Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Khảo sát mối tương quan giữa đặc điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh trong bệnh lý viêm amidan mạn tính tại bệnh viện đại học y dược năm 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.12 MB, 102 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

ĐẶNG NHẬT QUỲNH NHƯ

KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM
LÂM SÀNG VÀ GIẢI PHẪU BỆNH
TRONG BỆNH LÝ VIÊM AMIDAN MẠN TÍNH
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC NĂM 2017 - 2018
Ngành: TAI – MŨI – HỌNG
Mã số: 8720155

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. PHẠM KIÊN HỮU

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.


Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả

Đặng Nhật Quỳnh Như

.


.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4
1.1 Giải phẫu học của vùng họng................................................................... 4
1.2 Giải phẫu học của amidan ........................................................................ 6
1.3 Vi khuẩn học .......................................................................................... 11
1.4 Giải phẫu bệnh ....................................................................................... 19
1.4.1 Lịch sử phát triển ............................................................................. 19
1.4.2 Nội dung của giải phẫu bệnh: .......................................................... 20
1.5. Giải phẫu bệnh amidan ......................................................................... 21
1.5.1 Đại thể .............................................................................................. 21
1.5.2. Vi thể ............................................................................................... 21
1.6. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ............................................ 23
1.6.1. Trong nước ...................................................................................... 23
1.6.2. Ngoài nước ...................................................................................... 24
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 26


2.1 Thiết kế nghiên cứu................................................................................ 26
2.2 Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 26
2.3 Địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 26
2.4 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 26
2.5 Tiêu chuẩn nhận bệnh ............................................................................ 26

.


.

2.6 Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................. 27
2.6 Cỡ mẫu ................................................................................................... 27
2.7 Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 27
2.7.1 Phương tiện nghiên cứu .................................................................... 27
2.7.2 Các chỉ số nghiên cứu ...................................................................... 29
2.7.3 Các bước tiến hành ........................................................................... 31
2.8 Tính khả thi ............................................................................................ 31
2.9 Y đức trong nghiên cứu ......................................................................... 32
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 33
3.1. Lâm sàng ............................................................................................... 33
3.2. Kết quả giải phẫu bệnh ......................................................................... 39
3.3 Khảo sát mối liên hệ giữa lâm sàng và kết quả giải phẫu bệnh ............ 45
Chương 4 BÀN LUẬN .................................................................................. 60
4.1. Lâm sàng ............................................................................................... 60
4.2. Kết quả giải phẫu bệnh ......................................................................... 65
4.3. Mối tương quan giữa lâm sàng và kết quả giải phẫu bệnh ................... 67
KẾT LUẬN .................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


.


.

ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT

Chronical Tonsilitis

Viêm amidan mạn tính

Pathology

Giải phẫu bệnh

Histology

Mơ học

Abscess

Áp xe

Surface epithelium

Tế bào thượng mơ bề mặt

Tonsillectomy


Cắt amidan

Hyperplasia

Tăng sản

Fibrosis

Xơ hóa

.


.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tần suất mắc bệnh trong các năm .................................................. 37
Bảng 3.2. Phân độ amidan quá phát ................................................................ 37
Bảng 3.3. Mối tương quan giữa mức độ quá phát amidan và triệu chứng ngủ
ngáy ................................................................................................. 38
Bảng 3.4. Mối tương quan giữa mức độ quá phát amidan và triệu chứng ngủ
không yên giấc ................................................................................ 38
Bảng 3.5. Tỉ lệ thâm nhiễm các tế bào lympho trên bề mặt lớp biểu mô ....... 39
Bảng 3.6. Tỉ lệ xuất hiện nang lympho biệt hóa rõ các trung tâm mầm ......... 40
Bảng 3.7. Tỉ lệ xuất hiện mô sợi ..................................................................... 41
Bảng 3.8. Liên quan tỉ lệ tế bào lympho trên bề mặt lớp biểu mơ và nhóm tuổi
......................................................................................................... 45
Bảng 3.9. Liên quan tỉ lệ xuất hiện các nang lympho biệt hóa rõ trung tâm
mầm với nhóm tuổi ......................................................................... 46
Bảng 3.10. Mối tương quan giữa xuất hiện mơ sợi và nhóm tuổi .................. 47

Bảng 3.11. Mối tương quan giữa kết quả phân nhóm giải phẫu bệnh và nhóm
tuổi .................................................................................................. 48
Bảng 3.12. Mối tương quan giữa tỉ lệ thâm nhiễm tế bào lympho trên bề mặt
biểu mơ và tỉ lệ giới tính ................................................................. 49
Bảng 3.13. Mối tương quan giữa tỉ lệ xuất hiện các nang lympho biệt hóa rõ
trung tâm mầm với tỉ lệ giới tính ................................................... 49
Bảng 3.14. Mối tương quan giữa xuất hiện mơ sợi và tỉ lệ giới tính .............. 50
Bảng 3.15. Mối tương quan giữa phân nhóm giải phẫu bệnh và tỉ lệ giới tính
......................................................................................................... 51

.


.

Bảng 3.16. Mối tương quan giữa phân bố nhóm giải phẫu bệnh và tần suất
mắc bệnh trong năm ........................................................................ 52
Bảng 3.17. Mối tương quan giữa phân nhóm giải phẫu bệnh và sốt .............. 52
Bảng 3.18. Mối tương quan giữa phân nhóm giải phẫu bệnh và đau họng .... 53
Bảng 3.19. Mối tương quan giữa phân nhóm giải phẫu bệnh và nuốt vướng 53
Bảng 3.20. Mối tương quan giữa phân nhóm giải phẫu bệnh và khạc bã hôi 54
Bảng 3.21. Mối tương quan giữa phân nhóm giải phẫu bệnh và ngủ ngáy .... 54
Bảng 3.22. Mối tương quan giữa phân nhóm giải phẫu bệnh và hơi thở hôi . 55
Bảng 3.23. Mối tương quan giữa phân nhóm giải phẫu bệnh và ngủ không yên
giấc .................................................................................................. 55
Bảng 3.24. Mối tương quan giữa phân nhóm giải phẫu bệnh và giảm ngon
miệng ............................................................................................... 56
Bảng 3.25. Mối tương quan giữa phân nhóm giải phẫu bệnh và mệt mỏi...... 56
Bảng 3.26. Mối tương quan giữa tỉ lệ phân bố nang lympho biệt hóa rõ các
trung tâm mầm và triệu chứng lâm sàng......................................... 57

Bảng 3.27. Mối tương quan giữa tỉ lệ phân bố nang lympho biệt hóa rõ các
trung tâm mầm và triệu chứng nuốt vướng .................................... 57
Bảng 3.28. Mối tương quan giữa phân nhóm giải phẫu bệnh và hạch cổ ...... 58
Bảng 3.29. Mối tương quan giữa phân nhóm giải phẫu bệnh và sung huyết trụ
trước amidan ................................................................................... 58
Bảng 3.30. Mối tương quan giữa phân nhóm giải phẫu bệnh và bề mặt hốc bã
......................................................................................................... 59
Bảng 3.31. Mối tương quan giữa phân nhóm giải phẫu bệnh và độ amidan quá
phát .................................................................................................. 59
Bảng 4.32. So sánh tỉ lệ các triệu chứng cơ năng của các nghiên cứu ........... 61
Bảng 4.33. So sánh kết quả phân nhóm giải phẫu bệnh với các tác giả khác. 66

.


.

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tuổi mắc bệnh viêm amidan mạn tính ....................................... 33
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ giới tính mắc bệnh viêm amidan mạn tính......................... 34
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm phân bố triệu chứng cơ năng bệnh nhân viêm amidan
mạn tính........................................................................................... 35
Biểu đồ 3.4. Phân bố đặc điểm triệu chứng thực thể của bệnh nhân viêm
amidan mạn tính. ............................................................................. 36
Biểu đồ 3.5. Kết quả phân nhóm giải phẫu bệnh ........................................... 42

.


.


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Giải phẫu học vùng họng miệng ....................................................... 6
Hình 1.2: Cấu trúc họng miệng và mơ bạch huyết .......................................... 7
Hình 1.3: Giải phẫu học Amidan......................................................................9
Hình 1.4. Động mạch cung cấp máu cho amidan ........................................... 10
Hình 1.5: Hệ thống tĩnh mạch vùng họng miệng ............................................ 11
Hình 1.7. Dụng cụ cắt amidan bằng dao điện hai cực .................................... 16
Hình 1.8. Một kiểu thịng lọng cắt amidan ..................................................... 16
Hình 1.9 Coblator ............................................................................................ 16
Hình 1.10. Hình ảnh vi thể amidan ................................................................. 21
Hình 1.11. Nhóm 1 .......................................................................................... 23
Hình 1.12. Nhóm 2 .......................................................................................... 23
Hình 1.13. Nhóm 3 .......................................................................................... 23
Hình 1.14. Nhóm 4 .......................................................................................... 23
Hình 2.15. Hình ảnh 2 amidan sau phẫu thuật ................................................ 28
Hình 2.16. Kính hiển vi ................................................................................... 29
Hình 3.17. Hình ảnh một thâm nhiễm tế bào lympho trên bề mặt biểu mơ mức
độ ít .................................................................................................................. 39
Hình 3.18. Thấm nhập tế bào lympho trên bề mặt biểu mô mức độ nhiều. ... 40
Hình 3.19. Các nang lympho biệt hóa rõ các trung tâm mầm mức độ nhiều . 41
Hình 3.20. Mơ sợi ........................................................................................... 42
Hình 3.21. Nhóm 1 .......................................................................................... 43

.


.

Hình 3.22. Nhóm 2 .......................................................................................... 43

Hình 3.23. Nhóm 3 .......................................................................................... 44
Hình 3.24. Nhóm 4 .......................................................................................... 44

.


1

.

MỞ ĐẦU
Amidan khẩu cái (hay thường gọi là Amidan) là một phần của vòng
bạch huyết Waldeyer. Là cơ quan miễn dịch đầu tiên bảo vệ cơ thể khỏi các
tác nhân gây bệnh, bởi vì vị trí đặc biệt của Amidan nằm ở cửa ngõ đường hơ
hấp và đường tiêu hóa. Vịng lympho gồm có amidan khẩu cái, amidan đáy
lưỡi, họng mũi và các tế bào lympho rải rác thành sau hầu họng với chức năng
miễn dịch cho cơ thể. Trong đó Amidan khẩu cái là mơ lớn nhất đóng vai trò
quan trọng.
Viêm amidan là một bệnh lý thường gặp trong chuyên khoa Tai Mũi
Họng, không chỉ ở trẻ em mà còn ở người lớn. Tại Việt Nam, trong các bệnh
mắc cao nhất trên toàn quốc, viêm họng và viêm amidan đứng hàng thứ 3 sau
bệnh lí tăng huyết áp và viêm phổi (theo niên giám thống kê của Bộ Y Tế
năm 2014). Theo thống kê của bệnh viện Tai Mũi Họng 2007, viêm amidan
chiếm 21% trong các bệnh tai mũi họng.
Phẫu thuật cắt Amidan là một trong những phương pháp điều trị thường
được phẫu thuật viên Tai Mũi Họng thực hiện. Phẫu thuật này được sử dụng
trong bệnh lý viêm amidan mạn tính. Bên cạnh đó chỉ định phẫu thuật cắt
amidan lại không thống nhất trên nhiều quốc gia cũng như trong nước. Hầu
hết chỉ định cắt amidan trong bệnh lý viêm amidan mạn tính phụ thuộc vào
triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân. Tuy nhiên, theo y văn trên thế giới đối

với những nhóm giải phẫu bệnh khác nhau sẽ có biểu hiện triệu chứng lâm
sàng khác nhau. Vì vậy nghiên cứu đặc điểm giải phẫu bệnh của bệnh lý viêm
amidan mạn tính sẽ giúp ích cho chẩn đốn và điều trị bệnh lý này. Hiện nay
có rất ít các tài liệu trong và ngoài nước đề cập đến giải phẫu bệnh của
amidan.

.


2

.

Do vậy, chúng tôi khảo sát các đặc điểm giải phẫu bệnh của amidan
viêm mạn tính nhằm góp phần tìm hiểu sự phù hợp của các chỉ định lâm sàng
cắt amidan. Vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu: “Khảo sát mối tương
quan giữa đặc điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh trong bệnh lý viêm
amidan mạn tính tại bệnh viện Đại Học Y Dược năm 2017 - 2018.”

.


3

.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Khảo sát tương quan giữa đặc điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh trong
bệnh lý viêm amidan mạn tính

MỤC TIÊU CỤ THỂ
- Khảo sát đặc điểm lâm sàng của bệnh viêm amidan mạn tính
- Khảo sát đặc điểm giải phẫu bệnh của amidan trong bệnh lý viêm
amidan mạn tính.
- Khảo sát sự tương quan giữa triệu chứng lâm sàng và đặc điểm giải
phẫu bệnh trong bệnh lý viêm amidan mạn tính.

.


4

.

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 GIẢI PHẪU HỌC CỦA VÙNG HỌNG
HỌNG
Họng là một phần của đường tiêu hóa nằm giữa hốc miệng và thực quản.
Họng là ngã tư của đường hơ hấp và đường tiêu hóa. Họng tạo bởi một ống
xơ cơ, hẹp từ trên xuống dưới, được bao phủ bởi niêm mạc, đi từ nền sọ tới bờ
dưới sụn nhẫn (ngang mức đốt sống cổ C6). Ở đây họng nối tiếp với thực
quản. Họng dẹt từ trước ra sau, rộng nhất ở nền sọ và hẹp nhất ở chỗ nối với
thực quản. Họng gồm 3 phần: họng mũi, họng miệng và họng thanh quản[7].
Họng mũi (tỵ hầu): ở cao nhất, lấp sau màn hầu, ở sau dưới của hai lỗ
mũi sau. Trên nóc có amiđan vịm. Hai thành bên có loa vịi Eustachi thơng
lên hịm nhĩ và hố Rosenmuler.
Họng miệng (khẩu hầu) được giới ngạn trên là mặt phẳng ảo đi qua khẩu
cái mềm và bờ dưới ngang mức bờ trên của nắp thanh thiệt. Họng miệng có
các thành sau, hai thành bên và tiếp tục các thành bên của họng mũi [6].

- Thành trước: thông với ổ miệng qua eo họng được giới hạn bởi bên
trên là lưỡi gà khẩu cái và bờ tự do khẩu cái mềm, bên ngoài là cung khẩu cái
lưỡi và tuyến hạnh nhân khẩu cái, bên dưới là lưng lưỡi ở vùng rãnh tận cùng.
- Thành sau: là phần niêm mạc trải từ đốt sống cổ C2 đến đốt sống cổ
C4.
- Thành bên: có hai nếp niêm mạc ở mỗi bên từ khẩu cái mềm. Phía
trước là cung khẩu cái lưỡi, phía sau là cung khẩu cái hầu. Hai cung này giới
hạn khoảng tam giác chứa tuyến hạnh nhân khẩu cái.

.


5

.

Họng thanh quản (thanh hầu): đi từ ngang tầm xương móng xuống đến
miệng thực quản, có hình như cái phễu, miệng to mở thông với họng miệng,
đáy phễu là miệng thực quản phần họng dưới.
GIẢI PHẪU HỌC VÙNG WALDEYER[11]
Họng có các tổ chức lympho tạo thành một vòng bao quanh gọi là vòng
Waldeyer. Bao gồm:
- Amiđan khẩu cái: là tổ chức lympho lớn nhất gồm hai khối ở hai
thanh bên họng và được nằm trong hốc amiđan. Hốc này có vỏ bọc phân cách
với tổ chức bên họng, phía trước có trụ trước, phía sau có trụ sau che phủ, chỉ
có mặt phía trong và dưới thấy được trực tiếp, gọi là mặt tự do của của
amiđan. Mặt tự do này có các khe ăn lõm sâu vào tổ chức amiđan và được che
phủ bởi lớp biểu bì. Chính các khe hốc này diễn ra hoạt động miễn dịch của
amiđan.
- Amiđan lưỡi: là những tổ chức lympho nằm ở đáy lưỡi sau V lưỡi,

thường có từ 5 đến 9 đám mô lympho. Amiđan lưỡi liên quan chặt chẽ với
amiđan họng.
- Amiđan vòi: là những tổ chức lympho nhỏ nằm ở hố Rosenmuler
quanh lỗ vòi Eustachi.
- Amiđan vòm: là tổ chức lympho nằm ở nóc vịm mũi-họng ngay cửa
mũi sau, khơng có vỏ bọc như amiđan khẩu cái, mặt tự do thường có 5 khía
sùi dọc. Do vị trí của amiđan vịm nên nó thường là ngun nhân gây viêm
nhiễm tai, mũi, họng.
KHOANG QUANH HỌNG[13][23]
Quanh họng có các khoang chứa các tổ chức cân, cơ, mạch máu, thần
kinh, hạch bạch huyết và các khoang này có liên quan mật thiết với họng.
Khoang bên họng: các cơ trâm-họng, trâm-lưỡi, trâm-móng và dây
chằng trâm-móng, trâm-hàm làm thành một dải hay bó: bó hoa Rioland chia
khoang này thành hai phần:
Khoang trước trâm hay trước dưới mang tai.
Khoang sau trâm hay sau dưới mang tai.

.


6

.

Khoang sau họng (Henké): nằm giữa cân bao họng và cơ trước cột
sống. Trong khoang có hạch bạch huyết lớn là hạch Gillette, hạch này chỉ có
ở trẻ nhỏ, nó sẽ teo đi khi trẻ 5 tuổi. Khoang Henké kéo dài từ họng-miệng
xuống đến họng-thanh quản.

Hình 1.1. Giải phẫu học vùng họng miệng

(Nguồn: J.Gregory, Anatomy of head and neck)
1.2 GIẢI PHẪU HỌC CỦA AMIDAN[7]
Amidan là cấu trúc lympho thuộc hệ thống biểu mơ lympho ở họng
miệng. Vậy trước khi trình bày rõ về giải phẫu amidan tơi xin trình bày sơ
lược về cấu trúc họng miệng và hệ thống biểu mô bạch huyết họng.

.


7

.

Gờ vòi

Lỗ hầu vòi tai

Xoang bướm

Khẩu cái mềm

Amidan vòm

Các tuyến khẩu cái

Củ hầu xương chẩm

Khẩu cái cứng

Mạc hầu nền


Nếp bán nguyệt

Ngách hầu

Hố trên amidan

Nếp hầu vòi nhĩ
Nếp khẩu cái lưỡi

Lưỡi gà
Họng miệng

Nếp gấp tam giác
Nếp khẩu cái hầu

Amidan khẩu cái
Lưỡi
Nắp thanh thiệt
Amidan đáy lưỡi
Đáy lưỡi

Hình 1.2: Cấu trúc họng miệng và mô bạch huyết
(Nguồn: Atlas Netter)
1.2.1 Giải phẫu amidan khẩu cái
1.2.1.1 Vị trí, kích thước
Amidan khẩu cái là mơ bạch huyết lớn nhất của vòng Waldeyer và
được gọi chung là amidan. Amidan gồm một cặp đối xứng nằm trong hố hình
tam giác đứng ở thành bên họng được gọi là hố hạnh nhân (khoang amidan).
Giới hạn bởi phía trước là trụ trước (cơ khẩu cái lưỡi), mỏng được phủ bởi

niêm mạc. Trụ trước đi từ phía ngồi của lưỡi gà cách 1,5 mm xuống dưới và
hơi ra ngoài, xuống đến nếp lưỡi amidan. Ở cực trên bờ trước của khối

.


8

.

amidan tương đối phân cách với trụ trước nên khi mở khuyết bóc tách
amidan khỏi hốc amidan nên mở cao ở 1/3 trên. Phía dưới khối amidan dính
vào trụ trước tạo với đáy lưỡi nếp tam giác Hiss.
Phía sau là trụ sau (cơ khẩu cái hầu), được phủ bởi niêm mạc, trụ sau đi
từ bờ tự do của buồm hàm, gần như đi thẳng xuống dưới tiếp với thành bên
họng tạo nên cơ xiết họng giữa. Trụ sau cũng là một nếp mỏng nhưng dày hơn
trụ trước và có lưới tĩnh mạch rất phong phú.
Thành ngồi (thành bên) được đóng kín cơ siết họng trên, ngăn cách
với khoang bên họng bởi cân giữa họng và cân quanh họng.
Đỉnh: do hai trụ trước và trụ sau dính vào nhau tạo nên vịm hốc có nếp
hình bán nguyệt. Hố trên amidan lấn vào giữa khối amidan và phần trên của
trụ trước. Đôi khi cực trên của amidan phát triển vào hốc và bị che lấp nếu
khơng lưu ý khi bóc lên cao phần đỉnh dễ bị bỏ sót.
Đáy: giới hạn bên ngồi là rãnh amidan lưỡi. Phía trước là trụ trước,
phía sau là nếp họng thanh thiệt. Đơi khi amidan chìm sâu xuống đáy, nhiều
khe hốc có khi thành thùy nhỏ dính vào amidan lưỡi.
Khoang amidan: giữa khối amidan và hốc amidan là khoang amidan,
khoang này là tổ chức liên kết lỏng lẻo gồm các sợi liên kết và sợi cơ.
Amidan là khối tổ chức lympho có bọc hình hạnh nhân, kích thước thay
đổi tùy theo từng người. Kích thước trung bình khoảng 20,0 mm chiều dài,

15,0 mm chiều rộng, 12,0 mm bề dày, nặng khoảng 1,5 gram[7].
Tùy theo khối lượng của nó, amidan có thể nép mình vào sau trụ trước
hoặc nhô ra eo họng. Đôi khi amidan phát triển nhiều về phía trên vào đến tận
màng hầu mềm và cực dưới có thể liên tục với mơ đáy lưỡi. Thường có một
rãnh ngăn cách với amidan đáy lưỡi được gọi là rãnh lưỡi amidan.

.


9

.

Hình 1.3: Giải phẫu học Amidan.
(Nguồn: Epomedicine Anatomy of Palatine tonsil)
1.2.1.2 Mạch máu và thần kinh vùng amidan khẩu cái
Động mạch cung cấp cho amidan xuất phát từ động mạch cảnh ngoài
gồm các động mạch hầu lên, hầu xuống, khẩu cái lên, động mạch lưỡi và các
nhánh trực tiếp vào amidan ở cực trên và cực dưới của amidan[6].
- Cực dưới amidan:
o Động mạch amidan, nhánh động mạch khẩu cái lên, xuyên qua
cơ khít hầu trên chui vào mặt sau của cực dưới: động mạch cấp
máu chủ yếu.
o Sự cung cấp máu còn đến từ động mạch lưỡi quá các nhánh lưng
lưỡi

.


.


10

o Nhánh amidan của động mạch mặt: là nhánh to nhất
- Cực trên amidan:
o Động mạch hầu lên chui vào từ mặt sau.
o Động mạch khẩu cái xuống nhánh của động mạch hàm từ mặt

trước.
Hệ thống tĩnh mạch đi từ nhu mô amidan vào hố amidan xuyên qua bao
rồi đi vào tĩnh mạch lưỡi và tĩnh mạch hầu, tất cả đổ về tĩnh mạch cảnh trong.
Thần kinh cho vùng này là nhánh của thần kinh lưỡi họng và một số nhánh
thần kinh khẩu cái nhỏ đi từ hạch bướm khẩu cái.

Hình 1.4. Động mạch cung cấp máu cho amidan
(Nguồn: Journal of Cleft Lip Palate and Craniofacial Anomalies)
Bạch mạch vùng amidan: thu nhận bạch mạch cả vùng amidan có từ 4
đến 6 cái thoát qua thành họng cạnh cơ trâm lưỡi, trâm móng, đổ vào hạch

.


.

11

dưới cơ nhị thân (Kuttner), nằm ở sau dưới góc hàm. Đó là hạch đầu tiên
thường bị xâm nhập trong các trường hợp ung thư amidan. Sau đó hạch đổ
vào các hạch ngực và ống ngực. Điều này giải thích sự lan tràn theo đường
bạch mạch của ung thư amidan (đặc biệt là ung thư liên kết).


Hình 1.5: Hệ thống tĩnh mạch vùng họng miệng
(Nguồn: Anatomy of Head and neck)
1.3 VI KHUẨN HỌC [8]
Mới sinh ra, amidan khẩu cái hoàn tồn vơ trùng, nhưng khi thở vào lần
đầu vi khuẩn và nấm theo khơng khí bám vào amidan. Các vi khuẩn và nấm
có thể gặp là tụ cầu, phế cầu, Actinomyces, Fusobacterium và Nocardia đã
thấy ở amidan của trẻ từ 6 đến 8 tháng tuổi. Bacteroides, Leptotrichia,
Propionbacterium và Candida cũng được hình thành trong nhóm sinh vật cộng
sinh này. Cộng đồng Fusobacterium trở nneenmajnh và nhiều sau khi mọc

.


.

12

răng và chiếm một lượng cực đại ở 1 tuổi. Tỉ lệ giữa vi khuẩn yếm khí trong
nước bọt khoảng chừng 10:1. Đây là do sự thay đổi của oxy trong khoang
miệng.
Trên 5 tuổi ghi nhận sự xuất hiện của các vi khuẩn gây bệnh, với 19%
là Streptococcus pneumonia. Ghi nhận khác từ tác giả Irving, Haemophilus
influenza chiếm 13%, liên cầu nhóm A chiếm 5%, Motaxxella catarrhalis
chiếm 36%. Bình thường có khoảng 12-16% các vi khuẩn Staphylococcus
aureus và các vi khuẩn đường ruột trong vùng họng. [8]

Hình 1.6: Vi khuẩn Streptococcus trong amidan
(Nguồn: Sciencephoto Streptococcus pyogenes bacteria on tonsil)
1.4 MIỄN DỊCH [8]

Amidan chưa nhiều tế bào lympho B chiếm 50-60% các tế bào
lympho nằm trong amidan. Lympho T chiếm 40% và một phần nhỏ các tương

.


.

13

bào trưởng thành. Tế bào mô lưới, Vùng ngoại nang, vùng bao của nang bạch
mạch, trung tâm mầm là 4 nơi thực hiện miễn dịch của amidan.
Kháng nguyên được các lympho đưa vào trong vùng này sau đó các
kháng thể được thành lập và đưa ra ngoài. Phần trung tâm này được các tế bào
lympho B bắt giữ các chất gây bệnh đưa vào để thành lập kháng thể tại chỗ.
Các tế bào lympho B đưa kháng thể vào các nơi xung quanh hạch và mô bạch
huyết. Các interferon alpha và các lymphokines được thành lập bởi tế bào
lympho T. Vì vậy khi nghiên cứu sẽ tìm thấy chất này trong amidan.
Chức năng miễn dịch của amidan hoạt động mạnh từ 4 đến 10 tuổi.
Sau dậy thì hầu như amidan không phát triển nữa, lượng tế bào lympho T và
lympho B giảm rõ rệt. Viêm nhiễm ở các niêm mạc các hốc amidan gây sự
giảm hoạt động của tế bào lympho B và nhiệm vụ vận chuyển các kháng
nguyên cũng giảm. Sự suy giảm này kéo theo sự sụt giảm hoạt động của các
tế bào lympho B, cũng như giảm về số lượng các trung tâm mầm.
1.5 BỆNH LÝ VIÊM AMIDAN MẠN TÍNH
Nhiều đợt viêm amiđan cấp tái hồi thường là 4-5 đợt/năm, giữa các
đợt khơng có triệu chứng lâm sàng gì. Hoặc biểu hiện bằng tình trạng viêm
mạn kéo dài liên tục nhiều tuần (≥ 4 tuần). Viêm amiđan mạn thường gặp ở
người lớn, nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Vi sinh gây viêm amiđan mạn
giống viêm amiđan cấp chủ yếu là vi khuẩn gram (+) và thường do liên cầu

nhóm A [6][9].
Triệu chứng thường gặp của viêm amiđan:
o Đau họng tái đi tái lại nhiều lần
o Hạch có thể to trong đợt cấp
o Hơi thở hơi
o Khó nuốt, hơi thở hơi, hạch cổ to, nuốt vướng.
o Hoặc những triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi.

.


.

14

Triệu chứng thực thể
o Amiđan có thể to hoặc khơng to, khơng dựa vào kích thước

amiđan để đánh giá mức độ bệnh.
o Trên bề mặt amiđan có thể thấy các hốc chứa chất bã đậu trắng, hoặc
ấn vào trụ trước thấy chảy mủ hay dịch bã đậu. Đây là dấu hiệu quan trọng.
o Trong trường hợp các hốc bị bịt kín bằng lớp màng phủ lên bề mặt
amiđan, sẽ thấy những nang nhỏ bằng hạt gạo, đó là các kén bã đậu hoặc chứa
nhầy mủ.
o Niêm mạc bề mặt trụ trước dày lên, xung huyết đỏ, đậm màu hơn
niêm mạc phía ngồi.

- Chỉ định cắt amidan:
Theo AAO – HNS năm 2000[6][8][19]
o Amidan viêm nhiều hơn hoặc 3 lần/năm mặc dù đã điều trị nội

khoa đầy đủ.
o Amidan phì đại gây rối loạn khớp cắn, ảnh hưởng đến sự phát
triển hàm mặt được xác định bởi bác sĩ phục hình răng.
o Amidan quá phát gây tắc nghẽn đường hô hấp trên: khó nuốt, rối
loạn giấc ngủ, biến chứng tim phổi.
o Áp-xe quanh amidan không đáp ứng điều trị nội và dẫn lưu được
công nhận bởi phẫu thuật viên trừ khi phẫu thuật được thực hiện trong giai
đoạn viêm cấp.
o Hôi miệng hay hơi thở hôi không đáp ứng điều trị nội mà khơng
tìm thấy ngun nhân nào khác ngồi amidan viêm mạn tính.
o Viêm amidan mạn tính hay tái phát ở bệnh nhân không đáp ứng
điều trị kháng sinh chống beta-lactamase.
o Amidan to 1 bên được nghi là ác tính.

.


.

15

o Viêm tai giữa mủ tái phát hoặc viêm tai giữa tiết dịch, nạo VA
đơn thuần. Nếu kèm theo một trong những chỉ định trên, cắt amidan phối
hợp.
- Chống chỉ định:
o Bệnh nhân có bệnh về máu: suy tủy, bệnh máu trắng, bệnh ưa
chảy máu, xuất huyết giảm tiểu cầu...
o Bệnh nhân có bệnh mạn tính: hen, suy tim, lao, đái đường...
o Bệnh nhân có bệnh cấp tính: viêm amidan cấp, áp-xe, thấp tim
tiến triển...

o Bệnh nhân suy giảm miễn dịch (AIDS), suy dinh dưỡng...
o Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, thai nghén, chữa đẻ, hoặc
đang trong thời kỳ cho con bú.
- Các phương pháp cắt amidan
Các phương pháp cắt amidan tuy có khác nhau nhưng nhìn chung đều
dựa vào một số cơ sở giải phẫu bệnh học như: hố amidan, khoang quanh
amidan, chân cuống amidan và động mạch amidan, các mối liên hệ mạch máu
thần kinh vùng cổ.

.


×