Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên cứu về thành tựu, hạn chế và chiến lược hỗ trợ phát triển chính thức (oda) của hàn quốc đối với việt nam công trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học euréka lần thứ xv năm 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 108 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA
LẦN THỨ XV NĂM 2013

TÊN CÔNG TRÌNH :

Nghiên cứu về thành tựu, hạn chế và chiến
lược hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
của Hàn Quốc đối với Việt Nam
한국의 對 베트남 공적개발원조(ODA)의 성과와 발전 전략에 관한 연구

Shin Wonseok (CN)
Hồ Anh Tuấn
Kang Yunja
Park Hyeyeon
TS. Trần Thị Minh Giới hướng dẫn

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: Lĩnh vực Kinh tế
CHUYÊN NGÀNH : Kinh tế phát triển

Mã số cơng trình : …………………………….


MỤC LỤC
 
Tóm tắt cơng trình ................................................................................................ 1 
Phần Mở đầu ......................................................................................................... 2 


Chương 1: Khái quát về ODA của Hàn Quốc đối với Việt Nam ..................... 9 
1.1.Khái niệm về hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ........................................... 9 
1.2. Tình hình kinh tế Việt Nam và tính thiết yếu của ODA ............................... 10 
1.3.Tình hình tiếp nhận ODA của Việt Nam........................................................ 19 
1.4.Nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc sử dụng ODA ............................ 31 
Chương 2: Thành tựu và hạn chế việc sử dụng ODA Hàn Quốc đối với Việt
Nam giai đoạn 1992-2012 ................................................................................... 35 
2.1. Công nghệ thông tin ...................................................................................... 35 
2.2. Bảo vệ sức khỏe và Y tế ................................................................................ 45 
2.3. Giáo dục ........................................................................................................ 56 
2.4. Công nghiệp và Năng lượng.......................................................................... 63 
2.5. Môi trường và lĩnh vực khác ......................................................................... 73 
2.6. Hệ thống Hành chính..................................................................................... 78 
2.7. Phát triển nông thôn ...................................................................................... 86 
2.8. Cứu hộ: .......................................................................................................... 88 
Chương 3: Chiến lược ODA của Hàn Quốc đối với Việt Nam ..................... 89 
3.1. Định hướng sử dụng vốn ODA của Việt Nam .............................................. 89 
3.2. Chiến lược để Hàn Quốc nâng cao hiệu quả sử dụng ODA.......................... 97 
Kết luận ............................................................................................................. 103 
Tài liệu tham khảo ............................................................................................ 105


1

Tóm tắt cơng trình
Để thực hiện cơng trình nghiên cứu này, chúng tơi đã phân tích về chính sách
ODA của hai nước Việt Nam và Hàn Quốc, sau đó phân tích về các chương trình
hỗ trợ của Hàn Quốc đối với Việt Nam với mục đích sau:
Thứ nhất là đánh giá thành tựu và hạn chế của việc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức của Hàn Quốc đối với Việt Nam. Thứ hai là nghiên cứu và

đề ra một phương cách sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Hàn
Quốc đối với Việt Nam một cách hiệu quả hơn.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chúng tơi chia các chương trình hỗ trợ
ra bảy phần, xem xét nội dung, mục đích, quy mơ, hiệu quả chương trình.. ở
chương 2. Giống như nội dung phân tích trên, các chương trình hỗ trợ của Hàn
Quốc có phần thành cơng cũng có phần hạn chế. Tuy nhiên, chúng tôi rất hy vọng
về một tương lai tốt đẹp là các chương trình hỗ trợ ngày càng phát triển hơn. Yếu
tố làm các chương trình hỗ trợ này phát triển cũng có nữa. Đó là việc áp dụng
điểm mạnh của Hàn Quốc cho các chương trình hỗ trợ như công nghệ thông tin,
giáo dục, y tế, phát triển nơng thơn.. Những lĩnh vực này là lĩnh vực chính phủ
Hàn Quốc chủ động phát triển để vượt qua vị trí nước đang phát triển. Vì thế
chính phủ và người Hàn Quốc cố gắng truyền đạt kinh nghiệm phát triển lĩnh vực
này cho Việt Nam.
Mặc dù bên Việt Nam và Hàn Quốc đánh giá cao về kết quả chương trình hỗ
trợ của Hàn Quốc nhưng chúng tôi cần xem xét phân tích về hạn chế và lý do hạn
chế đó để chương trình hỗ trợ của Hàn Quốc tiếp tục phát triển. Vì thế trong
chương 3, chúng tơi đưa ra ý kiến về Chiến lược để Hàn Quốc nâng cao hiệu quả
sử dụng ODA như sau:
(1) Cần đánh giá theo dõi và nghiên cứu sau khi chương trình hồn thành.
(2) Cần tiếp tục hỗ trợ thêm.
(3) Cần chuyển giao công nghệ khi xây dựng hệ thống mạng máy tính.
(4) Cần hợp tác với chuyên gia là người Hàn Quốc đang sinh sống tại Việt Nam.
(5) Cần hợp tác với tổ chức nhân sự để nâng cao hiệu quả chương trình.


2

Phần Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Năm 2012 là năm kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và

Hàn Quốc. Trong 20 năm từ 1992 đến 2012, Việt Nam và Hàn Quốc đã giúp đỡ, hỗ
trợ lẫn nhau; củng cố và phát triển mối quan hệ thông qua nhiều lĩnh vực như giao
lưu dân sự, kinh tế, chính trị... Trước hết, chúng ta có thể nhìn quy mơ của giao lưu
dân sự thơng qua tình hình kiều dân của hai nước. Theo thơng tin trang web của Bộ
Ngoại Giao và Thương Mại Hàn Quốc, vào tháng 11 năm 2011, số người Hàn
Quốc đang cư trú tại Việt Nam là 85.000, số người Việt Nam đang sống tại Hàn
Quốc là 103.000. Như vậy, đã có nhiều người đang sống hội nhập tại nước đối tác
với nhiều mục đích khác nhau.
Trong mối quan hệ đa dạng giữa Việt Nam và Hàn Quốc, lĩnh vực quan trọng
nhất là quan hệ kinh tế. Tiêu chí cho xem thấy sự quan trọng của quan hệ kinh tế là
quy mô thương mại. Năm 1992, năm bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai
nước, quy mô thương mại chỉ vào khoảng 500 triệu USD nhưng đến năm 2011 thì
quy mơ này đã tăng lên rất nhiều, đạt tới 18 tỉ 549 triệu USD. Như vậy, hai nước
Việt Nam và Hàn Quốc đã thực sự trở thành đối tác rất quan trọng của nhau qua sự
phát triển nhanh và liên tục của quan hệ kinh tế. Đối với Hàn Quốc thì Việt Nam đã
trở thành quốc gia đối tác thương mại lớn thứ ba trong Đơng Nam Á1 cịn đối với
Việt Nam thì Hàn Quốc đã trở thành quốc gia đầu tư thứ nhất2.
Nhờ mối quan hệ năng động và hữu hảo, chính phủ hai nước Việt Nam và Hàn
Quốc đã cam kết tiếp tục thắt chặt mối quan hệ. Vì thế vào tháng 8 năm 2001, cả
hai bên đã cùng ra tuyên bố Việt-Hàn “Quan hệ Đối tác toàn diện trong thế kỷ 21”.
Đến năm 2009, khi sang thăm Việt Nam, Tổng thống Lee Myung Bak đã nâng cấp
mối quan hệ này thành quan hệ “Đối tác hợp tác chiến lược” và hai nước đã trở
thành quốc gia có sự hợp tác với nhau một cách mạnh mẽ.

1
2

Tiêu chuẩn năm 2011, lượng thương mại 18 tỉ 549 triệu USD, nguồn từ Hiệp hội Thương mại Hàn Quốc

Tiêu chuẩn lũy kế bên Việt Nam, lúc tháng 9 năm 2011, 23 tỉ 400 triệu USD, nguồn từ trang web Bộ

Ngoại Giao và Thương Mại Hàn Quốc


3

Vậy lý do chính để hai nước Việt-Hàn có thể giữ gìn và phát triển mối quan hệ
vừa thân thiện vừa mạnh mẽ và nhanh chóng trong một q trình thật ngắn của 20
năm là gì? Có thể có nhiều ngun nhân, nhưng trong đó yếu tố rất khơng thể
khơng kể đến, đó là nguồn vốn “hỗ trợ phát triển chính thức” tức là ODA (Official
Development Assistance) từ phía Hàn Quốc. Số tiền Hàn Quốc đã sử dụng cho
ODA cho đến bây giờ thì viện trợ khơng hồn lại là khoảng 150 triệu, cịn viện trợ
hồn lại là 1 tỉ 340 triệu USD3. Vậy thì khi thực hiện nguồn vốn ODA này thì hai
nước có thể đạt được hiệu quả là gì? Hiệu quả đó chính là việc viên trợ cho nước
nhận viên trợ - Việt Nam - phát triển đều khắp, bền vững và xóa đói giảm nghèo.
Hơn nữa viện này giúp thúc đẩy và củng cố tình hữu nghị, giao lưu và giúp đỡ lẫn
nhau giữa hai nước. Điều này cũng được biểu hiện trong tuyên bố chung Việt NamHàn Quốc.
“Phía Việt Nam cho rằng nguồn vốn ODA của Hàn Quốc đã đóng góp
đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Phía Hàn Quốc khẳng
định sẽ tiếp tục hợp tác với phía Việt Nam như là một đối tác hợp tác
trọng điểm trong thời gian tới.”
Tuyên bố chung Việt Nam-Hàn Quốc về việc thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến
lược (21. 10. 2009)

Ngoài ra chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng vốn ODA lên vì Hàn Quốc đã trở thành
nước thành viên OECD/DAC. Như vậy, vào tháng 6 năm 2009 tại Hội nghị thượng
đỉnh ASEAN-Hàn Quốc được tổ chức ở đảo Che Ju, Hàn Quốc đã cam kết rằng sẽ
tăng vốn ODA lên gấp đôi tới năm 2015 so với năm 2008. Như vậy, tính đến nay
Hàn Quốc đã tài trợ một lượng ODA rất lớn cho Việt Nam và sẽ còn tài trợ nhiều
hơn nữa trong thời gian tới.
Những điều mà chúng tôi vừa đề cập ở trên là lý do để chúng tôi quyết định

thực hiện đề tài “Nghiên cứu về thành tựu, hạn chế và chiến lược hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) của Hàn Quốc đối với Việt Nam” nhằm đánh giá, kiểm tra lại
thành quả cũng như những hạn chế còn tồn tại, đồng thời nghiên cứu đề ra một
3

Viện trợ khơng hồn lại: khoảng 150 triệu USD (Lũy kế từ năm 1991 đến tháng 11, năm 2011),
Viện trợ hoàn lại: khoảng 1 tỉ 340 triệu USD (Lũy kế từ năm 1995 đến tháng 11, năm 2011), nguồn từ
trang web Bộ Ngoại Giao và Thương Mại Hàn Quốc


4

chiến lược cho việc sử dụng nguồn vốn này ngày càng hiệu quả hơn. Đặc biệt là
nghiên cứu này tập trung vào việc nâng cao hiệu quả của việc hỗ trợ bằng cách liên
hệ với kinh nghiệm và điểm mạnh của Hàn Quốc căn cứ vào sự cần thiết của Việt
Nam thông qua lý giải về chiến lược phát triển của Việt Nam và sự tơn trọng lẫn
nhau.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu này gồm hai phần sau đây:
Thứ nhất là việc đánh giá thành tựu và hạn chế về việc sử dụng nguồn vốn hỗ
trợ phát triển chính thức của Hàn Quốc đối với Việt Nam. Để thực hiện điều này,
chúng tôi chia các kết quả trong 20 năm, giai đoạn năm 1992 đến 2012 ra tám lĩnh
vực như sau, rồi phân tích về thành tựu và hạn chế.
1. Công nghệ thông tin
2. Bảo vệ sức khỏe và Y tế
3. Giáo dục
4. Công nghiệp và Năng lượng
5. Môi trường và các lĩnh vực khác
6. Chế độ Hành chính
7. Phát triển nơng thơn

8. Cứu hộ
Thứ hai là nghiên cứu và đề ra một phương cách sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức của Hàn Quốc đối với Việt Nam một cách hiệu quả hơn.
3. Tình hình nghiên cứu
Tính đến nay, nhiều cơng trình nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực về ODA đã
được thực hiện ở cả Việt Nam và Hàn Quốc. Trong đó, hầu hết là nghiên cứu về
tính lý luận và các vấn đề chung như hiệu quả, so sánh chiến lựccủa nguồn vốn hỗ
trợ phát triển chính thức giữ các nước ảnh hưởng đến quan hệ quốc gia v.v.. Hoặc
là cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu chi tiết được tiếp cận dưới góc độ đặc biệt
hay lĩnh vực đặc biệt của một nước. Tuy nhiên những cơng trình nghiên cứu về
ODA của Hàn Quốc đối với Việt Nam lại quá ít. May mắn là có một số tài liệu và


5

cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực này đã được thực hiện ở Hàn Quốc.
Trước hết là một tài liệu có tên là “Kế hoạch chương trình hỗ trợ trung và dài
hạn dành cho Việt Nam”. Đây là một tài liệu do KOICA - một cơ quan thuộc Bộ
Ngoại Giao và Thương Mại Hàn Quốc - công bố nhằm thực hiện chương trình hỗ
trợ cho Việt Nam được hiệu quả hơn. Tài liệu này dài tới 149 trang với các nội
dung như tình hình thực tế Việt Nam, những kết quả đã thực hiện được, chiến lược
để việc thực hiện chương trìnhtrong tương lai hiệu quả hơn nên được coi là tài liệu
tham khảo rất có ích cho người nghiên cứu về lĩnh vực này. Tuy nhiên, thời điểm
mà tài liệu này xuất bản là năm 2005 nên không thể phản ánh thực tế hiện tại và
các thống kê tham khảo cũng đã trở nên lạc lậu so với hiện nay.
Thứ hai là các cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực đặc biệt việc hỗ trợ phát triển
chính thức Hàn Quốc đối với Việt Nam.
-

Current issues of Official Development Assistance (ODA) for the

transportation in Vietnam and its policy implications, Pham Thi Hoang Anh
(2010), luận văn thạc sĩ Trường Đại học Myongji.

-

Educational development cooperation in official development assistance :
focusing on the Korea-Vietnam case,Chun Hae Lim (2009), luận văn thạc
sĩ Trường Đại học Kyunghee.

Hai luận văn trên là hai cơng trình nghiên cứu về sử dụng và hiệu quả của ODA
Hàn Quốc như thế nào trong ngành chính sách phát triển hệ thống giao thông của
Việt Nam và lĩnh vực hợp tác giáo dục. Vì thế nó được thực hiện nghiên cứu chi
tiết và sâu sắc nhưng không thể phản ánh ảnh hưởng của ODA Hàn Quốc trong cả
nước và tất cả các ngành ở Việt Nam. Cịn những cơng trình nghiên cứu bên phía
Việt Nam cũng ít. Dù nghiên cứu phân tích về ODA của một nước đặc biệt cũng
tồn tại nhưng hầu hết là nghiên cứu về ODA của những nước có quy mơ lớn như
Nhật Bản hay Pháp, cịn nghiên cứu về hỗ trợ của Hàn Quốc thì khó tìm thấy.
Vì vậy, đề tài mà chúng tơi chọn là đề tài mới, chưa từng được thực hiện. Đặc
biệt là trong phần nghiên cứu, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích nguồn vốn hỗ trợ
này dưới nhiều góc độ, khơng chỉ với lập trường của nước hỗ trợ - Hàn Quốc, mà


6

còn là lập trường của nước tiếp nhận viện trợ - Việt Nam, thơng qua đánh giá của
chính phủ và truyền thông.
4. Giới hạn đề tài và phương pháp nghiên cứu
a. Giới hạn đề tài
Với đề tài này, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu tập trung vào nguồn vốn “Hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA)” của Hàn Quốc đối với Việt Nam và nguồn vốn

này được thực hiện trong thời gian 20 năm (từ năm 1982 đến năm 2012). Hầu hết
viện trợ khơng hồn lại của Hàn Quốc được thực hiện thơng qua KOICA, cịn viện
trợ có hồn lại thì được thực hiện thơng qua EDCF. Vì thế nghiên cứu này thực
hiện căn cứ vào hỗ trợ phát triển chính thức được thực hiện thơng qua KOICA và
EDCF.
-

KOICA (Korea International Cooperation Agency): viện trợ khơng hồn lại

-

EDCF (Economic Development Cooperation Fund): viện trợ có hồn lại

Để thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các tài liệu tham khảo sau đây:
Tài liệu Hàn Quốc
-

Tuyên bố chung Việt Nam-Hàn Quốc về việc thiết lập quan hệ Đối tác hợp
tác chiến lược (21. 10. 2009).

-

Luật cơ sở hỗ trợ phát triển quốc tế, Bộ Ngoại Giao và Thương Mại Hàn
Quốc (Khoa chính sách phát triển) 02-2100-8344.

-

Phịng Thủ trướng Quốc vụ, “Chiến lực hiệp lực quốc gia 2011~2015 - Việt
Nam, Gana, Quần đảo Solomon”.


-

Thông báo của Bộ Khoa học Kỹ thuật Giáo dục số 2012-50, “Thơng báo
Chương trình thí điểm ni dưỡng và hỗ trợ trường đại học lãnh đạo hiệp
lực quốc tế năm 2012”.

-

Jang Hyonshick (2011), “Korea International Cooperation Agency
1991~2010”, KOICA.

-

Han Seungheon (2010), “새로운 ODA 질적평가와 한국에의 시사점”,
Tài liệu nghiên cứu nội bộ KOICA, 개발정책포커스 Số 6.

-

Seo Dongshin (2011), “국제 원조사회의 대 아시아 지원전략과 동향


7

및 시사점”, Tài liệu nghiên cứu nội bộ KOICA, 개발정책 포커스 Số 7.
-

Lee Kyewoo, Park Chanyong(2005), “베트남을 위한 중장기 원조사업
계획 Country Program Paper: Vietnam”, Tài liệu nghiên cứu nội bộ
KOICA.


-

Tài liệu nội bộ KOICA (2009), “Chiến lực hỗ trợ dành cho Việt Nam và
báo cáo kết quả chương trình hỗ trợ”.

-

Trang web Bộ Ngoại Giao và Thương Mại Hàn Quốc.

-

Trang web ODA Korea của Phòng Thủ trướng Quốc vụ,
/>
-

Trang web Hiệp hội Thương mại Hàn Quốc.
Tài liệu Việt Nam

-

Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức,
Nghị định 131/ 2006/ NĐ-CP ngày 09/ 11/ 2006.

-

Quyết định số 106/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Đề án
"Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn
vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2011-2015"

-


QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến
năm 2020 (Số 32/2012/QĐ-TTG)

-

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM DẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG
ĐẾN NĂM 2020 (Số 246/2005/QĐ-TTG)

-

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 75/2007/QĐ-TTg ngày 28/05/2007.

-

Kế Hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm 2011 – 2015, Bộ Kế hoạchvà
Đầu tư.

-

Trang web Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam

-

Trang web UN Agencies in Viet Nam

-

Trang web Thế giới và Việt Nam, .


-

Báo web Kinh tế Việt Nam, />
-

Báo web – ICT News, .

-

Báo web Hà Nội Mới, .

-

Báo web Công lý, .


8

Tài liệu tổ chức thế giới
-

DEVELOPMENT AID AT A GLANCE - STATISTICS BY REGION
ASIA (2013), OECD.

- Trang web ODCE – DAC, www.oecd.org/dac/stats.
b. Phương pháp chủ yếu được sử dụng khi thực hiện đề tài này
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
So sánh ODA của Hàn Quốc với ODA của các nước khác và tổ chức hỗ trợ
thông qua quan điểm lớn.

Phân tích về thành tựu và hạn chế bằng tài liệu báo cáo kết quả của cơ quan
thực hiện Hàn Quốc, tài liệu của chính phủ Việt Nam và bài báo của các
báo chí Việt Nam.
Tổng hợp nội dung phân tích về thành tựu và hạn chế, đưa ra chiến lược
cho hướng phát triển hiệu quả.
c. Đóng góp mới của đề tài
Thứ nhất là phân tích những chính sách về ODA của hai nước Việt Nam và
Hàn Quốc để hai nước lập kế hoạch và thực hiện chương trình hỗ trợ hiệu quả hơn
trong tương lai.
Thứ hai là xem xét nỗ lực của Hàn Quốc cho Việt Nam phát triển thông qua
phân tích về thành tựu và hạn chế của các chương trình hỗ trợ mà phía Hàn Quốc
đã thực hiện.
Thứ ba là đề xuất phương pháp sử dụng ODA hiệu quả hơn đểthúc đẩy quan hệ
hữu nghị Việt -Hàn.
Cung cấp thêm tư liệu cho sinh viên các khoa như: Việt Nam học, Hàn Quốc
học, Đông phương học, Quan hệ quốc tế có quan tâm hay đang nghiên cứu về đề
tài có liên quan.


9

Phần Nội dung
Chương 1
Khái quát về ODA của Hàn Quốc đối với Việt Nam

1.1.Khái niệm về hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
(1) Định nghĩa ODA đối với Hàn Quốc
Để nâng cao hiệu quả của hỗ trợ phát triển chính thức, Hàn Quốc đã đưa ra một
đạo luật có tên là “Luật cơ sở hỗ trợ phát triển quốc tế”, Bộ Ngoại Giao và Thương
Mại Hàn Quốc (Phịng chính sách phát triển) 02-2100-8344. Trong văn bản này,

chính phủ Hàn Quốc định nghĩa về ODA như sau:
“Hỗ trợ phát triển quốc tế” nghĩa là hỗ trợ phát triển cho vay hoặc
không trả lại mà chính phủ, đồn thể địa phương hoặc cơ quan công quyền
dành cho các nước đang phát triển trực tiếp hoặc gián tiếp để phát triển và
nâng cao phúc lợi của quốc gia đối tác (được gọi là “hỗ trợ phát triển giữa
hai bên”) và hỗ trợ phát triển giữa nhiều bên được cung cấp thông qua các
tổ chức quốc tế.(23, số 2 câu 1)
Tinh thần cơ sở và mục tiêu
A. Xóa đói giảm nghèo cho các nước đang phát triển.
B. Nâng cao nhânquyền cho phụ nữ, trẻ em và thực hiện xóa bỏ sự phân biệt
đối xử nam nữ.
C. Thực hiện sự phát triển bền vững và chủ nghĩa nhân đạo.
D. Nâng cao quan hệ kinh tế với quốc gia đối tác.
E. Theo đuổi hịa bình và phồn vinh của xã hội toàn cầu.(23)
(2) Định nghĩa về ODA của OECD
Khái niệm của DAC - Uỷ ban Hỗ trợ Phát triển (Development Assistance
Committee-DAC) - Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), năm 1969
“ODA là những luồng tài chính chuyển tới các nước đang phát triển và tới
những tổ chức đa phương để chuyển tới các nước đang phát triển mà:


10

- được cung cấp bởi các tổ chức chính phủ (trung ương và địa phương) hoặc bởi
cơ quan điều hành của các tổ chức này;
- có mục tiêu chính là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phúc lợi của các nước
đang phát triển;
- mang tính chất ưu đãi và có yếu tố khơng hồn lại ≥ 25% (được tính với tỷ
suất chiết khấu 10%)”(33)
(3) Định nghĩa về ODA của Việt Nam

Theo Nghị định số 87/CP ngày 5-8-1997 của Chính phủ Việt Nam thì ODA
bao gồm các khoản tiền viện trợ khơng hồn lại hoặc cho vay ưu đãi với phần
khơng hồn lại chiếm ít nhất 25% giá trị của khoản vay. Còn theo Quy chế quản
lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo Nghị
định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính Phủ thì ODA được định nghĩa
như sau:
“Hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA): là hoạt động hợp tác phát
triển giữa Nhà nước hoặc Chính Phủ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt
Nam với Nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song
phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ”.
1.2. Tình hình kinh tế Việt Nam và tính thiết yếu của ODA
1.2.1. Tình hình kinh tế Việt Nam
Việt Nam là một nước đang phát triển với dân số đông, trong hơn 30 năm qua
đang phải phục hồi khỏi sự tàn phá của chiến tranh. Sau khi Liên bang Xô viết tan
rã, Việt Nam mất đi chỗ dựa về tài chính. Đồng thời, sự cứng nhắc của nền kinh tế
kế hoạch hóa tập trung đã khiến cho nền kinh tế Việt Nam khơng có nhiều điều
kiện phát triển. Sau nhiều năm với các cuộc chiến tranh kéo dài, trong hoàn cảnh bị
cơ lập về chính trị và trì trệ về kinh tế, Việt Nam đang nhanh chóng hịa mình vào
dịng chảy chung của kinh tế và chính trị thế giới. Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu
thực hiện chính sách Đổi Mới, hướng tới một nền kinh tế thị trường. Trong môi
trường tự do đầu tư, những nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới đang thể hiện rõ sự
quan tâm chưa từng có đối với Việt Nam.


11

Tăng trưởng GDP hàng năm đạt mức 8-9,5% trong suốt hơn mười năm cho đến
năm 1997. Mặc dù vậy, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, tốc
độ tăng trưởng của Việt Nam giảm xuống còn 5,8% năm 1998, 4,7% năm 1999
nhưng sau đó phục hồi và đạt mức 6,7% năm 2000, 7% năm 2002, 7,7% năm 2004,

8% năm 2006 và 8,5% năm 2007. Năm 2008, nền kinh tế thế giới trong năm 2008
đã chứng kiến sự suy thối sâu rộng trên quy mơ tồn cầu. Trong bối cảnh đó, nền
kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng GDP là 6,23%.
5,32% vào năm 2009, 6,78% năm 2010, 5,89% năm 2011.
Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2000-2011
Kinh tế Việt Nam được chia thành 3 khu vực (hay còn gọi 3 ngành lớn) kinh tế,
đó là: 1) nơng nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; 2) công nghiệp (bao gồm công nghiệp
khai thác mỏ và khống sản, cơng nghiệp chế biến, xây dựng và sản xuất vật liệu
xây dựng, sản xuất và phân phối khí, điện, nước); 3) thương mại, dịch vụ, tài chính,
du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế.
Vào năm 2007, khu vực thứ nhất chiếm 20,29 % GDP thực tế, khu vực thứ hai
chiếm 41,58 % (trong đó cơng nghiệp chế biến chiếm 21,38 %).
Về cơ bản, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, việc gia
nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và trở thành thành viên WTO đã tạo
ra những sự thay đổi nhanh chóng hơn đối với thể chế kinh tế và thương mại của
Việt Nam. Tỉ lệ dân số sống dưới mức nghèo, được xác định bằng tỉ lệ dân số sống
dưới mức 1 USD/ngày, đã giảm đáng kể và thấp hơn các nước khác như Trung
Quốc, Ấn Độ và Philippines. Các nhà đầu tư coi Việt Nam là điểm đến hấp dẫn thứ
nhì trong khu vực sau Trung Quốc. Tuy nhiên, nền kinh tế cũng đang bọc lộ ngày
càng rõ những lo ngại về chất lượng và sự bền vững của quá trình tăng trưởng, xét
cả về trung hạn và dài hạn như:
1. Chất lượng tăng trưởng kinh tế không cao, thể hiện ở tốc độ chuyển dịch cơ
cấu chậm, tính hiệu quả và sức cạnh tranh thấp
Cơ cấu kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã có sự chuyển dịch tích cực
(mặc dù chưa rõ nét): tỷ trọng nông- lâm- thuỷ sản trong GDP đã giảm đều đặn (từ
40,5% xuống 22,09% trong thời kỳ 1991-2008) và tỷ trọng công nghiệp- xây dựng
tăng lên tương ứng (từ 23,8% tăng lên 39,73% trong cùng thời kỳ). Trong khi đó,


12


khu vực dịch vụ sau một thời gian dài chững lại (1995-2004) và tăng chậm hơn
nhịp độ tăng trưởng chung của GDP, hiện nay đã trở lại tốc độ tăng trưởng khá.
Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế Việt Nam chuyển dịch chậm hơn dự kiến, kể cả cơ
cấu ngành, cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ... Trong nhiều năm qua, xét theo tỷ
trọng giá trị tăng thêm trong GDP, cơ cấu kinh tế chủ yếu biến đổi theo sự chuyển
dịch của hai nhóm ngành nơng- lâm - thủy sản và công nghiệp- xây dựng. Tỷ trọng
dịch vụ trong GDP trồi sụt theo từng năm và chưa thể hiện một xu thế chuyển dịch
rõ ràng hướng tới một cơ cấu hiện đại, trong khi đây là khu vực có rất nhiều cơ hội
và tiềm năng phát triển. Mục tiêu đặt ra cho chuyển dịch cơ cấu ngành trong GDP
năm 2010 (khu vực nông nghiệp 15-16%; công nghiệp và xây dựng 43- 44%; dịch
vụ 40- 41%) rất khó đạt được.
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành có liên quan chặt chẽ đến cơ cấu lao động và cơ
cấu đầu tư. Cơ cấu lao động chưa có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng tiến bộ, lao
động chưa có việc làm cịn lớn, đang bị “tắc nghẽn” trong lĩnh vực nông nghiệp và
nông thơn. Trong khi đó, cơ cấu đầu tư thể hiện sự mất cân đối lớn giữa nguồn vốn
đầu tư xây dựng cơ bản và tình trạng đầu tư tràn lan ở các địa phương.
Nhìn từ góc độ dài hạn, q trình chuyển dịch cơ cấu chưa diễn ra theo một quy
hoạch chiến lược tổng thể có tầm nhìn dài hạn, với một lộ trình hợp lý và được bảo
đảm thực hiện nghiêm ngặt. Những năm qua là giai đoạn hình thành cơ cấu được
định hướng bởi các quy hoạch mang tính cục bộ ngành và địa phương, nhằm phục
vụ cho các lợi ích cục bộ và ngắn hạn. Chính vì thế, quy hoạch tổng thể thường bị
điều chỉnh, phá vỡ, hiệu quả đầu tư thấp, cơ cấu chuyển dịch không đúng yêu cầu
thúc đẩy tăng trưởng cao, bền vững, nâng cao sức cạnh tranh. Tất cả những điều
nói trên phản ánh tầm nhìn cơ cấu hạn chế, nặng về hiện vật và tư duy “chính sách
ngành”, chưa theo kịp các xu hướng công nghệ và nguyên lý phát triển hiện đại.
Sức cạnh tranh của nền kinh tế: Năng lực cạnh tranh của hàng hoá sản xuất
trong nước được chia thành ba nhóm: (1) nhóm các sản phẩm có thế mạnh xuất
khẩu, (2) nhóm các sản phẩm có thể cạnh tranh trong tương lai, nhưng hiện vẫn cần



13

được bảo hộ, và (3) nhóm các sản phẩm khơng thể cạnh tranh quốc tế. Đối với
nhóm thứ nhất, năng lực cạnh tranh thể hiện ở chỉ tiêu tỷ lệ giá trị xuất khẩu trong
giá trị sản xuất của Việt Nam liên tục tăng trong các năm qua. Tuy nhiên, sự
chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu còn chậm, chưa có tính đột phá, các sản phẩm
trong nhóm có thế mạnh xuất khẩu chưa khẳng định sự vượt trội về chất lượng và
giá trị gia tăng cao. Nhiều mặt hàng kim ngạch tăng chủ yếu dựa vào biến động giá
của thị trường thế giới nên sự tăng trưởng này còn mang tính bất ổn, thiếu bền
vững. Bên cạnh đó, phần lớn các mặt hàng trong nhóm thứ hai và thứ ba của Việt
Nam đã được bảo hộ trong một thời gian dài, tuy nhiên cho đến nay, những hàng
hoá thuộc hai nhóm này vẫn có chất lượng kém và giá thành cao, không thể cạnh
tranh trên thị trường trong nước chứ chưa nói đến khả năng xuất khẩu.
Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước được thể hiện rõ nhất
qua các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu. Từ năm 2000 đến nay, nhìn chung, hai chỉ tiêu trên của Việt Nam
đều thấp, mặc dù có xu thế tăng trong các năm 2000-2004 (tỷ suất lợi nhuận trên
vốn đạt 4,85% năm 2004), nhưng lại giảm vào năm 2005 (4,42%). Nguyên nhân
của tình trạng trên xuất phát từ quy mơ sản xuất kinh doanh nhìn chung vẫn là nhỏ
và siêu nhỏ, đi kèm với trình độ kỹ thuật công nghệ thấp: số doanh nghiệp nhỏ và
vừa năm 2005 chiếm tới 96,81%; số doanh nghiệp có trang bị tài sản cố định dưới
5 tỷ đồng chiếm 86%. Trong các thành phần kinh tế, tỷ suất lợi nhuận của khu vực
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi cao nhất và liên tục tăng (từ 9% năm 2000
lên 13% năm 2004). Đáng lo ngại là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước (chủ
yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ), với tỷ suất lợi nhuận trên vốn giảm từ 2,3% năm
2001 xuống còn 1,6% năm 2004. Rõ ràng là các doanh nghiệp càng nhỏ, trình độ
cơng nghệ càng yếu, thì tỷ suất lợi nhuận đạt được càng thấp. Khi so sánh tỷ suất
lợi nhuận trên doanh thu, chúng ta cũng có một kết luận tương tự. Tính chung tỷ
suất lợi nhuận trên vốn và trên doanh thu của các doanh nghiệp đầu tư trong nước

đều thấp hơn tỷ lệ lãi suất vay ngân hàng.
Với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của sản phẩm còn rất thấp, năng
lực cạnh tranh trên bình diện quốc gia của Việt Nam cũng không mấy khả quan.


14

Mặc dù ổn định kinh tế vĩ mô, tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư cao trong GDP, chính sách
đối với FDI được cải thiện... là những yếu tố cơ bản tạo ra tính cạnh tranh cho tồn
bộ nền kinh tế của Việt Nam, thế nhưng theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới
(WEF) về cạnh tranh toàn cầu, Việt Nam ln nằm ở nhóm nước có năng lực cạnh
tranh thấp của thế giới, và năng lực cạnh tranh của Việt Nam hầu như không được
cải thiện theo thời gian, thậm chí cịn xấu đi: số nước tham gia xếp hạng càng tăng
thì thứ hạng cạnh tranh của Việt Nam càng bị tụt xuống. Tại nhiều tiêu chí trong
bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh của WEF, Việt Nam đứng cuối bảng. WEF
cũng đánh giá trong 15 vấn đề khó giải quyết nhất của Việt Nam và có ảnh hưởng
trực tiếp đến mơi trường kinh doanh thì 3 vấn đề nghiêm trọng nhất là lạm phát, sự
yếu kém của cơ sở hạ tầng và sự thiếu hụt lao động được đào tạo. Ba vấn đề trên
được đánh giá có mức độ nghiêm trọng nhất, vượt trên cả vấn nạn tham nhũng,
chính sách khơng ổn định và căn bệnh thủ tục hành chính.
2. Chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, thể hiện ở các vấn đề xã hội
và mơi trường ngày càng bức xúc
Dưới góc độ xã hội – mơi trường, cùng với q trình tăng trưởng kinh tế, sự
phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ nét và có chiều hướng gia tăng; chất lượng
nguồn nhân lực cũng chưa theo kịp yêu cầu tăng trưởng và phát triển của nền kinh
tế; tỷ lệ thời gian lao động khơng được sử dụng ở nơng thơn vẫn cịn cao; tốc độ
xố đói giảm nghèo bắt đầu chững lại trong những năm gần đây; tốc độ suy thối
và ơ nhiễm mơi trường diễn ra nhanh chóng... Đây là những biểu hiện đáng báo
động về chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Lao động và việc làm

Rõ ràng lợi thế về nguồn lao động dồi dào của Việt Nam khơng được sử dụng
hết, thậm chí vẫn đang bị lãng phí nghiêm trọng, bởi cho đến nay, vẫn có tới 4,7%
lao động ở thành thị thất nghiệp và gần 20% lao động ở nông thôn chưa được sử
dụng. Theo ước tính, số thất thốt thời gian lao động trên tương đương với trên 10
triệu lao động thất nghiệp hoàn toàn. Đặc biệt, thực tế cho thấy, so sánh giữa tỉnh,


15

thành phố, nơi nào có trình độ phát triển kinh tế càng cao thì tỷ lệ thất nghiệp càng
cao, tiêu biểu là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Có thể nói, nguồn lao động lớn chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa hiệu quả đang
trở thành vấn đề xã hội. Thất nghiệp, thiếu việc làm, không chỉ khiến người lao
động khơng có thu nhập để trang trải cuộc sống, khơng đủ để tái sản xuất sức lao
động, khó thốt được nghèo đói, mà cịn dẫn đến nhiều vấn đề xã hội như gây phân
hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội, tệ nạn xã hội và tội phạm tăng… Sức ép về
dân số tiếp tục gia tăng cũng sẽ làm cho tình trạng thiếu việc làm căng thẳng hơn
trong thời gian tới.
Nguyên nhân trực tiếp, dễ thấy nhất của tình trạng trên chính là sự chuyển dịch
lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
cịn chậm. Tỷ trọng đóng góp vào tốc độ tăng trưởng do yếu tố vốn đóng góp còn
chiếm tới gần 60%, còn do yếu tố lao động chỉ chiếm khoảng 20% (và do yếu tố
năng suất các nhân tố tổng hợp chỉ chiếm trên 20%).
Xóa đói giảm nghèo
Mặc dù Việt Nam đã hoàn thành sớm kế hoạch toàn cầu “giảm một nửa tỷ lệ
nghèo vào năm 2015” mà Liên hợp quốc đề ra, nhưng thành tựu xoá đói giảm
nghèo vẫn chưa vững chắc. Số hộ có mức thu nhập bình quân đầu người nằm ngay
cận trên của chuẩn nghèo còn khá nhiều và nguy cơ bị tổn thương của các hộ này
trước những đột biến bất lợi còn lớn và khả năng tái nghèo còn cao. Điều này thể
hiện ở việc nếu so với mức “chuẩn” cũ của Việt Nam, năm 2008 người nghèo

chiếm khoảng 13,5%; còn nếu theo chuẩn mới, tỷ lệ người nghèo sẽ tăng lên 20%.
Nhưng, nếu tính theo cách của thế giới thì tỷ lệ này còn cao gấp 2-3 lần.
Điều dễ nhận thấy là người nghèo đang gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận
và hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản. Khả năng tiếp cận các dịch vụ, lợi ích của
tăng trưởng và thành quả do sự phát triển mang lại cho mọi công dân một cách
khách quan và công bằng chưa cao. Chẳng hạn, trong lĩnh vực y tế và giáo dục, báo


16

cáo của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc về an sinh xã hội cho biết nhóm 20%
giàu nhất hưởng 45% các trợ cấp y tế, nhóm 20% nghèo nhất chỉ nhận được 7%;
nhóm 20% giàu nhất hưởng 35% các trợ cấp giáo dục, trong khi nhóm 20% nghèo
nhất chỉ nhận có 15% (Trần Hải Hạc, 2008). Bởi vậy, chỉ số đói nghèo HPI (tỷ lệ
người sống dưới ngưỡng các phương diện phát triển con người) của Việt Nam rất
cao, xếp thứ 36/177 quốc gia trong năm 2008. Những người thiếu thốn nhất tại Việt
Nam phải chịu cảnh đói nghèo ở nhiều phương diện nhất.
Chất lượng nguồn nhân lực và các vấn đề giáo dục và y tế
Sự phát triển toàn diện con người Việt Nam đã được khẳng định thông qua sự
gia tăng vững chắc của chỉ số HDI trong 15 năm qua, và trong báo cáo về phát triển
con người của Liên hợp quốc năm 2005, Việt Nam đã được chú ý như một ví dụ
thành cơng tiêu biểu cho nhóm nước đang phát triển cân bằng phát triển kinh tế và
phát triển con người. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy chất lượng giáo dục - đào
tạo nói chung ở Việt Nam cịn thấp, cơ cấu cịn bất hợp lý, chưa đáp ứng tốt nhu
cầu đào tạo nhân lực, nhân tài. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc tăng cơ hội
việc làm và thu nhập, mà còn là yếu tố hạn chế sức cạnh tranh của nền kinh tế và
việc nâng cao chất lượng tăng trưởng.
Theo kết quả điều tra lao động và việc làm của Tổng cục Thống kê, năm 2007
số người được đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng (có trình độ sơ cấp hoặc có chứng
chỉ hành nghề trở lên) chỉ chiếm 24%, rất thấp so với các nước trong khu vực. Hơn

thế nữa, cơ cấu đào tạo của lực lượng lao động cịn nhiều bất hợp lý, số lao động có
trình độ trung học chun nghiệp và cơng nhân kỹ thuật cịn quá thiếu so với yêu
cầu. Đội ngũ lao động trí thức của Việt Nam cũng yếu kém cả về số lượng và chất
lượng so với khu vực và thế giới, chưa đáp ứng được yêu cầu triển khai công nghệ
mới theo những mục tiêu cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống giáo dục - đào tạo,
nhưng chất lượng giáo dục - đào tạo của cả hệ thống giáo dục quốc dân nói chung,
vẫn là một vấn đề nhức nhối của cả đất nước trong nhiều năm trở lại đây. Chi cho
giáo dục bình quân đầu người ở Việt Nam hiện nay cũng vào loại thấp nhất trong


17

khu vực, và lại tập trung quá nhiều vào giáo dục tiểu học, trong khi cần ưu tiên cho
giáo dục đại học để nâng cao nguồn lực con người, hỗ trợ cho nền kinh tế và đảm
bảo tốc độ tăng trưởng trong nước. Việc cải cách hệ thống giáo dục được xem như
một khâu nền tảng của một chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chưa được triển
khai một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực y tế, hiện vẫn cịn một số khó khăn và đứng trước
nhiều thách thức. Tình trạng quá tải của các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt là ở
các trung tâm, các thành phố lớn, ở các tuyến trên còn ở mức rất cao và kéo dài.
Việc chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo cịn hạn chế, chi phí cho y tế cịn cao,
quản lý nhà nước đối với một số lĩnh vực y tế cịn bng lỏng, dẫn đến thị trường
thuốc chữa bệnh chưa được kiểm sốt chặt chẽ, an tồn thực phẩm cịn thấp…
Cơng bằng xã hội và sự phân hóa giàu nghèo.
Báo cáo Phát triển con người năm 2005 của UNDP đã ca ngợi Việt Nam đạt
được tăng trưởng và vẫn đảm bảo sự công bằng. Theo nhiều nhận xét chuyên gia,
hệ số Gini của Việt Nam tương đối ổn định trong giai đoạn 2002-2006 và vào loại
trung bình của thế giới. Tuy nhiên, xu hướng bất bình đẳng giữa người giàu và
người nghèo vẫn đang ngày càng rõ rệt tại Việt Nam, thể hiện qua hệ số Gini tăng

dần theo thời gian: từ 0,35 năm 1993 lên 0,43 năm 2006. Thực tế cho thấy tác động
của tăng trưởng kinh tế tới giảm nghèo đang có xu hướng giảm và bất bình đẳng lại
tăng lên tương ứng. Năm 1990, sự cách biệt của 20% số hộ giàu nhất và 20% số hộ
nghèo nhất chỉ là 4,1 lần; nhưng con số đã tăng lên 8,37 vào năm 2006. Khoảng
cách nông thôn – thành thị, sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng trong
cả nước ngày càng lớn.
Thực trạng trên trước hết cho thấy sự tồn tại của hai vấn đề: một là chênh lệch
chính của một bộ phận người giàu và tình trạng nghèo khó của một bộ phận người
nghèo; hai là sự điều tiết của Nhà nước bằng nhiều biện pháp như thuế thu nhập,
chính sách phân phối, chính sách xã hội cần làm tốt hơn.


18

Phân tích sâu hơn, chúng ta có thể thấy mặc dù kinh tế có bước tăng trưởng cao
trong những năm qua, nhưng hiệu quả của nó tác động đến người nghèo lại giảm
tương đối so với các tầng lớp có thu nhập cao. Theo một kết quả nghiên cứu, người
nghèo không được hưởng đầy đủ các kết quả của quá trình tăng trưởng. Nếu tăng
trưởng kinh tế tăng 10 điểm phần trăm, thì người nghèo chỉ có thể được hưởng lợi
số đó. Trái lại, nhóm các hộ giàu có thể khai thác nhiều hơn cơ hội tăng trưởng cho
phúc lợi của mình. Kết quả là, trong khi tăng trưởng kinh tế góp phần to lớn vào
xóa đói giảm nghèo thì chính nó lại gia tăng thêm khoảng cách chênh lệch giàu
nghèo, do thành quả tăng trưởng không được chia sẻ một cách đồng đều mà theo
hướng có lợi cho nhóm người vốn đã có cuộc sống dư dật, khá giả hơn. Ở đây có
sự đánh đổi giữa mục tiêu tăng trưởng và cơng bằng xã hội. Sở dĩ có tình trạng trên
là do tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng tập trung vào các ngành địi hỏi vốn cao,
ít lao động và lao động có trình độ cao, điều này chắc chắn tác động trực tiếp đến
người nghèo, những người mà bản thân ít vốn liếng, tri thức và trình độ cao để
tham gia vào các ngành sản xuất đó. Các chính sách bảo hộ, thay thế nhập khẩu sẽ
làm tăng chi phí sản xuất và giá cả sản xuất đối với hàng triệu người nghèo. Cơ hội

việc làm, thu nhập, tiếp cận thông tin, tri thức của người nghèo vì thế ngày càng
thấp – điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
trong những năm tiếp theo.
Nền kinh tế Việt Nam lựa chọn là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Vì vậy tăng trưởng kinh tế mà Đảng và Nhà nước đã xác định là tăng trưởng
có chất lượng, tăng trưởng bền vững, tăng trưởng vì con người, vì một xã hội ngày
càng cơng bằng hơn, dân chủ hơn, tăng trưởng gắn với bảo vệ môi trường. Tuy
nhiên, kinh nghiệm của chính nền kinh tế đổi mới của nước ta trong những năm
gần đây cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng cao không nhất thiết đi liền với xu hướng
tạo ra một nền kinh tế mạnh. Bằng việc xác định rõ định hướng phát triển trong dài
hạn, Việt Nam cần có sự lựa chọn thứ tự ưu tiên các mục tiêu phát triển phù hợp
với điều kiện kinh tế, xã hội, tài nguyên, môi trường trong từng giai đoạn nhất định,
từ đó thực sự có những bước phát triển bền vững.
1.2.2. Tính thiết yếu của ODA đối với Việt Nam


19

1. ODA là nguồn vốn có vai trị quan trọng trong việc bổ sung vốn cho đầu tư
phát triển.
Vốn đầu tư cùng với tài nguyên thiên nhiên, lao động và kỹ thuật tạo thành 4
yếu tố vật chất, xã hội. Tất cả các nước khi tiến hành cơng nghiệp hóa đều cần
vốn đầu tư lớn. Đó chính là trở ngại lớn nhất để thực hiện chương trình cơng
nghiệp hóa đối với các nước nghèo.
2. ODA giúp tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại, và phát
triển nguồn nhân lực.
Những lợi ích quan trọng mà ODA mang lại cho nước tiếp nhận tài trợ là công
nghệ, kỹ thuật hiện đại, kỹ xảo chun mơn và trình độ quản lý tiên tiến. Các nhà
tài trợ còn ưu tiên đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực vì họ tin tưởng rằng phát
triển của một quốc gia quan hệ mật thiết với việc phát triển nguồn nhân lực.

Ngoài ra nguồn vốn cịn là nguồn lực quan trọng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam
trong việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, tăng cường thể chế,
phát triển các lĩnh vực xã hội, như y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường, phát triển
nông thôn, đặc biệt là trong cơng tác xóa đói giảm nghèo.

1.3.Tình hình tiếp nhận ODA của Việt Nam
Sau năm 1986, Việt Nam bắt đầu chính sách mở cửa cải cách “Đổi Mới”, từ
đó Việt Nam đã nhận được nhiều nguồn vốn ODA từ các nước hỗ trợ tiên tiến và
các tổ chức hỗ trợ quốc tế để sử dụng cho việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm
nghèo và nâng cao mức sống nhân dân. Các nước hỗ trợ ODA chủ yếu là Nhật
Bản, Pháp, Đan Mạch... có 25 nước, tổ chức hỗ trợ ODA quốc tế là 19 tổ chức
như Ngân hàng Quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á... 369 tổ chức phi chính
phủ (NGO) quốc tế. Việt Nam đã được đánh giá là nước nhận được ODA lớn trên
thế giới do khả năng sử dụng nguồn vốn này hiệu quả, thành quả ODA có thể
nhìn thấy rõ ràng, hệ thống tiếp nhận ưu tú. Theo báo cáo của OECD, năm 2011
Việt Nam trở thành quốc gia tiếp nhận ODA nhiều thứ hai ở châu Á.
<Bảng 1.1 - Các quốc gia tiếp nhận ODA nhiều nhất Châu Á năm 2011>(32, tr.2)


20

Quốc Gia
1
2
3
4
5
6
7
8

9
1
0

Afghanistan
Việt Nam
Parkistan
India
Bờ Tây và Dải Gaza
Iraq
Bangladesh
Jordan
Nepal
Campuchia
Nước khác
Tổng cộng

Số
tiền
6.711
3.514
3.509
3.220
2.444
1.904
1.498
959
892
792
12.12

4
37.56
6

Tỉ lệ
18%
9%
9%
9%
7%
5%
4%
3%
2%
2%
32%
100
%

(Nguồn: OECD, Đơn vị: triệu USD)
Như vậy so với đầu những năm 2000, nguồn ODA đổ vào Việt Nam bắt đầu
tăng nhanh chóng. Mặc dù năm 2008 bị khủng hoảng tiền tệ thế giới và Việt Nam
xếp vào nước thu nhập bình quân thấp nhưng xu thế vẫn là ODA tiếp tục tăng.
<Bảng 2.1 – Vốn ODA cam kết và sử dụng thực tế từ nam 1993-2012>(15)
Cam kết
Sử

dụng

Như đã nói ở trên, Việt Nam là một nước nhận được ODA lớn từ rất nhiều

nước và tổ chức quốc tế khác vì tính sử dụng và sự phụ thuộc vào rất thích hợp,


21

rành mạch. Trong GDP của Việt Nam, tỉ lệ ODA chiếm chỉ 4 % nên mức độ phụ
thuộc vào ODA thấp. Trong ngân sách chính phủ, tỉ lệ ODA chiếm cũng là trên
dưới 15% nên duy trì mức độ ổn định. Do tiềm năng phát triển của Việt Nam và
sự đạt được kết quả như mong đợi của ODA nên nhiều quốc gia vẫn tiếp tục hỗ
trợ cho Việt Nam một cách ổn định. Ngoài ra, tại Hội nghị các nhà tư vấn cho
Việt Nam 2011 (CG 2011), các nhà tài trợ đã cam kết ủng hộ cho Việt Nam 7,386
tỷ USD vốn ODA cho năm tài khóa 2012. Mặc dù thấp hơn con số 7,905 tỷ USD
của năm 2011 và con số 8,063 tỷ USD của năm 2010, nhưng theo các chuyên gia,
“đây vẫn là con số khá cao trong bối cảnh những bất ổn kinh tế thế giới vẫn còn
tiếp diễn, nhiều quốc gia hỗ trợ ODA cho Việt Nam đang đứng trước những khó
khăn.”(5) Như vậy điều này có nghĩa là Việt Nam đã được cácquốc gia hỗ trợ tin
tưởng. Các lĩnh vực sử dụng đượcnguồn viện trợ ODA thường là kinh tế xã hội,
cơ sở hạ tầng chiếm phần lớn.

1.3.1.Hỗ trợ từ Hàn Quốc
Lịch sử hỗ trợ của Hàn Quốc đối với Việt Nam
Ngày 22 tháng 12 năm 1992, Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại
giao cấp đại sứ, bắt đầu thành lập hạ tầng quan hệ nâng cao hợp tác kinh tế và xã
hội cho tương lai. Sau đó, vào năm 1994 thì văn phịng đại diện ở nước ngồi của
KOICA được thành lập tại Việt Nam nên công việc hỗ trợtrở nênnhanh chóng và
dễ dànghơn. Sau khi thiết lập ngoại giao, Việt Nam đã trở thành quốc gia đối tác
nhận được sự quan tâm đặc biệt của Hàn Quốc. Nguồn hỗ trợ này được sử dụng
chủ yếu trong các lĩnh vực y tế và giáo dục. Ở lĩnh vực y tế, việc cung cấp nước an
toàn bằng cách phát triển nguồn nước và nâng cao chất lượng phục vụ y tế bằng
cách thành lập cơ sở vật chất y tế là hoạt động chủ yếu, cịn ngành giáo dục thì tập

trung vào chương trình huấn luyện nghề.(18, tr.106)
Hệ thống xúc tiến công tác hỗ trợ của Hàn Quốc
Hệ thống xúc tiến công tác hỗ trợ ngoại giao của Hàn Quốc được thành lập với
ba tổ chức lớn. Cơ quan lập và thực hiện chính sách viện trợ có hồn lại là Bộ Kế
hoạch Tài chính và một cơ quan trực thuộc Bộ có tên là Ngân hàng Xuất nhập khẩu


22

Hàn Quốc (Keximbank). Còn cơ quan lập và thực hiện chính sách của viện trợ
khơng hồn lại là Bộ Ngoại giao và Thương mại và cơ quan trực thuộc Bộ là
KOICA. Và cơ quan cấp cao có tên là Ủy ban Hiệp lực Phát triển Quốc tế đã được
thành lập trực thuộc Văn phòng Thủ tướng Quốc vụ để quản lý tồn bộ và xem xét
cơng việc.
Sự thay đổi tổng số tiền viện trợ Hàn Quốc đối với Việt Nam
Từ năm 1991 đến năm 2011, Hàn Quốc đã hỗ trợ tất cả là 1.394 triệu USD
(khơng hồn lại: 135 triệu đơ-la / có hồn lại: 1.259 triệu đơ-la) để giúp Việt Nam
phát triển.
Tổng số
tiền

Viện trợ khơng hồn
lại
135.452

Viện trợ hồn lại
1.259.330

Tổng cộng
1.394.782

(đơn vị: triệu USD)(30)

Theo khu vực thì vùng châu thổ sông Hồng và Thủ đô Hà Nội chiếm 39% và
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 30% là nơi được tập trung hỗ trợ, còn
khu vực cao nguyên miền trung thì mức độ hỗ trợ thấp.(24, tr.25)
Hàn Quốc là một quốc gia mới bắt đầu hỗ trợ nước ngoài nhưng đã tập trung
vào việc giúp Việt Nam với dự toán nguồn vốn ODA cho Việt Nam cao nhất. Hơn
nữa số tiền đó tăng lên theo từng năm.(20, tr.38)


23

<Bảng 3.1 - Kết quả chương trình hỗ trợ Việt Nam của KOICA>(18, tr.107)
(Đơn vị: triệu USD)

m
Tổn
g số
tiền
hỗ
trợ

m
Tổn
g số
tiền
hỗ
trợ

m


Tổng
số

1991

1992

1993

1994

1995

1996

13.065,
8

2,1

31,6

99,5

228,
1

330,3


365,3

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

277,0

312,
7

619,
3

486,4

481,
4

470,6


351,5

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010


×