Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Sự thống nhất giữa phương pháp logic với phương pháp lịch sử trong bộ tư bản của c mác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.69 KB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGUYỄN THỊ DUNG

SỰ THỐNG NHẤT GIỮA PHƯƠNG PHÁP
LOGIC VỚI PHƯƠNG PHÁP LỊCH SỬ
TRONG BỘ TƯ BẢN CỦA C. MÁC

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS PHẠM ĐÌNH NGHIỆM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu độc lập của
bản thân, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Đình Nghiệm. Nội dung
trong luận văn là trung thực và chưa được bất cứ một tác giả nào công bố.

Tác giả

Nguyễn Thị Dung



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các Thầy, các Cô trong khoa Triết
trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh cùng toàn thể
anh chị em và bạn bè đã tạo điều kiện và môi trường học tập thuận lợi giúp
tôi hồn thành luận văn này. Tơi đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đến người
thầy đã trực tiếp hướng dẫn và dìu dắt tơi trên con đường nghiên cứu khoa
học – PGS.TS Phạm Đình Nghiệm.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU……………………..……………………………………………………………….……………………………….1
Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
LOGIC VÀ LỊCH SỬ, PHƯƠNG PHÁP LOGIC VÀ PHƯƠNG PHÁP
LỊCH SỬ
1.1. Các khái niệm cơ sở………………………………………………..…………………………..…………………….......…9
1.2. Mối quan hệ giữa logic và lịch sử……………………………………………………………………….…13
1.3. Mối quan hệ giữa phương pháp logic và phương pháp lịch sử…………….…32
Kết luận chương 1…………………………………………………………………………………..…………………………….…55
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP LOGIC VÀ PHƯƠNG PHÁP LỊCH SỬ
TRONG BỘ TƯ BẢN
2.1. Giới thiệu tổng quan về bộ Tư bản…………………………………………………………………..……57
2.2. Quan hệ giữa phương pháp logic và phương pháp lịch sử trong bộ
Tư bản…………………………………………...………………………………...............................................................................................……60
2.2.1. Phương pháp logic – phương pháp chủ đạo trong bộ Tư bản……..60
2.2.2. Phương pháp lịch sử trong bộ Tư bản……………………………………………...88
2.2.3. Tính thống nhất giữa phương pháp logic và phương pháp lịch
sử trong bộ Tư bản…………………………………………………………………………………..…………………………...…94
Kết luận chương 2…………………………………………………………………………………………………………...……104
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………………………………………….…106

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………………………….…110


PHỤ LỤC
1. Chữ viết tắt: CNTB: chủ nghĩa tư bản
2. Sơ đồ 1: Các phạm trù kinh tế xét trong một giai đoạn lịch sử
3. Sơ đồ 2: Các phạm trù kinh tế xét trong toàn bộ lịch sử phát triển
4. Sơ đồ 3: Tổng quan về phương pháp logic – phương pháp chủ đạo trong bộ Tư bản
5. Sơ đồ 4: Giá trị thặng dư, lợi nhuận, địa tô
6. Sơ đồ 5: Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
7. Sơ đồ 6: Tư bản khả biến, tư bản bất biến; tư bản cố định, tư bản lưu động
8. Sơ đồ 7: Tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ suất lợi nhuận
9. Sơ đồ 8: Sản xuất giá trị thặng dư tương đối
10. Sơ đồ 9: Cấu tạo hữu cơ của tư bản
11. Sơ đồ 10: Tuần hoàn của tư bản
12. Sơ đồ 11: Các hình thái giá trị


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mỗi sự vật, hiện tượng đều có lịch sử của nó, trạng thái hiện nay của
chúng là kết quả của toàn bộ sự phát triển từ trước. Để phân xuất, tái hiện
được quy luật lịch sử của khách thể nghiên cứu, quá trình tư duy đi từ
những khái niệm trừu tượng nhất đến những khái niệm ngày càng cụ thể
hơn, dần dần phác họa lại hiện thực trong tính mn vẻ của nó. Tuy nhiên,
q trình đó sẽ rơi vào duy tâm chủ nghĩa nếu không phản ánh được lịch sử
của khách thể. Nói cách khác, muốn hiểu được bản chất và quy luật của
khách thể thì phải hiểu lịch sử của nó; ngược lại, có nắm được bản chất và

quy luật của khách thể mới nhận thức thấu đáo lịch sử của khách thể. Hơn
nữa, khi nắm được lịch sử của khách thể hay sử dụng ngay chính kết quả
của phương pháp lịch sử làm một giai đoạn của quá trình tư duy logic sẽ
giúp quá trình tái hiện quy luật lịch sử của khách thể nhanh hơn và cũng là
để khẳng định quan điểm duy vật, khách quan. Những yêu cầu đó địi hỏi
phải tn thủ tuyệt đối ngun tắc về sự thống nhất giữa phương pháp logic
và phương pháp lịch sử - một nguyên tắc nhận thức lý luận.
Chính C. Mác – trong các tác phẩm nghiên cứu về phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa – đã đưa ra và vận dụng phương pháp nhận thức ấy
một cách sáng rõ nhất. Tuy nhiên, bài học ông để lại cùng với những
nghiên cứu của Ph. Ăng-ghen về ông đã gây cho nhiều nhà triết học mácxit và ngoài mác-xit nhiều tranh cãi, nhiều cách hiểu khác nhau, thậm chí là
mâu thuẫn nhau. Hơn thế nữa, việc sử dụng phương pháp nhận thức ấy vào
nghiên cứu các vấn về thuộc khoa học xã hội khiến nhiều nhà triết học nghi
ngờ và phản đối. Ví như C. Popper đã cố chỉ ra tính thiếu cơ sở khoa học
của phương pháp của C. Mác. Ông cho rằng phương pháp của C. Mác là
một phương pháp tồi – một phương pháp chẳng có kết quả gì - và các học


2

thuyết lịch sử chủ nghĩa… chịu trách nhiệm về tình trạng thiểu não của các
bộ môn khoa học xã hội lý thuyết. Hoặc ví như Lyotard, một trong những
người khởi xướng một trào lưu tư tưởng mới rất mạnh mẽ và có sức lan tỏa
rất lớn - Chủ nghĩa hậu hiện đại -, ông nghi ngờ phương pháp của C. Mác
và cho rằng phương pháp của C. Mác không thể lý giải các động cơ dục
năng đa dạng trong mỗi cá nhân và của tiến trình lịch sử. Bởi vì chúng
mang tính chất bất định, khơng thể tiên đốn và nằm ngoài sự tiếp cận của
mọi lý thuyết. Ngay cả những nhà triết học mác-xit cũng có những cách lý
giải chưa hoàn toàn thuyết phục về phương pháp của C. Mác. Chính việc
hiểu chưa đầy đủ và những khó khăn do những trào lưu ngoài mác-xit ngày

càng phức tạp khiến cho việc làm sáng tỏ nội dung về sự thống nhất giữa
phương pháp logic và phương pháp lịch sử trong nhận thức lý luận trở nên
cần thiết hơn.
Và để làm sáng tỏ hơn nữa khả năng vận dụng của phương pháp
logic thống nhất với phương pháp lịch sử vào hiện thực, đề tài nghiên cứu
sự vận dụng tính thống nhất này của C. Mác khi nghiên cứu phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa trong bộ Tư bản.
Vì các lý do như đã trình bày, chúng tơi chọn “Sự thống nhất giữa
phương pháp logic với phương pháp lịch sử trong bộ Tư bản của C.
Mác” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thực tế có rất nhiều tác giả, các nhà nghiên cứu – biên soạn đề cập đến
vấn đề này, nhưng những sự đề cập đó chỉ dừng lại như một sự liên hệ hoặc
được bàn đến với tư cách là một nội dung có liên quan. Chúng tơi xin tổng
hợp lại đây những cơng trình nghiên cứu ấy theo các nhóm vấn đề như sau:
Thứ nhất, về mối tương quan giữa logic và lịch sử, phương pháp
logic và phương pháp lịch sử, có một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu như:


3

- A. Sép-tu-lin (1989), Phương pháp nhận thức biện chứng, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
- M.M. Rô-den-tan (1959), Lịch sử và logic, Nxb Sự thật, Hà Nội.
- Văn Tạo (1995), Phương pháp lịch sử và phương pháp logic, Viện
sử học Việt Nam, Hà Nội.
- Phạm Thái Việt (1996), Sự thống nhất giữa cái logic và cái lịch sử
- một nguyên tắc của nhận thức lý luận, Luận án phó tiến sĩ khoa học triết
học, Hà Nội.
Trong tác phẩm của A. Sép-tu-lin, Phương pháp nhận thức biện

chứng, ông đặc biệt chú trọng phân tích các nguyên tắc của phương pháp
nhận thức biện chứng trong đó có nguyên tắc lịch sử, nguyên tắc thống nhất
giữa cái lịch sử và cái logic, nguyên tắc đi từ cái trừu tượng đến cái cụ
thể… Mối quan hệ giữa logic và lịch sử được tác giả đề cập đến trong
nguyên tắc thống nhất giữa cái logic và cái lịch sử (khoảng 8 trang). Trong
đó, tác giả trình bày ngắn gọn khái niệm cái logic, cái lịch sử. Sau đó, tác
giả nêu ra cái logic khi phản ánh q trình lịch sử hiện thực có thể phù hợp
hoặc khơng phù hợp với nó. Sự phù hợp của tiến trình tư duy với q trình
hiện thực khơng bao giờ đầy đủ, tuyệt đối. Cái logic không phù hợp với cái
lịch sử khi tiến trình của tư duy khơng phản ánh lịch sử hiện thực. Tác giả
đi vào phân tích điểm khởi đầu của sự vận động của nhận thức và bình luận
về quan điểm nhìn nhận điểm xuất phát của việc nghiên cứu đối tượng của
C. Mác và Ph. Ăng-ghen. Và ông đi đến kết luận về sự đi từ trừu tượng đến
cụ thể địi hỏi phải có sự thống nhất giữa cái logic và cái lịch sử.
Trong tác phẩm của M.M. Rô-den-tan, Lịch sử và logic, tác giả phân
tích về mặt lý luận mối quan hệ giữa logic và lịch sử trong quá trình nhận
thức, phương pháp logic và phương pháp lịch sử, quan hệ giữa logic và lịch
sử trong tư duy…


4

Phạm Thái Việt trong luận án phó tiến sĩ khoa học triết học của
mình: “Sự thống nhất giữa cái logic và cái lịch sử - một nguyên tắc của
nhận thức lý luận” cũng đã trình bày về nguyên tắc lịch sử và cặp phạm trù
cái logic và cái lịch sử. Trong đó, tác giả khảo sát tồn bộ lịch sử hình
thành mối tương quan giữa cái logic và cái lịch sử trong lịch sử triết học.
Phần còn lại của luận án, tác giả trình bày sự thống nhất giữa cái logic và
cái lịch sử với tư cách là tính quy luật của nhận thức lý luận và sau đó trình
bày chính nguyên tắc thống nhất giữa cái logic và cái lịch sử trong nhận

thức lý luận.
Văn Tạo, trong tác phẩm Phương pháp lịch sử và phương pháp logic
với mục đích trang bị phương pháp khoa học cho việc tiếp cận lịch sử, tác
giả đã dành ra 26 trang để nói về mối quan hệ giữa logic và lịch sử, phương
pháp logic và phương pháp lịch sử. Về hai cặp phạm trù biện chứng: logic và
lịch sử, tác giả trình bày khái niệm và sự đồng nhất và khác nhau giữa lịch
sử ở mức độ khái quát nhất và ông đi vào trình bày về lịch sử của logic học.
Về hai phương pháp biện chứng: phương pháp lịch sử và phương pháp logic,
tác giả trình bày các đặc điểm và những khả năng riêng của hai phương pháp
cũng ở mức khái quát nhất. Phần còn lại của tác phẩm, tác giả dành trọn cho
mục đích nghiên cứu khoa học luận, đặc biệt là trong khoa học lịch sử.
Thứ hai, về bộ Tư bản
Ph. Ăng-ghen (1963), Những bài nghiên cứu về bộ Tư bản, Nxb Sự
thật, Hà Nội. Trong tác phẩm này là một loạt bài phân tích và bình luận của
Ph. Ăng-ghen – người cùng sáng lập ra học thuyết Mác - về bộ Tư bản như:
tóm tắt quyển một bộ Tư bản, phần bổ sung cho quyển hai bộ Tư bản, và
một loạt các bài bình luận về bộ Tư bản.
Đ.I. Rô-den-be (2012), Giới thiệu bộ Tư bản của C. Mác, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội (gồm ba tập). Giulien Boocsac (1973), C. Mác - Tư


5

bản (bản phổ thông), (người dịch Tứ Nhân), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Minh Khải, Bùi Ngọc Quỵnh (2013), Tìm hiểu tác phẩm Tư bản
của C. Mác, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trong các tác phẩm này, các
tác giả chủ yếu đi sâu giải thích về tác phẩm giúp bạn đọc có thể hiểu được
Tư bản một cách dễ dàng hơn. Trong đó đặc biệt là bộ sách của Đ.I. Rôden-be – một bản thuyết minh chi tiết nhất cho bộ Tư bản, ít nhất là cho
đến bây giờ.
Cịn N.A. Sa-gơ-lốp trong tác phẩm Phương pháp của bộ Tư bản và

những vấn đề kinh tế chính trị học về xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà
Nội, 1974 thì chủ yếu vận dụng phương pháp của bộ Tư bản vào nền kinh
tế xã hội chủ nghĩa.
Cuốn Những vấn đề về phép biện chứng trong bộ Tư bản của M.M.
Rơ-den-tan được tác giả phân tích tất cả các vấn đề thuộc về phép biện
chứng trong bộ Tư bản như lý luận biện chứng về sự phát triển, phương
pháp lịch sử, bản chất và hiện tượng, vấn đề cái trừu tượng và cái cụ thể,
quan hệ giữa logic và lịch sử trong quá trình nhận thức…
Đặng Chung Kiên trong tác phẩm Quan điểm phát triển và sự vận
dụng của C. Mác trong việc phân tích q trình tuần hoàn và chu chuyển
của tư bản, dành toàn bộ sự nghiên cứu của mình vào nghiên cứu quan
điểm phát triển chủ yếu trong quyển hai bộ Tư bản (tức quá trình lưu thơng
tư bản).
Ngồi ra, cịn có một số tác phẩm khác như:
Dỗn Chính, Đinh Ngọc Thạch (đồng chủ biên) (2008), Vấn đề triết
học trong tác phẩm của C. Mác – Ph. Ăng-ghen – V.I. Lê-nin, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội. Trong tác phẩm này, các tác giả phân tích một số tác
phẩm tiêu biểu của C. Mác, Ph. Ăng-ghen và V.I. Lê-nin, trong đó có tác
phẩm Tư bản. Ở đây, tác phẩm Tư bản được giới thiệu (khoảng 54 trang)


6

một cách tổng quan và một số nét nổi bật nhất về mặt triết học như: quan
niệm duy vật về lịch sử, phép biện chứng duy vật mà trong đó lịch sử và
logic được trình bày một cách khái quát nhất.
Trong các sách viết về logic biện chứng của các tác giả như: I. Lencôv (2002), Logic học biện chứng, người dịch Nguyễn Anh Tuấn, Nxb Văn
hóa thơng tin, Hà Nội. M.M. Rô-den-tan (1962), Nguyên lý logic biện
chứng, Nxb Sự thật, Hà Nội. Bùi Văn Mưa (2005), Giáo trình logic biện
chứng, Nxb Đại học quốc gia, Tp Hồ Chí Minh, các tác giả trình bày tất cả

những vấn đề có liên quan đến logic biện chứng. Trong đó mối quan hệ
giữa logic và lịch sử được đề cập đến như là một trong những nguyên tắc
của tư duy biện chứng.
Một số bài báo của các tác giả: Lê Doãn Tá (1980), Mối quan hệ
giữa logic và lịch sử trong quá trình nhận thức con đường cách mạng giải
phóng dân tộc, trong cuốn “Hội nghị khoa học nghiên cứu về chủ tịch Hồ
Chí Minh”, Nxb UBKHXH, Hà Nội. Phạm Thái Việt (1995), Về các phạm
trù cái logic và cái lịch sử, Tạp chí Thơng tin khoa học xã hội, số 9. Phạm
Thái Việt (1995), Sự hình thành mối tương quan giữa logic và lịch sử trong
lịch sử triết học, Tạp chí triết học, số 4. Nguyễn Gia Thơ (1992), Một số
đòi hỏi logic với các lý thuyết khoa học, Tạp chí triết học, số 3.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục đích của luận văn
- Làm sáng rõ hơn sự thống nhất và khác biệt giữa logic và lịch sử,
giữa phương pháp logic và phương pháp lịch sử cũng như những ưu và
khuyết điểm của hai phương pháp.
- Chứng minh rằng quan điểm của C.Mác và Ph.Ăng-ghen trong vấn
đề quan hệ giữa phương pháp logic và phương pháp lịch sử là thống nhất,
là không mâu thuẫn nhau.


7

- Nêu bật lên các bài học về áp dụng thống nhất các phương pháp
logic và phương pháp lịch sử của C. Mác trong bộ Tư bản.
Để thực hiện được mục đích nói trên, luận văn phải thực hiện các
nhiệm vụ:
- Trình bày các khái niệm cơ sở; phân tích kỹ lưỡng mối quan hệ
giữa logic và lịch sử, mối quan hệ giữa phương pháp logic và phương pháp
lịch sử.

- Giải thích rõ sự khác biệt giữa C. Mác và Ph. Ăng-ghen khi bàn về
điểm khởi đầu trong nghiên cứu đối tượng, từ đó chỉ rõ rằng các ơng khơng
mâu thuẫn với nhau trong quan niệm về sự thống nhất giữa phương pháp
logic và phương pháp lịch sử.
- Tìm hiểu các bài học từ việc sử dụng phương pháp logic trong bộ
Tư bản; từ việc sử dụng phương pháp lịch sử trong bộ Tư bản và từ cách áp
dụng thống nhất hai phương pháp logic và phương pháp lịch sử của C. Mác
trong bộ Tư bản.
Về phạm vi nghiên cứu, đây là một đề tài rộng, đòi hỏi phải tổng hợp
nhiều tài liệu, nguồn tri thức, nhưng trong phạm vi luận văn này, tác giả
chủ yếu đi sâu nghiên cứu sự vận dụng của C. Mác trong bộ Tư bản.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài vận dụng các nguyên lý của triết học mác-xit như nguyên lý
phát triển, nguyên lý đồng nhất duy vật giữa tư duy và tồn tại, nguyên lý về
tính tích cực và sáng tạo của sự phản ánh lý luận, nguyên tắc lịch sử cụ thể…
Ngoài ra, việc tiếp cận đề tài còn được thực hiện trên cơ sở vận dụng
các phương pháp cụ thể như: phương pháp logic kết hợp với phương pháp lịch
sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, khái qt hóa và hệ thống hóa để thấy
được nhận thức của con người có tính độc lập tương đối trong sự phát triển, có
logic nội tại và được hình thành, phát triển từ những điều kiện lịch sử nhất


8

định, có sự kế thừa, ảnh hưởng qua lại với các khoa học khác; phương pháp so
sánh để thấy được nét tương đồng và dị biệt khi phân tích các quan điểm.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Luận văn góp phần làm sáng tỏ những kinh nghiệm, những bài học
về việc áp dụng thống nhất các phương pháp logic, phương pháp lịch sử
của C. Mác trong bộ Tư bản, từ đó giúp ta có thể ứng dụng chúng một cách

hiệu quả trong nghiên cứu khoa học và trong thực tiễn đời sống. Nội dung
luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học
viên cao học chuyên ngành triết và những người quan tâm đến phương
pháp nghiên cứu, quan tâm đến bộ Tư bản.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn bao gồm hai chương, năm tiết và ba tiểu tiết. Chương một,
chúng tơi trình bày lý luận chung về mối quan hệ giữa logic và lịch sử,
phương pháp logic và phương pháp lịch sử. Trong đó, chúng tôi trước hết
làm rõ các khái niệm cơ sở, và tiếp đến làm rõ sự khác nhau và sự thống nhất
giữa logic và lịch sử; làm rõ những ưu điểm, khuyết điểm và sự thống nhất
của phương pháp logic và phương pháp lịch sử. Cũng trong chương này,
chúng tôi đưa ra những cách lý giải mới về sự thống nhất và khác biệt trong
quan điểm của C. Mác và Ph. Ăng-ghen khi bàn về điểm xuất phát của việc
nghiên cứu đối tượng. Chương hai – trọng tâm của luận văn - chúng tôi đi
vào nghiên cứu phương pháp logic và phương pháp lịch sử trong bộ Tư bản
của C. Mác. Đầu tiên, chúng tôi giới thiệu một cách khái quát về bộ Tư bản,
sau đó, lần lượt phân tích việc sử dụng phương pháp logic, phương pháp lịch
sử trong bộ tư bản. Sử dụng phương pháp logic phương pháp lịch sử tách rời
nhau chưa phải là tất cả trong phương pháp của C. Mác, mà đặc trưng là việc
sử dụng một cách thống nhất chúng trong tác phẩm.


9

Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LOGIC VÀ LỊCH SỬ,
PHƯƠNG PHÁP LOGIC VÀ PHƯƠNG PHÁP LỊCH SỬ
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ SỞ


Logic
Từ logic có nguồn gốc từ Hy Lạp là “logos”, có rất nhiều nghĩa,
trong đó hai nghĩa ngày nay được dùng nhiều nhất là: thứ nhất, logic là cái
trật tự, cái quy luật, sự liên hệ tất yếu giữa các thành phần, các đối tượng,
quá trình… trong thế giới hiện thực khách quan, nó là logic khách quan.
Với nghĩa này, logic khách quan là tiến trình biện chứng của thế giới, là cái
logic tự nó.
Thứ hai, logic được hiểu là những hình thức, quy luật của tư duy trong
quá trình vận động, đây là logic chủ quan. Quan điểm mác-xit coi những
hình thức logic như khái niệm, phán đốn, suy lý… là những hình thức phản
ánh và tái tạo trong tư duy con người những mối liên hệ khách quan của sự
vật. Sự phản ánh đó không bỏ qua sự xuất hiện, biến đổi và phát triển của
chúng. Các quy luật, hình thức của tư duy, chính vì vậy mà giúp ta nghiên
cứu, nhận thức được thế giới khách quan. Logic khách quan là cơ sở, nền
tảng, là nguồn gốc căn nguyên của mọi hình thức logic chủ quan.
Lịch sử
Quan điểm mác-xit coi phạm trù lịch sử là bản thân hiện thực khách
quan, tồn tại và phát triển theo một logic khách quan không phụ thuộc vào
ý thức con người. Hiện thực ấy luôn luôn phát triển và ở trạng thái biến đổi
không ngừng.
Bản thân tư duy cũng có lịch sử của nó. Trong hoạt động thực tiễn,
tức là quá trình tác động vào lịch sử, con người ngày càng nhận thức được


10

sâu sắc hơn thế giới khách quan nhờ nắm được logic phát triển của sự vật
thông qua việc xây dựng nên hệ thống khái niệm, phạm trù, quy luật.
Những khái niệm, phạm trù, quy luật đó là những bậc thang của nhận thức,
là sự phản ánh gần đúng logic khách quan của hiện thực vào trong ý thức

của con người.
Cụ thể cảm tính, cụ thể trong tư duy
Cái cụ thể là toàn bộ của sự vật và hiện tượng trong tính mn vẻ
của những thuộc tính và định nghĩa của chúng, trong sự tác động lẫn nhau
của tất cả những mặt và bộ phận của chúng.
Trong giai đoạn nhận thức bằng trực quan cảm tính, cái cụ thể chưa
có thể là sự thống nhất của những hiện tượng muôn vẻ vì sự thống nhất đó
bị che kín đối với tầm mắt trực tiếp. Có thể nói cái cụ thể đó được nhìn
thấy và cũng khơng được nhìn thấy. Nó được nhìn thấy trong những biểu
tượng trực tiếp của mình, trong vẻ bề ngồi của mình, nhưng nó khơng
được nhìn thấy như là một cái cụ thể mà trong đó những biểu hiện bên
ngoài, trực tiếp, liên hệ với bản chất bên trong của nó, với những quy luật
tồn tại và phát triển của nó. Và ta chỉ có thể nắm được nó nhờ có những
trừu tượng, nhờ việc hình thành những quy luật, khái niệm, giả thiết… Cái
cụ thể trong giai đoạn nhận thức này gọi là cụ thể cảm tính.
Cái cụ thể nhìn được, sờ được phải được soi sáng bằng những trừu
tượng, bằng sự chiếu sáng đặc biệt của tư tưởng để có thể phát hiện ra cái
cơ sở bị che kín ở trong nó, phát hiện ra bản chất của nó và sau đó nhận
thức nó như là cái cụ thể mà trong đó cái biểu hiện bên ngồi và bản chất
của nó liên hệ mật thiết với nhau. Cái cụ thể như vậy xuất hiện ở giai đoạn
kết thúc của q trình nhận thức. Nhưng đó khơng cịn là cái cụ thể cảm
tính mà là cái cụ thể trong tư duy, do nhận thức sản sinh ra nhờ có những
trừu tượng của cái bản chất, của cái cơ sở bị che kín của sự vật. C.Mác viết:


11

“cái cụ thể sở dĩ là cụ thể vì nó là sự tổng hợp của nhiều tính quy định, do
đó, nó là sự thống nhất của cái đa dạng” [41, 63]. Cùng một quá trình nhận
thức riêng rẽ thì những cực đối lập của nó là cái cụ thể, nhưng khác nhau:

đó là cái cụ thể được tri giác bằng cảm tính và cái cụ thể trong tư duy.
Cái trừu tượng
Cái trừu tượng là một bộ phận một mặt, một khía cạnh của cái tồn
bộ, tách khỏi cái tồn bộ và cô lập với mối liên hệ và sự tác động lẫn nhau
với những mặt và những mối quan hệ khác của cái tồn bộ ấy. Hay nói
cách khác, trừu tượng trong bản thân hiện thực là cái thể hiện tính chất
khơng đầy đủ, khơng phát triển, tính chất hạn chế của bất cứ mảnh nào của
hiện thực ấy, chừng nào mà cái mảnh đó được xem xét tự nó, tách rời khỏi
những mối liên hệ làm môi giới cho nó hoặc lịch sử tiếp theo nó.
Phương pháp
Phương pháp là những quy luật nội tại của sự vận động của tư duy
với tư cách là sự phản ánh chủ quan của thế giới khách quan vào trong ý
thức của con người và được sử dụng một cách có ý thức và có hệ thống như
một phương tiện để giải thích và cải tạo thế giới. Bản chất của phương
pháp chính là việc con người sử dụng một cách có ý thức các quy luật vận
động của đối tượng như một phương tiện để khám phá chính đối tượng đó.
Phương pháp không tự thân tồn tại trong hiện thực khách quan, nó là kết
quả hoạt động sáng tạo của con người, nó được con người xây dựng nên.
Đặc trưng của phương pháp là tính định hướng nhằm phát hiện ra những
mối liên hệ và quan hệ tất yếu trong đối tượng được nghiên cứu, phát hiện
những quy luật đang tồn tại một cách hiện thực.
Phương pháp biện chứng
Phương pháp biện chứng là hệ thống các nguyên tắc, yêu cầu liên hệ
qua lại và phụ thuộc lẫn nhau, quy định một trình tự nghiêm ngặt trong việc


12

thực hiện các hành động nhằm nhận thức và cải tạo đối tượng. Trong tác
phẩm Lại bàn về cơng đồn, về tình hình trước mắt và về những sai lầm của

các đồng chí Tơ-rốt-ski và Bu-kha-rin, V.I. Lê-nin viết rằng phương pháp
biện chứng địi hỏi: “thứ nhất, phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các
mặt, tất cả các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp của sự vật đó…; thứ hai, phải
xét sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vận động (như Ph. Hê-ghen có lúc
đã nói), trong sự biến đổi của nó…; thứ ba, toàn bộ thực tiễn của con người,
- thực tiễn này vừa với tính cách là kẻ xác định một cách thực tế sự liên hệ
giữa sự vật với những điều cần thiết đối với con người, - cần phải được bao
hàm trong định nghĩa đầy đủ của sự vật; thứ tư, theo phương pháp biện
chứng, khơng có chân lý trừu tượng, chân lý luôn luôn là cụ thể” [26, 364].
Các yêu cầu và nguyên tắc của phương pháp biện chứng được hình
thành trên cơ sở các quy luật và phạm trù của phép biện chứng, là kết luận
rút ra từ các tính quy luật biện chứng phổ biến được biểu hiện trong nội
dung của chúng. Những nguyên tắc này định hướng một cách đúng đắn cho
con người trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của họ, tạo điều kiện đi
sâu vào bản chất của đối tượng và cải tạo nó theo một mục tiêu nhất định,
bởi lẽ những quy luật biện chứng được thể hiện trong các yêu cầu phương
pháp luận và hướng quá trình tư duy vào một dòng nhất định được biểu lộ
ngay trong đối tượng, và bởi lẽ là ngay trong đối tượng đó cũng có phép
biện chứng.
Phương pháp lịch sử
Là quá trình tư duy xem xét, tái tạo đối tượng trong sự vận động và
phát triển của nó. Đặc điểm của phương pháp lịch sử là vẽ lại bức tranh đầy
đủ nhất về sự phát triển của sự vật với tất cả những bước đường quanh co và
ngẫu nhiên trong lịch sử. Mục đích của phương pháp lịch sử là nhằm tìm ra
mối liên hệ tất yếu khách quan giữa các hiện tượng diễn ra liên tiếp nhau,


13

tìm ra các quy luật khách quan quy định sự chuyển hóa của một chỉnh thể cụ

thể từ một trạng thái về chất này sang một trạng thái về chất khác.
Phương pháp logic
Là quá trình tư duy tái hiện lại bản chất, tính tất nhiên quy luật của
q trình vận động và phát triển của sự vật. Phương pháp logic loại bỏ
những ngẫu nhiên, vụn vặt ra khỏi tiến trình nhận thức sự vận động, phát
triển của nó. Q trình tái hiện của tư duy đi từ những định nghĩa trừu
tượng nhất rồi thông qua con đường tổng hợp mà đến những định nghĩa cụ
thể hơn và phức tạp hơn, dần dần phác họa lại hiện thực trong toàn bộ sự
phong phú của nó.
1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA LOGIC VÀ LỊCH SỬ

Vấn đề mối quan hệ giữa logic và lịch sử là một trong những biểu
hiện quan trọng nhất của vấn đề cơ bản của triết học, tức là vấn đề quan hệ
của tư duy và tồn tại. Vấn đề quan hệ giữa những khái niệm logic và các sự
vật được xem xét dựa trên quan điểm duy vật là tiền đề có tính chất quyết
định đối với sự hiểu biết khoa học về vấn đề logic và lịch sử. Quan điểm
duy tâm hoàn toàn tách rời logic của nhận thức với logic của thế giới khách
quan. Quan niệm hiểu logic là học thuyết về những hình thức tư duy thuần
túy không phụ thuộc vào hiện thực biểu hiện rõ rệt nhất ở Can-tơ. Can-tơ
(1724-1804) cho rằng: “logic học chỉ chứa đựng các quy luật của tư duy
thuần túy về một đối tượng phải loại trừ mọi nhận thức có nội dung thường
nghiệm. Logic đó nghiên cứu nguồn gốc của các nhận thức của chúng ta về
những đối tượng, trong chừng mực nguồn gốc này không thể quy cho
những đối tượng” [20, 151]. Chúng ta thấy rằng logic học của Can-tơ đã
gạt bỏ tất cả những nội dung của sự hiểu biết giác tính và chỉ nghiên cứu
những hình thức tư duy thuần túy. “Nếu như Can-tơ đã phân biệt, tách biệt
một cách rạch ròi giữa bản chất và hiện tượng để đi đến khẳng định bất khả


14


tri, khẳng định con người không thể nhận thức được vật tự nó thì V.Ph. Hêghen lại chứng minh rằng bản chất và hiện tượng liên hệ ràng buộc và
thống nhất với nhau” [12, 472]. V.Ph. Hê-ghen (1770-1831) đã phê phán
Can-tơ và xác nhận đúng đắn rằng những hình thức logic cần phải có nội
dung. Nhưng V.Ph. Hê-ghen lại cho rằng sự phát triển của những khái niệm
là bản chất và cơ sở của thế giới khách quan, “thông qua chuyển hóa, ý
niệm tuyệt đối trở thành cái khác nó, đối lập với nó, tức là giới tự nhiên”
[12, 462]. V.Ph. Hê-ghen đã xuyên tạc mối quan hệ thực sự giữa logic và
lịch sử, bắt lịch sử phục tùng logic.
Các nhà triết học duy vật cũ thì coi những hình thức logic của tư duy
là phản ánh thế giới khách quan. A-ri-xtốt (384-322.TCN) phủ nhận tính
tồn tại tự nó của các ý niệm trong triết học Platon và cho rằng các ý niệm
cần được khám phá từ ngay trong giới tự nhiên hiện thực. “Theo A-ri-xtốt
từ khởi đầu trong vũ trụ đã có vật chất, đó là vật chất thuần túy chưa bị giới
hạn trong bất kỳ một hình thức nào cả… Dạng vật chất này không do ai
sinh ra và cũng không mất đi, tồn tại vĩnh viễn nhưng tồn tại trong thụ
động. Chúng trơ ỳ và mãi mãi trơ ỳ nếu như khơng được kết hợp với một
hình thức để trở thành một sự vật cụ thể… Và ông viết tiếp: hình thức đứng
trước vật chất và là cái quan trọng hơn nhiều so với vật chất. Như vậy, các
sự vật hiện tượng của thế giới này được hình thành từ hai khởi nguyên là
vật chất và hình thức” [12, 139]. Nghĩa là với A-ri-xtốt, logic phát triển ý
niệm (q trình hình thức hóa vật chất) đồng thời là lịch sử của hiện thực,
khiến cho “đâu đâu logic khách quan cũng lẫn lộn với logic chủ quan và
lẫn lộn một cách khiến cho đâu đâu logic khách quan cũng lộ ra” [25, 29].
Cả A-ri-xtốt và những nhà triết học duy vật cũ đã khơng hiểu tính chất biến
đổi, tính chất nhất thời trong lịch sử của những mối liên hệ và quan hệ của


15


các sự vật. Bởi thế nên logic học của họ là siêu hình và thực ra đối với họ
khơng hề có vấn đề quan hệ giữa logic và lịch sử.
Các nhà mác-xít cho rằng vấn đề mối quan hệ giữa logic và lịch sử là
vấn đề biện chứng, tức là nghiên cứu những sự vật trong sự phát sinh và
phát triển của chúng. Đó là vấn đề phản ánh chính xác giới hiện thực trong
sự biến đổi, phát triển mãi mãi. Như vậy, sự thống nhất giữa logic và lịch
sử xuất phát từ chính bản chất thế giới quan duy vật biện chứng. Logic là
sự phản ánh, sự chụp lại thế giới khách quan, do đó nó khơng thể đối lập
với những mối liên hệ thực tế của sự vật mà nó cần phải thống nhất với
những mối liên hệ ấy. V.I. Lê-nin trong Bút ký triết học viết rằng: “hoạt
động thực tiễn của con người lặp đi lặp lại hàng nghìn triệu lần được in vào
ý thức của con người bằng những hình tượng logic. Những hình tượng này
có tính vững chắc của một thiên kiến, có một tính chất cơng lý, chính vì sự
lặp đi lặp lại hàng nghìn triệu lần ấy” [25, 234]. Nhưng thế giới hiện thực
luôn luôn biến đổi và phát triển nên sự phát triển logic của tư duy cần phải
phản ánh tình hình đó. Điều đó có nghĩa là logic và lịch sử thống nhất chặt
chẽ, mật thiết với nhau.
Từ sự thống nhất của logic và lịch sử phát sinh ra mối liên hệ lẫn
nhau giữa hai cái trong quá trình nhận thức hiện thực. Nếu logic thống nhất
với lịch sử thì quá trình nhận thức logic cần phải phản ánh tiến trình phát
triển của lịch sử. Nhưng sự phản ánh đó khơng phải là sự phản ánh đơn
giản mà là một sự phản ánh có uốn nắn. Sự thống nhất và khác nhau trong
mối quan hệ giữa logic và lịch sử sẽ lần lượt được trình bày dưới đây.
Sự thống nhất giữa logic và lịch sử hay sự phản ánh lịch sử của
logic được cụ thể hóa bằng nội dung: a) lịch sử bắt đầu từ đâu thì tư duy
cũng phải bắt đầu từ đó; b) tiến trình phát triển logic của quá trình tư duy
phải phản ánh được lịch sử hiện thực ở những nét chính yếu nhất.


16


Lịch sử bắt đầu từ đâu thì tư duy cũng phải bắt đầu từ đó (a). Lịch sử
bắt đầu từ đâu? Thuật ngữ “từ đâu” hay còn gọi là “điểm xuất phát”, “tế
bào” dùng để chỉ sự bắt đầu đời sống riêng, lịch sử riêng của một sự vật, một
cơ thể. Ph. Ăng-ghen, trong tác phẩm “C. Mác. Góp phần phê phán Khoa
kinh tế chính trị”, viết rằng: “lịch sử bắt đầu từ đâu thì quá trình tư duy cũng
phải bắt đầu từ đó, và sự tiếp tục vận động của nó sẽ khơng có gì khác là sự
phản ánh quá trình lịch sử dưới một hình thức trừu tượng và nhất quán về lý
luận; là sự phản ánh đã được chỉnh lý, nhưng chỉnh lý theo những quy luật
mà bản thân quá trình lịch sử hiện thực đã cung cấp...” [31, 614]. Vấn đề
tưởng chừng như đơn giản nhưng khơng dễ gì trả lời ngay được.
Dưới ánh sáng của ngun tắc lịch sử cụ thể, lịch sử khơng cịn là
một chuỗi các sự kiện chỉ liên hệ với nhau theo thời gian mà là sự phát
triển hiện thực của một sự vật nhất định, khơng có lịch sử phi chủ thể, lịch
sử nói chung thuần túy. Bởi vậy sự khởi đầu chỉ là sự khởi đầu khi lịch sử
của một đối tượng nào đó đã thật sự bắt đầu từ đó. Ngồi ý nghĩa đó ra,
khái niệm sự khởi đầu khơng cịn ngun giá trị. Tuy nhiên, bất cứ một sự
vật nào, ngoài lịch sử riêng của bản thân, cịn có trạng thái tiền lịch sử
trong lịng sự vật đã tồn tại trước nó và khơng phải mọi tiền đề lịch sử đều
tham gia vào cơ thể của sự vật và trở thành cái cội nguồn phát sinh ra
những bộ phận khác. Vì vậy, một sự khởi đầu thực thụ nhất thiết phải là cái
có trước về mặt lịch sử chỉ đưa lại một phần của chân lý. Mọi sự vật bao
giờ cũng là kết quả hàm chứa cái khởi đầu, vì trên thực tế, nó đã từ đó mà
phát triển lên như ngày nay. Mối liên hệ giữa cái khởi đầu với trạng thái
hiện nay của chúng bao giờ cũng có tính quy luật tất yếu, phái sinh – kiểu
như mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể trưởng thành lên từ tế bào ấy. Và
cái khởi đầu được xác định nhờ tách đối tượng ra khỏi tiến trình chung của
lịch sử. Cơ sở để tách ra được đó nằm trong cơng thức giải phẫu con người



17

là chìa khóa để giải phẫu con khỉ. Có nghĩa là, cái tế bào đã tồn tại trong
con khỉ nhưng chưa phát triển đầy đủ và tiếp tục phát triển đầy đủ trong cơ
thể con người. Cái tế bào đó mới được xem là cái khởi đầu thực thụ. Và
như vậy là xem xét sự khởi đầu như mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể
trưởng thành đưa lại phần còn lại của chân lý.
Nhưng C. Mác trong tác phẩm “Các bản thảo kinh tế những năm
1857-1859” lại viết rằng: “sắp xếp các phạm trù kinh tế theo trình tự mà
chúng đóng vai trị quyết định trong lịch sử, là một điều không thể được và
sai lầm. Ngược lại, trình tự của các phạm trù được quyết định bởi mối quan
hệ qua lại của chúng... hơn nữa mối quan hệ đó chính là ngược lại với cái
trình tự... của sự phát triển lịch sử” [41, 75].
Vấn đề đặt ra trong những lời viết trên của C. Mác và Ph. Ăng-ghen là:
nếu Ph. Ăng-ghen hiểu phải xác định điểm khởi đầu của quá trình nghiên cứu
từ yếu tố xuất hiện đầu tiên của quá trình hình thành và phát triển của đối
tượng, trong khi C. Mác hiểu phải xác định điểm khởi đầu bắt đầu từ “tế bào”
trong mối quan hệ với các bộ phận khác của “cơ thể” đối tượng thì cả hai cách
xác định điểm khởi đầu này đều phù hợp quy luật khách quan và dễ dàng được
chấp nhận. Nhưng theo nguyên tắc thống nhất giữa logic và lịch sử, logic mà
không bắt đầu từ chỗ lịch sử bắt đầu sẽ dẫn ta vào thế giới ý niệm tuyệt đối hay
thế giới logic thuần túy, thế giới tinh thần phi hiện thực. Chính vì thế có vẻ như
sự khác biệt về điểm xuất phát của logic không bắt đầu từ lịch sử của C. Mác so
với Ph. Ăng-ghen là sự khác biệt có tính ngun tắc, nguy hiểm, không thể
chấp nhận đối với chủ nghĩa Mác. Vậy tại sao C. Mác lại cho rằng sắp xếp các
phạm trù kinh tế theo trình tự mà chúng đóng vai trị quyết định trong lịch sử, là
một điều khơng thể được và sai lầm? Phải chăng C. Mác đã vi phạm nguyên tắc
thống nhất giữa logic với lịch sử, C. Mác đã bất đồng với Ph. Ăng-ghen khi
nhìn nhận điểm xuất phát của việc nghiên cứu đối tượng?



18

Lý giải về điều này Sép-tu-lin viết rằng: “ở Ph. Ăng-ghen, chỉ trong
mối quan hệ tái tạo hệ thống mới nói tới cái ban đầu xuất phát và sự nghiên
cứu cần phải bắt đầu từ chỗ lịch sử bắt đầu. Còn ở C. Mác, trọng tâm của
sự chú ý là tiêu chuẩn tách ra cái ban đầu. Dấu hiệu của cái ban đầu xuất
phát không phải là cái đầu tiên xét về mặt lịch sử mà là những mặt cơ bản,
quyết định đối với tất cả các mặt”. Và Sép-tu-lin kết hợp cả hai tiêu chí của
C. Mác và Ph. Ăng-ghen để đưa ra kết luận rằng: “những mặt cơ bản, quyết
định bao giờ cũng là những cái đầu tiên xét về mặt lịch sử, tuy nhiên,
không phải bất cứ cái đầu tiên nào xét về mặt lịch sử cũng đều là cái cơ
bản, quyết định” [63, 255].
Bùi Văn Mưa cũng đồng ý với cách lý giải của Sép-tu-lin. Và tác
giả cũng nhấn mạnh thêm rằng quan niệm của Sép-tu-lin về cái đầu tiên
xét về mặt logic phải là cái cơ bản quyết định và là cái đầu tiên về mặt
lịch sử chỉ có thể tìm thấy trong đối tượng nghiên cứu đã phát triển khá
cao và là một chỉnh thể. Đối với những nhà nghiên cứu nguồn gốc vũ trụ
hay khoa học khảo cổ, họ chỉ có thể nghiên cứu cái di sản hiện có, nắm
bắt cái cơ bản, cái quyết định hiện đang tồn tại rồi mổ xẻ nó, sau đó
ngược dịng lịch sử để đến cái q khứ xa xôi. Tác giả lý giải tư duy lội
ngược dịng đó như sau: mặc dù cái logic có sau cái lịch sử, nhưng tiến
trình logic khơng phải ln bị trói chặt vào tiến trình lịch sử, và u cầu
đó không là yêu cầu cần và đủ của nguyên tắc thống nhất giữa logic và
lịch sử. Tuy nhiên yêu cầu đó trở nên quan trọng khi dùng để trình bày lý
thuyết, bởi vì con người đã quen cảm nhận chiều trôi thời gian từ quá khứ
đến hiện tại xuôi về tương lai [42, 192-193].
Cách lý giải của Sép-tu-lin và Bùi Văn Mưa, cũng như một số cách
lý giải khác của các nhà triết học xô viết trước đây, là những ý kiến rất có
giá trị, tuy nhiên chúng chưa hồn toàn thuyết phục được các nhà nghiên



19

cứu, đặc biệt là chưa thuyết phục được các nhà lý luận phi mácxit. Chúng
ta vẫn cần thêm những cách lý giải mới.
Chúng tơi xin đưa ra cách giải thích về sự giống nhau và điểm khác
biệt giữa C. Mác và Ph. Ăng-ghen như sau: C. Mác và Ph. Ăng-ghen giống
nhau ở chỗ hai ông cùng xác định điểm khởi đầu của q trình nghiên cứu
từ phạm trù có tính chất quyết định đối với sự hình thành và phát triển của
đối tượng giống như “tế bào” với “cơ thể” trưởng thành vậy. Nhưng điểm
khác biệt trong quan điểm của hai ơng là C. Mác nói khơng nên bắt đầu từ
phạm trù có trước về thời gian là bởi vì ông xét toàn bộ lịch sử các phạm
trù, chứ không chỉ tính đến lịch sử các phạm trù của riêng một giai đoạn.
Cịn Ph. Ăng-ghen thì xem xét cho riêng một giai đoạn.
Có thể thấy rõ sự khác biệt giữa C. Mác và Ph. Ăng-ghen qua một số
ví dụ sau:
Xét riêng trong giai đoạn hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa ta
thấy xuất hiện một loạt các phạm trù kinh tế như: hàng hóa, giá trị, giá trị
thặng dư, giá trị thặng dư tương đối, tích lũy, lợi nhuận, địa tô (địa tô tư
bản, phân biệt với địa tô phong kiến), tiền lương v.v… Đây là một hệ thống
các phạm trù xuất hiện theo trình tự, theo quy luật phát triển từ đơn giản
đến phức tạp, từ phiến diện đến hoàn chỉnh của phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa. Như chúng ta đã biết các phạm trù hàng hóa, địa tơ… là
những phạm trù đã xuất hiện từ các xã hội trước, nhưng với chủ nghĩa tư
bản (CNTB) thì những phạm trù này mang đặc trưng riêng của tư bản chủ
nghĩa, trở thành các phạm trù của kinh tế tư bản chủ nghĩa. Chúng ta không
thể hiểu được bản chất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa nếu bắt
đầu nghiên cứu từ những biểu hiện bề ngoài xã hội của tư bản như lợi
nhuận, địa tô, tiền lương, sở hữu ruộng đất, tư bản thương nghiệp, lợi tức

v.v… Chúng ta cũng không thể hiểu được phương thức sản xuất ấy nếu bắt


20

đầu nghiên cứu từ giá trị thặng dư bởi vì giá trị thặng dư chỉ tìm thấy trong
hàng hóa. Hàng hóa, với tư cách là hàng hóa của CNTB, là phạm trù đầu
tiên và đơn giản nhất, so với địa tô, sở hữu ruộng đất, … cũng với tư cách
là các phạm trù của CNTB. Hàng hóa, vì vậy, “đứng về mặt lịch sử và về
mặt thực tế mà nói thì đang ở trước mặt chúng ta” [31, 615] và vì thế chúng
ta xuất phát từ hàng hóa – cái đầu tiên mà chúng ta tìm thấy được. Bản thân
hàng hóa trong thực tế biểu hiện hai mặt liên hệ với nhau (giá trị sử dụng
và giá trị trao đổi) đồng thời chúng cũng mâu thuẫn với nhau. Logic theo
dõi xem mâu thuẫn đó được giải quyết như thế nào và thấy rằng chúng đã
được giải quyết bằng cách thiết lập mối quan hệ mới và tiếp tục hình thành
hai mặt đối lập của mối quan hệ mới đó. Nghiên cứu quá trình vận động và
phát triển của xã hội tư sản ta thấy q trình đó diễn ra như sau:
Sơ đồ 1: Các phạm trù kinh tế xét
trong một giai đoạn lịch sử
PTSX
CHIẾM
HỮU NƠ LỆ

PTSX
PHONG
KIẾN

PTSX TƯ BẢN CHỦ
NGHĨA


PTSX

Hàng hóa

Giá trị thặng dư

GTTD tương đối

Địa tơ

Lợi nhuận

Tích lũy

Những phạm trù giá trị thặng dư, giá trị thặng dư tương đối, tích lũy, lợi
nhuận, địa tơ là những hình thái phái sinh, biến tướng dần dần từ hàng hóa.
Nói tóm lại, mỗi hình thái kinh tế xã hội cụ thể có một quy luật phát
triển riêng của nó, trong rất nhiều biểu hiện ngày càng phức tạp của nó,
chúng ta sẽ khơng thể hiểu được bản chất của nó nếu chúng ta bắt đầu sự
nghiên cứu của mình ở những phạm trù xuất hiện phái sinh từ những phạm


×