Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Sự gặp gỡ giữa xuân hương truyện và trầm thanh truyện trong văn học dân gian hàn quốc với truyện kiều của nguyễn du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VIỆT NAM HỌC

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP
TRƯỜNG 2013

SỰ GẶP GỠ GIỮA “ XUÂN HƯƠNG TRUYỆN”, “TRẦM
THANH TRUYỆN” TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN HÀN QUỐC
VÀ “ TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU

Chủ nhiệm : Yu Sang Keun
Tham gia : Lee Gyeong Ju
Người hướng dẫn : TS. Trần Thị Mai Nhân

TP.Hồ Chí Minh, Tháng 4 năm 2013


MỤC LỤC
DẪN NHẬP……………………………………………………………………..….1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ “XUÂN HƯƠNG TRUYỆN”, “TRẦM THANH
TRUYỆN” VÀ “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU ……………………………....5

1.1.

Giới thiệu khái quát về tác phẩm Xuân Hương truyện …………………5

1.2.

Giới thiệu khái quát về tác phẩm Trầm Thanh truyện ………………...11


1.3.

Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều ………………………………....25

CHƯƠNG 2. NHỮNG ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA “XUÂN
HƯƠNG TRUYỆN”, “TRẦM THANH TRUYỆN” VÀ “TRUYỆN KIỀU”...29
2.1.

Cảm hứng nghệ thuật và chủ đề tư tưởng ….........…………….…… ..... 29

2.2.

Nguồn gốc và thể loại ………………………………………….…… .... 31

2.3.

Số phận nhân vật chính …………………………………………… ...... 32

2.4.

Kết cấu tác phẩm …………………………………………………....…34

CHƯƠNG 3. VỊ TRÍ CỦA BA TÁC PHẨM TRONG NỀN VĂN HỌC CỦA HAI DÂN
TỘC HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM ………………………………………………… ..... 40

3.1.

Xuân Hương truyện và Trầm Thanh truyện với văn học Hàn Quốc .... 40

3.2.


Truyện Kiều với sự phát triển của văn học Việt Nam ……………… .... 41

3.3.

Những điểm hạn chế của ba tác phẩm ……………………………....…44

KẾT LUẬN ....................................................................................................... 45


1

DẪN NHẬP
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong q trình học môn Văn học Việt Nam, chúng tôi nhận thấy văn
học Hàn Quốc và văn học Việt Nam có nhiều điểm tương đồng, nhất là văn học
dân gian. Điều đặc biệt là, có những tác phẩm văn học dân gian Hàn Quốc lại
rất gần gũi với tác phẩm văn học trung đại Việt Nam. Trong đó, chúng tơi thấy
rõ nhất là sự gặp gỡ giữa hai tác phẩm Xuân Hương truyện và Trầm Thanh
truyện (Hàn Quốc) với tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có cơng trình nào nghiên cứu so sánh ba
tác phẩm này để thấy được điểm giống và khác nhau, đặc biệt là tác phẩm
Trầm Thanh truyện. Vì vậy, chúng tơi chọn đề tài Sự gặp gỡ giữa “Xuân
Hương truyện” và “Trầm Thanh truyện” trong văn học dân gian Hàn Quốc
với “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi chủ yếu đi tìm điểm tương đồng giữa
hai tác phẩm trong văn học dân gian Hàn Quốc với tác phẩm Truyện Kiều của
Việt Nam. Tuy nhiên, trên cơ sở so sánh, đề tài cũng chỉ ra những điểm khác
nhau cơ bản giữa các tác phẩm. Đề tài có thể giúp các bạn sinh viên Việt Nam
và sinh viên Hàn Quốc hiểu hơn mối quan hệ giữa hai quốc gia và có thể là tài

liệu tham khảo cho sinh viên các khoa Văn học, Hàn Quốc học và Việt Nam
học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở Hàn Quốc và Việt Nam có nhiều bài viết và cơng trình nghiên cứu về
tác phẩm Xuân Hương truyện, Trầm Thanh truyện và tác phẩm Truyện Kiều
của Nguyễn Du, vì đây là những tác phẩm xuất sắc trong nền văn học của hai
nước.
Ngoài ra, cũng có những bài viết liên hệ so sánh Xuân Hương truyện với
Truyện Kiều ở một số phương diện. Chẳng hạn, Lalenti Lý có bài: “Truyện
Xuân Hương của Hàn Quốc và Truyện Kiều của Nguyễn Du” (Tạp chí Văn


2

học, số 3/1992). Ơng Yang Soo Bae có bài: “Bước đầu nghiên cứu so sánh
Truyện Kiều và Truyện Xuân Hương” (Tạp chí Văn học, số 10/1995) và bài
“Từ chức năng nhân vật đến không gian nghệ thuật trong Truyện Xuân
Hương” (tạp chí Văn học, số 8/1998). Tác giả Kim Dea Yung có bài: “Nói về
Xuân Hương truyện” (Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam 12/1993). Lee Sang Boo
có bài: “Giới thiệu Xn Hương truyện” (Tạp chí văn học, 5/1994)…
Nhưng chúng tơi chưa thấy có cơng trình nào nghiên cứu so sánh ba tác
phẩm Truyện Kiều, Xuân Hương Truyện và Trầm Thanh truyện.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài đi tìm sự gặp gỡ về mặt nội dung và nghệ thuật giữa ba tác phẩm,
đồng thời cũng chỉ ra những nét khác biệt. Qua đó, chúng tơi cũng lý giải
ngun nhân của sự giống và khác nhau giữa các tác phẩm văn học từ góc độ
văn hố và lịch sử - xã hội, từ đó có thể khái quát sự tương đồng về mặt văn
hoá của hai dân tộc.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, nhóm chúng tơi chủ yếu sử dụng các phương

pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lịch sử: Chúng tôi nghiên cứu đề tài trong cái nhìn đồng
đại và lịch đại để hiểu sâu sắc vấn đề.
- Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp chủ yếu để tìm hiểu sự
tương đồng và dị biệt giữa hai tác phẩm văn học Hàn Quốc và tác phẩm văn
học Việt Nam.
- Phương pháp thi pháp học: Phương pháp này được nhóm chúng tơi
vận dụng để nghiên cứu các vấn đề cốt yếu của tác phẩm như: không gian thời gian nghệ thuật, kết cấu, nhân vật…Từ đó, việc tiến hành so sánh giữa các
tác phẩm được thuận lợi hơn.
5. Giới hạn của đề tài:
Đề tài này tập trung tìm hiểu và so sánh về nội dung, nghệ thuật của ba
tác phẩm. Tuy nhiên, trong phạm vi một cơng trình nghiên cứu nhỏ của sinh


3

viên, chúng tôi chỉ so sánh một số phương diện cơ bản như: Chủ đề, cảm hứng
nghệ thuật, Thể loại, Nội dung, Nhân vật, Kết cấu…
6. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài dịch và giới thiệu hai tác phẩm văn học Hàn Quốc (Trầm Thanh
truyện và Xuân Hương truyện), đồng thời chỉ ra sự tương đồng và dị biệt của
hai tác phẩm này với tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du (Việt
Nam). Qua so sánh một số mặt của những tác phẩm này, đề tài cũng giúp người
đọc hiểu hơn về văn học cổ điển của hai dân tộc Việt Nam và Hàn Quốc. Trên
cơ sở đó, người đọc có thể tìm hiểu thêm về sự gần gũi về mặt văn hoá, lịch sử
của hai nước.
Các bạn sinh viên Việt Nam và Hàn Quốc quan tâm nghiên cứu văn học
hai nước có thể dùng kết quả của cơng trình nghiên cứu này làm tài liệu tham
khảo. Chúng tơi mong muốn và hy vọng có những đóng góp như vậy.
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

Việt Nam và Hàn Quốc có mối quan hệ gắn bó mật thiết. Mối quan hệ
đó ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, giáo dục,… Từ
lâu trong lịch sử, văn học giữa hai nước đã có mối quan hệ gần gũi. Nhiều tác
phẩm văn học dân gian của Hàn Quốc có cùng motif với văn học dân gian Việt
Nam như: Kongwi Patwi (giống truyện Tấm Cám), Hung Bu và Nol Bu (giống
truyện Cây Khế), Vương tử Đong Ho (giống truyện Mỵ Châu-Trọng Thuỷ…).
Thậm chí, có những tác phẩm văn học dân gian Hàn Quốc có sự gặp gỡ với tác
phẩm văn học viết Việt Nam. Nhiều tác phẩm văn học hiện đại Hàn Quốc cũng
có nhiều điểm tương đồng với tác phẩm văn học Việt Nam. Ví dụ: Hai cha con
đau khổ của Ha Gun Chan và Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu; Cơn đói và vụ
giết người của Choi Seo Hye và Chí Phèo của Nam Cao,.. Vì vậy, chúng ta cần
tích cực nghiên cứu so sánh văn học giữa hai nước để tìm được tiếng nói
chung, thúc đẩy sự giao lưu, phát triển văn học của hai quốc gia. Từ đó, góp
phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Hơn nữa, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho sinh viên các khoa: Việt Nam học, Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Khoa


4

Đông Phương học, Bộ môn Hàn Quốc học và những ai quan tâm đến văn học
Việt Nam và Hàn Quốc.
8. Kết cấu của đề tài
Ngồi phần Mở đầu trình bày những vấn đề chung như: Tính cấp thiết
của đề tài, Tình hình nghiên cứu đề tài, Mục đích nghiên cứu đề tài, Phương
pháp nghiên cứu, Giới hạn của đề tài, Đóng góp mới của đề tài, Ý nghĩa lý
luận và ý nghĩa thực tiễn; phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội
dung chính của báo cáo khoa học được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ “XUÂN HƯƠNG TRUYỆN”,” TRẦM THANH
TRUYỆN” VÀ “TRUYỆN KIỀU”

Trong chương này, chúng tơi trình bày bối cảnh ra đời hai tác phẩm
Xuân Hương truyện và Trầm Thanh truyện (Hàn Quốc), Truyện Kiều của
Nguyễn Du cũng như dịch và giới thiệu hai tác phẩm Xuân Hương truyện và
Trầm Thanh truyện (theo văn bản tóm lược).
Chương 2. NHỮNG ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA “XUÂN
HƯƠNG TRUYỆN”, “TRẦM THANH TRUYỆN” VÀ “TRUYỆN KIỀU”
Chương này, chúng tôi chỉ so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa ba
tác phẩm trên các phương diện: Chủ đề, cảm hứng nghệ thuật, Thể loại, Nội
dung, Nhân vật, Kết cấu và thử lý giải nguyên nhân của sự tương đồng và dị
biệt của ba tác phẩm đó.
Chương 3. GIÁ TRỊ CỦA BA TÁC PHẨM TRONG NỀN VĂN HỌC CỦA
HAI DÂN TỘC HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM
Trong chương này, chúng tơi tập trung tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ
thuật cũng như hạn chế của các tác phẩm này.
Ngoài ra, cơng trình cịn có phần Phụ lục, giới thiệu văn bản Xuân
Hương truyện, Trầm Thanh truyện bằng tiếng Hàn.


5

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ “XUÂN HƯƠNG TRUYỆN”,
“TRẦM THANH TRUYỆN” VÀ “TRUYỆN KIỀU”
CỦA NGUYỄN DU
1.1. Giới thiệu khái quát về tác phẩm Xuân Hương truyện:
1.1.1. Bối cảnh ra đời tác phẩm:
Từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX của thời đại Triều Tiên, xã hội phong
kiến lung lay. Đất nước bị tàn phá sau khi trải qua hai cuộc chiến tranh chống
ngoại xâm khốc liệt (Nhật Bản và Mãn Thanh - Trung Quốc). Triều chính hỗn
loạn, người dân Triều Tiên bị đày đọa, áp bức. Cuối cùng, nông dân không


chịu nổi, đã đứng lên chống lại ở khắp mọi nơi.
Hoàn cảnh ấy đã làm xuất hiện khuynh hướng khai minh trên lĩnh vực tư
tưởng chính trị. Và từ đó, xuất hiện khuynh hướng nhân văn dân chủ trong cảm
hứng văn học. Thể chế chính trị xã hội và quyền lực phong kiến chưa bị xoá
bỏ. Những mâu thuẫn xã hội, đấu tranh giai cấp quyết liệt của thời đại phong
kiến suy tàn đã tạo ra sự phân hoá tư tưởng trong hàng ngũ giai cấp thống trị
đương thời. Và những phần tử q tộc, trí thức có lương tri sẽ hồ nhập vào với
tâm tư của quần chúng bị áp bức. Đó có thể là các vị minh quân như Lý Anh
Tổ (1724- 1776), Lý Chính Tổ (1776-1800), nhưng chủ yếu đó là những nhà


6

văn hoá và những nghệ sĩ ưu tú, tiến bộ trong đó có tác giả của Xuân Hương
truyện.
Xuân Hương truyện là tiểu thuyết diễn xướng của thế kỷ XVIII, có
nguồn gốc từ Xuân Hương ca. Chúng ta không biết được tác giả Xuân Hương
truyện nhưng ước đoán tác phẩm xuất hiện trong q trình nghệ nhân dân gian
diễn xướng tích cổ. Câu chuyện Xuân Hương được nghệ nhân dân gian kể lại
dưới hình thức văn xi có nhịp điệu gọi là Xuân Hương ca. Dựa trên Xuân
Hương ca, một số tác giả thuộc tầng lớp trí thức Triều Tiên đã sáng tạo nên
Truyện Xuân Hương (truyện thơ) bằng chữ Hán vào khoảng năm 1754. Sau đó,
nhiều tác giả khác đã sáng tác Xuân Hương truyện viết bằng chữ quốc
văn Hangeul, có nhịp điệu. Tác phẩm cịn nhiều dị bản hiện được lưu giữ: 30
bản chép tay, 7 bản gỗ, 60 bản in kẽm. Bản do Lee Sang Boo, Giáo sư khoa
Ngữ văn trường Đại học Kukmin chú giải, in lần đầu tiên năm 1984 và đã tái
bản lần thứ 8, là văn bản được phổ biến rộng rãi cho đến ngày nay.
1.1.2. Dịch và giới thiệu văn bản tóm lược “Xuân Hương truyện”:
Xuân Hương truyện là tác phẩm được đánh giá là một kiệt tác trong tiểu

thuyết cổ đại Hàn Quốc. Hiện nay có nhiều văn bản Xuân Hương truyện được
lưu hành, trong đó có văn bản tóm lược dành cho thiếu nhi. Đây là văn bản vừa
ngắn gọn, dễ hiểu vừa thể hiện được khá tốt nội dung của Xn Hương truyện.
Vì vậy, chúng tơi chọn dịch ra tiếng Việt để giới thiệu với bạn đọc Việt Nam.
Nội dung văn bản như sau:
“Ngày xưa, có một cơ gái sống ở làng Nam Won, tỉnh Nam Jeolla tên là
Xuân Hương. Xuân Hương rất xinh đẹp và tốt bụng.
“Xuân Hương viết thơ ca giỏi lắm hả?”
“Đúng rồi, thậm chí rất hiếu thảo với mẹ”
Hàng xóm ai cũng đều khen Xuân Hương.
Một hơm, con trai của Phó Qn Sứ Nam Won tên là Lý Mộng Long đi
đến Gwang Han Lu.
Lúc đó, Mộng Long thấy một cơ gái đang chơi xích đu.
“Bang Ja ơi, cái đi tới đi lui bên kia là cái gì?”


7

“Dạ, đó là Xn Hương đang chơi xích đu đấy”.
“À, thật là tuyệt đẹp, Bang Ja ơi, đưa Xuân Hương tới đây !”
Nhưng Xuân Hương từ chối mệnh lệnh của Mộng Long.
Đêm hơm đó, Lý Mộng Long tới nhà Xn Hương
“Công tử Mộng Long tại sao đến nhà em?”
“Công tử đến đây để gặp Xuân Hương” - Bang Ja đã trả lời.
Bà Wolme – mẹ Xuân Hương đã dẫn Lý Mộng Long đến phòng Xuân
Hương:
“Anh đã gọi mà tại sao em khơng đến?”- Mộng Long hỏi.
“Tìm hoa đẹp là việc của bướm đó”- Xuân Hương trả lời.
Lý Mộng Long bắt đầu yêu Xuân Hương xinh đẹp và thông minh. Xuân
Hương cũng bắt đầu u Mộng Long có trí tuệ và biết “ga lăng”.

Hai người hứa hẹn với nhau là sẽ đi đến hơn nhân.

Mỗi ngày, hai người hẹn hị với nhau và tình u của họ đẹp như mơ.
Họ khơng bao giờ nghĩ đến điều gì xảy ra trong tương lai sắp đến.
Nhưng một ngày, Mộng Long đột nhiên đi Han Yang (Thủ đô của Triều
Tiên).
“Trời.... nếu công tử đi Han Yang thì Xuân Hương sẽ thế nào?”- Mẹ
nàng lo lắng.
“Mẹ vợ, hãy chờ con, con chắc chắn sẽ thi đỗ và sẽ đến đón Xuân
Hương”


8

Lý Mộng Long trấn an bà
Wolme.
Đã tới ngày Lý Mộng Long đi
Han Yang. Xuân Hương ở xa, nhìn
Lý Mộng Long đi, khóc rất nhiều.
“Chồng ơi, cố gắng thi đỗ và
đến đón em. Em sẽ chờ chàng”
Mấy ngày sau, làng Nam Won
có một Phó sứ mới tên là Byun Hak Đo. Đó là một người rất xấu, quấy phá
trăm họ.
Một hơm, Phó sứ nghe nói đến Xuân Hương. Hắn đã ra lệnh cho người
hầu:
“Đưa Xuân Hương đến đây ngay đi!”
Người hầu đến nhà bắt Xuân Hương.
“Đây là mệnh lệnh của Phó sứ, Xuân Hương phải đến phủ phó sứ
ngay”.

Xuân Hương và bà Wolme rất ngạc nhiên, ra sức từ chối nhưng khơng
thể được. Quan Phó sứ thấy Xn Hương xinh đẹp nên yêu Xuân Hương ngay
từ cái nhìn đầu tiên .
“Ồ đẹp quá, từ hôm nay Xuân Hương phục dịch ở bên tơi”.
Sau khi nghe mệnh lệnh của Phó sứ, Xn Hương cương quyết từ chối:
“Thưa Phó sứ, em đã có người hẹn hơn nhân. Phó sứ làm ơn thu lại
mệnh lệnh đó”.
Phó sứ rất giận nên lệnh cho người hầu:
“Hãy giam Xuân Hương vào tù”.
Xuân Hương đã bị cầm tù và trong tù, nàng đã chờ đợi Lý Mộng Long.
“Chàng ơi làm ơn đến đây cứu em”.
Mặc dù rất sợ nhưng Xuân Hương vẫn tiếp tục từ chối Phó sứ.
Một hôm, Lý Mộng Long thi đỗ làm quan Ngự sử và đến nhà Xuân
Hương. Nhưng Lý Mộng Long ăn mặc rất bẩn, giống như người ăn xin.


9

Bà Wolme thấy Lý Mộng Long bèn nghĩ:
“ Trời...bây giờ Xuân Hương bị cầm tù rồi do cuộc hẹn với Mộng Long
mà bây giờ Mộng Long trở lại giống như người ăn xin. Chắc là con mình sẽ
chết.”
Bà Wolme vừa bực mình vừa giận.
Hơm sau, Lý Mộng Long đi gặp Xuân Hương đang bị cầm tù.
“Xuân Hương ơi, em vất vả quá!”
“Chàng ơi, em không sao nên chàng phải giữ gìn sức khỏe”
“Xn Hương ơi, tương lai thì khơng ai biết được nên phải cố gắng chịu
và em cũng giữ gìn sức khỏe nhé.”
Lý Mộng Long đã an ủi Xuân Hương, sau đó đi ra ngồi.
Xn Hương nói với Mộng Long là khơng sao nhưng thật sự trong lịng

hơi thất vọng.
Cho nên, Xuân Hương nghĩ chắc chắn mình sẽ bị chết.
Mấy ngày sau là đến ngày sinh nhật của Phó sứ. Phó sứ đã tổ chức sinh
nhật của mình và mời rất đông khách bằng tiền và lương thực lấy từ trăm họ.
Khi khơng khí lễ sinh nhật nóng lên, Phó sứ đã nói:
“Từ bây giờ tơi sẽ cho xem chuyện rất hay”
Phó sứ cho gọi Xuân Hương đang bị cầm tù vào. Xuân Hương đến.
“Hôm nay là sinh nhật của tôi nên Xuân Hương hãy phục dịch bên tôi,
như vậy thì em có thể sống được.”
“Thưa Phó sứ, em không thể phục vụ hai chồng dưới một bầu trời. Nếu
ơng muốn thì giết em đi”.
Phó sứ rất tức giận nên lệnh cho người hầu:
“Hãy giết Xuân Hương ngay!”
Lúc đó, bỗng có tiếng hơ:
“Ngự Sử đến!”
Cùng với tiếng hét to là nhiều trai tráng bước vào phủ của phó sứ.
Người dẫn đầu là Lý Mộng Long. Thật sự, Lý Mộng Long đã thi đỗ và
trở thành Ngự sử.


10

“Mọi người nghe đây. Bây giờ hãy bắt Phó sứ Byun Hak Đo và những
viên chức nhà nước.”
Sau mệnh lệnh của Lý Mộng Long, lính tráng chạy đến bắt Phó sứ.
“Phó sứ Byun Hak Đo đã cướp tiền và lương thực từ trăm họ và đã cầm
tù một phụ nữ với lý do không hợp lý. Cho nên, từ bây giờ sa thải và giam Byun
Hak Đo vào tù. Bây giờ hãy đưa Xuân Hương đến đây.”
Xuân Hương đến, đầu cúi xuống, và Lý Mộng Long bắt đầu thẩm vấn
Xuân Hương.

“Em tên là gì?”
“Dạ. Em là Xuân Hương, con gái của Wolme.”
“Tại sao em bị cầm tù?”
“Dạ .Vì em đã khơng nghe theo mệnh lệnh của Phó sứ.”
“Tại sao khơng nghe lời?”
“Vì Phó sứ muốn em phục dịch, nhưng em có người hẹn hơn nhân rồi
nên khơng thể phục dịch được.”
“À, vậy em phục dịch tơi thì tơi sẽ cứu sống em.”
“Xin lỗi ông Ngự sử, làm ơn giết em đi.”
Đột nhiên Lý Mộng Long cười to:
“Hãy ngẩng mặt lên nhìn tơi!”
Xn Hương nhìn thấy Lý Mộng Long và rất ngạc nhiên:
“Chàng ơi, chuyện này là chuyện gì vậy ạ?”


11

“Tôi đã giữ lời hứa với em. Tôi đã thi đỗ rồi và bây giờ đến đón em.”
Lý Mộng Long ôm chầm lấy Xuân Hương. Sau này, Lý Mộng Long và
Xuân Hương đã kết hôn và sống hạnh phúc mãi mãi bên nhau.
1.2. Giới thiệu khái quát về tác phẩm Trầm Thanh truyện:
1.2.1. Bối cảnh ra đời tác phẩm
Trầm Thanh truyện ra đời vào cuối thời đại Triều Tiên, cùng thời điểm
với Xuân Hương truyện. Đến đời Vua Lý Anh Triều, xuất hiện những cuốn
sách in bằng mộc bản và sau thời “phong trào cận đại hóa”, nhờ có bản kẽm,
sách đã được phổ biến rộng rãi trong dân gian. Những đề tài của tiểu thuyết cổ
bao gồm khái niệm “Truyện”, vì nội dung của nó viết về cuộc đời của một nhân
vật. Tác phẩm ghi tên nhân vật chính cùng với từ ngữ “truyện”: Xuân Hương
truyện, Trầm Thanh truyện, Hồng Cát Đồng truyện v.v…


1.2.2. Dịch và giới thiệu văn bản “Trầm Thanh truyện” tóm lược
Trầm Thanh truyện là một trong những tiểu thuyết được chuyển thành
kịch pansori tiêu biểu cuối thời đại Triều Tiên. Trầm Thanh là nhân vật chính
của tác phẩm. Chúng tơi xin dịch giới thiệu tác phẩm (dựa theo văn bản tóm
lược dành cho thiếu nhi). Truyện kể như sau:
“Ngày xưa, có một ngơi làng bình yên và êm ả trong huyện Đo hoa, khu
Hoang Ju. Vào mùa xuân, làng này hoa đào và hoa mai nở khắp nơi. Trong


12

làng có một người sinh ra trong một gia đình có địa vị cao trong xã hội nên
được kế thừa tài sản. Người đó tên là Sim Hakgye.
Tuy nhiên, gia đình anh Sim càng ngày càng khó khăn. Hơn nữa, khi
còn thanh niên, anh bị bệnh mắt rất nặng, sau đó bị mù. Sim Hakgye khơng đọc
sách được nên khơng theo được con đường cơng chức. Vì mất thị lực nên anh
khơng làm được việc gì, chỉ ở nhà nghỉ ngơi. Sim Hakgue vốn có tính cách từ
tốn và chân thật nên người trong làng ai cũng thương và lo cho anh.
Người làng gọi anh là ơng Sim mù. Ơng có một người vợ. Họ của cơ là
Gwak. Vợ anh rất hiền, xinh đẹp và có bàn tay khéo léo nên có thể kiếm tiền
thay cho anh. Cơ Gwak khơng ngại làm công việc nặng nhọc để kiếm tiền, ngày
nào cơ cũng kính trọng và hầu hạ ơng Sim mù. Người làng ai cũng thèm khơng
khí gia đình ơng Sim mù, nhưng vợ chồng ơng có một vấn đề. Đó là hai vợ
chồng trên 40 tuổi rồi mà khơng có con cái. Cô Gwak thường cầu xin ông trời.
Vào một ngày tháng 4, cơ Gwak có một giấc mơ thần bí. Đó là ngày Phật Đản,
các tiên nữ đã lạy cơ Gwak. Sau đó, người vợ sinh ra một đứa con gái đẹp như
tiên nữ. ông Sim mù rất vui vì có được đứa con sinh muộn. Ơng âu yếm con và
nói.
“Con gái u q, ai cho vàng hoặc ngọc cũng không bằng con! À, con
dễ thương, con tôi. Con qúi như 10 người mù chỉ có một cái gậy”.

Nếu có hạnh phúc thì cuộc sống cũng có bất hạnh.
Gia đình ơng Sim mù rất vui vì sinh được đứa con gái xinh đẹp, nhưng
gia đình của ơng cũng có ngày u ám.
Sau sinh con, cô vợ Gwak bị nằm liệt giường.
Ơng Sim mù chỉ biết thở dài thơi và xốn xang trong lòng.
Cuối cùng, người vợ dặn đặt tên con là Thanh, rồi tắt thở. Ơng Sim mù
buồn khơng chịu nổi, tưởng như chết được. Ông chán sống và cảm thấy không
nuôi nổi đứa con gái nhỏ.
Song, mặt trời mọc và bắt đầu một ngày mới.
Ơng Sim mù ơm em bé vào lịng, vừa chống gậy ra ngồi để xin sữa cho
em bé bú.


13

Ơng Sim mù nói với các phụ nữ trong làng:
“Con tôi rất tội nghiệp, xin cho em bé bú.”
“Xin cho em bé bú, con tơi rất tội nghiệp.”
Ơng như người đi ăn xin.
Những người phụ nữ trong làng biết hoàn cảnh của ông Sim mù nên

chấp nhận cho em bé bú.
“Ơng Sim mù đừng nghĩ khó, mai, mai kia cứ ơm em bé vào lịng”.
Nghe họ nói như thế, ơng Sim mù cảm động q nên khóc và nói.
“Cảm ơn,cơ. Rất cảm ơn cô!”
Và cúi thấp đầu chào.
Một năm, hai năm, thời gian trôi qua. Trầm Thanh được 11 tuổi. Ơng
Sim mù bị nằm liệt giường.
Một hơm, Trầm Thanh nói với ông Sim mù:
“Cha, năm nay con đã được 11 tuổi, từ bây giờ con xin cơm và phụng

dưỡng cha. Vì vậy, cha đừng lo, cứ nghỉ ở nhà.”
“Con gái tơi thật có hiếu!”. Ơng Sim mù nghĩ để con đi ăn xin khơng
đành lịng nhưng cơ thể của ơng q yếu nên ơng phải chấp nhận.
Từ ngày đó, Trầm Thanh đi ăn xin về nuôi cha.
Trầm Thanh cầm cái gáo và đi chân không khắp nơi.
“Sau khi mẹ mất, con khơng có cách nào ni người cha mù, sau khi ăn
xong, xin hãy cho con một thìa cơm.”
Cơ nói rất tội nghiệp.


14

Mọi người trong làng thơng cảm cho hồn cảnh tội nghiệp của Trầm
Thanh nên không tiếc khi cho cơm và cho thức ăn Trầm Thanh. Họ nói:
“Con, hơ vào lửa và ăn đi.”
Nhưng Trầm Thanh trả lời:
“Trong phòng lạnh lẽo có cha già một mình đang đợi em, làm thế nào
em ăn một mình được ạ?”
Trầm Thanh từ chối.
Thời gian trôi đi như nước chảy. Trầm Thanh được 15 tuổi.
Trầm Thanh càng ngày càng đẹp hơn, có tính cách từ tốn và lịch sự.
Hơn nữa, Trầm Thanh có tài viết chữ rất đẹp.
Khơng có việc gì Trầm Thanh khơng làm được nên mọi người nói là ơng
trời đã cho tiên nữ xuống trần gian. Tin đồn ấy lan ra xa.
Một phu nhân nghe tin đồn nên muốn tận mắt nhìn thấy Trầm Thanh.
Trầm Thanh được cha chấp nhận nên theo người nô bộc của phu nhân
đến nhà bà. Phu nhân rất vui khi Trầm Thanh đến nhà mình.
“ Em là Trầm Thanh hả? Quả thật, em rất đẹp và là người tài giỏi.”- Bà
nói.
Phu nhân rất ngưỡng mộ tính cách từ tốn và lịch sự của Trầm Thanh.

Bà cho Trầm Thanh hai bao gạo và nói thỉnh thoảng đến chơi.
Về sau, Trầm thanh thường đến thăm nhà phu nhân. Họ làm bạn với
nhau.
Một ngày mùa đông, Trầm Thanh dọn bàn ăn cho cha, sau đó đi thăm
phu nhân.
Phu nhân vui mừng đón tiếp Trầm Thanh và nói:
“Trầm Thanh, em muốn làm con gái nuôi của tôi không? Nếu em làm
con gái ni của tơi thì tơi sẽ xem em như con gái ruột của mình và sẽ cho em
kết hơn với người có địa vị cao. Em nghĩ thế nào?”
“Cháu rất cảm ơn lời của phu nhân nhưng nếu không có cháu thì người
cha mù khơng có người chăm sóc. Khi cháu cịn nhỏ, cha đã ơm cháu vào lịng


15

vừa chống gậy ra ngoài để xin sữa cho cháu bú. Làm thế nào cháu rời xa cha
được. Xin lỗi phu nhân…”
Trầm Thanh cảm động, nghẹn lời. Trầm Thanh không nói tiếp được nữa
và khóc.
Phu nhân thơng cảm cho Trầm Thanh nên tặng quà cho cô.
Trầm Thanh lo cha đợi ở nhà nên chân bước rất nhanh. Trong lúc đó,
ơng Sim mù đợi Trầm Thanh trong phịng một mình.
Khơng thấy Trầm Thanh về, ông Sim mù rất lo nên chống gậy đi ra
ngồi để đón Trầm Thanh.
Trong khi đó, thổi gió rất mạnh và các cơn đường đều đơng cứng lại
nên đường rất trơn.
Ông Sim mù bị trượt chân, ngã xuống hồ.
“Ở đó có ai khơng? Cứu với, Cứu tơi với!”. Ơng Sim mù chới với giữa
dịng nước và hét lên.
Lúc đó, có một nhà sư đi qua, sư đã cứu ông Sim mù.

“Ai đã cứu tôi vậy?”. Sau khi lấy lại tinh thần, ông Sim mù hỏi.
“Tôi là một nhà sư trong chùa Mong Un.”
“À. Ơn nghĩa này đến chết tôi cũng không quên. Cảm ơn nhà sư”
Nhà sư đưa ông Sim mù về đến nhà và hỏi sao ông bị tụt chân xuống hồ.
Ông Sim mù kể về hồn cảnh của mình và việc bị ngã xuống hồ.
Nhà sư nghe hồn cảnh của ơng Sim mù nên nói:
“Nếu cúng dường cho Phật 300 đấu gạo và thành tâm thì ơng sẽ được
sáng mắt và nhìn thấy được khắp nơi.”
Ơng Sim mù nghe lời nói của nhà sư và tưởng là mình được sáng mắt.
“Vậy tơi cúng dường 300 đấu gạo cho Phật, ghi tên tôi vào trong
trương phu bố thí ngay.”
Tuy nhiên, nhà sư chần chừ khơng ghi tên vì biết tình trạng của ơng Sim
mù.
Ơng Sim mù tức giận và nói:


16

“Nhà sư ơi! Tơi làm thế nào dám nói dối Phật. Tơi chắc chắn sẽ bố thí
300 đấu gạo. Ghi tên ngay đi, ngay đi!”
Nhà sư ghi tên ông Sim trong trương phu bố thí và ghi 300 đấu gạo.
Sau khi nhà sư về, ông Sim mù suy nghĩ và hối hận.
“Làm sao bây giờ? Con gái đi ăn xin và cuộc sống rất khó khăn, làm thế
nào chuẩn bị 300 đấu gạo được! Chuyện này tôi không biết làm thế nào.”
Ơng vừa nói vừa thở một hơi dài.
Trầm Thanh thấy ơng Sim mù có nhiều lo lắng nên hỏi:
“Cha, có chuyện gì vậy ạ? Cha đau ở đâu? Hay con về nhà muộn nên
cha tức giận?”
Ông Sim mù chỉ lắc đầu.
“Khơng, khơng có gì.”

“Cha, xin nói cho con biết con có lỗi gì ạ.”
Trầm Thanh nói như khóc. Lập tức ông Sim mù kể cho Trầm Thanh
nghe chuyện. Sau khi nghe câu chuyện của cha, Trầm Thanh nói dù thế nào
con cũng sẽ chuẩn bị 300 đấu gạo cho cha.
Từ ngày đó, Trầm Thanh cầu xin ơng trời:
“Ơng trời ơi! Từ khi con còn bé, cha của con đã khơng nhìn thấy được.
Nếu cha có tội gì thì con xin trả thay cho cha. Xin cho cha con được sáng mắt!
Xin cho cha con được sáng mắt!”
Ngày nào Trầm Thanh cũng khấn trời.
Hơm đó, quả phụ Bbang Đeok đến nhà Trầm Thanh và nói.
“Lạ thay, đúng là chuyện kỳ lạ.”
“Chuyện kỳ lạ là gì?”
“Một số người lang thang chỗ này chỗ kia để mua con gái 15 tuổi.”
“Cô, điều đó là thật hả?” - Trầm Thanh hỏi lại.
“Nếu đó là sự thật thì cơ đưa con đến gặp người đó được khơng ạ?”
Sau này, quả phụ Bbang Đeok đưa người đó đến.
Trầm Thanh hỏi tại sao lại mua con gái thì người đó nói:


17

“Chúng tôi đi xa để buôn bán mà trong đường ở góc rẽ có biển In
Đang. Biển đó có dịng chảy mạnh nên nhiều người chết. Nghe nói nếu có con
gái 15 tuổi tế lễ cho thần thì sẽ tới nơi bình an vơ sự. Vì vậy, chúng tơi đi mua
con gái.”
Lập tức Trầm Thanh nói.
“Em được 15 tuổi rồi. Nếu mua em thì thế nào?”
Người đó ngạc nhiên và nhìn Trầm Thanh, Trầm Thanh nói tiếp:
“Em có một người cha bị mù, nhà sư nói nếu bố thí 300 đấu gạo cho
Phật thì cha sẽ sáng mắt. Nhưng nhà em rất nghèo nên em không thể chuẩn bị

được 300 đấu gạo. Nếu được, em sẽ bán cơ thể của em để cha được sáng mắt”.
Người đó lo lắng cho tình trạng của Trầm Thanh, mà thời gian rất gấp
gáp nên chấp nhận ý của Trầm Thanh.
“Vậy, rằm tháng sau, tàu rời bến, em nhớ nhé!”
Người đó gửi 300 đấu gạo cho chùa Mong Un.
Trầm Thanh nói với quả phụ Bbang Đeok một cách khẩn thiết là đừng
để lộ thông tin cho cha biết. Sau đó, Trầm Thanh nói với cha:
“Cha, đừng lo, con đã gửi 300 đấu gạo cho chùa rồi.”
Nghe vậy, ơng Sim mù rất ngạc nhiên:
“Con nói gì? Con có 300 đấu gạo đâu mà gửi.”
Ơng Sim mù hỏi như ra vẻ khơng tin.
Trầm Thanh biết nói dối cha thì rất tội nhưng đành phải nói:
“Phu nhân nói là muốn nhận con làm con gái ni.”
“Sao vậy?”
“Đầu tiên con khơng chấp nhận vì con khơng muốn cha sống vị võ một
mình. Con đã kể chuyện đó và phu nhân đã gửi 300 đấu gạo cho chùa…”
“À, Con trở thành con gái nuôi của phu nhân đúng không?”
“Dạ, cha, xin lỗi, con trở thành con gái nuôi phu nhân để đạt được
nguyện vọng của cha.”
Ơng Sim mù khơng biết chuyện đó nên cười như reo lên:


18

“Chuyện đó là rất tốt đẹp! Vậy, khi nào phu nhân đón con?”- Ơng Sim
mù hỏi.
“Rằm tháng sau phu nhân đưa con đi.”
“Con sống ở đó thì đừng lo cho cha! Cha sắp sáng mắt, chuyện đó thật
là đẹp.”
Đêm cuối cùng, trước khi Trầm Thanh lên tàu rời bến.

Đêm đã rất khuya. Trầm Thanh khơng ngủ được vì khơng chịu nổi đau
buồn. Người cha khơng biết bất cứ điều gì. Khuôn mặt của Trầm Thanh áp vào
khuôn mặt của cha:
“Từ bây giờ, con không thấy cha nữa’
Khi Trầm Thanh nhớ về cha, Trầm Thanh khơng khóc nữa.
Trầm Thanh ngủ với cha đêm cuối cùng. Trầm Thanh âm thầm khóc.
Sáng hơm sau, trời vừa rạng sáng. Người bn bán đến đón Trầm
Thanh.
Trầm Thanh nói một cách khẩn thiết:
“Xin lỗi, hơm nay em cũng biết tàu rời bến. Tuy nhiên, em muốn dọn
bàn ăn cho cha lần cuối cùng và chào cha trước khi tàu rời bến. Cha em chưa
biết gì cả…”
Hồn cảnh của Trầm Thanh rất tội nghiệp nên người lái buôn chấp
nhận.
“Cha, ăn nhiều nhé.”
“ Sáng nay thức ăn ngon rất nhiều, nhà nào có giỗ hả?”
Trầm Thanh khơng chịu đựng nổi nên khóc. Ơng Sim mù khơng nhìn
thấy nhưng rất thính tai.
“Trầm Thanh! Con đau hả? Sao lại khóc?”
“Khơng, cha.”
“Vậy, hôm nay là ngày mấy? Hôm nay là ngày đó đúng khơng?”
Ơng Sim mù kể chuyện về giấc mơ hôm qua.
“Con, hôm qua cha mơ, con đi kiệu mà đi hoài.”
“Sao vậy?”


19

Trầm Thanh buồn thảm thiết mà làm ra vẻ bình tĩnh.
“Đi kiệu thường là người qúy nên có lẽ phu nhân đón con bằng kiệu.

Cha nghĩ giấc mơ đó thật đẹp”.
Theo câu giải mộng tốt hơn mơ.
Trầm Thanh không chịu nổi và nhảy vào lịng cha.
“Cha!”-Trầm Thanh khóc.
Ơng Sim mù ngạc nhiên.
“Con! Có chuyện gì vậy? Ai coi thường con vì cha là người mù hả? Con
nói đi.”
Ơng Sim mù kêu lên vì tức ngực.
Trầm Thanh thở ra và nói tiếp.
“Cha, con lừa cha, cha tha thứ cho con. Con không phải làm con gái
nuôi của phu nhân. Con hiến làm đồ tế cho thần thay 300 đấu gạo. Cha. Mong
cha hãy giữ gìn sức khỏe.”
Ơng Sim mù khóc ré lên.
“Con nói gì. Trầm Thanh! Nếu con chết mà cha sáng mắt thì khơng có
bất cứ ý nghĩa gì. Con đi chết, chuyện này là chuyện động trời. Trời ơi, Trầm
Thanh! Con của tôi, Trầm Thanh!”
Cuối cùng, người lái buôn đưa tiền và vật dụng cho ông Sim mù. Trầm
Thanh theo người lái buôn.
“Trầm Thanh! Trầm Thanh! Con bỏ cha mà đi đâu, Trầm Thanh…”
Ông Sim mù hét lên nhưng Trầm Thanh khơng quay về.
Tàu có Trầm Thanh nên lên tới biển In Đang bình n. Sóng biển In
Đang vỗ vào bờ.
Trầm Thanh thay áo sạch và bình tĩnh.
Đung Đung! Đung Đung Đung!
Tiếng trống giục giã vang lên. Một người lái bn nói:
“Em nhảy xuống biển đi.”
Trầm Thanh khấn ơng trời.


20


“Trời ơi, trời ơi,cho cha con đạt được nguyện vọng. Mong cha con được sáng
mắt nhanh chóng.”
Sau đó, Trầm Thanh nhảy xuống biển In Đang.
Lúc đó, Ngọc HồngThượng Đế đã lệnh cho Long vương:
“Trời đã phái hiếu nữ Trầm Thanh xuống biển Indang, nên các Long
vương chờ Trầm Thanh và đưa tới Cung Thủy tinh, xong chờ mệnh lệnh và gửi
đến toàn thể con người.
Sau khi nghe mệnh lệnh của Ngọc Hoàng Thượng Đế, Long vương bốn
biển chờ Trầm Thanh.
Trầm Thanh xuống biển sâu đã mở mắt với mùi thơm thần bí. Thị nữ
Long Cung đã chờ Trầm Thanh để đưa tới Cung Thủy tinh.
Khi được dẫn đến Cung Thủy tinh, Trầm Thanh trợn trịn mắt vì Long
Cung hoa lệ, được trang trí bằng những báu vật q và món ăn quý chưa bao
giờ cô được ăn.
Một hôm, Trầm Thanh được sự tiếp đón trọng thị ở Cung Thủy tinh.
Trầm Thanh đã nghe nói tiên nữ Ok Jin từ trên trời xuống.
Trầm Thanh thấy một quang cảnh trang nghiêm khi tiên nữ trời đến
Long Cung với tiếng đàn du dương trầm bổng.
Một lát sau, tiên nữ Ok Jin xuống kiệu, bước đến bên Trầm Thanh và
nói:
“Thanh ạ, tơi là mẹ em”.
Trầm Thanh ngạc nhiên và vui mừng với lời nói của Ok Jin.


21

Một lúc lâu sau, Trầm Thanh bình tĩnh lại và chạy đến ơm mẹ. Trầm
Thanh có cảm giác hạnh phúc như mơ và ngắm nhìn khn mặt mẹ. Tiên nữ Ok
Jin và Trầm Thanh nắm tay, nhìn nhau trong một thời gian lâu .

Ok Jin hỏi về những người ở huyện Đo Hoa và Trầm Thanh đã kể lại rất
rõ.
Trầm Thanh nói về việc cha đã vất vả để chăm sóc mình và phu nhân đã
giúp mình nhiều v.v..
Trầm Thanh và Ok Jin đã trải qua thời gian rất hạnh phúc ở Cung Thủy
Tinh.
Nhưng, thời gian đó khơng thể kéo dài được. Do mệnh lệnh của Ngọc
HoàngThượng Đế, Ok Jin phải trở lại trời.
Trầm Thanh không muốn và rất buồn khi phải chia tay với mẹ, nhưng
không thể trái mệnh lệnh của Ngọc HồngThượng Đế.
“Thanh ạ, có lúc chúng ta sẽ gặp lại, đừng buồn.
Sau khi chào tạm biệt, Tiên Nữ Ok Jin đi lên trời.
Mấy ngày sau, Ngọc HoàngThượng Đế đã khen lòng hiếu thảo của
Trầm Thanh nên lệnh cho Long Vương:
“Lòng hiếu thảo của Trầm Thanh rất đáng khâm phục nên hãy cho
Trầm Thanh vào hoa sen gửi lại biển Indang”.
Trong hoa sen, Trầm Thanh tò mò xem đang đi đến đâu. Còn nhớ lại
thời gian hạnh phúc ở Cung Thủy Tinh với mẹ.
Lúc đó, người lái bn đã hiến đồ tế cho thần nên qua biển Indang và
đang trên đường trở về một cách bình an với nhiều lợi ích.
Những người bn bán đang làm lễ cúng với nhiều món ăn để an ủi linh
hồn của Trầm Thanh.
Lúc đó, một thủy thủ hét lên.
“Xem kìa”
Mọi người lại đó xem. Trên biển có một cái gì đó trơi dạt. Nhìn một
cách cẩn thận thì đó là hoa sen.
“Ủa, hoa đó là hoa gì vậy?”


22


“Sao hoa sen mà to như vậy?”
“Chắc hoa này không phải là hoa của thế giới này, có lẽ là linh hồn của
Trầm Thanh đó.”
Mọi người đều nói.
Lúc đó, trong đám mây trắng có giọng nói lớn:
“Mang hoa sen đó tặng cho vua.
Các thủy thủ vừa cúi đầu vừa trả lời:
“Dạ, chúng tôi sẽ theo mệnh lệnh”
Những thủy thủ lấy len hoa sen cẩn thận và đặt vào một chỗ trang
trọng.
Sau đó, thuyền căng buồm lên, đột nhiên có gió nên chạy rất nhanh.
Lúc bấy giờ, vua mất hoàng hậu nên đầy nỗi đau thương. Những thủy
thủ tặng hoa sen cho nhà vua. Vua rất quý. Vua đã đặt hoa sen vào khay ngọc
và mỗi ngày nhìn ngắm.
Một hơm, Vua đã có một giấc mơ kỳ lạ. Trong mơ, thần tiên nói rằng:
“Ngọc Hồng Thượng Đế đã
gửi cho ngài người vợ mới”
Giấc mơ đó rất kỳ lạ nên vua
sai cung nữ ra xem hoa sen.
Nhưng trên khay ngọc khơng
có hoa sen mà có một phụ nữ xinh
đẹp đang ngồi. Vua rất vui mừng và
cho đó là số phận của trời nên phong
làm Trầm Thanh hoàng hậu.
Trầm Thanh từ Cung Thủy Tinh trở lại làm người và trở Thành hoàng
hậu.
Trong thời gian đó, sau khi mất Trầm Thanh, ơng Sim mù gần như trở
thành người điên và ln ln thở dài.
Cịn Trầm Thanh, sau khi trở thành hồng hậu, nàng ln luôn nhớ và

lo lắng về cha.


23

“Người cha tội nghiệp của con, vẫn sống khỏe? Hay đã về trời? Hay
trong thời gian đó sáng mắt và đi lang thang khơng có nơi ở cố định?’
Trầm Thanh càng nghĩ càng có cảm giác khơng n.
Vua thấy hai mắt của hồng hậu có nước mắt và khn mặt thì lo lắng.
Vua rất ngạc nhiên nên hỏi:
“Hồng hậu, có điều gì lo lắng ?”
“Dạ. khơng”-Trầm Thanh quỳ trước vua và nói.
Vua nói vừa nghiêm túc vừa nhẹ nhàng:
“Hồng hậu có gì giấu trẫm ? Hay giận trẫm chuyện gì?”
Trầm Thanh nghĩ không thể giấu nữa nên kể lại nhẹ nhàng về quá khứ
của mình:
“Thiếp đã sống ở huyện Đo Hoa và con gái của Sim Hak Kyu, cha em là
người mù….”
Sau nghe chuyện Trầm Thanh, Vua rất cảm động và nói:
“Hồng hậu thật là hiếu nữ trời cho. Vậy, Hoàng hậu muốn trẫm làm
thế nào?”
“Thiếp xin lỗi, nhà vua làm ơn tổ chức tiệc mời tất cả những người mù
trong nước đến để chăm sóc. Như vậy thì em có thể gặp được cha...”
“Đó là suy nghĩ rất tốt .”
Trong nước loan tin trong Cung tổ chức mời tất cả những người mù.
Lúc đó, ở Huyện Đo Hoa, người làng hết lịng chăm sóc ơng Sim mù, cịn thủy
thủ thì gửi tiền cho ơng. Nhưng bà Bbang Deok có hành động ác độc, muốn kết
hôn với ông Sim mù vì tài sản của ơng.
Bà Bbang Deok là người tham lam nên khơng bao giờ chăm sóc ơng và
xài tiền theo ý của mình. Khi biết sự thật, ơng Sim mù rất giận bà Bbang Deok.

Lúc đó, người làng tới nói:
“Ơng Sim mù ơi, trong Cung tổ chức tiệc cho người mù nên đi thử đi.
Mọi người mù trong nước đều phải tham gia.”


×