Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

hướng dẫn học sinh làm quen với nghiên cứu khoa học qua đề tài dự thi cuộc thi nckh dành cho học sinh trung học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 34 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN
=====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến kinh nghiệm: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM QUEN
VỚI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC QUA ĐỀ TÀI DỰ THI CUỘC THI NCKH
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC”.
Tác giả sáng kiến: Lê Văn Thắng
Mã sáng kiến: 19.59.01

Vĩnh Phúc, năm 2020
0


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
Ngày 02/11/2012 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư
số 38/2012/TT-BGDĐT kèm theo Thông tư này là Quy chế thi khoa học, kỹ thuật
cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông (gọi tắt là học sinh
trung học). Từ tháng 3/2012 - đến nay hàng năm Bộ giáo dục đều tổ chức các cuộc
thi nghiên cứu khoa học cấp quốc gia cho học sinh trung học.
Mục đích chính của cuộc thi là khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu,
sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết
những vấn đề thực tiễn cuộc sống; Tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết
quả nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa,
giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế. Cuộc thi cho thấy ý nghĩa của
hoạt động nghiên cứu khoa học quan trọng như thế nào đối với phát triển giáo dục


trung học. Hoạt động nghiên cứu khoa học đối với học sinh phổ thơng đã góp phần
tích cực vào việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động dạy học; đổi mới phương
pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập, phát triển năng lực của học sinh;
nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên góp phần nâng cao chất lượng dạy học
trong các cơ sở giáo dục trung học.
Trường THPT Bình Sơn nơi tơi cơng tác vị trí là ngơi trường miền núi, đời
sống của nhân dân và học sinh còn nhiều khó khăn. Việc tiếp cận thơng tin, ứng
dụng thơng tin, nghiên cứu khoa học vì vậy cịn nhiều hạn chế. Khoảng cách trường
xa trung tâm nên đi lại còn gặp nhiều khó khăn, học sinh cịn ngại ngùng khi tiếp
cận với nghiên cứu. Chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa của cuộc thi mang lại.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây so với các trường THPT trong tỉnh
trường Bình Sơn ln có vị trí nằm trong top 10 các trường của tỉnh. Riêng thi
nghiên cứu khoa học dành cho học sinh trung học có 01 giải ba cấp Quốc gia, nhiều
giải nhất, nhì, ba và khuyến khích cấp tỉnh. Học sinh của trường rất hào hứng, năng
động, nhiệt tình tham gia hưởng ứng cuộc thi.
Nhận thức rõ ý nghĩa cuộc thi từ năm học 2014-2015 đến nay tôi đã liên tục
tham gia hướng dẫn một số học sinh trường THPT Bình Sơn thực hiện các đề tài
nghiên cứu để tham gia cuộc thi Nghiên cứu khoa học dành cho học sinh trung học
tỉnh Vĩnh Phúc và cũng đã đạt được một số kết quả nhất định, đã góp phần thúc đẩy
phong trào nghiên cứu khoa học của học sinh trường THPT Bình Sơn. Nâng cao
chất lượng, hiệu quả việc dạy và học, đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT mới
hiện nay.
2. Tên sáng kiến:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM QUEN VỚI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC QUA
ĐỀ TÀI DỰ THI CUỘC THI NCKH DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Lê Văn Thắng
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Bình Sơn – Nhân Đạo – Sông Lô –
Vĩnh Phúc
1



- Số điện thoại: 0978.871.632
- E mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lê Văn Thắng
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Học sinh trường THPT Bình Sơn – Xã Nhân Đạo – huyện Sông Lô – tỉnh
Vĩnh Phúc.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Bắt đầu từ năm học 2014-2015 tại trường THPT Bình Sơn – Xã Nhân Đạo –
huyện Sơng Lơ – tỉnh Vĩnh Phúc.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Về nội dung của sáng kiến:
7.1.1. Nghiên cứu khoa học là gì?
1. Khái niệm
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm
kiếm những điều mà khoa học chưa biết hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển
nhận thức khoa học về thế giới hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện
kỹ thuật mới để cải tạo thế giới.
2. Phân loại
Có nhiều cách phân loại nghiên cứu khoa học, tuy nhiên thông thường
nghiên cứu khoa học phân loại theo:
- Theo chức năng nghiên cứu
- Theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu
Trong cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh trung học thường
chia ra làm hai lĩnh vực của cuộc thi:
- Lĩnh vực khoa học xã hội hành vi
- Lĩnh vực kỹ thuật
Hoặc cũng có thể chia ra dự án khoa học và dự án kỹ thuật.
2.1 Theo chức năng nghiên cứu:

- Nghiên cứu mô tả (Descriptive research): nhằm đưa ra một hệ thống tri
thức giúp con người phân biệt các sự vật, hiện tượng xung quanh. Bao gồm mơ tả
định tính và mơ tả định lượng, mơ tả một sự vật, hiện tượng riêng lẻ hoặc so sánh
giữa nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau.
- Nghiên cứu giải thích (Explanatory research): nhằm làm rõ các qui luật chi
phối các hiện tượng, các quá trình vận động của sự vật.
- Nghiên cứu dự báo (Anticipatory research): nhằm chỉ ra xu hướng vận
động của các hiện tượng, sự vật trong tương lai.
- Nghiên cứu sáng tạo (Creative research): nhằm tạo ra các qui luật, sự vật
mới hồn tồn.
2.2 Theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ bản (Fundamental research): các nghiên cứu nhằm phát hiện
thuộc tính, cấu trúc bên trong của các sự vật, hiện tượng.
- Nghiên cứu ứng dụng (Applied research): vận dụng thành tựu của các
nghiên cứu cơ bản để giải thích sự vật, hiện tượng; tạo ra các giải pháp, qui trình
cơng nghệ, sản phẩm để áp dụng vào đời sống và sản xuất.
2


- Nghiên cứu triển khai (Implementation research): vận dụng các nghiên cứu
cơ bản và ứng dụng để tổ chức triển khai, thực hiện ở qui mô thử nghiệm.
3. Các khái niệm cơ bản của nghiên cứu khoa học
3.1. Đề tài nghiên cứu (research project):
- Là một hình thức tổ chức NCKH do một người hoặc một nhóm người thực
hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật hoặc ứng dụng vào thực tế. Mỗi
đề tài nghiên cứu có tên đề tài (research title), là phát biểu ngắn gọn và khái quát về
các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu (research topic):
- Là những nội dung được đặt ra để nghiên cứu trên cơ sở tên đề tài nghiên
cứu đã được xác định.

3.3 Đối tượng nghiên cứu (research focus):
- Là bản chất cốt lõi của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong
đề tài nghiên cứu.
3.4 Mục tiêu và mục đích nghiên cứu:
- Mục tiêu nghiên cứu (research objective): những nội dung cần được xem
xét và làm rõ trong khuôn khổ đối tượng nghiên cứu đã xác định nhằm trả lời câu
hỏi “Nghiên cứu cái gì?”. Dựa trên mục tiêu, các câu hỏi nghiên cứu được xây
dựng.
- Mục đích nghiên cứu (research purpose): ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu.
Mục đích trả lời câu hỏi “ Nghiên cứu nhằm vào việc gì?” hoặc “ Nghiên cứu để
phục vụ cho cái gì?”
3.5 Khách thể nghiên cứu (research population):
- Là sự vật chứa đựng đối tượng nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu có thể là
một khơng gian vật lý, một q trình, một hoạt động, hoặc một cộng đồng.
3.6 Đối tượng khảo sát (research sample):
- Là mẫu đại diện của khách thể nghiên cứu.
3.7 Phạm vi nghiên cứu (research scope):
- Là sự giới hạn về đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát và thời gian
nghiên cứu (do những hạn chế mang tính khách quan và chủ quan đối với đề tài và
người làm đề tài).
- Ngoài ra, trong từng bước cơ bản này cịn có các bước nhỏ khác, cụ thể sẽ
được trình bày dưới đây.
7.1.2 Qui trình nghiên cứu của một dự án khoa học kỹ thuật:
1. Lựa chọn đề tài nghiên cứu:
Đây là bước đầu tiên trong qui trình nghiên cứu một dự án KHKT, tuy nhiên
đối với học sinh trung học là vấn đề rất khó khăn. Các em chưa được tiếp cận việc
NCKH bao giờ cả. Chính vì vậy vai trị của người thầy/cơ hướng dẫn là rất quan
trọng. Thầy/cơ có thể nói là người định hướng, dẫn dắt các em vào vấn đề cần giải
quyết, thậm chí hướng dẫn các em những điều các em chưa biết. Một đề tài khoa
học kỹ thuật cần phải thỏa mãn những yêu cầu sau:

– Đề tài nghiên cứu phải có ý nghĩa khoa học: bổ sung nội dung lý thuyết
của khoa học hoặc làm rõ một số vấn đề lý thuyết đang tồn tại nhiều khúc mắc và
cần được giải quyết.
3


– Đề tài phải có tính thực tiễn, thể hiện ở việc thỏa mãn một nhu cầu hiện
hữu trong xã hội, đem lại giá trị thiết thực cho cả lý luận và thực tiễn.
– Đề tài phải phù hợp với khả năng chuyên môn, điều kiện vật chất và quỹ
thời gian của nhóm nghiên cứu.
Học sinh và nhóm nghiên cứu (thường từ một hoặc hai học sinh) cần xác
định rõ đối tượng, phạm vi, mục đích, nội dung và phương pháp nghiên cứu.
– Đối tượng nghiên cứu: Là những người, sự vật hay hiện tượng cần xem xét
và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.
– Phạm vi nghiên cứu: Là giới hạn khảo sát đối tượng nghiên cứu trong trong
phạm vi nhất định, bao gồm thời gian và không gian cụ thể.
– Mục đích nghiên cứu: Là đích đến mà người nghiên cứu muốn đạt được
sau khi thực hiện nghiên cứu.
– Nội dung nghiên cứu: Là mơ tả q trình nghiên cứu dự tính của người
nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cứu: Là cách thức, phương tiện để giải quyết các
nhiệm vụ trong nghiên cứu, là vấn đề quan trọng nhất mà một người nghiên cứu cần
phải nắm rõ vì xác định được phương pháp sẽ xác định được hướng đi phù hợp với
yêu cầu của nghiên cứu.
Bên cạnh đó, với vai trò là người hướng dẫn người thầy cũng là người động
viên, khích lệ, tạo hứng thú cho học sinh tìm ra được ý tưởng của mình. Xác định rõ
vấn đề, nội dung cần nghiên cứu trước khi bước sang giai đoạn tiếp theo.
2. Thu thập thông tin liên quan đến dự án NCKH:
Đối với học sinh trung học sau khi đã lựa chọn được đề tài nghiên cứu các
em cũng cần phải có tài liệu, thu thập các thơng tin liên quan đến dự án. Các em có

thể tham khảo qua một số cách sau đây:
– Qua các thầy/cô hướng dẫn của mình hoặc các thầy/cơ cùng nhóm tổ bộ
môn hoặc các thầy/cô đã từng hướng dẫn các dự án NCKH.
– Tìm kiếm trong thư viện nhà trường hoặc qua câu lạc bộ sách và hành động
của trường.
– Tìm kiếm trong các bài viết, tạp chí khoa học, các ấn phẩm khoa học về
chuyên ngành liên quan đến đề tài nghiên cứu.
– Tìm kiếm trên các trang website về khoa học kỹ thuật
Lập các hoạch nghiên cứu, xây dựng đề cương dự thảo báo cáo đề tài NCKH.
– Kế hoạch nghiên cứu: Là văn bản tổng hợp các bước thực hiện và thời gian
cụ thể cho từng bước, cũng như phân cơng cơng việc cho từng thành viên trong
nhóm nghiên cứu.
– Đề cương nghiên cứu: Là văn bản dự kiến các mục nội dung chi tiết của
cơng trình nghiên cứu, là cơ sở để người nghiên cứu dựa vào khi tiến hành hoạt
động trong giai đoạn triển khai.
Kế hoạch và đề cương tuy hai văn bản này có nhiều điểm tương tự nhưng
thật ra về tính chất là khác nhau, kế hoạch vạch ra diễn biến, trình tự các hoạt động,
còn đề cương đi vào các nội dung của việc nghiên cứu. Dù vậy, cả hai đều có vai trò
quan trọng trong việc định hướng nội dung nghiên cứu, thể hiện bố cục cơng trình
4


để nhóm nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ đề ra một cách chủ động và khoa học
hơn.
3. Triển khai nghiên cứu:
3.1 Giả thuyết khoa học hay bài toán đặt ra:
Giả thuyết khoa học là mơ hình giả định, dự đốn về bản chất của đối tượng
nghiên cứu. Một cơng trình khoa học về thực chất là chứng minh một giả thuyết
khoa học. Do đó xây dựng giả thuyết là thao tác quan trọng, giúp ta đề xuất một
hướng đi để khám phá đối tượng nghiên cứu, đôi lúc tiên đoán được bản chất và

cách thức vận động của sự kiện, hiện tượng. Giả thiết khoa học dù chỉ là giả định
trên lý thuyết, nhưng vẫn cần tuân thủ các quy tắc sau:
– Giả thiết phải có khả năng giải thích được sự vật, hiện tượng cần nghiên
cứu.
– Giả thiết phải đủ khả năng được kiểm chứng bằng thực nghiệm.
Khi đã có một giả thiết phù hợp, ta cần kiểm chứng nó bằng các dữ liệu thực
tế, điều đó dẫn tới việc thực hiện các bước tiếp theo.
3.2 Thu thập dữ liệu và xử lí dữ liệu:
3.2.1 Thu thập dữ liệu:
Một đề tài nghiên cứu bắt buộc phải có dữ liệu. Những hiểu biết từ việc phân
tích dữ liệu chính là chìa khóa để người nghiên cứu tìm ra cái mới, chứng minh cho
giả thiết đã đề ra và là cơ sở để bảo vệ luận điểm của mình. Học sinh nghiên cứu có
thể tìm thấy các dữ liệu cần thiết bằng cách phỏng vấn những đối tượng cụ thể, hoặc
tra cứu thơng tin từ những nguồn uy tín (có thể tìm kiếm trên mạng hoặc đến cơ
quan nơi có nguồn thông tin để hỏi trực tiếp).
Các dữ liệu cũng cần thỏa mãn những yêu cầu đã đặt ra, như có độ chính xác và tin
cậy cao, có thơng tin hữu ích để hình thành cơ sở đánh giá giả thiết, liên quan mật
thiết tới đề tài,…
Tuy nhiên, các dữ kiện thu thập chưa thể sử dụng ngay được mà phải qua
q trình sàng lọc, phân tích, xử lý.
3.2.2 Xử lí dữ liệu:
Xử lý dữ liệu là q trình sử dụng kiến thức tổng hợp của người nghiên cứu,
là quá trình sử dụng tư duy biện chứng và logic cùng với các phương pháp nghiên
cứu khoa học để xem xét đối tượng. Mục đích của việc xử lý dữ liệu là tập hợp,
chọn lọc và hệ thống hoá các phần khác nhau của thơng tin, của tư liệu đã có để từ
đó tìm ra những khía cạnh mới, kết luận mới về đối tượng. Để xử lý một cách triệt
để dữ liệu thu thập được trước hết cần sàng lọc ra những thơng tin chính xác và hữu
ích, sau đó phân tích các dữ liệu đó bằng các cơng cụ đặc biệt kết hợp sử dụng kiến
thức và tư duy của người nghiên cứu, cuối cùng tổng hợp và ghi chép lại các kết
quả thu được. Trong quá trình phân tích và xử lý thơng tin cần chú ý tơn trọng tính

khách quan của sự kiện, con số, người nghiên cứu không được chủ quan áp đặt theo
ý đồ của bản thân.
3.2.3 Kiểm chứng kết quả nghiên cứu:

5


Xun suốt q trình nghiên cứu, học sinh khơng khỏi mắc những sai lầm.
Do đó, kiểm tra lại kết quả giúp ta tránh các sai lầm trước khi đi đến kết luận cuối
cùng, đưa cơng trình nghiên cứu đạt đến mức độ khách quan nhất.
Để kiểm tra lại kết quả, ta có thể lựa chọn các cách sau:
– Kiểm tra bằng thực nghiệm trên nhiều phạm vi, đối tượng khác nhau: cách
này làm tăng tính khách quan của kết quả nghiên cứu.
– So sánh, đối chiếu với các kết luận từ những nghiên cứu khác: mặc dù việc
so sánh này có thể khác nhau khi nghiên cứu tìm ra cái mới, góc nhìn mới, nhưng
việc đối chiếu này cũng đảm bảo tính đa chiều trong đánh giá của người nghiên
cứu.
Sau khi đã thực hiện nhiệm vụ kiểm chứng kết quả, bạn đã có trong tay tất cả
những thứ cần thiết để đi đến kết luận cuối cùng. Nhiệm vụ cuối cùng là viết một
bản báo cáo kết quả nghiên cứu.
4. Báo cáo kết quả nghiên cứu:
4.1 Đối với một dự án khoa học:
a. Xác định câu hỏi nghiên cứu:
– Lựa chọn một chủ đề. Thu hẹp chủ đề bằng cách xem xét những trường
hợp đặc biệt.
– Tiến hành nghiên cứu tổng quan và viết dự thảo đề cương nghiên cứu.
– Nêu một giả thuyết khoa học hoặc nêu mục đích nghiên cứu.
b. Kế hoạch và phương pháp nghiên cứu:
– Xây dựng kế hoạch nghiên cứu/thiết kế thí nghiệm.
– Yêu cầu phê duyệt dự án (điền các mẫu phiếu và xin chữ ký phê duyệt).

Bởi vì nếu làm thiếu, rất có thể nghiên cứu là bất hợp pháp và gặp rủi ro cao.
– Viết báo cáo nghiên cứu tổng quan.
c. Thực hiện kế hoạch nghiên cứu:
– Thu thập tài liệu và thiết bị thí nghiệm; xây dựng thời gian biểu trong
phịng thí nghiệm.
– Tiến hành thí nghiệm. Ghi lại các dữ liệu định lượng và định tính.
– Phân tích dữ liệu, áp dụng các phương pháp thống kê thích hợp.
– Lặp lại thí nghiệm, khi cần thiết, nhằm triệt để khám phá những vấn đề.
– Đưa ra một kết luận.
– Viết báo cáo thí nghiệm.
– Viết tóm tắt báo cáo.
d. Trình bày kết quả nghiên cứu:
– Ghi lại các hình ảnh để giới thiệu dự án.
– Làm bài thuyết trình về dự án trước giáo viên hoặc các bạn cùng lớp.
4.2 Đối với một dự án kỹ thuật:
6


a. Xác định vấn đề nghiên cứu:
Xác định nhu cầu hoặc tiếp nhận yêu cầu.
b. Thiết kế và phương pháp:
– Phát triển các tiêu chuẩn thiết kế.
– Thực hiện việc tìm kiếm tài liệu và nghiên cứu tổng quan.
– Chuẩn bị thiết kế sơ bộ hoặc thuật toán dưới dạng sơ đồ khối.
c. Thực hiện: Xây dựng và kiểm tra
– Sản xuất mẫu hoặc viết chương trình máy tính.
– Kiểm tra các mẫu/chương trình máy tính.
– Thiết kế lại, khi cần thiết.
d. Trình bày kết quả nghiên cứu:
– Ghi lại các hình ảnh để giới thiệu dự án.

– Làm bài thuyết trình về dự án trước giáo viên hoặc các bạn cùng lớp.
5. Hướng dẫn học sinh thuyết trình sản phẩm và trả lời phản biện:
5.1. Cần cho học sinh làm quen với thuyết trình sản phẩm dự thi, các
câu hỏi phỏng vấn của giám khảo có thể hỏi học sinh.
Sau khi hồn thành và có kết quả nghiên cứu, học sinh cần được tập huấn, để
rèn luyện kĩ năng thuyết trình báo cáo. Thực tế cho thấy có những dự án nghiên cứu
có chất lượng tốt nhưng học sinh khơng biết cách thuyết trình để làm nổi bật lên
chất lượng của dự án. Do đó cần tập huấn và hướng dẫn cho học sinh. Thuyết trình
địi hỏi ngồi việc học sinh có kiến thức, có hiểu biết thì cịn phải có các kĩ năng
khác.
– Chuẩn bị nội dung thích hợp: Nội dung thuyết trình báo cáo phải ngắn gọn,
xúc tích, chứa đựng các nội dung cốt lõi của đề tài. Bản thuyết trình cần chuẩn bị để
thuyết trình trong 3 tới 4 phút. Tuy ngắn gọn nhưng phải làm rõ tính cấp thiết của đề
tài, tính mới và thể hiện được cơng sức của học trị trong dự án.
– Chuẩn bị về tâm lý: Khi thuyết trình đề tài, học sinh hay có biểu hiện hồi
hộp, lo lắng. Cần tư vấn các em cách thức giảm stress, lo âu.
– Chuẩn bị trang phục: Trang phục cần lịch sự, đầu tóc gọn gàng ngay ngắn
sẽ giúp các em tự tin và gây ấn tượng tốt với người nghe.
– Chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ thuyết trình như mơ hình sản phẩm, máy tính,
máy chiếu hay phối hợp với Poster để trình bày.
5.2. Chuẩn bị tâm lí và kiến thức để trả lời các câu hỏi phản biện.
Việc trả lời thuyết phục các câu hỏi phản biện không chỉ ghi điểm trước ban
giám khảo mà cịn có thể tạo ra hướng mới nhằm hồn thiện cho dự án. Do đó học
sinh cần được tập huấn kĩ năng để thực hiện tốt nội dung này.
– Đọc thật kĩ báo cáo của chính mình: Khơng phải để thuộc lịng mà học sinh
cần nắm vững bản chất để khơng bị mất bình tĩnh khi trả lời. Một số câu hỏi của
7


giám khảo thường có mục đích cố tình “bẫy” để đưa học sinh ra khỏi nội dung dự

án. Nếu học sinh không nắm vững sẽ bị hoang mang và phủ nhận cơng sức, tính
mới và ý nghĩa của đề tài.
– Tập trung lắng nghe và ghi chép câu hỏi. Khi nghe xong câu hỏi cần thảo
luận (với đề tài có 2 học sinh) để bàn bạc, thống nhất câu trả lời. Kĩ năng này rất
quan trọng vì sẽ trả lời đúng, trúng và thể hiện được kĩ năng làm việc nhóm.
– Biết xin lỗi nếu trả lời sai, thể hiện sự tôn trọng người hỏi và tinh thần cầu
thị khi nghe góp ý. Các góp ý dù trái chiều có thể có nhiều ý nghĩa trong việc hồn
thiện dự án hay tạo ra nhiều ý tưởng mới trong nghiên cứu.
7.2 Kết luận và kinh nghiệm sau khi nghiên cứu:
– Từ những nghiên cứu giáo viên rút ra được kết luận thông qua các thông số
kỹ thuật so với tiêu chuẩn ban đầu. Có nên tiếp tục thí nghiệm, nếu thấy chưa phù
hợp với kết quả có thể chuyển sang hướng khác.
– Ngồi ra trong q trình học sinh nghiên cứu, cần theo dõi sát các em để
hướng dẫn cụ thể và đôn đốc, cùng thảo luận trao đổi để kịp thời tháo gỡ các khó
khăn, vướng mắc.
7.3 Giải pháp tham mưu, đề xuất:
7.3.1 Đối với nhà trường:
– Cần nhận thức rằng, nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh là một trong
những hoạt động trải nghiệm sáng tạo, góp phần quan trong vào việc đổi mới
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, hướng tới hình thành và phát triển năng
lực cho học sinh.
– Tổ chức dạy học chuyên đề giáo dục STEM kết hợp vào trong dạy học thực
tiễn.
– Thành lập Hội đồng tư vấn khoa học.
– Thành lập Câu lạc bộ nghiên cứu khoa học kỹ thuật và có cơ chế hỗ trợ về
pháp lý và điều kiện để các câu lạc bộ này duy trì hoạt động.
– Tổ chức cuộc thi ý tưởng khoa học, tổ chức thi robocom cho học sinh.
– Lựa chọn được các ý tưởng tiêu biểu để triển khai nghiên cứu có chiều sâu.
Tạo được môi trường thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Có các
biện pháp hỗ trợ khai thác các nguồn lực xã hội dành cho NCKH.

7.3.2 Kết hợp nghiên cứu trong dạy học:
– Thiết kế các bài học theo định hướng tìm tịi nghiên cứu theo các phương
pháp dạy học tích cực như: phương pháp Bàn tay nặn bột, Dạy học dựa trên dự án,
Dạy học giải quyết vấn đề, dạy học STEM để hình thành các kỹ năng nghiên cứu
cho học sinh.
– Chú trọng tính ứng dụng thực tiễn.
– Kết hợp với các giáo viên khác xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp kiến
thức liên môn.
8


– Tạo tâm thế thoải mái, chấp nhận các suy nghĩ khác biệt và khuyến khích
học sinh nêu vấn đề, đặt câu hỏi nghiên cứu.
– Nhạy bén trong phát hiện và hoàn thiện ý tưởng nghiên cứu từ những câu
hỏi, phát biểu, thắc mắc của học sinh.
7.3.3 Tranh thủ sự giúp đỡ của các giáo viên có chun mơn và kinh
nghiệm:
– Mạnh dạn và tự tin trao đổi, hỏi, tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
– Tự mình thực hiện các đề tài nghiên cứu trên cơ sở định hướng, trợ giúp từ
thầy cơ. Mỗi ý kiến đều rất q báu dù trái chiều.
7.3.4 Sự tham gia của các học sinh khác không thuộc nhóm nghiên cứu:
Tại trường THPT Bình Sơn, ngồi tham vấn ý kiến của hội đồng khoa học, của các
thầy cơ giáo, tơi thường xun cho các nhóm nghiên cứu xin ý kiến đóng góp của
các học sinh, các câu hỏi phản biện. Đặc biệt, trường THPT Bình Sơn đã từng có
học sinh và cựu học sinh đã tham gia nghiên cứu khoa học, nhiều em đã đạt giải
cao. Đây là lực lượng có trình độ, kinh nghiệm để hỗ trợ công tác NCKH và truyền
lửa đam mê cho các học sinh khóa sau.
7.3.5 Tranh thủ sự ủng hộ từ các phụ huynh:
Trong quá trình hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, nên gặp gỡ với

phụ huynh học sinh nghiên cứu và các phụ huynh khác để nhận được sự đồng tình
ủng hộ. Sự chung tay của các phụ huynh sẽ giúp hạn chế các khó khăn về tài chính
và cơ sở vật chất. Nhiều phụ huynh đã đóng góp ý kiến cho nhóm nghiên cứu, hỗ
trợ cơ sở nghiên cứu và ủng hộ mạnh mẽ về vật chất, tinh thần. Động viên kịp thời
các em khi gặp khó khăn trong nghiên cứu.
7.3.6 Giải pháp cố vấn, gợi ý học sinh các bước nghiên cứu và trưng bày
sản phẩm:
Trên cơ sở các ý tưởng của học sinh đã được tổng hợp, giáo viên hướng dẫn
lập kế hoạch chi tiết cho từng đối tượng nghiên cứu; trang bị các kiến thức khoa
học, kỹ năng thực hành cần thiết và giao nhiệm vụ cho các đối tượng tự nghiên cứu
dựa trên hướng dẫn của giáo viên để có phương án giải quyết.
Khi học sinh tự nghiên cứu, giáo viên hướng dẫn thường xuyên kiểm tra,
nắm bắt tiến độ và tháo gỡ kịp thời những khó khăn mà các em gặp phải.
– Thực hiện chế tạo sản phẩm theo kế hoạch.
– Sau khi tiến hành chế tạo sản phẩm giáo viên hướng dẫn cần kiểm tra lại các
yêu cầu kỹ thuật, an toàn sản phẩm trước khi vận hành, sau khi đã đảm bảo các điều
kiện an toàn, người nghiên cứu tiến hành kiểm chứng thực nghiệm, kiểm tra các
thông số kỹ thuật và chép vào sổ nhật ký.
– Nếu sản phẩm có các thơng số khơng đáp ứng được các u cầu nghiên cứu
và chỉnh sửa cho hoàn thiện.
9


– Báo cáo nghiên cứu khoa học phải được trình bày rõ ràng, chính xác và
khoa học.
– Hướng dẫn học sinh trình bày Poster dự án mình nghiên cứu và nội dung
Poster thể hiện được những nội dung theo quy định của ban tổ chức.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Khơng có
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Cần sự quan tâm nhiều hơn nữa từ phía các nhà quản lí giáo dục, phụ huynh

học sinh và toàn xã hội đối với nghiên cứu khoa học nói chung và cuộc thi NCKH
dành cho học sinh nói riêng. Có như vậy chất lượng đề tài, chất lượng dạy và học
cũng được nâng lên góp phần phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, đáp ứng
yêu cầu dạy và học đổi mới theo chương trình GDPT mới hiện nay.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả:
Qua nhiều năm công tác tại trường THPT Bình Sơn và trực tiếp được hướng dẫn
học sinh nghiên cứu dự án dự thi cuộc thi NCKH dành cho học sinh trung học đã thu được
nhiều kết quả. Tôi nhận thấy việc cho học sinh tham gia nghiên cứu khoa học là hết sức
cần thiết. Phát huy được vai trò của người thầy, phát huy được sự năng động, sáng tạo của
học sinh dự thi. Học sinh được thỏa sức sáng tạo, trải nghiệm, nghiên cứu trong thực tế
phát triển được năng lực phẩm chất của học sinh. Đáp ứng yêu cầu định hướng phát triển
nghề nghiệp trong tương lai.

Sông Lô, ngày tháng năm 2021
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

Sơng Lơ, ngày tháng năm 2020
Tác giả sáng kiến

Lê Văn Thắng

10


PHỤ LỤC 1:
BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI CHẾ TẠO MÁY BẮT CÔN TRÙNG DỰA
TRÊN CƠ SỞ ĐỊNH LUẬT BÉCNULI
* NHĨM TÁC GIẢ:

1. Hồng Văn Kiên – Lớp 12A Nhóm trưởng
2. Trần Duy Đoan – Lớp 11A Thành viên
* GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Lê Văn Thắng
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tìm hiểu về các loại cơn trùng
1.1.1. Cơn trùng
Cơn trùng, hay sâu bọ, là những động vật không xương sống có tên khoa
học là lớp Insecta (lớp Cơn trùng); đây là lớp ngành Chân khớp (Arthropoda) lớn
nhất, phân bố rộng rãi nhất trên Trái Đất. Côn trùng là một nhóm đa dạng, với hơn 1
triệu lồi đã được mơ tả - chiếm hơn một nửa tổng số tất cả các loài sinh vật sống
mà con người biết đến - với ước lượng về số lồi chưa được mơ tả lên tới 30 triệu,
và do đó có thể đại diện cho hơn 90% các dạng sống khác nhau trên hành
tinh. Người ta có thể tìm thấy cơn trùng ở gần như tất cả các môi trường sống trên
Trái Đất, mặc dù chỉ có một số lượng nhỏ các lồi có thể thích nghi được với đời
sống ở đại dương, nơi mà giáp xác là nhóm chiếm ưu thế. Khoa học nghiên cứu về
côn trùng được gọi là côn trùng học (entomology).
1.1.2. Hình thái và phát triển
Kích thước cơn trùng dao động khoảng từ trên dưới 1 mm tới khoảng
180 mm về chiều dài. Cơn trùng có cơ thể phân đốt và được bảo vệ bởi một
bộ xương ngoài, một lớp cứng được cấu tạo chủ yếu bởi kitin. Cơ thể được chia
thành đầu, ngực và bụng. Trên đầu có một cặp râu là cơ quan cảm giác, một cặp mắt
kép và 2 mắt đơn (ở giai đoạn sâu non có thể là 6 mắt đơn) và một miệng. Ngực có
6 chân (mỗi đốt một cặp chân) và 2-4 cánh (ở các lồi có cánh). Bụng có cơ
quan bài tiết và cơ quan sinh sản. Cơn trùng có một hệ tiêu hố hồn chỉnh, gồm
một ống liên tục từ miệng tới hậu mơn, khác với nhiều lồi động vật chân khớp đơn
giản khác có hệ tiêu hố chưa hồn chỉnh. Cơ quan bài tiết gồm các ống
Manphigi (Malpighian), với chức năng thải các chất thải chứa nitơ, ruột sau làm
nhiệm vụ điều hoà áp suất thẩm thấu, đoạn cuối ruột sau có khả năng tái hấp thu
nước cùng với muối Natri và Kali. Vì vậy, cơn trùng thường khơng bài tiết nước ra
cùng với phân, thực tế thì chúng cho phép dự trữ nước trong cơ thể. Quá trình tái

hấp thu này giúp chúng có thể chịu đựng được với điều kiện mơi trường khơ và
nóng.
1.1.3. Tập tính
Nhiều lồi cơn trùng có các cơ quan cảm giác rất tinh tế. Trong một số
trường hợp, các giác quan của chúng nhạy cảm hơn con người rất nhiều. Ví
dụ, ong có thể nhìn được trong phổ bức xạ cực tím để tìm kiếm nơi hút mật là
những bơng hoa có bức xạ này để "dẫn đường" cho ong. Bướm đực có cái "mũi
chuyên hóa" là đơi ăng ten (ở bướm ngày ăng ten có chóp trịn ở đầu mút và
ở ngài(bướm đêm) lại có dạng lơng vũ hoặc khơng có đầu mút trịn) có thể ngửi
thấy pheromon của bướm cái từ khoảng cách vài km.
1.1.4. Giác quan của cơn trùng
Một trong những lí do giúp cơn trùng khơng ngừng tồn tại, tiến hóa và phát
triển trong suốt hàng trăm triệu năm qua, thích ứng với mọi mơi trường sống trên
cạn chính là một hệ thống giác quan cực kì nhanh nhạy và chính xác mà tạo hóa
11


trang bị cho chúng, được sử dụng trong mọi hoạt động di chuyển, tìm kiếm thức ăn,
trốn tránh kẻ thù và sinh sản.
Thị giác của côn trùng thuộc hàng tốt nhất trong thế giới động vật. Và chúng
lại có tới hai loại mắt: mắt kép và mắt đơn. Mỗi mắt kép của côn trùng được tạo nên
bởi hàng trăm, hàng nghìn thấu kính nhỏ (là một tế bào thị giác) có kích thước hiển
vi, mỗi thấu kính lại tiếp nhận một hình ảnh giống hệt nhau, điều đó có nghĩa là nếu
bạn đứng trước một con ruồi, thì trong mắt nó, hình ảnh của khn mặt bạn sẽ được
nhân lên hàng nghìn lần để hiển thị trên cũng ngần ấy thấu kính tí hon. Trong khi
đó, mỗi mắt đơn chỉ được cấu tạo bởi một thấu kính như vậy, và chỉ có tác dụng
cảm nhận sáng tối mà thơi.
1.1.5. Ngụy trang và tự vệ
- Ngụy trang: Bằng màu sắc và hình dáng của cơ thể, chúng thường ngụy
trang thành các vật thể của mơi trường sống. Ví dụ: Cành cây, lá khô,...

- Giả trang: Côn trùng thường giả trang thành các con có độc để đe dọa đối
phương
1.1.6. Vai trị của côn trùng với môi trường và đời sống con người
Chỉ có 0,1% các lồi cơn trùng là đi ngược lại lợi ích của con người. Nhiều
cơn trùng được coi là những con vật có hại với lồi người vì chúng truyền bệnh
(ruồi, muỗi), phá hủy các cơng trình (mối), hay làm hỏng các sản phẩm lương thực
(mọt). Các nhà côn trùng học đã đưa ra nhiều biện pháp để kiểm soát chúng mà phổ
biến nhất là thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, ngày nay các phương pháp kiểm soát bằng
sinh học (methods of biocontrol) đang ngày càng được dùng phổ biến hơn.
1.1.7. Quan hệ với con người
Nhiều lồi cơn trùng được coi là lồi gây hại của con người. Cơn trùng được
coi là loài gây hại bao gồm những loài ký sinh (muỗi, chí, rệp), truyền bệnh
(muỗi, ruồi), gây thiệt hại (mối) hoặc phá hoại hàng hố nơng nghiệp (cào cào, mọt
ngũ cốc). Nhiều nhà côn trùng học đã tiến hành nhiều hình thức kiểm sốt dịch hại
như nghiên cứu cho các công ty để sản xuất thuốc trừ sâu, nhưng ngày càng kiểm
soát dịch hại dựa vào phương pháp sinh học như dùng thiên địch. Phương pháp sinh
học sử dụng một trong những sinh vật để giảm mật độ dân số sinh vật khác (các loài
vật gây hại) và được xem là một yếu tố quan trọng của quản lý dịch hại tổng hợp.
1.2. Gia cơng cơ khí bằng phương pháp hàn
1.2.1. Khái niệm về phương pháp hàn
Hàn là q trình cơng nghệ sản xuất các kết cấu khơng thể tháo rời được từ
kim loại, hợp kim và các vật liệu khác... Bằng sự hàn nóng chảy có thể liên kết
được hầu hết các kim loại và hợp kim với chiều dày bất kỳ. Có thể hàn các kim loại
và hợp kim không đồng nhất.
Nguyên lý của hàn: Khi hàn nóng chảy kim loại ở mối hàn hàn đạt tới trạng
thái lỏng. Sự nóng chảy cục bộ của kim loại cơ bản được thực hiện tại các mép của
phần tử ghép. Có thể hàn bằng cách làm chảy kim loại cơ bản hoặc làm chảy kim
loại cơ bản và vật liệu bổ sung. kim loại cơ bản, hoặc kim loại cơ bản và kim loại
bổ sung nóng chảy tự rót vào bể hàn và tẩm ướt bề mặt rắn của các phần tử ghép.
Khi tắt nguồn đốt nóng kim loại lỏng nguội và đông đặc-kết tinh, sau khi bể hàn kết

tinh tạo thành mối hàn nguyên khối với cấu trúc liên kết hai chi tiết làm một.

12


Hình 1.1. Hình ảnh thao tác hàn
1.2. 2 Ưu nhược điểm của hàn
- Ưu điểm: Hàn là q trình cơng nghệ được ứng dụng rộng rãi để chế tạo và phục
hồi các kết cấu và chi tiết. Tính ưu việt bao gồm: Tiêu tốn ít kim loại, giảm chi phí
lao động , thiết bị đơn giản , rút ngắn thời gian sản xuất
- Nhược điểm:
Trong quá trình hàn xảy ra sự bay hơi và oxi hoá một số nguyên tố, sự hấp
thụ và hồ tan chất khí của bể kim loại cũng như những thay đổi của vùng ảnh
hưởng nhiệt. Kết quả thành phần và cấu trúc của mối hàn khác với kim loại cơ bản.
Các biến dạng của kết cấu gây bởi ứng suất dư có thể làm sai lệch kích thước và
hình dáng của nó và ảnh hưởng tới độ bền của mối ghép.
1.2. 3. Một số khái niệm.
Hồ quang: Là sự phóng điện trong các khí áp suất cao. Nó đặc trưng bởi mật độ
dịng lớn trong khơng khí dẫn điện và điện áp thấp giữa các điện điện cực
Plasma: Trong trạng thái bình thường chất khí cách điện tốt. Khi có nguồn phát
sinh làm các chất khí tích điện đó là hiện tượng ion hố chất khí. Nếu chất khí được
đốt nóng tới nhiệt độ cao thì tất cả các q trình ion hố xy ra đồng thời trong khí.
Chất khí ion hố xy ra dẫn điện như vậy gọi là plasma.
1.2.4. Các phương pháp hàn hồ quang cơ bản.
Nhiệt độ hồ quang trong hàn plasma cao lên tới 15000-200000C, không như
hồ quang trong hàn tự do có dạng hình cơn tri rộng trên chi tiết, hồ quang trong hàn
plasma có dạng hình trụ, do đó nó có khả năng xuyên sâu vào bể hàn, nên các mép
hàn vật dày khơng cần vát mép lớn
1.3. Tìm hiểu định luật Bécnuli
Chất lưu là tập hợp của các trạng thái vật chất bao gồm chất lỏng, chất

khí, plasma và đôi khi cũng đúng đối với chất rắn đàn hồi.
Xét một chất lưu (chất khí) chuyển động ổn định (vận tốc ở mọi điểm của
chất khí khơng đổi theo thời gian, tuy có thể khác nhau ở các đoạn khác nhau của
ống; ma sát với thành ống không đáng kể) trong một ống dịng. Ở tiết diện S1 có
vận tốc là v1, ở tiết diện S2 có vận tốc là v2 (hình vẽ 1.2)

13


Hình 1.2. Sự chảy thành dịng của chất lưu
Vào thời điểm t, xét khối chất lưu AB được giới hạn bởi S1, S2 (S1 > S2). Vào
thời điểm t’, khối chất lưu tới A’B’. Ta có:

VAB  VA' B'
� VAA'  VA'B  VA' B  VBB'
� VAA'  VBB'
� S1v1t  S 2 v2 t
� S1v1  S 2 v2


v1 S 2

v2 S1

Như vậy, Trong sự chảy ổn định, vận tốc của chất lưu tỉ lệ nghịch với tiết diện của
ống.

14



CHƯƠNG II. THỰC HÀNH LẮP RÁP
2.1. Ý tưởng ban đầu

Hình 2.1. Sơ đồ ý tưởng ban đầu
Bài tốn: Dụ cơn trùng đến vị trí đặt máy bằng cách thắp sáng, khi cơn trùng
bay tới bóng đèn do tính hướng sáng sẽ bị hút vào bên trong
Nội dung cụ thể:
1. Xây dựng thân máy
2. Lắp quạt hút gió bên trong thân máy
3. Liên kết thân máy và động cơ
4. Chế tạo bộ phận phát sáng thu hút cơn trùng
2.2. Quy trình chế tạo
2.2.1. Thân máy
Thân máy được cấu tạo gồm hai phần có tiết diện lớn nhỏ khác nhau. Cả hai
phần của thân máy được tận dụng từ thùng đựng sơn và ống sữa trẻ em.

15


Hình 2.1. Hình ảnh chế tạo thân máy
2.2.2. Động cơ
Động cơ được cấu tạo bởi môtơ và cánh quạt. Môtơ là một động cơ điện một
chiều 12V được tận dụng từ quạt điện một chiều. Việc thiết kế và chế tạo cánh quạt hút gió
là phần việc khó và mất nhiều thời gian nhất.

Hình 2.2. Hình ảnh chuẩn bị chế tạo cánh quạt

Hình 2.3. Hình ảnh cánh quạt sau khi chế tạo
Sau khi đã chế tạo cánh quạt hút gió, chúng em tiến hành lắp ghép cánh quạt
với môtơ và thử độ hút và đẩy gió của mỗi loại cánh quạt.

Việc thử độ hút và đẩy gió của mỗi loại cánh quạt được tiến hành trong điều
kiện khơng có dụng cụ chuyên dụng. Bằng cảm giác của mình dựa vào quan sát
hoạt động của động cơ và lượng gió sinh ra cả nhóm đã chọn được bộ cánh quạt tốt
16


nhất. Sau khi đã có thân máy, động cơ thì vấn đề đặt ra cho cả nhóm là làm thế nào
để gắn động cơ với thân máy một cách hợp lý nhất.

Hình 2.9. Hình ảnh sản phẩm

17


PHỤ LỤC 2:
BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI CHẾ TẠO MÁY CẮT CỎ MINI
* NHÓM TÁC GIẢ:
1. Đặng Đức Cường – Lớp 12A8
2. Đỗ Văn Thiết – Lớp 12 A8
* GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Lê Văn Thắng
NỘI DUNG
I. Sơ lược lịch sử hình thành của máy cắt cỏ
1. Máy cắt cỏ là gì?
Theo Wikipedia.org: Máy cắt cỏ là thiết bị giúp con người có thể dễ dàng
hơn trong việc thu dọn mảnh vườn nhỏ bé của mình. Với những cơng cụ cắt cỏ
truyền thống như dao, kéo, máy xoay bằng dây.
2. Lịch sử hình thành
Các máy cắt cỏ đầu tiên được phát minh bởi Edwin vào năm 1827 ở
Gloucestershire. Máy cắt vừa ra đời được thiết kế chủ yếu để cắt cỏ trên sân thể
thao và khu vườn rộng lớn, như là một thay thế vượt trội so với lưỡi hái và đã được

cấp bằng sáng chế Anh vào ngày 31 tháng 8 năm 1830.
Máy đầu tiên được sản xuất với 19 inch (480 mm) rộng với một khung làm
bằng sắt rèn. Các máy cắt được thiết kế với tay đẩy từ phía sau. Bánh xe đúc từ
gang có cơng suất phát từ con lăn phía sau để cắt hình trụ, cho phép con lăn phía
sau để điều khiển con dao trên xi lanh cắt (tỷ lệ là 16: 1). Một con lăn đặt giữa các
xi lanh cắt và con lăn chính hoặc đất có thể được nâng lên hoặc hạ xuống để thay
đổi chiều cao của lớp cắt.
Hai trong số các máy vừa sản xuất đã sớm được bán, Và chúng được đi đến
công viên Sở thú Regent ở London và Cao đẳng Oxford
3. Phân loại máy cắt cỏ
- Máy cắt cỏ có thanh quay:
- Máy cắt quay (Rotary mowers)
- Máy cắt có dùng năng lượng
- Máy cắt cỏ dùng điện (Electric lawn mower)
- Máy cắt cỏ vận hành bằng tay
4. Vấn đề an tồn
Máy cắt quay có thể ném ra các mảnh vụn với vận tốc cực cao và năng lượng
lớn. Ngoài ra, các cánh của tự cấp nguồn đẩy máy cắt (xăng hoặc điện) có thể làm
tổn thương một nhà điều hành bất cẩn hoặc không chú ý…
II. Tổng quan về động cơ điện 1 chiều
1. Cấu tạo, phân loại động cơ điện 1 chiều
a. Cấu tạo của động cơ điện 1 chiều
Động cơ điện một chiều có thể phân thành hai phần chính: Phần tĩnh và phần
động.

18


Hình: Cấu tạo động cơ điện 1 chiều
- Phần tĩnh hay stato hay cịn gọi là phần kích từ động cơ, là bộ phận sinh ra

từ trường nó gồm có:
b. Phân loại động cơ điện một chiều
+) Động cơ điện một chiều kích từ độc lập: Phần ứng và phần kích từ được
cung cấp từ hai nguồn riêng rẽ.
+) Động cơ điện một chiều kích từ song song: Cuộn dây kích từ được mắc
song song với phần ứng.
+) Động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp: Cuộn dây kích từ được mắc nối
tiếp với phần ứng.
2. Nguyên lý làm việc của động cơ điện một chiều
Khi cho điện áp một chiều vào, trong dây quấn phần ứng có điện. Các thanh
dẫn có dịng điện nằm trong từ trường sẽ chịu lực tác dụng làm rôto quay, chiều của
lực được xác định bằng quy tắc bàn tay trái. Khi phần ứng quay được nửa vịng, vị
trí các thanh dẫn đổi chỗ cho nhau.
Do có phiếu góp chiều dịng điện dữ nguyên làm cho chiều lực từ tác dụng
không thay đổi. Khi quay, các thanh dẫn cắt từ trường sẽ cảm ứng với suất điện
động E chiều của suất điện động được xác định theo quy tắc bàn tay phải, ở động cơ
một chiều suất điện động E ư ngược chiều dòng điện I ư nên E ư được gọi là sức
phản điện động. Khi đó ta có phương trình:
U=Eư-IưRư
Rư là điện trở dây quấn phần ứng U là điện áp đầu cực máy I ưRư là điện áp rơi trên
dây quấn phần ứng.Eư là sức điện động (sđđ) phần ứng.
III. Khảo sát các đặc tính, lựa chọn động cơ điện 1 chiều
1. Điều khiển động cơ điện
Điều khiển máy điện là lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng các thiết bị, khí cụ
điện và sơ đồ điều khiển nhằm đảm bảo sự vận hành các loại máy phát điện và động
cơ điện theo yêu cầu thực tế. Một hệ thống truyền động điện bao gồm các khâu:
a. Động cơ điện : biến đổi điện năng thành cơ năng quay các máy sản xuất
b. Máy sản xuất : là thiết bị cơ khí thực hiện chức năng theo cơng nghệ sản xuất
c. Bộ biến đổi : dùng để biến đổi nguồn điện lưới thành nguồn điện phù hợp với
động cơ điện về điện áp và tần số

2. Tính cơng suất và chọn động cơ điện
Khi chọn các máy động cơ điện cần thỏa mãn yêu cầu sau:
- Giá thành
- Có điều khiển đơn giản
- Trọng lượng, kích thước nhỏ
- Độ tin cậy cao trong vận hành
19


- Có cấu trúc phù hợp với mơi trường
- Động cơ có điện áp và tần số định mức trùng với điện áp và tần số của lưới
điện.
III. Qui trình chế tạo máy cắt cỏ
1. Khảo sát lựa chọn động cơ
Hiện nay trên thị trường có đa dạng các loại động cơ điện 1 chiều với các cấp điện
áp và công suất khác nhau.
2. Khảo sát lựa chọn vật liệu trên thị trường
Ngồi động cơ là quan trọng nhất thì “MÁY CÁT CỎ MINI” cịn có cấu tạo các bộ
phận khác như: Thân máy, dao cắt, Ắc qui, dây dẫn,…
- Thân máy: Thân máy chính là bộ khung xương chính của máy cắt cỏ

Máy cắt của Honda

Máy cắt của Thailand
- Dao cắt: Là bộ phận rất quan trọng.

20


Hình ảnh của 1 số loại dao cắt

- Ắc qui: Cung cấp nguồn 1 chiều cho động cơ làm việc. Chính vì vậy việc lựa chọn
loại Ắc qui phù hợp quyết định đến thời gian, tuổi thọ làm việc của động cơ.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại Ắc qui đa dạng về chủng loại và mẫu mã
sản phẩm.

Có rất nhiều loại Ắc qui có thể lựa chọn trên thị trường
IV. Kết quả thực hiện của đề tài
1. Mơ hình ý tưởng ban đầu

Khung máy

Dao
cắt

Hình: Mơ phỏng ý tưởng thiết kế Máy cắt cỏ ban đầu
2. Lựa chọn chế tạo các chi tiết máy
a. Động cơ điện
Động cơ điện 1 chiều mà chúng em lựa chọn là loại 12V, có cơng suất 80W.
Đây là loại động cơ 1 chiều có cơng suất tương đối cao và dễ kiếm trên thị
trường.

21


Ảnh: Động cơ điện 1 chiều mà chúng em lựa chọn
b. Ắc qui:
Để phù hợp với động cơ chọn Ắc qui loại 12.4V

Ảnh: Ắc qui
c. Thân máy:

Lựa chọn từ những vật liệu phế thải tưởng như không sử dụng được nữa. Các
thanh sắt, mẩu sắt vụn.

22


Ảnh: Lắp ráp động cơ

Ảnh: Sản phẩm sau khi lắp ráp hoàn thiện

Ảnh: Thử nghiệm Máy cắt cỏ tại trường THPT Bình Sơn
23


3. Một số hình ảnh kết quả

Ảnh: Sau khi dùng máy cắt cỏ

24


×