Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Những nhân tố hình thành và nuôi dưỡng phố đi bộ thương mại nghiên cứu trường hợp tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.27 MB, 175 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔ THỊ HỌC

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2013

NHỮNG NHÂN TỐ HÌNH THÀNH VÀ NI DƯỠNG
PHỐ ĐI BỘ THƯƠNG MẠI - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm: Hồng Mỹ Tâm

(Lớp: ĐTH02, 2009-2013)

Thành viên: Nguyễn Hùng Hương Bang

(Lớp: ĐTH02, 2009-2013)

Nguyễn Thị Tuyết Mai

(Lớp: ĐTH02, 2009-2013)

Trần Hoàng Nam

(Lớp: ĐTH02, 2009-2013)

Võ Thanh Tuyền

(Lớp: ĐTH02, 2009-2013)



Người hướng dẫn: Th.S.KTS Phùng Hải Đăng (Giảng viên Khoa Đô thị học, trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh).

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2013


MỤC LỤC

TÓM TẮT CHUNG ....................................................................................................... 1
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 3
1. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN .................................................................................... 3
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................ 20
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG PHỐ ĐI BỘ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ..... 36
1.1. Dẫn nhập ....................................................................................................... 36
1.2. Mơ hình phố đi bộ thương mại tại các nước trên thế giới ............................... 37
1.3. Mơ hình phố đi bộ thương mại tại một số đô thị của Việt Nam ...................... 53
1.4. Tiểu kết ......................................................................................................... 83
CHƯƠNG 2: NHỮNG NHÂN TỐ HÌNH THÀNH VÀ NI

DƯỠNG PHỐ ĐI

BỘ THƯƠNG MẠI ..................................................................................................... 85
2.1. Dẫn nhập ....................................................................................................... 85
2.2. Những nhân tố hình thành phố đi bộ thương mại ........................................... 85
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HÌNH THÀNH VÀ NI DƯỠNG PHỐ ĐI BỘ
THƯƠNG MẠI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................. 102
3.1. Dẫn nhập ..................................................................................................... 102
3.2. Tổng quan Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................ 103
3.3. Lợi ích phố đi bộ mang lại cho nhu cầu phát triển chung của TP.HCM ........ 105

3.4. Những đề xuất về phố đi bộ qua các giai đoạn ............................................. 106
3.5. Giới thiệu địa điểm thực hiện phương án đề xuất.......................................... 111
3.6. Giải pháp đề xuất ........................................................................................ 113
3.7. Tiểu kết ....................................................................................................... 130
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 131


DANH MỤC BIỂU ĐỒ - HÌNH ẢNH
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình ảnh 1:

Một đoạn phố đi bộ Orchard Road............................................ 35

Hình ảnh 2:

Một đoạn đường phố đi bộ thương mại Orchard....................... 36

Hình ảnh 3:

Bản đồ thể hiện vị trí Orchard Road.......................................... 36

Hình ảnh 4:

Orchard road ln thu hút khách............................................... 37

Hình ảnh 5:

Du khách thoải mái đi bộ mua sắm trên phố đi bộ cấm xe
hồn tồn ..................................................................................


38

Hình ảnh 6:

Vị trí của Rue Sainte-Catherine trên bản đồ ...........................

38

Hình ảnh 7:

Nghệ thuật đường phố tại Rue Sainte-Catherine....................... 39

Hình ảnh 8:

Rue Sainte-Catherine về đêm.................................................... 40

Hình ảnh 9:

Rất đơng du khách đến tham quan mua sắm............................. 40

Hình ảnh 10:

Một cửa hàng kinh doanh tại Shangxiajiu................................. 41

Hình ảnh 11:

Shangxiajiu cịn nổi tiếng về kiến trúc truyền thống................. 42

Hình ảnh 12:


Một tác phẩm nghệ thuật trên phố đi bộ thương mại
Shangxiajiu................................................................................ 42

Hình ảnh 13:

Phố đi bộ Shangxiajiu về đêm .................................................. 43

Hình ảnh 14:

Phố đi bộ thương mại Bourke Street ........................................

43

Hình ảnh 15:

Bourke Street kết hợp thành công giữa giao thông công cộng

45


và đi bộ .....................................................................................
Hình ảnh 16:

Một trong những loại hình giao thơng cơng cộng tại Bourke

45

Street.........................................................................................
Hình ảnh 17:


Một góc phố đi bộ Bourke Street..............................................

Hình ảnh 18:

Phố đi bộ La Rambla................................................................. 46

Hình ảnh 19:

Phố đi bộ La Rambla về đêm....................................................

46

Hình ảnh 20:

Những tác phẩm nghệ thuật trên đường ...................................

48

Hình ảnh 21:

Phố đi bộ La Rambla thu hút rất nhiều khách trong và ngồi
nước..........................................................................................

Hình ảnh 22:

45

49


Biển báo về tuyến phố đi bộ tại khu vực chợ đêm Đồng Xuân
cùng các tuyến phố Hàng Ngang - Hàng Đào........................... 51

Hình ảnh 23,

Những bảng hiệu, sạp hàng hóa kinh doanh đại trà, khơng có

24, 25:

dấu ấn riêng...............................................................................

Hình ảnh 26:

Tuyến phố đi bộ cấm xe (màu đỏ) trên bản đồ ......................... 53

Hình ảnh 27

Các tuyến đường sau khi cấm xe............................................... 53

Hình ảnh 28:

Nhà cổ Hội An bên bờ sơng Thu Bồn ....................................... 57

Hình ảnh 29:

Phố đi bộ về đêm ...................................................................... 57

Hình ảnh 30:

Bản đồ đường phố Đà Lạt năm 2011......................................... 59


Hình ảnh 31:

Các gian hàng trong phố đi bộ Đà Lạt....................................... 59

Hình ảnh 32:

Bảng phố đi bộ Đà Lạt........................ ...................................... 59

Hình ảnh 33:

Vị trí chợ đêm Biên Hùng trên bản đồ .....................................

63

Hình ảnh 34:

Cổng chợ đêm Biên Hùng.........................................................

63

Hình ảnh 35:

Cách bố trí sạp hàng hóa dọc tuyến chợ đêm Biên Hùng trên
đường Trịnh Hồi Đức .............................................................

52

64


Hình ảnh 36:

Ban quản lý chợ đêm Biên Hùng nằm bên cạnh chợ đêm......... 64

Hình ảnh 37:

Dự án Khu thương mại và xúc tiến đầu tư quốc tế - IBP BIÊN 67
HÒA..........................................................................................


Hình ảnh 38:

Trục đường chính phố đi bộ Biên Hịa......................................

Hình ảnh 39:

Đường vào các ki-ot bán hàng................................................... 68

Hình ảnh 40:

Khu vui chơi trẻ em................................................................... 69

Hình ảnh 41:

Khu ẩm thực và trình diễn nghệ thuật vắng khách.................... 69

Hình ảnh 42:

Bảng chỉ dẫn tại phố đi bộ......................................................... 69


Hình ảnh 43:

Dự án IBP Biên Hịa – phố đi bộ .............................................. 71

Hình ảnh 44:

Thực trạng phố đi bộ.................................................................

71

Hình ảnh 45:

Chợ đêm Bến Thành trên đường Phan Chu Trinh....................

74

Hình ảnh 46:

Chợ đêm Bến Thành trên đường Phan Bội Châu...................... 74

Hình ảnh 47:

Hoạt động vận chuyển hàng vào bn bán................................ 75

Hình ảnh 48:

Một đoạn chợ đêm Bắc Ninh..................................................... 77

Hình ảnh 49:


Diện tích đường sử dụng cho 50 người đi xe hơi (trái), xe
máy (giữa) và xe bt (phải).....................................................

Hình ảnh 50:

68

78

Diện tích đường sử dụng cho 50 người đi xe hơi -trái,
xe máy - giữa và xe bt - phải................................................. 84

Hình ảnh 51:

Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam..........................................

Hình ảnh 52:

Tuyến số 1 Metro....................................................................... 108

Hình ảnh 53:

Thiết kế khơng gian phố đi bộ................................................... 112

Hình ảnh 54:

Khu vực Nhà thờ Đức Bà.......................................................... 114

Hình ảnh 55:


Tuyến số 1 Metro....................................................................... 115

Hình ảnh 56:

Khoảng khơng gian xanh tại cơng viên 30/4............................. 116

Hình ảnh 57:

Một trong những hình thức bn bán truyền thống................... 118

Hình ảnh 58:

Nghệ thuật đường phố............................................................... 121

Hình ảnh 59:

Các vật thể trang trí phố đi bộ...................................................

Hình ảnh 60:

Ghế nghỉ chân............................................................................ 125

Hình ảnh 61:

Đèn chiếu sáng, trang trí............................................................ 125

101

124



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐH

Đại học

ĐHQG

Đại học Quốc gia

KHXH&NV

Khoa học Xã hội và Nhân văn

NDCT

Người dẫn chương trình

NXB

Nhà xuất bản

PGS.TS

Phó giáo sư tiến sĩ

Th.S

Thạc sĩ


Th.S.KTS

Thạc sĩ - Kiến trúc sư

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TS.KTS

Tiến sĩ - Kiến trúc sư

TS

Tiến sĩ

UBND

Ủy ban Nhân dân


1

TÓM TẮT CHUNG

Phố đi bộ thương mại là một trong những khơng gian cơng cộng vừa mang lợi

ích kinh tế, vừa mang lại vẻ mĩ quan cho đô thị và là không gian đáp ứng nhu cầu
nghỉ ngơi, vui chơi, thư giãn cho người dân và du khách. Đã có nhiều mơ hình phố
đi bộ thương mại thành cơng trên thế giới. Tuy nhiên, cũng có nhiều đơ thị hình
thành phố đi bộ nhưng vẫn không thành công. Nguyên nhân chủ yếu tại các đô thị
này là chưa hội đủ những điều kiện để có thể hình thành phố đi bộ và hoạt động
hiệu quả. Đề tài nghiên cứu “Những nhân tố hình thành và ni dưỡng phố đi
bộ thương mại – trường hợp nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh” được
thực hiện nhằm tìm ra các nhân tố để giúp phố đi bộ thương mại được hình thành
và hoạt động hiệu quả. Để đề tài mang tính ứng dụng cao bên cạnh nghiên cứu lý
thuyết, đề tài thực hiện nghiên cứu trường hợp tại Thành phố Hồ Chí Minh
(TP.HCM) nhằm giải quyết các yếu tố giúp phố đi bộ thương mại tại thành phố có
thể hình thành hiệu quả và định hướng mơ hình phố đi bộ làm tiền đề thành lập
phố đi bộ thành công. Các phương pháp nghiên cứu khoa học sử dụng trong đề tài
bao gồm thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp để tìm hiểu và tổng kết các kết quả
nghiên cứu khoa học liên quan đến phố đi bộ, các mô hình phố đi bộ thương mại
trong và ngồi nước; thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp qua hình thức quan sát tham
dự, khảo sát trực tiếp các phố đi bộ thương mại tại TP.HCM, Đồng Nai, Đà Lạt,
ghi lại hình, khảo sát bằng bảng hỏi trực tiếp và bảng hỏi online nhằm thu thập
những thông tin về nhu cầu, ý kiến của người dân về các vấn đề có liên quan đến
việc hình thành phố đi bộ. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy nhu cầu hình
thành phố đi bộ của người dân là có thật. Một phố đi bộ thương mại có thể được
hình thành dễ dàng nhưng để phố đi bộ đó hoạt động thành cơng thì khơng phải dễ.
Điều này phụ thuộc vào các điều kiện cần: vị trí, đặc điểm địa bàn; nhu cầu người
dân; quan điểm chính sách; hoạt động thương mại và điều kiện đủ: nghệ thuật
đường phố, bản sắc địa phương; an ninh, an tồn; khơng gian đơ thị. Kết quả
nghiên cứu trường hợp tại TP.HCM cho thấy, thành phố chưa hội đủ những yếu tố


2


để có thể hình thành phố đi bộ thành cơng. Nhóm nghiên cứu tiến hành tìm giải
pháp giúp phố đi bộ tại TP.HCM hình thành hiệu quả.


3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài

Một thành phố được xây lên ngoài nhu cầu phát triển kinh tế cịn có mục đích
phục vụ cho con người cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, với sự phát
triển nhanh chóng của đơ thị, các thị dân đang dần bị loại ra khỏi cuộc sống đô thị
đúng nghĩa - một đô thị nhân văn cho con người. Đường phố khơng cịn diễn ra
các hoạt động nhân văn mà đã trở thành nơi lưu thông náo nhiệt của của các
phương tiện giao thơng. Chính sự tham gia ngày càng nhiều của các phương tiện
cơ giới tốc độ cao mà khu vực đường phố dần xuất hiện nhiều rủi ro hơn và nó
mang chức năng chính là để di chuyển chứ khơng cịn là nơi để thưởng ngoạn, tổ
chức các sự kiện hay các hoạt động xã hội khác. Chúng là hệ quả tất yếu của sự
phát triển đô thị tự phát, không chú trọng đến “phần hồn” của một đô thị trong các
dự án phát triển kinh tế xã hội nhất định.
Các trào lưu đô thị hiện đại xuất hiện ngày càng nhiều những “cuộc đấu tranh”
giành lại quyền sống đúng nghĩa cho đô thị. Một trong những hành động tìm lại đơ
thị nhân văn là cuộc “tranh chấp” không gian giữa người bộ hành và phương tiện
cơ giới khi vấn đề đi bộ trở nên cấp bách ở các đô thị do giao thông cơ giới cá
nhân phát triển cao với tốc độ và mật độ lớn. Các đô thị lớn trên thế giới đều có
những nổ lực nhằm khơi phục lại mơi trường đô thị thân thiện cho người đi bộ.
Biện pháp mang tính tổng hợp của các nổ lực trên là san sẻ đường chỉ dành giao

thông cơ giới thành đường ưu tiên cho người đi bộ.
Phố đi bộ được hình thành khơng chỉ mang chức năng giao thơng mà cịn là bộ
mặt của thành phố, là lời chào mời các du khách thập phương. Phố đi bộ xuất hiện
ngoài những nguyên tắc về thuận tiện và an tồn cịn có những yêu cầu mới như tổ
chức nghỉ ngơi, vấn đề môi trường, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa đặc
trưng của đơ thị, quảng bá phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ và các hoạt động
khác. Từ đó, mỗi phố đi bộ đều có một chức năng chính tùy vào đặc điểm của từng
khu vực để đáp ứng nhu cầu của thị dân và ni dưỡng tính nhân văn trong đô thị.


4

Phố đi bộ thơng thường có 3 chức năng chính: thương mại – dịch vụ, văn hóa
và vui chơi giải trí. Bên cạnh xây dựng phố đi bộ có chức năng văn hóa nhằm lưu
giữ những giá trị truyền thống và những đặc trưng của đô thị, xây dựng những phố
đi bộ chức năng vui chơi giải trí nhằm mang lại không gian giải tỏa áp lực tinh
thần cho thị dân, các thành phố còn chú trọng xây dựng phố đi bộ có chức năng
thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu thị dân và thúc đẩy sự phát triển của thương
mại.
Cuộc sống con người trong đô thị ngày càng được nâng cao, thu nhập cao, thời
gian cho các hoạt động vui chơi, giải trí cũng nhiều hơn, do sự tiến bộ của khoa
học kỹ thuật, thay thế sức lao động của con người. Nhu cầu mua sắm thị dân ngày
càng tăng. Bên cạnh đó, áp lực cuộc sống ngày càng tăng làm con người xuất hiện
nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, đi bộ thể dục và các hoạt động giải trí khác. Áp lực
giao thơng làm con người đấu tranh để trở về với đi bộ. Cùng với những ưu thế
của đi bộ giúp việc mua sắm thuận tiện hơn, vừa kết hợp mua sắm – tham quan –
thư giãn – tập thể dục trong phố đi bộ thương mại. Phố đi bộ thương mại còn giúp
các trung tâm thương mại này ln thu hút khách hàng. Từ đó doanh số bán hàng
được tăng lên do những thuận tiện mà đi bộ mang lại. Phố đi bộ thương mại được
xây dựng nên nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn của thị dân trong đô thị hiện đại, đáp

ứng sự mong mỏi của các trung tâm thương mại để tăng doanh thu và đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế của một thành phố. Phố đi bộ thương mại không chỉ là đặc
trưng của thành phố đó mà cịn là chiến thuật giúp nền kinh tế phát triển.
Một câu hỏi được đặt ra trong quá trình hình thành phố đi bộ thương mại ở tất
cả các quốc gia trên thế giới là: Tại sao có những thành phố tổ chức mơ hình phố
đi bộ thương mại rất thành cơng (điển hình như: Rue Sainte-Catherine ở Bordeaux,
Pháp; Shangxiajiu ở Quảng Châu, Trung Quốc; Bourke Street ở Melbourne,
Australia; La Rambla ở Barcelona, Tây Ban Nha; Orchard Road ở Singapore hay
một số quốc gia khác) nhưng cũng có những phố đi bộ được sinh ra nhưng lại mau
chóng xuất hiện các vấn đề tiêu cực, bị lãng quên và giải tán, hay cũng có những
phố đi bộ hầu như chỉ nằm trên giấy để các nhà quản lý bàn cải (trường hợp dễ


5

thấy nhất là các phố đi bộ, chợ đêm và dự án phố đi bộ tại TP.HCM, Hà Nội của
Việt Nam). Như vậy, những nhân tố nào giúp phố đi bộ thương mại được hình
thành, duy trì tốt đẹp và phát triển tích cực trong tương lai?
TP.HCM trong bối cảnh mật độ dân cư cao, giao thông quá tải và thiếu an tồn,
khơng gian cơng cộng thiếu thốn cũng khao khát hình thành một phố đi bộ nhằm
tìm lại sự an bình trên những con đường, gìn giữ nét nhân văn trong lịng đơ thị
nhưng cũng khơng qn phát triển kinh tế. Nhiều ấp ủ về mơ hình phố đi bộ đã có
từ rất lâu tại thành phố hiện đại này. Những mơ hình thí điểm được áp dụng rồi lại
bị dừng lại. Những đề án được mang ra tranh luận rồi cũng vẫn nằm trên giấy.
Những chợ đêm được hình thành rồi bị giải tỏa do gây mất trật tự, ảnh hưởng giao
thơng.
Theo ơng Nguyễn Trọng Hịa, viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển
TP.HCM, “Phố đi bộ tại TP.HCM hình thành mãi khơng được vì sự hình thành này
do quyết tâm chính trị, thấy người ta có mình cũng muốn có một cái, chứ phố đi bộ
tại thành phố chưa được chuẩn bị những điều kiện tiên quyết để hình thành.”1

Như vậy, những điều kiện tiên quyết để giúp TP.HCM có thể hình thành và duy trì
một phố đi bộ hữu ích là gì? Câu hỏi đặt ra cho các đơ thị nói chung và TP.HCM
nói riêng đều là: Làm sao có thể hình thành và duy trì được phố đi bộ thương mại?
Mặc dù tồn tại những vấn đề trên, nhưng các đề tài nghiên cứu của Việt Nam
về phố đi bộ thương mại, các nhân tố hình thành và duy trì phố đi bộ thương mại
vẫn chưa nhiều và chưa được áp dụng triệt để vào thực tiễn đơ thị các nước trên
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Nhận thức được tầm quan trọng của phố đi bộ trong sự phát triển bền vững
của đô thị và những vấn đề phố đi bộ các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng đang gặp phải, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài: Những nhân tố
hình thành và ni dưỡng phố đi bộ thương mại – trường hợp nghiên cứu tại
TP.HCM. Bài nghiên cứu nhằm tìm ra lý thuyết khoa học về phố đi bộ và những
1

Tác giả, biên bản rã băng phỏng vấn sâu số 02, phụ lục, thực tế đề tài ngày 28/9/2012


6

nhân tố hình thành, duy trì lâu dài phố đi bộ thương mại làm nền tảng cho việc
thành lập phố đi bộ thương mại tại các đơ thị, từ đó đưa ra giải pháp giúp phố đi
bộ TP.HCM được hình thành, hoạt động hiệu quả và góp phần vào cơng cuộc phát
triển đô thị bền vững. Về phương pháp, đề tài sử dụng cả phương pháp nghiên cứu
định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, bao gồm thu thập dữ liệu thứ
cấp, quan sát tham dự, điều tra bảng hỏi trực tiếp, phỏng vấn người dân và phỏng
vấn chuyên gia tại TP.HCM.
1.2.

Tình hình nghiên cứu của đề tài


1.2.1.

Tình hình nghiên cứu phố đi bộ trong nước:

Trên thế giới, nhất là các nước phát triển như: Mỹ, Đức, Anh hay Nhật Bản,
phố đi bộ là một khái niệm quen thuộc, nhưng đối với Việt Nam, khái niệm phố đi
bộ còn khá xa lạ đối với người dân. Theo những tài liệu thu thập đến năm 2012 thì
phố đi bộ chỉ được phản ánh rất ít qua các bài báo, đồ án, bài nghiên cứu với quy
mô nhỏ.
-

Bài nghiên cứu “Tổ chức phố đi bộ tại Trung tâm lịch sử đô thị TP.HCM”2

Bài nghiên cứu “Tổ chức phố đi bộ tại Trung tâm lịch sử đô thị TP.HCM” được
thực hiện bởi Th.S Cao Anh Tuấn, hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam. Có
thể nói ThS. Cao Anh Tuấn là tác giả đầu tiên đã đưa ra khái niệm phố đi bộ khá
cụ thể, rõ ràng. Theo tác giả, lý do của việc xuất hiện nhu cầu đi bộ trong không
gian đô thị được lý giải từ hoạt động quy hoạch đơ thị, bảo tàng hóa, hoạt động
thương mại, hồi sinh di sản đô thị. Tác giả đưa ra các tiêu chuẩn quy hoạch kiến
trúc, các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật, các tiêu chuẩn văn hóa - xã hội. Qua các tiêu
chí này có thể thấy, muốn có phố đi bộ thực sự không thể chủ quan áp đặt, duy ý
chí là có phố đi bộ. Phố đi bộ chỉ hình thành do chính người dân sống, làm việc và
các cơ sở dịch vụ trên đường phố này tự nguyện làm vì thấy có nhu cầu, quyền lợi
2

Cao Anh Tuấn. Tổ chức phố đi bộ tại Trung tâm lịch sử đô thị TP.HCM. Hội quy hoạch phát

triển đô thị Việt Nam. Năm 2008, nguồn:
ngày tải xuống 10/10/2012.



7

của họ theo quy luật tự nhiên. Ðiều cơ bản là chính quyền địa phương có chính
sách ưu đãi phù hợp và cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo nhu cầu sử dụng.
Phố đi bộ đóng vai trị chức năng văn hóa, nó chứa đựng các di sản văn hóa đơ thị
và chính nó cũng là một sản phẩm văn hóa, một di sản của đơ thị. Việc xây dựng
phố đi bộ tại các khu vực lịch sử là cần thiết nhằm phục vụ người dân đến vui chơi
giải trí và hấp dẫn du khách.
Qua bài viết này có thể thấy rằng phố đi bộ là cơng trình có tác động đến tất cả
các lĩnh vực xã hội từ quy hoạch, bảo tồn, kinh tế, văn hóa đến môi trường, lối
sống của người dân. Ðể một khu phố bình thường trở thành phố đi bộ cần phải có
sự nghiên cứu có hệ thống và nhiều việc làm đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra. Phố đi
bộ là một mơ hình quy hoạch bảo tồn và xây dựng khơng gian đơ thị đặc biệt, địi
hỏi nhiều đầu tư và chính sách đúng đắn của chính quyền cũng như nhận thức và ý
thức người dân, trong đó những mong đợi của cuộc sống cộng đồng dân cư tại chỗ
là một yếu tố quyết định thành bại của dự án.
-

Đồ án “Quy hoạch tổ chức hệ thống phố đi bộ trong một phần trung tâm

TP.HCM, của Nguyễn Thị Lan Phương, 20043
Đồ án được thực hiện bởi sinh viên Nguyễn Thị Lan Phương dưới sự hướng
dẫn của thầy Nguyễn Trọng Hòa - Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển
TP.HCM và Thầy Trương Trung Kiên, trường Đại học Kiến trúc TP.HCM. Trong
bài nghiên cứu của mình, tác giả giới thiệu sơ lược về hình thức phố đi bộ, vai trị
kinh tế, khơng gian cảnh quan kiến trúc, mơi trường văn hóa giáo dục con người
của phố đi bộ, cách thức tổ chức phố đi bộ để đạt hiệu quả cao nhất, các yếu tố hạn
chế khả năng đi bộ của TP.HCM; các yếu tố thuận lợi để tổ chức phố đi bộ trong
trung tâm TP.HCM. Tác giả đưa ra những giải pháp cụ thể về tổ chức giao thông,

tổ chức bãi giữ xe, phương án cải thiện vi khí hậu, phương án cải tạo kiến trúc,
phương án kỹ thuật trong phố đi bộ.
Theo đó thì với mơ hình phát triển của trung tâm hiện hữu của TP.HCM là
3

Đồ án tốt nghiệp kiến trúc sư quy hoạch khóa 1999


8

trung tâm hạt nhân văn hóa lịch sử thì chính hình thức phố đi bộ sẽ thể hiện văn
hóa, bản sắc dân tộc, thể hiện văn minh đô thị và tính văn minh trong một đơ thị
hạt nhân lịch sử.
-

Đề án “Thiết kế phố đi bộ trục Đồng Khởi” của Nguyễn Thị Minh Nguyệt,

năm 2006.
Đề án “Thiết kế phố đi bộ trục Đồng Khởi” của Nguyễn Thị Minh Nguyệt,
dưới sự hướng dẫn của Th.S, KTS Trương Trung Kiên, trường Đại học Kiến trúc
TP.HCM. Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn từ nhà thờ Đức Bà đến
đường Tôn Đức Thắng và khu vực ảnh hưởng xung quanh trục đường. Từ kinh
nghiệm của phố đi bộ trong nước (phố đi bộ Đà Lạt, phố đi bộ Hội An, đường hoa
Nguyễn Huệ) và kinh nghiệm của các nước trên thế giới (Ấn Độ, Mơng Cổ), tác
giả đã có những phân tích về giao thơng và cảnh quan khu vực, trang thiết bị
đường phố, cây xanh. Đưa ra những nhận định về tính khả thi của việc xây dựng
phố đi bộ trên trục đường Đồng Khởi.
Tuy nhiên, bài nghiên cứu chỉ mới phân tích sơ lược, chưa đi sâu vào phân
tích hiện trạng các phố đi bộ trong và ngoài nước để rút ra những bài học kinh
nghiệm khách quan hơn cho TP.HCM.

-

Bài nghiên cứu “Phố đi bộ - Không gian nhỏ cần thiết trong quy hoạch

không gian đô thị lớn (từ trường hợp của TP. Đà Lạt)”4
Bài nghiên cứu được thực hiện bởi tác giả Phạm Thị Thúy Nguyệt, khoa Du
lịch, trường Đại học Đà Lạt, học viên cao học ngành Văn hóa học trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM. Trong bài viết của
mình tác giả đưa ra những nét sơ khởi về phố đi bộ trên thế giới, ở Việt Nam và Đà
Lạt. Mơ hình phố đi bộ dưới các góc nhìn khác nhau như mơ hình phố đi bộ nghỉ
ngơi – thư giãn, mơ hình phố đi bộ mua sắm, mơ hình phố đi bộ thưởng thức văn

4

Những vấn đề của phát triển không gian đô thị. Đại học quốc gia TP.HCM, trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân Văn, Trung tâm nghiên cứu phát triển đô thị và cộng đồng. Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia TP.HCM, trang 223 – 246.


9

hóa. Tác giả đưa ra tiêu chuẩn của phố đi bộ trong qui chiếu với Đà Lạt với các
tiêu chuẩn về kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn văn hóa xã hội của phố đi bộ.
Theo đó, phố đi bộ Đà Lạt là nơi mà mọi người cùng nhau đi bộ, thư thái
ngắm hoa, đèn lồng, mua sắm hàng hóa hay thưởng thức những món ăn truyền
thống ngay trên hè phố. Phố đi bộ đã được khai trương vào ngày 01/11/2003, thu
hút được nhiều sự chú ý của du khách và tạo nên nét hấp dẫn riêng cho du lịch Đà
Lạt. Phố đi bộ với chức năng thư giãn và mua sắm.
Bài viết đã đưa ra những đóng góp, nhìn nhận từ góc độ quy hoạch văn hóa đơ

thị để Đà Lạt có một cách đánh giá đầy đủ và tồn diện hơn về kế hoạch xây dựng
và duy trì một không gian bao gồm các phố đi bộ, mang đầy đủ tính nhân văn và
lãng mạn.
-

Đồ án “Quy hoạch phố đi bộ khu trung tâm thành phố Đà Lạt” của Thái

Nhựt Vy, năm 2009.
Đồ án được hướng dẫn bởi Th.S, KTS. Bạch Anh Tuấn, trường Đại học Kiến
trúc TP.HCM. Bài nghiên cứu hướng đến việc sử dụng những ưu thế về khí hậu và
cảnh quan của Đà Lạt – một thành phố mang tính chất du lịch nghĩ dưỡng nổi
tiếng - để triển khai không gian phố đi bộ phù hợp cho đô thị Đà Lạt. Khắc phục
những nhược điểm của mơ hình phố đi bộ hiện tại của Đà Lạt (được thành lập năm
2003) đó là khơng đủ những yếu tố cần thiết dành cho hoạt động của phố đi bộ
(khơng có chất liệu, khan hiếm linh hồn, khơng có gì để ngắm, người đi bộ chỉ tập
trung chủ yếu vào các hàng quán ăn nhỏ trên đường5).
Có thể nhận định rằng khả năng tổ chức lại phố đi bộ là khả thi bởi phố đi bộ
Đà Lạt có những thuận lợi về vị trí khu vực. Hơn nữa, phố đi bộ này con nhận
được sự quan tâm của chính quyền và sự hưởng ứng của người dân địa phương.
-

Đồ án thiết kế đô thị “Trục đi bộ phố Tràng Tiền - Hàng Khay, Hà Nội” của

Trần Thạnh Vinh, năm 2010.
Bài nghiên cứu đã đưa ra những cái nhìn tổng quan về các mơ hình tổ chức
5

Đồ án “Quy hoạch phố đi bộ khu trung tâm thành phố Đà Lạt” của Thái Nhựt Vy, năm 2009



10

phố đi bộ hiện nay đó là mơ hình phố đi bộ thư giãn (nhu cầu đi bộ ở đô thị dẫn tới
phố đi bộ), mơ hình phố đi bộ mua sắm (phố đi bộ quan niệm góc nhìn thương mại
và du lịch), mơ hình phố đi bộ thưởng thức văn hóa (quan niệm góc nhìn văn hóa
và du lịch), mơ hình phố đi bộ tổng hợp. Đồ án đã đưa ra những điều kiện cần thiết
để hình thành nên phố đi bộ như chiều dài đường, hệ thống giao thông công cộng
tốt, mật đô tập trung cao các khu thương mại, khơng gian thống đãng, vấn đề an
tồn,... Tác giả đã đưa ra những ý tưởng thiết kế phố đi bộ “Trục đi bộ phố Tràng
Tiền - Hàng Khay, Hà Nội”.
Có thể thấy rằng phố đi bộ là một mơ hình quy hoạch đơ thị đặc biệt, địi hỏi
phải có những đầu tư cơng phu và những chính sách quyết đốn của các địa
phương. Phố đi bộ khơng chỉ đơn thuần là đi bộ, hay là cấm đường, chặn xe, mà
phố đi bộ cần phải được tổ chức bài bản tạo cho mình một diện mạo văn hóa riêng.
-

Đồ án “Thiết kế cảnh quan phố đi bộ đường Trần Phú - Nha Trang, Khánh

Hòa” của Hồ Vân Thanh Thủy, năm 2012.
Khu vực nghiên cứu của đồ án tại đường Biệt Thự và đường Trần Phú. Phố đi
bộ được tổ chức khu vực công viên ven biển, quảng trường dọc đường Trần Phú
vốn là khu trung tâm du lịch của thành phố. Nơi đây tập trung các yếu tố văn hóa
và thương mại của thành phố Nha Trang.
Việc cải tạo cảnh quan trở thành một trục đi bộ hoàn toàn và tạo thành một
điểm đến của du khách là một vấn đề khơng hề đơn giản, địi hỏi phải nghiên cứu
sâu và rộng. Đề tài này tuy có phân tích đánh giá các vấn đề về giao thông, kinh tế
- xã hội nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc nó ảnh hưởng đến cảnh quan như thế nào
và tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề nhằm đem lại lợi ích về cảnh quan. Nhưng
liệu giải pháp đó có thực sự mang lại lợi ích kinh tế hay khơng và khả năng thành
cơng là bao nhiêu thì nghiên cứu này chưa thể khẳng định.

1.2.2.
-

Tình hình nghiên cứu phố đi bộ trên thế giới:

Kế hoạch xây dựng London thành thành phố có thể đi bộ, năm 2004.

Kế hoạch xây dựng London thành thành phố có thể đi bộ là dự án được xây
dựng từ năm 2004, đây là một kế hoạch đi bộ cho London, xác định tất cả các vấn


11

đề chính liên quan đến đi bộ ở London và đề xuất làm thế nào họ có thể được giải
quyết trong thực tế một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Kế hoạch này được xây
dựng dựa trên những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn tới 2015. Với 6 mục tiêu cụ thể:
• Mục tiêu 1: Tăng cường phối hợp và tính tồn diện trong việc phát triển kế
hoạch đi bộ: Phối hợp và tiếp tục xây dựng kế hoạch để đảm bảo nhu cầu của
người đi bộ được đáp ứng.
• Mục tiêu 2: Tăng cường đi bộ: Giáo dục và tuyên truyền cho công chúng,
thông qua tài liệu xuất bản và các chiến dịch để khuyến khích người dân đi bộ
nhiều hơn.
• Mục tiêu 3: Cải thiện điều kiện đường phố: Xây dựng các chủ trương, phát
triển mạng lưới dành cho người đi bộ tích hợp và cung cấp các cải tiến để phục vụ
tốt nhất cho nhu cầu đi bộ.
• Mục tiêu 4: Cải thiện, phát triển và trao đổi giữa các thành phần liên quan
• Mục tiêu 5: Nâng cao an toàn và an ninh: Thực hiện xây dựng mơi trường an
tồn và các biện pháp an ninh cho người đi bộ.
• Mục tiêu 6: Kế hoạch hoạt động và giám sát
-


Nghiên cứu về hệ thống đánh giá môi trường cho người đi bộ TRL System

(PERS), năm 2001
Đánh giá Môi trường cho người đi bộ TRL System (PERS) cung cấp cho
chính quyền địa phương một phương pháp nhanh chóng và hiệu quả để xem xét tất
cả các hình thức khơng gian dành cho người đi bộ và xác định cải tiến những yếu
tố cần thiết nhất. PERS là một q trình có hệ thống để đánh giá môi trường dành
cho người đi bộ trong một khuôn khổ nhằm thúc đẩy khách quan.
PERS ban đầu được phát triển bởi TRL với London Borough của Bromley. Đã
được kết luận rằng, khơng có phương pháp hiện tại nào có để đánh giá mơi trường
dành cho người đi bộ nhất quán, tương đối và một cách toàn diện. Phương pháp
PERS nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu này, cung cấp một cơng cụ hiệu quả và
mục tiêu cho chính quyền địa phương để đánh giá cung cấp cho người đi bộ và ưu
tiên tài trợ. Trong bốn năm qua, TRL đã làm việc với Giao thông vận tải cho


12

London (TfL) để tiếp tục mở rộng khi khả năng của PERS tạo PERS phiên bản 2.
Sự phát triển của PERS được dựa trên nghiên cứu mở rộng để xác định các
yếu tố được cho là có tầm quan trọng cho người đi bộ trong không gian công cộng.
PERS bao gồm các khn khổ kiểm tốn để đánh giá các liên kết, giao cắt, các
tuyến đường, các phương tiện giao thông công cộng chờ đợi các khu vực, không
gian trao đổi và không gian công cộng dành cho người đi bộ trong một khu vực
nhất định.
-

Dự án khuyến khích người dân đi bộ trên các tuyến đường của Living


Streets’ Fitter ở Anh, từ 1/ 2009 đến 12 / 2011
Dự án khuyến khích người dân đi bộ trên các tuyến đường của Living Streets’
Fitter ở Anh, được thực hiện từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 12 năm 2011. The
British Heart Foundation National Centre (BHFNC) được ủy quyền để thực hiện
một đánh giá độc lập của dự án. Đây là một phần của dự án, được tài trợ bởi công
ty xổ số BIG, Living Street đã làm việc với khoảng 150 cộng đồng trong 12 địa
phương , thuộc năm khu vực của nước Anh để nâng cao nhận thức và thúc đẩy đi
bộ như là một phương thức di chuyển trên những tuyến đường ngắn. Kết quả dự án
đã đạt được những thành cơng khi khuyến khích người dân sử dụng thêm 25% các
tuyến đường đi bộ trong quá trình thực hiên dự án.
Báo cáo thẩm định trình bày một đánh giá tồn diện về việc cung cấp các loại
chương trình cũng như các tác động của thay đổi môi trường về mức độ đi bộ
trong việc thiết lập các dự án cộng đồng. Có ba lĩnh vực chính mà theo đó các hoạt
động của dự án đã được chuyển giao: Cải thiện mơi trường được hồn thành bởi
các đối tác LA (Local Authority areas), ví dụ như lề đường mới, cải thiện hệ thống
chiếu sáng đường phố, cải thiện môi trường sống bởi cộng đồng.
Đến cuối của dự án, đã có một số lượng lớn người di chuyển bằng đi bộ trong
các con đường mà dự án thực hiện.
-

Trung tâm mua sắm trung tâm thành phố của tác giả Harvey M. Rubenstein

Cuốn sách này đã được giới phê bình đánh giá cao. Trong đó, Harvey M.
Rubenstein tập trung vào sự phục hồi các trung tâm thành phố bằng việc sử dụng


13

các trung tâm mua sắm dành cho người đi bộ. Tác giả đã xem xét các trung tâm
mua sắm dành cho người đi bộ, đường phố, không gian đô thị và các dự án đô thị

khác gần đây hơn. Tác giả giải thích lý do tại sao một số đã phát triển mạnh trong
khi những người khác đã thất bại và đánh giá lại mỗi người trong bối cảnh các yêu
cầu thiết kế ngày nay. Hơn nữa, cuốn sách này cung cấp một cách tiếp cận toàn
diện, thống nhất để thiết kế và phát triển các trung tâm mua sắm dành cho người đi
bộ hiện đại, đường phố, và không gian đơ thị. Xem xét và tích hợp xem xét xã hội,
kinh tế và thẩm mỹ tham gia trong việc lập kế hoạch các trung tâm mua sắm, trung
tâm thương mại quá cảnh và biểu diễn, cũng như chợ, lễ hội và các dự án sử dụng
hỗn hợp với các văn phòng, mua sắm, sử dụng dân cư, và các cơ sở vui chơi giải
trí.
Sau tổng quan về sự phát triển của đô thị, không gian dành cho người đi bộ
theo định hướng, tác giả đưa ra một quá trình hoàn chỉnh để phát triển một trung
tâm mua sắm, đường phố, không gian đô thị, hiển thị như thế nào để thực hiện một
phân tích khả thi mà các yếu tố về kích thước, vị trí chiến lược phát triển, và khả
năng phát triển kinh tế, đánh giá tất cả các yếu tố vật lý liên quan đến bối cảnh của
một trung tâm mua sắm, đường phố, không gian đô thị, bao gồm các đặc điểm
hình ảnh và hình thức, lựa chọn các yếu tố thiết kế tối ưu và đồ nội thất đường phố,
bao gồm cả vật liệu ốp lát, điêu khắc, đài phun nước, nhà tạm lánh, tán, thiết kế
chiếu sáng. Kế hoạch cho các cửa hàng, quán cà phê, và khu ngồi thuận tiện
khuyến khích người đi bộ tụ tập, thư giãn.
1.3.

Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

1.3.1.

Mục đích:

Tìm ra lý thuyết khoa học về phố đi bộ nói chung, trong đó đặc biệt nhấn
mạnh đến loại hình phố đi bộ thương mại và những nhân tố hình thành và ni
dưỡng phố đi bộ thương mại. Từ đó, có cơ sở nền tảng để đưa ra giải pháp giúp

phố đi bộ thương mại có thể hình thành tại TP.HCM.
1.3.2.
-

Nhiệm vụ cụ thể:

Nghiên cứu và tổng hợp tài liệu nhằm đưa ra những lý thuyết khoa học về


14

phố đi bộ thương mại. Chứng minh được rằng sự hình thành phố đi bộ thương mại
tại các đơ thị là một xu hướng tất yếu.
-

Nghiên cứu thực trạng phố đi bộ thương mại tại thế giới và Việt Nam,

phân tích những ưu, nhược điểm làm cơ sở minh họa cho những nhân tố để hình
thành và ni dưỡng phố đi bộ.
-

Tìm ra được những nhân tố hình thành và nuôi dưỡng phố đi bộ thương

mại từ nghiên cứu lý thuyết và thực trạng.
-

Khảo sát thực trạng những yếu tố cần và đủ của phố đi bộ thương mại tại

khu vực điển cứu. Đưa ra giải pháp giúp phố đi bộ thương mại có thể áp dụng tại
TP.HCM như một ví dụ nghiên cứu điển hình (case study).

1.4.

Phương pháp nghiên cứu

1.4.1.

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp

Phân tích dữ liệu sẵn có: tìm kiếm, tra cứu, tham khảo các thông tin từ các
nguồn tài liệu khác nhau trong và ngoài nước (sách, dự án, bài viết của các chuyên
gia, thông tin internet,…) về lý thuyết của phố đi bộ thương mại, thực trạng phố đi
bộ thương mại, thực trạng các nhân tố liên quan đến sự hình thành và ni dưỡng
phố đi bộ thương mại từ đó định hướng hợp lý trong q trình nghiên cứu về, tìm
ra các lý thuyết về phố đi bộ thương mại, về các nhân tố hình thành và ni dưỡng
phố đi bộ và áp dụng đúng đắn tại một khu vực cụ thể trong TP.HCM như một mơ
hình giải pháp điển hình.
Tra cứu, tham khảo các thơng tin trên internet. Tìm kiếm, tham khảo tài liệu
tại thư viện các trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu:
- Thư viện trường Đại học Khoa học Xã Hội Và Nhân Văn TP.HCM
- Thư viện trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM
- Thư viện Tổng hợp thành phố
- Thư viện Trung tâm Đại học quốc gia TP.HCM
- Thư viện Trung tâm Nghiên cứu phát triển đô thị
1.4.2.

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp

- Phương pháp quan sát tham dự:



15

Các thành viên trong nhóm nghiên cứu đã quan sát trực tiếp các phố đi bộ
nhóm có khả năng đến quan sát trực tiếp như phố đi bộ Đà Lạt tại thành phố Đà
Lạt, phố đi bộ Biên Hòa, chợ đêm Biên Hùng tại Đồng Nai, chợ đêm Bến Thành,
chợ đêm Bắc Ninh và chợ đêm tại làng Đại Học. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu
cịn tham gia vào phố đi bộ với vai trò là người sử dụng để cảm nhận những ưu và
nhược điểm của phố đi bộ được quan sát. Từ đó, kết hợp với kết quả nghiên cứu
thứ cấp để trình bày thực trạng phố đi bộ, phân tích những nhân tố hình thành và
ni dưỡng phố đi bộ.
- Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi trực tiếp:
Tiến hành phát 152 phiếu khảo sát cho người dân có mặt tại khu vực áp dụng ý
tưởng (khu vực đường Hàn Thuyên và nhà thờ Đức Bà).
Sử dụng phần mềm SPSS để tổng hợp kết quả và phân tích mối quan hệ giữa
các biến, với mục đích tìm hiểu thực tế khách quan về những nhân tố hình thành
và nuôi dưỡng phố đi bộ tại khu vực áp dụng mơ hình phố đi bộ thương mại, tìm
hiểu thái độ, nhu cầu và nguyện vọng của người dân về phố đi bộ thương mại. Từ
đó đưa ra các giải pháp để hình thành mơ hình phố đi bộ thương mại đáp ứng nhu
cầu của người dân.
- Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi online:
Tiến hành khảo sát ý kiến 111 đối tượng về vai trò của phố đi bộ thương mại
trong đô thị, nhu cầu của họ về các vấn đề có liên quan đến sự hình thành phố đi
bộ thương mại, ý kiến về các chợ đêm trên địa bàn họ sống. Sau khi công cụ
Google Docs xử lý bảng hỏi và cho kết quả, nhóm nghiên cứu tập hợp kết quả
trong Microsof Word phản ảnh trung thực kết quả khảo sát. Từ đó, cùng với các dữ
liệu thứ cấp đã xử lý và kết quả của quan sát tham dự, đưa ra các lý thuyết về phố
đi bộ thương mại, thực trạng phố đi bộ thương mại (chợ đêm) trên thế giới và Việt
Nam, những nhân tố hình thành và ni dưỡng phố đi bộ thương mại.
Bảng hỏi được đăng tải: trên hệ thống mạng của google tại đường link
sau: />


16

Cách thức chọn mẫu:
Đối với 111 bảng khảo sát online, nhóm nghiên cứu mời mọi người tham gia
trả lời thơng qua việc gởi email cho những cá nhân có tên trong danh sách email,
gởi tin nhắn cho các cá nhân có địa chỉ facebook, yahoo messenger. Sau đó, từng
người đã thực hiện bảng hỏi mời gọi bạn bè của mình tham gia trả lời bảng hỏi
online này. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cịn chủ động tìm các đối tượng gặp gỡ
bên ngoài, mời họ thực hiện giúp bảng khảo sát online ngay trên máy tính của
thành viên nhóm nghiên cứu. Do đó, bảng khảo sát này chọn các đối tượng vừa
ngẫu nhiên, vừa có sự chọn lựa các đối tượng phù hợp với nội dung nghiên cứu.
Mẫu được chọn bao gồm:
100% người được chọn đều sinh sống hoặc làm việc, học tập tại đơ thị. Về
trình độ: 3 đối tượng có trình độ tiểu học, 15 đối tượng có trình độ trung học cơ sở,
16 đối tượng có trình độ trung học phổ thơng và 76 đối tượng có trình độ đại học
và sau đại học.
- Phương pháp phỏng vấn sâu:
Tiến hành phỏng vấn các chuyên gia để có định hướng sâu hơn cho đề tài
nghiên cứu và bổ sung vào các kiến thức tìm hiểu từ quá trình thu thập dữ liệu thứ
cấp. Các chuyên gia nhóm đã phỏng vấn bao gồm:
- Ơng Nguyễn Trọng Hịa, viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM
- Ông Huỳnh Xuân Thụ, Giám đốc Trung tâm Thông tin quy hoạch, Sở quy
hoạch kiến trúc TP.HCM.
- Cán bộ Sở công thương TP.HCM
- Cán bộ quản lý phịng Tài chính – Kế hoạch, UBND Quận 10, TP.HCM.
- Cán bộ quản lý Chợ đêm Biên Hùng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
- Cán bộ quản lý Phố đi bộ ngày và đêm Biên Hòa (Khu thương mại và xúc
tiến đầu tư quốc tế - IBP BIÊN HỊA)
Bên cạnh đó, nhóm phỏng vấn sâu người dân tham gia vào chợ đêm tại 4 địa

điểm thực hiện quan sát tham dự (phố đi bộ Đồng Nai, chợ đêm Bến Thành, chợ
đêm Bắc Ninh và chợ đêm tại làng Đại Học Thủ Đức).


17

1.5.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng chính của đề tài là phố đi bộ thương mại ở một số nước trên thế giới
và ở một số tỉnh, thành phố của Việt Nam có tồn tại phố đi bộ thương mại (hay chợ
đêm – một dạng thức của phố đi bộ thương mại).
1.6.

Phạm vi nghiên cứu

1.6.1.

Thời gian nghiên cứu

- Tháng 4/2012: Xây dựng ý tưởng, lập đề cương nghiên cứu.
- Từ tháng 5/2012 - 9/2012: Thu thập tài liệu, đề án và bài viết liên quan đến
đề tài nghiên cứu.
- Tháng 9/ 2012: Phỏng vấn sâu các chuyên gia
- Từ tháng 10/2012 - 1/2013: Khảo sát thực tế các chợ đêm tại Hồ Chí Minh
và Đồng Nai, phỏng vấn sâu một số người dân tham gia vào chợ đêm, kết hợp các
thông tin tìm được từ internet để dánh giá, tìm ra ưu nhược điểm của mơ hình phố
đi bộ trong và ngoài nước.
- 02/02/2013 – 25/02/2013: Sử dụng bảng hỏi online để khảo sát lấy ý kiến

người truy cập.
- 25/02/2013: Khảo sát thực tế địa điểm áp dụng mơ hình phố đi bộ và phát
bảng hỏi khảo sát. Đi thực tế phố đi bộ trong thời gian trước tháng 1 chưa đi xong.
- Từ tháng 03/2013: Xử lý bảng hỏi bằng spss trên bảng hỏi thực tế và excel
trên bảng hỏi online và hoàn thành đề tài nghiên cứu.
1.6.2.

Khu vực nghiên cứu

Các thành phố có tổ chức phố đi bộ thương mại trên thế giới (Singapore, Pháp,
Trung Quốc, Autralia, Tây Ban Nha) và phố đi bộ hoặc chợ đêm tại Việt Nam (Hà
Nội, Hội An, Đà Lạt, Đồng Nai, TP.HCM).
1.7.

Đóng góp mới của đề tài

Đề tài có những đóng góp sau:
- Lập hệ thống, khái quát cơ sở lý luận về phố đi bộ và phố đi bộ thương mại.
- Tìm ra các nhân tố hình thành và ni dưỡng phố đi bộ thương mại như
một lý thuyết chung cho tổ chức phố đi bộ thương mại.


18

- Đưa ra giải pháp giúp phố đi bộ thương mại có thể hình thành và phát triển
tại TP.HCM - nơi thí điểm ý tưởng. Mơ hình phố đi bộ thương mại với hình ảnh
khác với chợ đêm đã có tại TP.HCM. Đồng thời có những đề xuất kèm theo mơ
hình này thật sự cần thiết để đơ thị phát triển bền vững trong tương lai.
1.8.


Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

1.8.1.

Ý nghĩa lý luận

Đề tài “Những nhân tố hình thành và ni dưỡng phố đi bộ thương mại –
trường hợp nghiên cứu tại TP.HCM” đóng góp vào nguồn tài liệu tham khảo vốn
đang khan hiếm về lĩnh vực xây dựng và quản lí phố đi bộ tại TP.HCM nói riêng
và Việt Nam nói chung, góp vào nguồn tài liệu thế giới những thông tin khoa học
về lý luận phố đi bộ thương mại và những nhân tố hình thành và ni dưỡng phố
đi bộ thương mại. Bên cạnh đó, đề tài với hướng tiếp cận phát triển đô thị và áp
dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học (quan sát tham dự, phỏng vấn sâu,
điều tra bảng hỏi online và bảng hỏi trực tiếp người dân) về các vấn đề thực trạng
phố đi bộ thương mại (chợ đêm), thực trạng những nhân tố giúp hình thành và phát
triển phố đi bộ cũng là nét mới so với các đề tài nghiên cứu trước.
1.8.2.

Ý nghĩa thực tiễn

Cung cấp thông tin về thực trạng phố đi bộ thương mại trên thế giới và ở Việt
Nam.
Trình bày thực trạng các nhân tố giúp hình thành và ni dưỡng phố đi bộ
thương mại tại TP.HCM, cho thấy lý do tại sao TP.HCM chưa hình thành được phố
đi bộ thương mại cho đến hiện tại.
Trên cơ sở phân tích thực trạng và các thơng tin trên, kết quả đề tài có thể
được vận dụng vào thực tiễn, đóng góp cho việc xây dựng và quản lí phố đi bộ
thương mại vào TP.HCM, nhằm mang lại hình ảnh đặc trưng cho đơ thị, đáp ứng
nhu cầu của người dân đô thị và góp phần vào cơng cuộc phát triển đơ thị bền
vững.



19

1.9.

Kết cấu đề tài

Nội dung nghiên cứu của đề tài được kết cấu thành 03 chương chính và 03
phần phụ; với nội dung từng chương, từng phần như sau:
- Phần tóm tắt đề tài
Phần này tóm tắt ngắn gọn và súc tích mục tiêu của đề tài, phương pháp
nghiên cứu và những kết quả chính đạt được.
- Phần mở đầu
Phần này bao gồm những nội dung cơ bản của một báo cáo nghiên cứu khoa
học: lý do chọn đề tài; tình hình nghiên cứu; mục đích và mục tiêu của đề tài;
phạm vi và nội dung nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; tính mới của đề tài, ý
nghĩa khoa học và thực tiễn; kết cấu của đề tài, cơ sở lý luận và phương pháp luận.
- Chương 1: Thực trạng phố đi bộ trên thế giới và Việt Nam
Chương 1 mô tả sơ lược về các phố đi bộ thương mại thành cơng trên thế giới
cùng với việc phân tích các yếu tố thành cơng của các mơ hình này và mô tả các
phố đi bộ tại một số đô thị ở Việt nam bên cạnh việc phân tích các ưu, nhược điểm
của từng mơ hình này.
- Chương 2: Những nhân tố hình thành và ni dưỡng phố đi bộ thương mại
Phần này phân tích sâu các nhân tố để hình thành và duy trì hiệu quả phố đi bộ
thương mại. Nội dung chính của chương này gồm 2 phần: những nhân tố hình
thành phố đi bộ thương mại (điều kiện cần) và những nhân tố nuôi dưỡng phố đi
bộ thương mại (điều kiện đủ). Chương này chính là cơ sở lý thuyết cho những đơ
thị muốn hình thành phố đi bộ thương mại.
- Chương 3: Giải pháp hình thành và nuôi dưỡng phố đi bộ thương mại tại

TP.HCM
Chương này nghiên cứu trường hợp tại TP.HCM nhằm ứng dụng lý thuyết đã
phân tích tại chương 2. Nội dung chính của chương này là mô tả thực trạng địa
điểm áp dụng ý tưởng. Nêu ra những ưu và nhược điểm của địa điểm này về các
yếu tố hình thành và ni dưỡng phố đi bộ thương mại. Từ đó đưa ra giải pháp đề
xuất. Giải pháp trong chương này không nhấn mạnh về thiết kế kỹ thuật mà chỉ


×