Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Biến đổi trong đời sống tín ngưỡng của cư dân ven biển xã tam tiến huyện núi thành tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 61 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
BIẾN ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG CỦA CƯ DÂN
VEN BIỂN XÃ TAM TIẾN HUYỆN NÚI THÀNH TỈNH
QUẢNG NAM

Sinh viên thực hiện : Lữ Đình Phụng
Chuyên ngành

: Sư phạm lịch sử

Lớp

: 16SLS

Người hướng dẫn

:TH.S Tăng Chánh Tín

Đà Nẵng, tháng 02 năm 2020
1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 4
1. Lý do chọn đề tài. ............................................................................................ 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ............................................................................ 5


3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 5
3.1

. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 5

3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 6
5. Đóng góp đề tài ............................................................................................... 6
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 6
6.1. Phương pháp khảo sát thực tế.................................................................. 6
6.2. Phương pháp thu thập, điều tra và xử lí số liệu ...................................... 7
7. Bố cục ............................................................................................................... 7
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...................... 8
1.1.1. Một số khái niệm liên quan........................................................................ 8
1.1.1.1. Cư dân ven biển ...................................................................................... 8
1.1.1.2. Tín ngưỡng .............................................................................................. 8
1.1.2. Một số quan điểm, lý thuyết nghiên cứu về biển đổi văn hóa. .................. 9
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội............................................................ 11
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển. ............................................................. 12
1.2.3. Đặc điểm văn hóa dân cư. ........................................................................ 14
1.3. Đời sống tín ngưỡng truyền thống của cư dân ven biển xã Tam Tiến
huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam. .................................................................. 16
1.3.1

Tín ngưỡng thờ cá Ơng ......................................................................... 16

1.3.2. Tín ngưỡng thờ Cơ Hồn ........................................................................... 18
1.3.3. Tín ngưỡng thờ cúng ơng bà tổ tiên......................................................... 20
1.3.4. Tín ngưỡng thờ thần giếng....................................................................... 22

CHƯƠNG 2 : NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG CỦA
CƯ DÂN VEN BIỂN XÃ TAM TIẾN .................................................................. 25
2.1. Các nhân tố tác động đến sự biến đổi trong đời sống tín ngưỡng của cư
dân ven biển xã Tam Tiến .................................................................................. 25
2


2.1.1. Q trình đơ thị hóa tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam ............. 25
2.1.2.

Chủ trương chính sách của chính quyền địa phương ....................... 27

2.1.3.

Sự chuyển đổi nghề nghiệp ................................................................. 30

2.1.4.

Tác động của tiến bộ kinh tế, khoa học kỹ thuật ............................... 32

2.2. Những biến đổi trong đời sống tín ngưỡng của cư dân ven biển xã Tam
Tiến ....................................................................................................................... 34
2.2.1.

Cơ sở thờ tự .......................................................................................... 34

2.2.2.

Lễ vật .................................................................................................... 35


2.2.3.

Nghi lễ .................................................................................................. 36

2.2.4.

Bộ phận tổ chức và thực hành nghi lễ ............................................... 37

2.2.5.

Niềm tin và thực hành tín ngưỡng...................................................... 38

2.3. Một số nhận xét, đánh giá ........................................................................... 39
CHƯƠNG 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÍN NGƯỠNG CỦA CƯ
DÂN VEN BIỂN XÃ TAM TIẾN, NÚI THÀNH, QUẢNG NAM TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY .................................................................................................. 40
3.1.1. Kinh nghiệm bảo tồn phát huy giá trị tín ngưỡng của một số địa phương
............................................................................................................................ 41
3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của xã Tam Tiến ........................... 44
Định hướng phát triển kinh tế xã hội ................................................................. 44
3.1.3. Ý kiến nguyện vọng của người dân địa phương ...................................... 46
3.2.1. Nâng cao vai trò quản lý văn hóa, tín ngưỡng của chính quyền các cấp. 47
3.2.2. Nghiên cứu tơn vinh giá trị tín ngưỡng truyền thống của cư dân ven biển
xã Tam Tiến ....................................................................................................... 48
3.2.3. Nâng cao đời sống vật chất tinh thần của cư dân .................................... 48
3.2.4. Tuyên truyền vân động người dân tham gia bảo tồn ............................... 49
3.2.5. Khai thác giá trị tín ngưỡng kết hợp với phát triển du lịch địa phương .. 50
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 52
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 59


3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong tổng thể văn hóa Việt Nam văn hóa biển là một thành tố quan
trọng. Trải dài suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, vận mệnh của tổ
quốc Việt Nam luôn gắn chặt với biển. Đặc biệt trong bối cảnh tình hình quốc tế
và khu vực đang có những diễn biến phức tạp như hiện nay, việc nhìn nhận
nghiên cứu và khẳng định giá trị của văn hóa là nhiệm vụ chính trị quan trọng
của cả dân tộc
Việt Nam là một quốc gia biển có 3260km đường biển dọc theo chiều dài
của bờ biển Việt Nam từ Trà Cổ ( Quảng Ninh) đến Hà Tiên ( Kiên Giang) lớp
lớp cư dân người Việt đã sống dựa vào biển và gắn chặt cuộc đời mình với biển.
Cũng chính những người dân đó đã sáng tạo giữ gìn và phát huy những giá trị
tốt đẹp của văn hóa biển. Dưới tác động mạnh mẽ của q trình hồi nhập đơ thị
hóa như hiện nay văn hóa biển đang đối mặt với những biến đổi trên nhiều
phương diện.
Biến đổi là quy luật tất yếu trong sự vận động không ngừng của lịch sử,
chi phối mọi lĩnh vực của đời sống của con người, trong đó có văn hóa. Tùy vào
nhân tố tác động cũng như bản lĩnh tự thân, các thành tố của văn hóa biến đổi
khác nhau về tốc độ quy mơ, phương thức, trạng thái. Sự biến đổi đó biểu hiện
xu thế hay các xu hướng vận động mới của văn hóa. Và trong tiến trình cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay mà biểu hiện đặc trưng là đơ thị
hóa. Văn hóa nói chung cũng như tín ngưỡng nói riêng mỗi ngày một đổi thay
mạnh mẽ do sự tương tác của nhiều nhân tố khác nhau.
Nghiên cứu tìm hiểu về đời sống văn hóa của cư dân văn biển nói chung
và đời sống tín ngưỡng nói riêng dưới góc nhìn truyền thống và hiện đại đặc
trong bối cảnh đơ thị hóa sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn chân thực khoa học

về văn hóa biển hiện nay cũng như đề ra được những giải pháp để giữ gìn và
phát huy những giá trị của văn hóa biển.
Tam Tiến là một xã vùng bãi ngang ven biển thuộc huyện Núi Thành tỉnh
Quảng Nam. Đây là một trong số ít địa phương cịn lưu giữ được những nét đặc
trưng về văn hóa của cư dân ven biển Quảng Nam, đặc biệt là đời sống tín
ngưỡng .
Dưới tác động của q trình đơ thị hóa mạnh mẽ ở Quảng Nam hiện nay
đời sống văn hóa nói chung và đời sống tín ngưỡng của cư dân ven biển Tam
Tiến đang có những biến đổi mạnh mẽ. Với mong muốn nghiên cứu tìm hiểu về
sự biến đổi trong đời sống tín ngưỡng của cư dân xã Tam Tiến cũng như góp
một phần nhỏ trong việc cơng sức của mình nhằm tri ân mảnh đất quê hương.
Tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Biến đổi trong đời sống tín ngưỡng của cư dân
4


ven biển xã Tam Tiến huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam” làm đề tài khóa luận
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Nghiên cứu về đời sống văn hóa nói chung và văn hóa biển nói riêng là
vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước. đặc biệt
trong khoảng 10 năm trở lại đây khi vấn đề biển Đông trở thành vấn đề thời sự
nóng bỏng thì việc nghiên cứu về vấn đề biển, đời sống cư dân ven biển và
những biến đổi của nó dưới tác động của đơ thị hóa nhận được sự quan tâm
nhiều hơn của các nhà nghiên cứu. Một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu có thể
kể đến như : Nguyễn Duy Bắc ( 2008), Sự biển đổi các giá trị trong xây dựng
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, NXB Từ điển Bách khoa và Viện
Văn hóa, Hà Nội; Vũ Văn Dũng ( Tuyển chọn ), Văn hóa biển Việt Nam dưới
góc nhìn văn hóa giân dan, tập 2, Nxb Cơng an nhân dân Hà Nội; Nguyễn
Thanh Lợi ( 2014), Một góc nhìn về văn hóa biển, Nxb Tổng hợp Thành Phố Hồ
Chí Minh… Các tác giả đã tập trung nghiên cứu về văn hóa ở Việt Nam và văn

hóa biển trong bối cảnh đơ thị hóa và đưa ra những nhận định, dự báo về diện
mạo văn hóa,văn hóa biển Việt Nam trong tương lai.
Về văn hóa biển ở miền Trung nói chung và văn hóa Quảng Nam Đà
Nẵng nói riêng chúng ta có thể kể đến một số cơng trình tiêu biểu như sau:
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hương với tác phẩm Tín ngưỡng cư dân ven biển
Quảng Nam- Đà Nẵng, NXB Từ điển bách khoa và viện văn hóa năm 2019. Đã
trình bày bức tranh tổng thể về đời sống tín ngưỡng của cư dân ven biển Quảng
Nam Đà Nẵng dưới góc nhìn truyền thống. Tác giả đã có sự kì cơng trong khảo
sát các làng ven biển Quảng Nam Đà Nẵng để viết lên tác phầm này.
Tiến sĩ Lê Thị Thu Hiền với tác phẩm Bảo tồn và phát huy giá trị tín
ngưỡng cư dân biển Đà Nẵng trong q trình đơ thị hóa hiện nay, NXB Thơng
tin và truyền thơng năm 2018, đã chỉ ra cụ thể những biến đổi trong đời sống tín
ngưỡng của cư dân ven biển Đà Nẵng trong q trình đơ thị hóa. Từ đó đề ra
những giải pháp rất khả thi, khoa học để bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng
trong gia đoạn hiện nay.
Trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước
cùng những tư liệu điền dã của bản thân, tôi đã chọn vấn đề biến đổi trong đời
sống tín ngưỡng của cư dân ven biển xã Tam Tiến huyện Núi Thành tỉnh Quảng
Nam để nghiên cứu.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 . Đối tượng nghiên cứu.
Đời sống tín ngưỡng của cư dân ven biển xã Tam Tiến huyện Núi Thành
tỉnh Quảng Nam và những biến đổi của nó dưới tác động của đơ thị hóa.
5


3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi không gian : đề tài tập trung nghiên cứu về đời sống tín ngưỡng
của cư dân ven biển xã Tam Tiến (tập trung chủ yếu ở làng Hà Lộc và Long
Thạnh)

Phạm vi thời gian : đề tài nghiên cứu sự biến đổi của đời sống tín ngưỡng
cư dân ven biển Tam Tiến trong khoảng thời gian từ năm 2015 đên nay.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhận diện thực trạng tín ngưỡng và đời sống tín ngưỡng của cư dân ven
biển xã Tam Tiến với những biến đổi của nó trong q trình đơ thị hóa nhiều
năm trở lại đây, đồng thời chỉ ra những tác nhân gây ra sự biến đổi đó. Đồng
thời, từ kết quả nghiên cứu, luận án nhận định, đánh giá về xu hướng biến đổi
của tín ngưỡng cư dân .
Thấy được những nét văn hóa nổi bật trong đời sống tín ngưỡng cư dân
ven biển xã Tam Tiến huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam góp phần quảng bá
hình ảnh văn hóa, du lịch của các tỉnh miền Trung tới độc giả, du khách trong và
ngoài nước.
Làm rõ đặc điểm đời sống tín ngưỡng của cư dân ven biển xã Tam Tiến từ
đó chỉ ra những biểu hiện đặc sắc trong phong tục tập quán của cư dân địa
phương.
5. Đóng góp đề tài
Đề tài khái quát được sự biến đổi trong đời sống tín ngưỡng của cư dân
ven biển xã Tam Tiến huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam dưới tác động đô thị
hóa dưới nhiều khía cạnh, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy tín
ngưỡng trong giai đoạn hiện nay.
Đóng góp thiết thực vào việc xây dựng cơ sở khoa học cho việc định
hướng chính sách của chính quyền địa phương với đời sống cư dân ven biển
Tam Tiến nói riêng và Quảng Nam nói chung. Đề tài là tài liệu tham khảo cho
sinh viên ngành lịch sử văn hóa.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đối với đề tài “Biến đổi trong đời sống tín ngưỡng của cư dân xã Tam
Tiến huyện núi thành tỉnh Quảng Nam”tác giả sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu cơ bản sau:
6.1. Phương pháp khảo sát thực tế
Đây được xem là phương pháp chủ đạo trong quá trình nghiên cứu của đề

tài. Bởi thông qua đề tài này, các số liệu, thông tin thu thập được có phần chính
xác hơn, thuyết phục hơn. Đồng thời, có thể kiểm tra lại tính xác thực của tài
liệu đã nghiên cứu.

6


6.2. Phương pháp thu thập, điều tra và xử lí số liệu
Để hồn thành đề tài thì tất yếu phải cần đến nhiều nguồn tư liệu từ các
ban ngành có liên quan. Do đó phải thu thập, tổng hợp, lựu chon nguồn tư liệu
phù hợp nhất cần cho nội dung nghiên cứu. Trên cơ sở đó cần tiến hành phân
tích để tìm ra tính tồn vẹn, phát hiện mối quan hệ giữa các vấn đề liên quan đến
nội dung đề tài.
Bên cạnh đó, các số liệu, tư liệu thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau và
mức độ dài ngắn cũng khơng giống nhau. Vì thế các tư liệu cần được thống kê,
xử lý có khoa học để phục vụ hiệu quả nhất cho q trình nghiên cứu.
7. Bố cục
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung
nghiên cứu chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Những biến đổi trong đời sống tín ngưỡng của cư dân ven biển xã
Tam Tiến dưới tác động đô thi hóa.
Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng của cư dân xã Tam Tiến,
huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay.

7


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1. Cư dân ven biển
Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê (Chủ biên), “ven” là “ phần đất
chạy dọc theo sát một bên” như nhà ở ven sông, ven đê,vùng ven đô hoặc “men
theo, dọc theo” như ven theo bờ biển, ven bờ sơng. Nói như vậy “ven biển” có
thể hiểu là “ phần đất chạy dọc theo sát một bên biển”. Còn vùng ven biển
được hiểu như là nơi tương tác giữa đất và biển, bao gồm các môi trường ven
biển cũng như vùng nước kế cận. Các thành phần của nó bao gồm các vùng châu
thổ, vùng đồng bằng ven biển, các vùng đất ngập nước, các bãi biển và cồn cát,
các rạn san hô, các vùng rừng ngập mặn, đầm phá, và các đặc trưng ven biển
khác.
Hầu như rất ít cơng trình nghiên cứu quan tâm đến việc làm rõ khái niệm
cư dân vùng ven biển. Trong những cơng trình về làng ven biển hay sự thay đổi
của cư dân ven biển thì cơng trình của TS Lê Thị Thu Hiền có đề cập đến các
vấn đề về khái niệm của cư dân ven biển được đưa ra bởi các chuyên gia đầu
ngành như Ngô Đức Thịnh (Chủ biên), Nguyễn Đăng Vũ hay Nguyễn Xuân
Hương,… qua đó các tác giả quan niệm cư dân/làng ven biển là những
người/những nơi có địa bàn cư trú sát mép/bờ biển và sinh sống chủ yếu bằng
nghề ngư nghiệp [6; tr.7].
Cư dân ven biển cũng được hiểu như là những người sống và sinh hoạt
trong một ngôi làng nào đó gần biển, được thế hệ trước truyền lại nghề biển và
nối tiếp nhau làm nghề biển để nuôi sống bản thân và gia đình.
Như vậy dù trước đến nay chưa từng có định nghĩa về cư dân ven biển
nhưng qua các cơng trình nghiên cứu về làng ven biển thì có thể hiểu cư dân ven
biển là những người sống trong các làng ven biển và lấy ngư nghiệp làm nguồn
sống chính. Tuy nhiên dó q trình đơ thị hóa thì dân đến việc sự xáo trộn trong
cư dân ven biển, đã xuất hiện thêm một số nghề như cơng nhân, giáo viên, kỹ
sư,..
1.1.1.2. Tín ngưỡng

Hiện tại, có nhiều ý kiến khác nhau khi sử dụng khái niệm tơn giáo và tín
ngưỡng. Theo quan điểm truyền thống, người ta có ý thức phân biệt tơn giáo và
tín ngưỡng, thường coi tín ngưỡng ở trình độ phát triển thấp hơn so với tôn giáo.
Loại quan điểm thứ hai là đồng nhất giữa tơn giáo và tín ngưỡng và đều gọi

8


chung là tơn giáo, tuy có phân biệt tơn giáo dân tộc, tôn giáo nguyên thủy, tôn
giáo địa phương, tôn giáo thế giới (phổ qt).
Trong Luật Tín ngưỡng tơn giáo (2016) của Nhà nước Việt Nam. Ngày
18/11/2016 Quốc hội thông qua Luật tín ngưỡng, tơn giáo 2016. Luật này quy
định về quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tơn
giáo; tổ chức tơn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tơn giáo. Theo đó: “Tín ngưỡng là
niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với
phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá
nhân và cộng đồng” [6; tr.11].
1.1.2. Một số quan điểm, lý thuyết nghiên cứu về biển đổi văn hóa.
Mọi sự vật và hiện tượng địa lý đều tồn tại và phát triển trong một không
gian lãnh thổ nhất định, các đối tượng nghiên cứu đều có mối quan hệ, tác động
qua lại, mối quan hệ nhân quả trong quá trình phát triển. Khoa học địa lí tìm ra
các tác động đó để thấy được các quy luật cũng như dự kiến sự phát triển của
chúng.
Là đối tượng nghiên cứu trọng tâm của nhân học, biến đổi văn hóa được
xem như là kết quả của quá trình vận động của xã hội. Khái niệm biến đổi văn
hóa chỉ sự thay đổi của các cơ chế trong một cấu trúc văn hóa cho trước, được
đặc trưng bởi sự thay đổi các biểu tượng văn hóa, các nguyên tắc ứng xử, các
thiết chế văn hóa và các hệ thống giá trị.
Biến đổi văn hóa được các nhà khoa học khởi xướng thuyết Tiến hóa luận

như Edward B. Taylor hay L. Morgan đề cập đến từ thế kỷ XIX khi họ phân
chia xã hội theo thứ bậc đơn tuyến và có chung một mẫu hình biến đổi xã hội
cũng như biến đổi về văn hóa. E. Taylor cho rằng : “ Sự phát triển tiến bộ tiến
hóa của các nền văn hóa là xu hướng chinh trong lịch sử loài người. Xu hướng
phát triển này là rất hiển nhiên, vì rằng có nhiều dữ kiện theo tính liên tục của
nó có thể sắp xếp vào một trật tự xác định mà không thể làm ngược lại”. Theo
các nhà tiến hóa luận, biến đổi văn hóa có một mơ hình chung, đó là ở những
nền văn hóa ngồi phương Tây được nhìn nhận “ kém văn minh” sự biến đổi văn
hóa diễn ra chậm chạp, đối ngược với phương Tây năng động và biến đổi nhanh.
Các giai đoạn hiện tại của văn hóa đã tiến hóa lên từ các giai đoạn sớm hơn. Mơ
hình tiến hóa đơn tuyến về sự phát triển và biến đổi văn hóa này đã bị phản đối
rộng khắp trong giới nhân học và là tiền đề để dẫn đến sự ra đời và phát triển
của khá nhiều lý thuyết mới cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. [6; tr.15].
Trong suốt nửa sau thế kỉ XX và phổ biến cho đến nay có một khuynh
hướng nghiên cứu hấp dẫn các nhà văn học đó là nghiên cứu sự biến đổi văn hóa
trong q trình tồn cầu hóa đặc biệt ở những xã hội đang chuyển đổi từ kinh tế
nông nghiệp sang công nghiệp từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại. Dù
9


biến đổi văn hóa trong q trình hiện đại hóa là một thực tế không thể đảo
ngược trong các tác giả đều khẳng định sự bền vững của những giá trị truyền
thống và nó sẽ chi phối sự lựa chọn của từng xã hội cụ thể chiều hướng quy mô
dạng thức biến đổi của văn hóa điều này hướng tới trong quá trình nghiên cứu
liên kết với nhau giữa cư dân ven biển Quảng Nam lưu ý đến các giá trị bền
vững của tín ngưỡng cộng đồng này trong quá trình đơ thị hóa.
Ở nước ta, trong thời gian gần đây đã xuất hiện những cơng trình nghiên
cứu về biến đổi văn hóa. Trong cơng trình sự biến đổi các giá trị văn hóa trong
xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Duy Bắc đã cho
rằng: “Biến đổi văn hóa chính là q trình thay đổi các phương thức sản xuất

bảo quản truyền bá các sản phẩm và các giá trị văn hóa phù hợp với những biến
đổi về chính trị kinh tế xã hội ở những thời kỳ nhất định trong sự phát triển của
các quốc gia dân tộc và nhân loại” Bốn nhân tố tác động đến biến đổi văn hóa
được đề cập trong cơng trình này bao gồm thứ nhất là sự vận động và phát triển
của đời sống kinh tế xã hội thứ hai là sự nhân tố tư tưởng chính trị thứ ba là kỹ
thuật và công nghệ mới thứ tự là giao lưu văn hóa.
Như vậy các lý thuyết, quan điểm khác nhau có liên quan đến biến đổi
văn hóa cung cấp cho chúng ta những cách tiếp cận luận giải khơng giống nhau
về chức năng biến đổi địi hỏi phải xem xét từ nhiều cấp độ để các câu trả lời
thấu đáo về tính đa diện của hiện tượng q trình biến đổi văn hóa. Tựu trung sự
vận động và biên độ văn hóa của một xã hội do các nhân tố cơ bản sau:
(1) Những biến đổi của đời sống kinh tế xã hội thể hiện qua những chính
sách đầu tư phát triển về mơi trường sống về phương pháp cách thức sản xuất về
nhu cầu nhận thức giáo dục nhiều hơn của con người nhằm đáp ứng địi hỏi của
khối trình độ phát triển xã hội.
(2) Điều kiện về kỹ thuật và công nghệ mới. Đây là một nhân tố cơ bản
dẫn đến biến đổi văn hóa. Trong cuộc sống, kỹ thuật cơng nghệ mới góp phần
làm thay đổi trình độ nhận thức tạo sự phát triển của sản xuất vật chất làm xuất
hiện các loại hình văn hóa nghệ thuật mới cũng như phổ cập rộng rãi những sản
phẩm đó đến với mọi tầng lớp xã hội.
(3) Sự giao lưu văn hóa khi một cộng đồng tiếp xúc với một cộng đồng
khác có hai quá trình có gì diễn ra từ đó tất cả văn hóa biến đổi đó là truyền bá
văn hóa và tiếp biến văn hóa.
Áp dụng các luận điểm giải thích ngun nhân biến đổi văn hóa ở trên tác
giả đã chỉ ra các tác nhân quan trọng dẫn đến sự biến đổi tín ngưỡng cư dân ven
biển xã Tam Tiến - Quảng Nam trong q trình đơ thị hóa cụ thể từ sau năm
năm 2015 đến nay đó là sự phát triển kinh tế xã hội sự tiến bộ về khoa học kỹ
thuật và những chính sách có liên quan đến vùng ven biển và ngư dân của Nhà
nước Chính quyền thành phố Quảng Nam.
10



1.2. Tổng quan về xã tam tiến huyện núi thành tỉnh quảng nam
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.
Tam Tiến là xã vùng cát ven biển của huyện Tam Kỳ trước đây nay thuộc
huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam. Đông Giáp biển, Tây giáp xã Tam
Xuân(1,2), Nam giáp xã Tam Anh Bắc, Tam Hòa của huyện Núi Thành. Bắc
giáp xã Tam Phú Tam Thanh của thành phố Tam Kỳ cách Trung Tâm Tam Kỳ
tỉnh Quảng Nam 2 km về hướng Đông Nam cách thị trấn Núi Thành 15 km về
hướng Đơng Bắc diện tích đất tự nhiên của xã là 1785,66 ha trong đó đất sản
xuất nơng nghiệp là 380,66 ha đất nuôi trồng thủy sản là 367 ha, đất thổ cư và
xây dựng cơ bản 178 ha, đất rừng và bạch sha 860 ha còn lại là mặt nước sông
đầm. Dân số 11.772 nhân khẩu, 2.877 hộ đều là dân tộc kinh.
Có hai dịng sơng nước lợ trải dọc theo chiều dài của xã Sông Tam Kỳ ở
phía Tây đổ ra cửa Lở (Tiểu Áp) và cửa An Hịa (trước đây có tên gọi là Đại Ấp,
Hiệp Hòa) bao bọc ba cù lao: cồn Vẹt, cồn Chùa, Ổ Gà tạo thành ranh giới tự
nhiên với các xả Tam Xn(1,2) Tam Anh Bắc, Tam Hịa. Sơng Trường Giang
chạy dọc giữa xã thông với Cửa Đại (Đại Chiêm)Hội An, cửa Lở và cửa An Hòa
tạo thành hai vùng kinh tế chủ yếu: nơng nghiệp và ngư nghiệp. Hai dịng sơng
nói trên có nhiều thuận lợi về giao thơng ni trồng đánh bắt thủy hải sản và
cảnh quan môi trường song khơng có tác dụng về thủy năng gây nhiễm mặn
đồng ruộng và trước mắt còn gây ngập úng trong mùa mưa lụt.
Bờ biển Tam Tiến dài 7,5 km bằng phẳng nơng và các trắng, phía Nam có
rạng đá nổi thuộc thôn Phước Lộc (nay là thôn Hà Lộc). Từ xưa nơi đây có lợi
thế cho người dân các thơn Phước Lộc và Hà Quang (nay là Hà Lộc) đưa thuyền
ra vào lúc sóng to, gió lớn. Dọc bờ biển có rừng phi lao chắn gió bốn mùa xanh
biếc tạo nơi cảnh đẹp thiên nhiên có thể quy hoạch để xây dựng bãi tắm, nơi
nghỉ mát và du lịch sinh thái.
Tam Tiến thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình hằng năm
26°C lượng mưa trung bình 220 mm, độ ẩm trung bình trong năm 83%, thích

hợp cho các loại cây trồng vật nuôi phát triển. Tuy nhiên vào mùa mưa bão gặp
lúc triều cường thường gây ngập lụt cục bộ.
Về giao thơng ngồi đường thủy (sơng, biển) từ sau ngày giải phóng
1975, nhất là sau 20 măm đổi mới đất nước đã xây dựng hệ thống đường bê tơng
thơn xóm nối liền với hai trục đường lớn đường Thanh Niên ven biển và đường
nội bộ bên nông (đã rãi đá) và cầu bê tông bắc qua sông Trường Giang tạo thuận
lợi cho việc đi lại giao lưu kinh tế văn hóa giữa các địa phương trong và ngồi
xã.
11


Trên đất Tam Tiến hiện nay đã cũng có một số cơng trình hạ tầng về kinh
tế xã hội như: cầu máng đưa nước từ hồ Phú Ninh về tưới cho đồng Vẹt, cơ sở
sửa chữa tàu thuyền, sản xuất nước đá, cung ứng Xăng dầu, khu du lịch biển,
bưu điện văn hóa, cùng với hệ thống trường hợp từ mầm non đến trung học cơ
sở, trạm y tế, nhà hộ sinh, nhà văn hóa các thơn, nghĩa trang liệt sĩ gần đây tỉnh
Quảng Nam được Chính phủ cho xây dựng khu kinh tế mở đầu tiên của cả nước
xã Tam Tiến nằm trọn trong quy hoạch Khu kinh tế mở Chu Lai mở ra thời kỳ
phát triển đầy hứa hẹn trong tương lai.
Do biến động của thiên nhiên, địa mạo ở vùng đất Tam Tiến ngày nay có
nhiều thay đổi nhất là sự xâm thực của biển. Từ xưa bờ biển cách xa xóm làng
hiện nay hàng km. Năm 1945 nhân dân thôn Hà Quang (nay là thôn Hà Lộc)
phát hiện dấu vết khu dân cư ở vùng biển giáp ranh thơng Bình Phú - Hà Quang,
cách bờ khoảng 400 – 900m còn gốc cây cổ thụ, tượng Phật bán thân, chảo đồng
Tiền cổ và nhiều mảng đồ sành sứ. Vùng cuối thơn Long Thạnh có cửa lỡ Diêm
Điền (Tiểu Áp) phát sinh từ nguồn nước sông Tam Kỳ ở ngã ba trên (lạch Ổ Gà)
sau một thời gian bị bồi lấp rồi ở lại ngay Hòn Đất Đỏ xã Xuân Phú (Tam Hòa)
nên gọi là cửa Đất Đỏ.
Ngày xưa trên đất Tam Tiến có nhiều đồi cát cao (cồn Cao - Hà Quang,
động Chai - Hoài Trà, nổng cát Lộc Ngọc,…) vùng đầm nhỏ (vũng Vạc - Hòa

Trà, vũng Rớ - Lộc Đông) và nhiều rừng cao nguyên sinh rậm rạp (rừng Cấm
Cây Bàng (Bản Long), rừng Diêm Điền, Ngọc Giáp, Hòa Trà, rừng miếu Hà
Quang (nay Hà Lộc),… do biến cố của tàn phá của chiến tranh và sự khai thác
bừa bãi của con người đến nay chỉ cịn lại dấu tích và địa danh lưu truyền. [5;
tr.10].
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển.
Theo Đại Việt sử ký tồn thư của sử thần Ngơ Sĩ Liên biên soạn năm 1479
vào cuối thế kỷ XIV vùng đất Quảng Nam ngày nay (từ bờ nam sông Thu Bồn
trở vào) thuộc đất Chiêm Động dưới quyền cai quản của vương quốc Chăm Pa
(Chiêm Thành). Những năm cuối đời nhà Trần, giặc Chiêm thường sang quấy
nhiễu vùng biên giới phía Nam của nước Đại Việt để giữ yên bờ cõi tháng 7
năm 1402 Hồ Hán Thương làm cuộc Nam chinh buộc vua Chiêm Thành giao
nộp đất Chiêm Động (Quảng Nam) và Cổ Lũy (Quảng Ngãi). Nhà Hồ chia đất
ấy thành bốn châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, tổ chức di dân vào khai phá theo chế
độ “ binh điền” do quân đội quản lý.
Nhưng chẳng được bao lâu đến năm 1407 nhân lúc quân nhà Minh
phương bắc tràn sang xâm lược nước Đại Việt, vua Chiêm Thành đưa quân đánh
chiếm lại đất Chiêm Động, Cổ Lũy, phần đông người Việt mới di cư vào phải
chạy ra vùng Thuận Hóa Quảng Trị Thừa Thiên lánh giặc Chiêm.
12


Sau cuộc khởi nghĩa Lê Lợi chống quân nhà Minh xâm lược (1418 –
1427) thắng lợi tháng 8 năm 1470 vua Chiêm Thành là Trà Tồn đem qn đánh
phá Hóa Châu (vùng Quảng Trị Thừa Thiên). Để giải quyết tận gốc vấn đề an
ninh biên giới đất nước, ngày 6 tháng 11 năm 1470 vua Lê Thánh Tông xuống
chiếu thân chinh bình Chiêm, mở rộng bờ cõi nước Đại Việt vào tận núi Thạch
Bi (Đá Bia) thuộc tỉnh Phú Yên ngày nay, tổ chức di dân vào khai phá vùng đất
mới Phương Nam lập ra đạo Thừa Tuyên Quảng Nam gồm 3 phủ: Thăng Hoa,
Tư Nghĩa, Hoài Nhơn. Đất Tam Tiến thuộc Hà Đông, phủ Thăng Hoa, phần lớn

đất đai còn hoang vu, dân cư thưa thớt.
Cũng như các địa phương khác ở khu vực Nam Trung Bộ cư dân Tam
Tiến phần lớn có nguồn gốc tổ tiên từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
lần lượt di cư và Phương Nam khai cơ lập nghiệp sau khi vua Lê Thánh Tơng
Bình Định xong Chiêm Thành. Những người đến đầu tiên có cơng khai khẩn,
qui dân lập ấp sau này được phong danh vị tiền hiền của làng xã, được thờ cúng
tại đình làng hằng năm có lệ giỗ tiền hiền của dân làng.
Qua tra cứu gia phả của một số tộc họ có ghi rõ niên đại, lớp người di cư
đến đất Tam Tiến đầu tiên vào khoảng những năm 1471 đến 1515 thời Hậu Lê
tiếp đến thời Trịnh Nguyễn phân tranh 1604 đến 1778 và Tây Sơn khởi nghĩa
1773 đến 1800 số người đến định cư ngày càng đông và lập nên làng xã. Những
địa danh này cịn nhắc đến như: Cát Cao Xứ, Hà Bừa thơn (nay là thơn Hà Lộc),
Gành La (Kình La) xứ (thuộc thôn Tiến Thành), Thỉ Lập ấp (thuộc Diêm Trà),
Ngọc Giáp thơn (nay thuộc Lộc Ngọc), xóm Cây Bàng (thuộc Bản Long),.. có từ
thuở ấy.
Lớp người di cư đến đất Tam Tiến lúc đó thuộc nhiều thành phần. Phần
đơng trong số đó là nơng dân nghèo khơng có ruộng đất bị chế độ phong kiến áp
bức bóc lột, lánh nạn chiến tranh, đến vùng đất mới khai cơ lập nghiệp. Một số ít
trốn binh dịch, sĩ phu bất mãn tìm nơi ẩn dật, cá biệt có người bị triều đình truy
bức chạy vào Nam lánh nạn…. Họ phần lớn có chung tâm trạng oán ghét chiến
tranh các cứ và chế độ vua quan thối nát, mong có nơi an cư lạc nghiệp phát
triển giống nòi.
Trải qua nhiều biến cố của lịch sử địa giới hành chính và tên gọi xã thơn
có nhiều thay đổi nhưng khơng có di chỉ để tra cứu đầy đủ các tên đất, tên xóm
làng xa xưa. Chỉ biết vào thời Tự Đức năm 1947 đến năm 1883 trên địa bàn
Tam Tiến các 8 xã nhỏ thuộc hai tổng: An Hòa và Phú Quý của huyện Hà Đông.
Các xã Hà Quang, Phước Lộc, Diêm Điền, Ngao Tân, Trà Lý Đơng thuộc tổng
An Hịa. Các xã Tân Lược, Ngọc Giáp, Phú An, thuộc tổng Phú Quý.
Năm Thành Thái thứ 18 năm 1906 đổi Huyện Hà Đông thành phố Tam
Kỳ và thay đổi tên một số xã xã Tân Lược thành Tân Lộc, Phú An thành Bình

Yên, Hà Quang thành Tam Hà, Phước Lộc thành Tam Lập, Trà Lý Đông thành
13


Hòa Trà, địa giới các xã vẫn giữ nguyên sau ngày cách mạng tháng Tám năm
1945 Thành cơng chính quyền cách mạng chủ trương sáp nhập xã các xã Tân
Lộc, Ngọc Giáp, Bình Yên Thành xã Tân Ngọc, các xã Tam Hà, Tân Lộc, Ngao
Tân, Diêm Điền, Hòa Trà thành xã Tú Phùng (lấy tên nhà yêu nước của Nguyễn
Phùng), bỏ cấp tổng, đổi phủ thành huyện. Ngày 18 tháng 12 năm 1948 thực
hiện quyết định của Ủy ban kháng chiến Hành chính tỉnh Quảng Nam sáp nhập
2 xã Tân Ngọc và Tú Phùng thành lập xã Tam Tiến.
Dưới thời Mỹ - Ngụy tháng 10 năm 1954 đến tháng 3 năm 1975, từ tháng
10 năm 1954 đến năm 1955, ngụy quyền chia Tam Tiến thành 2 xã: các thôn
bên biển là xã Kỳ Châu, các thôn bên nông là xã Thị Ngọc. Đầu năm 1956, ngụy
quyền tỉnh Quảng Nam quyết định nhập lại thành xã Kỳ Trung thuộc quận Tam
Kỳ. Sau ngày miền Nam được hồn tồn giải phóng năm 1975 chính quyền cách
mạng đổi lại tên xã Tam Tiến thuộc huyện Tam Kỳ tháng 12 năm 1983 hội đồng
Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định số 144 chia
tách huyện Tam Kỳ thành hai đơn vị hành chính Thị xã Tam Kỳ và huyện Núi
Thành xã Tam Tiến thuộc huyện Núi Thành với địa giới như ngày nay (cắt một
phần ấp 5, Tân Lộc sáp nhập vào xã Tam Phú của thị xã Tam Kỳ.
Qua nhiều lần điều chỉnh ranh giới và tên gọi các thơn cũng có nhiều thay
đổi trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ chia thành 6 thôn: thôn 1, 2 ven
biển, thôn 3, 4, 5, 6 bên nông. Hiện nay gồm có 7 thơn: Long Thạnh, Long
Thành, Tân Lộc, Hà Lộc, Lộc Ngọc, Ngọc An, Diêm Điền cơ quan xã được
đóng tại Long Thành. [5; tr.10-15]
1.2.3. Đặc điểm văn hóa dân cư.
Thời Nho học cịn thịnh hành ở nước ta trên đất Tam Tiến cũng có nhiều
người là con các gia đình khá giả có vị thế trong xã hội theo học chữ Nho để
mong sau này làm quan lại hoặc chức sắc ở làng hay làm các nghề tự do (thầy

thuốc, thầy địa, thầy bói,..) nhưng rất ít người đổ đạt cao, chỉ có cụ Phan Bá
Phiến ở Tân Lược đậu cử nhân, cụ Nguyễn Phựu ở Hà Quang đậu Tú Tài, cụ
Trần Quý Công ở Ngọc Giáp đậu cử nhân.
Quá trình xây dựng làng xã, ngày xưa tên đất Tam Tiến cũng có nhiều
cơng trình kiến trúc mang tính chất văn hóa tín ngưỡng phương đơng như đình,
chùa, lăng, miếu, tiêu biểu là đình Trà Lng của làng Diêm Điền gắn liền với
huyền thoại Thầy Lánh, xây dựng từ thời Tự Đức, đã phá dỡ năm 1947 do yêu
cầu “tiêu thổ kháng chiến”, lăng mộ cụ Thượng thư công bộ Trần Quý Công ở
rừng Ngọc Giáp nay vẫn cịn di tích.
Từ xưa, cư dân xã Tam Tiến cũng đóng góp vào nền văn học dân gian Xứ
Quảng với nhiều thể loại, làn điệu dân ca khá phong phú, đa dạng nhưng hát
chèo ghe, hò khoan, hát nhân ngãi, hơ thai bài chịi, hát chèo đưa linh trong lễ
hội cá Ông, đưa tang.
14


Dưới thời thực dân pháp cai trị, chúng ráo riết thực hiện chính sách “ngu
dân”, bãi bỏ Nho học, bắt học tiếng Pháp thay tiếng mẹ đẻ, hạn chế việc học
hành thi cử mà đến những năm 1930 trên đất Tam Tiến mới có hai trường Sơ
học liên xã ở Hịa Trà và Ngọc Giáp khơng q 50 học sinh, mỗi xã nhỏ có một
trường Đồng ấu (vỡ lịng) dân lập. Đến năm 1936 tại thị trấn Tam Kỳ mới có
trường tiểu học Pháp-Việt trong điều kiện nhập học các rất khó khăn chỉ có cơ
cậu con nhà giàu có quyền thế mơi học được. Trước năm 1945 trên 95% dân số
mù chữ tồn xã chỉ có 8 người đậu thành chung và sơ đẳng, khoảng 40 người có
bằng yếu luợt và tiễn sanh (lớp 5). Chính quyền duy trì nền lễ giáo phong kiến
lỗi thời và các tập tục lạc hậu mê tín dị đoan truyền bá giáo lý thần quyền sùng
bái “Mẫu Quốc Pháp” nhằm gây tâm lý tự ti, vong bản, an phận thủ thường, tin
vào số mạng, rủi may…để mê hoặc tư tưởng thủ tiêu lòng yêu nước ý chí tự
cường tinh thần đấu tranh của nhân dân ta.
Về y tế, với việc chăm sóc sức khỏe nhân dân khơng được chính quyền

thực dân quan tâm mấy năm 1936 cả huyện Tam Kỳ chỉ có một nhà thương
không quá 20 giường bện lại thiếu thuốc men, dụng cụ, thường gọi là “nhà
thương thí” ít ai đến điều trị. Việc chữa bệnh trong nhân dân chủ yếu bằng thuốc
nam, thuốc bắc hoặc cúng bái. Tại xã cũng có một số lương y nhưng khơng có
điều kiện tổ chức nghiên cứu, truyền nghề nên nhiều phương thuốc hay của nền
y học cổ truyền ngày càng mai một. Tình trạng ăn ở mất vệ sinh, dịch bệnh liên
tiếp xảy ra không được ngăn chặn nhất là dịch đậu mùa năm Tân Dậu 1981 đã
giết chết hàng trăm đồng bào xã Tân Lộc. Nạn hữu sinh vô dưỡng hầu như phổ
biến, tuổi thọ con người rất thấp, “ thất thập cổ lai hy”.
Do điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế nói trên bề mặt xã hội dân cư trên
đất Tam Tiến tương đối thuần túy, tuyệt đại đa số là nông dân lao động (kể cả
nhà cá). Cũng như nông dân cả nước, họ là tầng lớp giai cấp bị chế độ phong
kiến thực dân pháp áp bức bóc lột nặng nề, chịu nhiều bất công trong xã hội nên
rất thiết tha yêu quê hương, đất nước, khát khao độc lập, tự do, có tinh thần đấu
tranh kiên cường bất khuất, khơng ngại gian khổ hi sinh vì tiếp thu tư tưởng dân
chủ tiến bộ của thời đại, sẵn sàng theo Đảng làm cách mạng giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp, và trở thành Quân đội quân chủ lực hùng hậu trong Cách
mạng Dân tộc dân chủ.
Giai cấp địa chủ và tầng lớp phú nông (kể cả phú ngư) ở Tam Tiến khơng
nhiều (chỉ có 3 địa chủ, 10 phú nông, phú ngư), mức chiếm hữu ruộng đất không
quá 22ha/hộ quyền lợi của họ gắn liền với chế độ phong kiến tác động nông dân
về tô, tức, họ nắm giữ các vai trò chủ chốt trong bộ máy chính quyền xã, thơn.
Tuy vậy nhiều người có ý thức tự tôn dân tộc cảm nhận nhục mất nước đã
hưởng ứng các phong trào chống thực dân Pháp do sĩ phu yêu nước đề xướng,
một số sớm giác ngộ cách mạng trở thành Đảng viên cán bộ của xã. Con em của
15


họ được học hành nhiều người có xu hướng tiến bộ, nhạy cảm với thời cuộc
nhanh chóng tiếp thu tư tưởng cách mạng trở thành Đảng viên cán bộ lãnh đạo

sau này cách mạng thành cơng.
Về tín ngưỡng từ xưa đến đất Tam Tiến chưa có 1 cơ sở mang tính chất
tơn giáo hiện đại ngồi việc thờ cúng tổ tiên ơng bà, thần Linh và những vị có
cơng trong việc khai khẩn xây dựng nên xóm làng. Nơng dân thờ cúng Thành
Hồng và lễ hội cầu bơng, ngư dân thờ ông ngư (cá voi) và lệ cầu ngư hàng
năm.[5; tr.25].
1.3. Đời sống tín ngưỡng truyền thống của cư dân ven biển xã Tam Tiến
huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam.
1.3.1 Tín ngưỡng thờ cá Ơng
Tín ngưỡng thờ Cá Ơng gắn với lễ hội Cầu Ngư là sinh hoạt văn hóa đặc
trưng của cư dân miền Trung, trong đó Tam Tiến là một bộ phận quan trọng,
đang góp phần gìn giữ và nâng cao giá trị của tín ngưỡng lễ hội truyền thống
này trong kho tàng văn hóa dân tộc. Giữa biển khơi mênh mơng, nơi đầu sóng
ngọn gió, con người càng trở nên nhỏ bé. Để rồi, cái giúp họ kiên trì bám biển
khơng chỉ là sức mạnh thể chất mà còn là niềm tin tâm linh – tin vào vị thần bảo
hộ, che chở cho những chuyến ra khơi, tơm cá đầy thuyền, cuộc sống bình n.
Cá Voi trong đời sống ngư dân có vị thế đặc biệt, vừa có khả năng cứu nguy vừa
báo hiệu cho họ những nơi nhiều cá. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra đặc tính của
lồi vật này những khi biển động, để tránh sóng, theo bản năng cá Voi sẽ tìm
những vật nổi trên mặt biển nép vào và cùng với vật ấy trơi vào bờ. Điều đó đã
khiến cho ngư dân tin rằng cá Voi đã cứu người, cứu thuyền khi gặp bão tố giữa
biển khơi. Đồng thời, nơi loài cá này xuất hiện cũng là nơi có nhiều cá và những
ngư dân giàu kinh nghiệm sẽ dựa vào đó mà tìm được luồng cá lớn.
Trong dịng chảy văn hóa tín ngưỡng, hầu hết các vị thần được cư dân ven
biển nước ta cũng như cư dân ven biển vùng đất quê nghèo xã Tam Tiến tôn thờ
vốn đều mang yếu tố biển cả, sơng nước, bến bãi…có lai lịch cơng trạng và là
niềm tin về quyền năng cứu giúp, là vị thần hộ mệnh cho cư dân của cả một
vùng ven biển. Tín ngưỡng thờ Cá Ơng (cá Voi) nhằm đem đến nhiều may mắn
cho ngư dân làm nghề đánh cá, ra khơi vào lộng. Đây là một dạng thức thờ vật
linh, nhiên thần, vị thần độ mạng cho những người đi biển. Vì vậy, tục thờ Cá

Ơng là một tín ngưỡng hết sức phổ biến và có từ lâu đời ở cư dân ven biển tại xã
Tam Tiến
Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn chép
rằng: “Cá Ông voi: Đức ngư (theo tên đời Tự Đức ban cho) đầu trịn, trên trán
có lỗ phun nước sắc đen, nhẵn nhụi không vẩy, đuôi chẻ ra như con tơm, tính
hiền lành hay cứu người. Quốc sử qn triều Nguyễn trong sách Đại Nam nhất
thống chí: “Bạch ngư dài 20 trượng, tính hiền lành, hay cứu người, hoặc thấy
16


người chài bị lồi cá dữ làm khốn quẫn, nó cũng giải cứu”. Sách Gia Định thành
thơng chí cũng chép: “Những khi thuyền bè gặp sóng gió nguy hiểm, thường
thấy thần (cá Ơng) dìu đỡ mạn thuyền bảo vệ người n ổn. Hoặc thuyền bị
chìm đắm, trong cơn sóng gió thần cũng đưa người vào bờ, sự cứu giúp ấy rất
rõ. Chỉ nước Nam ta từ Linh Giang đến Hà Tiên mới có việc ấy và rất linh
nghiệm, cịn các biển khác thì khơng có”. Cịn trong Thối thực ký văn, Trương
Quốc Dụng cho ta biết rõ hơn về tín ngưỡng thờ cúng cá Ông của ngư dân ven
biển: “Hải Thu tục gọi là cá Ơng voi, mình dày khơng vây, đi giống tơm, kỳ nó
rất sắc, mũi ở trên trán, tính nó nhân hay cứu người. Người đi thuyền gặp phong
ba mà đắm nó thường đội trên lưng đưa vào gần bờ, vẫy đuôi bỏ lên. Người
miệt biển rất kính. Có con chết mà tạt vào bờ ruồi lẳng khơng đậu, họ bèn góp
tiền làm ma, ai chủ việc ấy thì đánh cá và bn bán có lợi”.
Tục thờ cúng Cá Ông tương truyền được biết đến từ thời Nguyễn với các
câu chuyện liên quan tới việc Cá Ông cứu mạng cho Vua Gia long Nguyễn Ánh
khi chạy trốn quân Tây Sơn. Khi thắng trận, Vua Gia Long đã phong tặng Cá
Ông là Nam Hải Đại tướng quân và cho lập lăng miếu thờ cúng, sắc phong.
Ngoài ra, việc Cá Ông cứu người và cứu ghe thuyền của ngư dân cũng thường
được lưu truyền trong nhiều cộng đồng ngư dân ven biển bằng những câu
chuyện truyền miệng mang màu sắc huyền thoại như: Cá Ông là tiền thân của
đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Đức Phật này đã có lần hóa thân để cứu khổ chúng

sanh. Ngài hóa thân thành ông Nam Hải để đi tuần du biển Nam Hải. Một hơm,
trên tịa sen nhìn lướt qua sóng gió đại dương Nam Hải, ngài khơng khỏi đau
lịng thấy mn ngàn sinh linh gặp cơn phong ba bão táp phải bỏ mình giữa biển
khơi, mà những nạn nhân đáng thương này chỉ là những ngư dân hiền lành lấy
nghề đánh cá ni thân. Trước cảnh tượng đau lịng đó, Bồ Tát liền cởi chiếc
pháp y xé tan thành từng mảnh vụn thả xuống mặt biển mênh mông. Mỗi mảnh
vụn theo nguyện ý của Bồ Tát đã biến thành một cá Ông, sau đó Quan Âm Bồ
Tát lấy bộ xương Voi ban cho để cá Ơng có thân hình to lớn. Để giúp cá Ơng
làm trịn trách nhiệm cứu người, Đức Bồ Tát đã ban cho cá Ông phép thu đường,
giúp cho cá Ông ở bất cứ nơi nào, cần đến nơi đâu để cứu nạn đều kịp thời. Nhờ
có phép thu đường mà cá Ông đã kịp ứng cứu các thuyền lâm nạn không kể ở
hải điểm nào, xa bao nhiêu.
Huyền thoại này đã ảnh hưởng sâu sắc về lòng nhân ái, đức hy sinh trong
tâm thức của cư dân ven biển xã Tam Tiến. Đối với họ, những người sống lênh
đênh giữa biển khơi, bão tố hiểm nguy luôn đe dọa họ. Khi đó, cá Ơng trở thành
chỗ dựa tinh thần trong niềm tin bất diệt của ngư dân. Niềm tin này, ban đầu là
một nhu cầu giúp người ta chịu đựng gian khổ hiểm nguy trong cuộc mưu sinh,
dần dần dấu vết của niềm tin hằn sâu vào tiềm thức, trở thành tín ngưỡng dân
gian. Cộng đồng ngư dân làm nghề đánh cá biển, theo địa phương thường gọi Cá
17


Ơng bằng nhiều danh xưng tơn kính mang biểu tượng dân gian khác nhau
như: Đức Ông, Cá Ngài, Ông Nam Hải, Ơng Lớn, Ơng Cậu, Ơng Lộng, Ơng
Khơi, Ơng Chng, Ông Kìm, Ông Phướn, Ông Sứa... Khi Cá Ông sống, ngư
dân gọi là Ông Sanh (là ân nhân cứu sống sinh mạng của họ những khi bão to
gió lớn trên biển); khi Cá Ơng chết thì gọi là Ơng Lụy (ngư dân chịu tang như
đối với người thân của mình).
Theo lệ thì dân chài ai phát hiện được cá voi mắc cạn, tục gọi là "ơng lụy"
thì có bổn phận chơn cất và để tang Ơng như để tang chính cha mẹ mình. Xác cá

được đem tắm bằng rượu rồi liệm bằng vải đỏ. Dân làng còn lấy giấy đỏ đắp vào
miệng cá thấm lấy nước dãi, xong đem phơi khô rồi đốt thành tro để chữa bệnh
suyễn. Xác cá được mai táng trong đụn cát gần biển. Người phát hiện ra cá voi
mắc cạn thì được nhân dân tơn sùng và dưới triều nhà Nguyễn còn được miễn
sưu dịch 3 năm.
Hàng năm dân làng chọn ngày "ông lụy" (ngày cá Ơng trơi vào bờ) làm lễ
cúng giỗ theo nghi thức Nghinh Ơng. Người địa phương có câu: "Thấy ơng vào
làng như vàng vào tủ" vì theo tín ngưỡng này, Cá Ơng lụy và trơi dạt vào làng
nào, làng đó muôn đời ấm no, tai qua nạn khỏi.
Ba bốn năm sau khi chơn thì dân làng phải cải táng, thường làm vào mùa
xuân sang hè rồi đem cốt cho nhập lăng và tế chung. Đối với xương cá Ông to
lớn thì dân làng sẽ chờ đủ 3 năm cho xương cốt rã ra rồi mới đem vào hòm để
đưa về làng thờ. Với trường hợp cá nhỏ, người ta sẽ cho trực tiếp vào hòm và
đem về thờ. Khi tế cá thì dân làng cũng cúng các vong hồn ngư dân chết ngồi
biển.
Cá ơng được thờ trong các lăng, gọi là lăng Ông. Lăng Ông ở cư dân vùng
biển xã Tam Tiến có kiến trúc như đình làng nhưng quy mơ tương đối nhỏ hơn.
Gồm 2 phần đó là nhà thờ và chỗ chơn cất. Về phần đền thờ thì được xây dựng 3
gian. Khi chúng ta bước vào thì thấy gian ở giữa là bàn vị thờ cá ông lớn (là cá
ông đầu tiên được trôi dạt vào đây). Còn 2 gian bên cạnh người địa phương gọi
là bên tả và bên hữu. Bên tả thờ con của cá ơng ( đó chính là những cá ơng bị
trơi dạt vô sau). Bên hữu là thờ các vị thổ địa cai quản ở vùng đất đó. Ở phần
ngồi đằng sau đền có một gị đất để bảo vệ đền được gọi “gị án”. Phần đất
chơn Cá Ơng được gọi là đất “vạn niên” là khi làm lễ xong ngoài đền thì mới vơ
tới mộ Cá Ơng làm lễ.
1.3.2. Tín ngưỡng thờ Cô Hồn
Thờ cúng cô hồn là một phong tục khá phổ biến của người Việt vùng ven
biển Quảng Nam. Biểu hiện qua sự tồn tại các thiết chế tín ngưỡng như nghĩa
trủng, nghĩa tự, miếu âm hồn… với nghi lễ thờ cúng hàng năm được tổ chức tại
các thôn, xã hết sức quy củ và trang nghiêm. Tùy từng vùng, việc thờ cúng có

những nét riêng, nhưng tựu trung lại vẫn mang một mẫu số chung, đó là giá trị
18


nhân văn sâu sắc được thể hiện qua một hình thức tín ngưỡng dân gian của cư
dân vùng ven biển. Việc thờ cúng âm hồn của cư dân biển Quảng Nam xã Tam
Tiến tồn tại ở hai cấp độ: gia đình và làng xóm.
Như vậy, ngay từ thời nhà Nguyễn, khắp nơi trong tỉnh Quảng Nam đã
lập các đàn tế, các dinh miếu thờ âm hồn; các nghĩa tự, nghĩa trủng được thiết
lập, tu sửa, hồn thiện. Bên cạnh đình làng, miếu thờ Thành Hoàng làng, các
thiên thần, nhân thần, thì lúc này người dân cịn có thêm nghĩa trủng, nghĩa tự,
miếu thờ âm hồn. Vì thế, cho đến hiện nay, trong các làng quê dọc ven biển
Quảng Nam nói riêng và các làng quê ven biển Nam Trung Bộ nói chung cịn rất
nhiều nghĩa trủng, nhiều nghĩa tự. Vậy nghĩa trủng là gì? Nghĩa tự là gì? Nghĩa
trủng thực chất là một ngôi mộ chung cho những người chết vì làm việc nghĩa.
Tất cả những ngơi mộ của chiến sĩ vơ danh, những người vốn có cơng với đất
nước, nhưng khi chết khơng ai xác định được danh tín đều được quy tập chung
vào nghĩa trủng. Nhưng cũng có những nghĩa trủng, khơng chỉ có những hài cốt
của những người có cơng, những chiến sĩ vơ danh mà cịn có cả xương cốt của
những người vơ chủ khác. Nghĩa trủng thường do làng xóm quản lý và đứng ra
tổ chức cúng tế một cách tự phát. Tuy nhiên cũng có nghĩa trủng do Nhà nước
trực tiếp chăm lo việc quy tập hài cốt, trực tiếp tế lễ, như Hòa Vang nghĩa trủng
(Đà Nẵng) - nơi quy tập và tế lễ những dân binh đã bị hy sinh trong các trận
đánh với Pháp tại cửa Hàn vào thời Tự Đức . Cịn nghĩa tự có nghĩa là nơi thờ
việc nghĩa, thường được đặt gần nghĩa trủng. Nghĩa tự là một thiết chế tín
ngưỡng của cộng đồng, là nơi dùng để tế lễ các âm hồn, cơ hồn khơng có ai thờ
cúng, bao gồm cả các chiến sĩ trận vong, chiến sĩ vơ danh.
Thờ cúng âm hồn thì hầu như bất cứ nơi nào trên đất nước Việt Nam đều
có. Có thể tổ chức tế lễ mang tính cộng đồng, làng xã, hoặc cũng có thể thờ cúng
mang tính chất gia đình, cá nhân. Dọc ven biển xã Tam Tiến, tục thờ cúng âm

hồn hết sức phổ biến và luôn được củng cố, duy trì qua các thời kỳ lịch sử.
Trước hết, đó là lý do về nghề nghiệp. Ngày xưa, cư dân ven biển Quảng Nam
làm nghề đánh bắt hải sản trên biển với những công cụ hết sức đơn sơ, phương
tiện chủ yếu để hành nghề là thuyền nan, thuyền buồm, thuyền chèo nên lúc gặp
sóng to gió lớn, bão tố không đủ sức chống chọi. Nếu gọi thần Nam Hải ứng
cứu cũng hết sức hy hữu, không phải lúc nào khấn nguyện thần cũng có mặt để
cứu giúp. Trước biển cả mênh mông, con người trở nên vô cùng nhỏ bé, với
những tai nạn, hiểm nguy ln rình rập, nhất là vào mùa mưa bão.
Lúc này, bà con ngư dân vùng đó đứng ra lo ma chay, chơn cất và thờ
cúng hàng năm tại nghĩa tự. Đó cũng chính là biểu hiện tính cách của người
Việt: trọng tình cảm, có tấm lịng u thương, xót xa cho những số phận hẩm hiu
của con người. Sau nữa là trong chiến tranh, ngay từ thời chúa Nguyễn, đã có
khơng biết bao nhiêu binh lính lẫn dân thường, người Việt lẫn người Chăm và
19


một số bộ phận các tộc người sống cộng cư trên vùng đất này tử nạn. Và gần
nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Tất cả điều khốc liệt và
hầu hết đều diễn ra dọc biển. Nhiều người trực tiếp chiến đấu hi sinh, có người
khơng ra trận nhưng bị bom rơi đạn lạc, chết bất đắc kỳ tử, những người có thân
nhân thì nhận về, khơng có thân nhân thì bà con trong làng cũng lo việc chơn
cất. Ngồi ra, trong q trình Nam tiến của người Việt, khi đến vùng đất này,
với địa thế một bên là biển cả mênh mông, một bên là rừng núi trập trùng,
thường xuyên đối mặt với điều kiện tự nhiên không thuận lợi, dịch bệnh, thú dữ
nên đã có rất nhiều người phải bỏ mạng dọc theo dải đất ven biển hoặc dưới
lịng biển. Chính vì lẽ đó, quan niệm của người dân địa phương, tất cả những
người chết, có thể là người dân bản địa hoặc có thể là người từ nơi khác trôi dạt,
phiêu bạt vào, đều là những số phận bất hạnh. Vì vậy, người dân thường xây
dựng một quần thể tâm linh gần nhau, bên cạnh lăng tự thờ thần Nam Hải, cịn
có các nghĩa tự, nghĩa trủng để thờ cúng tất cả những người chết khơng có thân

nhân cúng kiếng, hương khói, những người khuất mặt, mà rất nhiều trong số đó
là dân chài. Hầu hết, các nghĩa trủng, nghĩa tự ở Quảng Nam do cộng đồng đóng
góp xây dựng và tu bổ hằng năm. Tuy nhiên cũng có nơi nghĩa trủng, nghĩa tự
do một cá nhân là người của làng đóng góp tiền của xây dựng, thể hiện tình cảm
đối với quê hương xứ.
Như hiện nay ở thôn Long Thành xưa là thơn Bản Long cịn gọi là thơn
cây Bàng có một số ngôi miếu thờ cô hồn ở những nơi linh thiêng.
Về lễ nghi trong từng gia đình thì gia chủ chi làm việc trưng bày một
mâm cơm gồm có một con gà trống, hoa quả và mâm cơm mang đậm tính chất
vùng ven biển. Theo như lời của gia chủ cách trưng bày con gà ở giữa còn hoa
và quả thì được xếp: đơng bình tây quả và đến mâm cơm. Khi co việc gì lớn như
xin một cái gì đó an lành cho gia khuyến làm nên ăn ra thì cúng cơ hồn. Cầu xin
những người khuất mặt mang lại may mắn cho gia chủ, cầu những điều tốt lành
từ cơng việc cho đi lại.
1.3.3. Tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên.
Mỗi gia đình người Việt đất Quảng ln gắn mình với gia tộc. Người ta
có ý thức rất rõ ngõ nhà mình thuộc chi nào, phái nào, trong mối liên hệ thờ
phụng tổ tiên. Các trưởng chi, trưởng phái hàng năm tổ chức cúng giỗ. Việc
tham gia và góp giỗ phân đến từng gia đình mỗi gia đình cử đại diện tham gia
ngày cúng tổ của chi phái mình. Ở phạm vi gia đình dân đất Quảng gọi thờ tổ
tiên là thờ ơng bà. Cách nói này phản ánh sự phân cấp trong thờ phụng. Trong
gia đình bàn thờ ông bà thường thờ 3 đối tượng: ông bà cố, ông bà, cha mẹ.
Dù là nhà giàu hay nhà nghèo thì nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên đặt ở
danh chính của nhà. Trên bàn thờ phổ biến có đồ đồ tam sự. Chính giữa bàn thờ
20


là Giá kỉnh. Đó là một khung ảnh bằng gỗ, có đế chân, mặt kính, bên trong
thường cất chữ Phước, có nghĩa như bài vị.
Có một bộ phận khá đơng người dân đất xã Tam Tiến vẫn theo đạo Phật.

Họ thờ Phật Bà Quan Âm tại gia. Với những gia đình này thì bàn thờ Phật được
đặt cao hơn bàn thờ ơng bà. Tượng phật đặt trong tủ kính, chng và mỏ niệm
phật đặt hai bên bác hương của bàn thờ ơng bà. Ngồi ra, cịn có một bộ phận nữ
giới là các bà các chị tin vào sự độ mạng của Bà Cửu Thiên Huyền Nữ nên cúng
lập bàn thờ Bà Cửu Thiên bên phải bàn thờ ông bà. Nhà nào có cơ, bác, chú,
chết mất xác thì gia đình xây khóm thờ ở ngồi sân mặt khóm quay vào trong
nhà.
Người dân đất Quảng quan niệm “giàu út ăn khó út chịu” con trai út trong
gia đình là người ở cùng bố mẹ sướng hay khổ còn tùy thuộc vào của cải cha mẹ
để lại. Bù lại con trai út cũng được thờ cúng ơng bà, do đó ở Quảng Nam việt
thờ cúng cho ông bà do người con út đảm nhiệm.
Việc thờ phượng bày diễn ra quanh năm trong đó có những ngày chính
như cúng vào ngày 14 và ngày 30 âm lịch hàng tháng người dân đất Quảng cho
rằng ngày 1 và ngày 15 hàng tháng là ngày mọi người đi chùa lễ phật mà cũng
là ngày ông bà lên chùa nên phải cúng ông bà vào ngày trước đó. Các sự kiện
trong gia đình như cưới hỏi, thi cử, học hành, làm ăn, Tết Đoan Ngọ hay Tết
Nguyên Đán và ngày giỗ. Trừ dịp lễ Tết, cúng giỗ, thức cúng dân ơng bà phải
nhiều hơn cịn các việc khác thì cúng đơn giản. Tuy nhiên những món cúng cổ
truyền thì khơng bao giờ thiếu như: cơm, canh, xôi, chè, bánh tráng, bánh tổ,
trầu, rượu, …Cách bài trí, sắp đặt trên bàn thờ phải theo đúng tục xưa có bình
bơng là bơng cúc vạn thọ vàng và nãy quả gồm ngũ quả trong đó khơng thể
thiếu nải chuối xanh, sắp bày theo ngun tắc “Đơng Bình Tây quả”, trầu rượu,
12 cặp vàng bạc hàng mã trãi dưới bác hương. Vào ngày tết Đoan Ngọ, trên bàn
thờ ông bà có thêm vài dĩa bánh ú lá chuối, bánh tét, lễ Vu Lan thì có chè, xơi để
ơng bà hâm hưởng.
Cúng ông bà trong lễ Tết Nguyên Đán là một lễ trọng của gia đình. Theo
phong tục cứ hết năm nhà nào cũng tiến hành thay cát lư hương trên bàn thờ ông
bà. Khoảng giữa tháng chạp nhà nhà đi chợ mua cát trắng về đãi sạch phơi khô
sau ngày cúng tất niên, trừ ngày Dần các ngày còn lại đều là ngày tốt, gia chủ
thắp hương khấn vái ông bà xin phép được thay cát chân hương trên bàn thờ.

Một lớp cát mỏng được lót xuống đáy bát hương, trên lớp cát đó là 3 lá trầu và 1
trái câu để ông bà ban lộc, cuối cùng là lớp cát phủ kín. Trên bàn thờ ơng bà gia
chủ bày hoa quả và rượu, bánh chưng, bánh tét, bánh tổ, đồ mã, quần áo, mũ,
giấy tiền vàng bạc có khắc tên của ông bà. Ngày 29, 30 tết gia đình làm mâm
cơm rước ơng bà về ăn tết đến ngày mùng 3 làm lễ hóa vàng cũng làm mâm cơm
đưa tiễn ông bà.
21


Trong phạm vi gia tộc nhà thờ tộc là nơi gắn kết các thành viên của tộc
họ. Hầu như nhà thờ tộc nào cũng có một gia phả. Có nhà thờ tộc chung và có
nhà thờ tộc riêng của từng chi phái. Một số nhà thờ tộc vẫn giữ được nét kiến
trúc cổ xưa với các bức hoàng phi, liễn đối, tuổi đời của những nhà thờ này
khoảng gần 200.
Việc thờ tổ tiên trong tộc họ của cư dân ven biển theo nguyên tắc “9 đời
hơn người dung”. Bên cạnh đó quan niệm về Tổ tiên của người cũng rất rộng rãi
và sâu sắc. Chẳng hạn người tộc Lê ở đây ln tự hào mình là con cháu nhà Lê
điều này cho thấy sự liên hệ thường trực với cội nguồn đất Tổ đã ăn sâu vào tâm
thức người dân đất ven biển. Chúng ta sẽ thấy rõ điều này khi tìm hiểu tộc họ có
ơng tổ là tiền hiền hoặc hậu hiền của làng. Trong trường hợp này con cháu Gia
Tộc vừa tự hào vì được quỳ thần bái xã, vừa hãnh diện vì tổ tiên của mình có
nguồn gốc từ vùng đất tổ đã các công lập nên bờ cõi, trấn nhậm một vùng, lập
nên Làng xã.
Các lễ trọng tổ chức ở nhà thờ tộc và lễ giỗ tổ tiên và lễ Tết Thanh Minh
vào ngày nay đại diện các chi phái phải có mặt và góp giỗ. Con cháu có làm ăn
xa cũng phải về đón đến Tết Thanh Minh, trưởng tộc cùng các chi phái làm lễ tại
nhà sau đó con cháu ra nghĩa trang dọn dẹp và rẩy mã sau đó hóa vàng thắp
hương cho ông bà tổ tiên.
Lễ giỗ ông bà của người dân tại vùng bãi ngang xã Tam Tiến rất đơn giản.
Có 2 mâm cúng, mâm đầu tiên là đặt ở ngoài sân nhà đây là mâm cơm để cúng

cô bác, người khuất mặt, những chiến sĩ tử trận, thành hoàng, tiền hiền, những
người có thế lực siêu nhiên khác và cả thổ địa, hương được thắp 2 lần. Lần đầu
là 3 cây khi gia chủ vái cầu những thế lực trên thì thắp xung quang nhà như
cổng, giếng nước, chuồng heo, bếp,…. Lần 2 là cịn lại bao nhiêu cây thì cắm
vào lư hương trên bàn thờ cúng ở ngồi. Cịn bên trong là mâm cơm cúng ông
bà. Gia chủ cúng ở đây từ 1 đến 2 người đều là con trai. Khi anh cả cúng thì đến
người con thứ cúng và 2 người con đều vái cầu xin ông bà ban phước hiền,
những điều may mắn cho con cháu trong gia đình. Sau đó thì đại gia đình cùng
nhau ngồi lại với nhau cùng nhau ôn lại những ký ức ngày xưa cũng như tộc
trưởng sẽ nêu ra những đức gương tốt những tấm gương học tập tôt trong gia tộc
để con cháu noi theo và không làm mất đi danh tiếng của gia tộc. Sau khi làm lễ,
hương tàn thì mọi người cùng dự tiệc và chia phần cho những người vắng mặt.
1.3.4. Tín ngưỡng thờ thần giếng.
Cũng như mọi nơi ở khu vực Quảng Nam – Đà Nẵng thì việc thờ giếng
thần cũng được phát huy và giữ gìn cho đến ngày nay. Từ bao đời nay, cây đa,
giếng nước, sân đình đã tạo nên bức họa của làng quê Việt Nam nói chung, và ở
vùng ven biển nói riêng. Những hình ảnh ấy đã đi vào tiềm thức của người dân,
trở thành biểu tượng mang giá trị tinh thần của nhiều làng, xã. Vì vậy, trong quá
22


trình xây dựng nơng thơn mới, rất nhiều giếng làng đã được người dân chú trọng
khôi phục, sửa chữa và lưu giữ.
Và hình tượng ấy được vùng đất Hà Quang (Hà Lộc) cư dân ven biển xã
Tam Tiến đến khai cơ lập nghiệp khá đông, lúc bấy giờ điều kiện sinh hoạt cịn
nhiều khó khăn nhất là nguồn nước ngọt. Trước tình cảnh đó dân làng đã chung
tay góp sức đào giếng khơi để lấy nước sinh hoạt. Giếng làng này đầu tiên là
giếng đất lát đá tự nhiên, do dân làng đào từ thời Tây Sơn năm Nhâm Dần
(1782). Đến thời Tự Đức năm Đinh Mùi (1847) dân làng làm ăn khấm khá,
chung góp cơng của tu bổ. Giếng xây bằng đá ong, có bốn trụ, khung mái làm

bằng gỗ lợp ngói âm dương. Nền giếng lát đá xanh nguyên khối lấy từ núi Bàn
Than (Tam Hải).
Mỗi độ xuân về tết đến, người dân làng Hà Quang (Hà Lộc) tụ họp tại
giếng làng để mổ heo, nấu bánh tét chia nhau về ăn tết tạo nên sự gắn kết cộng
đồng mật thiết. Giếng làng quanh năm không cạn, nước trong và ngọt. Hàng
ngày mọi người lấy nước để nấu ăn, giếng nước cũng là nơi gặp gỡ của dân
làng, chuyện vui, chuyện buồn cùng kể cho nhau nghe, nhiều người nên vợ nên
chồng cũng bắt đầu từ giếng làng này... Trải qua nhiều thế kỷ với biết bao biến
cố thăng trầm nhưng người dân làng Hà Quang (Hà Lộc) vẫn giữ được giếng,
coi như linh hồn của làng.
Tại giếng làng Hà Quang, ngày 7.2.1938 Phủ ủy Tam Kỳ quyết định
thành lập Chi bộ đảng xã Tam Tiến, lấy tên Chi bộ Tam Hà (bí danh Ba Hải).
Đây là chi bộ đảng đầu tiên của Tam Tiến do đồng chí Nguyễn Cự (tức Nhiêm)
làm Bí thư cùng 2 đảng viên gồm Nguyễn Dương Thanh (tức Chánh Phiêu) và
Huỳnh Lãng (tức Yết); phạm vi hoạt động trên địa bàn 5 xã thuộc tổng An Hòa
(Tam Hà, Tam Lộc, Diêm Điền, Ngao Tân, Hòa Trà). Sau khi thành lập, được
sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng ủy An Hòa, chi bộ đã tuyên truyền tổ chức 2 tổ
quần chúng cách mạng gồm những người trung niên và những người tiến bộ
được cử làm lý hương các xã, đồng thời vận động thanh niên đọc sách báo tiến
bộ.
Tháng 3.1939, Chi bộ Tam Hà và các đồng chí trong Hội Cứu tế đỏ Ngọc
Giáp đã vận động quần chúng tham gia cuộc mít tinh tại xóm Cồn - Quảng Phú
để kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1.5 và truy điệu nhà trí thức yêu nước Phan
Thanh do Phủ ủy Tam Kỳ tổ chức. Tháng 6.1939, thực hiện quyết định của
Tổng ủy An Hòa, đồng chí Nguyễn Dương Thanh ra tranh cử chức Chánh tổng
An Hịa. Ngồi việc vận động bà con trong gia tộc khai san tài sản để đồng chí
đủ tiêu chuẩn về kinh tế ra tranh cử, Chị bộ Tam Hà còn vận động lý hương các
xã tập trung phiếu bầu đồng chí Nguyễn Dương Thanh thắng cử. Thơng qua các
hình thức vận động cách mạng trong những năm 1937 - 1945 tại địa phương mở
thêm được trường tư thục dạy vỡ lịng, xây dựng trường sơ học; xóa bỏ một số

23


tục lệ cẩn biếu, phục dịch cho hào lý, phân chia cơng diền cho dân nghèo, hạn
chế hình thức phạt vạ khắc nghiệt và tạo điều kiện cho nhân dân đi lại làm ăn…
Đặc biệt chi bộ tập hợp lực lượng tham gia cùng ban bạo động cướp chính
quyền thành công năm 1945 tại Phủ lỵ Tam Kỳ. Trải qua hai cuộc kháng chiến
trường kỳ và gian khổ, Chi bộ Tam Hà đã lãnh đạo nhân dân “bám đất, bám
làng”, ni giấu, bảo vệ an tồn tuyệt mật các đồng chí lãnh đạo cấp trên về xây
dựng phong trào cách mạng địa phương góp phần đi đến thắng lợi cuối cùng,
giải phóng q hương.
Giếng làng Hà Quang được tơn tạo theo nguyên bản, nền lát gạch nung,
thành bao giếng xây theo hình bát giác, bia di tích lịch sử cách mạng về chi bộ
đảng đầu tiên của xã được làm bằng đá granic.... Tổng kinh phí hơn 300 triệu
đồng thực hiện cơng trình từ nguồn đóng góp của cán bộ, nhân dân và những
người con Tam Tiến đang công tác, sinh sống ở các địa phương trong và ngồi
tỉnh. “Cơng trình này cũng sẽ là “địa chỉ đỏ” giáo dục các thế hệ trẻ địa
phương về truyền thống văn hóa cũng như truyền thống cách mạng của quê
hương” - ông Lê Kim Tuyến, Bí thư Chi bộ thơn Hà Quang nói.
Giếng làng Hà Quang ln gắn bó với người dân nơi đây. Từ xa xưa trong
cả thôn Hà Lộc chỉ có mỗi cái giếng này là có nước và đặc biệt chưa bao giờ khơ
cạn ngồi ra cũng là nơi sinh hoạt của mọi người mà vì thế để tưởng nhớ những
thế lực siêu nhiên nên người dân đã lập bàn thờ để tưởng nhớ và cầu cúng. Mỗi
đợt vào những ngày rằm hoặc mồng 1 thì người dân đều thắp hương và cúng bái
cũng như mỗi đợt tết đến xuân về. Đồ lễ thì rất đơn giản như: hộp bánh, dĩa trái
cây,... Cầu mong sự sung túc, đoàn tụ và sự no đủ của người dân.

24



CHƯƠNG 2 : NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG
CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN XÃ TAM TIẾN
2.1. Các nhân tố tác động đến sự biến đổi trong đời sống tín ngưỡng của cư
dân ven biển xã Tam Tiến
2.1.1. Quá trình đơ thị hóa tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
Huyện Núi Thành được thành lập ngày 0/12/1983 khi huyện Tam Kỳ
được chia thành huyện Núi Thành và Thị xã Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Khi mới tách ra, huyện Núi Thành có thị trấn Núi Thành và 13 xã:
Tam Anh, Tam Giang, Tam Hải, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tam Mỹ, Tam Nghĩa,
Tam Quang, Tam Sơn, Tam Thạnh, Tam Tiến, Tam Trà, Tam Xuân.
Theo Quy hoạch chung đơ thị Quảng Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến
năm 2050, toàn bộ huyện Núi Thành sẽ được nâng cấp lên thành thị xã Núi
Thành, gồm 9 phường: Núi Thành, Tam Anh Bắc, Tam Anh Nam, Tam Giang,
Tam Hiệp, Tam Hịa, Tam Mỹ Đơng, Tam Nghĩa, Tam Quang và 8 xã: Tam
Hải, Tam Mỹ Tây, Tam Sơn, Tam Thạnh, Tam Tiến, Tam Trà, Tam Xuân 1,
Tam Xuân 2.
Núi Thành là trung tâm phát triển công nghiệp nhanh và mạnh nhất của
tỉnh Quảng Nam. Với Khu Kinh tế Mở Chu Lai được đánh giá là khu kinh tế
thành công nhất Việt Nam, Núi Thành đóng góp hơn 60% tổng thu ngân sách
Quảng Nam. Kinh tế chuyển dịch rõ rệt theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
Các KCN Bắc Chu Lai, KCN Cảng và Dịch vụ Hậu cần Tam Hiệp, KCN
Tam Anh, và Khu Phi thuế quan cảng Kỳ Hà là động lực phát triển của huyện
trong những năm tới. Những dự án du lịch lớn tạo điều kiện thuận lợi để khai
thác tốt hơn tiềm năng du lịch biển của địa phương. Khu Liên Hiệp Cơ khí Ơ Tơ
Chu Lai - Trường Hải, nhà máy Kính nổi, nhà máy sản xuất xút là các cơ sở sản
xuất công nghiệp trọng điểm của huyện.
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức lập,
thẩm định và phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Núi Thành như đề nghị của
UBND tỉnh Quảng Nam và ý kiến của Bộ Xây dựng, bảo đảm tuân thủ Quy
hoạch chung xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai đã được Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt và theo đúng các quy định pháp luật. Được biết, phần lớn diện tích nội
thị Khu đơ thị Núi Thành nằm trong ranh giới đã được xác định quy hoạch
chung xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai.
25


×