Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2019 TẠI XÃ CẦN KIỆM, HUYỆN THẠCH THẤT, T.P HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.49 MB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VIỆN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN

--------------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
NĂM 2019 TẠI XÃ CẦN KIỆM, HUYỆN THẠCH THẤT, T.P HÀ NỘI

NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ: 7850103

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Bích
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tuấn Vũ
Mã sinh viên: 1654030804
Lớp: K61 - QLĐĐ
Khóa học: 2016 - 2020

Hà Nội – 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VIỆN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN

---------------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
NĂM 2019 TẠI XÃ CẦN KIỆM, HUYỆN THẠCH THẤT, T.P HÀ NỘI

NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI


MÃ SỐ: 7850103

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Bích
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tuấn Vũ
Mã sinh viên: 1654030804
Lớp: K61 - QLĐĐ
Khóa học: 2016 - 2020

Hà Nội – 2020


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài,
em đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ
giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành khóa luận, cho phép em được bày tỏ
lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Th.S Nguyễn Thị Bích đã
tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều
kiện cho em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Viện
Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn, Bộ môn Quy hoạch và
Quản lý đất đai - Trường Đại học Lâm nghiệp đã tận tình giúp đỡ
em trong q trình học tập, thực hiện và hồn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo UBND Xã Cần
kiệm, cán bộ viên chức Ban Địa chính Xã Cần Kiệm, huyện Thạch
Thất, TP Hà Nội và Công ty Tư vấn Phát triển Nông nghiệp & Nông thôn Sông
Hồng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em về mọi mặt, động viên

khuyến khích em hồn thành khóa luận.
Hà Nội, ngày …tháng 05 năm 2020
Sinh viên thực hiện

1


Nguyễn Tuấn Vũ

2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................i
MỤC LỤC.................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH.........................................................................................v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU.....................................................................................vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU....................................................................................................7
1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI........................................................................7
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................8
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................8
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................................9
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC...........................................................................................9
2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ..............................................................................................11
2.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN.........................................................................................15
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................28
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................................28
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................28
3.3. QUY TRÌNH THỰC HIỆN..............................................................................32

3.4. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU..................................................33
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................................34
4.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ CẦN
KIỆM, HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI......................................34
4.2. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT XÃ CẦN KIỆM
NĂM 2019...............................................................................................................37
4.3. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CẦN KIỆM, HUYỆN
THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.................................................................65
3


4.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KIỂM KÊ VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI
SO VỚI KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI NĂM 2014 VÀ 2010 CỦA XÃ CẦN KIỆM..........66
4.5. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI
VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TẠI XÃ CẦN
KIỆM, HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI......................................75
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................77
5.1. KẾT LUẬN.......................................................................................................77
5.2. KIẾN NGHỊ......................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................79

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

BTNMT


Bộ Tài ngun Mơi trường

CP

Chính phủ

DT

Diện tích

ĐKĐĐ

Đăng ký đất đai

GCN

Giấy chứng nhận

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất



Nghị định

QSDĐ

Quyền sử dụng đất




Quyết định

VPĐKĐĐ

Văn phịng đăng ký đất đai

TT

Thơng tư

HTX

Hợp tác xã

DVNN

Dịch vụ nơng nghiệp

TNMT

Tài ngun Mơi trường

UBND

Uỷ ban nhân dân

VPĐKĐĐ


Văn phịng đăng kí đất đai

HSĐC

Hồ sơ địa chính

BĐĐC

Bản đồ địa chính

5


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Giao diện phần mềm TKDESKTOP........................................................23
Hình 2.2. Cổng thông tin hỗ trợ công tác kiểm kê đất đai năm 2019......................23
Hình 2.3. Giới thiệu phần mềm gCadas...................................................................25
Hình 3.1. Quy trình thực hiện kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất....................................................................................................................33
Hình 4.1. Vị trí địa lý xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất, Hà Nội.............................34
Hình 4.2. Bản đồ tổng hợp từ các bản đồ khác nhau..............................................40
Hình 4.3. Tìm lỗi dữ liệu.........................................................................................42
Hình 4.4. Chưa cập nhật biến động sử dụng đất sau khi đi ngoại nghiệp................44
Hình 4.5. Cập nhật biến động sử dụng đất sau khi đi ngoại nghiệp.........................45
Hình 4.6. Sửa lỗi tự động.........................................................................................46
Hình 4.7. Tìm lỗi dữ liệu..........................................................................................47
Hình 4.8. Sửa lỗi thủ cơng.......................................................................................48
Hình 4.9. Bảng thơng tin thuộc tính.........................................................................49
Hình 4.10. Xuất bản đồ điều tra khoanh đất...........................................................50

Hình 4.11. Vẽ nhãn khoanh đất theo quy định mới..................................................52
Hình 4.12. Bản đồ khoanh vẽ đủ 4 thơng tin chính..................................................53
Bước 1: Xuất bản đồ hiện trạng sử dụng đất............................................................55
Hình 4.13. Xuất bản đồ hiện trạng sử dụng đất.......................................................55
Hình 4.16.Vẽ nhãn loại đất......................................................................................58
Hình 4.17.Vẽ nhãn thơng tin ghi chú.......................................................................59
Hình 4.18. Khung bản đồ hiện trạng........................................................................60
Hình 4.19. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất................................................................61
Hình 4.20. Xuất biểu kiểm kê theo Thông tư 27......................................................63

6


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1. Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất...........................................................9
Bảng 1.2. Một số văn bản pháp luật về đất đai........................................................11
Bảng 3.1. Các bước xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

tại xã

Cần Kiệm, huyện Thạch Thất, T.p Hà Nội...............................................................29
Bảng 3.2. Các bước thực hiện kiểm kê đất đai tại xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất,
T.p Hà Nội................................................................................................................30
Bảng 4.1.Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo quy định Thông tư 27/2018/TTBTNMT....................................................................................................................54
Bảng 4.2. Các biểu thống kê, kiểm kê theo thông tư 27..........................................64
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu sử dụng đất xã Cần Kiệm năm 2019.......................................65
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu sử dụng đất năm 2019 theo đối tượng sử dụng, quản lý tại xã
Cần Kiệm, huyện Thạch Thất..................................................................................66
Bảng 4.3. Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất tại xã Cần Kiệm...........68
Biểu đồ 4.3. Biến động nhóm đất nơng nghiệp trong giai đoạn 2014 – 2019 tại xã

Cần Kiệm, huyện Thạch Thất..................................................................................71
Biểu đồ 4.4. Biến động nhóm đất phi nơng nghiệp trong giai đoạn 2014 – 2019 tại
xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất..............................................................................73

7


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Kiểm kê đất đai là một trong những nội dung quản lý nhà nước về đất đai
theo luật đất đai năm 2013. Cơng tác kiểm kê đánh giá tình hình biến động đất
đai là một yêu cầu đặc biệt quan trọng. Dựa trên số liệu diện tích đất đai trong
phạm vi của cả nước, từng vùng, từng đơn vị hành chính các cấp nhằm đáp ứng
yêu cầu quản lý Nhà nước đối với đất đai và các nhu cầu phát triển kinh tế xã
hội của đất nước. Trên cơ sở đó, sẽ hỗ trợ cho các nhà quản lý đưa ra đề xuất
việc điều chỉnh chính sách pháp luật, quy hoạch về đất đai; định hướng giải
quyết các vấn đề về đất đai, căn cứ cho việc sử dụng đất và phục vụ cho việc
nắm chắc được quỹ đất nhằm phân bố cho việc sử dụng đất đem lại hiệu quả sử
dụng cao.
Kỳ kiểm kê năm 2019 được thực hiện dựa theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày
17/6/ 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất năm 2019, Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/
2018 và Quyết định số 1762/QĐ-BTNMT ngày 14/7/2019 của Bộ TN&MT về
việc ban hành Phương án thực hiện kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất năm 2019. Kết quả kiểm kê sẽ là cơ sở đề xuất chính sách quản lý nhà
nước về đất đai hiệu quả, là cơ sở cho lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các
cấp giai đoạn 2021 – 2030. Các địa phương phải hoàn thành việc kiểm kê đất
đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở cấp xã xong trước ngày 16 tháng 01
năm 2020. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, việc triển khai công tác kiểm kê
đất đai ở cấp xã tại một số địa phương vẫn chưa hồn thành hoặc cịn gặp nhiều

khó khăn.
Xuất phát từ những thực tiễn trên, sinh viên tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 tại xã
Cần Kiệm, huyện Thach Thất, Thành phố Hà Nội” là để đánh giá cơng tác
kiểm kê và tình hình biến động đất đai cấp xã.

8


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở số liệu thực tế tại địa phương tiến thành thực hiện kiểm kê đất
đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã nhằm phục vụ cho công tác
quản lý nhà nước về đất đai tại xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất, thành phố Hà
Nội.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá được tình hình biến động diện tích đất đai theo mục đích sử
dụng đất qua hai kì kiểm kê đất đai tại xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất, thành
phố Hà Nội.
Kiểm kê hiện trạng các loại đất, sử dụng đất tại xã Cần Kiệm, huyện
Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 tại xã Cần Kiệm,
huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Kết quả kiểm kê đất đai tại tại xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất, thành phố
Hà Nội.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 tại xã Cần Kiệm, huyện Thạch
Thất, thành phố Hà Nội.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1. Phạm vi không gian: xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất
1.3.2.2. Phạm vi thời gian:
- Đề tài tập trung nghiên cứu trong giai đoạn 2014 - 2020.
- Kết quả thành lập bản đồ hiện trạng năm 2019

9


PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC
2.1.1. Khái niệm về hồ sơ địa chính, kiểm kê đất đai, bản
đồ hiện trạng trạng sử dụng đất
2.1.1.1. Hồ sơ địa chính
Theo Điều 96, Luật đất đai năm 2013: “Hồ sơ địa chính bao gồm các tài
liệu dạng giấy hoặc dạng số thể hiện thông tin chi tiết về từng thửa đất, người
được giao quản lý đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất,
các quyền và thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính và việc
lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính; lộ trình chuyển đổi hồ sơ địa chính dạng
giấy sang hồ sơ địa chính dạng số.”
2.1.1.2. Kiểm kê đất đai
Theo Điều 3, Luật đất đai năm 2013: “Kiểm kê đất đai là việc Nhà nước tổ
chức điều tra, tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện
trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa hai
lần kiểm kê.”
2.1.1.3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Theo Điều 3, Luật đất đai năm 2013: “Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản
đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo
từng đơn vị hành chính.”
Các đặc điểm căn cứ để xác định tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất:

- Mục đích, yêu cầu khi thành lập, phù hợp với quy hoạch.
- Kích thước các yếu tố nội dung bản đồ HTSDĐ phải biểu thị trên bản đồ.
- Quy mơ diện tích, hình dạng khu vực nghiên cứu.
Trường hợp đơn vị hành chính thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất có
hình dạng đặc thù (chiều dài quá lớn so với chiều rộng) thì được phép lựa chọn
tỷ lệ bản đồ lớn hơn hoặc nhỏ hơn một bậc so với quy định trên.
Bảng 1.1. Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất
10


Đơn vị hành chính
Cấp xã

Cấp huyện
Cấp tỉnh

Diện tích tự nhiên (ha)
Dưới 120
Từ 120 đến 500
Trên 500 đến 3.000
Trên 3.000
Dưới 3.000
Từ 3.000 đến 12.000
Trên 12.000
Dưới 100.000
Từ 100.000 đến 350.000
Trên 350.000

Cấp vùng
Cả nước


Tỷ lệ bản đồ
1:1000
1:2000
1:5000
1:10000
1:5000
1:10000
1:25000
1:25000
1:50000
1:100000
1:250000
1:1000000
(Nguồn: Bộ TNMT, 2018)

2.1.2. Mục đích của kiểm kê đất đai
Mục đích của kiểm kê đất đai nhằm:
1. Đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất và đề xuất các biện
pháp tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
2. Làm căn cứ để lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3. Làm cơ sở đề xuất điều chỉnh chính sách, pháp luật về đất đai.
4. Cung cấp số liệu để xây dựng niên giám thống kê các cấp và phục vụ nhu
cầu thông tin đất đai cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh,
nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo, các nhu cầu khác của Nhà nước và xã
hội.

11



2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ
2.2.1. Văn bản pháp luật về đất đai
Bảng 1.2. Một số văn bản pháp luật về đất đai
STT

Một số văn bản căn cứ

Ngày tháng năm
ban hành

1

Thông tư 27/2018/TT-BTNMT Quy định về
thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất

14/12/2018

2

Quyết định số 1762/QĐ-BTNMT

14/7/2019

3

Chỉ thị 15/CT-TTg

17/6/2019


2

Luật 27/2018/QH14 Đo đạc và bản đồ

14/06/2018

3

Nghị định 01/2017/NĐ-CP về việc Sửa đổi, bổ
sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành
Luật đất đai

06/01/2017

4

Nghị định 35/2015/NĐ-CP Về quản lý, sử dụng
đất trồng lúa

13/04/2015

5

Nghị định 43/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Đất đai

15/05/2014

6


Luật 45/2013/QH13 Đất đai

29/11/2013

2.2.2. Căn cứ thực hiện
2.2.2.1. Nguyên tắc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai
1. Loại đất, loại đối tượng sử dụng đất, đối tượng quản lý đất và các chỉ
tiêu khác được thống kê, kiểm kê phải theo đúng hiện trạng tại thời điểm thống
kê, kiểm kê, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này.
2. Trường hợp đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất nhưng tại thời điểm thống kê, kiểm kê chưa sử dụng đất
theo quyết định thì thống kê, kiểm kê theo loại đất, loại đối tượng sử dụng đất
ghi trong quyết định; đồng thời phải thống kê, kiểm kê theo hiện trạng sử dụng
vào biểu riêng (các biểu 05/TKĐĐ và 05a/TKĐĐ) để theo dõi, quản lý theo quy
định của pháp luật đất đai; trừ trường hợp đã có quyết định giao đất, cho thuê
12


đất nhưng chưa được bàn giao đất trên thực địa vẫn được thống kê, kiểm kê theo
hiện trạng sử dụng.
3. Trường hợp mục đích sử dụng đất hiện trạng đã thay đổi khác với mục
đích sử dụng đất trên hồ sơ địa chính thì kiểm kê theo hiện trạng đang sử dụng,
đồng thời kiểm kê theo mục đích được ghi trên hồ sơ địa chính và tổng hợp các
trường hợp này vào biểu riêng (các Biểu 06/TKĐĐ và 06a/TKĐĐ) để kiểm tra,
thanh tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy
định tại Điều 4 của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của
Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa và khoản 11 Điều 2 của Nghị định
số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai thì vẫn thống kê,

kiểm kê theo loại đất trồng lúa; đồng thời kiểm kê diện tích đất trồng lúa đã
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vào biểu riêng (Biểu 02a/TKĐĐ).
5. Trường hợp đất đang sử dụng vào nhiều mục đích thì ngồi việc thống
kê, kiểm kê theo mục đích sử dụng đất chính, cịn phải thống kê, kiểm kê thêm
theo mục đích sử dụng đất kết hợp vào biểu riêng (Biểu 07/TKĐĐ). Mục đích sử
dụng đất chính được xác định theo quy định tại Điều 11 của Luật Đất đai và
Điều 3 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai đã được sửa đổi, bổ
sung tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01
năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết
thi hành Luật Đất đai.
6. Số liệu kiểm kê đất đai định kỳ được tổng hợp từ kết quả điều tra,
khoanh vẽ, lập bản đồ kiểm kê đất đai đối với toàn bộ diện tích trong phạm vi
địa giới hành chính của đơn vị kiểm kê.
Số liệu thống kê đất đai hàng năm được tổng hợp từ bản đồ kiểm kê đất
đai đã được chỉnh lý đối với các trường hợp biến động đã thực hiện xong thủ tục
hành chính về đất đai trong năm thống kê theo quy định.
13


7. Diện tích các khoanh đất tính trên bản đồ kiểm kê đất đai cấp xã theo
đơn vị mét vuông (m2); số liệu diện tích trên các biểu thống kê, kiểm kê đất đai
thể hiện theo đơn vị hécta (ha); được làm tròn số đến hai chữ số thập phân sau dấu
phẩy (0,01 ha) đối với cấp xã, làm tròn số đến một chữ số thập phân sau dấu phẩy
(0,1 ha) đối với cấp huyện và làm tròn số đến 01 ha đối với cấp tỉnh và cả nước.
2.2.2.2. Thời điểm và thời gian thực hiện thống kê đất đai
1. Thời điểm thống kê đất đai định kỳ hàng năm được tính đến hết ngày
31 tháng 12 hàng năm (trừ năm thực hiện kiểm kê đất đai).
2. Thời gian thực hiện và thời điểm nộp báo cáo kết quả thống kê đất đai
định kỳ hàng năm được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân
cấp xã) triển khai thực hiện từ ngày 15 tháng 11 hàng năm (trong thời gian thực
hiện phải tiếp tục tổng hợp cả các trường hợp biến động đất đai đến ngày 31
tháng 12); hoàn thành và nộp báo cáo kết quả lên Ủy ban nhân dân huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) trước
ngày 16 tháng 01 năm sau;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thành và nộp báo cáo kết quả lên Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh) trước ngày 01 tháng 02 năm sau;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thành và nộp báo cáo kết quả về Bộ Tài
nguyên và Môi trường trước ngày 16 tháng 02 năm sau;
d) Bộ Tài nguyên và Môi trường hồn thành và báo cáo kết quả lên Thủ
tướng Chính phủ trước ngày 16 tháng 3 năm sau;
đ) Thời gian thực hiện quy định tại các điểm b và c khoản này nếu trùng
thời gian nghỉ Tết Nguyên đán thì việc nộp báo cáo kết quả được lùi thời gian
bằng số ngày được nghỉ Tết Nguyên đán theo quy định.

14


2.2.2.3. Thời điểm và thời gian thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất
1. Thời điểm kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất định kỳ
05 năm được tính đến hết ngày 31 tháng 12 của năm có chữ số tận cùng là 4 và 9.
2. Thời gian thực hiện và thời điểm nộp báo cáo kết quả kiểm kê đất đai
và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất định kỳ 05 năm được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai thực hiện từ ngày 01 tháng 8 năm
kiểm kê (trong thời gian thực hiện phải tiếp tục tổng hợp cả các trường hợp biến
động đất đai đến ngày 31 tháng 12); hoàn thành và nộp báo cáo kết quả lên Ủy
ban nhân dân cấp huyện trước ngày 16 tháng 01 của năm sau;

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thành và nộp báo cáo kết quả lên Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 01 tháng 3 của năm sau;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thành và nộp báo cáo kết quả về Bộ Tài
nguyên và Môi trường trước ngày 16 tháng 4 của năm sau;
d) Bộ Tài nguyên và Mơi trường hồn thành và báo cáo kết quả lên Thủ
tướng Chính phủ trước ngày 16 tháng 6 của năm sau;
đ) Thời gian thực hiện quy định tại các điểm b và c khoản này nếu trùng
thời gian nghỉ Tết Nguyên đán thì việc nộp báo cáo kết quả được lùi thời gian
bằng số ngày được nghỉ Tết Nguyên đán theo quy định.
3. Thời điểm và thời gian thực hiện kiểm kê đất đai chuyên đề thực hiện theo
quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
2.2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu, biểu thống kê và kiểm kê đất đai
Các quy định về các chỉ tiêu và hệ thống bảng biểu thống kê, kiểm kê đất
đai theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chỉ tiêu loại đất thống kê, kiểm kê được phân loại theo mục đích sử
dụng đất và được phân chia từ tổng thể đến chi tiết theo quy định như sau:

15


1. Nhóm đất nơng nghiệp, bao gồm: a) Đất sản xuất nông nghiệp gồm đất
trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm; b) Đất lâm nghiệp; c) Đất nuôi
trồng thủy sản; d) Đất làm muối; đ) Đất nông nghiệp khác.
2. Nhóm đất phi nơng nghiệp, bao gồm: a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn,
đất ở tại đô thị; b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan; c) Đất quốc phòng; d) Đất an
ninh; đ) Đất xây dựng cơng trình sự nghiệp; e) Đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp; đất cụm công nghiệp; đất khu chế xuất;
đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho
hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; g) Đất sử

dụng vào mục đích cơng cộng; h) Đất cơ sở tơn giáo; i) Đất cơ sở tín ngưỡng….
3. Nhóm đất chưa sử dụng
4. Đất có mặt nước ven biển
5. Việc giải thích, hướng dẫn thống kê, kiểm kê đối với từng loại đất được
thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.
Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ về loại đối tượng
sử dụng đất; loại đối tượng được Nhà nước giao quản lý đất
Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ theo khu vực tổng
hợp
2.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.3.1. Sơ lược về công tác kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất ở Việt Nam
2.3.1.1. Trước năm 1975
Trước đây việc thông kê đất đai nhằm phục vụ cho kế hoạch 5 năm, chỉ tập
trung thống kê đất nông nghiệp nhưng chỉ sơ lược và chưa thống kê theo quyền
sở hữu của các thành phần kinh tế.

16


2.3.1.2. Trong giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1992
Năm 1977 Hội Đồng Chính Phủ ra quyết định số 169/CP về việc điều tra
thống kê tình hình cơ bản đất đai trong cả nước. Tiến hành công tác điều tra và
thống kê tình hình cơ bản về đất trong cả nước trong năm 1977 và năm 1978,
theo phương án của liên Bộ Nông nghiệp và Tổng cục Thống kê nhằm phục vụ
kịp thời ngay cho cơng tác kế hoạch hóa, xây dựng kế hoạch 5 năm.
Thực hiện quyết định số 169/CP, đến năm 1980 cả nước đã có những số
liệu cơ bản về đất với mức độ tương đối đầy đủ và tin cậy hơn so với những tài
liệu điều tra trước, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý hiện nay của
Nhà nước đối với đất đai vì chúng ta chưa xác định chính xác diện tích đất đai

của từng chủ sử dụng và chưa tổ chức việc đăng ký phân hạng từng thửa ruộng
đất. Vào ngày 01/07/1980 hội đồng chính phủ ban hành Quyết định số Số
201/CP năm 1980 về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác
quản lý ruộng đất trong cả nước. Ngày 10 tháng 11 năm 1980 Phó Thủ tường đã
có Chỉ thị 299/TTg Về cơng tác đo đạc, phân hạng và đăng ký ruộng đất trong
cả nước. Thực hiện chỉ thị 299/TTg của thủ tướng chính phủ, ngành quản lý
ruộng đất trong thời gian 1981 đến 1985 đã tiến hành đo đạc, phân hạng, đăng
ký thống kê đất đai trong cả nước.
Trên cơ sở BĐHTSDĐ của 31 tỉnh, thành phố và BĐHTSDĐ của đợt công
tác phân vùng nông nghiệp trước năm 1978 đối với các tỉnh còn thiều như các:
bản đồ các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, Tổng Cục Quản lý Ruộng Đất đã
chủ trì cùng các cơ quan đã xây dựng BĐHTSDĐ các tỷ lệ 1:1000000 có kèm
theo thuyết minh và tập số liệu thông kê đất đai.
Năm 1980, có 31 trong số 44 tỉnh, thành phố xây dựng bản đồ HTSDĐ. Trên
cơ sở bản đồ HTSDĐ của 31 tỉnh, thành phố và bản đồ HTSDĐ.
Thực hiện Chỉ thị 299/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ, ngành quản lý
ruộng đất trong thời gian 1981-1985 đã tiến hành đo đạc, phân hạng, đăng ký
thống kê đất đai trong cả nước. Năm 1985 đã đưa ra số liệu thống kê đất đai
hoàn chỉnh tất cả các xã, huyện, tỉnh và cả nước. Tổng cục quản lý ruộng đất đã
17


xây dựng bản đồ HTSDĐ cả nước 1988 tỷ lệ 1:1000000 có kèm theo thuyết minh
và số liệu thống kê đất đai cả nước.
Các tỉnh không xây dựng bản đồ HTSDĐ năm 1990. Do đó bản đồ hiện
trạng sử dụng đất cả nước năm 1990 tỷ lệ 1:1000000 được xây dựng trên cơ sở
Landsat-TM chụp năm 1989-1992. Bản đồ HTSDĐ năm 1989 tỷ lệ 1:1000000
và một số bản đồ hiện trạng sử dụng đất của tỉnh.
2.3.1.3. Trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2004
Từ khi có Luật đất đai năm 1993 việc thống kê kiểm kê đất đai theo định

kỳ hằng năm và 5 năm được tiến hành từ trung ương đên địa phương. Các kỳ
điều tra kiểm kê chi tiết đến các loại đất và các thành phần kinh tế. Ngày
18/08/1999 chỉ thị số 24/1999/CT_TTg của thủ tướng chính phủ về tổng kiểm
kê đất đai năm 2000. Trong thời gian này, Tổng Cục Địa Chính đã tiến hành xây
dựng BĐHTSDĐ năm 1995 trong cả nước ở các cấp (xã, huyện, tỉnh).
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 1995
Thực hiện quyết định 275/QDĐC cả nước tiến hành xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất từ cấp trung ương cho tới địa phương và kèm theo số liệu
thống kê theo các biểu mẫu. Trên cơ sở bản đồ HTSDĐ cả nước tỷ lệ 1:1000000
có kèm theo thuyết minh và các biểu kèm theo diện tích đất đai trong tồn quốc.
Nhìn chung các bản đồ HTSDĐ được thành lập đã có nội dung, phương
pháp, ký hiệu thống nhất phản ánh được đầy đủ các loại đất và có tính pháp lý.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000
Nhìn chung nét đặc trưng cơ bản của bản đồ HTSDĐ năm 2000 là dùng
BĐĐH có thể hiện đường địa giới hành chính theo Chỉ thị 354/CT ngày
6/11/1999 của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng và quyết định của Thủ Tướng
Chính Phủ về điều chỉnh địa giới hành chính.
Tỷ lệ bản đồ HTSDĐ năm 2000 là 1:25000 trên cơ sở thu bản đồ HTSDĐ
của tất cả các phường, xã 1:25000 cấp huyện, can ghép và chuyển vẽ các nội
dung hiện trạng sử dụng đất lên tài liệu bản đồ nền được xây dựng trên bản đồ
địa hình tỷ lệ 1:25000 do Tổng Cục Địa Chính phát hành năm 1982.
18


2.3.1.4. Năm 2005
Luật đất đai năm 2003 ban hành và Chỉ thị số: 28/2004/CT-TTg của Thủ
tướng chỉnh phủ ban hành ngày 15 tháng 7 năm 2004 về việc kiểm kê đất đai
năm 2005. Để hướng dẫn thực hiện kiểm kê theo Luật đất đai mới Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường đã ban hành thông tư 28/2004/TT-TBTNM của Bộ
TN&MT.

Năm 2005, Cục Viễn thám quốc gia - Bộ Tài nguyên và Môi trường đã
thành lập bình đồ ảnh vũ trụ tỷ lệ 1: 10.000 bằng ảnh SPOT 5 (độ phân giải
2,5m) phục vụ kiểm kê đất đai của 13 tỉnh trong chương trình “Tổng kiểm kê đất
đai tồn quốc”. Trong đợt này, các cán bộ kỹ thuật của Cục đã xuống từng địa
phương để tổ chức giới thiệu công nghệ và tập huấn kỹ thuật cho cán bộ kỹ thuật
của các Sở Tài nguyên và Môi trường, đã tiến hành thử nghiệm thành lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất bằng ảnh viễn thám (Bộ Tài nguyên và Môi trường,
2020).
2.3.1.5. Năm 2010
Chỉ thị 618/CT-TTg của Thủ tướng về việc kiểm kê đất đai và xây dựng
bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010, ban hành ngày 15/5/2009. Theo Chỉ thị
618/CT-TTg về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
năm 2010, Bộ TN&MT có trách nhiệm cung cấp ảnh viễn thám, bản đồ nền cấp
tỉnh, cấp xã cho các địa phương chưa có bản đồ nền hoặc bản đồ nền chưa bảo
đảm yêu cầu theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường để phục vụ cho
công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Việc kiểm kê đất đai năm 2010 phải xác định rõ hiện trạng diện tích đất tự
nhiên của tồn thành phố; xác định cụ thể hiện trạng quỹ đất đang quản lý, sử
dụng, quỹ đất đã đưa vào sử dụng nhưng còn để hoang hóa, quỹ đất chưa sử
dụng; đánh giá đúng thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất và biến động đất
đai so với kỳ kiểm kê trước (năm 2005), việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đã được xét duyệt; tổng hợp đánh giá các mặt được, chưa được, các
vấn đề tồn tại và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất.
19


Bản đồ HTSDĐ được xây dựng theo đơn vị hành chính các cấp (cấp xã,
cấp huyện và cấp thành phố), trong đó bản đồ HTSDĐ cấp xã được lập trên nền
bản đồ địa chính trong q trình kiểm kê diện tích đất đai là bản đồ HTSDĐ cơ
bản. Bản đồ HTSDĐ cấp huyện được tổng hợp từ bản đồ HTSDĐ cấp xã; bản

đồ HTSDĐ cấp thành phố được tổng hợp từ bản đồ HTSDĐ cấp huyện.
2.3.1.6. Năm 2014
Ngày 01/8/2014 Thủ tướng ban hành Chỉ thị 21/CT-TTg về kiểm kê đất
đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014. Năm 2014 cả nước đã xây

dựng được bộ bản đồ của các cấp, biểu thị các khoanh đất, mục đích sử dụng
dụng theo hiện trạng và hệ thống giao thông, thủy hệ, ký hiệu các đối tượng
kinh tế - xã hội theo đúng Thông tư 28 của Bộ TN&MT năm 2014 quy định
về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất (Trường
Giang, 2014).
Công tác triển khai về kiểm kê đất đai, lập bản đồ HTSDĐ năm 2014 đã có
sự đổi mới, đảm bảo tính đồng bộ, phản ánh trung thực, khách quan, đạt độ tin
cậy cao nhất theo hệ thống chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai của Luật Đất đai
năm 2013. Cơng tác điều tra, khoanh vẽ ngồi thực địa được đặc biệt chú trọng,
nhằm bảo đảm độ chính xác, tin cậy cao nhất. Nếu như trước đây, sự đồng bộ
giữa bản đồ và số liệu điều tra, khoanh vẽ ngoài thực địa chưa cao, có khi độc
lập với bản đồ nhưng lần kiểm kê này được đảm bảo tính thống nhất số liệu.
Trước khi điều tra, việc rà soát, cập nhật, chỉnh lý các khoanh đất, yếu tố
nền địa lý, đường địa giới hành chính trên bản đồ điều tra kiểm kê từ các nguồn
tài liệu; xác định phạm vi kiểm kê trên bản đồ cũng như thực hiện đầy đủ các
bước khác trong điều tra, khoanh vẽ ngoài thực địa. Trong q trình thực hiện,
từ cơng tác chuẩn bị, tác nghiệp chuyên môn đến tổng hợp kết quả báo cáo, Sở
Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND cấp xã, cấp huyện thường xuyên
đôn đốc kiểm tra, hướng dẫn quá trình thực hiện. Sở tiến hành ký kết hợp đồng
với đơn vị kiểm tra, nghiệm thu độc lập, nắm tiến độ thực hiện và kịp thời giải
quyết những khó khăn, vướng mắc từ cấp cơ sở. Đây là lần đầu tiên tỉnh sử dụng
20


công cụ hỗ trợ TK Tool do Tổng cục Quản lý Đất đai cung cấp để tổng hợp số

liệu, sau đó đăng tải lên phần mềm TK. Ngồi ra, q trình triển khai đã sử dụng
cơng nghệ máy tính điện tử với các phần mềm MicroStation, phần mềm Famis,
phần mềm frameht để thành lập bản đồ HTSDĐ năm 2015.
2.3.1.7. Năm 2019
Ngày 17/6/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg
về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019.
2.3.2. Các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất
2.3.2.1. Cấp xã
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã được thành lập trên cơ sở tổng hợp,
khái quát hóa nội dung của bản đồ kiểm kê đất đai.
- Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở
- Phương pháp sử dụng ảnh chụp từ máy bay, hoặc vệ tinh có độ phân giải
cao được nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao
- Phương pháp hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trước.
Phương pháp này chỉ được áp dụng khi không có bản đồ địa chính hoặc bản đồ
địa chính cơ sở và ảnh chụp máy bay, hoặc ảnh chụp từ vệ tinh. Bản đồ hiện
trạng sử dụng đất chu kỳ trước được thành lập trên bản đồ nền theo quy định của
Bộ Tài nguyên và Môi trường khi số lượng và diện tích các khoanh đất ngồi
thực địa đã biến động không quá 2% so vởi bản đồ hiện trạng sử dụng đất của
chu kỳ trước (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2007).
2.3.2.2. Cấp huyện, cấp tỉnh
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và tỉnh được lập trên cơ sở tiếp
biên, tổng hợp, khái quát hóa nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các
đơn vị hành chính trực thuộc.

21


2.3.2.3. Các vùng kinh tế - xã hội

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các vùng kinh tế - xã hội được lập trên cơ sở
tổng hợp, khái quát nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành
chính cấp tỉnh.
2.3.2.4. Cả nước
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước được lập trên cơ sở tổng hợp, khái
quát nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các vùng kinh tế - xã hội.
2.3.3. Một số công cụ hỗ trợ kiểm kê đất đai, thành lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019
2.3.3.1. Phần mềm TKDesktop 2019
TKDesktop là một phần mềm công cụ để hỗ trợ xây dựng, biên tập và
chỉnh sửa dữ liệu, hiển thị bản đồ thống kê, kiểm kê đất đai trên máy tính cá
nhân. Phần mềm có thể thực hiện các nhiệm vụ phân tích địa lý phức tạp, tạo các
bản đồ chuyên đề trên các trường thuộc tính ở bên trong dữ liệu của người sử
dụng và có nhiều tính năng mạnh khác như kết hợp, chia tách đối tượng, tạo
vùng đệm và chuyển đổi (conversion) giữa các đối tượng vùng, đường, điểm…
Người dùng có thể tương tác qua lại giữa đối tượng hình học và dữ liệu thuộc
tính một cách trực quan (Tổng cục Quản lý đất đai, 2019).
Ngồi ra, người dùng có thể thực hiện các câu lệnh truy vấn dữ liệu thuộc
tính (SQL Query) hoặc theo các ràng buộc của dữ liệu không gian (SQL
Spatial), xây dựng các mạng lưới Topo hoặc phân đoạn cho các lớp dữ liệu
đường. Phần mềm TKDESKTOP giúp người dùng kiểm tra tính chính xác
(Validate topology) của dữ liệu bản đồ bằng nhiều luật topo được xây dựng sẵn
(Tổng cục Quản lý đất đai, 2019).
Với Hệ Quy chiếu và Hệ Tọa độ, TKDesktop cho phép người dùng xây
dựng, chỉnh sửa và thiết lập các hệ quy chiếu và hệ tọa độ khác nhau. Người
dùng có thể sử dụng các hệ tọa độ từ thư viện được dựng sẵn hoặc có thể tạo
một hệ tọa độ mới để phục vụ cho cơng việc biên tập bản đồ. Ngồi hệ tọa độ
hiển thị chung cho tất cả các lớp dữ liệu (layers). Ứng dụng cho phép người
22



dùng thiết lập các hệ tọa độ khác nhau cho mỗi lớp dữ liệu (Tổng cục Quản lý
đất đai, 2019).
Phần mềm hỗ trợ thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai do Tổng cục Quản lý
đất đai xây dựng TKDesktop 2019 nhằm: Sửa lỗi tạo khoanh đất từ thửa với
thửa đa mục đích nhưng có diện tích đa mục đích bị sai; Đưa ra cảnh báo và tính
tốn lại diện tích đa mục đích; Đưa tuỳ chọn gộp các khoanh nhỏ ra ngoài; Bổ
sung chức năng kiểm lỗi và parser; Cập nhật lại danh sách đơn vị hành chính
mới nhất theo Tổng cục Thống Kê; Tính tốn Font Height theo tỉ lệ bản đồ; Cho
phép chọn loại đất để Fill màu đối với các khoanh đa mục đích; Tạo 2 lớp :
Đường địa giới hành chính và lớp địa phận xã; Các tools dàn layout in tự động
cho bản đồ hiện trạng (Tổng cục Quản lý đất đai, 2019).

23


×