Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về công tác thanh niên và ý nghĩa của nó đối với việc đổi mới công tác thanh niên ở tỉnh bình dương hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.23 KB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------

NGUYỄN HỒNG NHUNG

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ CƠNG TÁC THANH NIÊN
VÀ Ý NGHĨA CỦA NĨ ĐỐI VỚI VIỆC
ĐỔI MỚI CƠNG TÁC THANH NIÊN
Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------

NGUYỄN HỒNG NHUNG

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ CƠNG TÁC THANH NIÊN
VÀ Ý NGHĨA CỦA NĨ ĐỐI VỚI VIỆC
ĐỔI MỚI CƠNG TÁC THANH NIÊN
Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG HIỆN NAY

Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.80



Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Vũ Văn Gầu

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi cùng với
sự hướng dẫn của PGS.TS Vũ Văn Gầu. Các số liệu, kết quả trình bày
trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013
Tác giả

Nguyễn Hồng Nhung


LỜI CÁM ƠN
Qua đề tài tôi gởi lời cám ơn chân thành đến Ban giám hiệu, quý Thầy, Cô
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh đã tạo
điều kiện, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tơi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy hướng dẫn: PGS.TS
Vũ Văn Gầu đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tơi trong q trình nghiên cứu để
hồn thành đề tài này.

Tác giả

Nguyễn Hồng Nhung


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài .............................................. 2
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................... 7
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .......................... 8
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ............................................. 8
6. Kết cấu của luận văn................................................................................ 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN
1.1. Cơ sở thực tiễn và lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng
tác thanh niên ................................................................................................. 10
1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh niên ................... 29

CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH TRONG ĐỔI MỚI CƠNG TÁC THANH NIÊN Ở

TỈNH BÌNH

DƯƠNG HIỆN NAY
2.1. Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh trong đổi mới công tác thanh
niên ......................................................................................................... ..63
2.2. Thực trạng công tác thanh niên ở Bình Dương hiện nay ..................... 77
2.3. Một số giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thanh niên
ở Bình Dương hiện nay ................................................................................... 93


KẾT LUẬN ............................................................................................ 106
PHỤ LỤC………………………………………………………………...109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………….114



1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những di sản tinh thần vơ giá mà Hồ Chí Minh để lại cho
nhân dân và thế hệ trẻ nước ta là những quan điểm, nội dung tư tưởng chiến
lược về tổ chức, phát huy vai trò to lớn của thanh niên vì sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Qua các
thời kỳ cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên những tư tưởng, quan
điểm lý luận về xây dựng, củng cố tổ chức Đồn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh là hết sức quan trọng có giá trị bền vững, lâu dài mang tính định
hướng sâu sắc trong tình hình hiện nay.
Tại tỉnh Bình Dương, trong quá trình phát triển tồn diện trên các
lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội và xây dựng đô thị văn minh, hiện đại
cũng đang đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với công tác thanh
niên. Thanh niên đang có những thay đổi về cơ cấu xã hội, địa vị kinh tế, tư
tưởng chính trị, tâm lý, lối sống... những thay đổi này diễn ra mạnh mẽ, bên
cạnh những yếu tố tích cực là những hạn chế tiêu cực. Đồng thời, việc đổi
mới nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức Đoàn chưa theo kịp sự
phát triển của tình hình thanh niên; sức ảnh hưởng trong thanh niên chưa
sâu rộng, tính gương mẫu của cán bộ Đồn, Hội và đồn viên, hội viên cịn
hạn chế.

u cầu đổi mới, phát huy vai trị cơng tác vận động và đoàn kết tập
hợp thanh niên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh
quốc phịng, trật tự an tồn xã hội trong giai đoạn hiện nay ngày càng cấp
thiết. Tuy nhiên, đổi mới như thế nào, đâu mới thực sự kim chỉ nam đúng
đắn, thực sự hiệu quả, có tác động lâu dài cho q trình đổi mới cơng tác
thanh niên hiện nay ở tỉnh Bình Dương ?


2

Từ đó, đặt ra yêu cầu nghiên cứu quan điểm, nội dung tư tưởng chiến
lược về giáo dục, tổ chức và phát huy vai trò của thanh niên trong tư tưởng
Hồ Chí Minh làm cơ sở, nền tảng đề xuất những giải pháp, chương trình
phù hợp để phát huy thế mạnh của các lực lượng thanh niên; định hướng
thực hiện những chính sách nhất quán, đồng bộ, lâu dài đối với thanh niên
và công tác thanh niên trên địa bàn Tỉnh. Vì vậy, tác giả đã chọn “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh niên và ý nghĩa của nó đối với
việc đổi mới cơng tác thanh niên ở tỉnh Bình Dương hiện nay” làm đề
tài nghiên cứu.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Vấn đề về lực lượng thanh niên và đoàn kết tập hợp, phát huy nguồn
lực thanh niên từ lâu đã trở thành vấn đề được các nhà khoa học, lý luận
chú trọng, quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ: lịch sử, xã hội học, xã
hội – chính trị,…Ở nước ta, trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng dân tộc,
vấn đề thanh niên đã được nhiều tác giả đặt ra. Tuy nhiên, trong nhiều
luồng tư tưởng và nhận định khác nhau trong giai đoạn đầu thế kỷ XX, Chủ
tịch Hồ Chí Minh là người cộng sản Việt Nam đầu tiên sớm nhận thức đúng
vai trị, vị trí của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc
và xây dựng xã hội mới. Tư tưởng Hồ Chí Minh ln là niềm tin, chỗ dựa
vững chắc, góp phần giáo dục, động viên tinh thần và ý chí đánh giặc, xây

dựng và phát triển tổ chức của thanh niên Việt Nam. Tư tưởng của Người
có sức ảnh hưởng, lan tỏa và dấu ấn sâu sắc trong nhận thức, hành động của
các thế hệ thanh niên Việt Nam.
Nhiều tác giả đã nghiên cứu, đề cập đến vấn đề này, nhưng những sự
đề cập đó chỉ dừng lại như một sự liên hệ hoặc được bàn đến với tư cách là
một nội dung có liên quan. Chúng tôi xin tổng hợp lại đây những công trình
nghiên cứu ấy theo các nhóm vấn đề như sau:


3

Thứ nhất, tổng quan về công tác thanh niên và xây dựng củng cố
tổ chức Đoàn, phong trào thanh niên:
Mác, Ăng-ghen (2004), Bàn về thanh niên, NXB Thanh niên, Hà
Nội: Trong tác phẩm này là một loạt bài viết của C.Mác và Ph.Ăng-ghen về
thanh niên từ năm 1844 đến năm 1894, nêu lên những luận điểm cơ bản của
các nhà sáng lập chủ nghĩa cộng sản khoa học về vai trị nhiệm vụ của
thanh niên và Đồn thanh niên. Đây chính là những quan điểm lý luận
chuẩn mực và giá trị thực tiễn lớn lao về nhiều vấn đề của thanh niên, là tài
liệu khoa học về cuộc sống và hoạt động của các thế hệ thanh niên trong thế
kỷ trước.
V.I.Lênin (1981), Bàn về thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội: Trong
tác phẩm này là một loạt bài viết, bài nói của V.I.Lênin từ năm 1913 đến
năm 1922, luận bàn về những nhiệm vụ của thanh niên cách mạng bằng tất
cả tình cảm nồng ấm và sự quan tâm của Người đối với thế hệ trẻ. Trong
đó, Người khẳng định sự cần thiết phải bồi dưỡng cho thanh niên, phải lơi
cuốn thế hệ trẻ vào sinh hoạt chính trị, phải dạy dỗ họ khơng phải bằng lời
nói mà bằng cả việc làm, bằng công tác. Người yêu cầu phải làm thế nào để
Đoàn thanh niên cộng sản gắn liền việc rèn luyện, học tập và giáo dục của
mình với lao động của công nhân và nông dân, không tự giam mình trong

các trường học và khơng tự hạn chế mình ở việc đọc sách báo và tài liệu
cộng sản.
Trong tác phẩm Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, NXB Thanh
niên, Hà Nội đã giới thiệu những tác phẩm chọn lọc của Hồ Chí Minh viết
từ 1920 đến 1969 đề cập tới mục tiêu, phương hướng, các hình thức, biện
pháp cụ thể giáo dục thanh niên. Thơng qua đó cũng đã nêu lên những quan
điểm của Hồ Chí Minh về nhìn nhận, đánh giá một cách tồn diện vai trị, vị
trí và khả năng cách mạng của thanh niên, Hồ Chí Minh đã nêu lên tư tưởng
chiến lược về “trồng người”, về đào tạo, bồi dưỡng thanh niên thành lớp


4

người có đức, có tài, kế tục sự nghiệp cách mạng; tổ chức, đoàn kết, tập hợp
thanh niên là vấn đề chiến lược thông qua việc củng cố, xây dựng Đoàn
Thanh niên Cộng sản.
Chu Xuân Việt (2003), Cơ sở lý luận và thực tiễn Chiến lược phát
triển thanh niên, NXB Thanh niên, Hà Nội đã phân tích làm rõ khái niệm
thanh niên, công tác thanh niên, phong trào thanh niên làm nền tảng, căn cứ
quan trọng về lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chiến lược phát triển
thanh niên với mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu và phương hướng, nhiệm vụ cơ
bản.
Thứ hai, về thực tiễn vai trò, vị trí của tổ chức Đồn, những vấn
đề đặt ra đối với cơng tác thanh niên trong q trình đổi mới, thực hiện
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:
Đồn Văn Thái (2004), Nhiệm vụ cơ bản của thanh niên Việt Nam
trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Thanh niên, Hà
Nội. Ban dân vận Trung ương (2001), Đảng cộng sản Việt Nam với công
tác vận động thanh niên trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Đức Tiến (2005), Phát triển

lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho thanh niên Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội. Trong các tác phẩm này, các tác giả tập trung đi sâu phân
tích thực trạng đặc điểm, tình hình thanh niên và cơng tác vận động thanh
niên trong những năm đổi mới, đồng thời đề ra những định hướng và giải
pháp cơ bản nhằm tăng cường công tác vận động thanh niên, giúp thanh
niên thực hiện những nhiệm vụ cơ bản của mình trong thời kỳ cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nguyễn Thọ Ánh trong luận văn thạc sĩ Chính trị học của mình:
Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong hệ thống chính trị Việt Nam
hiện nay đã khái quát lịch sử hình thành, phát triển của Đồn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, lịch sử của phong trào thanh niên trong cách mạng


5

Việt Nam và tìm hiểu vị trí, vai trị và mối liên hệ của Đồn thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay. Qua đó,
tác giả đã nêu lên những giải pháp nâng cao sự lãnh đạo của Đảng, hiệu quả
quản lý của Nhà nước đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh để
ngày càng xứng đáng hơn trong vị thế là đội hậu bị tin cậy của Đảng, người
đại diện lợi ích chân chính của tuổi trẻ Việt Nam.
Phạm Minh Thế trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác thanh niên trong quá trình
đổi mới đã tập trung vào việc sưu tầm, tập hợp, hệ thống hoá lại các quan
điểm, chủ trương của Đảng về công tác thanh niên trong quá trình đổi mới
đất nước từ năm 1986 đến năm 2010. Đề tài đã chỉ rõ những nhận thức của
Đảng về vai trị, vị trí của thanh niên và công tác thanh niên đối với sự
nghiệp đổi mới và quá trình phát triển của đất nước. Làm rõ những định
hướng của Đảng về mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi của cơng tác thanh niên
trong q trình đổi mới. Đồng thời trên cơ sở khảo sát thực tiễn, phân tích,

đánh giá những thành tựu và hạn chế của hệ thống các quan điểm của Đảng
về công tác thanh niên.
Thứ ba, về mơ hình tổ chức, xây dựng tổ chức và phát triển các
phong trào hành động cách mạng của Đồn Thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh trong thời kỳ lịch sử mới:
Văn Tùng (1999), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và
củng cố tổ chức Đồn, Nxb Thanh niên. Văn Tùng (2007), Tư tưởng Hồ
Chí Minh về tổ chức và giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên. Trong các
tác phẩm này, các tác giả tập trung đi sâu phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh
về xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn, giáo dục, đào tạo đoàn viên, thanh
niên với những quan điểm cụ thể về những nội dung, nhiệm vụ, phương
pháp xây dựng tổ chức thanh niên cộng sản vững mạnh làm cánh tay nòng


6

cốt trong đồn kết, tập hợp thanh niên vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội; giáo dục đào tạo đồn viên.
Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (1997), Đổi mới cơng tác
Đồn và thanh niên trong phong trào tuổi trẻ giữ nước, Nxb thanh niên, Hà
Nội. Nhiều tác giả (2001), Phong trào thanh niên tình nguyện những vấn đề
lý luận và thực tiễn, Nxb thanh niên, Hà Nội đã khái quát những vấn đề
thực tiễn trong các mơ hình, phong trào tiêu biểu hiện nay của Đồn thanh
niên như phong trào thanh niên tình nguyện, phong trào tuổi trẻ giữ nước.
Thông qua các tác phẩm, các tác giả phân tích các mơ hình, chương trình
hành động tiêu biểu trong phong trào thanh niên tình nguyện, phong trào
tuổi trẻ giữ nước ở một số địa phương cùng với những bài học kinh nghiệm
trong tổ chức, chỉ đạo và những giải pháp, chính sách thúc đẩy để duy trì,
phát triển phong trào thanh niên.
Ngồi ra, cịn có một số tác phẩm khác như:

Hồ Đức Việt (1996), Thanh niên với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, Nxb Thanh niên. Lê Duẩn, (1980), Thanh niên với cách
mạng xã hội chủ nghĩa, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Đỗ Mười (1993), Tuổi
trẻ Việt Nam cần xây dựng cho mình hồi bão trí tuệ đạo đức, ý chí cách
mạng, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
Một số bài báo của các tác giả: Nguyễn Quang Hiếu (1998), Chất
lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở, Tạp chí thơng tin khoa học thanh niên, số
08. Đào Xuân Học (2000), Nâng cao chất lượng đoàn viên và tổ chức Đồn
cơ sở, Tạp chí thơng tin khoa học thanh niên, số 06. Nguyễn Thọ Ánh
(2004), Tiếp tục phát triển mạnh mẽ phong trào thanh niên, góp phần phát
triển kinh tế - xã hội đất nước, Tạp chí cộng sản số 23.
Tại tỉnh Bình Dương, trước thời cơ và thách thức đối với thanh niên
song hành với những bước chuyển nhanh chóng trên mọi mặt kinh tế chính trị - văn hóa – xã hội, tình hình thanh niên có những chuyển biến


7

mạnh mẽ, đan xen cả những yếu tố tích cực và tiêu cực, trong đó yếu tố tích
cực giữ vai trò chủ đạo. Đặt ra yêu cầu cấp bách cần đổi mới cơng tác thanh
niên, phát huy vai trị, phương thức, củng cố tổ chức Đoàn thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương để đồn kết tập hợp, vận động thanh
niên tham gia tích cực vào q trình phát triển kinh tế, xã hội, kiềm chế lạm
phát và giảm tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Quan điểm, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bình Dương thể hiện qua Văn
kiện Đại hội Đảng bộ Tỉnh Bình Dương lần thứ IX, Quyết định số
3875/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc ban hành
Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 –
2020,…
Cùng với quá trình đổi mới, nhiều Đề án, chương trình cụ thể đã
được ban hành tạo thêm nhiều nguồn lực cho việc phát triển cơng tác thanh

niên tại Bình Dương. Theo đó, hiện tại và tương lai đang tiếp tục đặt ra nhu
cầu cần một hệ thống lý luận trên cơ sở kế thừa, vận dụng những quan
điểm, chủ trương đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh để đảm bảo tổ chức
Đồn, công tác thanh niên phát triển đúng hướng mà ngay từ khi thành lập
năm 1925, Bác Hồ đã xác định.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách tồn
diện và có hệ thống về sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong cơng tác
thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Trình bày nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác thanh
niên, từ đó rút ra ý nghĩa và sự vận dụng đối với quá trình đổi mới cơng tác
thanh niên ở tỉnh Bình Dương.
3.2. Nhiệm vụ


8

Làm rõ cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và
cơng tác thanh niên.
Trình bày nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và
công tác thanh niên.
Nêu ý nghĩa và sự vận dụng đối với q trình đổi mới cơng tác thanh
niên ở tỉnh Bình Dương.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Tác giả tập trung nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về công
tác thanh niên và rút ra giá trị tư tưởng đó để vận dụng vào việc đổi mới
cơng tác đoàn kết tập hợp thanh niên, củng cố và phát triển tổ chức Đồn
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ở tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện
nay.

Thời gian: từ năm 2000 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Dựa trên lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí, vai trị của thanh niên, cơng
tác thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng.
Luận văn sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát - thống kê xã hội
học để nghiên cứu thực trạng cơng tác thanh niên. Bên cạnh đó, luận văn
cịn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp...
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Bằng kết quả nghiên cứu thực tiễn, luận văn góp phần làm rõ quan
điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị của thanh niên và cơng tác thanh
niên, ý nghĩa thực tiễn của những tư tưởng đó trong thời kỳ mới.
Là cơ sở để cấp uỷ, Ban Chấp hành Đoàn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh tỉnh Bình Dương nghiên cứu, định hướng các nhiệm vụ, chương
trình hành động cho công tác thanh niên những năm tiếp theo.


9

Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng
dạy trong hệ thống các trường, cơ sở đào tạo cán bộ Đoàn thanh niên và các
trường chính trị.
6. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn gồm hai chương, năm tiết.


10

Chương 1

CƠ SỞ HÌNH THÀNH, NỘI DUNG
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN

1.1. CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN

1.1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX – cơ
sở thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh niên
Giai đoạn lịch sử thế giới và xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX có nhiều biến động sâu sắc trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội,
tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh nói
chung cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác thanh niên nói riêng.
Lịch sử thế giới thời kỳ này có nhiều biến đổi hết sức to lớn. Năm 1917,
Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga vĩ đại thành công, mở ra thời
đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm
vi toàn thế giới. Năm 1919, Quốc tế cộng sản do V.I.Lênin sáng lập ra đời,
tổ chức và lãnh đạo phong trào cách mạng trên thế giới.
Theo ý kiến của V.I.Lênin, Quốc tế thanh niên cộng sản được thành
lập và hoạt động dưới ngọn cờ Quốc tế cộng sản. Sự ra đời của Quốc tế cộng
sản sau Cách mạng tháng Mười Nga đã đẩy mạnh sự phân hóa sâu sắc trong
hàng ngũ các Đảng công nhân ở các nước tư bản. Từ năm 1920 trở đi, hàng
loạt các Đảng cộng sản và Đoàn thanh niên cộng sản ở các nước tư bản cũng
như ở một số nước thuộc địa và phụ thuộc lần lượt xuất hiện. Hàng triệu
công nhân ở Mỹ, Anh, Pháp, Ý, Nhật..bãi cơng. Chính quyền Xơ-viết được
thành lập ở Hung-ga-ri và Đức. Phong trào địi tự trị nổ ra ra ở Ấn Độ, Ai
cập, Inđônêsia…
Trong khi phân tích, so sánh lực lượng và tình hình cách mạng ở các
thuộc địa. Quốc tế cộng sản luôn quan tâm và đánh giá đúng đắn những khả



11

năng cách mạng to lớn của thanh niên. Vấn đề tập hợp thanh niên, tổ chức
thanh niên vào những tổ chức thanh niên công nhân dân tộc và thanh niên
cộng sản đã được Quốc tế cộng sản chỉ rõ trong các hoạt động của Quốc tế
thanh niên cộng sản. Nghị quyết đại hội Quốc tế thanh niên cộng sản lần thứ
VI đã chỉ rõ nhiệm vụ công tác thanh niên trong Đảng cộng sản ở các thuộc
địa: “Quốc tế cộng sản yêu cầu các Đảng cộng sản ở các thuộc địa phải đặc
biệt chú trọng việc xây dựng và phát triển phong trào thanh niên cộng sản và
đấu tranh chống lại những quan điểm lệch lạc trong giai cấp công nhân và
trong các tổ chức công hội thường không quan tâm đến những quyền lợi của
thanh niên công nhân và chú trọng lãnh đạo cuộc đấu tranh nhằm làm cho
tình cảnh của lớp thanh niên bị bóc lột được khá hơn” [21, 9]. Về phong trào
cách mạng của thanh niên Đông Dương, Quốc tế cộng sản nhận định:
“Những cuộc bãi cơng, những cuộc biểu tình và nổi dậy của những người
lao động, của nông dân và thanh niên đã đạt tới mức cao, lại thêm tinh thần
cách mạng của binh lính Đơng Dương được phát động” [57,50].
Nguyễn Ái Quốc đã tích cực tham gia góp phần vào việc soạn thảo
các văn kiện của Đại hội Quốc tế thanh niên cộng sản, đặc biệt là Luận
cương về vấn đề thanh niên thuộc địa. Luận cương quan hệ mật thiết đến
phong trào yêu nước của thanh niên Đông Dương và sự ra đời của tổ chức
thanh niên cộng sản khu vực này. Trong báo cáo gởi Bộ Phương Đông Quốc
tế cộng sản đề ngày 19-12-1924, Nguyễn Ái Quốc viết: “Hàng trăm học sinh
một tỉnh Nam Kỳ đã biểu tình trước đồn cảnh sát để đòi lại hai người bạn
của họ bị bắt. Đồng thời họ dọa sẽ bãi khóa nếu bạn của họ không được thả.
Họ đã thắng. Lần đầu tiên mới thấy một việc như thế ở Đông Dương” [29,
122]. Sau Đại hội V Quốc tế cộng sản, với tư cách là ủy viên Bộ Phương
Đông của Quốc tế cộng sản, trực tiếp phụ trách Cục phương Nam, Nguyễn
Ái Quốc đã ra sức hoạt động nhằm xây dựng phong trào và đào tạo cán bộ
cho một số nước ở Đông Nam Á. Tháng 12/1925, tại Quảng Châu (Trung



12

Quốc), Nguyễn Ái Quốc và một số nhà hoạt động cách mạng Trung Quốc,
Triều Tiên, Ấn Độ, Miên (nay là Thái Lan), Inđônêsia, Mã Lai (nay là
Malaixia)… lập ra Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đơng. Mục đích
của Hội là đồn kết các dân tộc bị áp bức ở Châu Á trong một mặt trận
chung nhằm thống nhất hành động của phong trào cách mạng các nước để
chống chủ nghĩa đế quốc, giải phóng các dân tộc khỏi áp bức, bóc lột.
Trong khi đó, ở Việt Nam, từ thế kỷ XIX trở đi, nhân dân các nước
thuộc địa mà trước hết là thanh niên, sức lao động dồi dào, rẻ mạt đã bị chủ
nghĩa thực dân đàn áp tàn bạo và đầu độc nặng nề. Nhất là khi chủ nghĩa tư
bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc thì tất các các nước chậm phát
triển đều trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của chúng. Trong bài viết
Đơng Dương và Thái Bình Dương, Nguyễn Ái Quốc vạch rõ: “Tất cả sinh
lực của chủ nghĩa tư bản quốc tế đều lấy từ thuộc địa. Đó là nơi chủ nghĩa tư
bản lấy nguyên liệu cho các nhà máy của nó, nơi nó đầu tư, tiêu thụ hàng,
nhân công rẻ mạt cho đạo quân lao động và nhất là tuyển binh lính người
bản xứ cho các đạo quân phản cách mạng” [21, 216].
Cùng với việc đẩy mạnh khai thác thuộc địa sau chiến tranh thế giới
lần thứ nhất (1914 – 1918), giai cấp công nhân Việt Nam hình thành và phát
triển. Thanh niên cơng nhân bị bóc lột một cách vơ nhân đạo kể cả những
người ở lứa tuổi thiếu niên. “Thời gian học việc của họ thực ra là cuộc đời
làm tôi tớ không công cho chủ kéo dài hàng chục năm mà mỗi ngày phải
làm việc 13, 14 tiếng đồng hồ trong kỷ luật roi vọt thời trung cổ với tiền
cơng chết đói” [14, 204]. Trong thân phận người dân mất nước, cũng như
cha anh mình, tuổi trẻ Việt Nam phải sống dưới chế độ áp bức, bóc lột dã
man của đế quốc và phong kiến. Ở mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, thanh niên
là lực lượng lao động chủ yếu và bị bóc lột nặng nề nhất.

Cùng với thanh niên cơng nhân, thanh niên nông dân cũng phải sống
dưới gông cùm của đế quốc phong kiến. Nơng dân bị bần cùng hóa vì sưu


13

cao thuế nặng, vì thiên tai liên tiếp. Nguyễn Ái Quốc đã miêu tả tình cảnh
nơng dân Việt Nam như một người bị trói vào cột, đầu ngược xuống đất.
Người tố cáo trước dư luận tình trạng nơng dân Việt Nam “lìa bỏ ruộng
nương, cửa nhà để đăng lính” [21, 26]. Các tầng lớp thanh niên khác cũng
đều có chung cảnh ngộ như thanh niên cơng nhân, nơng dân. “Có những
thanh niên bản xứ đã học qua các trường đại học của chính quốc và đỗ bác
sỹ y khoa hay tiến sỹ luật thế mà vẫn không được làm nghề nghiệp của mình
trong nước nếu khơng có quốc tịch Pháp” [14,207].
Từ giữa thế kỷ XIX, trước sự xâm lược của thực dân Pháp, mặc dù
triều đình nhà Nguyễn từng bước đầu hàng, nhân dân ta từ Bắc đến Nam
vẫn kiên cường đứng lên cầm vũ khí đánh giặc. Tiêu biểu nhất là các cuộc
khởi nghĩa của Trương Định (Gia Định, 1859 – 1864), khởi nghĩa Ba Đình
(Thanh Hóa, 1886 – 1887), Bãi Sậy (Hưng Yên, 1885 – 1889), Phan Đình
Phùng (Hà Tĩnh, 1885 – 1886), Hoàng Hoa Thám (Bắc Giang, 1885 –
1913). Sang đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước phát triển sang một bước
mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Đó là phong trào Đơng Du do Phan
Bội Châu khởi xướng; phong trào Đông kinh nghĩa thục, cuộc vận động cải
cách của Phan Chu Trinh, phong trào chống thuế của nông dân ở Trung kỳ
(1908), khởi nghĩa của binh lính ở Huế và các tỉnh miềnTrung (1916), khởi
nghĩa ở Thái Nguyên (1917), Yên Bái (1930). Tất cả các cuộc khởi nghĩa,
các phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam đều bị thực dân Pháp đàn
áp đẫm máu. Nhưng chúng vẫn không thể dập tắt nổi tinh thần yêu nước và
ý chí chống ngoại xâm của nhân dân ta. Nòng cốt của các phong trào này
vẫn là nông dân, mà lực lượng chủ yếu nhất là thanh niên. Đồng thời, phong

trào đấu tranh của công nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX kết hợp với phong
trào yêu nước mạnh mẽ, tạo điều kiện cho chủ nghĩa Mác – Lênin được
truyền bá vào nước ta. Các cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta với lực
lượng đi đầu là thanh niên đã gây ra cho bọn xâm lược rất nhiều khó khăn,


14

thiệt hại. Phải mất gần một phần ba thế kỷ, thực dân Pháp mới tạm đặt được
ách thống trị lên đất nước ta. Sau khi bọn vua quan phong kiến đầu hàng,
thực dân Pháp bình định nước ta về quân sự, cuộc đấu tranh của nhân dân ta,
trong đó có thanh niên vẫn tiếp tục.
Từ những năm đầu của thế kỷ, Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam
đầu tiên đã nhìn nhận và đánh giá đúng đắn vai trị, sức mạnh to lớn của
tuổi trẻ cũng như khát vọng giành độc lập, tự do của họ: “Không ! Người
Đông Dương không chết, người Đông Dương vẫn sống, sống mãi. Sự đầu
độc có hệ thống của của bọn tư bản, thực dân không thể làm tê liệt sức
sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng cách mạng của người Đông
Dương” [21, 26].
Trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân thuộc
địa, thanh niên nhất là thanh niên cơng nhân, nơng dân, học sinh, trí thức có
vai trị hết sức to lớn. Họ thiết tha với những xu hướng tiến bộ, nhanh
chóng tiếp thu những tư tưởng, trào lưu của thời đại. Các tổ chức tự phát
của quần chúng lần lượt ra đời nhằm tập hợp lực lượng để chống lại sự áp
bức bóc lột của thực dân Pháp và bọn tay sai, địa chủ phong kiến. Trong các
tầng lớp tham gia đấu tranh chống thực dân Pháp và và bọn tay sai, địa chủ
phong kiến, nổi lên là tầng lớp thanh niên, những người trẻ tuổi đầy nhiệt
huyết. Cũng trong phong trào đấu tranh của quần chúng, hàng loạt đảng
phái và tổ chức yêu nước do những người trẻ tuổi sáng lập và lãnh đạo đã ra
đời.

Năm 1925, nhóm sinh viên Cao đẳng Hà Nội gồm 17 người trong đó
có Tơn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai, Phạm Thiều.... cùng một số thầy giáo
trẻ miền Trung nhóm họp tại Vinh đã quyết định thành lập "Hội phục Việt"
(sau đó đổi thành Tân Việt). Tháng 3/1926, một số thanh niên trí thức ở
Nam Bộ, trong đó có Trần Huy Liệu, đã lập ra "Đảng Thanh niên".


15

Khoảng giữa năm 1926, nhà yêu nước trẻ tuổi Nguyễn An Ninh tập
hợp một số thanh niên viên chức, thầy giáo yêu nước vào nhóm "Thanh
niên cao vọng". Đặc biệt, có nhóm "Tâm tâm xã" bao gồm nhiều thanh niên
yêu nước có xu hướng tiến bộ đã được thành lập và liên hệ với phái đồn cố
vấn Liên Xơ để tìm hiểu cuộc cách mạng vơ sản ở Nga và những kinh
nghiệm của cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga vĩ đại. Đồng chí
Nguyễn Ái Quốc đã nhanh chóng bắt liên lạc với nhóm thanh niên yêu
nước trong "Tâm tâm xã" nhằm thực hiện nhiệm vụ nặng nề đối với phong
trào cách mạng ở Đông Dương và Châu Á. Trong thời gian từ tháng
12/1924 - 2/1925, Nguyễn Ái Quốc đã bí mật tiếp xúc với nhóm thanh niên
"Tâm tâm xã". Bằng lý luận sắc bén và kinh nghiệm phong phú, tác phong
cởi mở, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã tạo nên niềm tin mạnh mẽ cho một số
thanh niên yêu nước và đưa họ dần dần đến với chân lý cách mạng.
Lúc này Nguyễn Ái Quốc chủ trương tổ chức một nhóm bí mật. Tuy
về tổ chức chỉ là một nhóm, nhưng có chương trình và điều lệ rõ ràng.
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã tuyên truyền, giải thích cho từng người hiểu
về mục đích, nhiệm vụ của cách mạng cũng như chương trình điều lệ của
nhóm. Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức kết nạp từng người một vào nhóm.
Người nào cũng phải đọc lời thề tuân theo chương trình, điều lệ và nguyện
suốt đời hy sinh, phấn đấu cho cách mạng. Đây là một tổ chức cách mạng
kiểu mới tổ chức rất chặt chẽ và có kỷ luật nghiêm minh.

Con đường truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào giai cấp cơng nhân
Việt Nam mà đồng chí Nguyễn Ái Quốc thực hiện lúc đó là đưa vào thanh
niên và qua lớp thanh niên được giác ngộ về giai cấp và dân tộc. Họ là lớp
người trẻ tuổi có lịng u nước, căm thù giặc, hăng hái tham gia cách
mạng, nhạy cảm với cái mới và có học thức. Việc ra đời của nhóm đồn
viên thanh niên Cộng sản Việt Nam đầu tiên này là một sự kiện đặc biệt
quan trọng mở đầu quá trình hình thành và phát triển các tổ chức thanh niên


16

cách mạng theo xu hướng Cộng sản chủ nghĩa cũng như sự ra đời của Đồn
thanh niên cộng sản Đơng Dương sau này.
Đến tháng 6/1925 Hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí
được thành lập, nhằm chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
Ngay sau khi thành lập, Hội đã lo việc tổ chức và lãnh đạo đoàn thể riêng
của thanh niên cách mạng. Hội đã chọn 8 em Việt kiều ở Xiêm đưa sang
Quảng Châu (Trung Quốc) để bồi dưỡng thành hạt nhân của Đoàn thanh
niên sau này. Tháng 6/1929, hai Chi bộ Đoàn thanh niên cộng sản được
thành lập ở Hải Phòng trong phong trào đấu tranh rộng lớn của quần chúng.
Khoảng tháng 10/1929, một nhóm đồn viên thanh niên cộng sản đã được
hình thành ở Ga Hàng Cỏ (Hà Nội).
Năm 1929, sau khi Đông Dương cộng sản ở Bắc Kỳ cử các đồng chí
Nguyễn Phong Sắc, Trần Văn Cung vào Nghệ Tĩnh xây dựng cơ sở Đảng ở
Trung kỳ thì một nhóm đoàn viên thanh niên cộng sản ở các địa phương
Nghệ Tĩnh được hình thành do các Đảng viên Đơng Dương Cộng sản Đảng
trực tiếp chỉ đạo. Đến năm 1930, những nhóm này đã nhanh chóng trở
thành các chi bộ Đồn.
Như vậy, cùng với sự ra đời của các công tác Đảng cộng sản mà tiền
thân là Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, từ cuối năm 1929 trên

đất nước ta đã hình thành những cơ sở Đồn đầu tiên, đó là chi bộ Đồn và
các nhóm đồn viên hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, do các Đảng
viên trực tiếp phụ trách.
1.1.2. Cơ sở lý luận của sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ
Chí Minh về cơng tác thanh niên
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác thanh niên khơng chỉ được hình
thành trên cơ sở bối cảnh lịch sử xã hội thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX mà còn chịu ảnh hưởng bởi những truyền thống quý
báu của các thế hệ trẻ Việt Nam, tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là


17

quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và qua q trình tham gia Quốc tế
thanh niên cộng sản, đóng góp đối với q trình vận động, thành lập và hoạt
động của các tổ chức thanh niên cộng sản.
1.1.2.1. Truyền thống của các thế hệ trẻ Việt Nam trong lịch sử
dựng nước và giữ nước
Từ những trang sử hào hùng của dân tộc, Hồ Chí Minh nhận thấy rõ
những đóng góp xuất sắc của tuổi trẻ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và
giữ nước. Đất nước Việt Nam thời kỳ nào cũng xuất hiện nhiều anh hùng và
nhân tài trẻ tuổi. Ngay từ buổi đầu dựng nước, nhiều truyền thuyết gắn liền
với các sự kiện như ở thời đại các Vua Hùng đều biểu dương sức trẻ trong
công cuộc chinh phục thiên nhiên: Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mai An
Tiêm,…Đặc biệt trong sự nghiệp giữ nước, câu chuyện truyền thuyết về
Thánh Gióng – cậu bé làng Phù Đổng tuổi nhỏ chí lớn đã gánh vác việc
nước, cưỡi ngựa đánh giặc Ân, bảo vệ Tổ quốc.
Suốt ngàn năm đất nước bị các thế hệ phong kiến phương Bắc đô hộ,
tuổi trẻ Việt Nam các thế hệ nối tiếp nhau luôn luôn là lực lượng đi đầu
trong các cuộc khởi nghĩa chống lại ách thống trị và âm mưu đồng hóa của

ngoại bang. Các nữ anh hùng trẻ tuổi trong buổi đầu đấu tranh chống Bắc
thuộc như Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh đã có cơng nhen nhóm
tinh thần quật khởi, thức tỉnh, chỉ lối, soi đường cho các thế hệ sau nối tiếp
vùng dậy và tiêu diệt quân xâm lược, làm nên chiến thắng Bạch Đằng đầu
thế kỷ X, mở ra trong lịch sử dân tộc một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc
lập thời Đại Việt. Đến thời nhà Trần, khi Đại Việt bị quân Nguyên xâm
lược, Trần Quốc Toản mới 15 tuổi đã tập hợp đội quân gồm hơn 1.000 gia
nơ và thân thuộc cịn trong độ tuổi thanh niên, chiến đấu anh dũng gây
nhiều tổn thất cho kẻ thù.
Vào cuối thế kỷ XVII, người thanh niên áo vải Nguyễn Huệ trở thành
thủ lĩnh Tây Sơn khi mới ngoài 20 tuổi. Dưới sự chỉ huy tài giỏi của


18

Nguyễn Huệ, nghĩa quân Tây Sơn đã tiêu diệt được các thế lực phong kiến
cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, đánh tan 4 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi,
giải phóng Thăng Long, thống nhất đất nước.
Trong lĩnh vực văn hóa, lịch sử Việt Nam cịn ghi lại nhiều tài năng
xuất hiện khi còn rất trẻ như Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên năm 13 tuổi và
được trọng dụng trở thành Thượng thư bộ Công, Lê Văn Hưu đỗ bảng nhãn
năm 18 tuổi và được làm quan đến Thượng thư bộ Binh…Theo thống kê sơ
bộ, kể từ Nguyễn Trãi đầu thế kỷ XV đến Nguyễn Khuyến đầu thế kỷ XX
có 100 người đỗ đại khoa ở độ tuổi dưới 30, có công danh và tên tuổi được
lưu danh sử sách.
Trong những giá trị truyền thống cao đẹp của dân tộc, Hồ Chí Minh
đã kế thừa tinh thần cộng đồng, một lối sống thành thực, thân ái, những
thuần phong mỹ tục, trở thành những yếu tố đậm nét trong tư tưởng Hồ Chí
Minh. Trong đó, yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tư tưởng Hồ Chí Minh
cũng như tư tưởng của Người về thanh niên trong các giá trị truyền thống

Việt Nam chính là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đồn kết, tương thân,
tương ái là những nét hết sức đặc sắc. Nổi bật là Chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam đã có quá trình lịch sử hàng ngàn năm với nội dung phong phú và sâu
sắc như: yêu nước gắn liền với yêu quê hương, yêu con người Việt Nam,
yêu truyền thống văn hóa quý giá. Thời kỳ phong kiến, yêu nước có nội
dung trung qn ái quốc, lợi ích giai cấp thống trị phù hợp với lợi ích của
nhân dân lao động trong sự nghiệp chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc.
Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, tiến bộ,
trên quê hương có truyền thống chống giặc ngoại xâm, sản sinh ra nhiều
anh hùng và chiến sỹ yêu nước, nhiều nhà văn hóa lớn của dân tộc. Từ lúc
thiếu thời, Hồ Chí Minh đã hấp thụ truyền thống yêu nước và long nhân ái
của dân tộc; vì vậy, Người sớm có lịng căm thù giặc, yêu nước thương dân
sâu sắc. Những người có ảnh hưởng trực tiếp, đầu tiên đến Nguyễn Ái Quốc


19

là cụ thân sinh Nguyễn Sinh Sắc; là thầy giáo dạy học của Người thời ở quê
nhà – Vương Thúc Quí; là nhà yêu nước nhiệt thành Phan Bội Châu và
nhiều sỹ phu yêu nước đương thời khác. Ngay từ lúc còn ở quê hương Nam
Đàn, Nghệ An và những năm học ở Huế, những cuộc đấu tranh của nhân
dân chống cướp đất, chống sưu cao thuế nặng, chống bắt phu, bắt lính…đã
nhen nhóm lên ở Người lịng căm thù bọn cướp nước và bán nước. Với
phong cách tư duy độc lập, sáng tạo, Nguyễn Tất Thành đã sớm tổng kết
thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm từ thất bại của các phong trào yêu
nước do các sỹ phu yêu nước lãnh đạo. Người rất khâm phục tinh thần u
nước của Phan Đình Phùng, Hồng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu
Trinh,… nhưng ngay lúc bấy giờ Người không tán thành con đường cứu
nước của các ông để nung nấu khát vọng tìm ra con đường cứu nước chân
chính, triệt để cho dân tộc.

Lịch sử, rõ ràng là lịch sử hoạt động và sáng tạo của con người, được
làm nên bởi chính con người, mà ở đó, thanh niên và hình tượng thanh niên
là nổi bật, từ những con người bình thường, những anh hùng vơ danh cho
đến những tài năng và thiên tài kiệt xuất, những tên tuổi thành danh và sự
nghiệp hữu danh - tất cả đều được nuôi dưỡng, ủ mầm từ tuổi trẻ, thành đạt
và cống hiến trong những tháng năm tuổi trẻ góp phần viết nên truyền thống
vẻ vang của dân tộc. Và chính truyền thống dân tộc là cơ sở vững chắc để
Hồ Chí Minh có niềm tin mãnh liệt vào con người Việt Nam, vào tuổi trẻ
Việt Nam.
1.1.2.2. Sự tiếp thu sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin
Chủ nghĩa Mác kết tinh những tinh hoa tư tưởng của mọi thời đại
được sinh thành từ tuổi trẻ thiên tài của C.Mác cùng với “cái tôi thứ hai”
của C.Mác là Ph.Ăng-ghen. 15 tuổi C.Mác đã hình thành một cốt cách, với
bài luận tốt nghiệp Trung học “Ý nghĩ của người thanh niên khi chọn nghề”
[18,41] có sức vang vọng, để đời trong tâm hồn tuổi trẻ. 30 tuổi, ông là tác


×