Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài giảng 10 de NLXH day

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.76 KB, 10 trang )

10 ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI HAY
ĐỀ 1
" Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận ".
(Euripides)
Anh (chị) nghĩ thế nào về câu nói trên?
1/ Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói)
• Giải thích câu nói: "Tại sao chỉ có nơi gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại
tai ương số phận ?" Vì gia đình có giá trị bền vững và vô cùng to lớn không bất cứ thứ gì trên cõi đời
này sánh được, cũng như không có bất cứ vật chất cũng như tinh thần nào thay thế nổi. Chính gia đình
là cái nôi nuôi dưỡng, chở che cho ta khôn lớn?"
- Suy ra vấn đề cần bàn bạc ở đây là: Vai trò, giá trị của gia đình đối với con người.
2/ Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý:
+ Mỗi con người sinh ra và lớn lên, trưởng thành đều có sự ảnh hưởng, giáo dục to lớn từ truyền thống
gia đình (dẫn chứng: văn học, cuộc sống).
+ Gia đình là cái nôi hạnh phúc của con người từ bao thế hệ: đùm bọc, chở che, giúp con người vượt
qua được những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.
3/ Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề:
+ Khẳng định câu nói đúng. Bởi đã nhìn nhận thấy được vai trò, giá trị to lớn của gia đình đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách của con người, là nền tảng để con người vươn lên trong cuộc sống.
Tuy nhiên, câu nói chưa hoàn toàn chính xác. Bởi trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều người ngay từ
khi sinh ra đã không được sự chở che, đùm bọc, giáp dục, nâng đỡ của gia đình nhưng vẫn thành đạt,
trở thành con người hữu ích của xã hội.
+ Câu nói trên đã đặt ra vấn đề cho mỗi con người, xã hội: Bảo vệ, xây dựng gia đình ấm no, bình
đẳng, hạnh phúc. Muốn làm được điều đó cần: trong gia đình mọi người phải biết thương yêu, đùm bọc
chở che nhau; phê phán những hành vi bạo lực gia đình, thói gia trưởng....
ĐỀ: 2
"Một quyển sách tốt là một người bạn hiền"
Hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên
I/ Mở bài:
Sách là một phwong tiện quan trọng giúp ta rất nhiều trong quá trình học tập và rèn luyện, giúp ta giải
đáp thắc mắc, giải trí...Do đó, có nhận định" Một quyển sách tốt là người bạn hiền


II/ Thân bài
1/ Giải thích Thế nào là sách tốt và tại sao ví sách tốt là người bạn hiền
+ Sách tốt là loại sách mở ra co ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về nhiều mặt: cuộc sống,
con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí cả những dự định tương lai, khoa học viễn
tưởng.
+ Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống, giúp ta vươn lên
trong học tập, cuộc sống. Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có nhận định ví von "Một quyển sách tốt là
một người bạn hiền".
2/ Phân tích, chứng minh vấn đề
- Sách tốt là người bạn hiển kể cho ta bao điều thương, bao kiếp người điêu linh đói khổ mà vẫn giữ
trọn vẹn nghĩa tình:
- Ví dụ để hiểu được số phận người nông dân trước cách mạng không gì bằng đọc tác phẩm tắt đèn
của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao.
- Sách cho ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, với những mảnh đời ở những nơi xa xôi, giúp ta
vươn tới chân trời của ước mơ, ước mơ một xã hội tốt đẹp.
+ Sách giúp ta chia sẻ, an ủi những lúc buồn chán: Truyện cổ tích, thần thoại,...
3/ Bàn bạc, mở rộng vấn đề
+ Trong xã hội có sách tốt và sách xấu, bạn tốt và bạn xấu.
+ Liên hệ với thực tế, bản thân:
ĐỀ 3
Có người yêu thích văn chương, có người say mê khoa học. Hãy tìm nội dung tranh luận cho hai người
ấy.
I/ Mở bài: Giới thiệu vai trò, tác dụng của văn chương và khoa học. Nêu nội dung yêu cầu đề
II/ Thân bài:
1/ Tìm lập luận cho người yêu khoa học
+ Khoa học đạt được những thành tựu rực rỡ với những phát minh có tính quyết định đưa loài người
phát triển.
- Hàng trăm phát minh khoa học: máy móc, hạt nhân,...Tất cả đã đẩy mạnh mọi lĩnh vực sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp, văn hóa, giáo dục,...
- Ví dụ: Sách vở nhờ kĩ thuật in ấn, con người mới ghi chép được

+ Nhờ khoa học mà con người mới khám phá ra được những điều bí ẩn trong vũ trụ, về con người. Đời
sống con người mới phát triển nâng cao.
+ Trái với lợi ích của khoa học, văn chương không mang lại điều gì cho xã hội: lẫn lộn thực hư, mơ
mộng viển vông; chỉ để tiêu khiển, đôi khi lại có hại...
2/ Lập luận của người yêu thích văn chương
+ Văn chương hình thành và phát triển đạo đức con người, hướng con người đến những điều: chân,
thiện, mỹ.
+ Văn chương hun đúc nghị lực, rèn luyện ý chí, bản lĩnh cho ta
+ Văn chương còn là vũ khí sắc bén để đấu tranh cho độc lập dân tộc.
+ Trái với mọi giá trị về tư tưởng, tình cảm mà văn chương hình thành cho con người. Khoa học kĩ
thuật chỉ mang lại một số tiến nghi vật chất cho con người, mà không chú ý đến đời sống tình cảm, làm
con người sống bàng quang, thờ ơ, lạnh lùng. Hơn nữa khoa học kĩ thuật có tiến bộ như thế nào mà
không được soi rọi dưới ánh sáng của lương tri con người sẽ đẩy nhân loại tới chỗ bế tắc.
III/ Kết luận: Khẳng định vai trò cả hai (Vật chất và tinh thần)
ĐỀ 4:
"Điều gì phải thì cố làm cho kì được dù là điều phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều
trái nhỏ"
Suy nghĩ về lời dạy của Bác Hồ.
I/ Mở bài:
Giới thiệu lời dạy của Bác.
II/ Thân bài
1/ Giải thích câu nói
+ Điều phải là gì? Điều phải nhỏ là gì? Điều phải là những điều đúng, điều tốt, đúng với lẽ phải, đúng
với quy luật, tốt với xã hội với mọi người, với tổ quốc, dân tộc. Ví dụ
+ Điều trái là gì? Điều trái nhỏ là gì?
=> Lời dạy của Bác Hồ: Đối với điều phải, dù nhỏ, chúng ta phải cố sức làm cho kì được, tuyệt đối
không được có thái độ coi thường những điều nhỏ. Bác cũng bảo chúng ta: đối với điều trái, dù nhỏ
cũng phải hết sức tránh tức là đừng làm và tuyệt đối không được làm.
2/ Phân tích chứng minh vấn đề
+ Vì sao điều phải chúng ta phải cố làm cho kì được, dù là nhỏ? Vì việc làm phản ánh đạo đức của con

người. Nhiều việc nhỏ hợp lại sẽ thành việc lớn.
+ Vì sao điều trái lại phải tránh. Vì tất cả đều có hại cho mình và cho người khác. Làm điều trái, điều
xấu sẽ trở thành thói quen.
3/ Bàn bạc mở rộng vấn đề
+ Tác dụng của lời dạy: nhận thức, soi đường.
+ Phê phán những việc làm vô ý thức, thiếu trách nhiệm.
Đề 5 Suy nghĩ của anh (chị) về vấn nạn bạo lực học đường.
*MB: Trước đây, chúng ta thường có tâm lý chủ quan nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn đề
hết sức xa xôi, không xảy ra phổ biến,chỉ tồn tại ở những nước phương Tây hay ở những nước lân
cận(Trung Quốc). Đồng thời cũng vì thế mà không ý thức được sâu sắc về tầm ảnh hưởng, tác
động, hậu quả nghiêm trọng của nó tới thế hệ trẻ nói riêng, con người nói chung. Song thời gian
gần đây, bạo lực học đường đã có những chiều hướng gia tăng, phát triển phức tạp và trở thành
một vấn đề nóng bỏng, một vấn nạn nhức nhối khiến mọi người không khỏi bàng hoàng, kinh
ngạc. Phải chăng đó chính là một dự báo “sóng ngầm đang thành bão”. Đứng trước thực trạng đó
mỗi chúng ta cần có nhận thức và hành động như thế nào?
*TB:
1. Giải thích.
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm
trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường
học.
- Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi trên thế
giới,hiện đang xâm nhập và lan rộng ở VN.Do đó đang trở thành một vấn nạn nghiêm trọng của
toàn xã hội.
2. Hiện trạng.
a. Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hinh thức như:
+ Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần
con người thông qua lời nói.
+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua
những hành vi bạo lực.
b. Chứng minh:

- Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực không chỉ
đơn giản chỉ là các nam sinh mà nay hot nhất chính là clip của các nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh
đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội,(nữ sinh hà nội bị đánh hội đồng gây xôn xao)được dư luận
đề cập nhiều nhất gần đây với đoạn clip dài chưa quá 2phút; Ở TPHCM, Nghệ An…
- Học sinh có thái độ không đúng mực vs thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô…(Tại
TP.HCM,2 nam hs (1 em lớp 7,1 em lớp 9)trường THCS Nguyễn Huệ,Q.4,xích mích khi chát zớii
nhau trên mạng dẫn đến đâm nhau trong ngày tổng kết trường,khiến 1 em bị thương nặng)(1 nữ
học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Công Trứ dùng dao lam"xả" lên mặt nữ sinh trường khác)
- Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.
- Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…(cách đây nhiều năm trc đây là vấn
đề được dư luận chú trọng nhất,nhưng sau này đây chỉ là hiện tượng hi hữu,ít được chú ý)
3. Nguyên nhân
- xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không
cùng đẳng cấp...
- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử
của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.
-do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực
(kiếm, súng...)=>nguyên nhân sâu xa:bạo lực học đường xuất phát từ xã hội: Nhiều ý kiến của các
chuyên gia tâm lý cho rằng bạo lực học đường ngày càng manh động, gia tăng là do xã hội nhìn
đâu, lĩnh vực nào cũng có bạo lực. Một số thầy cô cho rằng nguyên nhân của bạo lực học đường là
do học sinh bị ảnh hưởng của game online đầy bạo lực. Các game bạo lực này đang dần phá hủy
tâm hồn và nhân cách các em, biến các em thành những con người dữ tợn.
- sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là
một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học
đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng( : Những năm gần đây, cảnh bạo lực diễn ra khắp nơi, khắp
các lĩnh vực, bạo lực sân cỏ, cầu thủ đánh nhau, huấn luyện viên chửi trọng tài, cổ động viên
choảng nhau; bạo lực kinh doanh đâm chém để tranh giành thị phần. Ngoài đường phố xe taxi húc
vào xe cảnh sát, đánh trả lại cảnh sát. Rồi bạo lực gia đình, con cái hù dọa cha mẹ, mẹ đánh đập
con gây thương tích, con hành hạ cha đến ngất xỉu… và rất nhiều hình thức bạo lực khác, không
riêng gì bạo lực học đường. ). (Ở đây để vấn đề thêm sâu sắc có thể liên hệ với hình ảnh cậu bé

Phác trong “chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu để vấn đề thêm sâu sắc.)
- Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo
dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.
- Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết
thực, đồng bộ, triệt để.( Đa số học sinh cho rằng bạo lực học đường là sai trái nhưng không dám
lên tiếng vì sợ liên lụy, sợ mình sẽ là nạn nhân tiếp theo, vì thế mà không dám báo với thầy cô hay
chính quyền địa phương. Một bộ phận học sinh khác thì thờ ơ, dửng dưng, im lặng, hoặc thậm chí
cổ vũ, đồng tình với bạo lực...)
4. Hậu quả
- Với nạn nhân:
• Tổn thương về thể xác và tinh thần
• Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại
• Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.
- Người gây ra bạo lực:
• Con người phát triển không toàn diện: phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “
người” mất dần nhân tính.
• Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.
• Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội.
• Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.
5. Giải pháp.
- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức:
• Giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương.
• Địa ngục do ta mà có, thiên đường cũng do chính ta tạo nên ý thức rõ ràng về hành động và
hậu quả hành động do bản thân thực hiện
• Nơi lạnh nhất ko phải là bắc cực mà là nơi không có tình thương Nhận thức rõ vai trò sức mạnh
của tình người.
- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường,
trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.
- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm
gương cho người khác.

Bốn giải pháp cấp thiết xóa bạo lực học đường
Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có
biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn
hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.
Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp
ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.
Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội. Các cơ
quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp
của mọi người dân.
Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách
nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ
danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.
Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm
tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.
Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường.
6. Mở rộng: (phản đề)
- “Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu một vài giọt nước
trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà trở thành dơ bẩn được.”
(Mahatma Gandhi).
-->Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi
niềm tin vào con người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng những tấm lòng cao cả, nêu gương người tốt
việc tốt điển hình --> Hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung,
thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách Chân thiện mĩ, phát huy những truyền thống
nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm
7. Đưa ra bài học cho bản thân:
Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp...
*KB:Khẳng định lại luận điểm...
Đề số 6:
Trong trường em hiện nay con nhiều bạn có thói quen ăn quà vặt và vứt rác nơi công cộng . Hãy
đặt ra một tiêu đề về vấn đề này và viết một bài văn trao đổi những suy nghĩ của em .


Đáp án –Biểu điểm

Học sinh đặt được tiêu đề đúng :1 Điểm
Mở bài : Nêu ra các hiện tượng 1 điểm
Thân bài :
Có bố cục rõ ràng mạch lạc với các ý sau:
+Nêu ra các biểu hiện 1 điểm
+Nêu ra nguyên nhân : 2 điểm
-Do ý thức kém
-Do thói quen
-Do kỷ luật chưa nghiêm
-Do tuyên truyền giáo dục chưa tốt
+Nêu tác hại : 2 điểm
-Ảnh hưởng đến sức khỏe
-Ảnh hưởng đến cảnh quan sư phạm ,đến môi trường
-Hình thành thói quen xấu
+Nêu cách khắc phục 2 điểm
-Tuyên truyền giáo dục
-Đề ra cách thực hiện nghiêm túc và các biện pháp kỷ luật
-Mỗi người tự ý thức về mình
Kết bài:
Nêu ý nghĩa của việc khắc phục hiện tượng hoặc kêu gọi chấm dứt hiện tượng
1 điểm
Bài viết rõ ràng sạch sẽ ,có ý thức phân tích vấn đề ,tổ chức đoạn hợp lý ,đúng chính tả ,lỗi câu
không đáng kể

Đề bài 7 : Anh ( chị ) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu :
Ôi ! Sống đẹp là thế nào , hỡi bạn ?
( Một khúc ca )

I . Tìm hiểu đề
- Câu thơ của Tố hữu viết dưới dạng câu hỏi , nêu lên vấn đề sống đẹp của con người , vấn đề mà
mỗi cá nhân cần nhận thức đúng đắn và rèn luyện một cách tích cực .
-Với thanh niên , học sinh ngày nay , sống đẹp là sống không ngừng học tập mở mang kiến thức ,
rèn luyện hoàn thiện nhân cách , trở thành người có ích .
- Để sống đẹp , con người cần :
+ xác định lí tưởng , mục đích sống đúng đắn , cao đẹp .
+ bồi dưỡng tâm hồn , tình cảm lành mạnh , nhân hậu .
+ làm cho trí tuệ , kiến thức mỗi ngày thêm mở rộng , sáng suốt .
+ cần hành động tích cực , lương thiện , có tính xây dựng …

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×