Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Tìm hiểu mối quan hệ xã hội của người cao tuổi bán vé số (điển cứu trên một số tuyến đường chính ở tp hồ chí minh) công trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học euréka lần thứ xv nă

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (941.07 KB, 140 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA
LẦN THỨ XV NĂM 2013

TÊN CÔNG TRÌNH

“Tìm hiểu mối quan hệ xã hội của người cao tuổi bán vé số”
(Điển cứu trên một số tuyến đường chính ở Tp. Hồ Chí Minh)
Phạm Phương Linh (CN)
Lê Thị Khánh Ly
Nguyễn Thị Vân
Lê Thị Quỳnh
ThS. Dương Hoàng Lộc hướng dẫn

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: Khoa học Xã hội và Nhân văn
CHUYÊN NGÀNH: Xã hội học (Công tác xã hội)

Mã số cơng trình : …………………………….


 

MỤC LỤC
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................................
TÓM TẮT .......................................................................................................... 1
PHẦN DẪN NHẬP ........................................................................................... 2
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 11
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN LÝ THUYẾT . 11
1. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước: ............................................. 11


1.2. Cách tiếp cận và lý thuyết ứng dụng ...................................................... 17
1.3. Các khái niệm có liên quan..................................................................... 20
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 22
1.5. Mơ hình khung phân tích ........................................................................ 23
CHƯƠNG II .................................................................................................... 24
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 24
2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu ................................................................. 24
2.2. Khái quát quá trình nghiên cứu .............................................................. 32
2.3. Phân tích kết quả nghiên cứu .................................................................. 34
PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................... 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 62
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 64
 


 

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
NCT

NCT

UNFPA

Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc




 


TĨM TẮT
Xu hướng già hóa dân số đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam
và đòi hỏi xã hội cần có những quan tâm hơn đến đối tượng người cao tuổi.
Nhất là khi Việt Nam chưa có được một nền an sinh xã hội phát triển cao, đời
sống của người cao tuổi (NCT) sẽ gặp khơng ít khó khăn. Đối với Cơng tác xã
hội, NCT là một nhóm thân chủ có nhiều vấn đề nảy sinh trong cuộc sống cần
được hỗ trợ. Ngoài những vấn đề về tâm sinh lý tuổi già, NCT có hồn cảnh
khó khăn có thể phải đối mặt với nhiều thách thức như việc mưu sinh, những
vấn đề về tương quan xã hội, đặc biệt khi họ phải di cư từ nông thôn ra đơ thị
để kiếm sống. Do vậy, nhóm nghiên cứu đã quyết định lựa chọn đề tài “Tìm
hiểu mối quan hệ xã hội của NCT bán vé số” (Điển cứu trên các tuyến
đường chính Tp. Hồ Chí Minh), để hiểu hơn về một nhóm NCT đặc thù.
Xuyên suốt bài báo cáo, nhóm nghiên cứu cố gắng thể hiện được ba mục
tiêu gồm: xác định những mối quan hệ xã hội mang tính chủ đạo của NCT bán
vé số; tìm hiểu đặc trưng và nhận định những ưu điểm, hạn chế của các mối
quan hệ này. Ba mục tiêu này đều hướng tới mục đích cuối cùng của bài nghiên
cứu là tìm hiểu các mối quan hệ xã hội có liên quan trực tiếp đến công việc của
NCT bán vé số.
Qua quá trình đi khảo sát, nhóm nghiên cứu đã tiến hành được 23 biên
bản phỏng vấn sâu so với dự tính là 30. Trong đó có 18 mẫu là NCT bán vé số,
5 mẫu là các khách thể gián tiếp. Để có được những cuộc phỏng vấn này, nhóm
nghiên cứu phải tiếp cận khách thể trên nhiều tuyến đường của thành phố.
Để kết luận bài báo cáo, nhóm nghiên cứu đã đúc rút những kinh
nghiệm, những hạn chế trong quá trình nghiên cứu. Những đặc điểm của các
mối quan hệ xã hội của NCT bán vé số được điểm lại và đặc biệt nhấn mạnh
đến những ưu điểm, giá trị tốt đẹp của NCT bán vé số.

 
 




 

PHẦN DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
“Kính trên nhường dưới”, “Kính lão đắc thọ”, “Uống nước nhớ
nguồn”… đời đời người Việt Nam luôn truyền dạy cho nhau những bài học về
kính trọng, nhớ ơn người cao tuổi (NCT) như thế. Điều đó phần nào cho ta hiểu
được vai trị quan trọng của NCT trong đời sống xã hội Việt Nam.
Trong sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, khoa học kỹ thuật, vai trị
của NCT khơng những phải được củng cố mà cịn cần được nâng cao. Bởi vì,
NCT là lớp trẻ của quá khứ, và là chúng ta của tương lai. Nói cách khác, NCT
vẫn là những cơng dân đã và đang đóng góp xây dựng xã hội, bằng những kinh
nghiệm quý giá, bằng sự giáo dục các giá trị truyền thống… Trên hết, NCT
chính là ơng, là bà, là những người sinh thành, chăm sóc, dạy dỗ con cháu
chúng ta.
Nhận thức rõ điều này, Đảng và nhà nước ln cố gắng cải thiện nâng
cao các chính sách đối với NCT. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
năm 1946, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đều
đề cập đến việc NCT được Nhà nước và xã hội giúp đỡ. Luật Hơn nhân và gia
đình, điều 2 và 27 nêu lên quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà đối với con
cháu và ngược lại. Bộ luật lao động (Điều 124), Bộ luật Dân sự (Điều 37), Hình
sự (Điều 38, 39, 147) đều có những quy định cụ thể về quyền được chăm sóc,
đối xử tử tế của NCT1 [3; trang 29,30]. Chính phủ cũng đã ban hành Luật NCT
(thơng qua 23/11/2009) để đảm bảo hơn nữa quyền và nghĩa vụ của NCT trong
xã hội.
Trong cuộc sống thường ngày, bản thân NCT, với sự suy giảm của sức
khỏe như độ nhạy cảm của các giác quan kém, bệnh tật phát sinh… những mối

quan hệ xã hội của họ cũng dần bị thu hẹp. Sự thay đổi nhanh chóng của xã hội
làm cho NCT cảm thấy những hiểu biết, giá trị của mình là lỗi thời và dễ tạo
                                                            
1

Đặng Vũ Cảnh Linh (chủ biên), Người cao tuổi và các mơ hình chăm sóc
người cao tuổi ở Việt Nam, Nxb Dân trí, tr. 29 - 30.



 

cảm giác cô lập và bi quan. Vậy nên, không chỉ cần chăm sóc về sức khỏe, đời
sống vật chất, việc duy trì và mở rộng các mối quan hệ xã hội đối với NCT là
một trong những vấn đề cần được chú ý.
Đặc biệt, trong bối cảnh của một nước đang phát triển, khơng ít NCT
Việt Nam vẫn đang tiếp tục lao động kiếm sống. Trong đó, có một bộ phận
người cao tuổi phải làm những công việc đơn giản nhưng vất vả. Đó là bán vé
số, là thu lượm ve chai, ăn xin… Vậy thì, câu hỏi cần đặt ra là với đời sống vật
chất cịn khó khăn, những NCT này nhận được sự quan tâm, yêu thương từ gia
đình, bạn bè và cộng đồng như thế nào? Hơn nữa, cùng với những yếu tố trên,
sức khỏe NCT cịn bị hạn chế. Điều này khiến họ có thể trở thành một trong
những đối tượng dễ bị tổn thương khi họ cho rằng bản thân mình khơng cịn vai
trị trong gia đình, xã hội.
Do đó, nhóm nghiên cứu chúng tôi mong muốn sẽ giúp mọi người nhận
thấy những đặc điểm cũng như những ưu điểm của các mối quan hệ xã hội của
NCT - những yếu tố có thể góp phần vào việc nâng cao đời sống, đặc biệt là
đời sống tinh thần cho NCT.
Đã có khơng ít đề tài nghiên cứu về NCT, nhưng có thể nói, cịn ít
những đề tài riêng về đối tượng là NCT đang lao động kiếm sống trên các con

đường thành phố. Vậy nên chúng tơi đã chọn nhóm các cụ bán vé số để thực
hiện nghiên cứu. Chúng tôi quyết định chọn nghề nghiệp này vì nó rất phổ biến
ở thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt ở quận Tân Bình, quận Phú Nhuận, là
những khu vực tiếp giáp với nhiều quận khác, dân cư tập trung đông đúc, buôn
bán kinh doanh nhộn nhịp (ví dụ: quán ăn, cây xăng,…).
Cuối cùng, chúng tơi muốn góp phần làm phong phú những hiểu biết về
NCT, nhất là những cụ có hồn cảnh khó khăn và giúp mọi người phần nào
được biết về những số phận lặng thầm xung quanh chúng ta. Mặt khác, với tư
cách là những nhân viên xã hội tương lai, chúng tôi muốn được tiếp cận, được
hiểu và cảm nhận về NCT, một trong những đối tượng của ngành Công tác xã
hội. Một đề tài nghiên cứu khoa học, không đơn thuần là làm sáng tỏ một vấn



 

đề về mặt kiến thức, mà còn phản ánh được tính nhân văn, sự trân trọng của
người làm nghiên cứu với đối tượng và cuộc sống quanh mình.
Với tất cả những suy nghĩ, mong muốn như trên, chúng tôi quyết định
chọn đề tài “Tìm hiểu mối quan hệ xã hội của NCT bán vé số”, điển cứu tại
một số tuyến đường chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu các mối quan hệ xã hội có liên quan trực tiếp đến công việc của NCT
bán vé số.
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định các mối quan hệ xã hội chủ đạo của NCT bán vé số.
- Tìm hiểu đặc trưng mối quan hệ xã hội của NCT bán vé số.

- Nhận định những ưu điểm và hạn chế trong các mối quan hệ xã hội của NCT
bán vé số.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về mối quan hệ xã hội của NCT bán vé số.
- Tìm hiểu mối quan hệ xã hội của NCT bán vé số.
- Trình bày một số giải pháp để phát huy ưu điểm trong các mối quan hệ xã hội
của NCT bán vé số.
Trong đó, nhiệm vụ chính yếu mà bài viết tập trung làm sáng tỏ là
nhiệm vụ số 2: Tìm hiểu mối quan hệ xã hội của NCT bán vé số.



 

3. Đối tượng, khách thể và giới hạn nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu mối quan hệ xã hội của NCT bán vé số.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Khách thể trực tiếp: NCT bán vé số.
- Khách thể gián tiếp:
+ Chủ đại lý vé số
+ Người thân của những NCT bán vé số được phỏng vấn.
+ Khách mua vé số
+ Người bán vé số ở độ tuổi khác.
3.3. Giới hạn nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Một số tuyến đường nằm trên địa bàn Tp. Hồ Chí
Minh.
- Thời gian nghiên cứu: 09/2012 – 03/2013.

4. Ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn

4.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài nghiên cứu này sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc làm sáng tỏ
những quan điểm trong các lý thuyết hành động xã hội, phân tâm học và thuyết
tăng năng lực, biện hộ.
Đặc biệt, trên góc nhìn của ngành Cơng tác xã hội, đề tài hy vọng sẽ thể
hiện được những quan điểm tiến bộ, nhân văn mà thuyết tăng năng lực, biện hộ



 

đã trình bày. Đó là sự tăng năng lực cho mỗi cá nhân, nhóm, cộng đồng, dựa
trên cơ sở niềm tin vào giá trị, nội lực của họ.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trước hết, đối với những người thực hiện đề tài, đây là một cơ hội để
chúng tôi học được nhiều về các kỹ năng như tiếp cận; giao tiếp; lắng nghe;…
Đồng thời, những gì chúng tơi đã được học về NCT, người có hồn cảnh khó
khăn sẽ trở nên sinh động, trực quan hơn trong quá trình thực hiện đề tài.
Bên cạnh đó, những thơng tin mà chúng tơi thu thập được, ít nhiều sẽ
giúp cho người đọc hình dung ra phần nào cuộc sống của NCT bán vé số. Bởi
vì, chúng ta đều có thể đã, đang và sẽ tiếp xúc với đối tượng này trong cuộc
sống hàng ngày.
Trên hết, mong rằng những thông tin đề tài này tìm hiểu được, tuy cịn
đơn giản, nhưng sẽ góp phần gợi nên những ý tưởng mới, những cảm hứng
mới, nhất là trong việc phát huy tiềm năng của những NCT bán vé số nói riêng
và những người có hồn cảnh khó khăn, đang lao động kiếm sống hàng ngày
nói chung.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Chúng tôi tuân theo triết lý của CTXH thông qua các nguyên lý sau 2:

- Cá nhân là một con người riêng biệt, tồn tại trong thực thể tự nhiên – xã hội
với đầy đủ phẩm chất và giá trị.
- Giữa cá nhân và xã hội có mối quan hệ phụ thuộc hỗ tương.
- Mỗi con người đều có tiềm năng và cần được phát huy hết tiềm năng của
mình khi cán nhân tham gia vào xã hội.
                                                            

TS. Lê Hải Thanh (Chủ biên) (Năm 2011), Công tác xã hội Đại cương, Nxb
Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
2



 

- Xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện cho cá nhân phát huy hết tiềm năng và
giúp họ khắc phục những trở ngại, khó khăn trong q trình thể hiện tiềm năng.
Những nguyên lý trên đây đã định hướng, làm nền tảng cho ý tưởng của
người nghiên cứu.
Điều này được thể hiện trong mục tiêu tổng quát cũng như mục tiêu cụ
thể, trong việc lựa chọn đối tượng, khách thể nghiên cứu của đề tài:
Mỗi một NCT bán vé số sẽ có một hồn cảnh, một khả năng, khó khăn
khác nhau. Dù ở địa vị xã hội nào, họ vẫn nắm giữ những vị trí xã hội quan
trọng trong mối quan hệ với gia đình, cộng đồng xã hội,… Họ lao động, ni
sống bản thân, gia đình và đóng góp cơng sức cho gia đình, xã hội. Ngược lại,
xã hội có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc thách thức đối với họ. Với đề tài này,
người nghiên cứu chú ý đến yếu tố mối quan hệ xã hội có tính chủ đạo trong
đời sống của NCT bán vé số. Các mối quan hệ này đã mang lại thuận lợi hay
thách thức gì trong đời sống của họ. Đặc biệt, đề tài mong đợi sẽ tìm thấy ít
nhiều những yếu tố tích cực, những tiềm năng trong các mối quan hệ của NCT

bán vé số và trong chính bản thân họ.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật điều tra
5.2.1. Phương pháp phân tích tư liệu sẵn có
Kết hợp các tư liệu, cùng những dẫn chứng thực tiễn để làm sáng tỏ nội
dung nghiên cứu.
5.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính với cơng cụ phỏng vấn sâu
Vì tính chất của đề tài nghiên cứu, có liên quan đến những khía cạnh đời
sống riêng của NCT bán vé số, nên chúng tơi chọn phương pháp nghiên cứu định
tính. Thêm vào đó, để tránh trường hợp các cụ khơng biết chữ, hoặc khó đọc, và
để tạo mối quan hệ tin cậy với khách thể của mình, sử dụng phương pháp này,
chúng tơi sẽ có được những thơng tin vừa có tính xác thực cao, vừa sinh động và
mang nhiều ý nghĩa.



 

Qua các cuộc phỏng vấn sâu, chúng tơi sẽ có cơ hội quan sát, cảm nhận
nhiều hơn về khách thể nghiên cứu của mình. Bởi vì, với đề tài nghiên cứu khoa
học, mục tiêu không chỉ là những thông tin, những kết luận có tính khám phá, mà
quan trọng hơn là những thơng tin có ý nghĩa nhân văn và truyền tải được thông
điệp của những người nghiên cứu.
 Tiêu chí phỏng vấn sâu:
- Tình trạng hơn nhân, gia đình.
- Thái độ, hành vi đối xử của người thân, của những người bán vé số ở độ tuổi
khác, chủ đại lý vé số, những người mua vé số.
5.2.3. Phương pháp chọn mẫu
Với phương pháp nghiên cứu định tính, chúng tơi chọn hai loại mẫu phi
xác suất là mẫu thuận tiện, mẫu phán đoán và mẫu tăng nhanh (viên tuyết lăn).
Chúng tơi sử dụng mẫu thuận tiện vì những người được phỏng vấn là

những NCT bán vé số. Họ thường di chuyển nhiều nơi trong lúc bán vé, không
cố định tại một vị trí cụ thể. Ngồi ra, những thơng tin về mối quan hệ xã hội,
như gia đình, bạn bè,… không phải cá nhân nào cũng đồng ý chia sẻ. Do vậy,
mẫu thuận tiện sẽ giúp cho việc tiếp cận khách thể và thu thập thông tin linh hoạt
hơn.
Đối với mẫu phán đoán, đề tài sẽ được tiến hành điều tra trên những khu
vực, địa điểm tập trung đông người và thường xuất hiện người bán vé số.
Chẳng hạn như quán cà phê, quán ăn, chợ,… Mục đích sử dụng mẫu phán đoán
là để phù hợp với đặc điểm của khách thể nghiên cứu – di chuyển nhiều nơi vì
cơng việc.
Việc tiếp cận với NCT bán vé số được dự đốn là khơng dễ dàng, chủ
yếu là vì thời gian tiếp cận với họ sẽ không được nhiều khi họ phải di chuyển
qua nhiều nơi, nhiều con đường để bán vé. Thêm vào đó, để có thể thu thập
được những thông tin liên quan đến các mối quan hệ của một cá nhân, đòi hỏi



 

người nghiên cứu phải ít nhiều tạo được niềm tin, sự thoải mái cho người được
phỏng vấn. Do vậy, một lời giới thiệu có uy tín từ một người bán vé số, hay
một cá nhân có quan hệ với họ, sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nhiều cho người
nghiên cứu khi tiếp cận và phỏng vấn.
Ước lượng số mẫu nghiên cứu:
Chúng tôi dự định tiến hành 30 cuộc phỏng vấn sâu:
- 20 cuộc phỏng vấn khách thể trực tiếp: NCT bán vé số.
- 10 cuộc phỏng vấn với những khách thể gián tiếp.
6. Kết cấu nghiên cứu.
Để đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu mối quan hệ xã hội của người cao tuổi
bán vé số” được rõ ràng, mạch lạc và đi theo một kết cấu nhất định, đảm bảo

đầy đủ nội dung, bài báo cáo được chia làm các phần cụ thể như sau:
Thứ nhất, Phần mở đầu bao gồm các nội dung như: Lý do chọn đề tài;
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu; Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu;
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài; Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu.
Tất cả các nội dung nêu trên, như là cơ sở ban đầu, hướng đi cho toàn bài viết.
Đồng thời, phần dẫn nhập trú trọng làm rõ mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Đây
được xem như nội dung, công việc có tính nền tảng để đề tài nghiên cứu được
tiến hành đúng hướng và khoa học. Do vậy, khi xác định mục tiêu, nhiệm vụ
cần được xây dựng một cách kỹ lưỡng vừa mang tính thực tế vừa mang tính
khoa học.
Thứ hai, Phần nội dung, bao gồm hai chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và hướng tiếp cận lý thuyết: trình bày tổng
thể quá trình nghiên cứu đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở nào, cách thức và
phương pháp thực hiện. Nội dung nghiên cứu cũng được phân mục cụ thể thành
các phần nhỏ, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt đề tài: Tổng quan tình hình
nghiên cứu; Cách tiếp cận và lý thuyết ứng dụng; Các khái niệm có liên quan;
Câu hỏi nghiên cứu; Khung phân tích.


10 
 

Chương II: Kết quả nghiên cứu: đây là phần phân tích những thơng
tin, mẫu phỏng vấn thu được qua q trình khảo sát thực tế. Từ đó làm sáng rõ
mục tiêu, nhiệm vụ mà đề tài nêu ra và đối chiếu kết quả thu được với mục
tiêu; ghi nhận những cái làm được, chưa làm được. Đồng thời, phần kết quả
nghiên cứu còn giải đáp những câu hỏi, giả thuyết mà chính nhóm nghiên cứu
đặt ra trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Thứ ba, Phần kết luận, đây là bước tổng kết lại toàn bộ nội dung của
bài nghiên cứu một cách ngắn gọn, cô đọng và nhấn mạnh lại những gì đã đạt

được trong quá trình nghiên cứu, những bài học kinh nghiệm. Ngồi ra, đề tài
có thể đề cập đến những ý kiến sáng tạo dựa trên những kết quả đã phân tích để
làm khuyến nghị cho đề tài.


11 
 

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN LÝ
THUYẾT

1. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước:
Đã có khơng ít những đề tài nghiên cứu, điều tra về NCT. Để có những
thơng tin cơ bản làm tiền đề cho đề tài “Tìm hiểu mối quan hệ xã hội của NCT
bán vé số”, chúng tơi đã tìm hiểu, tham khảo một vài kết quả nghiên cứu như
sau.
Các nghiên cứu, thông tin của tác giả, tổ chức nước ngồi:
Báo cáo tóm tắt: “Già hóa trong thế kỷ 21: Thành tựu và thách
thức” do Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) và Tổ chức người cao tuổi
Quốc tế (Help Age International) chịu trách nhiệm xuất bản năm 2012 đã chỉ
ra rằng “Già hóa dân số là một trong những xu hướng quan trọng nhất của thể
kỷ 21. Điều này có ý nghĩa quan trọng và ảnh hưởng lớn đến tất cả các khía
cạnh của xã hội.”

3

Những số liệu cụ thể cho thấy sự phát triển của xu hướng

này: Năm 1950 tồn thế giới có 205 triệu người từ 60 tuổi trở lên; năm 2012 thì

đã có tới 810 triệu người cao tuổi; theo dự tính, con số này sẽ đạt 1 tỷ người
trong vòng 10 năm tới và đến năm 2050 sẽ là 2 tỷ người.4

 

Báo cáo đã nhấn mạnh rằng Già hóa dân số vừa phản ánh những thành
tựu của quá trình phát triển trong việc nâng cao tuổi thọ của con người. Nếu
như hiện nay chỉ mới Nhật Bản là có trên 30% dân số già, thì đến năm 2050, dự
tính sẽ có 64 nước có chỉ số này. Tuy nhiên, những thách thức của Già hóa dân
số chính là điểm mà các quốc gia đặc biệt phải lưu tâm. Khi mà số người cao
                                                            
3

Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) và Tổ chức người cao tuổi Quốc tế
(Help Age International) (2012), Báo cáo tóm tắt: “Già hóa trong thế kỷ 21:
Thành tựu và thách thức”, tr. 3.
4
Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) và Tổ chức người cao tuổi Quốc tế
(Help Age International) (2012), Báo cáo tóm tắt: “Già hóa trong thế kỷ 21:
Thành tựu và thách thức”, tr. 4


12 
 

tuổi tăng cao thì những vấn đề về an sinh xã hội, về lực lượng lao động, về
chăm sóc y tế,… sẽ phát sinh nhiều vấn đề. Như Báo cáo có đề cập đến tình
trạng phụ nữ cao tuổi dễ bị phân biệt đối xử hơn, những hạn chế trong việc tiếp
cận cơng ăn việc làm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thiếu thu nhập tối thiểu cơ
bản và an sinh xã hội… Nhất là ở các nước đang phát triển, với một nền an sinh

xã hội còn nhiều bất cập, điều kiện chăm sóc, phát triển con người cịn những
hạn chế, thì số NCT tăng cao có thể là một gánh nặng cho quốc gia và ngược
lại. Đời sống NCT cũng khơng được đảm bảo theo đúng những gì họ xứng
đáng được nhận từ xã hội.
Điều quan trọng mà báo cáo đã chỉ ra là để đối mặt, vượt qua những
thách thức đến từ già hóa dân số, chúng ta phải xem xét nhu cầu của NCT từ
nhiều góc độ, từ nhiều đối tượng NCT khác nhau về giới tính, tuổi, giáo dục,
thu nhập và sức khỏe; “Khơng nên áp dụng một chính sách chung đồng nhất
cho nhóm người cao tuổi.” 5
Thêm vào đó, báo cáo này đã chỉ ra mười hoạt động ưu tiên nhằm tận
dụng tối đa cơ hội của già hóa dân số. Trong đó, hoạt động số 10 đã nêu rõ:
“Xây dựng một cơ sở văn hố mới về già hóa dân số dựa trên quyền; thay đổi
quan niệm và thái độ xã hội về già hóa và người cao tuổi, nhìn nhận người cao
tuổi khơng phải từ góc độ những người nhận trợ cấp xã hội mà là những thành
viên có đóng góp tích cực trong xã hội”.
Ý kiến này giúp củng cố thêm mục đích, mục tiêu của đề tài “Tìm hiểu
mối quan hệ xã hội của NCT bán vé số”. Nhận định những đặc trưng trong các
mối quan hệ xã hội chủ đạo của NCT bán vé số, đề tài hướng vào những ưu
điểm mà các mối quan hệ xã hội này mang lại cho đời sống của họ. Từ đó,
chúng ta nhìn nhận những tiềm năng tinh thần mà NCT bán vé số có được, để
khơng chỉ nhìn họ ở khía cạnh một đối tượng dễ bị tổn thương, cô lập mà là
một thành viên xã hội có vị trí và vai trò riêng của họ.
                                                            
5

Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) và Tổ chức người cao tuổi Quốc tế
(Help Age International) (2012), Báo cáo tóm tắt: “Già hóa trong thế kỷ 21:
Thành tựu và thách thức”, tr. 5



13 
 

“The relationship between old age and poverty in Viet Nam”; tác
giả: Martin Evans, Ian Gough, Susan Harkness, Andrew McKay, Huyen Dao
Thanh va Ngoc Do Le Thu, xuất bản năm 2005, đã đưa ra những con số cụ thể
về sự tham gia hoạt động kinh tế của NCT, về thời gian làm việc (trả lương hay
không trả lương), về thu nhập của NCT,… Những phân tích trong bài viết đã đi
tới kết luận quan trọng là NCT ở Việt Nam có một sự đóng góp đầy tiềm năng
vào đời sống chung của xã hội. Ngay cả khi ở 60 tuổi, 75% đàn ông và 66%
phụ nữ vẫn tham gia vào hoạt động kinh tế (buôn bán, nông nghiệp, làm công
ăn lương) và số giờ làm việc là 36 giờ/1 tuần. Ở độ tuổi 70, 58% đàn ông và
43% phụ nữ cao tuổi tiếp tục làm việc với số giờ là 32 – 35 giờ/ 1 tuần. Bài viết
nhấn mạnh NCT Việt Nam có một sự tham gia tích cực trong chăm sóc gia
đình, hỗ trợ các cơng việc nội trợ. Bài viết đã kết luận rằng NCT Việt Nam có
thể nắm và phát huy khả năng của họ để bản thân có thể tiếp tục tham gia hoạt
động kinh tế; họ cùng đóng góp vào đời sống gia đình, nhất là khi NCT có vị trí
tích cực trong các cơng việc nhà, chăm sóc con cháu mà dù khơng được coi là
hoạt động kinh tế nhưng lại đảm bảo cho phúc lợi của gia đình. NCT cịn nhận
được các khoản thu nhập chuyển từ các thành viên gia đình sống ở nơi khác.
Hiện nay, dù chưa phổ biến, nhưng NCT Việt Nam có thể sống dựa trên chính
những khoản tiết kiệm riêng của bản thân dành dụm cho tuổi già.6
Bài viết đã giúp chúng tơi có cái nhìn tổng thể về năng lực lao động của
NCT Việt Nam. Đặc biệt, bài viết đã chỉ ra chỉ 8% NCT từ 60 tuổi trở lên sống
một mình hoặc với NCT khác; 29% NCT cư trú cùng với những người trong độ
tuổi lao động và hơn 2/3 NCT sống trong các gia đình có 3 thế hệ. Như vậy,
chúng ta có thể thấy NCT Việt Nam có xu hướng sống chung với gia đình và
có những hỗ trợ tích cực trong việc chăm sóc gia đình. Điều này phản ánh ít
nhiều đặc điểm của mối quan hệ giữa NCT với gia đình họ.


                                                            
6

Martin Evans, Ian Gough, Susan Harkness, Andrew McKay, Huyen Dao
Thanh va Ngoc Do Le Thu (2005), The relationship between old age and
poverty in Viet Nam, tr. 12 – 13, 19 – 22, 40 – 41.


14 
 

Nói riêng về NCT bán vé số, đặc điểm cơng việc có thể khiến NCT phải
di chuyển nhiều nơi, hoặc phải rời gia đình để đến các thành phố kiếm sống.
Nếu khơng sống cùng với gia đình, NCT sẽ hỗ trợ gia đình bằng cách nào? Mối
quan hệ của họ với gia đình có những ưu điểm, hạn chế gì? Đó là điều mà đề
tài nghiên cứu của chúng tơi sẽ cố gắng làm rõ.
Các bài viết, nghiên cứu trong nước:
Già hóa dân số và NCT ở Việt Nam, thực trạng, dự báo và một số
chính sách khuyến nghị, UNFPA tại Việt Nam, cũng đã nhận định dựa trên
dự báo dân số của Tổng cục Thống kê (2010) thì tỷ lệ NCT so với tổng dân số
ở Việt Nam sẽ đạt đến con số 10% vào năm 2017, hay dân số Việt Nam chính
thức bước vào giai đoạn “già hóa” từ năm 2017. Già hóa dân số phản ánh hai
mặt của xã hội. Một mặt, thể hiện sự phát triển nhất định của Việt Nam, khi
mà, tuổi thọ con người được nâng cao, chăm sóc y tế cũng như cơng tác kế
hoạch hóa gia đình có những hiệu quả, làm giảm tỷ lệ tử lẫn tỷ lệ sinh. Mặt
khác, già hóa dân số cũng sinh ra nhiều vấn đề cần lưu tâm. Trong đó, đời sống
gia đình, của NCT thay đổi nhanh chóng. Tỷ lệ NCT sống với con cái đã giảm
nhanh, trong khi tỷ lệ hộ gia đình NCT sống cơ đơn hoặc chỉ có vợ chồng NCT
tăng lên đáng kể 7… Cụ thể, tỷ lệ NCT sống cô đơn tăng từ 3,47% năm
1992/93 lên 6,14% năm 2008. Tỷ lệ hộ gia đình chỉ có vợ chồng NCT cũng

tăng hơn hai lần trong thập kỷ vừa qua, từ 9,48% vào năm 1992/93 lên 21,47%
vào năm 2008.8
Đề tài “Sắp xếp đời sống gia đình của người cao tuổi tại thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay”, của ThS. Nguyễn Thị Thanh Tùng – Đại học KHXH
& NV Tp. Hồ Chí Minh. điển cứu tại phường 17 - quận Bình Thạnh và phường
Thạnh Xuân - quận 12: “Phần lớn NCT có mối quan hệ khá khăng khít với con
cháu thể hiện qua mức độ chia sẻ, tâm sự rất thường xuyên (20,8%) và thường
                                                            
7

UNFPA tại Việt Nam (07/2011), Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt
Nam, thực trạng, dự báo và một số chính sách khuyến nghị, tr. 6.
8
UNFPA tại Việt Nam (07/2011), Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt
Nam, thực trạng, dự báo và một số chính sách khuyến nghị, tr. 23.


15 
 

xuyên (45%). Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại 20,8% các cụ cho biết ông bà con
cháu hầu như không bao giờ nói chuyện hay tâm tình với nhau”. Báo cáo này
cũng nêu lên mức độ qua lại thăm hỏi giữa NCT và bạn bè. Đa số NCT đều cho
rằng bạn bè, đồng nghiệp rất ít, thậm chí hầu như khơng tới thăm (49,9%). Nếu
có tới thăm thì cũng thỉnh thoảng, 1-2 lần/tháng (27,1%). Tỷ lệ ngày tới thăm
1-2 lần/ngày thấp (10% và 15%).
Ngồi ra, báo cáo này cịn chỉ rõ tình trạng kính trọng của thanh niên đối
với NCT với kết quả như sau:
-


Kính trọng hơn trước; 13,8%

-

Tương tự như trước: 4,2%

-

Kém hơn trước: 56,3%

-

Khó trả lời: 25,8 %
Thơng qua những số liệu cụ thể của cả hai tài liệu trên. Ta có thể nhận

thấy đặc điểm các mối quan hệ xã hội của NCT đều chủ yếu tập trung ở gia
đình, bạn bè và cộng đồng xã hội. Điều này giúp đề tài có được một định
hướng ban đầu về các mối quan hệ xã hội chủ đạo của NCT bán vé số.
Tuy nhiên, những NCT bán vé số có khả năng ít sống chung, sống gần
gia đình vì cơng việc. Thế thì các mối quan hệ xã hội chủ đạo của họ có những
đặc trưng nào?
Bên cạnh các tài liệu, các báo cáo mang tính khoa học, chúng tôi xin
phép đưa vào những bài viết trên các trang báo uy tín về NCT bán vé số. Có thể
nói, đây cũng là một nguồn thông tin chân thật mà chúng ta không nên bỏ qua.
Bài viết “Bà lão bán vé số nuôi cả trăm con chim sẻ hàng chục năm”
9

, hay “Cụ bà 100 tuổi bán vé số mưu sinh bên lề xã hội” 10, “Ông già bán

                                                            

9

Yến Tử (02/02/2013), “Bà lão bán vé số nuôi cả trăm con chim sẻ hàng chục
năm”, giadinh.net. ( />10
Phương Dung (28/04/2011), “Cụ bà 100 tuổi bán vé số mưu sinh bên lề xã
hội”, Phunutoday.vn. ( />

16 
 

vé số” 11,… đều là những bài báo kể về những cụ già đã trên 80 tuổi làm nghề
bán vé số. Mỗi một câu chuyện tái hiện mỗi một hoàn cảnh khác nhau, nhưng
các cụ đều thể hiện được những đức tính tốt đẹp của người cao tuổi, người lao
động chân chính. Dù tuổi già, sức khỏe hạn chế, các cụ cũng ln cần cù kiếm
sống bằng chính sức lao động của mình. Các bài báo này có đề cập đôi chút
đến các mối quan hệ xã hội của các cụ. Điển hình như bài viết thứ hai, cụ bà
khơng được ai chăm sóc dù cụ có con cháu. Trong bài viết số ba, ơng cụ đã có
lúc bị cướp vé số. Tuy nhiên, không phải ai trong xã hội cũng là những người
vơ tâm và có thái độ cư xử với NCT tiêu cực. Vẫn có những người hàng xóm,
hay những người xung quanh biết hồn cảnh của cụ bà 100 tuổi đã có những
trợ giúp nho nhỏ dành cho bà cụ. Hay một số người khách tốt bụng, đơi khi
mua vé số cịn mua tặng vé cho các cụ.
Có thể nói, các nhà báo đã đem đến một hình ảnh chân thực về những cụ
già bán vé số. Mỗi người chúng ta sẽ có cơ hội hiểu hơn vể một thành phần dân
cư, những người mà hàng ngày chúng ta đều có thể tiếp xúc.
Mong rằng bài nghiên cứu này sẽ tạo ra được điểm mới khi thể hiện
dưới góc độ của Cơng tác xã hội: khơng q tập trung vào những khó khăn, hạn
chế của NCT bán vé số, mà là sự nhận diện, phát huy những năng lực, những
tích cực trong các mối quan hệ xã hội của NCT bán vé số. Những giá trị, phẩm
chất mà NCT bán vé số bộc lộ trong sự tương tác với mọi người hàng ngày cần

được đề cao.
Nhìn chung, những nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến NCT rất đa
dạng và phong phú. Mỗi đề tài tập trung phân tích những khía cạnh riêng, góp
phần xây dựng nên bức tranh về NCT trong xã hội ngày nay, nhất là khi già hóa
dân số đang trở thành xu hướng chung của thế giới. Những đề tài nghiên cứu
này, dù khai thác khía cạnh nào, bằng phương pháp nào thì cũng có tác dụng rất
lớn trong việc nâng cao tầm hiểu biết, nhận thức về NCT, việc điều chỉnh các
chính sách, hoạt động có liên quan đến NCT.
                                                            
11

Trường Đăng (16/11/2011), “Ông già bán vé số”, tuoitre.com.vn.
( />

17 
 

1.2. Cách tiếp cận và lý thuyết ứng dụng
1.2.1. Lý thuyết hành động xã hội 12
Theo Max Weber, hành động xã hội khi xuất hiện khi hành động mang
tư duy, tình cảm của con người trong đó. Để có được một hành động xã hội, cá
nhân phải xuất phát từ nhu cầu, từ ý nghĩa của hành động đó đối với bản thân,
với người khác chứ không đơn thuần là những phản ứng có điều kiện trước
những tác động bên ngồi của hồn cảnh (điều kiện sống). Có bốn loại hành
động gồm Hành động do cảm xúc, Hành động mang tính truyền thống, Hành
động hợp lý vế giá trị và hành động hợp mục đích.
Lý thuyết trên đây đã giúp đề tài định hướng được những nội dung cần
tìm hiểu: Cơng việc bán vé số có những ý nghĩa gì với tư cách là một hành
động xã hội? Công việc bán vé số đó xuất phát từ nhu cầu, suy nghĩ, tình cảm
gì của những NCT đang hành nghề? Những mối quan hệ với mọi người xung

quanh của NCT bán vé số có gì liên quan đến nghề nghiệp của họ?
Cũng là lý thuyết hành động xã hội nhưng G.H. Mead lại chú trọng
nhiều hơn đến việc hành động xã hội được hình thành từ mối quan hệ liên cá
nhân (người – người). Ông cho rằng tương tác xã hội là rất quan trọng để con
người được phát triển nhân cách. Thuyết hành động của ông chú trọng vào
hành động giao tiếp giữa người với người.
Đề tài “Tìm hiểu mối quan hệ xã hội của NCT bán vé số” chắc chắn sẽ
có đề cập đến những đặc điểm trong các tương tác giữa NCT bán vé số với
những người xung quanh, nhất là những người thường xuyên tiếp xúc với họ
như người mua vé số, người thân, những người cùng bán,… Do vậy, lý thuyết
này là cơ sở để người viết có những nhìn nhận về những ưu điểm, những hạn
chế trong quan hệ xã hội của NCT bán vé số. Những ưu điểm và hạn chế này
có ý nghĩa quan trọng về mặt giáo dục, xã hội hóa đối với cả NCT bán vé số lẫn
                                                            
12

TS. Trần Thị Kim Xuyến (Chủ biên), ThS.Nguyễn Thị Hồng Xoan (2009),
Nhập môn Xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ
Chí Minh, tr. 100 – 105.


18 
 

những người có tương tác với họ. Bởi vì, cách chúng ta đối xử với nhau sẽ
phản ánh cả những vấn đề về giáo dục nhân cách, đạo đức xã hội.
1.2.2. Lý thuyết năng động tâm lý 13
Theo Erickson (1968), sự trưởng thành của con người chia ra làm 8 giai
đoạn, mỗi giai đoạn có một giá trị riêng, và khi vượt qua từng giai đoạn, con
người phải trải qua những khủng hoảng và mâu thuẫn; và tùy theo mức độ

thành công hay thất bại sẽ đạt được nhiều hay ít giá trị của giai đoạn đó.
Giai đoạn

Tác nhân quan

Giá trị

Thách đố về mặt tâm lý

Sơ sinh

Hy vọng

Tin tưởng > < Nghi ngờ

Người mẹ

Tập đi

Ý chí

Tự chủ > < Xấu hổ, rụt rè

Bố mẹ

Mẫu giáo

Có chủ đích

Nhi đồng


Năng lực

cuộc đời

Chủ động > < Cảm giác tội
lỗi
Năng nổ hiệu quả > < Tự ti

trọng

Gia đình
Lối xóm

Khằng định bản thân, biết
Vị thành
niên

Trung thực

mình > < mơ hồ về căn tính
của mình, phân tán nhân

Nhóm đồng đẳng

cách
Thanh niên

u thương


Tráng niên

Chăm sóc

Lão niên

Trí tuệ

Thân thiết, gần gũi > < Tách
biệt và cô độc
Năng động, sáng tạo > < Tự
đủ, trì trệ
Mãn nguyện > < Căm ghét

Bạn khác phái

Gia đình riêng
Nhân sinh

                                                            
13

TS. Lê Hải Thanh (Chủ biên) (Năm 2011), Công tác xã hội Đại cương, Nxb
Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.


19 
 

và thất vọng


Đề tài nghiên cứu không tập trung vào những khủng hoảng, rối loạn
nhân cách của khách thể nghiên cứu, mà chỉ dựa vào lý thuyết này để có cách
tiếp cận mỗi khách thể cho phù hợp. Mỗi NCT khác nhau, với hoàn cảnh khác
nhau, những biểu hiện tâm lý của họ cũng khác nhau. Bên cạnh đó, theo như lý
thuyết này, người nghiên cứu sẽ tìm hiểu xem liệu NCT bán vé số có đạt được
sự mãn nguyện trong giai đoạn lão niên hay khơng? Trong đó, sự mãn nguyện
của họ dành cho các mối quan hệ gia đình, xã hội như thế nào?
1.2.3. Thuyết tăng quyền lực và biện hộ14
Đây là một trong những lý thuyết của Công tác xã hội. Thuyết này nhấn
mạnh đến việc tăng quyền lực cho cá nhân, nhóm, cộng đồng để họ có được
những thay đổi mơi trường và tương quan xã hội, tự quyết định cuộc sống của
mình và có cơ hội ảnh hưởng những quyết định liên quan đến đời sống của tất
cả mọi người.
Điểm đáng chú ý hơn cả chính là việc nhân viên xã hội chuyển từ việc
đánh giá những thiếu hụt và rủi ro sang khám phá những điểm mạnh của thân
chủ, và lấy đó làm cơ sở để thân chủ xây dựng nội lực và khả năng.
Lý thuyết này là cơ sở quan trọng để đề tài xác định mục đích của mình
là tìm hiểu những mối quan hệ xã hội có liên quan trực tiếp đến công việc của
NCT bán vé số. Cụ thể là phát huy những ưu điểm trong các mối tương quan
giữa NCT bán vé số với những người xung quanh họ. Điều này khơng có nghĩa
là gạt bỏ những hạn chế, mà chỉ là tập trung hơn trong việc phát huy tiềm năng,
những cái tốt đẹp trong các mối quan hệ xã hội của NCT bán vé số.

                                                            
14

TS. Lê Hải Thanh (Chủ biên) (Năm 2011), Công tác xã hội Đại cương, Nxb
Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.



20 
 

1.3. Các khái niệm có liên quan
1.3.1. Người cao tuổi
NCT là một khái niệm lịch sử, gây nhiều tranh cãi trên bình diện tiếp
cận của khoa học, trình độ phát triển của xã hội và các nền văn hóa. Những
quan điểm về NCT rất đa dạng, theo điều 1 trong pháp lệnh về Người cao tuổi
năm 2000 có quy định “ NCT là Cơng dân nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”.
Theo Luật Người cao tuổi của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 6 số
39/2009/QH12 ban hành ngày 23 tháng 11 năm 2009, chương I - điều 2: “NCT
được quy định trong luật này là Công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên”.
Để đảm bảo tính thống nhất, tính ổn định, chính xác, đề tài sử dụng định
nghĩa của Luật Người cao tuổi đã nêu trên.
1.3.2. Mối quan hệ xã hội
“Mối quan hệ xã hội là những quan hệ giữa người với người hình thành
trong quá trình hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, tư tưởng, đạo
đức, văn hóa,... Trong tồn bộ các quan hệ xã hội, quan hệ sản xuất là quan hệ
có vai trị quyết định. Những quan hệ xã hội khác (chính trị, văn hóa, pháp luật,
đạo đức, tôn giáo,...) là những quan hệ phụ thuộc nhưng cũng có tác động tích
cực trở lại đối với quan hệ sản xuất. Việc nhận thức mối liên hệ biện chứng ấy
giữa các quan hệ xã hội là chỗ dựa cho việc giải thích một cách khoa học về
quy luật phát triển của xã hội. Vì vậy, khái niệm về một mối quan hệ xã hội,
trong thực tế có thể tham khảo một hoặc nhiều các loại tương tác xã hội, có thể
quy định tiêu chuẩn của xã hội, giữa những người có một vị trí xã hội và thực
hiện một vai trò xã hội.” 15

                                                            

15

Trang từ điển học và Bách khoa toàn thư của Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội
Việt Nam
( />ail.aspx?TuKhoa=quan%20h%E1%BB%87%20x%C3%A3%20h%E1%BB%9


21 
 

Từ định nghĩa trên, đề tài “ Tìm hiểu mối quan hệ xã hội của người cao
tuổi bán vé số” tập trung làm rõ khía cạnh ứng xử giữa con người với con
người trong giao tiếp đời thường, mang tính văn hóa và đạo đức, khơng đi sâu
phân tích mối quan hệ sản xuất.
Mối quan hệ xã hội chủ đạo
Có nhiều tổ chức cũng như các nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm
về mối quan hệ xã hội. Song với chúng tôi, để làm rõ cho mục tiêu, nhiệm vụ
của đề tài đưa ra, thì việc áp dụng một định nghĩa mang tính cụ thể, xuyên suốt
và định hướng cho quá trình thực hiện đề tài là một điều cần thiết.
Như đã trình bày, mối quan hệ xã hội thường rất rộng lớn và mỗi cá
nhân sẽ có rất nhiều các mối tương quan với cá nhân, tổ chức khác trong cuộc
sống. Ở đề tài nghiên cứu này, chúng tơi hướng tới những mối tương quan
mang tính gần gũi, quen thuộc của NCT bán vé số.
1.3.3. Vai trò xã hội - Thái độ, hành vi
Vai trò xã hội: những hành vi xã hội mong đợi ở một cá nhân, nhằm chỉ
toàn bộ những nghĩa vụ và quyền lợi gắn liền với một vị trí xã hội nào đó.16
Thái độ là tâm trạng bên trong được biểu lộ qua hành động, hành vi, cử
chỉ ứng xử đối với người khác, đối với các sự kiện, quan điểm, với bản thân. Là
giai đoạn trung gian giữa giai đoạn tiềm ẩn với giai đoạn thực hiện đầy đủ một ý
nghĩa, ý định nào đó trong thực tế. Thái độ biểu thị nhân cách của con người.17

                                                                                                                                                                          

9i&ChuyenNganh=0&DiaLy=0&ItemID=19464)
TS. Trần Thị Kim Xuyến (Chủ biên), ThS.Nguyễn Thị Hồng Xoan (2009),
Nhập môn Xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ
Chí Minh, tr.165, 166.
17
Trang từ điển học và Bách khoa toàn thư của Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội
Việt
Nam
( />ail.aspx?TuKhoa=quan%20h%E1%BB%87%20x%C3%A3%20h%E1%BB%9
9i&ChuyenNganh=0&DiaLy=0&ItemID=19464)
16


22 
 

Hành vi là biểu hiện của mối liên hệ giữa kích thích và phản ứng, có
kích thích thì có phản ứng. Lúc này khơng có chỗ cho sự cân nhắc, tính tốn kỹ
càng mà chỉ là phản ứng đối với kích thích mà thơi. Chính vì vậy, các nhà bác
học đã đưa ra một công thức trong tâm lý học: S – R (kích thích – phản ứng).18
Có thể hiểu một cách đơn giản hơn hành vi chính là phản ứng bản năng
hoặc những thói quen hàng ngày của con người và đơi khi chúng ta thực hiện
nó khơng cần phải suy nghĩ hay cân nhắc.
Hai khái niệm này sẽ giúp đề tài xác định những đặc trưng trong các mối
quan hệ xã hội của NCT bán vé số. Chẳng hạn như người mua vé số có thái độ
hay hành vi ứng xử như thế nào đối với người bán.
1.3.4. Gia đình
Gia đình theo định nghĩa trong Viện từ điển học và Bách khoa toàn thư

Việt Nam: “thiết chế xã hội dựa trên cơ sở kết hợp những thành viên khác giới,
thông qua hôn nhân, để thực hiện các chức năng sinh học, kinh tế, văn hố, xã
hội, tín ngưỡng... Khi gia đình đã có con cái, thì các thành viên trong gia đình
được liên kết với nhau vừa bằng quan hệ hôn nhân (không cùng huyết thống)
vừa bằng quan hệ huyết thống (theo dòng mẹ hoặc dòng bố)”. 19
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
1.4.1. Tình trạng hơn nhân, gia đình của NCT bán vé số như thế nào?
1.4.2. Những mối quan hệ xã hội nào được NCT bán vé số nhắc tới
thường xuyên?

                                                            
18

TS. Trần Thị Kim Xuyến (Chủ biên), ThS.Nguyễn Thị Hồng Xoan (2009),
Nhập môn Xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ
Chí Minh, tr. 92.
19

Trang từ điển học và Bách khoa toàn thư của Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội
Việt Nam
/>ail.aspx?TuKhoa=gia%20%C4%91%C3%ACnh&ChuyenNganh=0&DiaLy=0
&ItemID=10897


×