Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

BTN môn LLNNPL Văn bản quy phạm pháp luật và hiệu lực của VBQPPL ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.38 KB, 11 trang )

A. MỞ ĐẦU
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, Nhà nước của
dân, do dân và vì dân là một nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay của Đảng,
Nhà nước và nhân dân ta. Để đạt được mục đính này, một trong những nhiệm vụ cấp
thiết là chúng ta phải sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng đồng bộ, thống
nhất, hiệu lực và hiệu quả.
Lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ ra rằng, quản lý xã hội bằng pháp luật là
tốt nhất, có hiệu quả nhất. Ở nước ta, quan điểm trên được thể hiện tại Khoản 1 Điều 8
Hiến pháp 2013: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật,
quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”.
Như vậy có thể thấy vai trị của pháp luật là hết sức quan trọng. Hình thức pháp luật là
cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của giai cấp mình lên thành pháp
luật. Trong lịch sử đã có ba hình thức pháp luật là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn
bản quy phạm pháp luật. Trong đó văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật
tiến bộ nhất được nhà nước đảm bảo thực hiện.
Hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cơ bản được hoàn thành. Nhà
nước ta đã có những đổi mới, sáng tạo, khơng ngừng hồn thiện hệ thống luật pháp
cũng như hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật.Văn bản quy phạm pháp luật có ý
nghĩa rất lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội tạo lập một trật tự pháp luật vì
sự phát triển lành mạnh của cả xã hội và của từng cá nhân. Vậy để áp dụng các quy
phạm pháp luật một cách hiệu quả và đúng nhất chúng ta phải dựa trên hiệu lực được
đưa ra của văn bản. Để tìm hiểu rõ văn bản quy phạm pháp luật và và hiệu lực của nó
ở Việt Nam, nhóm em chọn đề tài "Văn bản quy phạm pháp luật và hiệu lực của văn
bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam" làm vấn đề nghiên cứu cho bài lần này.
B. NỘI DUNG
Chương I. Văn bản quy phạm pháp luật
1.1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật hình thành bằng việc nhà
nước ban hành văn bản có chứa quy phạm pháp luật (quy tắc xử sự chung). Hay nói
cách khác, văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc
phối hợp ban hành và bảo đảm thực hiện theo trình tự, thủ tục nhất định, trong đó có


quy tắc xử sự chung, có hình thức, nội dung phù hợp với thẩm quyền của cơ quan ban
hành, được thực hiện nhiều lần để điều chỉnh các quan hệ xã hội vì lợi ích cộng đồng.
Cũng có một số văn bản quy phạm pháp luật được hình thành bằng con đường nhà
nước phê chuẩn văn bản quy phạm của các tổ chức xã hội khác thành văn bản quy
phạm pháp luật.
1.2. Phân loại văn bản quy phạm pháp luật
1


Văn bản quy phạm pháp lập luật là loại nguồn phổ biến và chủ yếu hiện nay. Tuy
vậy, mỗi nhà nước lại ban hành rất nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật khác nhau
với hiệu lực pháp lý khác nhau. Thông thường, người ta chia văn bản quy phạm pháp
luật thành hai loại, gồm:
 Văn bản luật (hiến pháp và các luật, bộ luật)
 Văn bản dưới luật
Song quan trọng hơn cả là các văn bản luật. Loại văn bản này do cơ quan quyền
lực cao nhất của nhà nước ban hành, có hiệu lực pháp lý cao, có trình tự thủ tục ban
hành, sửa đổi rất chặt chẽ,... các văn bản dưới luật được ban hành phải phù hợp với các
văn bản luật, là sự chi tiết, cụ thể hoá các quy định của văn bản luật và không được trái
với quy định của các văn bản luật.
1.3. Đặc điểm cơ bản của văn bản quy phạm pháp luật
Vì có chứa quy phạm pháp luật nên văn bản quy phạm pháp luật có đầy đủ các
đặc điểm cơ bản của quy pháp pháp luật, nghĩa là văn bản quy phạm pháp luật:
 Gắn liền với nhà nước, do nhà nước ban hành (thông qua các cơ quan nhà nước
hoặc những người có chức vụ của nhà nước có thẩm quyền) và bảo đảm thực hiện.
Đây cũng chính là một trong những thuộc tính quan trọng của pháp luật nói chung
(pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện). Pháp luật quy định cho một
số cơ quan, người có chức vụ nhà nước được quyền ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật nhất định và những cơ quan, cơng chức đó cũng chỉ được ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật về những vấn đề phù hợp với thẩm quyền (chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn) của mình do luật định. Trong một số trường hợp văn bản quy phạm
pháp luật có thể được ban hành có sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước với cơ quan của
tổ chức chính trị - xã hội. Tuy vậy văn bản quy phạm pháp luật luôn gắn liền với nhà
nước bởi chỉ riêng cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội thì khơng được quyền ban
hành văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật được nhà nước bảo
đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có các biện pháp cưỡng chế
nhà nước rất nghiêm khắc.
 Có chứa quy phạm pháp luật (quy tắc xử sự chung), là những quy tắc xử sự
được ban hành không phải cho một trường hợp cụ thể và đối với những tổ chức hay cá
nhân cụ thể, mà cho tất cả các trường hợp và đối với tất cả những tổ chức hay cá nhân
đã được dự liệu phải thực hiện. Nói cách khác, khi gặp phải những tình huống mà pháp
luật đã dự liệu thì các tổ chức, cá nhân có liên quan bắt buộc phải hoạt động theo quy
định của văn bản quy phạm pháp luật. Cũng vì vậy, văn bản quy phạm pháp luật được
thực hiện nhiều lần trong đời sống khi xảy ra tình huống mà pháp luật đã dự liệu. Đây
là đặc điểm thể hiện sự khác biệt giữa văn bản quy phạm pháp luật với các văn bản
khác của nhà nước như: văn bản áp dụng pháp luật, văn bản giao dịch hành chính,... là
các văn bản khơng chứa quy phạm pháp luật.
 Ngồi hai đặc điểm cơ bản trên thì pháp luật của các nhà nước hiện đại cịn quy
định cả thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức, nội dung của văn bản quy phạm pháp
2


luật được phép ban hành cho các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền ban hành văn bản
quy phạm pháp luật.
1.4. Ưu điểm, hạn chế của văn bản quy phạm pháp luật
 Ưu điểm
Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật được các nhà nước hiện đại
sử dụng chủ yếu bởi những ưu điểm sau:
Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật thành văn, do đó,
nó dễ hiểu, dễ sử dụng, áp dụng khá thống nhất trong thực tế đối với các loại chủ thể

khác nhau và khả năng đem lại hiểu quả pháp luật cao.
Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật được hình thành trực tiếp từ hoạt động sáng
tạo pháp luật, vì vậy, khả năng phù hợp với thực tiễn khách quan, khả năng cụ thể hố
ý chí nhà nước một cách thuận lợi và sát thực.
Thứ ba, văn bản quy phạm pháp luật có q trình hình thành, sửa đổi, hủy bỏ
nhanh hơn so với tập quán pháp, từ đó sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu điều chỉnh của các
quan hệ xã hội.
 Hạn chế
Văn bản quy phạm pháp luật có vai trị quan trọng tạo ra cơ sở pháp lý cho việc
tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội
và của các cá nhân. Tuy vậy, văn bản quy phạm pháp luật cũng có hạn chế là việc ban
hành, sửa đổi phải trải qua nhiều thủ tục, trình tự phức tạp, với sự tham gia của nhiều
tổ chức, cá nhân nên khá tốn kém về thời gian, cơng sức và chi phí khác. Chưa kể do
tính khái quát cao nên một số văn bản quy phạm pháp luật lại địi hỏi phải có những
văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành thì mới có khả năng thực hiện được trên
thực tế.
Chương II. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam
Cũng giống như pháp luật của các nhà nước xã hội chủ nghĩa khác, hình thức và
nguồn chủ yếu của pháp luật Việt Nam là văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản
quy phạm pháp luật ở Việt Nam được ban hành khá đa dạng bởi nhiều cơ quan khác
nhau, với những tên gọi khác nhau và hiệu lực pháp lý khác nhau.
Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được hiểu là phạm vi thời gian, khơng
gian và những đối tượng mà văn bản có tác động tới.
2.1. Hiệu lực về thời gian
Là phạm vi (khoảng) thời gian mà văn bản có tác động (các quy định của văn bản
trở thành những điều bắt buộc phải thực hiện, nghĩa là, nếu văn bản chưa có hiệu lực
thì chưa phải thực hiện, nếu văn bản đã hết hiệu lực thì khơng phải thực hiện nữa).
Khoảng thời gian có hiệu lực của văn bản được xác định bằng thời điểm văn bản bắt
đầu có hiệu lực cho đến thời điểm văn bản hết hiệu lực.
3



Thời điểm có hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam được quy
định tại Chương XIII Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 như sau:
 Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật
được quy định tại văn bản đó nhưng khơng sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua
hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước, trung
ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký văn hành đối với văn bản quy phạm pháp
luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ
ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân cấp huyện và cấp xã. Riêng đối với những văn bản quy phạm pháp luật được
ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc
ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan
ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo
nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Cơng báo tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương chậm nhất là sau 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
 Việc đăng Công báo phải bảo đảm: Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ
quan ở Trung ương phải được đăng cơng báo nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước; văn bản quy phạm
pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương
ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt phải được đăng Công báo cấp tỉnh; văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phải được
niêm yết công khai và phải được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa
phương. Thời gian và địa điểm niêm yết công khai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng
cấp quyết định.
 Thời hạn gửi và đăng công báo: trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày công bố
hoặc ký ban hành, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháo
luật phải gửi văn bản đến cơ quan Công báo để đăng Công báo hoặc niêm yết công
khai. Cơ quan Cơng báo có trách nhiệm đăng tồn văn văn bản quy phạm pháp luật
trên Công báo chậm nhất là 15 ngày đối với văn bản quy phạm pháp luật do các cơ

quan trung ương ban hành, 07 ngày đối với văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng
nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ban hành kể từ ngày nhận được văn bản. Văn bản quy phạm pháp luật
đăng trên Công báo in và Cơng báo điện tử là văn bản chính thức và có giá trị như văn
bản gốc.
Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật: chỉ trong trường hợp thật
cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức,
cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp
luật của cơ quan trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước.
Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau:
 Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện
hành vi đó pháp luật khơng quy định trách nhiệm pháp lý;
4


 Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn;
 Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp,
chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Văn bản quy phạm pháp luật bị đình chỉ việc thi hành thì ngưng hiệu lực cho đến
khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ra quyết định huỷ bỏ thì văn bản hết hiệu lực, nếu khơng hủy bỏ
thì văn bản tiếp tục có hiệu lực.
Thời điểm ngưng hiệu lực, tiếp tục có hiệu lực của văn bản hoặc hết hiệu lực của
văn bản phải được quy định rõ tại văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền. Quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết định xử lý văn bản quy phạm
pháp luật phải đăng Công báo, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các
trường hợp sau đây:
 Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
 Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của
chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;

 Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
 Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy
định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.
2.2. Hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng
Hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật là
phạm vi (khoảng) không gian mà văn bản có tác động (các quy định của văn bản trở
thành điều bắt buộc phải thực hiện đối với những đối tượng nhất định).
 Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật theo không gian:
Hiệu lực về không gian thường được xác định theo thẩm quyền của cơ quan ban
hành ra văn bản quy phạm pháp luật đó.
Cịn giới hạn tác động về khơng gian của văn bản quy phạm pháp luật thì được
xác định bằng lãnh thổ quốc gia hay địa phương hoặc một vùng nhất định.
Những văn bản chung nào chỉ có hiệu lực trong một vùng nhất định thì giới hạn
ln chỉ rõ trong văn bản đó. Phần lớn các văn bản do các cơ quan quyền lực và quản
lý Nhà nước Trung ương có hiệu lực trên tồn lãnh thổ Việt Nam. Các văn bản do Hội
đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ban hành có hiệu lực trên địa bàn thuộc thẩm
quyền của cơ quan ấy.
 Đối tượng tác động:
Hiệu lực theo không gian của văn bản quy phạm pháp luật gắn liền với tác động
của nó đối với nhóm người cụ thể.
Thơng thường văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trong một lãnh thổ nhất
định cũng có hiệu lực với mọi cá nhân tổ chức thuộc lãnh thổ đó. Tuy nhiên có những
5


văn bản chỉ tác động tới những công chức Nhà nước hoặc những người thuộc những
ngành nghề nhất định. Cũng có văn bản chỉ liên quan đến người nước ngồi và người
khơng có quốc tịch v.v…Vì thế văn bản quy phạm pháp luật cũng có hiệu lực đối với
cơ quan, tổ chức, người nước ngoài ở Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam
hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia

có quy định khác.
Trong những trường hợp như thế, các văn bản quy phạm pháp luật luôn xác định
rõ đối tượng tác động, nghĩa là những người phải tuân theo chấp hành hay được hưởng
những quyền nhất định.
C. KẾT LUẬN
Kết thúc chủ đề, chúng ta nhận thức sâu sắc được văn bản quy phạm pháp luật
thông qua các khái niệm, đặc điểm, phân loại và hiệu lực của nó ở Việt Nam. Nhờ vậy
mọi người hiểu rõ luật pháp, biết những gì nên làm và khơng nên làm để có những thái
độ hành vi cư xử đúng đắn. Mọi người đều tôn trọng và thực hiện theo các văn bản
quy phạm pháp luật thì đất nước sẽ có kỷ cương phép tắc, người dân Việt Nam sẽ văn
minh và tiến bộ hơn. Nó mang lại ý nghĩa rất lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ xã
hội tạo lập một trật tự pháp luật vì sự phát triển lành mạnh của cả xã hội và của từng cá
nhân. Chính vì lẽ đó, văn bản quy phạm pháp luật là loại nguồn cơ bản, chủ yếu và
quan trọng nhất của nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Để có được vai trò quan trọng như thế, văn bản quy phạm pháp luật đã tạo ra
nhiều ưu điểm. Nổi bật hơn hết là thể hiện trí tuệ của một tập thể và tính khoa học
tương đối cao. Các quy định của nó được thể hiện thành văn nên rõ ràng, cụ thể, đảm
bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật nên dễ phổ biến, áp dụng, có thể hiểu và thực
hiện thống nhất trên phạm vi rộng.
Khơng những thế nó có thể đáp ứng được kịp thời những yêu cầu, địi hỏi của
cuộc sống thể hiện rõ tính thời đại của mình vì dễ sửa đối, bổ sung. Song bên cạnh đó
vẫn cịn một số hạn chế nhất định. Đó là các quy định của văn bản quy phạm pháp luật
khơng dự kiến được hết các tình huống, trường hợp xảy ra trong thực tế, vì thế có thể
dẫn đến tình trạng thiếu pháp luật hay tạo ra những lỗ hổng, những khoảng trống trong
pháp luật. Những quy định theo khuôn mẫu đôi khi lại cứng nhắc, thiếu linh hoạt. Đặc
biệt quy trình xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thường lâu dài và
tốn kém hơn các hình thức pháp luật cơ bản khác. Tất cả điều đó yêu cầu các cơ quan
nhà nước phải ln bám sát bánh xe thời đại, có những quyết định đúng đắn kịp thời
để tạo ra những điều luật chất lượng phù hợp với con người và xã hội.
Nếu muốn văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đạt được hiệu quả cao, cần

phải coi trọng thực hiện một số vấn đề như sau. Thứ nhất, cần phải chú ý đến là tính
hợp pháp, tính thống nhất, tính hợp lý của các văn bản quy phạm pháp luật. Tính hợp
pháp, hợp lý và thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật chỉ có thể được đảm
bảo khi công tác xây dựng, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng được
hoàn thiện. Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật cần phải đảm bảo được khả năng tiếp
cận của quần chúng nhân dân. Vì vậy cơ quan nhà nước phải chủ động công bố công
6


khai những trình tự thủ tục rõ ràng, đưa thơng tin trên các trang thông tin điện tử của
cơ quan hoặc thông qua các kênh phổ biến kiến thức khác để mọi người có thể dễ dàng
tìm hiểu. Thứ ba, liên quan đến các cơ quan thực thi pháp luật. Văn bản quy phạm
pháp luật sẽ có hiệu lực cao khi được các cơ quan thực thi thực hiện một cách nghiêm
túc và triệt để việc áp dụng luật. Các cơ quan này cần phải được trang bị không chỉ về
cơ sở pháp lý, mà còn cả cơ sở vật chất cũng như nguồn nhân sự để đảm bảo việc thực
hiện pháp luật ở mọi cấp độ. Cần quy định trách nhiệm của các bộ, ngành quản lý
chuyên ngành về việc theo dõi thi hành các văn bản này, định kỳ thông báo cho các cơ
quan đầu mối để tập hợp, phân tích và làm báo cáo tổng hợp về tình hình thi hành văn
bản quy phạm pháp luật đó. Cuối cùng là văn bản quy phạm pháp luật cần phải nêu rõ
mục tiêu và có sự thống nhất giữa các mục tiêu được đề ra.
Có thể nói, việc phân tích thực trạng và nguyên nhân tác động đến hiệu quả của
văn bản quy phạm pháp luật sẽ giúp chúng ta xác định những vấn đề cấp bách và yêu
cầu của nó. Từ đó tìm ra những giải pháp đúng đắn phù hợp tương ứng giúp văn bản
quy phạm pháp luật đạt hiệu quả cao nhất. Nó sẽ là cơ sở, tiền đề cho hệ thống pháp
luật lý tưởng ở Việt Nam, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

D. PHỤ LỤC
* Tài liệu tham khảo:

7



1, Nguyễn Minh Đoan. Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật. Nxb. Tư
pháp. 2020
2, Nguyễn Xuân Hưởng. Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật. Nxb.
Chính trị quốc gia sự thật. 2019

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHĨM
1. Mơn học: Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật
8


2. Nhóm 6:
3. Chủ đề: Văn bản quy phạm pháp luật và hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật ở
Việt Nam
4. Danh sách thành viên nhóm:

STT

Mã sinh viên

Lớp

Họ và tên

1


203801010

D

Trần A

2

203801010

D

Nguyễn B

3

203801010

D

Trần C

4

203801010

D

Vũ D


5. Thời điểm họp nhóm:
 14h đến 17h ngày 22 tháng 1 năm 2021 tại thư viện
 14h đến 17h ngày 25 tháng 1 năm 2021 tại thư viện
6. Nội dung thảo luận:
- Lên ý tưởng cho nội dung thuyết trình về Văn bản quy phạm pháp luật và hiệu lực
của văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam, phân chia công việc.
- Phân chia công việc chuẩn bị bài:
+ TrầnA: hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật và đối tượng áp
dụng, phần kết luận cho chủ đề, làm Word.
+ NguyễnB: làm Powerpoint, thuyết trình
+ Trần C: phần mở đầu, làm Word.
+ Vũ D: khái niệm, phân loại, đặc điểm cơ bản, ưu điểm và hạn chế của văn bản quy
phạm pháp luật; hiệu lực về thời gian của văn bản quy phạm pháp luật; tổng hợp lại
các nội dung; làm và hoàn thiện Word.
9


7. Nhận xét của giáo viên bộ môn:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

STT

HỌ VÀ TÊN


MSSV

1

Trần A

203801010

2

Nguyễn B

203801010

3

Trần C

203801010

4

Vũ D

203801010

ĐIỂM SỐ

GHI CHÚ


Người viết biên bản

10


11



×