Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài soạn Giáo án vật lí 11 tiết 38

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.79 KB, 3 trang )

Trường THPT Phạm Phú Thứ
Ngày soạn: 01/01/2010
Người soạn: Nguyễn Quốc Trưởng
Tiết: 38
Bài 19:
TỪ TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: - Phát biểu được từ trường là gì và nêu lên được những vật nào gây ra từ trường.
- Biết cách phát hiện sự tồn tại của từ trường trong những trường hợp thông thường (từ trường không quá
yếu).
- Nêu được cách xác định phương và chiều của từ trường tại một điểm.
- Phát biểu được định nghĩa và nêu được 4 tính chất cơ bản của các đường sức từ.
2. Về kĩ năng: - Biết cách xác định chiều của các đường sức từ của:
+ Dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài (được coi là vô hạn).
+ Dòng điện chạy trong dây dẫn được uốn thành vòng tròn.
- Biết cách xác mặt Nam và mặt Bắc của một dòng điện chạy trong một mạch kín.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Nếu có điều kiện nên chuẩn bị trước các thí nghiệm chứng minh về:
1. Lực tương tác từ.
2. Từ phổ,
Học sinh: Ôn lại phần từ trường đã được học ở chương trình Vật lí 9.
III. THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC.
1. Ổn định và kiểm tra sĩ số lớp. (1 phút)
2. Tiến trình dạy bài mới:
Thời gian Hoạt động của GV-HS Nội dung trọng tâm
5 phút
Hoạt động 1: Nam châm.
GV yêu cầu HS tự tham khảo SGK để tìm hiểu
về nam châm.
GV trình bày cho HS các vật liệu dùng để chế
tạo nam châm: Sắt, côban, mangan,


gađôlinium, disprôsium.
GV yêu cầu HS hoàn thành yêu cầu C1.
Cá nhân HS tự hoàn thành yêu cầu C1.
GV: Mỗi nam châm có mấy cực. Đó là những
cực nào?
HS: Tham khảo SGK để trả lời: Trên mỗi nam
châm có 2 cực là cực Nam và cực Bắc.
GV: Các nam châm có tương tác với nhau
không? Nếu có chúng tương tác với nhau như
thế nào?
HS: Suy nghĩ và thảo luận với nhau trả lời:
Các nam châm có tương tác với nhau khi đặt
gần nhau cụ thế 2 cực cùng tên thì đẩy nhau,
khác tên thì hút nhau.
GV yêu cầu HS hoàn thành yêu cầu C2.
I. Nam châm.
1. Loại quặng sắt có khả năng hút được sắt vụn
gọi là nam châm.
2. Mỗi nam châm bao giờ cũng có hai loại cực
phân biệt là cực Nam (S) và cực Bắc (N).
3. Lực tương tác giữa các nam châm gọi là lực từ
và nam châm có từ tính.
8 phút
Hoạt động 2: Từ tính của dây dẫn có dòng
điện.
GV trình bày cho HS về từ tính của dây dẫn có
dòng điện chạy qua.
Nếu có điều kiện GV có thể tiến hành các thí
nghiệm về tương tác từ như trong hình 19.3,
19.4, 19.5 SGK. HS quan sát kết hợp tham

khảo SGK để hiểu rõ bản chất từ của dòng
điện.
GV yêu cầu HS rút ra nhận xét về dây dẫn
mang dòng điện.
HS thảo luận rút ra nhận xét: Dây dẫn có dòng
II. Từ tính của dây dẫn có dòng điện.
1. Dây dẫn có dòng điện chạy qua có từ tính như
nam châm:
- Dòng điện có thể tác dung lực lên nam châm.
- Nam châm có thể tác dụng lực lên dòng điện.
- Hai dòng điện có thể tương tác với nhau.
2. Kết luận: Tương tác giữa hai dòng điện, giữa
dòng điện với nam châm, giữa nam châm với
nam châm gọi là tương tác từ. Ta nói dòng điện
điện chạy qua mang từ tính như nam châm. và nam châm có từ tính.
6 phút
Hoạt động 3: Từ trường.
GV yêu cầu HS đọc SGK để tìm hiểu khái
niệm từ trường. GV chú ý nhấn mạnh từ
trường là một dạng vật chất tồn tại xung quanh
nam châm hay dây dẫn có dòng điện chạy qua.
GV: Để phát hiện từ trường người ta dùng nam
châm thử. GV có thể giới thiệu qua về nam
châm thử.
GV yêu cầu HS đọc SGK và tự thảo luận với
nhau để xem cách sử dụng nam châm thử để
phát hiện từ trường, và tìm hiểu quy ước chiều
của từ trường.
III. Từ trường.
1. Định nghĩa: Từ trường là một dạg vật chất

tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ thể là
sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên một dòng
điện hay một nam châm đặt trong đó.
2. Hướng của từ trường tại một điểm là hướng
Nam – Bắc của kim nam châm nhỏ nằm cân
bằng tại điểm đó.
18 phút
Hoạt động 4: Đường sức từ.
GV: Để biểu diễn về mặt hình học sự tồn tại
của từ trường trong không gian, người ta dùng
khái niệm đường sức từ.
GV yêu cầu HS đọc SGK để tìm hiểu khái
niệm đường sức từ.
GV: Người ta quy ước chiều của đường sức từ
tại một điểm là chiều của từ trường tại điểm
đó.
GV cho HS quan sát các thí nghiệm về từ phổ
của nam châm thẳng và nam châm hình chữ U.
HS đọc SGK để nghiên cứu từ trường của
dòng điện thẳng sau đó rút ra các đặc điểm của
đường sức từ của dòng điện thẳng.
GV chú ý nhấn mạnh để HS nắm được quy tắc
bàn tay phải để xác định chiều của đường sức
từ của dòng điện thẳng.
GV yêu cầu HS đọc SGK để tìm hiểu từ
trường của dòng điện tròn sau đó rút ra các đặc
điểm về từ phổ của dòng điện tròn này.
GV chú ý nhấn mạnh cho HS quy tắc vào Nam
ra Bắc để xác định chiều của các đường sức từ
của dòng điện tròn này.

GV có thể yêu cầu HS đọc SGK để nghiên cứu
các tính chất của đường sức từ.
HS nghiên cứu SGK và có thể thảo luận nhóm
để tự ghi nhớ các tính chất của đường sức từ.
GV yêu cầu HS hoàn thành yêu cầu C3.
IV. Đường sức từ.
1. Định nghĩa: Đường sức từ là những đường vẽ
ở trong không gian có từ trường, sao chô tiếp
tuyến tại mỗi điểm có hướng trùng với hướng
của từ trường tại điểm đó.
2. Các ví dụ về đường sức từ.
a) Từ trường của dòng điện thẳng rất dài.
SGK
b) Từ trường của dòng điện tròn.
SGK
3. Các tính chất của đường sức từ.
- Qua mỗi điểm trong từ trường chỉ vẽ được một
đường sức từ.
- Các đường sức từ là những đường cong khép
kín hoặc vô hạn ở hai đầu.
- Chiều của các đường sức từ tuân theo những
quy tắc xác định.
- Quy ước vẽ các đường sức từ mau ở chỗ có từ
trường mạnh và vẽ thưa ở chỗ có từ trường yếu.
3 phút
Hoạt động 5: Từ trường Trái Đất.
Đối với phần này GV có thể nhắc qua sau đó
yêu cầu HS có thể nghiên cứu tại nhà coi như
một bài tập.
V. Từ trường Trái Đất.

SGK
4 phút
Hoạt động 6. Củng cố.
GV nhắc lại các kiến thức trọng tâm học sinh
cần nắm:
- Nam châm và cấu tạo của nam châm.
- Từ tính của dòng điện.
- Từ trường quy ước về chiều của từ trường.
- Định nghĩa đường sức từ, các ví dụ về đường
sức từ và 4 tính chất cơ bản của đường sức từ.
Yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trong SGK
và các bài tập tương tự trong sách BT.
IV. RÚT KINH NGHIỆM

×