Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Tìm hiểu giới hiên thi tập của nguyễn trung ngạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (941.3 KB, 142 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------

NGUYỄN VĂN LỘC

TÌM HIỂU GIỚI HIÊN THI TẬP
CỦA NGUYỄN TRUNG NGẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------

NGUYỄN VĂN LỘC

TÌM HIỂU GIỚI HIÊN THI TẬP
CỦA NGUYỄN TRUNG NGẠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. NGUYỄN CƠNG LÝ



THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013


MỤC LỤC
DẪN NHẬP........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 15
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 15
5. Đóng góp chính của luận văn ........................................................................ 16
6. Cấu trúc luận văn............................................................................................ 16
Chương 1. XÃ HỘI ĐẠI VIỆT TỪ THỊNH TRẦN SANG VÃN TRẦN
VÀ TÁC GIA NGUYỄN TRUNG NGẠN ....................................................... 17
1.1. Xã hội Đại Việt từ thịnh Trần sang vãn Trần .......................................... 17
1.2. Cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Trung Ngạn ........................................... 28
1.3. Về văn bản Giới Hiên thi tập ..................................................................... 37
Tiểu kết ............................................................................................................ 40
Chương 2. GIỚI HIÊN THI TẬP NHÌN TỪ NỘI DUNG CẢM HỨNG ...... 41
2.1. Cảm hứng yêu nước ................................................................................. 41
2.1.1. Giới Hiên thi tập ngợi ca đất nước thanh bình, thể hiện niềm vui hân
hoan của tác giả .................................................................................................. 41
2.1.2. Giới Hiên thi tập thể hiện sự quan tâm của tác giả đối với vận mệnh đất
nước ................................................................................................................... 48
2.2. Cảm hứng nhân văn .................................................................................. 54
2.3. Cảm hứng thế sự và nỗi niềm hoài cổ ....................................................... 61
2.4. Cảm hứng thiên nhiên ............................................................................. 70
2.4.1. Thiên nhiên đất nước Việt Nam ................................................................ 71
2.4.2. Thiên nhiên đất nước Trung Quốc ............................................................ 77
2.5. Cảm hứng Thiền Phật và Lão Trang ...................................................... 85

Tiểu kết ............................................................................................................ 92


Chương 3. GIỚI HIÊN THI TẬP NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN
3.1. Thể thơ ...................................................................................................... 93
3.2. Đề tài ......................................................................................................... 102
3.3. Ngôn ngữ thơ ............................................................................................ 109
3.4. Giọng điệu và phong cách ........................................................................ 117
Tiểu kết ........................................................................................................... 124
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 129


DẪN NHẬP
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nguyễn Trung Ngạn là một chính khách nổi tiếng dưới đời Trần, làm
quan trải qua các triều vua Anh Tông (1293-1314), Minh Tông (1314-1329),
Hiến Tông (1329-1341), Dụ Tông (1341-1369). Đương thời, ông được người
đời đánh giá là một nhân tài, văn chương trác việt. Ông không chỉ là một nhà
Nho hiển đạt, không chỉ là vị quan to trong mấy triều từ thịnh Trần sang vãn
Trần mà còn là một nhà thơ lớn trong văn học Lý - Trần. Thơ ông đã được
nhiều nhà làm sách đưa vào tuyển tập như: ở thế kỷ XV có Việt Âm thi tập của
Phan Phu Tiên, Tinh tuyển chư gia luật thi của Dương Đức Nhan, Trích diễm
thi tập của Hoàng Đức Lương. Sang thế kỷ XVIII và đầu XIX, thơ ông cũng
được Lê Quý Đôn tuyển vào Tồn Việt thi lục; Bùi Huy Bích tuyển vào
Hồng Việt thi tuyển và đặc biệt là Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến
chương loại chí mục Văn tịch chí và mục Nhân vật chí đã có những đánh giá
rất cao về nhân cách và thơ văn của ơng. Tồn bộ thơ văn của ơng đã được
Phan Huy Ơn (ng) thế kỷ XVIII sưu tập trong Giới Hiên thi tập có 83 bài.
Thơ Nguyễn Trung Ngạn đậm đà tình u nước, niềm tự hào dân tộc, nhất là

những vần thơ đi sứ sang nhà Nguyên (Trung Quốc) vào năm 1314 với trên 50
bài. Những vần thơ viết về thiên nhiên, về đời sống cũng dạt dào cảm xúc thể
hiện một tình u q hương sâu đậm, một tấm lịng nồng hậu với cuộc đời.
Dù biết mình cịn hạn chế nhiều mặt nhưng được sự gợi ý của giáo sư
hướng dẫn và của Hội đồng khoa học Khoa Văn học và Ngôn ngữ, trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh, tơi mạnh dạn chọn đề tài “Tìm hiểu Giới Hiên thi tập của Nguyễn
Trung Ngạn” để nghiên cứu khơng ngồi mục đích tìm hiểu về cuộc đời, sự

1


nghiệp của Nguyễn Trung Ngạn đối với vương triều nhà Trần, cũng như tìm
hiểu về giá trị và nội dung của tập thơ Giới Hiên thi tập.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Xin được điểm lại những thành tựu sưu tầm cũng như nghiên cứu về cuộc
đời và thơ văn của Nguyễn Trung Ngạn qua hai giai đoạn: từ thế kỷ XIX trở
về trước và từ thế kỷ XX đến nay.
2.1. Thành tựu sưu tầm văn bản thơ và nhận định về Nguyễn Trung
Ngạn từ thế kỉ XIX trở về trước
Từ thế kỉ XV, thơ của Giới Hiên Nguyễn Trung Ngạn đã được người xưa
sưu tầm và giới thiệu trong các tuyển tập thơ như Phan Phu Tiên trong Việt
âm thi tập tuyển 33 bài, Hồng Đức Lương trong Trích diễm thi tập tuyển 18
bài, Dương Đức Nhan trong Tinh tuyển chư gia luật thi tuyển 39 bài. Điều
đáng tiếc là hồi ấy các bậc tiền nhân tuyển thơ của ông chưa đầy đủ.
Đến giữa thế kỉ XVIII, Lê Quý Đơn trong Tồn Việt thi lục bản
A.1262/1 đã tuyển 90 bài thơ của Nguyễn Trung Ngạn (?). Cuối thế kỷ XVIII
và đầu thế kỷ XIX, Bùi Huy Bích trong Hồng Việt thi tuyển và Phan Huy
Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí mục Văn tịch chí thì chỉ tuyển
một ít bài. Đặc biệt, lần đầu tiên thơ Nguyễn Trung Ngạn được chép đầy đủ

thành một tập riêng do cử nhân Phan Huy Ơn (ng) sưu tầm, biên soạn vào
cuối thế kỷ XVIII, mang tên Giới Hiên thi tập, bản chép tay chữ Hán, lưu trữ
tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A.601, chép 81 đầu đề với 83 bài.
Nhận định về Nguyễn Trung Ngạn trong các bộ chính sử, trong các bộ
tuyển tập thơ có thể thấy như sau:
Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại khá đầy đủ và chi tiết về cuộc đời
cũng như hành trạng của Nguyễn Trung Ngạn. Đây là bộ chính sử với những

2


tư liệu gốc rất đáng tin cậy mà sau này các nhà nghiên cứu đều dựa vào đó để
tìm hiểu về Nguyễn Trung Ngạn. Nói chung tất cả đều là những lời đánh giá
cao về những cống hiến của ông cho vương triều nhà Trần.“Mùa xuân, tháng
hai, ngày 15, năm Nhâm Thân, phụ táng Thuận Thánh Bảo Từ Hoàng Thái
hậu vào Thái Lăng. Tháng ba năm ấy, Nguyễn Trung Ngạn được cử vào Nội
mật viện phó sứ, giữ sổ sách ở nội sảnh cung Quan Triều. Đến tháng bảy ông
lại được cử làm Tri thẩm hình viện, kiêm An phủ sứ Thanh Hoa. Ơng lập Bình
dỗn đường xét xử ngục tụng, xét xử nghiêm minh, không ai bị xử oan hoặc xử
q đáng” [55, 153].
Bùi Huy Bích trong Hồng Việt thi tuyển cũng đã viết: “Nguyễn Trung
Ngạn tên chữ là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, người lang Thổ Hoàng, huyện
Thiên Thi, Hưng Yên (nay huyện Ân Thi), 12 tuổi sung làm Thái học sinh, 16
tuổi đậu Hoàng giáp cùng khoa ơng Mạc Đỉnh Chi đậu Trạng ngun, có đi
sứ nhà Nguyên, làm quan trải 5 triều Trần, có nhiều kiến nghị điều trần”. [2,
69]
Năm 1821, Phan Huy Chú trong bộ Lịch triều hiến chương loại chí mục
Văn tịch chí đã dành nhiều lời bình phẩm tốt đẹp về Nguyễn Trung Ngạn:
“Lời thơ phần nhiều hào mại, có khí phách và cốt cách Đỗ Lăng. Những bài
làm trong khi sang sứ Trung Quốc, như các bài luật Động Đình Hồ, Nhạc

Dương Lâu, Hùng Tương dịch, Ung Châu, bài nào lời thơ cũng mạnh mẽ,
phóng khống khác thường” [11, tập IV, 65]; “Những câu hay rất nhiều,
không thể kể hết. Thơ tứ tuyệt lại càng hay, khơng kém gì thời Thịnh Đường”
(…) “Lời thơ đều thanh nhã, xinh đẹp, có phong thể như thơ của Long Tiêu,
Cung Phụng” [11, tập IV, 68].
Cũng trong Lịch triều hiến chương loại chí mục Nhân vật chí, Phan
Huy Chú đã xếp ơng là một trong mười người phị tá có cơng ở đời Trần

3


(Mười người đó là: Trần Quang Khải, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn,
Trương Hán Siêu, Lê Quát, Phạm Sư Mạnh, Đồn Nhữ Hài, Trần Thì Kiến,
Phạm Tơng Mại, Trần Ngun Đán). Phan Huy Chú đã nhận định về Nguyễn
Trung Ngạn như sau:
Người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi, Hưng Yên. Thời Anh
Tơng, năm Giáp Thìn (1304) ơng đỗ Hồng giáp, bấy giờ mới có 16
tuổi. Khi Minh Tơng lên ngơi, ông cùng Phạm Ngộ sang Nguyên báo tin
và dâng cống. Năm Đại Khánh thứ 8 (1321) ông làm chức Thị Ngự sử ở
Đài Ngự sử. Năm đầu Khai Thái (1324), sứ Nguyên là bọn Mã Hợp
Mưu cưỡi ngựa đến quãng đường đi xe ở cầu ao Tây Thấu, không chịu
xuống ngựa. Ông đem lý ra bắt bẻ, chúng phải xuống đi bộ. Sau trái ý
vua, ông bị đổi ra làm Thơng phán ở châu Anh Lãng (Đại Việt sử ký
tồn thư chép là Viêm Lãng). Ở đấy, ông nổi tiếng về chính sự, lại được
cất nhắc làm Thiêm tri coi việc ở cung Thánh từ. Năm thứ 3 (1326) lại
đổi làm An phủ sứ Thanh Hoa. Năm thứ 6, Hiến Tơng nối ngơi (1329),
Thượng hồng đi đánh Ngưu Hống, ơng đi theo hộ giá, làm ra quyển
“Thực lục”. Năm Khai Hựu thứ 4 (1332), được phong Nội Phó sứ viện
Nội mật, được cất lên coi việc ở viện Thẩm hình, nhưng vẫn kiêm An
phủ sứ Thanh Hoa. Ông dựng nhà Bình Dỗn xử kiện khơng có ai bị

oan lạm. Khi Thượng hồng đi đánh Ai Lao, ơng làm Phát vận sứ ở
Thanh Hoa, Ai Lao trốn chạy, ông vâng mệnh ghi công ở bia Ma nhai
rồi về. Năm thứ 9 (1337) đổi qua An phủ sứ Nghệ An, kiêm coi việc
chép quốc sử ở viện Quốc sử; rồi lại làm Tào vận sứ ở lộ Khoái Châu,
đặt Tào thương kho chứa thóc tơ để chẩn cấp cho dân đói. Vua xuống
chiếu cho các lộ phỏng theo đó mà làm. Năm thứ 12 (1340) được làm
Đại doãn ở kinh sư. Dụ Tông lên ngôi sai ông cùng với Trương Hán
Siêu biên định bộ “Hồng triều đại điển”, khảo soạn bộ “Hình thư” thi
4


hành. Năm Thiệu Phong thứ 2 (1352) lại thăng Nhập nội hành khiển
nhưng vẫn coi việc ở viện Khu mật. Năm thứ 15 (1355) ông được thăng
Kinh lược sứ trấn Lạng Giang, Đại hành khiển, Thượng thư hữu bật,
kiêm cả việc viện Khu mật, Đại học sĩ ở tòa Kinh diên, Trụ quốc Khai
huyện bá, gia thân quốc công. Hơn mười năm sau ơng mất, thọ hơn 80
tuổi (...). Ơng bình sinh thích ngâm vịnh, lời thơ hùng hồn mạnh mẽ, sở
đắc nhiều phong cách thơ của Đỗ Thiếu Lăng. Có Giới Hiên thi tập lưu
hành ở đời [8, 186-187].
2.2. Nhận định về Nguyễn Trung Ngạn trong các bộ lịch sử và văn
học sử, hợp tuyển thơ văn, tổng tập văn học từ thế kỷ XX đến nay
Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược (1919) có đánh giá về Nguyễn
Trung Ngạn như sau: “Năm Giáp Dần 1314 Thái tử Mạnh lên ngôi vua, tức là
vua Minh Tông. Thời bấy giờ làm quan tại triều có Đồn Nhữ Hài, Phạm Ngũ
Lão, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Chu Văn An...
đều là những người có tài cán, trí lực cả.” [34, 204]
Nguyễn Đổng Chi trong Việt Nam cổ văn học sử (1942) có nhắc đến
Nguyễn Trung Ngạn ở chương X khi viết về văn học đời Trần. Trong mục
Thơ ca và thi xã đời Trần, Nguyễn Đổng Chi đã giới thiệu về nhóm Bích
Động như sau:“Một vài thi xã đã thấy thành lập. Trong đó có thi xã của Trần

Quang Triều ở am Bích Động (Quỳnh Lâm) là cịn có ghi chép vào sách.
Những nhân viên thường xướng họa thơ trong thi xã như Trần Quang Triều,
Nguyễn Sưởng, Nguyễn Trung Ngạn, Nguyễn Ức, Tự Lạc tiên sinh...” [5,
294].
Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu (Nha Học chính
Đơng Pháp, 1943) chương thứ 4, thiên thứ 2 mục “Thi gia đời Trần” có nhắc

5


đến tập thơ của Nguyễn Trung Ngạn và giới thiệu tiểu sử, bên cạnh cịn trích
dẫn một số bài thơ của ông [20].
Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 1 (Văn
học truyền khẩu, văn học lịch triều: Hán văn) (Quốc học tùng thư xuất bản
1961) có nhắc đến Nguyễn Trung Ngạn và tập Giới Hiên thi tập ở phần chú
thích trong thư mục thứ IV: Thời kỳ thịnh đạt thứ nhất: đời Trần. [67, 120]
Bùi Văn Nguyên (chủ biên) trong Lịch sử văn học Việt Nam, tập 2, thế
kỷ X - giữa thế kỷ XIII, NXB GD, HN, 1962. Trong phần viết về văn học Việt
Nam thế kỷ X-XIV có đánh giá về thơ Nguyễn Trung Ngạn: ca ngợi cảnh đẹp
nước ngoài mà lòng vẫn hướng về Tổ quốc [63, 82].
Đinh Gia Khánh (chủ biên) trong Văn học Việt Nam thế kỷ X - nửa đầu
thế kỷ XVIII, 1977 cũng có đề cập đến Nguyễn Trung Ngạn và bình bài thơ
Ung Châu được ông viết lúc đi sứ khi đi qua thành này ở Quảng Tây, Trung
Quốc: “Nỗi lo sợ ấy của quân xâm lược cũng lại được Nguyễn Trung Ngạn
phản ánh trong bài thơ Ung Châu. Bài thơ này ông làm khi đi sứ sang triều
đình nhà Nguyên năm 1317, tức là ba chục năm sau cuộc xâm lược của giặc
Nguyên, kết thúc bằng hai câu:
“Tòng quân lão thú tằng chinh chiến,
Thuyết đáo nam chinh các tự sầu.”
(Lính già thuở trước từng trải qua chiến trận,

Nói tới Nam chinh luống ngậm ngùi.) [39, tr.72]
Trong Tổng tập Văn học Việt Nam, Trần Lê Sáng (chủ biên), tập 2, Nxb
KHXH, 2000, có ghi lại tiểu sử và tuyển một số bài thơ Nguyễn Trung Ngạn,
có nhận định: “Nguyễn Trung Ngạn từ nhỏ đã thơng minh xuất chúng, nổi
tiếng thần đồng... Trong cuộc đời làm quan qua 3 đời triều Trần, ông từng

6


được phong Đại học sĩ Trụ quốc Hướng huyện bá, Thiếu Bảo Khai quốc nội
hầu… Tính ơng cương trực, tài kiêm văn lẫn võ, có nhiều đóng góp cho cơng
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước lúc bấy giờ”. (Xin được mở ngoặt nói
thêm, thực tế là Nguyễn Trung Ngạn làm quan qua 4 đời triều Trần, chứ
không phải là 3 đời như cụ Trần Lê Sáng đã ghi).
Trong Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam (thế kỷ X-XIX), tập 1,
Bùi Duy Tân (chủ biên), Nxb Giáo dục, 2004 có nhắc đến Nguyễn Trung
Ngạn và thơ văn của ông, trong đó giới thiệu sơ lược về tiểu sử Nguyễn Trung
Ngạn và có tuyển bảy bài, đó là các bài: Lũ Tuyền, Kiệt Đặc sơn, Giang Ôn
dịch, Quy hứng, Thái Bình lộ, Động Đình hồ, Ung Châu.
2.3. Nhận định về Nguyễn Trung Ngạn trong các cơng trình nghiên
cứu và các bài viết đăng trên tạp chí
Trong bài viết “Nguyễn Trung Ngạn - nhà văn xuất sắc và nhà chính
trị có tài” đăng trên Tạp chí Văn học số 7 - 1965, Nguyễn Đức Vân đã đánh
giá Nguyễn Trung Ngạn: “là một nhà thơ lớn đời Trần và là một trong những
nhà thơ xuất sắc của lịch sử văn học nước ta” (…)“Nguyễn Trung Ngạn
không chỉ là một nhà thơ mà cịn là một nhà chính trị, một nhà trước thuật và
một nhà ngoại giao có tài. Khí phách của ông, tinh thần yêu nước, yêu dân
của ông, cũng như nghệ thuật sáng tác điêu luyện của ông, là những điều mà
chúng ta cần học tập”. [104, 75]
Mai Quốc Liên trong bài “Thơ đi sứ, khúc ca của lòng yêu nước và ý

chí chiến đấu” đăng trên Tạp chí Văn học số 3 - 1979 có đề cập đến thơ đi sứ
của Nguyễn Trung Ngạn: “Nguyễn Trung Ngạn, người sứ giả của Đại Việt
thời Trần, đã viết các bài Ung châu, Động Đình Hồ, Hùng Tương dịch... với
những âm hưởng ít thấy trong thơ xưa”. Theo tác giả đấy là “những vần thơ

7


hùng hồn, đầy niềm tin”, là “những bước đi lên của chế độ phong kiến Việt
Nam đang đầy niềm tin ở sức mạnh lịch sử”.
Trên Tạp chí Hán Nơm, số 3, năm 1997 có bài viết Đơi điều cần đính
chính lại của Nguyễn Cơng Lý. Bài viết đính chính lại cách gọi học vị của
Nguyễn Trung Ngạn cho chính xác mà trước đó một số bài viết đăng trên báo
Văn nghệ đã nhầm lẫn, bởi “đời Trần lúc Nguyễn Trung Ngạn thi khơng có
học vị Tiến sĩ mà chỉ có học vị Thái học sinh (dĩ nhiên hai học vị này tương
đương nhau). Ơng đỗ Hồng giáp (Đệ nhị giáp), tức đứng trên Thái học sinh
(Đệ tam giáp) lúc 16 tuổi ở khoa thi Đại tỷ năm Giáp Thìn (tháng 3 năm 1304)
đời vua Trần Anh Tông, niên hiệu Hưng Long thứ 13”. Bài viết còn xác định
lại năm mất của Nguyễn Trung Ngạn là 1369 chứ không phải là 1368, hay
1370 như một số tư liệu trước đây đã nêu. Về bài thơ Quy hứng của Nguyễn
Trung Ngạn, ngoài bản dịch quen thuộc của nhóm Lê Q Đơn trong Hồng
Việt thi văn tuyển (1958), tác giả cịn cung cấp một bản dịch khác của Xuân
Thuỷ; đồng thời có lời bình: “thể hiện phong vị quê hương… Tất cả mang
nặng nỗi lòng nhớ quê, tự hào về đất nước của người con xa xứ”.
Nguyễn Tài Cẩn trong Ảnh hưởng Hán văn Lí Trần qua thơ và ngơn ngữ
thơ Nguyễn Trung Ngạn xuất bản năm 1998 lấy Giới Hiên thi tập làm đối
tượng nghiên cứu chính. Tác giả lý giải các sáng tác theo nhiều bình diện khác
nhau và cũng đã nêu lên được nhiều điều mới mẻ. Đây là một cơng trình dày
dặn, cơng phu góp phần soi sáng tập thơ Giới Hiên thi tập trên bình diện ngơn
ngữ học.

Trong Thơ đi sứ do Phạm Thiều và Đào Phương Bình (biên dịch, giới
thiệu) có giới thiệu một số sáng tác của Nguyễn Trung Ngạn và đánh giá rất
cao về thơ đi sứ của ông “Thơ Nguyễn Trung Ngạn chan chứa lòng tự hào

8


dân tộc, lòng yêu đất nước và cũng thể hiện rất rõ khát vọng hịa bình hữu
nghị giữa hai dân tộc Việt - Trung”.
Tạ Ngọc Liễn trong bài viết “Nguyễn Trung Ngạn - một hồn thơ hào
phóng, giàu khí phách” in trong Danh nhân Thăng Long - Hà Nội, Nxb Hà
Nội, 2000 có đề cập đến Nguyễn Trung Ngạn và thơ văn của ông. Tác giả bài
viết cho rằng “Nguyễn Trung Ngạn là người có chí lớn và tài năng lớn”, “Về
thơ, Nguyễn Trung Ngạn có Giới Hiên thi tập (tập thơ của Giới Hiên)”. Theo
tác giả “Thơ Nguyễn Giới Hiên vừa có khí phách mạnh mẽ, vừa thanh nhã,
đẹp đẽ”.
Trịnh Khắc Mạnh trong Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nơm Việt Nam,
Nxb KHXH, 2002 có nhận định: “Nguyễn Trung Ngạn là một nhà chính trị,
một nhà thơ, nhà văn nổi tiếng và có nhiều cống hiến cho triều đại nhà Trần”.
Tác phẩm “Hoàng triều đại điển và Hình thư soạn chung với Trương Hán
Siêu (nay chưa tìm thấy), Giới Hiên thi cảo, Ma nhai kỷ công văn, có nhiều
thơ trong các sách: Trích diễm thi tập, Tồn Việt thi lục, Tinh tuyển chư gia
thi tập”.
Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội,
2003, trang 188 có đề cập đến tác gia Nguyễn Trung Ngạn bằng cách tóm
lược những nét chính trong cuộc đời Nguyễn Trung Ngạn và giới thiệu về thơ
Nguyễn Trung Ngạn và cho rằng “Thơ Nguyễn Trung Ngạn phần lớn làm trên
đường đi sứ, có lẽ là thơ sứ trình sớm nhất của Việt Nam”.
Năm 2009, Đoàn Lê Giang trong Tư tưởng lý luận văn học trung đại
Việt Nam trang 41 cũng có đề cập đến Nguyễn Trung Ngạn và tập thơ của

ông. Cụ thể tác giả viết “Nếu quý tộc và tăng sĩ sáng tác rất ít (người nhiều
thì cịn lại trên dưới mười bài, người ít thì chỉ một, hai bài), thì ngược lại nho
sĩ viết rất nhiều. Dường như ai cũng có thi tập và ít nhiều sách khác: Chu An

9


có Tiều Ẩn thi tập, Quốc ngữ thi tập, Tứ thư thuyết ước; Nguyễn Trung Ngạn
có Giới Hiên thi tập; Phạm Sư Mạnh có Hiệp Thạch tập; Hồ Tơng Thốc có
Thảo nhàn hiệu tần, Việt sử cương mục...”.
Trong bài “Về một số chức quan của Nguyễn Trung Ngạn” của Nguyễn
Đức Nhuệ đăng trên Tạp chí Xưa và nay, số 327, tháng 3 năm 2009, Nguyễn
Đức Nhuệ tóm lược những nét chính trong cuộc đời làm quan của Nguyễn
Trung Ngạn trong vương triều Trần: “thông qua một số chức quan của
Nguyễn Trung Ngạn cho thấy hoạn lộ của ông khá hanh thông, nhất là từ sau
1336”.
Nguyễn Vinh Phúc trong 1000 năm Thăng Long Hà Nội, Nxb Trẻ, 2009
có đoạn nhắc đến Nguyễn Trung Ngạn, cụ thể trang 1033 viết “Năm 1341 đổi
chức Đại An phủ sứ ở kinh đô thành Kinh sư đại doãn bổ Nguyễn Trung Ngạn
giữ chức ấy”.
Nguyễn Minh Tường trong bài viết “Danh nhân văn hóa Nguyễn Trung
Ngạn” trên Tạp chí Xưa và nay, số 327, tháng 3-2009, có đoạn viết “Hiện
nay, chúng ta chỉ cịn lại một số bài thơ của Nguyễn Trung Ngạn được sưu
tầm vào thế kỷ thứ XV, lưu giữ trong các bộ hợp tuyển “Việt âm thi tập” của
Phan Phu Tiên và Chu Xa, “Tinh tuyển chư gia luật thi” của Hoàng Đức
Lương”. Trong bài viết này tác giả Nguyễn Minh Tường nhận xét “Nguyễn
Trung Ngạn là một thi sĩ có tài, âm hưởng trong thơ khá đa dạng”.
Trong một bài viết của Quốc Chấn có tựa đề “Một danh nhân hội tụ các
phẩm chất của trí thức Việt Nam” trên Tạp chí Xưa và nay, số 327, tháng 3
năm 2009, có nhắc đến Nguyễn Trung Ngạn và tập thơ Giới Hiên thi tập của

ơng: “Sách Đại Việt sử ký tồn thư có chép một bài thơ do Giới Hiên Nguyễn
Trung Ngạn tự viết về mình...”. Bài viết ca ngợi phẩm chất nhân cách của

10


Nguyễn Trung Ngạn, xem Nguyễn Trung Ngạn là “tự biết đánh giá đúng về
bản thân, biết tự khẳng định mình”.
Bài viết của Đinh Khắc Thuân đăng trên Tạp chí Xưa và nay, số 327,
tháng 3 năm 2009 “Về quê hương và gia thế của Hoàng Giáp Nguyễn Trung
Ngạn”, Đinh Khắc Thuân đã căn cứ vào các sách Lược truyện các tác gia
Hán Nôm của Trần Văn Giáp, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam do Nguyễn
Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế biên khảo, tác giả đã “bổ sung tư liệu điền dã,
gia phả để lý giải về những nghi vấn” những vấn đề về quê hương dòng họ và
gia thế của Nguyễn Trung Ngạn cịn tồn tại ít nhiều nghi vấn trước đó. Đinh
Khắc Thuân cho rằng năm sinh của Nguyễn Trung Ngạn là năm Canh Dần bởi
vì theo tác giả “với sự nghiệp và cuộc đời thăng trầm, nhưng đầy hiển hách
và thành danh như vậy hoàn toàn tương ứng với tuổi Canh Dần (1290) hơn là
tuổi Kỷ Sửu (1289)”. Theo tác giả “Nguyễn Trung Ngạn là dòng dõi Trạng
nguyên Nguyễn Hiền, được sinh ra từ Thổ Hoàng (Hưng Yên), thi đỗ Hoàng
giáp khoa Thái học sinh nhà Trần”.
Bài viết của Nguyễn Vinh Phúc có tựa đề “Những đền thờ Nguyễn
Trung Ngạn tại Hà Nội”, Tạp chí Xưa và nay, số 327, tháng 3 năm 2009, đã
thống kê được ở Hà Nội có 7 nơi thờ cụ, Nguyễn Vinh Phúc cho rằng rất có
thể nhà Nguyễn Trung Ngạn ở phường gần khu vực cửa sông Tô: “Nguyễn
Trung Ngạn quê Hưng Yên, làm quan và sinh hoạt ở nhiều nơi nhưng gắn bó
khơng ít với Hà Nội… Thời Trần thành Thăng Long chia ra 61 phường, không
rõ nhà cụ ở phường nào song có khả năng là gần khu vực cửa sơng Tơ vì ở
Hà Nội vốn có 7 nơi thờ cụ thì đều là thuộc vùng bến Tơ Giang cũ”.
Bài viết “Về cuốn gia phả họ Nguyễn Công (làng Bình Thọ, xã Thái

Sơn, hụn Đơ Lương, tỉnh Nghệ An)” của tác giả Vũ Duy Mền đăng trên
Tạp chí Xưa và nay, số 327, tháng 3 năm 2009, có nhắc đến Nguyễn Trung

11


Ngạn “trong gia phả họ Nguyễn Công ghi danh nhiều người đỗ đạt Đại khoa,
tiêu biểu như Trạng nguyên Nguyễn Hiền, Hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn”.
Bài viết “Một số vấn đề liên quan đến danh nhân Nguyễn Trung
Ngạn” của Nguyễn Tài Cẩn đăng trên Tạp chí Xưa và nay, số 327, tháng 3
năm 2009, cũng có đề cập “Kho từ ngữ trong Giới Hiên thi tập (huyền huyền,
tiên tào, nguyệt nữ… đốn giác, tàng lị tháp, chân thân…) chứng tỏ điều ấy và
nhiều câu nhiều bài trong thơ ông cũng chứng tỏ là ông luôn luôn cập nhật
kịp thời với thời đại ông”. Nguyễn Tài Cẩn cho rằng “Nguyễn Trung Ngạn
xứng đáng được coi là một danh nhân lớn của đất nước”.
Bài viết “Vài nét về thể chế chính trị Đại Việt thời Nguyễn Trung Ngạn
(1298-1370)” của Trần Thị Vinh đăng trên Tạp chí Xưa và nay, số 327, tháng
3 năm 2009, có đoạn nhắc đến Nguyễn Trung Ngạn “Xã hội Đại Việt thời
Nguyễn Trung Ngạn là xã hội của ba lần kháng chiến chống Nguyên - Mông
thắng lợi. Đây là thời điểm quân dân Đại Việt thời Trần bước vào giai đoạn
khắc phục những hậu quả sau chiến tranh và xây dựng lại đất nước với chí
khí của những người chiến thắng”.
Trong bài “Đền thờ Nguyễn Trung Ngạn tại Thổ Hồng” của Phạm
Văn Kính trên Tạp chí Xưa và nay, số 327, tháng 3 năm 2009, tác giả giới
thiệu về phần mộ Nguyễn Trung Ngạn, bài viết đề cập “phần mộ của cụ
Nguyễn Trung Ngạn đặt ở cồn Con Nhạn (hình đất như con Nhạn) nằm ở phía
tây nam làng Thổ Hoàng khoảng 1 km đường chim bay”.
Bài viết “Hiện trạng tấm bia Ma nhai kỷ công bi văn (1335) của
Nguyễn Trung Ngạn” của Nguyễn Phúc Giác Hải đăng trên Tạp chí Xưa và
nay, số 327, tháng 3 năm 2009, có viết: “Năm Giáp Tuất (1334) Thượng

hồng Trần Minh Tông đi tuần thú đạo Nghệ An và dẹp loạn ở biên giới Ai

12


Lao, thắng trận. Chiếu cho Nguyễn Trung Ngạn mài sườn núi khắc chữ ghi
công rồi về”.
Nguyễn Hải Kế trong bài viết “Nguyễn Trung Ngạn - Tấm gương tiêu
biểu cho thế hệ vàng của trí thức Thăng Long - Đại Việt nửa đầu thế kỷ
XIV” in trong Tuyển tập cơng trình nghiên cứu văn hóa Thăng Long - Hà
Nội, đã nhận định “Nguyễn Trung Ngạn người tiêu biểu cho thế hệ những anh
tài” là nhân vật kiệt xuất của thời đại do chính triều Trần tạo ra bằng chính
hào khí và hồng phúc mà thời đại này có”, tác giả cho rằng: “Trên dưới nửa
thế kỷ, sau cơn “xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã” có một Nguyễn Trung Ngạn
người tiêu biểu trong thế hệ những anh tài. Đó là nguyên khí, là hồng phúc và
cũng là chính sản phẩm của triều Trần, quốc gia Đại Việt nửa đầu XIV dựng
xây”.
Nguyễn Công Lý trong bài viết “Thơ đi sứ trung đại Việt Nam viết về
danh thắng ở Hồ Nam - Trung Hoa và trường hợp Nguyễn Trung Ngạn”
(2011) đã nêu diện mạo thơ sứ trình trung đại Việt Nam, từ đó đi sâu giới
thiệu thơ đi sứ Nguyễn Trung Ngạn, trong đó có thơ viết về danh thắng ở Hồ
Nam: “Riêng thơ của ơng viết về Hồ Nam có đến 13 bài: Tương giang thu
hoài, Hồ Nam, Du Nhạc Lộc tự, Nhạc Dương lâu (kỳ nhất), Nhạc Dương lâu
(kỳ nhị), Tương Trung tức sự, Tương Trung tống biệt, Động Đình hồ, Kinh
Nam tình vọng, Đàm Châu Hùng Tương dịch, Hồi Nhạn phong, Hoài Giả
Nghị, Dạ bạc Giang Lăng thành”. Tác giả cho rằng: “Con số 13 bài (với 12
đầu đề) trên 53 bài thơ đi sứ hiện cịn, tỷ lệ đó ít nhiều cũng đã nói lên tình
cảm sâu đậm mà Nguyễn Trung Ngạn đã dành cho đất Hồ Nam. Điều này
cũng chứng tỏ Hồ Nam là nơi có nhiều danh thắng kỳ thú, và chính phong
cảnh hữu tình ấy đã gợi cảm hứng cho thi nhân - sứ giả không thể không cất

bút ghi lại”.

13


Phạm Văn Khối - Tạ Dỗn Quyết trong bài viết “Hán văn Lý-Trần và
Hán văn thời Nguyễn trong cái nhìn vận động của cấu trúc văn hóa Việt
Nam thời trung đại” in trên Tạp chí Hán Nơm năm 2011 có đoạn viết “Thơ
đời Lý chủ yếu là các bài kệ của các Thiền sư. Thơ của các vua Trần (Trần
Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông...) chủ yếu đề cập đến chủ đề
Thiền với ngôn ngữ phác thực giản dị mang biểu tượng Thiền. Có thể xem thơ
của họ là bước chuyển tiếp từ thơ có nhiều yếu tố của ngữ lục thời Lý sang
thơ có nhiều yếu tố của ngôn ngữ sách vở hơn của nho sĩ thời Trần mà thơ
của Chu Văn An, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trung Ngạn, Trần Nguyên Đán,
Nguyễn Phi Khanh... được xem là những đại diện tiêu biểu nhất.”
Bài viết của Trần Thị Băng Thanh “Tập thơ Giới Hiên thi tập của
Nguyễn Trung Ngạn” đăng trên Tạp chí Hán Nơm số 1-2012 có đề cập đến
cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trung Ngạn; điểm qua những nét tổng quát
về nội dung và đặc điểm thơ Nguyễn Trung Ngạn. Bên cạnh, bài viết còn lý
giải sự ảnh hưởng nhất định của chiều sâu lịch sử đối với những sáng tác của
Nguyễn Trung Ngạn trong thời gian ông đi sứ ở xứ người.
Nguyễn Đăng Na trong “Về bài Quy hứng của Nguyễn Trung Ngạn”
đăng trên Tạp chí Hán Nơm số 3/2012 có đoạn “Hồng Việt thi tuyển gồm sáu
quyển do Bùi Huy Bích soạn, Hi Văn Đường khắc, Nguyễn Tập viết tựa.
Trong quyển hai, tờ 8a có bài Quy hứng của Nguyễn Trung Ngạn, theo thất
tuyệt nhưng 2 vần bằng cách dòng 1-3”. Bài viết nêu lên cách hiểu bài thơ có
vài ý khác so với cách hiểu trước đây về một vài từ ngữ.
Có thể nói, cho đến nay việc nghiên cứu về Nguyễn Trung Ngạn đã
khơng cịn xa lạ, theo như chúng tơi thấy có đến hơn vài chục cơng trình, bài
viết có liên quan đến ơng. Những thành tựu đó là rất quý để người viết luận

văn này tuiếp thu, kế thừa trong khi triển khai nội dung đề tài.

14


3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu cuộc đời và chủ
yếu là thơ văn hiện còn của Nguyễn Trung Ngạn. Cái khó khăn là Giới Hiên
thi tập hiện chưa được xuất bản trọn vẹn, chúng tôi lại không đọc được trực
tiếp văn bản thơ chữ Hán là một trở ngại để tìm hiểu tác phẩm, nên trong q
trình triển khai đề tài luận văn, chúng tơi xin dựa vào các bộ sách sau: Hoàng
Việt thi tuyển của Tồn Am Bùi Huy Bích (bản dịch của Trung tâm Nghiên
cứu Quốc học), Ảnh hưởng Hán văn Lý - Trần qua thơ và ngôn ngữ thơ
Nguyễn Trung Ngạn của Nguyễn Tài Cẩn (53 bài thơ), trong các bộ Hợp
tuyển thơ văn Việt Nam, tập 2, do Đinh Gia Khánh, Bùi Văn Nguyên,
Nguyễn Ngọc San biên soạn, và trong bộ Tổng tập văn học Việt Nam, tập 2,
do Trần Lê Sáng chủ biên. Riêng bộ Thơ văn Lý - Trần, 3 tập, của Viện Văn
học thì rất tiếc là khơng có trích tuyển thơ Nguyễn Trung Ngạn, bởi tập 2,
quyển hạ chưa xuất bản. Phạm vi là tìm hiểu nội dung và nghệ thuật trong tập
thơ.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để triển khai đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp nghiên cứu văn học sử: cụ thể là phương pháp phân tích
và phương pháp tổng hợp. Trên cơ sở những gì đã phân tích chúng tôi sẽ dùng
phương pháp tổng hợp để khái quát, hệ thống vấn đề. Bên cạnh, trong lúc triển
khai đề tài, luận văn còn sử dụng thao tác thống kê, phân loại.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu: chúng tôi dùng phương pháp này để
tìm hiểu những nét tương đồng, dị biệt trong thơ văn Nguyễn Trung Ngạn qua
so sánh bút pháp, đề tài, v.v.. mục đích tiếp cận đối tượng theo nhiều hướng

khác nhau nhằm tìm ra những đặc điểm quan trọng.
15


- Vận dụng thi pháp học: nhằm đi sâu vào những hình thức nghệ thuật,
ngơn từ để tìm hiểu và cảm nhận sâu hơn về giá trị nội dung cảm hứng cũng
như tìm hiểu nghệ thuật thơ Nguyễn Trung Ngạn.
5. ĐĨNG GĨP CHÍNH CỦA LUẬN VĂN
Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những thành tựu đã có, với đề tài này lần đầu
tiên Nguyễn Trung Ngạn và Giới Hiên thi tập của ơng được chúng tơi tìm
hiểu một cách hệ thống toàn diện, đầy đủ và chuyên sâu trên phương diện nội
dung cảm hứng và những biểu hiện nghệ thuật.
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngồi phần Dẫn nhập trình bày những vấn đề chung, trọng tâm của luận
văn gồm có ba chương như sau:
Chương 1: Xã hội Đại Việt từ thịnh Trần sang vãn Trần và tác gia
Nguyễn Trung Ngạn (24 trang, từ trang 17 đến 41)
Chương 2: Giới Hiên thi tập nhìn từ nội dung cảm hứng (51 trang, từ
trang 42 đến 93)
Chương 3: Giới Hiên thi tập nhìn từ nghệ thuật biểu hiện (35 trang, từ
trang 94 đến 129)
Cuối cùng là phần Kết luận, Tài liệu tham khảo với 104 danh mục.
Chương 1, luận văn tìm hiểu về bối cảnh lịch sử, lai lịch tiểu sử tác giả,
như là nền tảng, để sang chương 2 nghiên cứu về những nội dung cảm hứng
chính, và sang chương 3 tìm hiểu về nghệ thuật thơ Nguyễn Trung Ngạn.

16


CHƯƠNG MỘT

XÃ HỘI ĐẠI VIỆT TỪ THỊNH TRẦN SANG VÃN TRẦN
VÀ TÁC GIA NGUYỄN TRUNG NGẠN

1.1. XÃ HỘI ĐẠI VIỆT TỪ THỊNH TRẦN SANG VÃN TRẦN
Nhà Trần (1225-1400) tồn tại trong 175 năm, là một trong những triều
đại thịnh trị trong lịch sử dân tộc. Đây là triều đại hào hùng với truyền thống
chống giặc ngoại xâm, là triều đại in đậm chiến tích khi ba lần đại thắng qn
Ngun-Mơng. Thời đại lẫy lừng đó ln ngân vang cùng với những tên tuổi:
Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Thủ Độ, Trần
Hưng Đạo, Trần Quang Khải… mãi là niềm tự hào lớn cho lịch sử nước Việt.
Trong giai đoạn thịnh Trần, Đại Việt là một quốc gia phát triển hùng
mạnh, uy thế lẫy lừng, nhà Nguyên (Trung Quốc) và các nước lân bang đều
kính nể. Kết thúc chiến tranh, vương triều phong kiến nhà Trần lãnh đạo tồn
dân đồn kết xây dựng, khơi phục kinh tế. Trần Phu, sứ giả nhà Nguyên, năm
1293 sang nước ta có làm bài thơ “An Nam tức sự” có câu ca ngợi cảnh Đại
Việt như sau: “Lúa mỗi năm chín 4 lần; Tuy vào giữa mùa đông mà mạ vẫn
mườn mượt”. Hay Uông Đại Uyên, một tác giả đời nhà Nguyên đã từng viết:
“Nước Đại Việt đất rộng, người đơng, khí hậu thường nóng, ruộng đất phì
nhiêu”.
Đây là giai đoạn mà triều đình trung ương đã có nhiều chính sách thúc
đẩy các mối quan hệ xã hội phát triển. Các vua đời Lý - Trần đều có nhiều
chính sách khuyến khích nông nghiệp: đắp đê, trị thủy, bảo vệ mùa màng.
Chẳng hạn: “Năm 1118, vua Lý cho đắp đê Cơ Xá. Tiếp theo nhà Lý, nhà
Trần đã từng bước phát triển và củng cố các hệ thống đê ở các sông, đặc biệt
17


là sông Nhĩ Hà, lại đặt ra những chức Hà đê chánh sứ, phó sứ để chuyên coi
việc đào kênh ngịi, đắp đê đập nhằm phục vụ giao thơng và thủy lợi” [72,71].
Năm 1248, vua Trần ra lệnh cho các lộ đắp đê đầu nguồn sông ra đến biển.

Tiếp đến năm 1255 vua sai Lưu Miễn đi sửa đắp các đê tại Thanh Hoa, nhà
nước cịn có quy định: “hàng năm vào tháng giêng hoặc khi mùa màng rỗi
rãi, tất cả nhân dân không phân biệt sang hèn, già trẻ đều phải đi đắp đê, học
sinh Quốc tử giám cũng khơng được miễn” [72,117]. Qua đó có thể thấy một
đất nước thuần nơng như nước ta, việc việc triều đình quan tâm, chú trọng
phát triển nơng nghiệp là một chính sách đúng đắn và đúng hướng. Bên cạnh
đó, nhiều chính sách khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích canh tác cũng
được quan tâm chú trọng, chính sách “ngụ binh ư nông” áp dụng từ thời nhà
Lý cũng đã được nhà Trần kế thừa, góp phần đảm bảo lương thực cho quốc
gia khi đất nước có ngoại xâm, nhất là từ phương Bắc tới.
Giáo dục được xem là một trong những mấu chốt quan trọng trong việc
phát hiện, đào tạo cũng như tuyển chọn nhân tài cho quốc gia nên dưới đời
Trần rất được quan tâm, đề cao và khuyến khích. Trong việc tuyển chọn nhân
tài vào bộ máy chính quyền, nhà Trần ngày chú trọng đến việc khảo thí hơn là
đề cử, tiến cử hoặc thế tập. Những người tuy khơng đỗ đạt cao nhưng có tài
cũng được triều đình cất nhắc và trọng dụng, trường hợp Đồn Nhữ Hài là
một ví dụ. Bàn về việc dùng người tài Phan Huy Chú, một sử gia đầu đời
Nguyễn đã từng nhận định: “Triều Trần dùng người thật là công bằng, tuy đã
đặt khoa mục mà trong việc kén dùng chỉ cốt tài là được, cho nên những nho
sĩ có chí thường được trổ tài mình, khơng đến nỗi bó buộc, hạn chế về tư
cách..., chỉ cần người dùng được chứ không câu nệ xuất thân. Nhân tài và văn
học được thịnh cũng nhờ thế chăng ?” [72, 115].
Năm 1070 vua Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn miếu. Năm 1076 vua
Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc tử giám bên cạnh Văn miếu chủ yếu là
18


dùng vào việc dạy học cho các con em của vua, hồng thân, quan lại đại thần,
q tộc thì đến thời Trần năm 1252 Quốc tử giám được mở rộng tuyển sinh
góp phần giúp cho những phần tử xuất sắc trong con em thứ dân cũng được

vào học. Năm 1397, triều đình đặt các chức quan ở các lộ, phủ, châu nhằm mở
rộng việc học ra cả nước. Việc mở rộng học hành trong tồn dân đã góp phần
đào tạo nên rất nhiều nho sĩ tài năng phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng,
bảo vệ và phát triển đất nước. Đó là một trong nhiều lý do làm cho đất nước
hùng cường, đã chiến đấu và chiến thắng kẻ thù hùng mạnh phương bắc đến
nhiều lần, làm cho kẻ thù khiếp đảm, kinh hồn bạt vía khi nghe nhắc đến Nam
chinh thì chỉ biết lặng lẽ “ngậm ngùi” buồn và có lẽ cũng nhờ thế mà Đại Việt
thời Trần đã tạo dựng cho mình một cơng trạng hiển hách, đầy hiên ngang và
rất đỗi hào hùng trong dòng chảy của lịch sử dân tộc.
Từ sau chiến thắng Nguyên - Mông lần thứ ba (1288), đất nước về cơ bản
là thái bình, họa xâm lăng từ phương Bắc khơng còn đáng lo ngại nữa nhưng
hoạ chiến tranh ở biên giới phía Nam thi thoảng vẫn diễn ra, thêm vào đó lúc
này nội bộ triều đình lại có nhiều rối ren. Các danh tướng một thời đánh Nam
dẹp Bắc, làm quân thù khiếp sợ, thì trong thời bình lại sa vào hưởng thụ, chỉ
lo cho điền trang thái ấp của mình, có khi vơ vét bóc lột nhân dân, khơng quan
tâm đến lợi ích của quốc gia dân tộc. Trường hợp của danh tướng Trần Khánh
Dư là một ví dụ. Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Nhân Huệ Vương Trần Khánh
Dư từ Bài Áng vào chầu, người trong trấn kiện Trần Khánh Dư tham lam thô
bỉ. Hành khiển đem sự trạng tâu lên. Trần Khánh Dư nhân đó tâu vua:
‘Tướng là chim ưng, dân lính là vịt, dùng vịt để ni chim ưng thì có gì là
lạ?’. Vua khơng hài lòng Trần Khánh Dư bèn trở về. Trần Khánh Dư vào
chầu khơng q 4 ngày đã trở về vì sợ ở lâu bị vua khiển trách”. [55, 91]
Chính những mâu thuẫn nội bộ, những tranh giành về quyền lực của các
phe phái trong hồng tộc và trong triều đình là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự
19


phá vỡ khối đại đồn kết trong tơn thất nhà Trần. Vụ biến Trần Quốc Chẩn là
một minh chứng chua xót:
Bấy giờ, vua ở ngơi 15 năm, tuổi đã cao mà chưa lập Thái tử.

Cha hoàng hậu là Quốc Chẩn giữ ý định đợi hồng hậu có con rồi sẽ lập
Thái tử. Cương Đơng Văn Hiến hầu là con (có sách chép là em) của Tá
Thánh Thái sư Nhật Duật, muốn đánh đổ hoàng hậu để lập hoàng tử
Vượng, mới đem 100 lạng vàng đút lót cho gia thần của Quốc Chẩn là
Trần Phẫu, bảo nó vu cáo Quốc Chẩn âm mưu phản loạn. Vua tin là thực
giam Quốc Chẩn ở chùa Tư Phúc rồi đem việc ấy hỏi Thiếu bảo Trần
Khắc Chung. Khắc Chung cùng cánh với Văn Hiến lại cùng mẹ với
Vượng, đều là người Giáp Sơn và đã từng làm thầy dạy thái tử Trần
Vượng, liền trả lời: ‘Bắt hổ thì dễ, thả hổ thì khó’. Vua mới cấm tiệt
không cho ăn uống, bắt phải tự tử. Hoàng hậu lấy áo tẩm nước cho Quốc
Chẩn uống, uống xong thì chết. Nhà vua ra lệnh bắt bớ đến hơn trăm
người liên quan. Mỗi khi xử án, bị can phần nhiều đều kêu oan. Vài năm
sau, gặp khi vợ cả, vợ lẽ tên Phẫu ghen nhau, đem chuyện Văn Hiến đút
vàng tâu lên vua. Phẫu bị hạ ngục. Ngục quan Lê Duy là người cương
trực xét xử ngay ngày hơm ấy. Tên Phẫu bị lăng trì, nhưng chưa kịp hành
hình thì gia nơ Thiệu Võ (khơng rõ tên) đã ăn sống hết cả thịt của nó.
Văn Hiến được miễn tội chết, bị giáng làm dân thường, xoá tên trong sổ
hoàng tộc [55, 142].
Câu chuyện ấy là dấu hiệu khởi đầu cho sự suy tàn của triều đại nhà
Trần. Qua đó chứng tỏ danh lợi, quyền thế, sự hưởng lạc, lòng phản trắc đang
chiếm ưu thế trong tâm lý tư tưởng của con người trong xã hội ở giai đoạn
cuối thịnh Trần sang vãn Trần.

20


Ngay như chuyện sinh hoạt của nhà vua trong triều cũng là một đề tài
đáng phải bàn luận, việc chữa bệnh kỳ quái của Trâu Canh và việc thông dâm
loạn luân của nhà vua với chị ruột cũng bị sử sách ghi lại và phê phán một
cách nặng nề. Đại Việt sử ký toàn thư chép:

Trâu Canh thấy vua bị liệt dương, dâng phương thuốc nói rằng giết đứa
bé con trai, lấy mật hoà với dương khởi thạch mà uống và thơng dâm với chị
hay em ruột của mình thì sẽ hiệu nghiệm. Vua làm theo, thông dâm với chị
ruột là công chúa Thiên Ninh, quả nhiên công hiệu. Canh từ đấy được yêu quý
hơn, được ngày đêm luôn ở trong hậu cung hầu hạ thuốc thang. Canh liền
thông dâm với cung nữ, việc phát giác, Thượng hoàng định bắt Canh chết,
nhưng vì có cơng chữa khỏi bệnh cho vua nên được tha” [55,165]. Ngay trong
tôn thất họ Trần chỉ vì mắc lỗi tư thơng với cung nữ mà bị giết. Đại Việt sử ký
toàn thư chép:
Bảo Uy Vương Hiến có tội bị đuổi ra làm Phiêu Kỵ tướng quân
trấn Vọng Giang, rồi bị giết ở sông Vạn Nữ, lộ Trường Yên. Buổi đầu
dựng nước, thuyền buôn nước Tống sang dâng người nước Tiểu Nhân,
thân dài bảy tấc, tiếng như ruồi nhặng, không thông ngôn ngữ, lại dâng
một tấm vải hoả hoãn (loại vải chống lửa), giá mỗi thước ba trăm quan
tiền, lưu truyền làm của quý. Sau đem may áo vua, cắt hơi ngắn, sai cất
trong nội phủ. Bảo Uy tư thông với cung nhân lấy trộm áo ấy. Một hôm
Bảo Uy mặc áo ấy vào trong rồi vào hầu, tâu việc trước mặt Thượng
hoàng, để lộ ống tay áo ra. Thượng hồng trơng thấy có ý ngờ, cho
người kiểm xét lại, quả nhiên chiếc áo cất giữ đã mất. Người cung nhân
sai người thị tỳ già đến nhà Bảo Uy vương lấy áo đem về, rồi ngầm đem
vào cung dâng trình. Thượng hồng khơng nỡ giết, đuổi Bảo Uy vương
ra làm quan ở trấn ngồi. Đến sơng Vạn Nữ, sai vũ sĩ đi thuyền nhẹ đuổi
giết, vứt xác vào bãi cát rồi về, giáng làm Bảo Uy hầu. [55,163]
21


×