Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế tư nhân và sự vận dụng của Đảng ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.06 KB, 7 trang )

HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỒN CẦU HĨA

509

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN
VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA
Dương Quốc Quân*
Đỗ Thị Thu Hiền**
TÓM TẮT: Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc của Hồ Chí Minh
về phát triển kinh tế, quản lý kinh tế, nhân tố con người trong phát triển kinh tế, kinh tế đối ngoại, cơng
nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân. Trong phạm vi bài viết, tác giả đi sâu phân tích, làm rõ
một số quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về thành phần kinh tế tư nhân ở Việt Nam, qua đó thấy được
vai trò định hướng, nền tảng và giá trị của các quan điểm đó trong q trình phát triển kinh tế nói chung,
phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay nói riêng. Với tư cách là một thành phần kinh tế, kinh tế tư
nhân, đã được nâng lên một tầm mới trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng. Đó là kết quả quan trọng của
cả một quá trình đổi mới và phát triển nhận thức của Đảng về thành phần kinh tế này.
Từ khóa: Hồ Chí Minh, kinh tế tư nhân, nhận thức, phát triển, thành phần

1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN
Từ sau Đại hội IX của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được nghiên cứu vừa tổng thể, vừa
phân tích dưới các góc độ khác nhau về những vấn đề khác nhau. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh về kinh tế là cần thiết và càng trở nên cấp thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước
ta đã và đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế
tri thức; hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Qua quá trình nghiên cứu,
có thể thấy trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng của Người về kinh tế là một bộ phận
hợp thành, là tư tưởng của nhà chính trị bàn về kinh tế, do đó nó có sự thống nhất cao độ giữa kinh
tế với chính trị, kinh tế với văn hóa, đạo đức và con người. Nó được hình thành và phát triển cùng
với quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường giải phóng dân tộc và xây dựng đất
nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc của Hồ Chí
Minh về phát triển kinh tế nơng nghiệp, nông thôn; về sở hữu và các thành phần kinh tế ở Việt


Nam; về quản lý kinh tế; về mục tiêu, động lực và nhân tố con người trong xây dựng và phát triển
kinh tế; về phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm; về kinh tế đối ngoại, thu hút ngoại lực
để phát huy nội lực; về cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân. Trong phạm vi
* Học viện Tài chính, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam.
** Học viện Tài chính, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam.


510

HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỒN CẦU HĨA

bài viết, tác giả đi sâu phân tích, làm rõ một số quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về thành phần
kinh tế tư nhân ở Việt Nam, qua đó thấy được vai trò định hướng, nền tảng và giá trị của các quan
điểm đó trong q trình phát triển kinh tế nói chung, phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện
nay nói riêng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về các thành phần kinh tế nói chung, về kinh tế tư nhân nói riêng ở
nước ta trong từng thời kỳ khác nhau được phản ánh chủ yếu ở ba tác phẩm lớn: Đường cách mệnh,
Thường thức chính trị, Báo cáo về dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa I
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Ngồi ra cịn được đề cập đến trong các Báo cáo của Người
trước Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa các khóa I, II, trong các kỳ Đại hội II, III của
Đảng, cũng như nhiều bài nói, bài viết khác.
1.1. Kinh tế tư nhân trong cơ cấu các thành phần kinh tế đa sở hữu
Là một người mác-xít, Hồ Chí Minh ln đặt lý tưởng cộng sản chủ nghĩa làm mục tiêu phấn
đấu của mình, nhưng là nhà cách mạng, Người luôn luôn biết vận dụng sáng tạo nhiều nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin vào những điều kiện cụ thể. Điều này cũng đúng cả trong việc
xác định cơ cấu kinh tế trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Thành phần kinh tế là một
bộ phận cấu thành của nền kinh tế, là một kiểu quan hệ kinh tế dựa trên cơ sở một hình thức sở
hữu nhất định. Do vậy, khi trong nền kinh tế còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu tất yếu cịn tồn tại
nhiều thành phần kinh tế. Mục 23 của tác phẩm Thường thức chính trị, Hồ Chí Minh đề cập đến
các thành phần kinh tế ở vùng tự do trong thời kỳ kháng chiến và tính chất cơ bản của từng thành

phần kinh tế. Người khẳng định:
“… - Kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột địa tơ.
- Kinh tế quốc doanh, có tính chất chủ nghĩa xã hội…
- Các hợp tác xã tiêu thụ và hợp tác xã cung cấp, có tính chất nửa chủ nghĩa xã hội…
- Kinh tế cá nhân của nông dân và của chủ công nghệ, họ thường tự túc ít có gì bán và cũng
ít khi mua gì. Đó là một thứ kinh tế lạc hậu.
- Kinh tế tư bản tư nhân. Họ bóc lột cơng nhân, nhưng đồng thời họ cũng góp phần vào xây
dựng kinh tế.
- Kinh tế tư bản quốc gia là Nhà nước hùn vốn với tư nhân để kinh doanh và do Nhà nước
lãnh đạo...1*.
Sau cải cách ruộng đất ở miền Bắc, thành phần kinh tế địa chủ phong kiến đã bị loại bỏ, chỉ
còn năm thành phần kinh tế khác nhau: Kinh tế quốc doanh; Các hợp tác xã; Kinh tế của cá nhân,
nông dân và thủ công nghệ; Tư bản của tư nhân; Tư bản của Nhà nước2 .
**

Như vậy, kinh tế tư nhân trong quan niệm của Hồ Chí Minh có thể nhìn nhận ở hai khía cạnh
(hai thành phần): 1. Kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ cơng nghệ (hình thức kinh tế dựa trên tư
hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình). 2. Kinh
tế tư bản tư nhân (hình thức kinh tế mà sản xuất, kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư
bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột sức lao động làm th).

1
2

Ngơ Văn Lương (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.221.
Ngơ Văn Lương (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.247.


HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỒN CẦU HĨA


511

1.2. Vai trò của kinh tế tư nhân đối với nền kinh tế
Qua q trình nghiên cứu quan điểm Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, có thể
nhận thấy rằng Người không bao giờ đem đối lập một cách chung chung trực tiếp các thành phần
kinh tế tư nhân (đặc biệt là kinh tế tư bản tư nhân) với chủ nghĩa xã hội, đặc biệt không coi giai cấp
tư sản dân tộc như kẻ thù của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Để khai thác mọi năng lực sản xuất,
để tranh thủ sự ủng hộ của những nhà kinh doanh tiểu thương, tiểu chủ Người đã kêu gọi: “Các
bạn, người buôn bán kinh doanh, tiểu thương, tiểu chủ, cơng nhân và trí thức, đã chung sống với
nhân dân Việt Nam, các bạn đã khai cơ lập nghiệp ở Việt Nam. Các hoạt động chính đáng về văn
hóa và kinh tế của các bạn có lợi cho Việt Nam. Vì vậy, tơi khun các bạn: các bạn cứ n lịng
làm ăn như thường. Nhân dân và Chính phủ Việt Nam sẽ giúp đỡ và bảo vệ các bạn”3. Có thể thấy,
Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng kỳ thị với những nhà tư sản làm ăn chính đáng, có tư tưởng tiến bộ
và nhiệt tình ủng hộ cuộc cách mạng của nhân dân Việt Nam.
*

Trong quan điểm của mình về sự tồn tại của các thành phần kinh tế khác nhau, Hồ Chí Minh
cũng chỉ ra tính ưu việt và mặt hạn chế của từng thành phần kinh tế, qua đó phản ánh phần nào
vai trị của từng thành phần kinh tế trong công cuộc xây dựng đất nước. Đối với thành phần kinh
tế cá thể tự cung tự cấp, Người nhận thức đó là “thứ kinh tế lạc hậu”, thành phần kinh tế này còn
tồn tại phổ biến trong nền kinh tế, nhỏ bé, lạc hậu và năng suất thấp, họ “ít có gì bán và cũng ít có
gì mua”. Thành phần kinh tế tư bản tư nhân được Hồ Chí Minh đánh giá là “bóc lột cơng nhân”.
Tuy vậy, Hồ Chí Minh cũng nhận định: những nhà tư bản dân tộc và kinh tế cá nhân của nông dân
và thủ cơng nghệ “họ cũng góp phần vào xây dựng kinh tế”, là “lực lượng cần thiết cho cuộc sống
xây dựng kinh tế nước nhà. Cho nên Chính phủ cần giúp họ phát triển”4 .
**

Như vậy, theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kinh tế tư nhân có vai trị nhất định trong
phát triển kinh tế đất nước nói chung, góp phần vào sự phát triển của các thành phần kinh tế khác
nói riêng. Đảng và Chính phủ cần có những chính sách thiết thực, cụ thể để quản lý và phát huy tối

đa vai trò của thành phần kinh tế này với nguyên tắc: kinh tế tư nhân phải “phục tùng sự lãnh đạo
của kinh tế quốc gia, phải phù hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân”.
1.3. Chính sách đối với thành phần kinh tế tư nhân trong chế độ dân chủ nhân dân
Để duy trì sự phát triển của các thành phần kinh tế nói chung và sự phát triển của kinh tế tư
nhân nói riêng, bài viết “Chính sách kinh tế của Đảng và Chính phủ” (5/6/1953), Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chỉ ra bốn chính sách kinh tế cần phải thực hiện, đó là:
“1 - Cơng tư đều lợi. Kinh tế quốc doanh là cơng. Nó là nền tảng và sức lãnh đạo của nền
kinh tế dân chủ mới… Tư là những nhà tư bản dân tộc và kinh tế cá nhân của nơng dân và thủ cơng
nghệ. Đó là lực lượng cần thiết cho công cuộc xây dựng kinh tế nước nhà. Cho nên chính phủ cần
giúp họ phát triển. Nhưng họ phải phục từng sự lãnh đạo của kinh tế quốc gia, phải phù hợp với
lợi ích của đại đa số nhân dân.
2 - Chủ thợ đều lợi. Nhà tư bản thì khơng khỏi bóc lột. Nhưng Chính phủ ngăn cấm họ bóc lột
cơng nhân q tay. Chính phủ phải bảo vệ lợi quyền của công nhân. Đồng thời, vì lợi ích lâu dài,
anh chị em thợ cũng để cho chủ được số lợi hợp lý, không yêu cầu q mức.
Ngơ Văn Lương (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.361.
4 Ngơ Văn Lương (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.222.
3


512

HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỒN CẦU HĨA

Chủ và thợ đều tự giác tự động, tăng gia sản xuất lợi cả đôi bên.
3 - Công nông giúp nhau. Công nhân ra sức sản xuất nông cụ và các thứ cần dùng khác, để
cung cấp cho nông dân. Nông dân thì ra sức tăng gia sản xuất, để cung cấp lương thực và các thứ
nguyên liệu cho công nhân. Do đó, mà càng thắt chặt liên minh giữa cơng nơng.
4 - Lưu thơng trong ngồi. Ta ra sức khai lâm thổ để bán cho các nước bạn và để mua những
thứ ta cần dùng. Các nước bạn mua những thứ ta đưa ra và bán cho ta những hàng hóa ta chưa chế
tạo được. Đó là chính sách mậu dịch, giúp đỡ lẫn nhau rất có lợi cho kinh tế ta5.

*

Các chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần nói chung, phát triển kinh tế tư nhân nói
riêng của Hồ Chí Minh cho thấy, sự tác động giữa các thành phần kinh tế trong một cơ cấu kinh tế
quá độ, thống nhất, chi phối xu hướng vận động của kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư nhân. Con
đường tất yếu của kinh tế cá thể, tiểu chủ, tiểu thương là hình thức hợp tác xã sản xuất để hịa nhận
vào hình thức sở hữu xã hội chủ nghĩa. Cịn đối với các nhà tư bản, thơng qua các hình thức tư bản
Nhà nước, dần dần cải tạo theo hướng xã hội chủ nghĩa, xu hướng tiến bộ, đảm bảo tốt nhất cho
lợi ích của họ.
Thừa nhận sự tồn tại khách quan, lâu dài của các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế
không xã hội chủ nghĩa và con đường phát huy tác dụng của chúng trong quá trình xây dựng xã hội
mới là sự nắm bắt và vận dụng các quan điểm mác-xít của Hồ Chí Minh, khắc phục trên thực tế xu
hướng “tả khuynh”, chủ trương xóa bỏ ngay lập tức mọi thành phần kinh tế tư nhân trong đường
lối xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhiều đảng cộng sản.
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, một đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ chế độ thực dân,
nửa phong kiến cịn có sự đa dạng về hình thức sở hữu, mỗi thành phần kinh tế trong đó có kinh
tế tư nhân là một bộ phận trong tổng thể nền kinh tế quốc dân. Công nhận sự tồn tại hợp pháp của
nhiều hình thức sở hữu gắn với các thành phần kinh tế là thừa nhận sự bình đằng của mọi người
lao động làm việc ở mọi thành phần kinh tế khác nhau. Dân chủ trong quản lý kinh tế là phát huy
sức mạnh của tất cả các thành phần, các lực lượng kinh tế của nhân dân vì lợi ích của nhân dân.
Dân chủ trong kinh tế là thừa nhận các loại hình sở hữu để tạo nên sự nhất trí căn bản về lợi ích
của các giai tầng trong xã hội. Sự nhất trí đó sẽ phát huy được đầy đủ thế mạnh của mọi thành phần
kinh tế, mọi lực lượng kinh tế, tạo ra nội lực mạnh mẽ đưa nền kinh tế của đất nước phát triển đến
một trạng thái mới.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, kinh tế tư nhân xét ở khía cạnh
cá nhân, tiểu chủ cũng như kinh tế tư bản tư nhân đều có vai trị đáng kể, cả về phương diện phát
triển lực lượng sản xuất, xã hội hoá sản xuất lẫn phương diện giải quyết các vấn đề xã hội. Tuy
vậy, cũng cần thấy rằng, kinh tế tư nhân, tiểu chủ dù cố gắng đến bao nhiêu cũng không thể loại bỏ
được những hạn chế vốn có như: tính tự phát, manh mún, hạn chế về kỹ thuật. Kinh tế tư bản tư
nhân thì có tính tự phát rất cao. Đầu cơ, buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả… là những hiện tượng

thường xuất hiện ở kinh tế tư bản tư nhân.
Thực tiễn đó địi hỏi Đảng và Nhà nước phải nhận thức và vận dụng một cách sáng tạo các
quan điểm của Hồ Chí Minh về kinh tế tư nhân trong việc phát triển, quản lý thành phần kinh tế
5

Ngơ Văn Lương (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.221.


HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỒN CẦU HĨA

513

này cũng như các thành phần kinh tế khác của nền kinh tế. Đảng cần có những chủ trương giúp
đỡ kinh tế tư nhân, tiểu chủ, giải quyết các khó khăn về vốn, về khoa học và công nghệ, về thị
trường tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích tư bản tư nhân bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, đáp ứng
các nhu cầu của dân cư. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của họ; xoá bỏ định
kiến và tạo điều kiện thuận lợi về tín dụng, khoa học - công nghệ, về đào tạo cán bộ…cho kinh tế
tư bản tư nhân, đảm bảo phát huy được đầy đủ thế mạnh của mọi thành phần kinh tế, mọi lực lượng
kinh tế, tạo ra nội lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế đất nước.
2. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KINH TẾ TƯ
NHÂN ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NƯỚC.
Trong thời kỳ đổi mới đất nước, nhận thức được vị trí, vai trị của kinh tế tư nhân, Đảng Cộng
sản Việt Nam luôn nhất quán quan điểm phát triển kinh tế tư nhân trong chính sách phát triển kinh
tế nhiều thành phần. Quan điểm đó được thể hiện xuyên suốt từ văn kiện Đại hội lần thứ VI đến
văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII. Đặc biệt, tại văn kiện Đại hội XII, Đảng ta xác định “kinh tế tư
nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế”. Quan điểm này không chỉ thể hiện sự ghi nhận
đúng vị trí, vai trị của kinh tế tư nhân trong cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay, mà cịn khuyến khích
mạnh mẽ kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển, đóng góp tích cực vào q trình phát triển kinh tế-xã
hội của đất nước.
Đại hội XII (2016) đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI đã nhấn mạnh: “Trong 5

năm qua, khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam tiếp tục phát triển, tăng trưởng và đóng góp tích cực
vào q trình thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước… đầu tư tư nhân trong nước tiếp
tục tăng, chiếm khoảng 38,5% tổng đầu tư toàn xã hội”6*. Đặc biệt, trong Văn kiện Đại hội XII,
Đảng ta đã xác định rõ vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước
ta hiện nay. Cụ thể, nếu Đại hội XI mới chỉ “coi kinh tế tư nhân là một trong những động lực của
nền kinh tế”, thì đến Đại hội XII, Đảng ta đã khẳng định: “kinh tế tư nhân là một động lực quan
trọng của nền kinh tế”7 . Vai trò động lực này thể hiện ở chỗ:
**

Thứ nhất, sự phát triển của kinh tế tư nhân dưới các hình thức tổ chức khác nhau là một trong
những khía cạnh thực hiện dân chủ hóa nền kinh tế: nhà nước có trách nhiệm bảo đảm và bảo hộ
quyền tự do kinh doanh của công dân; cơng dân có quyền thực hiện tất cả các hoạt động kinh tế
trong khuôn khổ luật pháp nhà nước. Điều đó cho phép huy động được rộng rãi các nguồn tài lực,
trí lực của người dân vào đầu tư phát triển, làm giàu cho người đầu tư và góp phần làm giàu cho
đất nước.
Thứ hai, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư nhân trực tiếp tạo ra một khối lượng vật chất to
lớn, đóng góp tích cực vào việc thỏa mãn nhu cầu trong nước, góp phần gia tăng kim ngạch xuất
khẩu, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế quốc dân. Thực tế ở nước ta và các nước
trên thế giới cho thấy, kinh tế tư nhân có tỷ trọng đóng góp ngày càng cao vào tổng sản phẩm quốc
nội.
Thứ ba, sự phát triển kinh tế tư nhân góp phần điều chỉnh phân bổ vốn đầu tư vào những lĩnh
vực có khả năng bảo đảm hiệu quả, gắn với nhu cầu thị trường. Kinh tế tư nhân có khả năng bảo
6
7

ĐCSVN: Văn kiện Đại hội biểu tồn quốc lần thứ XII, Nxb.Chính quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.232.
ĐCSVN: Văn kiện Đại hội biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.Chính quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.103.


514


HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỒN CẦU HĨA

đảm đồng vốn được quản lý sử dụng có hiệu quả cao do sự quan tâm trực tiếp của người chủ sở
hữu với đồng vốn của họ. Mức hiệu quả này không những tăng khả năng tái đầu tư mở rộng kinh
doanh của kinh tế tư nhân, mà còn là điều kiện tiền đề để tăng khả năng thu của ngân sách nhà
nước, tăng nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Thứ tư, sự phát triển kinh tế tư nhân sẽ góp phần giải quyết việc làm cho xã hội và thu nhập
cho người lao động. Đây là một trong những ưu thế của khu vực kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi so với khu vực kinh tế nhà nước.
Thứ năm, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, kinh tế tư nhân đã và đang
từng bước khẳng định vị trí chỗ dựa thiết yếu theo đúng quy luật của nền kinh tế thị trường. Kinh
tế tư nhân đang có cơ hội phát triển mạnh cả về bề rộng lẫn bề sâu, số lượng và chất lượng. Xét
về trung và dài hạn, các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn trong nước cùng với các tập đoàn kinh tế nhà
nước và các công ty xuyên quốc gia là động lực kéo chủ yếu dẫn dắt nền kinh tế phát triển.
Thứ sáu, sự phát triển kinh tế tư nhân tạo áp lực thúc đẩy đổi mới công tác quản lý nhà nước
và thúc đẩy cải cách các doanh nghiệp nhà nước. Khi có quan điểm nhận thức đúng về vai trò của
kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần, nhà nước sẽ phải chủ động đổi mới các mặt
hoạt động phù hợp với nguyên tắc thị trường, để thực sự phát huy vai trò người nhạc trưởng điều
khiển các hoạt động kinh tế, tạo môi trường thơng thống, ổn định và bình đẳng cho tất cả các
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn tạo nên áp lực
cạnh tranh và đổi mới khiến các doanh nghiệp nhà nước phải tăng quyền chủ động và tính tự chịu
trách nhiệm, phải đổi mới toàn diện để nâng cao sức cạnh tranh, bảo đảm sự tồn tại và phát triển
trong nền kinh tế thị trường.
Như vậy, quan điểm “kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế” khơng chỉ
thể hiện sự ghi nhận đúng vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay,
mà cịn khuyến khích mạnh mẽ kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển, đóng góp tích cực vào q trình
phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Đại hội XII khẳng định cần phải tiếp tục “tạo điều kiện
thuận lợi để phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp tư nhân, làm động
lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế”8.

*

Đại hội XII đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế tư nhân như sau:
Một là, hồn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách để doanh nghiệp tư nhân tiếp cận bình đẳng
mọi cơ hội, các nguồn lực, nhất là về vốn, đất đai, tài nguyên;
Hai là, thúc đẩy xã hội hóa sở hữu và sản xuất kinh doanh, khuyến khích phát triển các hình
thức doanh nghiệp cổ phần. Tăng cường hỗ trợ để phát triển mạnh doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh
tế hộ gia đình; hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Khuyến khích hình thành doanh nghiệp lớn,
thương hiệu mạnh;
Ba là, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi
mới công nghệ, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao sức cạnh tranh và tham gia hiệu
quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị trong và ngoài nước;
Bốn là, hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi
8

ĐCSVN: Văn kiện Đại hội biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.Chính quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.271.


HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TỒN CẦU HĨA

515

nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đồn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào
các tập đoàn kinh tế nhà nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Phạm Ngọc Anh (2002), Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh, Đề tài nghiên cứu, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh.
2.Vũ Hùng Cường (2011), Kinh tế tư nhân và vai trò động lực tăng trưởng, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
3.Ngô Văn Lương (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, Nxb. Chính trị quốc gia,

Hà Nội.
4.Hồ Chí Minh Tồn tập (2011), tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5.Cao Ngọc Thắng (2007), Tư duy kinh tế Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.Chính quốc
gia, Hà Nội, 2016.
7.Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Trung ương 5, khóa XII.



×