Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Tượng đài trong tổ chức không gian và đời sống đô thị (nghiên cứu tại thành phố hồ chí minh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.76 MB, 180 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔ THỊ HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
TƯỢNG ĐÀI TRONG TỔ CHỨC KHƠNG GIAN VÀ ĐỜI SỐNG ĐƠ
THỊ
(NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

Sinh viên thực hiện: Đồn Diệp Thùy Dương
MSSV: 0956170013
Khóa: 2009 – 2013
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Minh Hịa

TP.Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔ THỊ HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
TƯỢNG ĐÀI TRONG TỔ CHỨC KHƠNG GIAN VÀ ĐỜI SỐNG ĐƠ
THỊ
(NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

Sinh viên thực hiện: Đồn Diệp Thùy Dương
MSSV: 0956170013
Khóa: 2009 - 2013
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Minh Hòa


TP. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2013


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………….
TÓM TẮT... .............................................................................................................. 1
PHẦN I: DẪN LUẬN ................................................................................................ 3
PHẦN II: NỘI DUNG ............................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................. 8
1.1. Tổng quan nghiên cứu .......................................................................................... 8
1.2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 25
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 36
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển tượng đài .......................................................... 36
2.2. Kết quả nghiên cứu tượng đài trong tổ chức không gian và đời sống đô thị ........ 47
2.3. Thực trạng và kết quả nghiên cứu tượng đài trong tổ chức không gian và đời sống
đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh .............................................................................. 78
2.4. Định hướng giải pháp và đề xuất ...................................................................... 121
2.5. Tiểu kết Chương 2 ............................................................................................ 129
PHẦN III: KẾT LUẬN .......................................................................................... 131
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 134
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 140


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài này, trước hết tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành
và sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Minh Hòa, người đã tận tâm hướng dẫn, cung cấp cho
tôi kiến thức, kinh nghiệm q báu của Thầy để tơi hồn thành đề tài một cách tốt
nhất.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy cô trong Khoa Đô Thị Học Trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh đã tận tâm hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức quý báu suốt bốn năm học

vừa qua và để tơi hồn thành tốt đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy/cô là các chuyên gia điêu khắc của Trường Đại
học Mỹ Thuật, Đại học Kiến Trúc và Hội Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt
tình chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức quý báu để giúp đề tài hoàn thành tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cung cấp cho tôi
những tài liệu về thực trạng tượng đài trong Thành phố Hồ Chí Minh để có cơ sở khoa
học hồn thành đề tài tốt hơn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã luôn theo sát,
ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2013
Tác giả


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

 BQL ĐTXDCT: Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng cơng trình
 KTS:

Kiến trúc sư

 PGS.TS:

Phó Giáo sư, Tiến sĩ

 PTS.KTS:

Phó tiến sĩ, Kiến trúc sư

 Sở VHTTDL: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
 Th.S:


Thạc sĩ

 TLTK:

Tài liệu tham khảo

 TP.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

 TS.KTS:

Tiến sĩ, Kiến trúc sư

 UBND:

Ủy ban Nhân dân


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN

1.

Bảng 2.1. Tượng đài trong tổ chức không gian đô thị trên thế giới

2.

Bảng 2.2. Số lượng tượng đài TP.HCM (năm 2008)


3.

Bảng 2.3. Số lượng tượng đài phân theo thể loại

4.

Bảng 2.4. Số lượng tượng đài phân theo chất liệu

5.

Sơ đồ 2.1. Phân cấp quản lý hệ thống tượng đài TP.HCM


DANH MỤC HÌNH ẢNH SỬ DỤNG TRONG KHĨA LUẬN

6. Hình 1.1. Tháp nhu cầu của A. Maslow
7. Hình 2.1. Tượng đài trên thế giới
8. Hình 2.2. Tượng đài Việt Nam tiêu biểu qua các thời kỳ
9. Hình 2.3. Tượng đài TP.HCM giai đoạn Pháp thuộc
10. Hình 2.4. Tượng đài TP.HCM giai đoạn 1954 - 1972
11. Hình 2.5. Tượng đài TP.HCM sau năm 1975
12. Hình 2.6. Tượng đài phân theo loại hình
13. Hình 2.7. Tượng đài phân theo đề tài
14. Hình 2.8. Vị trí tiêu biểu của tượng đài trong đơ thị
15. Hình 2.9. Tầm nhìn đến tượng phụ thuộc vào chiều cao (H) và khoảng cách (D)
16. Hình 2.10. Tượng đài Trần Hưng Đạo
17. Hình 2.11. Tượng đài Trần Nguyên Hãn
18. Hình 2.12. Tượng đài Phù Đổng Thiên Vương
19. Hình 2.13. Tượng đài An Dương Vương
20. Hình 2.14. Tượng đài Đuốc sống

21. Hình 2.15. Tượng đài Cơng nhân
22. Hình 2.16. Tượng đài Bà mẹ miền Nam
23. Hình 2.17. Tượng đài Mẹ Tổ quốc
24. Hình 2.18. Tượng đài Bác Hồ với thiếu nhi
25. Hình 2.19. Tượng đài Trần Văn Ơn
26. Hình 2.20. Tượng đài Thích Quảng Đức
27. Hình 2.21. Tượng đài Nguyễn Tất Thành
28. Hình 2.22. Tượng đài Quang Trung
29. Hình 2.23. Tượng đài Trần Hưng Đạo (huyện Cần Giờ)


30. Hình 2.24. Tượng đài Trần Nguyên Hãn bị chiếm dụng


1

TĨM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đề tài khóa luận “Tượng đài trong tổ chức không gian và đời sống đô thị
(nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh)” nghiên cứu về vấn đề đang được quan
tâm hiện nay của các đơ thị trên cả nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng.Đó là việc quy hoạch, xây dựng hệ thống tượng đài nhằm tạo nên bản sắc văn
hóa đặc trưng cho đô thị, làm đẹp thêm cho cảnh quan và tạo ra khơng gian văn hóa,
nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần ngày càng cao của con người trong
đơ thị.

Vì thế, những luận điểm cơ bản của đề tài khóa luận chính là việc nghiên cứu chức
năng của thể loại tượng đài trong tổ chức không gian sống và trong đời sống người dân
đô thị.Chức năng của nó đối với khơng gian đơ thị đó là làm cân bằng nhịp điệu và
điểm nhấn cho khơng gian kiến trúc cảnh quan, từ đó đưa ra những ngun tắc để việc
tổ chức khơng gian có mặt tượng đài hài hịa, hợp lý hơn, tạo ra khơng gian văn hóa

cho cư dân đơ thị. Bên cạnh đó, tượng đài và khơng gian đặt tượng có những chức
năng đặc thù đáp ứng nhu cầu tinh thần của thị dân như chức năng giáo dục, thưởng
thức và tâm linh, tác động vào nhận thức và hành động của họ, khơi dậy tinh thần dân
tộc và hướng con người đến nền văn hóa cao hơn.

Từ đó nghiên cứu, đối chiếu vào hệ thống tượng đài hiện hữu của Thành phố Hồ
Chí Minh để đánh giá được thực trạng tổ chức khơng gian có mặt tượng đài cũng như
thực trạng đáp ứng chức năng của nó đối với người dân thành phố, để có những hướng
giải pháp và đề xuất cho thực trạng. Thành phố Hồ Chí Minh đang trong quá trình hội
nhập để phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa quốc tế, do vậy những nghiên cứu của
đề tài có ý nghĩa lý luận góp phần vào định hướng phát triển hệ thống tượng đài của
Thành phố Hồ Chí Minh, mang lại bộ mặt văn hóa, mỹ quan hơn cho thành phố.


2

ABSTRACT
The graduation thesis titled“Monuments in space planning and urban life (case
study: Ho Chi Minh city)” is concerned about the current issue of many cities in
Vietnam at large and in Ho Chi Minh in particular. That is the planning and building
the system of monuments with the purposes of creating the specific cultural identity
for the city, enhancing the beauty of landscapes, creating spaces for culture, arts and
satisfying the high demands of spiritual life in that city.

Therefore, the main points of the research are to study the functions of types of
monuments in living space planning and urban life. Their functions in urban space are
to balance the rhythm of architectural spaces and to create sighting points. In doing so,
the rules for organizing spaces are drawn up including setting monuments
harmoniously and logically, which create cultural spaces for urban residents. Besides,
monuments and spaces for monuments have specific functions that satisfy spiritual

demands of city dwellers such as education, enjoyment and spirit. These functions
might impact on their awareness and actions in order to raise national spirit up and
lead them to higher culture.

In doing so, the system of current monuments in Ho Chi Minh will be contrasted
so as to assess the reality of space planning as well as that of its functions to city
dwellers. Ultimately, the research offers some solutions and proposals for the real
situations. Ho Chi Minh is now on the process of economic integration and
international culture exchange; therefore, the research is of vital importance to the
developmental orientation toward monuments in Ho Chi Minh, bringing the aesthetic
beauty of the city.


3

PHẦN I: DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
Tượng đài là một trong những lĩnh vực của nghệ thuật hoành tráng mang trong
mình những chức năng rất lớn đối với xã hội, được hình thành từ lâu đời ở nhiều đô thị
văn minh trên thế giới qua lịch sử phát triển của xã hội loài người. Tượng đài được
dựng lên với mục đích là đánh dấu, ca ngợi những sự kiện, những con người vang
danh trong lịch sử, thể hiện nét văn hóa đặc trưng cho khu vực. Tượng đài không chỉ
đặt trong các đền thờ như trước nữa mà ngày nay, nó được xem là một phần của khơng
gian sống đơ thị, tham gia vào q trình tạo lập không gian, thực hiện chức năng làm
cân bằng và điểm nhấn cho không gian kiến trúc, tạo nên bộ mặt mỹ quan, văn hóa cho
đơ thị. Một bức tượng đài đẹp, đạt chất lượng cả về nội dung lẫn tạo hình, cộng với
một tổ chức khơng gian xung quanh hài hòa, hợp lý sẽ phát huy được hiệu quả chức
năng trong việc đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng trong đời sống hàng ngày, là
phương tiện nghệ thuật có hiệu quả cao trong giáo dục xã hội về lịch sử, văn hóa, thẩm
mỹ, đáp ứng các nhu cầu về thưởng thức và tâm linh cho con người, gợi mở tinh thần

dân tộc cho các thế hệ. Chính vì nhận thấy những chức năng quan trọng và đặc thù đó
của thể loại tượng đài, các đô thị trên thế giới ngày càng quan tâm hơn đến việc dựng
tượng trong không gian sống và không ngừng sáng tạo ra những tác phẩm hoành tráng
đạt chất lượng thẩm mỹ hơn, nội dung và đề tài phong phú hơn và quy hoạch hệ thống
tượng đài hợp lý để mang lại không gian sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật hiệu quả hơn
cho thị dân.
Mặc dù đối với Việt Nam, nghệ thuật hồnh tráng nói chung và tượng đài nói
riêng được xem là loại hình nghệ thuật mới, song việc nhận thức tầm quan trọng của
thể loại tượng đài ta không đi sau thế giới bao nhiêu. Tuy nhiên, thời gian qua việc
dựng tượng đài trong đô thị mắc phải nhiều hạn chế, cả về quy hoạch lẫn chất lượng
chuyên môn, chưa tạo được mỹ quan cho không gian sống cũng như chưa quan tâm
đến nhu cầu của cộng đồng đối với thể loại tượng đài này. Hầu hết các tượng được đặt
trong những không gian kiến trúc có sẵn, sự lấn át của những cơng trình xây dựng sau,
chưa tạo được xúc cảm thẩm mỹ cho người dân.


4

Thành phố Hồ Chí Minh là một đơ thị có tầm ảnh hưởng lớn đối với quốc gia, là
trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục hàng đầu cả nước, có vị trí và vai trị quan
trọng trong thời kỳ hội nhập để phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa mạnh mẽ với các
nước trên thế giới. Nhưng có một thực tế là trong thời gian qua thành phố chưa dành
nhiều sự quan tâm đến việc bảo tồn, xây dựng và phát triển các công trình văn hóa
nghệ thuật trong đó có thể loại tượng đài. Hiện nay đa phần hệ thống tượng đài của
TP.HCM vẫn chưa có một khơng gian tương xứng, vai trị của nó trong tổ chức khơng
gian đơ thị chưa được quan tâm cũng như chưa đáp ứng tốt các nhu cầu của người dân
về việc thưởng thức các cơng trình nghệ thuật này. Trong quỹ đất hạn hẹp, các nhà cao
tầng chiếm lĩnh không gian, tượng đài của TP.HCM cần phải được tính tốn, nghiên
cứu và đưa ra được giải pháp quy hoạch sao cho phù hợp với tổ chức khơng gian sống
của đơ thị, thể hiện nét văn hóa đặc trưng của thành phố, làm đẹp thêm cho cảnh quan

đơ thị, song song đó phải đảm bảo phát huy tốt các chức năng đối với đời sống con
người trong thành phố.
Bên cạnh đó, trong thời kỳ hội nhập, TP.HCM có tiềm năng là trung tâm kinh tế
đứng đầu cả nước, có vị thế là cửa ngõ giao lưu quốc tế quan trọng, do đó việc phát
triển hệ thống tượng đài hướng đến xây dựng thời đại, con người hiện đại, quý trọng
các thành tựu văn hóa, khoa học của nhân loại là vô cùng cần thiết, nhằm thể hiện sự
hiểu biết, tôn trọng giữa các quốc gia, dân tộc quốc tế trong xu thế hội nhập để cùng
nhau phát triển vì một thế giới hịa bình, hữu nghị.
Chính vì thế đề tài “Tượng đài trong tổ chức không gian và đời sống đô thị
(nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh)” rất cần được nghiên cứu. Với cách tiếp
cận xã hội học đô thị, bài viết không đi sâu vào kỹ thuật cũng như thẩm mỹ của lĩnh
vực điêu khắc mà muốn đánh giá sự hợp lý, chức năng và vai trị của tượng đài trong
tổ chức khơng gian và đời sống người dân tại TP.HCM. Về phương pháp tiến hành, đề
tài sử dụng cả phương pháp nghiên cứu thứ cấp và phương pháp nghiên cứu sơ cấp
bao gồm quan sát trực tiếp, phỏng vấn sâu chính quyền, các nhà chun mơn và người
dân tại TP.HCM.

2.

Mục đích nghiên cứu


5

Mục đích của đề tài “Tượng đài trong tổ chức không gian và đời sống đô thị
(nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh)” là cho thấy được vai trị quan trọng của
tượng đài trong q trình tổ chức khơng gian và trong đời sống của con người, góp
phần làm cho các đơ thị trong nước nói chung và TP.HCM nói riêng quan tâm hơn nữa
đến thể loại tượng đài trong việc làm đẹp thêm cho mỹ quan, mang đến khơng gian
văn hóa, nghệ thuật, đáp ứng các nhu cầu về tinh thần cho người dân TP.HCM.

Để thực hiện được mục đích trên, đề tài cần thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
 Trình bày các định nghĩa và lý thuyết liên quan đến “tượng đài” và “tổ chức
không gian sống đô thị”, “đời sống đô thị” cũng như mối quan hệ tác động của
tượng đài đến tổ chức không gian sống và đời sống đô thị.
 Khảo sát thực trạng tượng đài ở TP.HCM và các tác động/ảnh hưởng của tượng
đài đến tổ chức không gian và đời sống thị dân TP.HCM.
 Tìm hiểu thực trạng quản lý tượng đài tại TP.HCM.
 Đưa ra các hướng đề xuất cho tổ chức không gian tượng đài trong mối tương
quan với đời sống xã hội TP.HCM.

3.

Đối tượng và giới hạn nghiên cứu

3.1. Đối tượng
Đối với đề tài “Tượng đài trong tổ chức không gian và đời sống đô thị (nghiên
cứu tại TP.HCM)”, được đặt trong bối cảnh điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã
hội của TP.HCM hiện nay. Kết hợp với các tài liệu thứ cấp, sơ cấp, cơ sở lý luận, thực
nghiệm, quan điểm các chuyên gia, ban ngành, người dân, bài nghiên cứu sẽ tiến hành
khảo sát thực trạng tổ chức khơng gian có mặt tượng đài của thành phố và việc đáp
ứng các chức năng của tượng đài đối với người dân trong đô thị này. Do đó đối tượng
nghiên cứu của đề tài là “Tượng đài trong tổ chức không gian và đời sống đô thị”.

3.2. Giới hạn nghiên cứu
Về không gian: Tại TP.HCM. Do hạn chế về thời gian, tài chính và sức lực nên đề
tài chỉ khảo sát các tượng đài ở các vị trí tiêu biểu trong thành phố bao gồm các vị trí:
quảng trường, tiểu đảo giao thơng (bùng binh), trong cơng viên, trước cơng trình kiến
trúc, trong nghĩa trang của TP.HCM. Lý do chọn các địa điểm đó thứ nhất là dựa vào



6

lý thuyết về vị trí đặt tượng đài được nêu trong bài nghiên cứu, hơn nữa đó là những
nơi có nhiều người dân tiếp xúc, chiêm ngưỡng để đánh giá về tổ chức khơng gian có
mặt tượng đài cũng như xem xét tượng đài đã đáp ứng được các chức năng của nó đối
với đời sống người dân thành phố chưa. Từ đó đưa ra hướng đề xuất cho thực trạng.
Về thời gian: Tượng đài trước và sau năm 1975. Các tượng đài đang hiện hữu
trong thành phố đều có những tác động, ảnh hưởng đến không gian và đời sống người
dân.

4.

Đóng góp của khóa luận

4.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài nghiên cứu liên quan đến một lĩnh vực đang rất được quan tâm bởi Nhà
nước, các cơ quan ban ngành, các chuyên gia trong việc xây dựng và quy hoạch hệ
thống tượng đài ở các đô thị, nhất là với một trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của
cả nước như TP.HCM. Đề tài đã đặt nghiên cứu trong bối cảnh cụ thể là TP.HCM, bổ
sung thêm khía cạnh xã hội của tượng đài vào các lý thuyết nghiên cứu về tổ chức
không gian sống trong đô thị, làm phong phú thêm cho các lý thuyết về tượng đài
trong các đô thị.
Đề tài không đưa ra một lý thuyết mới mà chỉ mô tả thực trạng tượng đài trong tổ
chức không gian và đời sống người dân thành phố hiện nay để tìm hiểu và kiểm
nghiệm lý thuyết liên quan đến vấn đề trên.

4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài có những ý nghĩa thực tiễn như cung cấp thông tin về thực trạng tượng đài
và tổ chức không gian có mặt tượng của TP.HCM và thực trạng đáp ứng các chức
năng của tượng đài đối với đời sống xã hội, thực trạng quản lý tượng đài của TP.HCM.

Là tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa Đô Thị Học và các ngành học liên quan
đến đô thị cũng như những nghiên cứu liên quan đến đề tài này.
5.

Kết cấu của khóa luận
Phần I: Dẫn luận
Phần 2: Nội dung nghiên cứu gồm 02 chương


7

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Kết quả nghiên cứu
Phần 3: Kết luận


8

PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.

Tổng quan nghiên cứu

1.1.1.

Các khái niệm chính và liên quan

1.1.1.1. Tượng đài
Theo cách hiểu quần chúng, tượng đài là những bức tượng to lớn, đồ sộ, mang vẻ

trang trọng, thường phải có hai phần là “tượng” và “đài”, đặt ở ngồi trời, các tiểu đảo
giao thơng,… mà họ thấy hàng ngày.
Tuy nhiên hiện nay, nếu nói về một khái niệm cụ thể cho tượng đài thì chưa có.
Tượng đài vẫn được nhắc đến trong các nghiên cứu, các tác phẩm, tạp chí,… nhưng
vẫn chưa có một cách hiểu nào cho đúng để làm nổi bật các tính chất tượng đài như
họa sĩ Nguyễn Quân đã có viết “Khái niệm tượng đài ở ta được hiểu một cách rất
chung chung, đến nỗi nhiều người không thể hoặc không cần phân biệt giữa tượng tượng đài - tượng vườn”1.
Trước tiên, cần phải nhắc đến khái niệm “nghệ thuật hoành tráng”. Theo PGS.TS.
Nguyễn Xuân Tiên:
“Nghệ thuật hoành tráng là một khái niệm biểu đạt những cơng trình kiến
trúc, điêu khắc, hội họa hay hợp thể kiến trúc - điêu khắc - hội họa, thể hiện
cái cao cả, linh thiêng, mang tính chất văn hóa nghệ thuật cao, hàm chứa
nội dung tư tưởng lớn, tinh thần thời đại, có ảnh hưởng xã hội rộng lớn.
Đặc trưng ngôn ngữ thể loại của nghệ thuật hồnh tráng thể hiện ở tính
vượt khơng gian, vượt thời gian. Nó là bộ phận cấu thành của khơng gian
kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và được thể hiện bằng chất liệu bền
vững”2.
Từ khái niệm này cho thấy, nghệ thuật hồnh tráng khơng thể tách rời và có ảnh
hưởng sâu sắc đến hai yếu tố đó là “xã hội” và “khơng gian”. Nó có ảnh hưởng rất lớn

1

Nguyễn
Qn (2007), Tượng đài rất xa lạ với tâm hồn người Việt, truy cập ngày 02/05/2013.
2
Nguyễn Xuân Tiên (2009), Điêu khắc hoành tráng Việt Nam thế kỷ XX thành tựu và vấn đề, Nxb. Mỹ thuật Hà
Nội, tr. 23.


9


đến nhận thức của xã hội và là một phần quan trọng trong không gian sống của con
người.
Cũng theo PGS.TS. Nguyễn Xuân Tiên, trước nay khi nói đến điêu khắc người ta
lại nghĩ ngay đến tượng, cho nên khi nói đến điêu khắc hoành tráng ngoài trời người ta
lại chỉ nghĩ đến tượng đài mà không quan tâm tới các hình thức khác, nhưng thực ra:
“Điêu khắc hồnh tráng ngồi trời là tượng tròn, phù điêu hay khối điêu
khắc kiến trúc, được xây dựng ở nơi cơng cộng có kích thước, nội dung, tư
tưởng lớn, mang đặc trưng của xã hội đương thời, thực hiện bằng chất liệu
bền vững dùng để tưởng niệm hay kỷ niệm, tôn vinh…”3.
Ở khái niệm này vẫn chưa làm rõ được “tượng đài” là gì và có mối quan hệ như thế
nào với “điêu khắc hồnh tráng ngồi trời”.
Theo ngữ nghĩa quốc tế, có thể hiểu tượng đài như một “Monument”, có nguồn
gốc từ tiếng La tinh hiểu theo hai nghĩa:
 Nghĩa rộng: là công trình văn hóa có ý nghĩa đặc biệt về mặt tư tưởng, nghệ
thuật, lịch sử khoa học của loài người được xã hội suy tơn và gìn giữ. Chẳng
hạn như các cung điện, thánh đường, đền đài, các di tích liên quan đến sự kiện
và nhân vật lịch sử,…
 Nghĩa hẹp: các cơng trình kiến trúc hoặc điêu khắc được dựng lên để kỷ niệm,
tưởng niệm sự kiện hay nhân vật lịch sử tiêu biểu, được thể hiện bằng chất liệu
bền vững4.
Như vậy nếu hiểu “tượng đài” của Việt ngữ theo ngơn ngữ quốc tế thì sẽ phải
dùng từ “Monument”. Tượng đài theo Việt ngữ là các “Monument” hoành tráng nhằm
kỷ niệm, tưởng niệm sự kiện hay nhân vật lịch sử nào đó, nhưng thực chất
“Monument” lại có nghĩa bao qt hơn, gồm những cơng trình kiến trúc, các di tích
lịch sử, văn hóa, tượng đài,…

3

Nguyễn Xn Tiên (2009), Điêu khắc hoành tráng Việt Nam thế kỷ XX thành tựu và vấn đề, Nxb. Mỹ thuật Hà

Nội, tr. 26.
4
Lý Trực Dũng (2006), “Tượng đài Việt Nam - Con đường cô đơn và tẻ nhạt trong thế giới nghệ thuật đương
đại”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Điêu khắc ngoài trời Việt Nam hiện đại, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội, tr. 53.


10

Khái niệm tượng đài theo Từ điển Bách khoa Việt Nam:
“Tượng đài là cơng trình phục vụ u cầu ghi nhớ, tưởng niệm các sự kiện,
các nhân vật lịch sử, được thể hiện bằng nghệ thuật điêu khắc liên kết với
nghệ thuật kiến trúc ở những nơi công cộng, bằng chất liệu bề vững (đá,
kim loại không gỉ, bê tông,…)”5.
Khái niệm này là hẹp so với cách hiểu về tượng đài. Như vậy tượng đài chỉ để
tưởng niệm những sự kiện và nhân vật trong lịch sử? Có những nhân vật chỉ là truyền
thuyết nhưng vẫn được dựng tượng đài như tượng Thánh Gióng. Bên cạnh đó, tượng
đài khơng chỉ làm ra để tưởng niệm lịch sử mà còn mang ý nghĩa văn hóa rất lớn cho
địa phương. Do đó, khái niệm này chưa đủ để bao quát ý nội hàm tượng đài.

Một khái niệm nữa, theo Quy chế quản lý xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng
(phần mỹ thuật) của Bộ Văn hóa - Thơng tin:
“Tượng đài, tranh hồnh tráng là cơng trình văn hố nghệ thuật biểu hiện
nội dung tư tưởng và tinh thần thời đại, mang hình thái xã hội đương thời,
được thể hiện bằng chất liệu bền vững, là bộ phận cấu thành của không
gian kiến trúc đơ thị và cảnh quan thiên nhiên, có quy mơ và hình thức nghệ
thuật hồnh tráng, tác động đến nhận thức của xã hội”6.
Khái niệm này chưa phân biệt được tượng đài và tranh hoành tráng. Khái niệm
“tượng đài” vẫn chưa được mạnh dạn làm sáng tỏ.
Sau khi đúc kết các quan niệm, khái niệm ở trên về tượng đài, dựa vào định nghĩa
của PGS.TS. Nguyễn Xuân Tiên và sự nghiên cứu của tác giả, đề tài xin đưa ra một

cách hiểu cho tượng đài như sau:
Tượng đài là một loại hình của nghệ thuật hồnh tráng và là cơng trình hợp thể
điêu khắc – kiến trúc, mà người sáng tạo ra nó mong muốn tác phẩm ấy mang tính
văn hóa nghệ thuật cao, hàm chứa nội dung tư tưởng lớn, tinh thần thời đại, có tầm

5

Trung tâm biên soạn từ điển Bách Khoa Việt Nam (2005), Từ điển Bách khoa Việt Nam 4, Hội Đồng Quốc gia
chỉ đạo biên soạn từ điển Bách Khoa Việt Nam, Hà Nội.
6
Bộ Văn hóa - thơng tin (2000), Quy chế quản lý quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng (phần mỹ thuật), Hà
Nội.


11

ảnh hưởng xã hội rộng lớn, sử dụng chất liệu bền vững. Được dựng lên để tôn
vinh, tưởng niệm các sự kiện, nhân vật lịch sử, đánh dấu các giai đoạn quan trọng
trong lịch sử, thể hiện nét văn hóa đặc trưng của khu vực. Là một bộ phận của
không gian kiến trúc cảnh quan.

1.1.1.2. Tổ chức không gian đô thị
Theo PGS.TS. Nguyễn Minh Hòa cùng các tác giả trong quyển “Những vấn đề
của phát triển không gian đô thị” đã đưa ra khái niệm về tổ chức không gian đô thị
như sau:
“Tổ chức không gian sống đô thị được hiểu là sự bố cục và sắp xếp các
khối vật chất (nhà ở, công sở, đường sá, chợ búa, cầu cống, thiết bị kỹ
thuật) trong không gian ba chiều và sau đó là tổ chức cho cộng đồng, nhóm
xã hội và các cá nhân sống, hoạt động trong khối không gian được tổ chức
đó theo trục thời gian (chiều thứ tư)”7.

Như vậy, tổ chức không gian bao gồm các đường nét, màu sắc, hình khối,… và
sắp xếp đặt cái gì, ở đâu trong đô thị. Tượng đài là bộ phận của khơng gian đơ thị, do
vậy nó cũng phải được sắp xếp, tổ chức sao cho phù hợp với quy hoạch chung của đơ
thị, với các khối cơng trình kiến trúc, cảnh quan xung quanh, tạo ra một không gian
sống hài hịa khơng chỉ đáp ứng về đời sống vật chất mà còn về đời sống tinh thần cho
con người sống trong mơi trường đó.

1.1.1.3. Đời sống đơ thị
Giáo trình Xã hội học của Th.S. Lương Văn Úc chủ biên có định nghĩa đời sống
xã hội như sau:
“Đời sống xã hội là tổng thể các hiện tượng phát sinh do sự tác động lẫn
nhau của các chủ thể xã hội và cộng đồng tồn tại trong những không gian

7

Nhiều tác giả (2005), Những vấn đề của phát triển không gian đô thị, Nxb. Đại học Quốc gia TP.HCM,

TP.HCM, tr. 4.


12

và thời gian nhất định, là tổng thể hoạt động của xã hội nhằm đáp ứng các
nhu cầu của con người”8.
Như vậy có thể hiểu, đời sống xã hội đơ thị là tổng thể các hoạt động sống của con
người, tổng thể các hiện tượng phát sinh do sự tác động lẫn nhau của các chủ thể xã
hội và cộng đồng tồn tại trong không gian và thời gian nhất định của đô thị, là tổng thể
hoạt động của đô thị nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người trong đơ thị đó. Mọi
hoạt động của đơ thị đều hướng đến mục đích cuối cùng là thỏa mãn nhu cầu của con
người, phục vụ cho cuộc sống của họ.

Tượng đài là một cơng trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc của đơ thị, đặc sắc ở đây
chính bởi bản thân nó là một trang sử sách cơ đọng và sống động nhất diễn tả những
sự kiện xảy ra trong từng thời kỳ của một đô thị, khu vực hay quốc gia, vì thế nó là
một phương tiện hiệu quả trong việc giáo dục truyền thống, lịch sử và thẩm mỹ cho
con người. Nó đặt để ngồi trời, ở những nơi mà cộng đồng có thể chiêm ngưỡng, gắn
bó với đời sống của họ, ngấm dần vào tâm thức của họ một cách tự nhiên từ từ mà
vững chắc, trở thành một phần quan trọng của mỗi người. Tượng đài mang đến những
chức năng, những giá trị to lớn cho người dân đơ thị. Chính vì thế, tìm hiểu tượng đài
trong đời sống đô thị là để cho thấy việc dựng tượng đài là vơ cùng cần thiết, nếu chỉ
có tổ chức không gian mà không nhằm hướng tới thỏa mãn nhu cầu con người thì cơng
trình hồnh tráng này chỉ như một khối vô nghĩa.

1.1.1.4. Các khái niệm liên quan

Tính “vượt khơng gian” và “vượt thời gian”
Vì là một loại hình của nghệ thuật hồnh tráng, do đó, cần phải hiểu hai tính chất
quan trọng và đặc thù của nó. Theo PGS.TS. Nguyễn Xn Tiên:
 Tính vượt khơng gian: “Vượt không gian”, “xuyên không gian”, tạo thành
điểm nhấn của một thành phố, khu vực, quốc gia hay biểu tượng của một quốc
gia.
8

Lương Văn Úc (2009), Giáo trình Xã hội học, Bộ môn Tâm lý - Xã hội học, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, tr.
192.


13

 Tính vượt thời gian:Thể hiện bằng chất liệu bền vững, chứa đựng nội dung tư
tưởng lớn mang tính triết lý sống, những sự kiện lịch sử vĩ đại hay các vĩ nhân,

anh hùng dân tộc được nhiều thế hệ tơn vinh9.

Tổ chức khơng gian có mặt tượng đài
Tổ chức không gian đô thị như đã đề cập ở trên đó là sự sắp xếp, bố trí các khối
vật chất trong không gian đô thị và tượng đài chỉ là một trong những khối vật chất đó.
Do vậy, đề tài nghiên cứu sử dụng cụm từ “tổ chức không gian có mặt tượng đài” để
nhấn mạnh mối quan hệ giữa tượng đài với tổ chức không gian sống đô thị, không phải
chỉ nghiên cứu không gian bản thân tượng đài mà là nghiên cứu không gian chứa đựng
tượng đài.

Không gian có mặt tượng đài bao gồm:
 Khơng gian mơi trường: là không gian đa chiều dự kiến đặt tượng, bao gồm các
yếu tố tượng đài, kiến trúc cơng trình, cảnh quan, giao thông,…
 Không gian bản thân tượng đài: là không gian trực thuộc bản thân tác phẩm,
nơi mà khối thể tích tác phẩm chiếm lĩnh.
Khơng gian cơng cộng
“Khơng gian cơng cộng cịn gọi là khơng gian mở (open space) dùng để chỉ
loại không gian sử dụng cho công chúng bao gồm đường sá, quảng trường,
cây xanh công cộng, mặt nước và những khoảng khơng gian bên ngồi giữa
các cơng trình kiến trúc”10.
Khơng gian cơng cộng là nơi cư dân đô thị lấy lại cân bằng sau giờ làm việc, giải
tỏa áp lực và sản sinh ra năng lượng sáng tạo trong cuộc sống. Trong một đô thị hiện
đại, cùng với việc làm đa dạng hóa cuộc sống thị dân, các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí
ngày một tăng, do đó khơng gian cơng cộng ngày càng được coi trọng. Khơng gian

9

Nguyễn Xn Tiên (2009), Điêu khắc hồnh tráng Việt Nam thế kỷ XX thành tựu và vấn đề, Nxb. Mỹ thuật Hà
Nội, tr. 20.
10

Nguyễn Đức Thiềm, Phan Trọng Thuật (2004), “Một số giải pháp thích ứng cho khơng gian cơng cộng đơn vị
ở đơ thị Hà Nội”, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, (số 6), tr. 16-20.


14

công cộng bao gồm các thành phần như công viên, quảng trường, vỉa hè,… và trong
những khơng gian mở đó, người ta đặt vào đấy những yếu tố kiến trúc cảnh quan như
cây xanh, mặt nước, các cơng trình văn hóa nghệ thuật,… phục vụ cho sinh hoạt của
cộng đồng đô thị. Và thể loại tượng đài ngày nay gắn với khơng gian ngồi trời, cũng
là một trong những yếu tố được dựng ở những không gian mở và thường đặt ở những
địa điểm đặc trưng của thành phố như cửa ngõ, khơng gian cây xanh, vịng xoay,
quảng trường,…
Nhu cầu
Từ điển Xã hội học định nghĩa:
“Mọi hành vi của con người đều do sự thúc đẩy của những nhu cầu nào đó.
Nhu cầu thể hiện sự lệ thuộc của một cơ thể sống vào mơi trường bên
ngồi, thể hiện thành những ứng xử tìm kiếm khi cơ thể thiếu những điều
kiện để tồn tại và phát triển”11.
Con người có những nhu cầu về vật chất và tinh thần. Cuộc sống càng phát triển
thì nhu cầu con người càng cao. Nhu cầu là sự địi hỏi điều gì cần thiết để đảm bảo cho
sự phát triển không ngừng của đời sống vật chất và tinh thần. Tùy vào trình độ nhận
thức, môi trường sống, đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau.
Và nhu cầu cịn được đáp ứng trong khuôn khổ của phong tục tập quán cộng đồng và
quy định bởi văn hóa cộng đồng.

1.1.2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu


1.1.2.1. Tài liệu trong nước
Tác phẩm “Nghệ thuật hồnh tráng” (1981) của Nhà xuất bản Văn hóa do nhóm
tác giả Triệu Thúc Đan - Nguyễn Quân - Phạm Công Thành - Nguyễn Trân thực hiện.
Cuốn sách tập hợp những bài nghiên cứu về nghệ thuật hoành tráng của nhiều tác giả.
Các bài viết về quá trình phát triển phong phú và đa dạng của nghệ thuật hoành tráng
nhân loại; các cơng trình tượng đài và hợp thể hoành tráng kiểu mới các nước xã hội
chủ nghĩa; những suy nghĩ về đặc trưng thẩm mỹ, chức năng xã hội của nghệ thuật
hoành tráng cùng những ý kiến khác liên quan đến xây dựng tượng đài ở nước ta.

11

Nguyễn Khắc Viện (1994), Từ điển Xã hội học, Nxb. Thế giới, Hà Nội.


15

Cơng trình này đã cho thấy sự quan tâm của các ngành, các giới đến nghệ thuật hồnh
tráng trong đó có tượng đài từ giai đoạn đầu của thời kỳ Đổi mới. Đó là những ý kiến,
những quan niệm nền tảng để phát triển nghệ thuật hồnh tráng nói chung và tượng đài
nói riêng cho ngành mỹ thuật Việt Nam. Đây là một nguồn tư liệu hữu ích, nền tảng cơ
sở khoa học khi thực hiện đề tài này.
Tác phẩm “Điêu khắc hoành tráng Việt Nam thế kỷ XX thành tựu và vấn đề”
(2009), Nhà xuất bản Mỹ thuật của PGS.TS. Nguyễn Xn Tiên. Cơng trình nghiên
cứu cho thấy khái niệm “nghệ thuật hoành tráng” và “điêu khắc hoành tráng”. Tác giả
đã nghiên cứu cách hệ thống về quá trình hình thành, phát triển và những đóng góp
của điêu khắc hoành tráng Việt Nam trong bối cảnh kinh tế, xã hội, văn hóa nghệ thuật
thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, nhất là những tác phẩm điêu khắc gắn liền với lịch sử cách
mạng, lao động, sản xuất, ca ngợi chiến cơng,… Từ đó cho thấy vai trị quan trọng
khơng thể thiếu của thể loại điêu khắc hoành tráng đối với Việt Nam nói chung. Tác
phẩm có đề cập nhưng không đi sâu theo hướng tổ chức không gian tượng đài và chức

năng của nó trong các đơ thị. Chủ yếu là phân tích phương pháp, nội dung khắc họa
của những tượng hồnh tráng ngồi trời, ngơn ngữ và hình khối của tượng. Cơng trình
nghiên cứu này là một tư liệu vơ cùng hữu ích và góp phần định hướng rất lớn cho tác
giả khi thực hiện đề tài.
Một công trình của PTS.KTS. Hàn Tất Ngạn là “Kiến trúc cảnh quan đô thị”
(1996), Nhà xuất bản Xây dựng. Tác giả nêu các quy luật, các nguyên tắc của kiến trúc
cảnh quan, mối quan hệ của cảnh quan không gian trống và khu xây dựng, các thành
phần tạo thành cảnh quan để ứng dụng trong quy hoạch và thiết kế cảnh quan. Trong
đó, tượng đài đóng vai trị là một thành phần trong kiến trúc cảnh quan đô thị, thường
là yếu tố bố cục trung tâm quảng trường, nhấn vùng trung tâm vườn, công viên. Tượng
đài thường chiếm một khoảng không gian rộng và các yếu tố khác như cây xanh, mặt
nước,… làm tơn tượng đài lên. Điều đó cho thấy vai trị trung tâm, điểm nhấn trong tổ
chức khơng gian của tượng đài. Đây là một tài liệu hữu ích cho bài khóa luận.
Bên cạnh đó cịn có kỷ yếu hội thảo khoa học “Điêu khắc ngoài trời Việt Nam
hiện đại” (2006), Nhà xuất bản Mỹ thuật, Hà Nội. Đây là tài liệu tập hợp những bài
viết của nhiều tác giả, các nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu phê bình, nhà chuyên môn và
quản lý tổ chức trong lĩnh vực liên ngành như mỹ thuật - kiến trúc - phong cảnh - quy


16

hoạch đơ thị nhằm đưa ra những đóng góp định hướng cho sự phát triển chung của
điêu khắc ngoài trời Việt Nam trong tương lai. Nội dung hội thảo bao gồm: thẩm mỹ
mơi trường, thực trạng điêu khắc ngồi trời (bao gồm tượng đài và tượng vườn), các
vấn đề liên quan đến trại điêu khắc, đề xuất các giải pháp nhằm đưa điêu khắc ngồi
trời thốt khỏi những bế tắc như hiện nay. Kỷ yếu hội thảo khoa học là một nguồn tư
liệu phong phú, những cơ sở lý luận khoa học cùng những ý kiến tham khảo sâu sắc,
giúp cho khóa luận có hướng nghiên cứu sâu và tồn diện hơn.
Hội thảo “Hình thành và phát triển khơng gian văn hóa đơ thị Đại học quốc gia –
HCM” (năm 2009), Đại học Quốc gia TP.HCM. Hội thảo với mục đích đưa ra những

luận cứ khoa học, các ý tưởng thiết kế Đại học Quốc gia trong tương lai với đầy đủ
chức năng như một đô thị thực sự và chức năng chính của nó là hình thành một đơ thị
tri thức quy tụ các trường đại học bậc nhất của Thành phố Hồ Chí Minh. “Ý tưởng
thiết kế khơng gian mỹ thuật tại đô thị Đại học quốc gia TP.HCM” của PGS.TS.
Nguyễn Xuân Tiên với ý tưởng tổ chức khơng gian mỹ thuật hồnh tráng và mỹ thuật
trang trí đã góp phần định hướng cho quy hoạch khơng gian mỹ thuật Đại học Quốc
gia. Ý tưởng thiết kế không gian mỹ thuật trong Đại học Quốc gia đã cho thấy sự quan
tâm và một tầm nhìn khá sâu sắc về mỹ thuật hoành tráng cùa các cấp lãnh đạo, mang
đến một bức tranh nghệ thuật có sự chọn lựa, sắp xếp khoa học cho một đô thị mới
này.
Về luận văn, khóa luận, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về mặt chuyên môn của
tượng đài và tổ chức không gian tượng đài. Đầu tiên là khóa luận tốt nghiệp “Từ nghệ
thuật trang trí dân gian đến nghệ thuật hồnh tráng hiện đại Việt Nam” (1994), của
Bùi Linh Ngọc, trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM, tác giả đã dẫn dắt người đọc đi
xuyên suốt lịch sử từ khi nghệ thuật trang trí dân gian trên các cơng trình kiến trúc đến
nghệ thuật hoành tráng thời hiện đại với những nét chạm trổ, khắc họa có nội dung
hồnh tráng trên các cơng trình và tác phẩm kiến trúc để phù hợp với xu hướng hiện
địa, thể hiện tinh thần thời đại của dân tộc Việt Nam. Cơng trình nghiên cứu cũng là
một tư liệu cho tác giả tham khảo về vai trị quan trọng của nghệ thuật hồnh tráng để
ca ngợi, tưởng niệm cũng như thể hiện tinh thần thời đại của một quốc gia, một khu
vực bất kể là dưới hình thức tranh hay tượng hồnh tráng.


17

Bên cạnh đó là khóa luận tốt nghiệp “Những suy nghĩ về quy trình xây dựng tượng
đài” (2001) của Nguyễn Đình Mừng, trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM. Khóa luận
đề cập đến một số vấn đề về tính chất, ý nghĩa, mối quan hệ của tượng đài đối với tổng
thể khơng gian ngồi trời và tác động qua lại giữa con người và tượng đài. Đây là một
vài suy nghĩ, cảm nhận của người viết đối với một quy trình tạo nên tượng đài từ chọn

chủ đề, phác thảo, chọn khơng gian cho đến chất liệu.
Một cơng trình nghiên cứu nữa của PGS.TS. Nguyễn Xuân Tiên là luận văn thạc sĩ
mỹ thuật “Cơng trình tượng đài đề tài lịch sử Cách mạng” (2002). Luận văn nêu lên
quan điểm, sự hiểu biết của người viết về cơng trình tượng đài đề tài lịch sử Cách
mạng qua các nội dung: khái quát về lịch sử phát triển của tượng đài lịch sử Cách
mạng của một số nước trên Thế giới và Việt Nam được hình thành và phát triển từ
cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga và cơng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của
nhân dân ta; dẫn chứng một số công trình tượng đài của các nước và cả Việt Nam để
phân tích những mặt mạnh và yếu nhằm đưa ra giải pháp khắc phục; đưa ra những yếu
tố cần thiết cho việc sáng tác các cơng trình tượng đài đề tài lịch sử Cách mạng; trình
bày những điểm cơ bản về đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng từ đó khẳng định sự
cần thiết của các cơng trình tượng đài đề tài này; người viết cịn trình bày một số tác
phẩm của bản thân để phân tích nội dung và ý nghĩa và rút ra những bài học kinh
nghiệm khi thực hiện dựng tượng đài thuộc đề tài này. Luận văn là một cơng trình
nghiên cứu ý nghĩa và thiết thực đóng góp cho nguồn tài liệu phong phú của thể loại
tượng đài nói chung và tượng đài về đề tài lịch sử Cách mạng nói riêng. Người viết đã
có những cơ sở lý luận chặt chẽ cùng kinh nghiệm quý báu của bản thân để dẫn chứng,
phân tích và đưa ra các giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng xây dựng thể loại
tượng đài này. Đây là nguồn tài liệu bổ ích cho tác giả khi đề cập đến mảng đề tài về
lịch sử cách mạng trong bài viết.
Một cơng trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mau trường Đại học Mỹ thuật
TP.HCM là “Tượng đài Thành phố Hồ Chí Minh” (2002). Đề tài đã phân tích một số
tượng đài tiêu biểu tại TP.HCM về các yếu tố không gian môi trường xung quanh
tượng đài và đánh giá về hình thức cũng như ngơn ngữ của các tượng đài đó. Tuy
nhiên đề tài vẫn chưa có các cơ sở lý luận phục vụ cho đề tài như việc phân loại tượng
đài, mối quan hệ giữa không gian kiến trúc và tượng đài như thế nào,… Việc nghiên


×