Tải bản đầy đủ (.docx) (269 trang)

Quản lý làng xã ở tỉnh thái bình qua hương ước cải lương từ năm 1921 đến năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.66 MB, 269 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TRỊNH THỊ HƯỜNG

QUẢN LÝ LÀNG XÃ Ở TỈNH THÁI BÌNH
QUA HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG TỪ
NĂM 1921 ĐẾN NĂM 1945

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TRỊNH THỊ HƯỜNG

QUẢN LÝ LÀNG XÃ Ở TỈNH THÁI BÌNH
QUA HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG TỪ NĂM
1921 ĐẾN NĂM 1945
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 9.22.03.13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1.

PGS.TS NGUYỄN DUY BÍNH



2.

TS NGUYỄN THỊ THU THỦY

HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nêu trong luận án là trung thực. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ
ràng. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình.

Tác giả

TRỊNH THỊ HƯỜNG


LỜI CẢM ƠN
Luận án đã được hoàn thành tại Bộ môn Lịch sử Việt Nam, Khoa Lịch
sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong q trình nghiên cứu, tơi đã nhận
được những sự giúp đỡ vô cùng quý báu từ các tập thể và cá nhân.
Tơi xin bày lịng biết ơn sâu sắc đến các thầy hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Duy Bính và TS. Nguyễn Thị Thu Thủy đã tận tâm giúp đỡ,
hướng dẫn tơi trong q trình nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các nhà khoa học trong Tổ Lịch
sử Việt Nam, Ban Chủ nhiệm Khoa cùng các thầy cơ Khoa Lịch sử, Phịng
sau đại học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong q trình
học tập và hồn thành luận án.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới cơ quan, địa phương tỉnh Thái Bình và các

đồng nghiệp đã giúp đỡ nguồn tư liệu trong suốt q trình nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè
đã giúp đỡ, động viên tôi trong q trình học tập và hồn thành đề tài luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng năm 2021
Tác giả luận án

Trịnh Thị Hường


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
TT

Viết đầy đủ

Viết tắt

1

20 đồng

20$00

2

20 đồng 10 hào

20$10

3


Chủ biên

Cb

4

Nhà xuất bản

Nxb


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................................. 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 3
4. Nguồn tài liệu.................................................................................................................................... 3
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu................................................................... 4
6. Đóng góp của luận án.................................................................................................................... 5
7. Cấu trúc của luận án....................................................................................................................... 6
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ............................ 7
1.1. Các cơng trình nghiên cứu về hương ước, quản lý làng xã qua hương ước
cổ truyền (trước năm 1921).............................................................................................................. 7
1.1.1. Các cơng trình của học giả nước ngồi.......................................................................... 7
1.1.2. Các cơng trình của học giả trong nước........................................................................... 8
1.2. Các cơng trình nghiên cứu về Hương ước cải lương, quản lý làng xã qua
hương ước cải lương......................................................................................................................... 13
1.2.1. Các cơng trình của học giả nước ngồi........................................................................ 13
1.2.2. Các cơng trình của học giả trong nước......................................................................... 14

1.3. Các cơng trình nghiên cứu về làng xã Thái Bình, quản lý làng xã qua hương
ước của Thái Bình.............................................................................................................................. 18
1.3.1. Các cơng trình của học giả nước ngồi........................................................................ 18
1.3.2. Các cơng trình của học giả trong nước......................................................................... 19
1.4. Một vài nhận xét về nguồn tư liệu, tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan
đến đề tài luận án và những vấn đề cần tiếp tục làm rõ....................................................... 23
1.4.1 Nhận xét về nguồn tư liệu và tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
đề tài luận án....................................................................................................................................... 23
1.4.2. Những vấn đề cần tiếp tục làm rõ................................................................................... 25
Chương 2. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ LÀNG XÃ TRƯỚC NĂM 1921
VÀ HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG Ở THÁI BÌNH........................................................... 26
2.1. Khái quát về quản lý làng xã ở Thái Bình trước năm 1921....................................... 26
2.1.1. Khái quát về tỉnh Thái Bình............................................................................................... 26


2.1.2. Làng xã ở Thái Bình............................................................................................................. 30
2.1.3. Quản lý làng xã ở Thái Bình trước năm 1921............................................................ 36
2.2. Hương ước cải lương của tỉnh Thái Bình......................................................................... 40
2.2.1. Khái quát về hương ước...................................................................................................... 40
2.2.1.2. Các loại hương ước........................................................................................................... 40
2.2.2. Hương ước cải lương ở Thái Bình.................................................................................. 41
Tiểu kết chương 2............................................................................................................................... 60
Chương 3. QUẢN LÝ KINH TẾ Ở LÀNG XÃ THÁI BÌNH QUA
HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG TỪ NĂM 1921 ĐẾN NĂM 1945............................... 61
3.1. Quản lý ruộng đất...................................................................................................................... 61
3.1.1. Quy định về các vấn đề liên quan đến ruộng đất...................................................... 61
3.1.2. Quy định về các loại ruộng đất........................................................................................ 61
3.1.3. Quy định về xử phạt đối với trường hợp chiếm đoạt ruộng đất bất hợp pháp
................................................................................................................................................................... 71
3.2. Quản lý chi thu, sưu thuế........................................................................................................ 72

3.2.1. Quản lý chi thu........................................................................................................................ 72
3.2.2. Quản lý sưu thuế.................................................................................................................... 78
3.3. Quản lý tài sản chung............................................................................................................... 81
3.4. Quản lý, bảo vệ sản xuất nông nghiệp............................................................................... 81
3.4.1. Quản lý đường sá, cầu cống, đê điều............................................................................. 81
3.4.2. Bảo vệ ruộng đồng, nguồn nước, sức kéo.................................................................... 83
Tiểu kết chương 3............................................................................................................................... 87
Chương 4. QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH, VĂN HĨA Ở LÀNG XÃ THÁI BÌNH
QUA HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG TỪ NĂM 1921 ĐẾN NĂM 1945...................89
4.1. Quản lý hành chính................................................................................................................... 89
4.1.1. Tổ chức hành chính............................................................................................................... 89
4.1.2. Về chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn của bộ máy quản lý làng xã......................90
4.1.3. Về lương, phụ cấp, thưởng phạt cho bộ máy quản lý làng xã............................102
4.1.4. Việc mua, bán các chức trong bộ máy quản lý làng xã........................................ 106
4.2. Quản lý văn hóa....................................................................................................................... 107
4.2.1. Quản lý giáo dục................................................................................................................. 107
4.2.2. Quản lý phong tục............................................................................................................... 111
Tiểu kết chương 4............................................................................................................................ 122


Chương 5. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ VIỆC QUẢN LÝ LÀNG XÃ
QUA HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG TỪ NĂM 1921 ĐẾN NĂM 1945
Ở TỈNH THÁI BÌNH.................................................................................................................. 123
5.1. Một số thành cơng, thất bại của Pháp trong việc quản lý làng xã ở Thái Bình
................................................................................................................................................................ 123
5.1.1. Thành cơng............................................................................................................................ 123
5.1.2. Thất bại................................................................................................................................... 129
5.2. Một số đặc điểm của việc quản lý làng xã qua hương ước cải lương
từ năm 1921 đến năm 1945 ở Thái Bình................................................................................ 134
5.2.1. Tính cụ thể, chặt chẽ.......................................................................................................... 134

5.2.2. Tính cộng đồng, tự quản................................................................................................... 137
5.3. Bài học kinh nghiệm cho quản lý làng xã, xây dựng nông thôn mới trong
giai đoạn hiện nay........................................................................................................................... 142
5.3.1. Bài học về xây dựng bộ máy quản lý nhà nước ở nông thôn.............................. 142
5.3.2. Bài học về xây dựng và thực hiện hương ước, quy chế ở cơ sở........................ 144
Tiểu kết chương 5............................................................................................................................ 147
KẾT LUẬN...................................................................................................................................... 148
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN.............................................................................................................................. 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 152
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số hương ước cải lương ở Thái Bình từ 1921 đến 1945
(theo thống kê của Cao Văn Biền) 42
Bảng 2.2. Số lượng bản hương ước cải lương của tỉnh Thái Bình.................................. 43
Bảng 2.3. Số làng xã, hương ước cải lương của tỉnh Thái Bình của tác giả luận án
................................................................................................................................................................... 44

Bảng 2.4. Phân loại hương ước cải lương làng, xã, thơn, phố huyện của
tỉnh Thái Bình

45

Bảng 2.5. Phân bố hương ước tỉnh Thái Bình của Cao Văn Biền................................... 45
Bảng 2.6. Sự phân bố của làng xã có hương ước cải lương ở Thái Bình
của tác giả luận án 46
Bảng 2.7. Số lượng làng xã, bản hương ước cải lương ở Thái Bình.............................. 47
Bảng 2.8. Phân loại hương ước cải lương ở Thái Bình theo số trang...........................48

Bảng 2.9. Niên đại của các hương ước cải lương ở Thái Bình giai đoạn 1921
đến trước 1927

50

Bảng 2.10. Niên đại của các hương ước cải lương ở Thái Bình giai đoạn 1927
đến trước 1941

50

Bảng 2.11. Niên đại của các hương ước cải lương ở Thái Bình giai đoạn 1941
về sau.

50

Bảng 2.13. Số lượng hương ước cải lương của các đợt của tỉnh Thái Bình
(theo Cao Văn Biền)51
Bảng 2.14. Số lượng hương ước cải lương của các đợt của tỉnh Thái Bình
(theo tác giả luận án này) 51
Bảng 4.1. Các lý dịch được trả lương trong làng xã Thái Bình................................... 104


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, làng xã ln đóng vai trò
quan trọng. Làng xã đã trở thành một đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa
học, trong đó có khoa học lịch sử. Tìm hiểu về làng xã trong lịch sử sẽ giúp chúng
ta không những hiểu sâu sắc hơn những vấn đề cốt lõi của lịch sử dân tộc mà cịn
góp phần làm sáng tỏ cả những vấn đề của hiện tại và tương lai trong xây dựng,

phát triển của đất nước và con người Việt Nam.
Vấn đề quản lý làng xã luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu của các nhà nước
phong kiến ở Việt Nam. Các nhà nước phong kiến, thực dân ln tìm mọi cách để
“nằm” được làng xã. Hiện nay, trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn, xây dựng nơng thơn mới thì vấn đề quản lý
làng xã càng có ý nghĩa quan trọng cấp thiết.
Hương ước là một sản phẩm pháp lý do dân làng sáng tạo ra, được sử dụng
làm chuẩn mực trong các quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong làng, giữa làng
với bên ngồi. Nhìn từ góc độ pháp luật, hương ước có giá trị như “bộ luật” của
làng, biểu hiện tính “tự trị” làng xã và là sự dung hoà quyền lợi giữa nhà nước
phong kiến và làng xã… Hương ước có vai trị quan trọng trong đời sống làng Việt
cổ truyền, trong đó đáng chú ý hơn là với tư cách của một công cụ quản lý làng xã.
Các nhà nước phong kiến và cả thực dân đều nhận thấy vai trò của hương ước, sử
dụng hương ước như một công cụ hữu hiệu trong quản lý làng xã. Thông qua việc
quy định trách nhiệm và chế độ thưởng phạt trước hết và chủ yếu đối với các cá
nhân trong làng xung quanh việc thực hiện các công việc của cộng đồng, hương ước
trực tiếp kiểm sốt thái độ ứng xử của các thành viên, khơng phân biệt già trẻ, thuộc
bất kỳ hình thức tổ chức và giai tầng xã hội nào. Hương ước còn làm nhiệm vụ quan
trọng khác: là sợi dây nối liền các tổ chức xã hội trong làng, giúp cho bộ máy quản
lý làng xã nắm được các tổ chức cấu thành trong bộ máy của làng. Hương ước còn
liên kết các tổ chức trong làng lại với nhau, thông qua việc nắm cá


2
nhân để rồi nắm tổ chức và khuôn các tổ chức ấy vận hành thống nhất trong một
chỉnh thể hữu cơ.
Nghiên cứu vấn đề quản lý làng xã qua hương ước sẽ cung cấp những bài học
kinh nghiệm cho việc tổ chức bộ máy quản lý và cách thức quản lý nơng thơn mới
hiện nay.
Thái Bình là tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ nơi người Pháp tiến hành công cuộc Cải

lương hương chính mạnh mẽ. Việc nghiên cứu về quản lý làng xã qua hương ước
cải lương ở Thái Bình không chỉ giúp hiểu rõ hơn về đất và người Thái Bình, làng
xã Thái Bình mà cịn qua đó hiểu rõ hơn về chính sách cai trị của người Pháp tại địa
phương này, bổ sung nhận thức sâu sắc hơn về chính sách cai trị của Pháp đối với
nước ta.
Vì vậy, việc nghiên cứu về vấn đề quản lý làng xã qua hương ước cải lương


Thái Bình là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Với những lí do
trên đây, tác giả quyết định chọn đề tài Quản lý làng xã ở tỉnh Thái Bình qua
Hương ước cải lương từ năm 1921 đến năm 1945 để làm đề tài Luận án của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Trình bày khái quát về quản lý làng xã trước năm 1921 và hương ước cải

lương ở Thái Bình.
- Làm rõ việc quản lý kinh tế, hành chính, văn hóa ở làng xã Thái Bình qua

hương ước cải lương từ năm 1921 đến năm 1945.
Rút ra một số nhận xét về việc quản lý làng xã qua hương ước cải lương ở tỉnh Thái

-

Bình từ năm 1921 đến năm 1945 làm bài học cho công tác quản lý làng xã người
Việt hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Nghiên cứu làm rõ những nét cơ bản về cơ sở xuất hiện của hương ước cải lương
(1921-1945) ở Thái Bình, như về làng xã người Việt ở Thái Bình, cơng cuộc cải

lương hương chính của Pháp ở Thái Bình.

-

Phân tích được thực trạng hương ước, đặc điểm về hình thức, nội dung của hương
ước cải lương (1921-1945) ở Thái Bình.


3
-

Phân tích, làm rõ nội dung quản lý hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội đối với
làng xã thơng qua các bản hương ước cải lương (1921-1945) ở Thái Bình.

-

Đánh giá, rút ra bài học từ thực tế quản lý làng xã ở Thái Bình thơng qua
hương ước cải lương (1921-1945) nhằm phục vụ cho công tác quản lý làng xã,
nơng dân, nơng thơn nói riêng, quản lý nhà nước nói chung hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là việc quản lý làng xã ở Thái Bình qua các
bản hương ước cải lương của tỉnh Thái Bình hiện cịn lưu trữ giữ ở Viện Thơng tin
Khoa học xã hội Việt Nam và Thư viện tỉnh Thái Bình.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các văn bản hương ước cải

lương tỉnh Thái Bình được lập trong khoảng thời gian từ năm 1922 đến năm 1944,
được lưu trữ tại Viện Thông tin Khoa học xã hội Việt Nam.
Phạm vi không gian: Địa giới của tỉnh Thái Bình thời kỳ 1921-1945 so với
hiện nay có thay đổi, điều chỉnh. Tuy nhiên đề tài chỉ nghiên cứu trong không gian
những làng xã của Thái Bình hiện nay.
Phạm vi nội dung: Với 452 bản hương ước cải lương (1921-1945) của Thái
Bình, luận án tập trung tìm hiểu cơng tác quản lý về hành chính, kinh tế, văn hóa, xã
hội đối với các làng xã người Việt ở Thái Bình giai đoạn 1921-1945.
Ở nội dung về quản lý hành chính, luận án sẽ tập trung tìm hiểu về tổ chức hành chính,

chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn của bộ máy quản lý làng xã, Về lương, phụ cấp,
thưởng phạt cho bộ máy quản lý làng xã, việc mua, bán các chức trong bộ máy quản
lý làng xã.
Ở nội dung quản lý kinh tế, luận án tập trung tìm hiểu về quản lý ruộng đất, quản lý

chi thu, sưu thuế; quản lý tài sản chung; quản lý, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Ở nội dung quản lý văn hóa, kinh tế, luận án tập trung tìm hiểu về quản lý giáo

dục, quản lý phong tục (hôn nhân, tang ma).
4. Nguồn tài liệu
-

Các bộ sử, sách, văn bản, luật của chính quyền nhà nước, tỉnh Thái Bình giai đoạn
1921-1945, như: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Nghị định chỉnh


4
đốn lại hương hội các xã Annam ở Bắc Kỳ (1922), Nghị định chỉnh đốn lại Hội
đồng tộc biểu các xã Nam dân ở Bắc Kỳ,…
- Các bản hương ước cải lương của Thái Bình giai đoạn 1921-1945.

-

Các cơng trình nghiên cứu khác (giáo trình, sách chuyên khảo,…) về hương ước
cải lương, về chính quyền thực dân Pháp tại Đơng Dương giai đoạn 1921-1945,
về làng xã và chính sách quản lý làng xã trong lịch sử Việt Nam nói chung, giai
đoạn 1921-1945 nói riêng.
- Tài liệu thực địa thu thập được trong các lần điền dã tại các làng của Thái

Bình.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận
Luận án vận dụng phép biện chứng của chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên
cứu về hương ước cải lương, vấn đề quản lý làng xã qua hương ước cải lương ở
Thái Bình giai đoạn 1921-1945.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận án, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu.
Hai phương pháp chuyên ngành là phương pháp lịch sử và phương pháp
logic được vận dụng để trình bày lại vấn đề nghiên cứu thơng qua tư liệu, đồng thời
nhìn nhận vấn đề tồn diện, khách quan.
Phương pháp lịch sử: dựng lại một cách khái quát về diện mạo của làng xã
Thái Bình thời kỳ 1921-1945 cùng với nội dung của các chính sách quản lý làng xã
(người Việt) trên tất cả các phương diện.
Phương pháp logic: trên cơ sở phân tích có thể rút ra một số nhận xét, đánh
giá về công tác quản lý làng xã qua hương ước cải lương (1921-1945), qua đó rút ra
bài học kinh nghiệm cho cơng tác quản lý hành chính cấp cơ sở hiện nay.
Ngồi ra, tác giả luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu bổ trợ
khác như: tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, điền dã,…
Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp các vấn đề chính về hình
thức, thời gian xuất hiện, nội dung của hương ước cải lương (1921-1945) ở Thái



5
Bình; các vấn đề về quản lý hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục làng xã Thái
Bình qua hương ước cải lương (1921-1945).
Phương pháp điền dã được sử dụng khi tác giả đi thực tế tại một số làng xã
để thu thập những thơng tin có liên quan đến làng xã, hương ước cải lương, quản lý
làng xã qua hương ước cải lương ở Thái Bình,….
Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng trong luận án để thống kê hệ
thống hương ước cải lương, hệ thống làng xã ở Thái Bình, so sánh chúng với các
khu vực khác để rút ra những điểm riêng biệt của làng xã Thái Bình, hương ước cải
lương, vấn đề quản lý làng xã qua hương ước cải lương (1921-1945) ở Thái Bình.
6. Đóng góp của luận án
Luận án là cơng trình nghiên cứu, trình bày đầy đủ, có hệ thống về vấn đề
quản lý làng xã (người Việt) qua hương ước cải lương (1921-1945) ở tỉnh Thái
Bình. Trên cơ sở đó góp phần làm sáng tỏ một số nội dung sau:
Thứ nhất, luận án trình bày khá tồn diện về hương ước cải lương (19211945) cùng với việc dựng lại diện mạo làng xã tỉnh Thái Bình đương thời.
Thứ hai, qua việc khai thác nguồn tư liệu gốc và tư liệu tham khảo luận án
dựng lại một cách cụ thể, đầy đủ và toàn diện các nội dung quản lý làng xã ở tỉnh
Thái Bình về hành chính, kinh tế, xã hội, văn hóa qua hương ước cải lương (19211945). Từ hiệu quả thực tế mà công tác quản lý làng xã đạt được, rút ra những bài
học trong việc giải quyết bài toán về mối quan hệ giữa trung ương và làng xã.
Thứ ba, luận án nêu lên được những mặt thành công và thất bại trong công
tác quản lý làng xã qua hương ước cải lương thời kỳ 1921-1945, đặt trong sự so
sánh với chính sách quản lý làng xã của các thời kỳ trước. Từ đó liên hệ với thực
tại, rút ra một số bài học kinh nghiệm cho cơng cuộc cải cách hành chính ở địa
phương hiện nay.
Thứ tư, luận án tập hợp và hệ thống hóa những tư liệu liên quan đến làng xã
Thái Bình, hương ước cải lương ở Thái Bình, cơng tác quản lý làng xã ở Thái Bình
giai đoạn 1921-1945. Những tư liệu này sẽ góp thêm một cơng trình nghiên cứu về
làng xã Thái Bình, về chính quyền thực dân Pháp, về chính sách cai trị của thực dân

Pháp tại Việt Nam,...


6
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận
án gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
Chương 2: Khái quát về quản lý làng xã trước năm 1921 và hương ước cải
lương ở Thái Bình
Chương 3: Quản lý kinh tế ở làng xã Thái Bình qua hương ước cải lương từ
năm 1921 đến năm 1945
Chương 4: Quản lý hành chính, văn hóa ở làng xã Thái Bình qua hương ước
cải lương từ năm 1921 đến năm 1945
Chương 5: Một số nhận xét về việc quản lý làng xã qua hương ước cải lương
ở tỉnh Thái Bình từ năm 1921 đến năm 1945


7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1. Các cơng trình nghiên cứu về hương ước, quản lý làng xã qua hương ước
cổ truyền (trước năm 1921)
1.1.1. Các công trình của học giả nước ngồi
Trước cách mạng tháng Tám, từ thế kỉ XVII, một số người phương Tây đã
có những ghi chép về Việt Nam, trong đó có ghi chép về làng Việt, tục lệ trong làng
Việt, như: Tập du kí mới và kì thú về Vương quốc Đàng Ngoài của Jean Baptiste
Tavernier (Nxb Thế giới, Hà Nội, năm 2005), Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài
năm 1688 của Dampier William (Nxb Thế giới, Công ty Từ Văn, Hà Nội, năm
2011),… đã cho chúng ta một số thông tin về tục lệ, sự ràng buộc của tục lệ đó đối

với cư dân trong làng Việt.
Cơng trình La Commune Annamite au Tonkin (Làng xã An Nam ở Bắc kỳ,
1894) của P.Ory đã đề cập đến một số vấn đề về tục lệ, tập quán trong các làng xã ở
Bắc kỳ.
Cuốn Les paysans du Delta Tonkinois (Người nông dân châu thổ Bắc kỳ của
P.Gourou (xuất bản lần đầu tại Paris, năm 1936) đã nghiên cứu về văn hóa, cư dân
của làng xã đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuốn này, P. Gourou đã trình bày một số nét
về tục lệ, lệ làng, hương ước của các làng xã người Việt và cho thấy rõ tính quy
định bắt buộc đối với việc thực hiện theo các tục lệ trong làng xã người Việt ở đồng
bằng Bắc Bộ. Gourou nhận ra sự chi phối của tục lệ, lệ làng đối với đời sống làng
xã: “Làng là một cộng đồng tự trị, tự giải quyết mẫu thuẫn giữa các thành viên…
Tính độc lập của làng là rõ ràng. Nó thể hiện trong câu tục ngữ “Phép vua thua lệ
làng”[82,tr.249-250].
Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ngày càng xuất hiện nhiều các
cơng trình của các tác giả nước ngồi nghiên cứu về làng Việt nói chung, hương
ước, quản lý làng xã qua hương ước. Có thể kể ra một số tác giả và tác phẩm:
Insun Yu với cơng trình Luật và xã hội Việt Nam thế kỉ XVII, XVIII (Nxb
Khoa học xã hội, năm 1994). Nội dung chính của cơng trình này là trình bày, phân


8
tích luật Việt Nam thời Lê sơ. Trong đó, Insun Yu có đề cập đến vấn đề người dân
của làng xã chịu sự tác động, quản lý không chỉ của luật pháp của nhà nước mà còn
cả của những tục lệ di làng xã lập ra.
Cơng trình Làng ở vùng châu thổ sơng Hồng: Vấn đề cịn bỏ ngỏ của Philippe
Papin và Olivier Tessier (chủ biên) (Trung tâm khoa học xã hội nhân văn quốc gia xuất
bản năm 2001) cũng đề cập một vài khía cạnh về quản lý làng xã truyền thống


các làng: Hay (Thanh Ba, Phú Thọ), làng Mộ Trạch (Bình Giang, Hải Dương) Tả

Thanh Oai (Thanh Trì, Hà Nội), làng Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) như về các vấn
đề dòng họ, quản lý ruộng đất,...
John Kleinen với cơng trình Facing the Future, Reviving the Past: A Study of
Social Change in a Northern Vietnamese Village (Làng Việt đối diện tương lai hồi
sinh quá khứ: Một nghiên cứu về thay đổi xã hội ở một làng miền Bắc Việt
Nam) của John Kleinen (bản dịch của Hội Khoa học Lịch sử, Nxb Lao động, năm
2013). Ở cơng trình này, tác giả đã trình bày về quá trình hình thành và phát triển
của làng Việt từ thời kỳ thực dân, thời kỳ thuộc địa, thời kỳ chiến tranh, thời cải
cách ruộng đất, thời kỳ tập thể hóa. Trong đó tác giả dành một chương (Chương 8:
Đời sống lệ nghi ở làng) trình bày về phong tục, tập quán ở làng. Qua đó tác giả
cũng cho thấy các tục lệ, hương ước có vai trị như những luật lệ bắt buộc đối với cư
dân, góp phần điều chỉnh quan hệ xã hội ở làng.
Có thể thấy, các cơng trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài về làng
xã, hương ước, quản lý làng xã người Việt truyền thống khá đa dạng. Dưới các góc
nhìn khác nhau, vấn đề quản lý làng xã qua hương ước đã được các tác giả nghiên
cứu. Phần lớn các tác giả đều nhận thức vai trò của hương ước trong điều chỉnh các
quan hệ xã hội ở làng, bộ phận quản lý làng xã đã dựa vào hương ước, tục lệ để mà
cai trị cư dân.
1.1.2. Các cơng trình của học giả trong nước
Trước Cách mạng tháng Tám, nhiều tác giả trong nước đã quan tâm, nghiên
cứu về làng Việt, hương ước, quản lý làng Việt thơng qua hương ước.
Cơng trình Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính đã dành một phần lớn của
cuốn sách để nói về “Phong tục hương đảng” chốn hương thôn, làng xã. Các ngôi


9
thứ, viên chức, hương ẩm, lễ khao vọng, hương học… Dù chưa sử dụng quản lý
làng xã bằng hương ước nhưng Phan Kế Bính đã nhận thấy rõ vai trị của hương
ước trong quản lý làng xã: “Chốn hương thôn thường có ước hẹn riêng với nhau,
lập ra sổ sách, đồng dân ký kết gọi là khoán ước. Trong khoán ước có thưởng phạt,

trừ ra các việc lớn đã có phép của nhà nước, cịn việc nhỏ thì trong dân thôn thi
hành lẫn nhau…” [9,tr.163].
Cùng thời gian nửa đầu thế kỷ XX, các tác giả Nguyễn Văn Huyên với:
Recherche sur la Commune Annamite (Nghiên cứu xã Annam) (năm 1939), Histoire
de la fondation d’une commune annamite au Tonkin (Lịch sử thành lập một xã
Annam ở Bắc Kỳ (năm 1941), La Civilisation annamite (Văn minh An Nam) (năm
1944),... ; Nguyễn Văn Khoan, Về ngôi thứ trong làng, (BEFEO, năm 1930, tr.107139, tr.132); Ngơ Tất Tơ với “Việc làng”… ít nhiều có nói đến hương ước, sự tác
động của hương ước đối với cư dân làng xã Bắc Bộ xưa.
Kể từ sau năm 1954, việc nghiên cứu về làng xã Việt Nam được đẩy mạnh.
Nguyễn Hồng Phong với Xã thôn Việt Nam tác giả đã dành phần lớn của
cuốn sách để viết về bộ máy quản lý thôn xã, tổ chức và sinh hoạt cộng đồng ở xã
thôn: “… Phép vua thua lệ làng. …. nhà nước không thể muốn tổ chức bộ máy cai
trị ở xã thơn thế nào thì được như thế” [80,tr.140]…
Ở miền Nam, tác giả Lương Đức Thiệp trong chuyên khảo về Xã hội Việt
Nam, ở cuốn thứ nhì tác giả đã dành một số dung lượng để viết về Chính trị và xã
hội tổ chức (chương II), để nói về xã thơn Việt Nam, Xã hội sinh hoạt (chương III),
để nói về phong tục [98].
Tác giả Phan Khoang với chuyên khảo Lược sử chế độ xã thôn ở Việt Nam
trên Tập san Sử địa (số 1, 1966). Tác giả đã chỉ rõ tính tự trị của làng xã trên cơ sở
hương ước để tự trị, tự quản. “xã có tục lệ riêng ... Thể lệ là tập tục về các tổ chức
nói trên đều được định rõ trong hương ước nó đối với dân trong làng cũng như hiến
pháp đối với dân trong nước vậy. Cũng có điều không ghi trong hương ước, nhưng
đã thực hành lâu ngày thành ra tập tục, truyền tự đời nọ đến đời kia, thì dân làng
cũng phải tuân theo như đã ghi trong Hương ước” [52,tr.43].


10
Trong hai cơng trình: Nơng thơn Việt Nam trong lịch sử (2 tập), Nxb Khoa
học xã hội, năm 1977 - 1978 và Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại (2
tập), Nxb Khoa học xã hội, năm 1990-1992 của Viện Sử học đều có những bài

nghiên cứu về làng xã, hương ước, quản lý làng xã, như: Vũ Huy Phúc với “Tổ
chức quản lý xã thôn: Chức năng và tính chất”, Nguyễn Đổng Chi với “Quan hệ
giữa nhà nước và làng xã ở Việt Nam trước cách mạng”, Nguyễn Đức Nghinh với
“Lệ làng và nho sĩ”[119].
Cơng trình Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền Bắc Bộ của Trần Từ (Nxb
Khoa học xã hội, 1984), trong công trình của mình, trong “mục III: Vận hành của cơ
cấu xem như một tổng thể” tác giả đã dành nhiều trang để viết về “những đơn vị hành
chính - “ốc đảo” và vai trò hai mặt của hương ước”, thể hiện góc nhìn của một chun
gia “Hương ước đã xuất hiện từ bao giờ trong lịch sử của từng làng xã Việt? Có ý kiến
cho rằng đây là luật lệ riêng của làng xã, vốn bất thành văn đến thời Pháp thuộc chép
lại thành văn bản để buộc các làng quê vào khuôn phép”[108,tr.98].

Tác giả Văn Tạo với chuyên khảo “Chúng ta kế thừa di sản nào? trong khoa
học và kỹ thuật pháp luật và hương ước nông thôn và nông nghiệp” (Nxb Khoa học
xã hội, 1993) đã chỉ rõ hương ước như một di sản cần được nghiên cứu kĩ lưỡng để
rút ra bài học cho quản lý xã hội hiện nay.
Tác giả Phan Đại Doãn với Mấy vấn đề văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch
sử (Nxb Chính trị quốc Gia, năm 2004), Làng xã Việt Nam một số vấn đề kinh tế,
văn hóa, xã hội (Nxb Chính trị quốc gia, năm 2010) và Từ làng đến nước một cách
tiếp cận lịch sử, (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010) đã trình bày nhiều vấn
đề lý luận và thực tế của làng xã cổ truyền, trong đó có nhiều nội dung đề cập đến
hương ước, vai trò của hương ước, việc cư dân tự nguyện thực hiện các quy định
của hương ước đồng thời tầng lớp cường hào cũng dựa vào hương ước để bóc lột
người nơng dân.
Tác giả Bùi Xn Đính với nhiều cơng trình nghiên cứu về làng xã, về hương
ước, về quản lý làng xã qua hương ước. Lệ làng phép nước (Nxb Pháp lý, Hà Nội năm
1985), Hương ước làng ven đơ (Bùi Xn Đính - Đinh Khắc Thn, Tạp chí Hán Nôm,
1/1991), Hương ước và quản lý làng xã (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội



11
năm 1998),… Ở các cơng trình này đều thể hiện rõ vấn đề vai trò của hương ước
trong đời sống làng xã, hương ước như bộ luật của làng, nhiều khi có tác dụng điều
chỉnh hành vi của cư dân làng hữu hiệu hơn cả luật của nhà nước. “Hương ước công cụ để nhà nước phong kiến can thiệp và quản lý làng, điều hịa lợi ích giữa
làng và nhà nước”[30,tr.95].
Tác giả Vũ Duy Mền với hàng loạt công trình nghiên cứu về hương ước làng
xã: Hương ước - khốn ước trong làng xã (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 4 năm
1982), Góp phần xác định thuật ngữ “khốn ước”, “hương ước” (Tạp chí Nghiên
cứu Lịch sử số 3-4 năm 1989), Nguồn gốc và điều kiện xuất hiện Hương ước trong
làng xã ở vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 1 năm
1993), Vài nét về hình thức văn bản hương ước làng Việt cổ truyền, (Tạp chí Hán
Nơm số 1 năm 2000), Tìm lại làng Việt xưa, (Nxb Văn hóa - Thông tin, năm 2006)
và Hương ước cổ làng xã đồng bằng Bắc bộ (Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2010),
… cũng cho thấy rõ vai trò của hương ước là công cụ điều chỉnh các mối quan hệ xã
hội trong làng, nhà nước phong kiến thông qua hương ước để thu thuế, quản lý dân
đinh, quản lý tài sản,… của đất nước. “Hương ước như là bộ luật chưa hoàn chỉnh
của mỗi làng xã” [63,tr.339], “… Phép vua thua lệ làng. Lệ làng đã lấn sân phép
nước. Nhà nước quân chủ hình như cũng biết mình bị lấn sân nhưng cũng mặc kệ,
vì sao làng xã cũng bị khống chế, lệ thuộc rồi. Chính nhờ thái độ mặc kệ tương đối
đó mà nhà nước đã tạo ra được ranh giới an tồn cho mình và làng xã vẫn sống theo
hương ước riêng - lệ riêng - rất riêng của từng làng” [63,tr.354].
Đào Trí Úc với cơng trình Hương ước trong q trình thực hiện dân chủ ở
nơng thơn Việt Nam hiện nay (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2004) đã trình
bày những vấn đề cơ bản về về hương ước xưa và nay, mối quan hệ giữa pháp luật
và hương ước đồng thời nêu bật lên vị trí, vai trò của hương ước với việc thực hiện
dân chủ ở nông thôn hiện nay
Lê Hồng Sơn với đề tài khoa học cấp Bộ: “Hương ước-Những vấn đề lịch sử
và lý luận quản lý Nhà nước đối với việc ban hành hương ước trong giai đoạn hiện
nay ” (Viện khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp, Hà Nội năm 1996. Mã số 2001-100).
Cơng trình đã khái qt sơ bộ về quá trình hình thành và phát triển hương ước Việt



12
Nam. Trình bày một số nội dung cơ bản của hương ước và các giai đoạn phát triển
của nó. Phân tích mối quan hệ giữa hương ước và pháp luật, cơ chế soạn thảo
hương ước xưa và nay, sự quản lý của Nhà nước đối với hương ước trong lịch sử và
sự nhìn nhận về hương ước từ góc độ quản lý Nhà nước.
Nguyễn Thanh Tuấn với đề tài khoa học cấp cơ sở: “Vai trò của hương ước
mới trong quản lý kinh tế xã hội tại nông thôn đồng bằng Bắc Bộ hiện nay” (Viện
Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội năm
1997. Mã số 2001-490). Nội dung chính của cơng trình là đã khảo cứu sự biến đổi
lịch sử của hương ước và đánh giá tính chất tích cực và hạn chế của hương ước cũ,
xác định vị trí, vai trị của hương ước mới tại nơng thơn đồng bằng Bắc bộ thời kỳ
đổi mới, đưa ra một số kiến nghị về quản lý kinh tế, xã hội nông thôn và về việc xây
dựng, thực hiện hương ước mới ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ.
Lê Đức Tiết với cơng trình Về Hương ước lệ làng (Nxb Chính trị quốc gia,
năm 1998). Đây là cơng trình nghiên cứu về hương ước, lệ làng trong lịch sử làng
xã người Việt. Tác giả đã nêu những tác động, ảnh hưởng của hương ước, lệ làng
với sự nghiệp dựng nước và giữ nước trong lịch sử dân tộc. Bên cạnh đó, tác giả
cịn dành 1 chương để nói về sự kế thùa và phát huy những mặt tích cực của hương
ước cổ để phục vụ sự nghiệp giữ nước và dựng nước của Việt Nam.
Nguyễn Quang Ngọc với Một số vấn đề làng xã Việt Nam, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, năm 2009… Các cơng trình nêu trên đều đề cập những nét khái
quát về quá trình hình thành phát triển làng xã Việt Nam từ khi ra đời đến nay, cũng
như đề cập đến hương ước lệ làng,… đưa ra những nhận định về quá trình hình
thành và phát triển của hương ước ở Việt Nam thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám,
đánh giá hương ước là công cụ hữu hiệu mà Nhà nước dùng để quản lý làng xã.
Ngoài ra, cịn hàng loạt các cơng trình của nhiều tác giả nghiên cứu về làng
xã, về hương ước,… như: Hồ Đức Thọ với Lệ làng Việt Nam trong tâm thức dân
gian, Nxb Văn hố - Thơng tin, năm 2003; Nguyễn Anh Thư với Lệ làng, Nxb Văn

hoá Dân tộc, năm 2003; Ngơ Đức Thịnh với Tìm hiểu luật tục các tộc người ở Việt
Nam (Nxb KHXH, năm 2003); Nguyễn Tá Nhí với Nhà nước và pháp luật thời
phong kiến Việt Nam: những suy ngẫm, (Nxb Tư pháp, năm 2005), Tuyển tập


13
hương ước, tục lệ, (Nxb Hà Nội, năm 2010); Lệ làng Thăng Long của Đỗ Thị Hảo,
Nxb Thời Đại, năm 2010; …Các cơng trình này có những đối tượng nghiên cứu
khác nhau, song, về vấn đề hương ước thì đều có điểm chung là đánh giá cao vai trị
của hương ước trong vấn đề tự quản của làng xã, là một công cụ để nhà nước phong
kiến thực hiện quản lý xã hội.
1.2. Các cơng trình nghiên cứu về Hương ước cải lương, quản lý làng xã qua
hương ước cải lương
1.2.1. Các cơng trình của học giả nước ngồi
Thật khó để tách bạch những nghiên cứu về quản lý làng xã qua hương ước
cải lương với hương ước cổ truyền. Các nội dung đó thường có những đan xen. Căn
cứ vào nội dung nghiên cứu có liên quan đến hương ước cải lương, quản lý làng xã
qua hương ước cải lương, có thể nêu ra một số cơng trình sau:
Từ góc độ nhân học luật pháp, các nhà nhân học, dân tộc học, folklore học đã
đề cập đến các vấn đề lí thuyết, phương pháp sưu tầm và nghiên cứu luật tục các
dân tộc. Các tác giả đã bàn tới nhiều vấn đề về luật tục như: Alan Dundes đề cập
đến vấn đề khái niệm luật tục (folk law), Anlan Watson đề cập đến vấn đề tiếp cận
luật tục, Van Den Dergh đề cập đến khái niệm luật tục trong khung cảnh lịch sử,
Obei Hag Ali nói tới vấn đề chuyển đổi luật tục trong luật pháp, … Các vấn đề
phương Đông cũng được đặt ra như vấn đề văn bản hóa luật tục (T.O.Elias, 1994),
sưu tầm luật tục (Simon Roberts, 1994),… Những vấn đề ứng dụng luật tục trong xã
hội cũng được quan tâm, nhất là vấn đề luật tục và bảo vệ và khai thác hợp lí các
nguồn tài nguyên thiên nhiên (S.Wiber, 1996) [115,tr.11].
Ở Việt Nam, đầu thế kỷ XX, việc nghiên cứu về hương ước, luật tc cng c chỳ


ý.
Paul Doumer trong tỏc phm LIndochine franỗaise (souvernirs), (Paris
1905) đã có những đánh giá về đặc điểm làng xã Việt Nam, tính tự trị, tự quản “mỗi
lãng xã là một nước cộng hòa thu nhỏ” của làng xã Việt Nam, được thể hiện qua
hương ước.
Năm 1927, L.Sabatier đã cho công bố bộ luật tục Êđê Klei duê bhiăn kđi
(Tập quán pháp). Đến năm 1940, D.Antomarchi đã dịch sang tiếng Pháp và công bố


14
1

cơng trình này trên tạp chí Trường Viễn Đơng Bác cổ (BEFEO) . Cơng trình này
thống kê, sắp xếp các nội dung của luật tục Ê đê theo các chủ đề và điều khoản dưới
dạng thức của một luật định.
1.2.2. Các cơng trình của học giả trong nước
Những năm 20 của thế kỷ XX, một loạt bài viết về cải lương hương chính, về
hương ước cải lương được đăng tải trên tạp chí Nam Phong, Tạp chí Thanh Nghị.

Tiêu biểu đó là: Đặng Xn Viện với bài Hương chính cải lương, Tạp chí
Nam phong số 141 năm 1929; Hồng Hữu Đơn với Cải lương hương tục, tạp chí
Nam phong số 36 năm 1920; Nguyễn Như Ngọc với bài Bàn góp về vấn đề cải
lương hương chính, tạp chí Nam phong, số 41 năm 1920; Phó Đức Đơn với bài Bàn
về việc cải lương phong tục ở nông thôn xứ Bắc kỳ, tạp chí Nam phong, số 29 năm
1919; Trần Duy Nhất với bài Bàn về hương chính xứ Bắc Kỳ, tạp chí Nam phong, số
59 năm 1922,…
Trên tạp chí Thanh Nghị có một loạt bài với cùng tiêu đề “Việc cải lương
hương chính ở Bắc Kỳ”, trêm các số 1-14 năm 1941, 1945.
Cơng trình Cải lương hương ước tân biên (Song ngữ Việt Hán; - H. :
Imprimerie Tonkinoire, 1921. - 51tr) của Mai Trung Cát. Quyển sách có 2 phần: cải

lương hương chính và cải lương hương lệ gồm 206 điều khoản từ việc đặt Hội đồng
kỳ mục, lập sổ thu chi, bổ thuế giản lính, tuần phịng, kiện cáo, cầu cống đường sá,
giao thiệp ứng tiếp.
Trong cuốn “Việt Nam văn hóa sử cương” (xuất bản lần đầu năm 1938, tại
Quan Hải Tùng thư) tác giả Đào Duy Anh đã trình bày về Sự cải lương trong hương
thơn (từ trang 151-159, Nxb Văn hóa - Thơng tin, năm 2002), ngun nhân của việc
ra đời hương ước cải lương, và tệ cường hào nhũng loạn chốn hương thôn. Việc ban
hành hương ước cải lương ở Bắc Bộ và Nam Bộ…Ở đây, rõ ràng tác giả đã thấy rõ
mục đích của việc ban hành quy định về hương ước của thực dân Pháp là muốn
thong qua hương ước để quản lý làng xã Việt Nam.

1

Năm 1984, Nguyễn Hữu Thấu đã dịch bản luật tục ra tiếng Việt từ bản tiếng Pháp. Dựa trên văn bản luật tục
Êđê của L. Sabatier và các bộ luật tục mới sưu tầm được, Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn, Nguyễn Hữu Thấu
đã biên soạn cuốn “Luật tục Êđê (tập quán pháp)” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1996).


15
Tác phẩm Xã thôn Việt Nam của Nguyễn Hồng Phong (Nxb Văn - Sử - Địa,
năm 1959) đã giành một phần nghiên cứu về tục lệ, hương ước làng xã. Tác giả đã
chỉ ra mối quan hệ giữa lệ làng với bộ máy nhà nước: “… Phép vua thua lệ làng.
Xã thôn không chỉ đơn thuần là một đơn vị hành chính của quốc gia, mà nó là một
đơn vị xã hội với những truyền thống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng riêng biệt,
cho nên nhà nước khơng thể muốn tổ chức bộ máy cai trị ở xã thôn thế nào thì được
như thế…” [80,tr.140], mục đích duy trì lệ làng của chính quyền thực dân. “…Cho
nên nhà nước thực dân, như ta đã biết, khơng những khơng xóa bỏ lệ làng mà nói
chung cịn duy trì lệ làng”, “Cịn mọi quan trọng như đặt khoản lệ, lập hương ước,
quản trị các tài sản… đều do hội đồng tộc biểu và hội đồng kỳ mục quyết định”
[80,tr.140] …

Hai cơng trình của Viện sử học, Nông thôn Việt Nam trong lịch sử (2 tập),
Nxb Khoa học xã hội, 1977-1978 và Nông dân và nông thông Việt Nam thời cận đại
(2 tập), Nxb Khoa học xã hội, 1990-1992, đã tập hợp nhiều nghiên cứu chuyên sâu
của nhiều tác giả, như: Vũ Huy Phúc với “Tổ chức quản lý xã thôn: Chức năng và
tính chất”, Nguyễn Đổng Chi với “Quan hệ giữa nhà nước và làng xã ở Việt Nam
trước cách mạng”, Nguyễn Đức Nghinh với “Lệ làng và nho sĩ”, Dương Trung
Quốc với “Bộ máy quản lý làng xã Việt Nam thời cận đại qua các văn bản “Cải
lương hương chính” của chính quyền thực dân Pháp”, Nghiêm Văn Thái với “Một
nguồn sử liệu phong phú – Những văn bản hương ước cận đại”,… những nghiên
cứu này đã góp phần cho thấy được mối quan hệ giữa hương ước và bộ máy quản lý
nhà nước thực dân, mục đích cho lập hương ước cải lương của thực dân Pháp, …
Năm 1994, cuốn “Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong
lịch sử” của tác giả Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc được xuất bản, là một
thành tựu trong việc nghiên cứu tình hình quản lý nơng thơn Việt Nam qua các thời
kỳ lịch sử khác nhau. Các tác giả đã dành hơn 30 trang viết về chính sách quản lý
làng xã, đề cập hầu hết tất cả các nội dung quản lý. Ngồi ra, từ việc nghiên cứu
cơng tác quản lý nơng thơn ở mỗi thời kỳ, tác giả cịn rút ra một số bài học kinh
nghiệm có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc quản lý nông thôn hiện đại.


16
Tác giả Bùi Xuân Đính với các tác phẩm: “Lệ làng phép nước” (Nxb Pháp
lý, Hà Nội, năm 1995) và “Hương ước và quản lý làng xã” (Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội, năm 1988). Trong tác phẩm “Lệ làng phép nước”, tác giả đã đề cập đến mối
quan hệ hai chiều giữa lệ làng và phép nước, qua đó phân tích những giá trị pháp lý
và tác động 2 mặt của lệ làng. Còn với tác phẩm “Hương ước và quản lý làng xã”,
tác giả đã đi sâu phân tích vai trị của hương ước trong quản lý làng xã, đưa ra
những gợi mở cho vấn đề xây dựng và phát huy vai trò của hương ước mới trong
quản lý làng xã hiện nay.
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế do Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian tổ chức: Luật

tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
năm 2000). Đây là cơng trình tập hợp những bài viết của nhiều tác giả nghiên cứu
về luật tục của các dân tộc với các nội dung lớn: Luật tục và khai thác,quản lý
nguồn tài nguyên thiên nhiên; Luật tục và các quan hệ sở hữu tài nguyên thiên
nhiên; Luật tục và việc xây dựng và củng cố các các quan hệ xã hội quan hệ xã hội,
xây dựng đời sống mới. Nội dung cuốn Kỷ yếu này đề cập nhiều đến luật tục ở Tây
Nguyên nhưng qua đó nhiều vấn đề lý luận về luật tục, hương ước, tập quán pháp…
cũng được đề cập.
Trong cơng trình “Lệ làng truyền thống với việc hình thành ý thức pháp luật
cho nơng dân Việt Nam thời kỳ đổi mới” (Nguyễn Văn Long, Luận án Tiến sĩ Triết
học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2002), tác giả đã trình bày và
nêu lên quá trình hình thành mối quan hệ giữa lệ làng và luật nước trong lịch sử.
Đặc thù của lệ làng trong q trình đổi mới và ảnh hưởng của nó trong việc hình
thành ý thức pháp luật,...
Trong Luận án Hương ước mới - một phương tiện góp phần quản lý xã hội ở
nông thôn Việt Nam hiện nay của Nguyễn Huy Tính (Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại
học Luật Hà Nội, năm 2003) đã phân tích những biến đổi lịch sử từ hương ước làng
xã cổ truyền đến hương ước mới, khẳng định hương ước mới là phương tiện tự
quản, tự điều chỉnh hữu hiệu của làng xã, có quan hệ biện chứng với pháp luật,
đồng thời tác giả cũng đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện hương
ước mới.


×