Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đổi mới đào tạo ngành kế toán đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.27 KB, 4 trang )

ISSN 2354-0575
ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Đỗ Thị Thủy, Trần Thị Lan Anh, Bùi Thị Minh
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 22/10/2018
Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 12/11/2018
Ngày bài báo được duyệt đăng: 27/11/2018
Tóm tắt:
Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 đã và đang có những tác động tới các ngành nghề nói chung và
ngành kế tốn nói riêng. Cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi cơ bản phương thức thực hiện các cơng
việc kế tốn hiện nay bằng việc áp dụng chứng từ điện tử, bằng các phần mềm tổng hợp, xử lý dữ liệu….
Do đó địi hỏi đổi mới phương pháp đào tạo ngành kế toán để phù hợp với sự phát triển của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển của kinh tế tri thức trong xu thế hội nhập hiện nay. Vì vậy, hoạt động
đào tạo ngành kế toán tại các trường cần phải đổi mới trên nhiều phương diện để người học lĩnh hội được
những kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hiện nay.
Từ khoá: Đào tạo, kế toán, cách mạng 4.0.
1. Đặt vấn đề
Hệ thống kế tốn Việt Nam đã có những
thay đổi tích cực theo hướng hội nhập với quốc tế
từ khi chúng ta chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay
với việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới
như gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), là
thành viên của WTO và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra sẽ tác động đến mọi lĩnh vực trong
đời sống xã hội nói chung và lĩnh vực kế tốn nói
riêng. Những tác động này đòi hỏi phải đổi mới đào
tạo ngành kế toán để tạo ra nguồn nhân lực chất
lượng cao đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0.
Để nâng cao chất lượng đào tạo ngành kế


toán, cần đổi mới trên nhiều phương diện như đổi
mới chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy,
đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, sự phối hợp của
các hiệp hội nghề nghiệp, các nhà tuyển dụng có uy
tín, v.v. Do vậy, đổi mới đào tạo ngành kế toán ở
Việt Nam cần được nghiên cứu bài bản, tồn diện,
có cơ sở khoa học.
2. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Tổng hợp những yêu
cầu thực tiễn với nhân lực ngành kế tốn trong cuộc
cách mạng cơng nghiệp 4.0 từ đó có những đề xuất
đổi mới đào tạo ngành kế toán tại các trường đại học.
Đối tượng nghiên cứu: Việc đổi mới đào tạo
ngành kế toán tại các trường đại học để đáp ứng yêu
cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Phạm vi nghiên cứu: Bài viết tập trung tìm
hiểu yêu cầu đối với ngành kế toán trong bối cảnh
cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0. Từ đó đề xuất

những giải pháp áp dụng tại các cơ sở đào tạo ngành
kế tốn để có nguồn nhân lực đáp ứng được u cầu
của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
3. Yêu cầu thực tiễn với nhân lực ngành kế tốn
trong cách mạng cơng nghiệp 4.0
Theo Gartner, Cách mạng Công nghiệp 4.0
(hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư) xuất phát
từ khái niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo của
chính phủ Đức năm 2013. “Industrie 4.0” kết nối
các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để
tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh

doanh, chức năng và quy trình bên trong.
Thành tựu của cuộc CMCN 4.0 với hệ thống
mạng khơng dây, dữ liệu số hóa sẽ giúp cơng việc
kế tốn khơng bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý.
Theo đó, kế tốn tại Việt Nam có thể thực hiện các
phần hành cơng việc kế tốn ở bất cứ đất nước nào
trên toàn thế giới và ngược lại. Việc phát triển hệ
thống trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối trên toàn thế
giới sẽ mở ra cơ hội tốt để ngành Kế toán tiếp cận
những phần mềm kế toán tiện ích, chi phí phù hợp.
Từ đó, sử dụng hiệu quả nguồn lực, tiết kiệm thời
gian, tiệm cận hệ thống kế toán quốc tế.
Về chất lượng nguồn nhân lực kế toán của
Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng, nguồn nhân lực
kế toán của Việt Nam tuy đã sẵn sàng hội nhập kinh
tế nhưng số lượng và chất lượng mang tầm quốc tế
vẫn là vấn đề cần cải thiện [3].
Tính đến năm 2017, Việt Nam có khoảng
4.000 kế tốn viên có chứng chỉ hành nghề (chiếm
2% trong tổng số 196.000 kế tốn viên tồn khu
vực ASEAN); Có 150 doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ kế tốn, phục vụ trên 40 nghìn khách hàng (bao

Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018

Journal of Science and Technology

77



ISSN 2354-0575
gồm doanh nghiệp trong và ngoài nước) và trên 100
tổ chức cung cấp dịch vụ kế toán với trên 10 nghìn
lao động [2].
Theo báo cáo thị trường tuyển dụng trong 6
tháng đầu năm 2018 của Công ty tuyển dụng trực
tuyến VietnamWorks, thị trường nhân sự ngành kế
toán tại Việt Nam đang đối mặt với tình trạng thừa
số lượng nhưng thiếu chất lượng. Các doanh nghiệp
tuyển dụng nhân sự kế tốn cho biết, có đến 80% 90% sinh viên được tuyển dụng chưa có khả năng
tiếp cận ngay được với cơng việc của một kế tốn
thực sự, doanh nghiệp phải đào tạo lại. Lý do chủ
yếu là các ứng viên có kiến thức chun mơn về kế
tốn nhưng chưa đủ kỹ năng cần thiết khác để có thể
đảm nhiệm được ngay cơng việc.
Kỹ năng mềm của người lao động cịn yếu:
Khảo sát của tổ chức tuyển dụng Navigos Search
cho thấy, nhu cầu sử dụng ngôn ngữ quốc tế, khả
năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp, lối tư duy
phản biện – giải quyết vấn đề ngày càng được chú
trọng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các lao động đã
qua đào tạo của Việt Nam mặc dù được đánh giá là
nhanh nhẹn, sáng tạo và có thể đáp ứng được nhu
cầu… nhưng lại thiếu và yếu kỹ năng mềm (như
làm việc theo nhóm, ngoại ngữ, tư duy phản biện,
sáng tạo, tuân thủ cơng nghệ…), tính tn thủ kỷ
luật chưa nghiêm...
Hiện nay, cơng tác kế tốn chủ yếu được
thực hiện trên hồ sơ, giấy tờ. Trong khi cách mạng
công nghiệp 4.0 lại chuyển hóa tồn bộ các dữ liệu

đó thành thơng tin điện tử, vừa đa dạng, vừa khó
nắm bắt, do vậy, về lâu dài nếu kế tốn viên khơng
am hiểu về cơng nghệ, sẽ khó khăn trong thực hiện
các phần hành cơng việc. Hiện nay, ở nước ta ước
tính phải trên 80% doanh nghiệp đã sử dụng các
phần mềm kế toán ngay cả những doanh nghiệp
chưa sử dụng phần mềm kế toán, các kế toán viên
đa số cũng được trang bị máy tính và sử dụng bảng
tính Excel trong cơng việc, nhưng trong giảng dạy
đa số các cơ sở đào tạo lại tách biệt việc trang bị
kiến thức, kỹ năng kế tốn và việc áp dụng cơng
nghệ nên việc ứng dụng cơng nghệ vào học tập rất
hạn chế. [4]
Qua tìm hiều, kiến thức, hiểu biết, trình độ
ứng dụng cơng nghệ thơng tin của các kế tốn viên
hiện nay vẫn cịn nhiều hạn chế, chưa đồng đều.
Để đáp ứng với yêu cầu của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 hiện nay, sinh viên phải được trang bị
các hiểu biết về giao dịch kinh tế, tài chính chứ
khơng chỉ đơn thuần là kiến thức ghi chép sổ sách,
đồng thời dành thời gian để nâng cao kĩ năng xử lý
dữ liệu, sử dụng công nghệ thông tin, thông thạo
ngoại ngữ và cần rèn luyện kĩ năng mềm như: Làm
việc nhóm, lập kế hoạch, giao tiếp, kỹ thuật trả lời

78

phỏng vấn…
4. Khuyến nghị về đổi mới đào tạo ngành kế tốn
Các trường đại học có thể đầu tư công nghệ

giúp sinh viên tăng cường thực hành để có kinh
nghiệm thực tế trong bối cảnh cách mạng cơng
nghiệp 4.0, đồng thời có được các kiến thức và kỹ
năng cần thiết đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển
dụng trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở đó có một
số khuyến nghị như sau:
Thứ nhất, cần có những thay đổi trong quan
điểm đào tạo. Đào tạo không xuất phát từ những gì
mình có, mà phải xuất phát từ địi hỏi của thực tiễn,
u cầu của thời đại cơng nghệ số, đó là cung cấp
nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội.
Thứ hai, chú trọng chương trình đào tạo
chuyên ngành kế toán, phù hợp với yêu cầu thực
tiễn. Vì vậy, các cơ sở đào tạo nên rà sốt lại chương
trình đào tạo chun ngành kế tốn. Để thực hiện
được yêu cầu này, khi xây dựng chương trình đào
tạo cần dựa trên việc phân tích nghề, phân tích cơng
việc kế tốn một cách đầy đủ, khoa học. Giảm thời
gian, thời lượng các học phần giáo dục đại cương để
tăng thêm thời gian học tập các học phần thực hành.
Ngoài việc thực hành ở các học phần cụ thể, nên
xây dựng những bộ số liệu bài tập tổng hợp, điều
này giúp người học dễ dàng có được sự hình dung
và cách tiếp cận hệ thống về nghề nghiệp. Những
bài tổng hợp tạo sự mới lạ cịn góp phần tạo sự hứng
thú, tăng sự chủ động cho sinh viên trong việc học
tập [1].
Thứ ba, phát triển nội dung đào tạo giúp
sinh viên sau khi ra trường thích ứng kịp thời với
thời đại cơng nghệ số. Ngồi giảng dạy kiến thức

chun môn, tổ chức đào tạo cần tập trung đào tạo
các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng giao tiếp hiệu
quả, làm việc ở nhiều nhóm khác nhau; kỹ năng tư
duy phản biện và giải quyết vấn đề trên cơ sở tơn
trọng đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, giảng viên
của các trường đại học cần hướng tới hoàn thiện
các kỹ năng chính sau cho sinh viên: kỹ năng tổ
chức thu thập, đánh giá thơng tin; kỹ năng làm việc
theo nhóm; kỹ năng phân tích từ những dữ liệu có
sẵn, chưa được sàng lọc; kỹ năng sử dụng thơng tin
kế tốn; kỹ năng kết nối và giao tiếp, v.v. Ngoài ra
trong q trình giảng dạy các mơn học kế tốn, cần
phải giảng dạy các Chuẩn mực kế toán Việt Nam
và quốc tế để sinh viên hiểu rõ bản chất của vấn đề
thay vì q tập trung vào chế độ kế tốn, các nghiệp
cụ kinh tế cụ thể, v.v.
Thứ tư, chuyển từ phương pháp giảng dạy
truyền thống sang ứng dụng phương pháp giảng
dạy tích cực. Phát triển việc dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người

Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018

Journal of Science and Technology


ISSN 2354-0575
học, lấy người học làm trung tâm. các cơ sở đào
tạo cần phải có đội ngũ giảng viên đảm bảo trình
độ để tham gia đào tạo sinh viên theo định hướng

ứng dụng nghề nghiệp. Điều này đồng nghĩa với
việc bên cạnh kiến thức chuyên môn trên sách vở,
đội ngũ giảng viên giảng dạy kế tốn phải là những
người có kinh nghiệm thực tế, có kiến thức đầy đủ
và thời sự về nghề nghiệp. Đặc biệt, trước sự bùng
nổ của cách mạng 4.0 thì ngồi khả năng dẫn dắt,
ứng dụng tri thức thì đội ngũ giảng viên kế tốn
phải có khả năng ứng dụng công nghệ để thực hiện
các công việc.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn tăng cường
gắn kết giữa lý thuyết và thực tế nhằm phát triển
kỹ năng nghề kế toán cho sinh viên, để khắc phục

những vấn đề tồn tại của chương trình đào tạo,
chúng tơi đề xuất xây dựng mơ hình phịng kế tốn
mơ phỏng. Với mơ hình này, một phịng kế tốn ảo
được xây dựng với các hoạt động kinh tế phát sinh
phổ biến giống trong thực tế hoạt động của doanh
nghiệp. Người học được đóng vai kế tốn viên
trong phịng kế tốn: Tiếp nhận các thông tin về các
nghiệp vụ kinh tế theo nội dung cơng việc mà mình
được giao phụ trách; xác định bộ chứng từ cần thiết
để phản ánh các nghiệp vụ phát sinh, thực hiện các
công việc cần thiết trên các chứng từ, sổ sách kế
toán với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán; tương tác
trực tiếp với các kế toán viên khác để giải quyết các
vấn đề phát sinh và thực hiện chu trình kế tốn theo
quy định.

Hình 3.1. Mơ hình phịng thực hành kế tốn mơ phỏng

- Đây là mơ hình mới nhưng tương đối dễ
tiếp cận khi có sự hướng dẫn ban đầu của giảng viên;
- Được thực hành với các nghiệp vụ phát
sinh thực tế tại công ty vận tải giúp sinh viên hiểu
rõ hơn về nghiệp vụ, tổ chức cơng tác kế tốn, nắm
được quy trình làm việc thực tế tại doanh nghiệp nói
chung và doanh nghiệp vận tải nói riêng;
- Sinh viên học tập hứng thú, tạo ra sự thu
hút giúp sinh viên hiểu hơn về cơng việc kế tốn và
nghề nghiệp của mình;
- Sinh viên có thể hồn thiện được kiến thức
chun mơn, trau dồi bổ sung vốn tiếng Anh chuyên
ngành;
- Hoàn thiện các kỹ năng mềm cho sinh viên:
Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tổ chức cơng việc,
khả năng tư duy trong mọi tình huống, giải quyết

nhanh những khó khăn, vướng mắc.
Thứ năm, thiết lập mối quan hệ giữa các cơ
sở đào tạo với các doanh nghiệp. Trong thời đại
cách mạng công nghiệp 4.0, việc thiết lập các mối
quan hệ với các doanh nghiệp ngày càng mở rộng
không chỉ với các đơn vị trong nước mà cả ngồi
nước, bởi điều đó giúp cho hoạt động đào tạo và
nghiên cứu được gắn kết, giải quyết những vấn đề
của thực tiễn, đáp ứng tốt cho yêu cầu của doanh
nghiệp. Trong quá trình tổ chức giảng dạy, cần kết
hợp với đội ngũ kế toán, viên chuyên nghiệp đang
công tác tại các công ty, tập đồn lớn trong và ngồi
nước có nhiều năm kinh nghiệp làm việc đến trao

đổi các vấn đề thực tiễn cho sinh viên. Bên cạnh đó
cần có các quy định để hỗ trợ doanh nghiệp trong
các chính sách đào tạo nguồn nhân lực kế tốn,

Khoa học & Cơng nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018

Journal of Science and Technology

79


ISSN 2354-0575
cũng như xây dựng các hướng dẫn về định hướng
và khuyến khích chuyển dịch lao động trong Cộng
đồng Kinh tế ASEAN.
5. Kết luận
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra
những cơ hội và thách thức nhất định đối với ngành
kế tốn. Do đó, đổi mới đào tạo kế tốn để tạo ra
nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của
cuộc cách mạng 4.0 đang là một đòi hỏi cấp bách.
Chúng ta cần đổi mới nhiều phương diện gồm:
chương trình đào tạo, giáo trình học liệu, phương
pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng
viên, tăng cường cơ sở vật chất điều kiện phục vụ tổ

chức giảng dạy và học tập của sinh viên. Với những
đổi mới tổng thể và đồng bộ như vậy, công tác đào
tạo kế toán của các trường đại học ở Việt Nam mới
có thể nắm bắt được những cơ hội của quá trình hội

nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới,
đồng thời mới có thể vượt qua và biến thách thức
thành các cơ hội từ q trình tồn cầu hoá đang diễn
ra mạnh mẽ.
Lời cảm ơn
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trung tâm
Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học và Công nghệ,
trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên thông
qua đề tài mã số UTEHY T004 P1718.01.

Tài liệu tham khảo
[1]. Võ Văn Nhị, Một số ý kiến về vấn đề đào tạo kế toán, kiểm toán bậc đại học đáp ứng xu thế hội
nhập kinh tế quốc tế, Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh, 2015, tr. 7-11;
[2]. Vũ Mai Phương, Đào tạo kế toán trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, 3/2017, />[3]. Lương Thị Thủy, Nâng cao hiệu quả giảng dạy các học phần thực hành trong đào tạo cử nhân
ngành kế toán. Tạp chí Kế tốn và , số T3 /2017, tr. 21 – 26.
[4]. Đào Thị Đài Trang, Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành Kế toán trong các trường đại
học ở Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Quốc gia về “Đổi
mới và nâng cao chất lượng đào tạo kế toán, theo yêu cầu hội nhập”, 2016, tr. 128 – 136.
INNOVATION TRAINING ACCOUNTING INDUSTRY
MEET THE REQUIREMENTS OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0
Abstract:
Changing teaching methods, accounting training to match the development of the industrial
revolution 4.0 and the development of the knowledge economy in the current trend of integration. On that
basis, the paper proposes a number of recommendations to innovate the accounting profession to meet the
requirements of the industrial revolution 4.0.
Keywords: Training, accounting, revolution 4.0.

80

Khoa học & Công nghệ - Số 20/Tháng 12 - 2018


Journal of Science and Technology



×