Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Thơ hiện đại việt nam nhìn từ lý thuyết trò chơi (qua một số trường hợp nghiên cứu tiêu biểu) công trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học euréka lần thứ xv năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.42 KB, 84 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA
LẦN THỨ XV NĂM 2013

TÊN CÔNG TRÌNH

THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
NHÌN TỪ LÝ THUYẾT TRỊ CHƠI
(QUA MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TIÊU BIỂU)

Thái Nguyễn Hồng Sương (CN)
TS. Lê Thị Thanh Tâm hướng dẫn

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: Xã hội và Nhân văn
CHUYÊN NGÀNH : Văn học

Mã số cơng trình : ……………………………


MỤC LỤC 
TĨM TẮT CƠNG TRÌNH ............................................................................................... 1 
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 2 
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI – NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QT ........... 11 
1.1. 

Lý thuyết trị chơi - một cái nhìn lịch sử............................................................ 11 


1.2. 

Trò chơi - từ sự cắt nghĩa thế giới đến sự cắt nghĩa văn chương ....................... 16 

1.3. 

Lý thuyết trò chơi như một phương thức tiếp cận thơ ....................................... 31 

CHƯƠNG 2: THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM NHÌN TỪ LÝ THUYẾT TRỊ CHƠI:
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH ........................................................................................ 34 
2.1. Chơi trong tâm lý sáng tạo ..................................................................................... 34 
2.2. Ngôn ngữ như một trò chơi .................................................................................... 43 
2.3. Triết lý về trò chơi .................................................................................................. 49 
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHÀ THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM TIÊU BIỂU NHÌN TỪ
LÝ THUYẾT TRỊ CHƠI .............................................................................................. 56 
3.1. Chế Lan Viên và trị chơi trí tuệ ............................................................................. 56 
3.2. Hồng Cầm và trị chơi vơ thức.............................................................................. 62 
3.3. Lê Đạt và trò chơi chữ ............................................................................................ 67 
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 74 
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 75 


1

TĨM TẮT CƠNG TRÌNH
Thơ hiện đại Việt Nam nhìn từ lý thuyết trò chơi (qua một số trường hợp nghiên
cứu tiêu biểu) là cơng trình nghiên cứu xoay quanh việc giới thiệu, tóm lược những tư
tưởng chính trong lý thuyết trị chơi, lấy đó làm cơ sở tiếp cận, lý giải một số hiện tượng
nổi bật của thơ hiện đại Việt Nam. Đề tài tập trung tìm hiểu những biểu hiện của trò chơi
trong thơ hiện đại Việt Nam ở ba phương diện chính: tâm lý sáng tạo, ngơn ngữ và tư

tưởng triết lý. Thơng qua việc phân tích, diễn giải những tác phẩm tiêu biểu của ba tác giả
Chế Lan Viên, Hoàng Cầm và Lê Đạt, đề tài cố gắng vận dụng lý thuyết trò chơi như một
phương pháp phê bình, thưởng ngoạn nhằm khám phá giá trị thẩm mỹ của thơ bằng một
cảm quan mới mẻ.


2

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trị chơi là hoạt động quen thuộc trong đời sống hằng ngày, nhưng trò chơi trong
triết học, mỹ học, nghệ thuật lại là một trong những khái niệm khó, rất khó. Việc định
nghĩa trị chơi đã có từ thời cổ đại, nhưng đến nay q trình đó vẫn đang tiếp diễn và
chưa có dấu hiệu dừng lại. Trò chơi đang dần vượt ra khỏi ranh giới của một hiện tượng
đối lập với thực tại để trở thành cấu trúc cơ bản kiến tạo nên thế giới. Trong diễn trình
văn chương đương đại, trị chơi là một vấn đề lý thú với tiềm năng phát triển mạnh mẽ,
một phần vì cấu trúc xã hội và tinh thần thời đại tương đắc một cách kỳ lạ với trị chơi,
một phần vì càng cố gắng định nghĩa trị chơi, người ta càng nhận ra điều đó là bất khả.
Tìm hiểu lý thuyết trị chơi âu cũng là một cuộc chơi thú vị và không kém phần “gay
cấn”.
Trong đời sống văn học Việt Nam, việc tiếp thu các trào lưu, tư tưởng văn học thế
giới diễn ra khá phong phú và phức tạp, tùy theo từng thời kỳ lịch sử với xu thế và tầm
tiếp nhận khác biệt của các thế hệ độc giả. Lý thuyết trò chơi thuộc vào một xu thế chưa
có nhiều chia sẻ với người đọc Việt Nam, chưa tương ứng với hoàn cảnh chính trị, văn
hóa nước ta trong một thời gian. Hiện nay, việc nhìn lại văn học từ giác độ trò chơi đã bắt
đầu bộc lộ những thú vị và sâu sắc của nó. Tuy vậy, sự hiện diện của trò chơi trong văn
học Việt Nam ban đầu phần nhiều là cảm tính, thậm chí là một kiểu thăng hoa thuộc
trạng thái vơ thức mà chính tác giả cũng khơng thật tường tận, trước khi là những tiếp
nhận có ý thức đối với một lý thuyết văn học thế giới. Nhưng cũng không phải ngẫu
nhiên mật độ và năng lượng của trò chơi trong văn học Việt Nam đương đại lại ngày một

dồi dào – điều đó phần nào cho thấy những nét gặp gỡ sâu xa trong tâm thế xã hội và tâm
thức sáng tạo của nhà văn Việt Nam với các nhà văn thế giới. Tất cả đều là cơ sở quan
trọng mở ra khả năng vận dụng lý thuyết trị chơi vào việc tìm hiểu văn học Việt Nam
hiện đại.


3
Thơ hiện đại Việt Nam, hơn nửa thế kỷ qua, đã được nghiên cứu kỹ lưỡng ở nhiều
phương diện, tuy nhiên, nhìn từ góc độ của lý thuyết trị chơi, cơng việc này vẫn cịn khá
mới mẻ. Cùng với sự du nhập vào diễn trình văn học, lý thuyết trị chơi cũng có thể được
vận dụng như một cơng cụ tiếp cận hiệu quả các tác phẩm thơ hiện đại. Điều đó khơng
chỉ là một cách thích ứng với khuynh hướng phát triển chung của thế giới, mà còn là cơ
hội cho chúng ta soi rọi lại những thi phẩm đã qua dưới một luồng ánh sáng mới lạ.
Với những suy nghĩ đó, tơi đã chọn đề tài Thơ hiện đại Việt Nam nhìn từ lý thuyết
trị chơi (qua một số trường hợp nghiên cứu tiêu biểu) làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Mặc dù đã được nghiên cứu rất nhiều trên thế giới, lý thuyết trị chơi vẫn cịn là
một vấn đề khơng thật gần gũi ở Việt Nam. Chỉ trong những năm gần đây, một số bài viết
nghiêm túc mang tính giới thiệu và ứng dụng lý thuyết này mới xuất hiện. Dựa vào định
hướng và nội dung nghiên cứu của các tài liệu liên quan đến đề tài, chúng tôi tạm chia
lịch sử nghiên cứu vấn đề thành ba phương diện như sau:
2.1. Nghiên cứu về lý thuyết trị chơi
Những cơng trình nghiên cứu về trị chơi trên thế giới đã có một bề dày lịch sử,
nhưng ở đây, chúng tơi tạm tóm lược thành ba giai đoạn phát triển chủ yếu.
- Giai đoạn tiền hiện đại: từ những ghi nhận đầu tiên của các triết gia về khái niệm
trò chơi cho đến những cơng trình nghiên cứu trước thời kỳ hiện đại. Đầu tiên phải kể
đến Plato, trong Phaedrus, tác giả đã thực hiện một phép phân biệt “kinh điển” giữa trị
chơi (game) và sự chơi (play), trong đó “trị chơi ít tính ngẫu hứng hơn, phải tính tốn
nhiều hơn là hành vi chơi, cho dù cả hai đều lệ thuộc vào những cơ hội, rủi ro và chịu sự
điều khiển của Chúa”1. Nhìn chung, với các triết gia tiền hiện đại, từ Plato đến Kant trong

Phê phán lý tính thuần túy (The crique of Pure Reason), và Schiller trong Những lá thư
bàn về giáo dục thẩm mỹ (On the Aesthetic Education of Man in a Series of Letters), trò
1

Gordon E.Slethaug, Nhã Thuyên dịch, Lý thuyết trò chơi, Website Phongdiep.net.


4
chơi luôn được xác quyết như một hoạt động riêng biệt và giới hạn, phân biệt với thế giới
thực dụng bên ngồi nó.
- Giai đoạn hiện đại: gồm những cơng trình nghiên cứu từ khoảng cuối thế kỷ
XVIII đến đầu thế kỷ XX. Một trong những cơng trình quan trọng nhất là Homo Ludens
(năm 1938) của Johan Huizinga, đưa ra những kiến giải nền tảng về các nhân tố chính
yếu xác định bản chất của trò chơi so với những hoạt động nghiêm trọng khác của đời
sống xã hội. Ngoài ra, Hans George Gadamer trong cuốn Chân lý và phương pháp (Truth
and Method) đã xác quyết về sự chơi như hoạt động cơ bản của nghệ thuật. Bên cạnh đó,
cịn có quan niệm về trị chơi ngơn ngữ của Wittgenstein trong cuốn Những nghiên cứu
triết học (Philosophical Investigations), quan niệm trò chơi như một chiến lược của
Friedrich Nietzsche với Khoa học vui (The Gay Sciences), Sự ra đời của bi kịch (The
Birth of Tragedy), quan niệm về trò chơi mang tính vũ trụ của Mikhail Bakhtin với
Rabelais và thế giới của ông (Rabelais and his world)…
- Giai đoạn hậu hiện đại: gồm những cơng trình nghiên cứu từ khoảng giữa thế kỷ
XX đến nay. Tiểu biểu trong thời kỳ này gồm có lý luận của Jacques Derrida về trị chơi
và sự chơi tự do trong Cấu trúc, Ký hiệu và Sự chơi trong diễn ngôn của khoa học nhân
văn (Structure, Sign and Play in the Discourse of the Human Sciences) và Về ngữ pháp
luận (Of Grammatology), hay ý tưởng về tính “cạnh tranh hơn thua” trong trị chơi ngơn
ngữ của Lyotard trong tác phẩm kinh điển của ơng – Hồn cảnh hậu hiện đại. Bên cạnh
đó, Roland Barthes cũng từng nhận định trong S/Z: “Sự vượt ngưỡng của ẩn dụ là một trị
chơi được chơi bởi các diễn ngơn. Trị chơi này, vốn là một hoạt động được quy tắc hóa
và thường trở lại làm chủ các quy tắc, về bản chất, không phải là một sự chồng xếp từ

ngữ nhằm mục đích tạo ra khối cảm ngơn từ thuần túy mà là sự nhân bội một hình thức
của ngơn ngữ (trong trường hợp này là sự so sánh), như thể trong nỗ lực vắt kiệt tính sáng
tạo và sự đa dạng bất tận của những đồng nghĩa – trong khi nhắc lại và biến đổi cái biểu
đạt để khẳng định bản thể đa nguyên của văn bản – chính là cái đích mà nó trở về”2.
Ngồi ra, trong một bài viết mang tính tổng hợp mang tên Lý thuyết trò chơi, in trong Từ
2

Dẫn theo Gordon E.Slethaug, Nhã Thuyên dịch, Lý thuyết trò chơi, Website Phongdiep.net.


5
điển bách khoa toàn thư về Lý thuyết văn chương đương đại (Encyclopedia of
Contemporary Literature Theory) năm 1993, Gordon E.Slethaug còn thống kê được một
loạt những bài nghiên cứu và những đầu sách lớn nhỏ liên quan đến đề tài này như: Trò
chơi, Sự chơi, Văn chương (Game, Play, Literature) do Jacques Ehrmann biên tập, Vào
trong sự chơi ra ngoài trò chơi (Inside Play Outside Game) của Michel Beaujour, tuyển
tập Trò chơi và những lý thuyết về trò chơi (Games and the Theories of Games),…
Ở Việt Nam, người có cơng trong việc tìm hiểu, giới thiệu, phân tích lý thuyết trị
chơi trong cái nhìn tương chiếu với văn học là Trần Ngọc Hiếu qua những bài nghiên cứu
như: Tiếp cận bản chất trò chơi của văn học (Những gợi mở từ cơng trình Homo Ludens
của Johan Huizinga), Khúc ngoặt ngơn ngữ của lý thuyết trò chơi hậu hiện đại, … Trong
đó, ơng đã tiến hành lược thuật tư tưởng của các tác gia quan trọng trong lý thuyết trò
chơi, từ Johan Huizinga đến Wittgenstein, rồi Lyotard. Đặc biệt, luận án Lý thuyết trò
chơi trong thơ hiện đại Việt Nam của ông là một công trình nghiên cứu công phu, kỹ
lưỡng, xốy sâu vào những biểu hiện của lý thuyết trị chơi trong thơ hiện đại Việt Nam.
Bài viết Bản chất trị chơi của thơ ca nhìn từ một khía cạnh: Luật chơi của ơng dưới bút
danh Hải Ngọc cũng đóng góp thêm một khía cạnh cho thấy những tương đồng giữa trò
chơi và thơ ca, bước đầu mở ra những định hướng tìm tịi sâu sắc.
2.2. Ứng dụng lý thuyết trò chơi trong văn học ở Việt Nam
Ở Việt Nam, ngồi cơng trình của Trần Ngọc Hiếu đã đề cập ở trên, việc vận dụng

lý thuyết trò chơi làm phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học dường như chỉ dừng lại ở
thể loại văn xuôi, đặc biệt là tiểu thuyết và truyện ngắn. Có thể kể đến một số bài viết tiêu
biểu:
- Thiên Sứ của Phạm Thị Hoài: Tiếp nhận từ lý thuyết trò chơi, Lê Hương Thủy.
- Cấu trúc không - thời gian của Nghệ nhân và Margarita nhìn từ ngun lý trị
chơi, Nguyễn Thị Như Trang.


6
Mặc dù số lượng cơng trình ứng dụng lý thuyết trò chơi để nghiên cứu văn học ở
Việt Nam vẫn cịn ít ỏi, nhưng cần phải khẳng định rằng ý thức của các nhà phê bình về
sự hiện diện mang tính bản chất của trị chơi trong văn chương là sâu sắc và tất yếu. Năm
1990, trong một bài báo đăng trên tờ Văn nghệ (Hà Nội) tên Một trò chơi vơ tăm tích,
Phạm Thị Hồi đã lấy những hình dung của mình về trị chơi để kiến giải thời sự văn
chương đương thời. Thế lưỡng phân giữa tính nhất thời và tính vĩnh cửu, giữa vinh quang
và bất hạnh của văn chương được Phạm Thị Hoài suy tư như một lựa chọn nhọc nhằn:
“Giữa một bên là văn chương cập nhật - những vụ gạt hái gieo trồng quá ngắn này - và
một bên là huyền thoại về thiên tài, một trị chơi sang, cơng chúng biết chọn đằng nào?”3.
Ngoài ra, trong một bài viết về tập truyện Mưa mặt nạ của Nhật Chiêu, Inrasara đã trích
đăng nhận định rất đáng chú ý của nhà văn này: “Văn chương là trị chơi. Chơi khơng với
một ý đồ nào: vơ cầu và vô tâm. Chỉ như thế văn chương mới khơng là nghiệp chướng”4.
Khơng “nặng nề” như Phạm Thị Hồi, Nhật Chiêu nhìn trị chơi trong một tâm thế phiêu
diêu và ly kiến với những biến động bất tận của đời sống. Trị chơi, với Nhật Chiêu mà
nói, hơn cả những phát biểu hay lý luận, là một bản thể sinh động biến hóa khơng ngừng
trong cuộc chơi văn chương của chính ơng.
Những ghi nhận này cho thấy việc ứng dụng lý thuyết trò chơi vào nghiên cứu văn
học là rất có tiềm năng, bởi vùng đất này dường như cịn chưa có nhiều cây bút khai thác.
Đây cũng là một động lực cho người viết đề tài dấn thân tìm hiểu vấn đề.
2.3. Nghiên cứu thơ hiện đại Việt Nam
Thơ hiện đại Việt Nam đã được khám phá từ rất nhiều góc độ với diện mạo rất

phong phú:
- Tiếp cận từ góc độ tiểu sử, phong cách: tìm hiểu thơ hiện đại từ tiểu sử tác giả,
bối cảnh xã hội, hướng đến nhận thức những vấn đề xã hội trong tác phẩm, gồm Hàn

3
4

Phạm Thị Hồi, 1990, Một trị chơi vơ tăm tích, Website Viet-studies.info.
Dẫn theo Inrasara, 2009, Nhật Chiêu – viết như là thở, Website khoa Văn học và ngôn ngữ.


7
Mặc Tử, thân thế và thi văn của Trần Thanh Mại, Nhà văn, chân dung và phong cách của
Nguyễn Đăng Mạnh, …
- Tiếp cận từ góc độ thi pháp học: tìm hiểu những đặc điểm về hệ chủ đề, cảm
hứng, hình tượng nhân vật, thủ pháp nghệ thuật để khám phá thế giới nghệ thuật thơ …
như Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử, Thơ – Thi pháp và chân dung của Đặng
Tiến, Con mắt thơ của Đỗ Lai Thúy, Giọng điệu trong thơ trữ tình của Nguyễn Đăng
Điệp, Ba đỉnh cao Thơ Mới của Chu Văn Sơn, Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu của Lê
Quang Hưng, Thế giới nghệ thuật thơ Huy Cận của Trần Khánh Thành, Thế giới nghệ
thuật thơ Chế Lan Viên của Hồ Thế Hà, …
- Tiếp cận từ góc độ cách tân ngôn ngữ: nghiên cứu những đổi mới trong việc sáng
tạo ngôn ngữ trong thơ hiện đại so với thơ truyền thống, gồm những cơng trình như Ngơn
ngữ thơ của Nguyễn Phan Cảnh, các bài viết Tính hiện đại của Thơ Mới Việt Nam xét
trên phương diện ngôn từ của Nguyễn Hữu Hiếu, Trường hợp Bùi Giáng của Nguyễn
Hưng Quốc, Ngữ pháp thơ Lê Đạt của Lường Tú Tuấn, Từ đồng dao đến thơ hiện đại:
Trường hợp Trần Dần và Cuộc nổi loạn của ngôn từ trong thơ đương đại – ghi nhận qua
một số hiện tượng của Trần Ngọc Hiếu,…
- Tiếp cận từ góc độ văn hóa, lịch sử: nghiên cứu thơ hiện đại dưới cái nhìn soi
chiếu từ những ngành khoa học tương cận như văn hóa, lịch sử; phải kể đến những cơng

trình như Thơ Nguyễn Khoa Điềm dưới góc nhìn văn hóa của Nguyễn Thị Sao, Thơ
Hồng Cầm từ góc nhìn văn hóa của Lương Minh Chung,…
Tất nhiên, đề tài không thể thống kê hết được các khuynh hướng tiếp cận thơ hiện
đại Việt Nam, chỉ xin nêu vài ví dụ vậy. Điều quan trọng là mỗi góc tiếp cận đều đặt cơ
sở trên một lý thuyết nào đó. Với lý thuyết trị chơi, có thể nói rằng một cách đọc, phép
đọc, phương pháp phê bình dựa vào nó là điều chưa thể hiện rõ trong đời sống văn học
đương đại.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài


8
Đề tài góp phần hệ thống hóa một số vấn đề chính của lý thuyết trị chơi trong văn
học, lấy đó làm cơ sở soi chiếu, tìm hiểu những đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của
thơ hiện đại Việt Nam qua một số trường hợp nghiên cứu tiêu biểu.
Thơng qua việc hệ thống, phân tích những biểu hiện của lý thuyết trò chơi trong
sáng tác thơ ca hiện đại Việt Nam, đề tài bước đầu tiếp cận những khuynh hướng cách
tân thơ Việt Nam trên cơ sở một lý thuyết có tầm ảnh hưởng thế giới, từ đó đưa ra một số
lý giải về sự phát triển của thơ hiện đại Việt Nam trong bối cảnh thế giới hậu hiện đại.
Đề tài góp phần phác thảo tình hình thơ đương đại Việt Nam, đồng thời thử áp
dụng một cách đọc mới đối với những tác phẩm thơ hiện đại.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi chủ yếu vận dụng những hiểu biết về lý
luận văn học, đặc biệt ở thể loại thơ, đồng thời kết hợp các kiến thức về tiến trình văn học
Việt Nam hiện đại và về các tác giả cụ thể nằm trong diện khảo sát. Trong đó, những
phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng gồm:
- Phương pháp nghiên cứu loại hình: áp dụng những kiến thức lý luận về đặc trưng
thể loại để nghiên cứu. Trong đề tài này, chúng tôi chủ yếu vận dụng những hiểu biết về
đặc trưng của thơ để lý giải những đặc điểm chính của thơ hiện đại Việt Nam nhìn từ lý
thuyết trị chơi.
- Phương pháp nghiên cứu thi pháp học: vận dụng thi pháp học để tìm hiểu từ mơ

hình nghệ thuật đến bản chất thẩm mỹ của thơ hiện đại Việt Nam.
- Phương pháp phân tích - hệ thống: trình bày, đúc kết những luận điểm chính yếu
về lý thuyết trị chơi, khảo sát một số trường hợp cụ thể để chứng minh sự tồn tại của trò
chơi trong thơ hiện đại Việt Nam.
- Phương pháp so sánh: đối chiếu đối tượng nghiên cứu với một số hiện tượng có
liên quan để làm nổi bật tính đặc trưng, độc đáo của nó.


9
Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng một cách chọn lọc phương pháp nghiên cứu liên
ngành, đặc biệt là những thao tác phê bình liên quan đến lĩnh vực tâm lý học, để tiếp cận
một cách thấu đáo những vấn đề được đặt ra trong đề tài nghiên cứu.
5. Giới hạn của đề tài
Trong điều kiện cho phép, đề tài tổng hợp, tìm hiểu những luận điểm cơ bản và
nổi bật nhất của lý thuyết trò chơi qua một số bài viết, cơng trình nghiên cứu có liên
quan. Từ đó, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát những hiện tượng tiêu biểu có thể được tiếp
cận hiệu quả từ lý thuyết trò chơi trong thơ hiện đại Việt Nam, cụ thể là ba tác giả: Chế
Lan Viên, Hoàng Cầm, Lê Đạt. Lý do chọn lựa ba tác giả này cũng sẽ được giải thích ở
chương sau.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài giới thiệu khái quát lý thuyết trò chơi như một khuynh hướng quan trọng
trong văn chương hiện đại, đồng thời áp dụng lý thuyết này vào thơ hiện đại Việt Nam
như một cách tiếp cận mới mẻ.
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
Về mặt lý luận, đề tài hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của lý thuyết trò chơi
trong văn học và vận dụng vào trường hợp thơ hiện đại Việt Nam, góp phần nghiên cứu
thơ hiện đại Việt Nam ở góc độ lý luận, từ đó mở ra những khả năng nghiên cứu sâu hơn
đối với những tác giả, tác phẩm cụ thể.
Về mặt thực tiễn, đề tài đóng góp thêm một cách thưởng thức, cảm nhận thơ hiện
đại trong bối cảnh văn hóa đương đại ở Việt Nam.

8. Kết cấu của đề tài
Đề tài dài 80 trang, gồm 74 trang chính văn, trong đó có ba chương chính như sau:


10
Chương 1: Lý thuyết trò chơi – những vấn đề khái quát (23 trang): chương này
trình bày những quan niệm cơ bản về trị chơi theo diễn trình lịch sử, trong đó đặc biệt đi
sâu vào hai phương diện ý nghĩa của trò chơi từ sự cắt nghĩa thế giới đến sự cắt nghĩa văn
chương. Những luận điểm này sẽ là nền tảng cho những kiến giải cụ thể đối với thơ hiện
đại Việt Nam ở các phần sau.
Chương 2: Thơ hiện đại Việt Nam nhìn từ lý thuyết trị chơi – những đặc điểm
chính (22 trang): chương này tìm hiểu những biểu hiện của thơ hiện đại Việt Nam nhìn
từ lý thuyết trị chơi, với những phương diện nghiên cứu chính: tâm lý sáng tạo, ngơn ngữ
và tư tưởng triết lý.
Chương 3: Một số nhà thơ hiện đại Việt Nam tiêu biểu nhìn từ lý thuyết trị
chơi (18 trang): chương này tập trung khám phá thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên,
Hoàng Cầm và Lê Đạt từ lý thuyết trò chơi như là sự vận dụng cụ thể một cách đọc mới
đối với những trường hợp tiêu biểu.


11

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI – NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QT
1.1.

Lý thuyết trị chơi - một cái nhìn lịch sử
Quan niệm về trò chơi đã xuất hiện từ thời xa xưa trong tư tưởng triết học phương

Đông lẫn phương Tây. Trong diễn trình đằng đẵng ấy, trải qua nhiều biến hóa, trị chơi
mặc dù chưa bao giờ là một trường phái, một “chủ nghĩa”, nhưng nó đã khơng ít lần trở

thành khái niệm trọng tâm của nhiều suy tưởng triết học lớn.
Theo huyền thoại Ấn Độ, vũ trụ được tạo tác từ một trò chơi linh thánh (lila). Nhịp
điệu biến động không ngừng của cuộc chơi ấy làm nên tính ảo vọng, vơ thường của vũ
trụ. Brahman - thần Sáng tạo, không tạo ra thế giới bởi bất kỳ mục đích ngoại tại nào, với
bất kỳ một ý chí nào. Thế giới ra đời chỉ đơn thuần từ một trò chơi sáng tạo hân hoan:
“Vạn vật sinh ra từ niềm vui, được duy trì do niềm vui, tiến bước về phía niềm vui, và đi
sâu vào niềm vui”5. Sự khởi sinh và hủy diệt của vũ trụ được người Ấn Độ hình dung qua
vũ điệu của Shiva: thế giới sinh diệt tuần hồn vơ tận trong điệu nhảy của ngài. Tất cả
hữu thể tồn tại trong một cuộc chơi tràn ngập niềm vui tâm linh thâm hậu. Tất cả đều là
trị chơi.
Nhưng phương Đơng bên cạnh vũ điệu của Shiva cịn có cuộc tiêu diêu du của
Trang Tử. Trong con mắt của nhà hiền triết này, vũ trụ là một trị chơi vật hóa. Đời sống
là một chuyến du hành, còn con người là du khách đi về giữa hai bờ sinh - tử. Giữa cơn
biến hóa của khơng gian - thời gian, bậc chí nhân nương mình qua lại trong trạng thái
huyền đồng vĩnh viễn với vạn vật. Nói như Nguyễn Duy Cần, “Cái mà ta gọi là sống chết
đây, chỉ là sự thành hủy của một trạng thái trong cuộc đại hóa của trời đất mà thơi”6.
Cuộc đời, như vậy, cũng chỉ là một giấc mộng, một cuộc đùa chơi miên viễn.
Trong khi đó, ở phương Tây, “trò chơi” là một khái niệm được suy tư hệ thống và
xuyên suốt. Từ thời Hy Lạp cổ đại, Plato đã phát biểu ý tưởng của mình về sự chơi (play)
và trị chơi (game) trong Phaedrus. Ơng cho rằng trong khi sự chơi khơng bị gị bó vào
5
6

Tagore, Như Hạnh dịch, 2007, Thực nghiệm tâm linh, Nxb Văn học, H., tr.113.
Thu Giang, Nguyễn Duy Cần, 1992, Trang Tử tinh hoa, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, TPHCM, tr.144.


12
cấu trúc cũng như các quy tắc và mục đích, thì trị chơi lại là những nước đi có tính tốn,
quy tắc và mục đích, vì vậy mà ít tính ngẫu hứng hơn sự chơi7. Quan niệm của Plato nhìn

chung được chấp nhận rộng rãi trong triết học truyền thống. Tuy nhiên, đến thế kỷ XVIII,
các triết gia duy tâm Đức như Kant, Schiller đã đóng góp thêm vào nội hàm khái niệm
này bằng việc nhìn nhận rằng nghệ thuật cũng giống như trò chơi. Nối tiếp quan niệm của
Plato, ở Kant và Schiller vẫn có sự phân biệt mang tính thứ bậc giữa sự chơi thuần túy
(mere play) và sự chơi có sự điều khiển của lý trí. Trị chơi lúc này được xác định vừa
như một phương thức giải phóng nghệ thuật ra khỏi những mục đích thực dụng của đời
sống vừa như một tiêu chí đặc trưng của nghệ thuật tách biệt với các hành vi mô phỏng
mang tính chất tái hiện. Tuy nhiên, như nhận định của Gordon E.Slethaug, lúc này
“nguyên tắc của trò chơi lại thiếu đi những ý nghĩa siêu hình” mà về sau nó sẽ được bổ
sung bởi các nhà tư tưởng hiện đại8.
Năm 1938, Johan Huizinga lần đầu cơng bố cơng trình Homo Ludens - một tác
phẩm có ý nghĩa nền tảng đối với những định hướng tư duy hiện đại về khái niệm “trị
chơi”. Tuy nhiên, cần phải nói rõ rằng, đối tượng thật sự được Huizinga khảo sát là “sự
chơi” (play), tức là phương diện tinh thần của hành vi chơi, phân biệt với “trò chơi”
(game) vốn nhấn mạnh về phương diện cấu trúc9. Sự chơi, theo Huizinga, là “một hoạt
động tự do, tách ra một cách tương đối khỏi cuộc đời “thường nhật” như là một sự
“không nghiêm trọng” song đồng thời lại có khả năng cuốn hút người chơi mãnh liệt và
tuyệt đối. Nó là một hoạt động không gắn với một quan tâm vật chất nào và vụ lợi nào.
Nó triển diễn bên trong những giới hạn khơng gian và thời gian của riêng mình, tn theo
những luật lệ cố định và theo một cách thức mang tính mệnh lệnh”10. Như vậy, thế giới
của sự chơi mang ý nghĩa như một ảo ảnh (illusion) đối với thực tại hiện hữu. Bản chất
của hành vi chơi có hai mặt: vừa thoát ly vừa mê đắm, vừa lật đổ vừa kiến tạo. Những
7

Gordon E.Slethaug, Nhã Thuyên dịch, Lý thuyết trò chơi, Website Phongdiep.net.
Gordon E.Slethaug, Nhã Thuyên dịch, Lý thuyết trò chơi, Website Phongdiep.net.
9
Trần Ngọc Hiếu, 2012, Tiếp cận bản chất trò chơi của văn học (Những gợi mở từ cơng trình Homo Ludens của
Johan Huizinga), Website Phê bình văn học.
10

Dẫn theo Trần Ngọc Hiếu, 2012, Tiếp cận bản chất trị chơi của văn học (Những gợi mở từ cơng trình Homo
Ludens của Johan Huizinga), Website Phê bình văn học.
8


13
luận điểm của Johan Huizinga có ý nghĩa gợi mở quan trọng, tuy nhiên ơng cũng nhận
phải khơng ít những phản biện sâu sắc. Jacques Ehrmann, trong luận văn Homo Ludens
Revisited năm 1968, đã nhìn nhận lại quan điểm mang tính nhị ngun luận của
Huizinga, từ đó đề xuất cách hiểu về sự chơi như một hành vi nắm bắt thực tại. Ehrmann
lập luận rằng khơng hề có một ranh giới cố định nào giữa sự chơi và thế giới thường
ngày; nói cách khác, hiện thực và trị chơi là những phạm trù đồng nghĩa, có thể hốn đổi
cho nhau.
Một hướng lý giải khác đáng chú ý về trò chơi ở thế kỷ XX là của Hans George
Gadamer - người chịu ảnh hưởng tư tưởng triết học Kant, cho rằng “chơi chính là một
phần và một bộ phận của tiến trình nghệ thuật, từ sáng tạo tới diễn giải”11. Tuy nhiên,
trong cuốn Chân lý và Phương pháp (Truth and Method), Gadamer cũng nêu ý hướng
của mình trong việc giải phóng khái niệm trò chơi khỏi ý nghĩa chủ quan trong triết học
Kant và Schiller hầu như đã thống trị toàn bộ nền mỹ học hiện đại. Gadamer đặc biệt chú
ý đến kinh nghiệm nghệ thuật, trong đó cốt lõi là tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa như một
tự thân phi mục đích, một trị chơi có xu hướng “chế ngự” người chơi. Luận điểm quan
trọng nhất của Gadamer là: Sự chơi “là phương thức hiện hữu của chính bản thân tác
phẩm nghệ thuật”12. Lý luận của Gadamer về trò chơi khơng chỉ đóng góp cái nhìn bản
thể học cho ngành khoa học tường giải (Hermeneutics) mà cịn góp phần mở ra một
hướng tiếp cận mới đối với văn chương, đặt cơ sở trên xác tín về sự tồn tại của một bản
chất tự trị bên trong tác phẩm.
Đến lượt mình, Martin Heidegger cho rằng trị chơi được thiết lập như một khái
niệm triết học mang tính hiện sinh, thích ứng với mọi biểu hiện của sự sống. Trong khi
đó, Mikhail Bakhtin, trong lun ỏn Sỏng tỏc ca Franỗois Rabelais và nền văn hóa dân
gian Trung cổ và Phục hưng, thông qua việc nghiên cứu về một tác giả cụ thể và một nét

văn hóa cụ thể, đã đồng thời mở ra một cái nhìn độc đáo về trị chơi trong mối tương liên
giữa hiện thực và lý tưởng của nghệ thuật. Ơng đã thảo luận về tính “diễn trị” mang tầm
11
12

Dẫn theo Gordon E.Slethaug, Nhã Thuyên dịch, Lý thuyết trò chơi, Website Phongdiep.net.
Hans-Georg Gadamer, 2004, Truth and method, Continuum Publishing Group, London, New York, tr.102.


14
vóc vũ trụ của những hội giả trang, được tổ chức như một cuộc sống thứ hai, mang tính
giễu nhại đối với cuộc sống chính thức với những luật lệ nghiêm túc. Trong đó, con
người được phép trút bỏ tạm thời những quy tắc khắt khe của thực tại hiện hữu để vui vầy
trong một bầu khơng khí lý tưởng của “tự do, bình đẳng, đại đồng và sung mãn”13. Trị
chơi từ góc nhìn hội hè của Bakhtin mang tính phạm thượng và tính nước đơi sâu sắc: nó
khơng chỉ lật nhào những định chế chính trị tăng lữ và độc quyền, nó cịn cười cợt, nhạo
báng cả chính những chủ thể của mình và cả thế giới; nó vừa phủ định vừa khẳng định,
vừa hủy diệt vừa tái sinh. Ở phương diện văn học, có thể nói, sự phát hiện trị chơi với
tính giễu nhại và phạm thượng của Bakhtin đã để lại những ảnh hưởng sâu sắc cho hành
trình sáng tạo và diễn giải về sau.
Mặt khác, một cột mốc tư tưởng quan trọng trong triết học thế kỷ XX là quan niệm
về “trị chơi ngơn ngữ” (language game) của Ludwig Wittgenstein. Từ việc mô tả sự đa
dạng của việc sử dụng từ trong những ngữ cảnh cụ thể, Wittgenstein đã đưa ra ý tưởng
của mình về “trị chơi ngôn ngữ” như một cách nhấn mạnh rằng ngữ nghĩa của từ khơng
bao giờ có thể được hiểu ở bên ngồi ngữ cảnh sử dụng của nó. Wittgenstein thậm chí
cịn “đùa chơi” đến mức ơng khơng đưa ra bất kỳ một học thuyết chung nào cho khái
niệm “trò chơi”. Tất cả những gì ơng làm là cung cấp và phân tích những ví dụ của trị
chơi ngơn ngữ, như thực hiện và ra mệnh lệnh, mô tả sự xuất hiện của đối tượng, diễn đạt
cảm xúc, đo lường, tường thuật lại sự kiện, đóng kịch, đốn câu đố, kể chuyện cười,
nguyền rủa, cầu nguyện…14 . Sự “thả lỏng” của Wittgenstein đối với khái niệm này mang

hàm ý rằng không có một định nghĩa nào đóng khung cho một trị chơi, tức là ngơn ngữ
mang trong nó bản chất tự do và sáng tạo mà không một sự bao quát nào có thể thâu tóm
trọn vẹn. Trong trường hợp đó, Wittgenstein cho rằng các trò chơi hoạt động theo cái mà
ơng gọi là “tính tương tự họ hàng”, tức những đặc điểm tương đồng cho phép trị chơi
này có sự liên quan tới trò chơi khác. Những đặc điểm này góp phần cấu thành nên các
13

Mikhail Mikhailovich Bakhtin, Phạm Vĩnh C dch, 2012, Sỏng tỏc ca Franỗois Rabelais v nn văn hóa dân
gian trung cổ và phục hưng, Website Phê bình văn học.
14
Lương Mỹ Vân, 2011, Ludwig Josef Johann Wittgenstein – “Cha tinh thần” của triết học phân tích, Website Viện
triết học.


15
mệnh đề, các cấu trúc và các quy tắc chính trong những thời đại khác nhau. Sự khai phá
của Wittgenstein trong triết học ngôn ngữ là ở chỗ ông đã khám phá và thừa nhận rằng
tính mơ hồ khơng phải là một khiếm khuyết mà là một bản chất của ngôn ngữ, và sẽ là
ngộ nhận nếu cho rằng từ ngữ có liên quan với thực tại bằng những liên kết ngữ nghĩa
học. Nói cách khác, “sự hịa hợp bề ngồi giữa ngơn ngữ và thực tại chỉ là cái bóng đổ
xuống trên thế giới bởi ngữ pháp”15.
Vào hai thập kỷ cuối thế kỷ XX, Jacques Derrida đã ghi dấu ấn của mình vào diễn
trình của trị chơi bằng những luận điểm đáng chú ý về “sự chơi tự do” (freeplay). Theo
nhà tư tưởng này, “sự chơi tự do là sự phá vỡ hiện hữu […] Sự chơi tự do luôn là một sự
tương tác giữa cái hiện hữu và cái vắng mặt”16. Nói cách khác, trị chơi là nhân tố tự do
vượt thốt ra ngồi sự chi phối của cái trung tâm, khơng bị trói buộc bởi những ngun
tắc của hệ thống. Tính vượt ngưỡng của sự chơi cho phép nó mở ra trị chơi của thế giới,
đưa các trò chơi, các mẫu thức ứng xử mới chuyển dịch dần từ ngoại vi vào trung tâm.
Tiếp nối hướng tiếp cận trò chơi từ quan điểm giải cấu trúc của Derrida, Roland Barthes
quan tâm tới những cách thức chuyển đổi cấu trúc trị chơi thành những diễn ngơn bỏ ngỏ

(open – ended discourse). Trong cái nhìn của ơng, trị chơi là bản chất của văn chương,
trong đó chứa đựng năng lực vượt ngưỡng để tự chống lại chính mình, qua đó tạo ra
những khả thể mới.
Khơng những thế, diễn trình của “trò chơi” còn phải ghi nhận những ý tưởng ca
Jean Franỗois Lyotard, t c s trờn ba lun im cơ bản: thứ nhất, sự hợp thức hóa của
các quy tắc trị chơi khơng nằm ở bản thân nó mà ở sự thỏa ước giữa các người chơi; thứ
hai, không có quy tắc thì khơng có trị chơi; và thứ ba, mọi phát ngôn phải được xem là
một “nước đi” trong trị chơi17. Có thể thấy, những quan điểm này của Lyotard rất gần gũi
với tư tưởng giai đoạn hậu kỳ của Wittgenstein, nhưng khơng dừng lại ở đó, Lyotard cịn
đề xuất tính “cạnh tranh hơn thua” của trị chơi ngôn ngữ, tức cho rằng ngôn ngữ là cuộc
15

Ted Honderrich, Lưu Văn Hy (biên dịch), 2006, Hành trình cùng triết học, Nxb Văn hóa Thơng tin, H., tr.1155.
Jacques Derrida, Structure, Sign and Play in the Discourse of the Human Sciences, Website
Hydra.humanities.uci.edu.
17
Jean Franỗois Lyotard, Ngõn Xuyờn dch, 2007, Hon cnh hu hiện đại, Nxb Tri thức, H., tr.79-80.
16


16
chơi nhắm đến việc thắng chứ không phải sự đồng thuận. Thắng là mục tiêu tự thân của
sự chơi, điều này cần được hiểu như một thuộc tính duy trì tinh thần nỗ lực, nồng nhiệt
của người chơi trong khuôn khổ luật lệ của trị chơi đó. Những suy tư của Lyotard thật ra
không nhắm đến văn học mà hướng đến sự phân tích viễn tượng xã hội hậu hiện đại,
nhưng nhìn chung, nó vẫn mở ra những triển vọng nghiên cứu về tính nghịch luận của
các trị chơi ngơn ngữ trong mối tương tranh không ngừng của chúng trong hồn cảnh
hậu hiện đại.
Những ý tưởng về trị chơi và sự chơi có một lịch sử lâu dài. Những đồng thuận và
phản biện xuyên suốt hành trình phát triển cho thấy tiềm năng phong phú của phạm trù

này, không chỉ trong lĩnh vực triết học mà cả mỹ học và văn học - nghệ thuật. Nhìn
chung, những suy tưởng của các triết gia phương Tây về trị chơi có tính hệ thống chặt
chẽ hơn so với phương Đông - vốn mạnh về phương diện tâm linh thần bí. Trị chơi trong
cái nhìn của Đơng và Tây mặc dù vẫn chia sẻ nhiều thuộc tính cơ bản như tinh thần tự do,
sáng tạo và say đắm, nhưng trong khi cái chơi của phương Tây mang tính lý trí và tính xã
hội rõ rệt thì cái chơi của phương Đơng lại thiên về sự lý giải bản thể thế giới bằng cái
nhìn đạt đạo thâm sâu. Có lẽ, cái gọi là “lý thuyết trò chơi” cũng chỉ là một kiểu định
danh tương đối, bởi suy cho cùng, trị chơi nếu có thể quy gọn vào trong một lý thuyết thì
đâu cịn là trò chơi nữa.
1.2. Trò chơi - từ sự cắt nghĩa thế giới đến sự cắt nghĩa văn chương
1.2.1. Trò chơi như một sự cắt nghĩa thế giới
Suy tư về trò chơi không đơn thuần là lý giải một hiện tượng mà cịn là khao khát
hiểu biết về căn tính tận cùng của thế giới. Ý nghĩa của trò chơi đi từ cái nhìn nhận thức
luận đến cái nhìn bản thể luận, trong đó nó khơng ngừng được định nghĩa trên cơ sở mối
quan hệ với thế giới và với con người. Sự biến dịch trong mối quan hệ này cho phép triển
khai những cách hiểu khác nhau về trò chơi, từ đó mở ra những khả năng cắt nghĩa khác
nhau về bản chất của thế giới. Nhìn chung, khám phá thế giới từ con đường suy tưởng về
trị chơi khơng đồng nghĩa rằng xem trị chơi là một cơng cụ, bởi tiến trình phát triển của
khái niệm này cho thấy, nội hàm của nó đã dần vượt ra khỏi ranh giới của một sản phẩm


17
nhân tạo để trở thành một thực tại, hơn nữa, một “đại vũ trụ” ôm ấp lấy bản thể của thế
giới. Trong mục này, chúng tơi tập trung phân tích ý nghĩa của trị chơi từ hai luận điểm
chính, đánh dấu hai giai đoạn nhận thức của lịch sử về thuật ngữ này, đó là: Trị chơi là
một thế giới và Thế giới là một trò chơi.
1.2.1.1.

Trò chơi là một thế giới


Những luận điểm đầu tiên bắt đầu từ sự lý giải mối quan hệ giữa sự chơi (play) và
trò chơi (game). Sau khi Plato đưa ra sự khác biệt giữa hai khái niệm này, các quan niệm
về sau hầu như đều đặt điểm tựa trên việc đồng tình, bổ sung hay phản biện nó. Nhìn
chung, có thể phân biệt đặc trưng của chúng ở chỗ trong khi trò chơi (game) thiên về
phương diện cấu trúc với những quy tắc và định hướng, thì sự chơi (play) lại thiên về
phương diện tinh thần. Mặc dù không phải nhà tư tưởng nào khi bàn về lý thuyết trò chơi
đều ý thức về sự phân biệt này, nhưng một cách ngầm ẩn nội hàm của từng thuật ngữ hầu
như vẫn được đảm bảo, trước khi con người tiến tới chỗ nhận thức về trò chơi như là bản
thể của thế giới. Ở đây chúng tôi vẫn sẽ dùng hai thuật ngữ trên với hàm nghĩa như vậy.
Trong ý tưởng “trò chơi là một thế giới” có dung chứa niềm tin về sự hiện hữu của
một thực tại “phi trò chơi”. Chơi, tức là sáng tạo ra một thế giới khác, vượt thoát khỏi đời
sống thường nhật. Sự chơi chơi đối nghịch với thực tại nghiêm trọng cũng như không bị
chi phối bởi những nguyên tắc và luật lệ của nó. Nói như Johan Huizinga, “Sự chơi nằm
bên ngồi phản đề giữa thơng thái và rồ dại, giữa chân lý và lầm lạc, giữa thiện và ác.
Mặc dù là một hoạt động phi vật chất, nhưng nó khơng có chức năng ln lý”18. Thế giớichơi có những quy luật nội tại riêng, so với thế giới thực tại bên ngồi nó có một sự tự trị
tương đối. Sự chơi giúp con người trong chốc lát bước ra khỏi những mục đích, ham
muốn thực dụng để đắm mình trọn vẹn trong một bầu khơng khí hồn tồn khác biệt và
tham gia vào một trật tự giả định độc đáo. Phẩm tính trước tiên của sự chơi, do đó, phải là
tự do - hiểu theo nghĩa Johan Huizinga đề xuất, là sự bất tuân thuyết quyết định luận của

18

Johan Huizinga, 1949, Homo Ludens: A Study of The Play-Element in Culture, Routledge and Kegan Paul Ltd,
London, Boston & Henley, tr.6.


18
tiến trình tự nhiên. Sự tự do này cho phép thế giới-chơi duy trì một mối quan hệ đặc biệt
với hiện thực: trong khi sự chơi diễn ra, những biểu hiện của thực tại vẫn không mất đi,
nhưng chúng đã bị người chơi trì hỗn. Hơn nữa, người chơi khơng chỉ tự do trong q

trình chơi, mà anh ta cịn có cả quyền tự do quyết định việc có tiếp tục tham gia cuộc
chơi hay không, bởi hơn hết, chơi phải là một hành vi có tính tự nguyện. Tuy nhiên, như
Gadamer đã cảnh báo: “…sự tự do này không phải không đi cùng sự nguy hiểm”, rằng
nếu người chơi cứ liên tục nấn ná trong trạng thái lưỡng phân này, vì để duy trì sự tự do
lựa chọn của mình mà tránh đưa ra một quyết định cuối cùng, do đó khơng thể hồn tồn
nhập cuộc, anh ta sẽ trở thành một nguy cơ khiến sự chơi sụp đổ.
Tuy nhiên, sự đối lập giữa chơi đùa và nghiêm túc chỉ là tương đối. Nói cách khác,
thế giới-chơi cũng cần có sự nghiêm túc riêng của nó, bởi “sự nghiêm túc trong khi chơi
là điều cần thiết để làm cho sự chơi trở thành sự chơi trọn vẹn”19. Thế giới-chơi đòi hỏi
chủ thể phải tham dự bằng trọn vẹn tâm trí của mình cũng như phải trung thành tuyệt đối
với luật chơi. Chính điều này khiến cho sự chơi, mặc dù khơng nằm trong vịng xét đốn
của ln lý, vẫn có sự căng thẳng. Bản chất của trạng thái căng thẳng này có liên đới mật
thiết với tính tự do, nó nằm ở những may rủi, bất định trong diễn trình và kết cục của sự
chơi mà những quy luật của hiện thực khơng thể nào dự đốn được. Yếu tố căng thẳng
đem lại cho sự chơi một sức hấp dẫn mãnh liệt, khơng phải bởi vì nó tương đồng với
những căng thẳng trong thực tế, mà bởi nó gắn liền với những nỗ lực tận sức của người
chơi nhằm cống hiến mình cho cuộc chơi một cách trọn vẹn. Sự căng thẳng được thể
nghiệm như một thăng hoa về mặt tinh thần, đem lại cho chủ thể những khoảnh khắc
thốt ly thực tại triệt để nhất.
Tính tự trị của thế giới-chơi cũng được Gadamer nêu lên trong cơng trình của
mình, thơng qua ý tưởng về tính ưu việt của trị chơi vượt ra khỏi ý thức của người chơi.
Ơng cho rằng: “Trị chơi khơng hiện hữu trong ý thức hay thái độ của người chơi, mà
ngược lại nó kéo anh ta vào lãnh địa của mình và lấp đầy anh ta bằng linh hồn của nó.

19

Hans-Georg Gadamer, 2004, Truth and Method, Continuum Publishing Group, London, New York, tr.103.


19

Người chơi trải nghiệm trò chơi như là một hiện thực vượt trội hơn anh ta”20. Trị chơi có
một linh hồn riêng mà những kẻ tham dự không thể chi phối. Điều này thể hiện rõ nhất ở
sự bất khả của người chơi trong việc kiểm soát thế trận và đốn định kết quả cuối cùng.
Tính chủ động của người chơi, vì thế, chỉ có ý nghĩa tương đối. “Chủ thể thật sự của trị
chơi khơng phải là anh ta, mà là bản thân trị chơi”21. Yếu tính của trị chơi không phải là
những đối tượng được bao gồm bên trong, mà là chính những hoạt động của nó.
Hơn nữa, về bản chất, khơng thể nói cảm xúc trong đời sống thường nhật là thực,
còn trong thế giới-chơi là giả. Những cảm giác nảy sinh trong cuộc chơi được cảm
nghiệm một cách sinh động khơng thua kém gì đời thực, hơn nữa đối với người chơi một khi đã nhập cuộc, tất cả những gì nằm bên ngồi lãnh địa của trị chơi đều khơng cịn
ý nghĩa. Như vậy, cái làm cho trò chơi chỉ là một trò chơi (chứ không phải là hiện thực
nghiêm túc) một phần nằm ở tính tạm thời của nó. Dù những thể nghiệm là thực, sự tuân
thủ là thực, sự hiện diện của những chủ thể cũng là thực, nhưng vì tất cả chỉ tồn tại trong
một giới hạn về không gian và thời gian, nên trước sau nó vẫn chỉ là một ngoại vi của đời
sống. Khi cuộc chơi kết thúc, con người vẫn phải tiếp tục sống tiếp cái thực tại nghiêm
trọng, giống như tỉnh giấc sau một cơn mơ.
Thế giới-chơi, vì thế, chỉ là một ảo ảnh (illusion) được con người bổ sung vào hiện
thực, có ý nghĩa như một sự trang điểm cho đời sống. Nếu thực tại là cái trung tâm, thì
thế giới-chơi chỉ là cái ngoại vi, thứ yếu. Nó có thể bị đình chỉ bất kỳ lúc nào. Điều quan
trọng là cùng với sự mong manh của mình, thế giới-chơi đã đem lại một sự hồn hảo tạm
thời cho cái thực tại vốn bất toàn và nhiều đổ vỡ. Nói cách khác, sự chơi đã phá vỡ khung
sườn cơ bản của hiện thực để tự xây dựng nên một thế giới khác - ở đó, cái trật tự nghiêm
ngặt cố hữu đã được thay thế bằng một hệ thống quy ước mới, một cấu trúc mới mà
thông qua đó con người có cơ hội trở thành một hữu thể khác. Một trong những biểu hiện
rõ nhất của điều này là sân chơi - có ý nghĩa như một vũ trụ khép kín của trị chơi, ở đó
khơng có sự tương giao hay dàn xếp với hiện thực bên ngoài. Và người chơi, để đạt đến
20
21

Hans-Georg Gadamer, 2004, Truth and Method, Continuum Publishing Group, London, New York, tr.109.
Hans-Georg Gadamer, 2004, Truth and Method, Continuum Publishing Group, London, New York, tr.106.



20
trạng thái tự do tuyệt đối trong sự chơi, phải chuyển hóa trọn vẹn những ý hướng có tính
mục đích của mình trong đời thực thành sự chú tâm với những nhiệm vụ trong cuộc chơi.
Khoảng cách giữa thực tại và trò chơi đã đồng thời làm nảy sinh một vấn đề, rằng liệu
con người có cịn là mình khi tham dự vào cuộc chơi không. Sự tách biệt giữa hai thế giới
có đồng nghĩa với sự phân đơi bản thể của con người hay khơng?
Khi nói trị chơi là một thế giới hư cấu, ta đồng thời phải thừa nhận rằng mọi biểu
hiện diễn ra bên trong trò chơi cũng đều là hư cấu, bao gồm những luật lệ, quy ước và cả
người chơi. Ta có quyền nghĩ về một bản thể hư cấu của người chơi, bởi rõ ràng, con
người trong khi chơi khơng cịn là con người trong quan hệ thực tế đời sống nữa. Nhưng
cái bản thể ấy, trong nhiều trường hợp, lại là thứ mà con người phải kiếm tìm, phải thơng
qua hình thức của trị chơi để thốt bỏ lớp vỏ chưng diện của hiện thực mà đắm say với
nó. Bởi ai biết được, chính trong trạng thái tự do, vơ tư và nồng nhiệt của sự chơi con
người mới được sống trọn vẹn, dù chỉ trong khoảnh khắc, với cái phần chân thực và mê
đắm nhất của mình. Gadamer đã từng nhắc đến trạng thái “tự quên mình” (selfforgetfulness) của người chơi như một hệ quả tất yếu của sự nhập cuộc. Ý nghĩa đằng sau
quan điểm này là người chơi phải tự chuyển hóa từ một hữu thể của hiện thực thành một
hữu thể khác - một ngụy thể. Anh ta có thể cải trang, đeo mặt nạ như một cách hóa thân
sống động vào thân phận mới, tuy nhiên điều đó cũng chỉ càng khẳng định hơn nữa tính
chất giả tưởng, tạm thời của thế giới-chơi. Mối quan hệ giữa trò chơi và thế giới, trong
trường hợp này, được hình dung như một quan hệ giữa cái toàn thể - trung tâm (thế giới)
và cái bộ phận - thứ yếu (trò chơi). Nhưng thật ra, tính giới hạn đó của trị chơi là hệ quả
từ niềm xác tín vào một hiện thực toàn vẹn cuối cùng ở bên ngoài cuộc chơi, một khi
niềm tin đó lung lay và đổ vỡ, ý nghĩa của trị chơi cũng có những chuyển biến.
1.2.1.2.

Thế giới là một trò chơi

Sự chuyển hướng bắt đầu từ những phản biện của Ehrmann đối với quan niệm nhị

nguyên của Johan Huizinga về thế giới-chơi và đời sống thực tại: “Sự chơi không triển
diễn trên nền của một thứ thực tại cố định, bền vững, được xem như là chuẩn để đối chiếu


21
với nó. Mọi thực tại đều được nắm bắt trong trị chơi của những khái niệm xác định nó.
[…] Nói cách khác, đặc trưng của thực tại là ở chỗ nó bị chơi”22. Những luận điểm có
tính khơi mào của Ehrmann đã nêu nghi vấn ở chính cái nền móng trước đó đặt cơ sở cho
bản chất của trị chơi. Thế giới là một trị chơi - điều đó có nghĩa rằng đời sống được triển
diễn trong một cuộc chơi vơ tận, rằng khơng cịn khái niệm người chơi hay đối tượng
chơi, bởi tất cả đều ở trong tình trạng “bị chơi” (being played). Sự chơi khơng cịn được
nhìn như là sự chơi của một cá thể, nó trở thành một biểu tượng có tính vũ trụ và là biểu
tượng của vũ trụ. Thế giới khơng cịn được hiểu như là một thực tại bất biến, một nền
tảng cố định cung cấp không gian cho những cuộc chơi, mà chỉ là một văn bản được kiến
tạo, hư cấu. Khơng cịn nữa một hiện thực sau cùng, tất cả chỉ là một trị chơi khơng
ngừng chuyển động, tụ hợp rồi tan rã, tan rã rồi lại tái hợp.
Bởi vì khơng cịn sự đối lập giữa trò chơi và thực tại nghiêm trọng nên vai trò tiên
nghiệm của thế giới đối với trị chơi cũng khơng cịn ý nghĩa. Ngược lại, trị chơi dần
được xem xét như một vấn đề bản thể của thế giới. Derrida từng nói: “Sự chơi tự do
(freeplay) là một sự đập phá hiện hữu […] Nó ln là sự tương tác giữa cái hiện hữu và
cái vắng mặt”23. Sự chơi thế giới luôn gắn liền với những thay thế và bổ sung vô tận
trong một thực tại hữu hạn và khép kín. Nó là phương thức hoạt động của những cấu trúc
phi trung tâm. Sự vắng mặt của tâm điểm cũng như của cái hiện thực tiên nghiệm đã đem
lại tự do đúng nghĩa cho sự chơi, giải phóng nó ra khỏi yêu cầu phải soi chiếu với quy
luật quyết định luận của tự nhiên hay đời sống. Trị chơi, trong ý nghĩa đó, đã vượt khỏi
vai trò của một sự trang điểm để trở thành một cấu trúc sáng tạo. Nó khơng đặt trọng tâm
ở đâu khác ngồi chính mình, nó khởi đầu từ vơ tận và cũng đi đến vơ tận. Nó khơng cần
một nền tảng chứng thực cho sự hiện hữu của mình bởi chính bản thân nó tạo sinh ra sự
hiện hữu. Trị chơi “hấp thu tất cả các hiện thực đó bằng cách tái hiện chúng… Chúng ta
chơi cái tồn tại nghiêm trọng, chúng ta chơi chân lý, chúng ta chơi hiện thực, chúng ta

22

Dẫn theo Trần Ngọc Hiếu, 2012, Tiếp cận bản chất trò chơi của văn học (Những gợi mở từ cơng trình Homo
Ludens của Johan Huizinga), Website Phê bình văn học.
23
Jacques Derrida, Structures, Sign and Play in the Discourse of the Human Sciences, Website
Hydra.humanities.uci.edu.


22
chơi cơng việc và tranh đấu, chúng ta chơi tình yêu và sự chết – và thậm chí, chúng ta
chơi chính sự chơi”24. Như vậy, thay vì nói trị chơi mơ phỏng thế giới, lẽ ra phải nói rằng
trị chơi là cấu trúc, nhịp điệu và phương thức tạo sinh ra thế giới. Thế giới được hình
thành dựa trên những yếu tính của trị chơi, và do vậy, nó có thể được chơi mà khơng cần
có con người, bởi đó là trị chơi của vũ trụ chứ khơng phải của con người.
Mặt khác, sự thay đổi quan niệm còn một phần nằm ở vấn đề điểm nhìn. Khi quan
sát trị chơi ở một điểm nhìn xa rộng hơn, và bản chất hơn, người ta nhận ra rằng nó cũng
có cấu trúc tương cận với đời sống. Rằng khi chơi, con người phải tuân thủ luật, và chấp
nhận tình trạng bất khả tri về kết cục của mình, cịn khi sống trong đời, con người cũng
chỉ là một sinh mệnh mù quáng về số phận và bị lôi cuốn vào những quy luật vô cùng của
tự nhiên và xã hội. Nhận thức này khơng triệt tiêu đi tính tự do của trị chơi, mà ngược
lại, nhìn nhận “thế giới là một trò chơi” tức là thấy cuộc đời cũng là một không gian tự do
tự tại và cần tinh thần sáng tạo như một nhu cầu thiết yếu. Vị thế của trị chơi và thế giới
đã thay đổi: trị chơi khơng còn là một biểu hiện trong thế giới, mà ngược lại, thế giới là
một biểu hiện của trò chơi.
Nhận thức về trò chơi từ một cấu trúc vượt mặt người chơi đến một cấu trúc sáng
tạo ra thế giới là một bước chuyển dài, bởi một bên là thừa nhận tính thực tại của trị
chơi, cịn một bên là thừa nhận tính hư cấu của thế giới. Thế giới ln chỉ là thế giới của
cái nhìn, là kết quả của “lịch sử các văn bản”, chứ khơng phải như nó vốn có. Nói cách
khác, thế giới được tạo ra bởi những ngụy tạo của ngôn ngữ vốn không hề quy chiếu đến

một sự thật hay chân lý nào. Như Wittgenstein từng nói, ngơn từ và thực tại khơng hề có
liên kết ngữ nghĩa, đó chỉ là những cái bóng đổ xuống thế giới, đầy hư ảo và lừa mị. Đầu
tiên là con người mất đi vị thế chủ thể trong việc sử dụng ngơn ngữ, sau đó là thế giới
mất đi vị thế chủ thể trong mối quan hệ với trị chơi, những gì cịn lại chỉ là trị chơi như
một cấu trúc phi trung tâm, bất định và hỗn tạp, mang sinh mệnh vô thường trong một bối
cảnh mà chủ thể đã chết.

24

Dẫn theo Gordon E.Slethaug, Nhã Thuyên dịch, Lý thuyết trò chơi, Website Phongdiep.net.


23

1.2.2. Trò chơi như một sự cắt nghĩa văn chương
Về cơ bản, nếu “thế giới là một trị chơi” thì văn học, với tư cách là một thực thể
hiện hữu bên trong thế giới, cũng là một trò chơi. Tuy nhiên, vấn đề không phải nằm ở sự
thừa nhận bản mệnh trò chơi của văn học như một điều hiển nhiên thông qua phép viện
dẫn, vấn đề là văn học tồn tại như một trò chơi từ trong bản chất. Tính ảo ảnh của thế giới
chỉ càng củng cố thêm cho ý tưởng về trò chơi văn chương như một hình thức hư cấu của
hư cấu. Nó là sự phản chiếu về một thực tại vốn cũng đã là hình ảnh của một sự phản
chiếu, nó là cái bóng của cái bóng, là một sinh mệnh mang vẻ đẹp của hư vô xác quyết
cho một thực tại đầy ắp những ngụy tạo. Và trong khi thế giới chỉ còn ý nghĩa trong chính
hiện thực và bối cảnh của mình, văn chương cũng chỉ có giá trị trong khơng gian nghệ
thuật của riêng nó - điều đó, chính là trị chơi.
1.2.2.1.

Bản chất trị chơi của văn chương

Ngơn ngữ khơng chỉ là phương tiện biểu đạt ý niệm của con người về thế giới mà

cịn là chất liệu cơ bản cho tồn bộ thực tại của con người. Con người vượt lên khỏi kiếp
sống bản năng hoang dã và cho thấy vị thế ưu việt của mình so với mn lồi thơng qua
ngơn ngữ, nhưng rồi nó lại bị chính thành quả tư duy của mình trói buộc vĩnh viễn như
một định mệnh. Gadamer đã nói, “khách thể của tri thức và những phát biểu ln bị khép
kín trong chân trời thế giới của ngơn ngữ”25. Thay vì bộc lộ những khả năng, ngôn ngữ về thực chất, lại là biểu hiện sống động cho cái bất khả của con người. Với ý nghĩa đó,
văn học, trong khi sử dụng ngơn ngữ, đã buộc phải thể hiện cái phong phú bất tận của
thế giới bằng chất liệu của sự hữu hạn. Ngôn ngữ chỉ là kết quả của những thỏa ước,
những kiến tạo, nó thực chất chỉ là những vỏ biểu đạt trống rỗng, không chứa đựng một ý
nghĩa nào, không thể hiện bất kỳ mối liên hệ nào với thực tại. Ở đó con người khơng cịn
là chủ thể của ngơn ngữ, và thế giới cũng không phải là khách thể của ngơn ngữ. Tất cả
chỉ là trị chơi của những giả định, những ngụy tạo liên tục chi phối một cách vô thức
25

Hans-Georg Gadamer, 2004, Truth and Method, Continuum Publishing Group, London, New York, tr.447.


×