấn thương phần
mềm, chấn thương xương, tai nạn giao thông, động vật côn trùng cắn đốt. Các bài tập
tình huống khi xây dựng để rèn luyện cũng dựa theo các nguyên tắc:
- Hướng vào việc rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực tư duy sáng tạo, linh
hoạt khi giải quyết các tình huống thực tiễn trong q trình chăm sóc trẻ.

- Phải gắn liền với thực tế cuộc sống sinh hoạt hàng ngày trong trường mầm non.
- Phong phú, phù hợp với trình độ nhận thức của sinh viên giúp sinh viên vừa
lĩnh hội kiến thức vừa có khả năng vận dụng, rèn kỹ năng có hiệu quả.
- Phải đa dạng, có nhiều cách xử lý, giải quyết khác nhau nhằm giúp sinh viên
hiểu, lý giải được cách xử lý đúng mà mình đưa ra.
- Với những bài tập tình huống xây dựng cho trẻ mầm non cần vận dụng khả
năng sư phạm khéo léo để trẻ hoạt động theo nhu cầu, hứng thú, theo nguyện vọng
của trẻ, luôn cho trẻ được bộc lộ, phát huy tính tự lập của mình, ln tạo cơ hội, mơi
trường để trẻ được chủ động hoạt động.

- 10 -


- Đặt trẻ vào tình huống được giả định cần dự kiến được những diễn biến bất ngờ
có thể ảnh hưởng đến tâm lý hay có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Đồng thời cần
có sự đồng thuận của phụ huynh trong việc phối hợp giáo dục hay rèn luyện thêm cho
trẻ tại gia đình.
3. Quy trình xây dựng bài tập tình huống
Giáo viên bộ mơn khi xây dựng bài tập tình huống cho sinh viên theo quy
trình sau:
Bước 1: Giảng giải, tìm những thuật ngữ, từ ngữ rất gần gũi để giải thích cho
sinh viên về cách sơ cấp cứu ban đầu khi có tai nạn theo nhóm ngun nhân. Trong
q trình nghe giảng hoặc tìm tài liệu thấy chỗ nào chưa hiểu thì trao đổi ngay với
giảng viên ở lớp.
Bước 2: Giao bài tập cho sinh viên về nhà, yêu cầu sinh viên đọc tài liệu trước
để lý giải cách xử lý đã lựa chọn, khuyến khích sinh viên tìm hiểu tài liệu bằng nhiều
kênh thơng tin khác nhau thiết kế các hoạt động dạy trẻ mầm non nhận biết và phòng
chống các tai nạn thương tích.
Bước 3: Trao đổi, lý giải đưa ra cách xử lý đúng nhất, các thao tác thực hành
chuẩn, cách thức dạy trẻ về an toàn lồng ghép vào giờ học nào cho hiệu quả, tổ chức

rèn kỹ năng cho trẻ như thế nào.
4. Yêu cầu khi sử dụng bài tập tình huống
- Đối với giảng viên: Lựa chọn và cung cấp các tình huống phù hợp với nội dung
lý thuyết theo nhóm nguyên nhân gây tai nạn. hướng dẫn sinh viên giải quyết các tình
huống theo các bước
Bước 1: Nêu tình huống
Bước 2: Cho sinh viên thảo luận về tình huống
Bước 3: Cho sinh viên thao tác sơ cấp cứu
Giảng viên quan sát, đánh giá, nhận xét thao tác sơ cấp cứu có thực hiện nhanh,
đúng hay chưa. Củng cố lại các cách xử lý đúng, nhanh, linh hoạt và có hiệu quả
Giảng viên có thể sử dụng bài tập tình huống để kiểm tra thường xuyên, thi hết
học phần, thi nghiệp vụ sư phạm
- Đối với sinh viên: Trên cơ sở nắm vững lý thuyết, được thực hành sẽ có thái độ
bình tĩnh, tự tin có kỹ năng xử trí đúng được những tai nạn bất ngờ xảy ra. Khi làm việc
với trẻ dựa trên nhận thức, kỹ năng của các nhóm trẻ mà xây dựng các nội dung, lựa
chọn các hình thức dạy kỹ năng đảm bảo an tồn sao cho phù hợp. Giáo dục kỹ năng
phịng tránh TNTT được đề cập đến như là một nội dung trong giáo dục kỹ năng sống,
giúp trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.
- 11 -


Kết luận
Các kiến thức có được của sinh viên được vận dụng vào thực tiễn một cách
linh hoạt có hiệu quả hay không, không chỉ là nhận thức đúng về tầm quan trọng của
việc bảo đảm an toàn cho trẻ mà cịn là cả một q trình cơng tác đúc rút kinh nghiệm
và không thể không được luyện tập, thực hành thường xun thơng qua các bài bài
tập tình huống.
Với trẻ nhỏ, để việc giáo dục có hiệu quả người giáo viên mầm non cần xây dựng
các bài tập tình huống thực hành được giả định trong cuộc sống, giúp trẻ hiểu và kiểm
soát được các mối nguy hiểm cho bản thân. Việc thường xuyên được dạy bảo, rèn kỹ

năng tự đảm bảo an toàn, trải nghiệm thử thách sẽ giúp trẻ học hỏi được nhiều điều khi
phải đối mặt với những trở ngại và tự mình vượt qua những khó khăn rắc rối. Điều này
sẽ thực sự làm trẻ trưởng thành, đánh dấu cột mốc đã lớn khôn của trẻ.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009) Chương trình Giáo dục mầm non (Ban hành theo
thơng tư số 17/2009/TT-BGDDT ngày 25 /7/2009 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào
tạo), NXB Giáo dục Việt Nam
2. Thái Hà (2018), “An toàn cho bé mọi lúc mọi nơi - khi ở ngoài”, NXB Phụ nữ
4. Nguyễn Thị Thu Hà (2016), “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non”, NXB giáo dục

- 12 -



×