Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Thi pháp học với việc nghiên cứu tác phẩm và thể loại văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 158 trang )

Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh

Mẫu R08

Ch

Ngày nhận hồ

(Do CQ quản lý ghi)

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN

Tên đề tài:

THI PHÁP HỌC VỚI VIỆC NGHIÊN CỨU
TÁC PHẨM VÀ LOẠI THỂ VĂN HỌC
1.

Tham gia thực hiện
Học hàm, học vị,
Họ và tên
1. GS. TS. Huỳnh Như
Phương

TT

Chịu trách
Điện thoại
nhiệm
Chủ nhiệm 091828621


9

Email
huynhnhuphuong


2. PGS. TS. Nguyễn Thị
Thanh Xuân

Tham gia

093615854
5

thanhxuanqn@
gmail.com

3. ThS. Lê Ngọc Phương

Tham gia

090364258
5

ngocphuongtm@
yahoo.com

4. ThS. Nguyễn Văn
Đông


Tham gia

091882975
7

dongvan59@
gmail.com

TP.HCM, tháng 9 năm 2012


MỤC LỤC
TĨM TẮT ....................................................................................................................... 1
NỘI DUNG CHÍNH: ......................................................................................................1
DẪN NHẬP ..................................................................................................................... 3
Chương 1: THI PHÁP HỌC VÀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC ......................................6
1.1. KHÁI NIỆM “THI PHÁP” VÀ “THI PHÁP HỌC” .................................................................. 6
1.2. THI PHÁP HỌC VỚI VIỆC NGHIÊN CỨU TÁC PHẨM VĂN HỌC....................................11

Chương 2: CẤU TRÚC VÀ LOẠI HÌNH VĂN BẢN VĂN HỌC .............................. 29
2.1. CẤU TRÚC VĂN BẢN VĂN HỌC............................................................................................29
2.2. LOẠI HÌNH VĂN BẢN VĂN HỌC ...........................................................................................48

Chương 3: THI PHÁP VĂN XI HƯ CẤU ............................................................. 55
3.1. ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT .....................................................................................................55
3.2. NGƯỜI TRẦN THUẬT, NHÂN VẬT VÀ ĐỘC GIẢ HÀM NGÔN ........................................58
3.3. CÂU CHUYỆN, TRUYỆN KỂ VÀ CỐT TRUYỆN ..................................................................62
3.4. KẾT CẤU ...................................................................................................................................67
3.5. THỜI GIAN TRẦN THUẬT......................................................................................................70
3.6. NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU.................................................................................................73

3.7. CÁC THỂ LOẠI VĂN HƯ CẤU ...............................................................................................75

Chương 4: THI PHÁP VĂN XUÔI PHI HƯ CẤU...................................................... 81
4.1. TÁC GIẢ - NGƯỜI TRẦN THUẬT – NGƯỜI CHỨNG KIẾN...............................................81
4.2. TÍNH XÁC THỰC CỦA TƯ LIỆU ...........................................................................................82
4.3. NHỮNG SUY NIỆM VÀ TRẦM TƯ.........................................................................................84
4.4. THÁI ĐỘ CỦA ĐỘC GIẢ .........................................................................................................85
4.5. NHỮNG THỂ LOẠI PHI HƯ CẤU...........................................................................................86

Chương 5: THI PHÁP THƠ TRỮ TÌNH .................................................................. 102
5.1. CẢM XÚC VÀ TỨ THƠ ..........................................................................................................102
5.2. TÍNH ĐỘC THOẠI ..................................................................................................................104
5.3. DIỄN NGÔN CẤU TRÚC ........................................................................................................105
5.4. NHỊP ĐIỆU...............................................................................................................................108
5.5. CÁC THỂ THƠ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ..................................................................113

Chương 6: THI PHÁP KỊCH BẢN VĂN HỌC......................................................... 122
6.1. KỊCH BẢN VÀ SÂN KHẤU ....................................................................................................122
6.2. XUNG ĐỘT VÀ CỐT TRUYỆN..............................................................................................124
6.3. HÀNH ĐỘNG VÀ NHÂN VẬT ...............................................................................................128
6.4. ĐỘC THOẠI VÀ ĐỐI THOẠI ................................................................................................130


6.5. KỊCH, BI KỊCH VÀ HÀI KỊCH ..............................................................................................133

Chương 7: SỰ GIAO THOA THỂ LOẠI .................................................................. 138
7.1. SỰ GIAO THOA GIỮA VĂN HỌC THUẦN TÚY VÀ VĂN HỌC ỨNG DỤNG .................138
7.2. SỰ GIAO THOA GIỮA VĂN TỰ SỰ, THƠ TRỮ TÌNH VÀ KỊCH BẢN ............................142
7.3. SỰ GIAO THOA GIỮA VĂN HƯ CẤU VÀ VĂN PHI HƯ CẤU ..........................................144


KẾT LUẬN ................................................................................................................. 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 150


1

TÓM TẮT
(Tối đa một trang A4)
MỤC TIÊU:
- Về mặt lý thuyết: Vận dụng thi pháp học vào việc nghiên cứu và lý giải
những vấn đề về cấu trúc tác phẩm văn học và đặc trưng các thể loại văn học. Đề
tài coi trọng việc kết thừa các ý kiến, luận điểm về văn học trong di sản lý luận
văn học cổ điển. Đồng thời đề tài cũng thể hiện tinh thần đổi mới trong nghiên
cứu lý luận văn học, tiếp thu có chọn lọc những thành tựu lý luận văn học ở nước
ngoài trong những thập niên gần đây.
- Về mặt thực tiễn: Đề tài cố gắng góp phần tác động nhất định vào sự đổi mới
việc nghiên cứu, sáng tác và phê bình văn học trong giai đoạn hiện nay. Trong
phạm vi nhà trường, đề tài thể hiện nỗ lực cải tiến nội dung và phương pháp
giảng dạy tác phẩm và loại thể văn học ở bậc đại học và cao đẳng.
NỘI DUNG CHÍNH:
Sử dụng phương pháp hệ thống, đề tài này nhìn nhận và giải quyết những
vấn đề thi pháp học như một hệ thống nhất quán, được liên kết chặt chẽ về khái
niệm cũng như luận điểm. Đồng thời, những vấn đề thi pháp tác phẩm và loại thể
văn học được soi chiếu dưới ánh sáng của kinh nghiệm văn học, thực tiễn sáng
tác và nghiên cứu, phê bình. Người thực hiện đề tài có ý thức tránh cách nghiên
cứu tư biện, thuần tuý lý thuyết, xa rời thực tiễn văn học dân tộc.
Cơng trình đã giải quyết những vấn đề sau đây: thi pháp học và nghiên cứu
văn học; cấu trúc và lọai hình văn bản văn học; thi pháp văn hư cấu; thi pháp văn
phi hư cấu; thi pháp thơ trữ tình; thi pháp kịch bản văn học; sự giao thoa thể loại.



ABSTRACT

PROJECT TITLE: POETICS AND THE STUDIES OF LITERARY WORK
AND LITERARY GENRES.
PROJECT AIMS:
1. In theoretical aspect, our project is an attempt to research and expound the
structure of the literary works and the features of the literary genres by
applying the methodology of poetics. While inheriting the literary concepts of
classical theories of literature, we try to express the innovatory spirit, learning
selectively from the achievements of western literary theories in recent
decades.
2. In practical aspect, our project is an attempt to have some impacts to the
innovation of the literary writing and literary criticism in present day. It also
an exertion of improving the methodology of teaching literary works and
literary genres in universities and colleges.
PROJECT CONTENTS:
Applying the systematic method, this project conceives and resolves the issues of
poetics as components of a consistent system, which are interwoven and united with
each other in concepts and theoretical points. At the same time, the studies on poetics of
literary works and literary genres are based on the practical experiences of literary
writing and literary criticism.
This project resolves following issues: Poetics and the literary studies; Structure
and types of literary text; Poetics of fiction genres; Poetics of non-fiction genres;
Poetics of lyric poetry; Poetics of drama; Interaction of literary genres.


BÁO CÁO TĨM TẮT (mẫu R05)

DẪN NHẬP


0.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việc nâng cao chất lượng nghiên cứu những vấn đề về thi pháp tác phẩm và thể
loại văn học là một nhu cầu bức thiết đã được nhiều nhà khoa học ở nước ta nêu lên
trong những năm gần đây. Nhiều tư liệu và dẫn chứng khoa học cần được cập nhật. Thi
pháp học cần góp phần tăng thêm sức sống cho sáng tác, nghiên cứu và phê bình văn
học. Trong nhà trường đại học và cao đẳng, nội dung giảng dạy những vấn đề thi pháp
tác phẩm và loại thể văn học cần tăng thêm sự thu hút đối với sinh viên. Khoảng cách
giữa đại học Việt Nam và đại học thế giới trong lĩnh vực này cần được thu hẹp.
Trong tình hình đó, đầu tư tâm huyết, thời gian và sức lực cho việc nghiên cứu
những vấn đề thi pháp học nói chung, thi pháp tác phẩm và loại thể văn học nói riêng,
là một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho nhà trường đại học.
0.2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Thi pháp học và những vấn đề thi pháp tác phẩm và thể loại văn học là lĩnh vực lý
luận văn học có một lịch sử nghiên cứu rất lâu dài. Ở đây, chúng tôi chỉ xin nêu vắn tắt
một số nét khái quát về tình hình nghiên cứu:
+ Ở nước ngồi: Nga là nước có thế mạnh về thi pháp học, trước đây có nhiều
cơng trình nghiên cứu về những vấn đề cấu trúc tác phẩm và loại thể văn học đã xuất
bản như các công trình của các nhà hình thức luận đầu thế kỷ 20 (V. Shklovski, B.
Eikhenbaum, V. Tynianov, R. Jakobson...). của nhóm Bakhtin, Medvedev, Voloshinov,
của các giáo sư ở trường MGU (G. Pospelov, P. Nicolaev, P. Rudneva...), các học giả ở
Viện IMLI (N. Ghei, G. Belaja, S. Botcharov...). Đầu thế kỷ này, các nhà khoa học Nga
đã nghiên cứu lại những vấn đề này và cho ra mắt các cơng trình mới của Yu. Borev
(chủ biên), V. Khalizev...
Trung Quốc cũng là nước có nhiều đổi mới trong việc nghiên cứu những vấn đề
thi pháp tác phẩm và loại thể văn học qua các cơng trình xuất bản gần đây của Lý
Trạch Hậu, Đồng Khánh Bính, Đồng Học Văn và Trương Vĩnh Cương.


Trong khi đó, ở các nước phương Tây, một số lượng rất lớn các cơng trình

nghiên cứu về những vấn đề thi pháp tác phẩm và loại thể văn học mà chúng ta chưa có
điều kiện tiếp cận. Trong đó có những cơng trình thực sự có giá trị của Tzvetan
Todorov, R. Barthes, G. Dessons, K. Hamburger, G. Genette, J-M. Schaeffer, D.
Fontaine... Trong giai đoạn mở cửa và hội nhập quốc tế hiện nay, trên quan điểm và
phương pháp luận mác-xít, chúng ta có thể tiếp thu có chọn lọc các thành tựu trong
những cơng trình này để nâng cao chất lượng nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm và loại
thể văn học ở nước ta.
+ Ở trong nước: Từ đầu những năm 60 thế kỷ trước đến nay đã có hơn 10 cơng
trình nghiên cứu về tác phẩm và loại thể văn học đã công bố của Phương Lựu (chủ
biên), Hà Minh Đức (chủ biên), Trần Đình Sử (chủ biên), Nguyễn Văn Hạnh, Lê Ngọc
Trà, Phùng Quý Nhâm, Nguyễn Thái Hịa, Lê Tiến Dũng, Phùng Minh Hiến... Những
cơng trình đó đã có đóng góp to lớn vào sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy tác phẩm và
loại thể văn học và có tác động tích cực vào đời sống văn học nói chung. Tuy nhiên, thi
pháp học nói chung, thi pháp tác phẩm và loại thể nói riêng, l lĩnh vực cịn có nhiều
phương diện có thể khai thác và khám phá.
+ Các nghiên cứu, triển khai trong nước đang thực hiện: Trước yêu cầu đổi mới
nghiên cứu và giảng dạy, một số giáo sư và nhà khoa học ở Viện Văn học, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội đang triển khai đề tài nghiên cứu về những
vấn đề thi pháp học, nhằm bổ sung những thông tin và kiến giải mới về vấn đề này.
Cơng trình này do Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học quốc gia
TP. Hồ Chí Minh chủ trì nằm trong nỗ lực chung đó.
0.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Về mặt lý thuyết: Vận dụng thi pháp học vào việc nghiên cứu và lý giải những
vấn đề về cấu trúc tác phẩm văn học và đặc trưng các thể loại văn học. Đề tài coi trọng
việc kế thừa các ý kiến, luận điểm về thi pháp học trong di sản lý luận văn học cổ điển.
Đồng thời, đề tài cũng thể hiện tinh thần đổi mới trong nghiên cứu lý luận văn học, tiếp
thu có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu thi pháp học ở nước ngoài trong những
thập niên gần đây.
- Về mặt thực tiễn: Đề tài cố gắng góp phần tác động nhất định vào sự đổi mới
việc nghiên cứu, sáng tác và phê bình văn học trong giai đoạn hiện nay. Trong phạm vi

nhà trường, đề tài thể hiện nỗ lực cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy tác phẩm
và loại thể văn học ở bậc đại học và cao đẳng.


0.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài này chủ yếu sử dụng phương pháp hệ thống, nhìn nhận và giải quyết
những vấn đề cấu trúc tác phẩm và thể loại văn học như một hệ thống nhất quán, được
liên kết chặt chẽ về khái niệm cũng như về luận điểm. Phương pháp hệ thống bảo đảm
tính lơ-gích và mối liên hệ nội tại giữa những vấn đề được trình bày.
Đồng thời, đề tài sử dụng phương pháp loại hình để tìm ra tính cộng đồng của
những hiện tượng văn học, từ đó khái quát thành những đặc điểm của các loại hình và
thể loại văn học nhất định..
0.5. CẤU TRÚC CƠNG TRÌNH
Cơng trình gồm có phần Dẫn nhập, Kết luận và bảy chương:
- Chương 1: Thi pháp học và nghiên cứu văn học
- Chương 2: Cấu trúc và loại hình văn bản văn học
- Chương 3: Thi pháp văn xuôi hư cấu
- Chương 4: Thi pháp văn xuôi phi hư cấu
- Chương 5: Thi pháp thơ trữ tình
- Chương 6: Thi pháp kịch bản văn học
- Chương 7: Sự giao thoa thể loại


CHƯƠNG 1: THI PHÁP HỌC VÀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
Những vấn đề nguyên lý của văn học đặt ra ngay từ phần nhập môn lý luận
văn học được giải quyết trên cơ sở đúc kết thực tiễn phong phú, sinh động của
chính văn học. Ngược lại, thực tiễn văn học đang vận động cũng góp phần soi
sáng, kiểm nghiệm, bổ sung và điều chỉnh những luận điểm lý thuyết.
Vị trí trung tâm trong đời sống văn học thuộc về tác phẩm. Tác phẩm là
thành quả lao động trực tiếp của nhà văn, là đơn vị tạo thành các thực thể văn

học: khuynh hướng, trào lưu, trường phái, thể loại… Vì vậy, nếu khơng căn cứ
vào chính đơn vị cơ bản này của văn học, sẽ khơng có cơ sở để bàn về những
thực thể vĩ mô của văn học.
Bản thân tác phẩm văn học lại thuộc nhiều hình thức khác nhau, đa dạng
khôn lường. Lý luận văn học đã khái quát thành những loại hình và thể loại nhằm
cho thấy đặc điểm cấu trúc của nó. Thi pháp học, với sự phát triển hơn 20 thế kỷ
nay, có thể giúp chúng ta soi sáng đặc trưng nội tại của tác phẩm văn học cũng
như những đặc điểm nghệ thuật của từng thể loại văn học.
1.1. KHÁI NIỆM “THI PHÁP” VÀ “THI PHÁP HỌC”
1.1.1. Khái niệm “thi pháp”
Khái niệm “thi pháp” (Poétique trong tiếng Pháp, Poetics trong tiếng Anh)
trong các ngôn ngữ châu Âu bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp Poiétiké téchnè, có nghĩa
là “nghệ thuật/ kỹ thuật thơ ca”. Theo nghĩa này, “thi pháp” có thể được nhìn
nhận từ góc độ tiên nghiệm hay góc độ hậu nghiệm:
- Từ góc độ tiên nghiệm, thi pháp là một hệ thống quy tắc nghệ thuật mà theo
đó, một tác phẩm văn học được xây dựng. Như vậy, tác phẩm văn học là biểu
hiện của một cấu trúc nghệ thuật có sẵn. Chắng hạn, trong cơng trình Nghệ thuật
thi ca, Boileau đã trình bày các quy tắc nghệ thuật của chủ nghĩa cổ điển, tiêu
biểu là quy tắc tam duy nhất: trong một vở kịch phải có sự thống nhất về thời
gian, địa điểm và hành động. Các nhà viết kịch của chủ nghĩa cổ điển như Racine,
Corneille, Molière đã tuân theo quy tắc đó, ở những mức độ khác nhau, khi xây
dựng những vở kịch của mình.


Một thí dụ khác, thi pháp của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đòi hỏi
nhà văn phải thể hiện cuộc sống một cách chân thực, cụ thể “trong sự phát triển
cách mạng của nó”. Tuân theo quy tắc này, nhiều nhà văn hiện thực xã hội chủ
nghĩa đã xây dựng tác phẩm hướng theo viễn cảnh lịch sử, kết thúc có hậu, nếu có
yếu tố bi kịch cũng là “bi kịch lạc quan”, như tên một tác phẩm của V. Vitnevski.
- Từ góc độ hậu nghiệm, thi pháp là hệ thống nghệ thuật được đúc kết và rút

ra từ một hiện tượng văn học nhất định. Đó có thể là một thời đại, một thời kỳ
văn học, một giai đoạn văn học, một trào lưu văn học, toàn bộ sáng tác của một
nhà văn, một thể loại hay một tác phẩm văn học cụ thể. Người ta có thể nói đến
thi pháp thời đại Phục hưng, thi pháp chủ nghĩa lãng mạn, thi pháp L. Tolstoi, thi
pháp truyện ngắn, thi pháp tác phẩm Tội ác và hình phạt.... Hệ thống nghệ thuật
này không phải luôn luôn được nhà văn hay trào lưu đó nhận thức một cách tự
giác, nhưng nó hiện hữu một cách khách quan trong thực tế sáng tác và do đó, có
thể nghiên cứu một cách khoa học. Chẳng hạn, Nguyễn Du có thể khơng hoàn
toàn ý thức về hệ thống nghệ thuật với những thủ pháp trong Truyện Kiều, nhưng
hệ thống đó hiện hữu một cách khách quan trong văn bản tác phẩm, và do vậy
nhà nghiên cứu có cơ sở để trình bày và phân tích hệ thống nghệ thuật đó. Như
vậy, thi pháp văn học là một khách thể của sự nhận thức.
1.1.2. Khái niệm “thi pháp học”
Thuật ngữ “Poétique” trong tiếng Pháp, “Poetics” trong tiếng Anh, khi
chuyển sang tiếng Việt, tuỳ nội hàm và ngữ cảnh, có thể dịch là “thi pháp” hay
“thi pháp học”. Thi pháp học là khoa học nghiên cứu về các hiện tượng thi pháp,
tương tự như vật lý học với vật lý, sinh vật học với sinh vật, xã hội học với xã
hội. Một số nhà nghiên cứu đề nghị thay thuật ngữ “thi pháp học” bằng “thi học”,
như được sử dụng trong các văn bản cổ điển phương Đông. Tuy nhiên, ngày nay
ở nước ta, thi pháp học là một khái niệm phổ biến, đã được sử dụng rộng rãi trong
và ngoài nhà trường.
Theo V. Vinogradov, nhà nghiên cứu thuộc trường phái Hình thức Nga, thi
pháp học là khoa học về “các hình thức, các phương tiện và phương thức tổ chức


của các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, về các kiểu cấu trúc và các thể loại tác
phẩm văn học”1. Nhà lý luận văn học người Pháp Gérard Genette định nghĩa súc
tích hơn: “Thi pháp học là lý thuyết tổng quát về các hình thức và thủ pháp của
văn học”.
Với tư cách là một khoa học, thi pháp học có thể gắn liền với lý thuyết văn

học (thi pháp học lý thuyết) hay lịch sử văn học (thi pháp học lịch sử). Thi pháp
học lý thuyết nghiên cứu thi pháp trên bình diện lý thuyết, dưới nhiều góc độ
khác nhau: thi pháp học hình thức của V. Shklovski, B. Eikhenbaum, Yu.
Tynianov, R. Jakobson…; thi pháp học xã hội của M. Bakhtin; thi pháp học ký
hiệu của J. Mukarovski, Yu. Lotman; thi pháp học cấu trúc của R. Barthes, J.
Culler…
Còn thi pháp học lịch sử nghiên cứu sự vận động của các hiện tượng thi
pháp trong những bối cảnh lịch sử khác nhau. Về mặt này, đã xuất hiện những
cơng trình nổi tiếng như Thi pháp học lịch sử của A. Veselovski, Thi pháp học
lịch sử của truyện ngắn của E. Meletinski… Những cơng trình ấy cho thấy “thi
pháp học lịch sử nghiên cứu sự tiến hoá của các phương thức và phương tiện lĩnh
hội đời sống bằng hình tượng, nghiên cứu chức năng xã hội – thẩm mỹ của các
phương thức và phương tiện ấy, nghiên cứu số phận của các phát hiện nghệ
thuật”2, như M. Khrapchenko đã nói.
Trong các cơng trình nghiên cứu về thi pháp học, hai phương diện lý
thuyết và lịch sử không tách rời, biệt lập mà có mối liên quan chặt chẽ, mật thiết
với nhau. Thi pháp học lý thuyết bao giờ cũng dựa trên thi pháp học lịch sử để đề
xuất những luận điểm của mình. Ngược lại, thi pháp học lịch sử ln giả định và
xuất phát từ những tiền đề lý thuyết để định hướng cho việc khảo sát những tìm
tịi thi pháp trong lịch sử. Hiếm có cơng trình nghiên cứu thi pháp học nào là
thuần túy lý thuyết hay thuần túy lịch sử.

1

Dẫn lại theo M. B. Khrapchenko: Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người, Tập II
(Bản dịch của Nguyễn Hải Hà, Lại Nguyên Ân, Duy Lập), NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1985, tr. 240.

2


M. B. Khrapchenko: Sđd, tr. 253.


Tác phẩm Nghệ thuật thơ ca, còn được dịch là Thi pháp học, của Aristote ở
thế kỷ thứ IV trước Cơng ngun có thể được xem là cơng trình thi pháp học
hồn chỉnh đầu tiên của nhân loại, có sự kết hợp chặt chẽ giữa khái niệm “thi
pháp” và “thi pháp học”. Cơng trình này vừa trình bày hệ thống các chuẩn mực
và quy tắc sáng tác, lý thuyết về diễn ngôn và về các thể loại văn học (thi pháp
theo nghĩa tiên nghiệm), vừa nghiên cứu hệ thống nghệ thuật của văn học cổ Hy
Lạp (thi pháp theo nghĩa hậu nghiệm), vừa là một trong những cơng trình lý
thuyết nổi tiếng đầu tiên về đặc trưng nghệ thuật của văn học (thi pháp học).
Đồng thời cơng trình của Aristote cũng có sự kết hợp giữa thi pháp học lý thuyết
và thi pháp học lịch sử.
Trong cơng trình Thơ mới Nga (1921), R. Jakobson viết: “Đối tượng của
khoa học về văn học khơng phải là văn học mà là tính văn học, nghĩa là cái khiến
cho một thông điệp nào đó trở thành một tác phẩm văn học”1. Khoa học về văn
học, theo Jakobson, chính là thi pháp học, nghiên cứu những đặc trưng của văn
học, nghĩa là tìm hiểu và miêu tả cái gì là bản chất và thuộc tính chỉ có ở văn học,
khiến ta phân biệt nó với các lĩnh vực khác của đời sống tinh thần nói chung và
với các loại hình nghệ thuật nói riêng. Đi sâu vào hệ thống nghệ thuật của từng
hiện tượng văn học riêng biệt, thi pháp học có khát vọng rút ra những nét đặc
trưng không lặp lại.
Gần 40 năm sau, trong diễn từ tổng kết hội nghị khoa học về vấn đề phong
cách ở Indiana (1960), dưới nhan đề Ngôn ngữ học và thi pháp học, R. Jakobson
khẳng định: “Thi pháp học là một bộ phận của ngôn ngữ học nghiên cứu chức
năng thi ca trong mối quan hệ với các chức năng khác của ngôn ngữ”2. Để hiểu
luận điểm này, cần nhớ lại sơ đồ ngôn ngữ học của Jakobson với sáu yếu tố có
mối quan hệ phối thuộc với nhau: bối cảnh, người gửi, thông điệp, người nhận,
tiếp xúc và mã, trong đó thơng điệp là yếu tố trung tâm. Tương ứng với sáu yếu
tố đó là sáu chức năng: quy chiếu, biểu hiện, thi ca, tác động, kiểm thông và siêu


1

R. Jakobson: La Nouvelle poésie russe. Trong Questions de poétique, Editions du
Seuil, Paris, 1973, t. 15.
2

R. Jakobson: Ngôn ngữ và thi ca. Cao Xuân Hạo dịch từ bản tiếng Pháp Linguistique
et Poétique trong Essais de linguistique générale, Editions de Minuit, Paris, 1963.


ngôn ngữ. Trong nghệ thuật ngôn từ, nếu yếu tố thơng điệp ở vị trí trung tâm, thì
chức năng thi ca cũng giữ vai trị chủ đạo, chính nó biến một thơng điệp bình
thường trở thành một văn bản nghệ thuật1.
Đặc trưng của văn học, với tư cách là nghệ thuật ngơn từ, và các hiện tượng
của nó (trào lưu, thể loại, tác phẩm…) chỉ được khám phá thông qua những mối
liên hệ nội tại phức tạp. Chẳng hạn, về văn xuôi nghệ thuật, đặc điểm về cốt
truyện và kết cấu của tác phẩm có quan hệ biện chứng với cấu trúc hình tượng,
giọng điệu và phong cách của nó. Trong thơ trữ tình, đặc điểm thể loại cũng liên
quan chặt chẽ với cấu trúc câu thơ và nhịp điệu của tác phẩm.
Thi pháp học trả lời nhiều câu hỏi chi tiết đặt ra cho văn học; những luận
điểm khái qt của nó có thể giúp cho nhà phê bình tiếp cận và cảm nhận sâu sắc
hơn tác phẩm nghệ thuật, thế giới sáng tạo của nhà văn và văn học nói chung.
Tuy nhiên, giữa thi pháp học và phê bình văn học cũng có ranh giới nhất định.
Phê bình văn học thiên về giải thích, đánh giá những hiện tượng văn học độc đáo,
đơn nhất, thường là văn học đương đại hay có liên quan đến những vấn đề đương
đại. Cịn thi pháp học thiên về phân tích, miêu tả những yếu tố hình thức của tác
phẩm, dựa trên những công cụ của ngôn ngữ học. Thi pháp học là một bổ sung
cần thiết cho phê bình văn học, giúp phê bình văn học có những cứ liệu và luận
chứng khoa học cho sự đánh giá của mình.

Thơng thường, để nghe và cảm thụ cái hay của âm nhạc, công chúng không
nhất thiết phải biết nhạc lý. Nhưng nếu hiểu biết nhạc lý, chắc chắn người ta sẽ
cảm thụ âm nhạc một cách đầy đủ và toàn vẹn hơn, sự tiếp nhận sẽ tinh nhạy hơn
nhờ lĩnh hội được những sắc thái quan trọng và những điểm tinh tế của nghệ thuật
âm nhạc.
Cũng vậy, nếu nắm vững được những quy tắc thể loại, phong cách, kết cấu,
hệ thống hình tượng, âm luật, nhịp điệu, thì độc giả văn học sẽ cảm nhận được
đầy đủ hơn sự phong phú của tác phẩm văn học và từ đó rút ra năng lượng cảm

1

Xem Huỳnh Như Phương: Lý luận văn học (Nhập mơn), NXB Đại học quốc gia TP.
Hồ Chí Minh, 2010, tr. 130-131.


xúc tinh thần nhiều hơn. Theo V. Zhirmunski, “thi pháp học là khoa học nghiên
cứu văn học với tư cách là một nghệ thuật”, vì vậy nó “dựa trên những ấn tượng
nghệ thuật trực tiếp và khám phá ra những thủ pháp tạo nên ấn tượng ấy”. Thi
pháp học cung cấp cho ta khả năng kiểm tra một cách khách quan những cảm
nhận trực tiếp của mình trong khi đọc, giúp hình thành cảm xúc và tư tưởng của
mình trên cơ sở văn bản của tác phẩm nói riêng, hệ thống nghệ thuật của các hiện
tượng văn học (thời đại, trào lưu, thể loại, tác gia…) nói chung. Có thể nói, thi
pháp học là “nhạc lý” của nghệ thuật ngơn từ. Hay nói theo M. Bakhtin, thi pháp
học là mỹ học về nghệ thuật văn chương.
Thi pháp học còn đem lại chìa khố giúp chúng ta hiểu đúng tác phẩm, giải
thích, phê bình và đánh giá tác phẩm một cách trung thực. Trong một bức thư gửi
Bestujev, Pushkin nhắc rằng cần phải đánh giá một nhà văn theo những quy tắc
phù hợp với chính nhà văn ấy. Nhưng làm thế nào để nhận ra những quy tắc này?
Ngay chính nhà văn khơng phải lúc nào cũng có thể quan niệm chúng một cách
chính xác. Quy luật đó là quy luật nội tại chứa đựng trong cấu trúc tác phẩm.

Trong những cách khảo sát và giải thích ý nghĩa của tác phẩm, thì cách gần với
chân lý nhất là cách dựa trên thi pháp văn bản tác phẩm một cách toàn vẹn và sâu
sắc nhất.
1.2. THI PHÁP HỌC VỚI VIỆC NGHIÊN CỨU TÁC PHẨM VĂN HỌC
Từ những cách tiếp cận xã hội học, văn hoá học, tâm lý học… đi đến cách
tiếp cận thi pháp học chính là đi từ sự nghiên cứu ngoại tại đến sự khám phá nội
tại đối với văn học. Ở đây tác phẩm trở thành đối tượng trực tiếp thu hút sự chú ý
của người nghiên cứu. Quan niệm về tác phẩm không chỉ chi phối cơng việc sáng
tác mà cịn chi phối sự cảm thụ, phân tích, khảo sát và giảng dạy văn học. Vì vậy,
những ý kiến bàn luận về bản chất, cấu trúc và thuộc tính của tác phẩm văn học
bao giờ cũng nằm ở trung tâm những cuộc tranh luận về văn học nói chung.
1.2.1. Văn bản và tác phẩm
Theo lý luận văn học truyền thống, văn bản chính là hình thức tồn tại của tác
phẩm văn học viết. Khác với tác phẩm văn học dân gian được lưu hành dưới hình
thức truyền miệng là chủ yếu, tác phẩm văn học viết gắn liền với hình thức chữ


viết, chữ in hay chữ điện tử trên màn hình chiếu sáng. Cũng chính nhờ kỹ thuật
ấn hành được cải tiến và phát triển, từ cách in mộc bản đến in chữ kim loại do
Gutenberg phát minh, rồi in offset và nay là in theo kỹ thuật vi tính, mà lịch sử
văn học dần dần khắc phục tình trạng “tam sao thất bản” và văn học ngày càng
mang tính phổ cập.
Tuy nhiên, việc đồng nhất tác phẩm văn học với văn bản của nó đã gây ra
những ngộ nhận và bị đặt thành nghi vấn. Sở dĩ như vậy là vì, do chất liệu tạo tác
nên tác phẩm văn học là ngơn ngữ, nên sự hiện hữu của nó khơng giống với sự
hiện hữu của tác phẩm hội hoạ hay tác phẩm điêu khắc. Nhìn bức tranh của
Nguyễn Gia Trí hay Bùi Xuân Phái treo trên tường một phòng triển lãm, người ta
có thể bảo đó là tác phẩm của nhà danh họa. Ngắm bức tượng của Điềm Phùng
Thị đặt trong cơng viên, người ta có thể nói đó là tác phẩm của nhà điêu khắc.
Nhưng cầm một cuốn sách có nhan đề Truyện Kiều và bảo đây là tác phẩm của

Nguyễn Du thì vấn đề khơng đơn giản. Bởi đây là Truyện Kiều in bằng chữ quốc
ngữ ký âm bằng mẫu tự la-tinh, còn bản thân tác phẩm này được viết bằng chữ
Nơm và ngay chữ Nơm cũng có nhiều dị bản (bản Kiều Oánh Mậu, bản Hoàng
Xuân Hãn, bản Nguyễn Tài Cẩn…). Vậy đứng về mặt sáng tạo, văn bản Truyện
Kiều không phải là độc nhất.
Sự khác nhau giữa tác phẩm văn học với tác phẩm hội họa và tác phẩm điêu
khắc càng rõ hơn khi chúng ta giả định điều này: Nếu vì một biến cố lịch sử hay
một thiên tai nào đó mà bức tranh sơn mài Vườn xuân Trung Nam Bắc của
Nguyễn Gia Trí bị thiêu huỷ, thì tác phẩm ấy khơng cịn tồn tại nữa. Nhưng nếu
một biến cố bi thảm như vậy xảy đến làm cho tất cả văn bản Truyện Kiều, từ chữ
Nơm đến chữ quốc ngữ, bị thiêu huỷ thì kiệt tác của Nguyễn Du vẫn cứ tồn tại, vì
vẫn cịn những độc giả thuộc 3.254 câu thơ Kiều và lưu giữ trong trí nhớ. Điều đó
khiến cho một số nhà lý luận cho rằng tác phẩm văn học không chỉ hiện hữu
trong văn bản mà cịn trong chính tâm thức của người đọc.
Vào những năm 50 thế kỷ XX, lý thuyết mỹ học tiếp nhận của trường phái
Konstanz ở Đức đã phân biệt hai khái niệm “văn bản” và “tác phẩm”. Theo Hans
Robert Jauss, văn bản không đồng nhất với tác phẩm. Văn bản là sản phẩm hình
thành sau quá trình sáng tạo của nhà văn, cịn tác phẩm là kết quả quá trình tiếp


nhận của người đọc. Văn bản thì tương đối ổn định và ít thay đổi; cịn tác phẩm
thì thường xun biến đổi theo khơng gian và thời gian, vì nó phụ thuộc vào tâm
lý, môi trường và điều kiện tiếp nhận của bạn đọc. Có thể hình dung tác phẩm là
sự tổng hoà giữa văn bản cộng với một hệ số N, biểu hiện của thời gian, hoàn
cảnh và chủ thể tiếp nhận. Sở dĩ như vậy là vì, nói theo nhà văn và nhà mỹ học
hậu hiện đại Umberto Eco, văn bản nghệ thuật ln có tính chất mở để đón lấy
những yếu tố mới của cơng chúng và cuộc đời đem lại. Nếu người đọc có “chân
trời chờ đợi” (H. R. Jauss) như là một hệ quy chiếu để tiếp nhận văn bản, thì văn
bản cũng có một “chân trời chờ đợi” để gặp gỡ với người đọc và tác phẩm chính
là kết quả cuộc gặp gỡ giữa văn bản và người đọc.

Như vậy, theo viễn tượng của lý luận văn học hậu hiện đại, văn bản không
đồng nhất với tác phẩm: khi nói phân tích văn bản chính là phân tích những yếu
tố tạo nên cấu trúc của nó; cịn nghiên cứu tác phẩm chính là nghiên cứu văn bản
trong sự vận động và biến đổi của nó qua lăng kính của sự tiếp nhận.
1.2.2. Cấu trúc và yếu tố của văn bản
Văn bản văn học được chế tác bằng chất liệu ngôn từ cũng như quyển sách
được làm bằng giấy và mực in. Nhà văn là người nghệ sĩ sáng tạo ra đứa con tinh
thần của mình như một cơng trình nghệ thuật ngơn từ. Cơng trình này có một kiểu
tổ chức nhất định để tạo thành một văn bản nghệ thuật với một cấu trúc hồn
chỉnh. Văn bản này có khi là hai câu thơ lục bát với 14 âm tiết, có khi là một bộ
tiểu thuyết trường thiên dài hàng ngàn trang. Như người thợ xây cất ngơi nhà, nhà
văn cũng sắp xếp tồ kiến trúc ngơn ngữ của mình theo một trật tự, một hệ thống
mà ơng cho là hợp lý nhất, có hiệu quả nghệ thuật nhất. Cấu trúc ngôi nhà ngôn
ngữ này không tách rời với những cấu trúc lớn hơn là hệ thống văn hoá – xã hội,
thế giới tư tưởng – nghệ thuật của nhà văn mà từ đó nó thốt thai. Nhưng là một
sản phẩm mang tính hồn chỉnh của sự sáng tạo, cấu trúc đó có tính độc lập tương
đối, cho nên khám phá bản sắc của nó chính là khám phá cấu trúc nội tại bên
trong nó.
Nói đến cấu trúc là nói đến hai phương diện: những thành tố tạo nên cấu
trúc và mối quan hệ giữa các thành tố, sự tác động qua lại của chúng đã tạo nên
sức sống của chính cấu trúc đó. Tìm hiểu cấu trúc văn bản văn học là đào sâu các


lớp yếu tố của nó, đồng thời khám phá kiểu tổ chức đặc biệt bằng chất liệu ngôn
từ theo quy luật của sự hài hoà, khám phá những mối quan hệ hỗ tương của các
yếu tố trong văn bản nghệ thuật.
Ngay từ thời Cổ đại, các nhà mỹ học đã đã trực tiếp hay gián tiếp cho thấy
cách hiểu tác phẩm nghệ thuật như một cấu trúc. Chẳng hạn, Pythagore và
Héraclite đã quan tâm đến những khái niệm về nhịp điệu, mức độ, sự hài hoà,
những quan hệ số lượng giữa các bộ phận của tác phẩm nghệ thuật.

Khái niệm “cấu trúc” hay “cơ cấu” từng được quan tâm và đề cập từ lâu
trong những cơng trình tốn học, lơ-gích học, vật lý học, sinh học, kinh tế học và
và nhiều ngành khoa học khác. Nhưng với sự xuất hiện của Ferdinand de
Saussure, Claude Lévi-Strauss và trường phái cấu trúc luận vào giữa thế kỷ XX,
thì khái niệm này chiếm vị trí trung tâm trong các thảo luận về nhân học, ngơn
ngữ học, rồi nhanh chóng lan rộng ra các ngành khoa học xã hội và nhân văn nói
chung. Cấu trúc luận tìm cách làm nổi bật cấu trúc trong ngơn ngữ. Theo đó, cấu
trúc được hiểu như là một hệ thống với tư cách là một toàn thể hay một tập hợp
khép kín gồm những yếu tố có liên quan mật thiết với nhau đến mức khi một yếu
tố thay đổi hay biến mất thì tồn bộ hệ thống sẽ thay đổi. Ngôn ngữ là một hệ
thống những yếu tố có tương quan với nhau, giá trị và bản sắc của những yếu tố
này được xác định bởi vị trí của chúng trong hệ thống hơn là bởi lịch sử của
chúng. Điều này địi hỏi ngơn ngữ học phải quan tâm đến những trạng thái ngôn
ngữ bền vững, và vì vậy khơng cịn quan tâm đến phương diện phát sinh của ngôn
ngữ, nghĩa là không đi sâu nghiên cứu nó trong sự tiến hố theo viễn cảnh lịch đại
mà như một hệ thống với những mối quan hệ đồng đại.
Nếu hệ thống có thể được nghiên cứu nội tại, thì bản thân ngơn ngữ là võ
đốn và có tính chất tự trị trong tương quan với hiện thực. Chính vì thế việc
nghiên cứu các yếu tố của cấu trúc phải được thực hiện ngay bên trong cấu trúc.
Văn bản văn học, hiện thân của cấu trúc, cũng được xem như một tồn thể đóng
kín.


Với Giáo trình ngơn ngữ học đại cương (1916)1, Ferdinand de Saussure đã
đặt nền móng cho cấu trúc luận trong ngôn ngữ học. Theo ông, ngôn ngữ là một
hệ thống ký hiệu nhiều tầng được người bản ngữ chấp nhận, ghi nhớ, hiểu và sử
dụng trong khi giao tiếp với cộng đồng. Ngôn ngữ là một hệ thống, một thiết chế,
một tập hợp những quy tắc và quy phạm liên cá nhân, trong khi lời nói bao gồm
những biểu hiện có thật của hệ thống đó trong nói năng và trong viết lách.
Trong nghiên cứu văn học, trường phái Hình thức Nga đã sớm nhạy cảm

nhận ra tính chất cấu trúc của văn học nói chung, văn bản tác phẩm văn học nói
riêng. Theo V. Shklovski, “Một tác phẩm văn học là một toà kiến trúc thống nhất.
Mọi thứ trong toà kiến trúc ấy đều phụ thuộc vào tổ chức của chất liệu”2. Yu.
Tynianov thì nhấn mạnh: “Cần nhất trí với nhau rằng tác phẩm văn học là một hệ
thống cũng như bản thân văn học là một hệ thống vậy. Chỉ sau khi có sự nhất trí
căn bản này thì mới có thể sáng tạo ra một khoa học về văn học”3. G. Vinokour
khẳng định rõ hơn: “Phạm vi nghiên cứu càng thu hẹp lại thì chúng tơi càng đi
dần đến ý tưởng đơn giản rằng khoa học về văn học phải nghiên cứu chính bản
thân văn học chứ khơng phải cái gì khác, rằng người khảo sát tác phẩm văn học
phải lấy cấu trúc tác phẩm làm đối tượng chứ không phải là những nhân tố song
hành với sự sáng tạo ra tác phẩm ấy trên bình diện thời gian hay tâm lý”4.
Kế tục tư tưởng của Saussure, trong Những vấn đề ngôn ngữ học đại cương
(1966), E. Benveniste viết: “Khái niệm ngôn ngữ như một hệ thống từ lâu đã
được thừa nhận bởi những ai học tập Saussure, trước hết trong ngữ pháp đối
chiếu, rồi trong ngôn ngữ học đại cương. Nếu người ta thêm vào đó hai nguyên
tắc khác, cũng của Saussure, rằng ngôn ngữ là hình thức chứ khơng phải là thực
thể, và những đơn vị ngơn ngữ chỉ có thể được xác định bằng quan hệ của chúng,

1

Bản dịch của Cao Xuân Hạo, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005.

2

V. Shklovski: Third factory (Translated by Richard Sheldon), Ann Arbor, Ardis, 1977,
t.15
3

Yu. Tynianov: O literaturnoj evoljucii. Trong Arkhaisty i novatory, Leningrad, 1929, t.
67.

4

G. Vinokour: Poétique. Linguistique. Sociologie. Trong Linguistique et Poétique,
Editions du Progrès, Moskva, 1981, t. 33.


thì người ta sẽ chỉ ra được những cơ sở của một lý thuyết mà chỉ vài năm sau đó
sẽ chứng minh cấu trúc của các hệ thống ngôn ngữ là một điều hiển nhiên”1.
Những nhà cấu trúc luận Tiệp Khắc trong trường phái Praha như
Trubetzkoy, Mukarovski tiếp tục triển khai tư tưởng đó. J. Mukarovski khẳng
định trong Cấu trúc luận trong mỹ học và nghiên cứu văn học (1940): “Một chỉnh
thể cấu trúc xác định ý nghĩa cho những yếu tố của nó, và ngược lại, từng yếu tố
trong số đó xác định ý nghĩa cho chỉnh thể cấu trúc này chứ không phải chỉnh thể
cấu trúc khác”.
Nhấn mạnh mối quan hệ giữa nghiên cứu văn học và ngôn ngữ học, R.
Jakobson viết: “Nếu hiện nay cịn có những nhà phê bình hồ nghi khả năng của
ngơn ngữ học trong lĩnh vực thơ ca, thì riêng tơi, tơi nghĩ rằng họ đã tưởng nhầm
rằng sự bất lực của một vài nhà ngôn ngữ học thiển cận là sự bất lực cơ bản của
bản thân ngành ngôn ngữ học. Tuy vậy, mỗi chúng ta ở đây đã hiểu được dứt
khoát rằng một nhà ngôn ngữ học dửng dưng đối với chức năng thi ca, cũng như
một nhà văn học dửng dưng với các vấn đề ngôn ngữ và không đếm xỉa đến các
phương pháp ngôn ngữ học đều là những hiện tượng lỗi thời rõ rệt”. Như trên đã
nói, theo Jakobson, thi pháp học là “một bộ phận của ngôn ngữ học nghiên cứu
chức năng thi ca trong mối quan hệ với các chức năng khác của ngôn ngữ”2.
Theo tinh thần đó, nếu ngơn ngữ học là khoa học về các cấu trúc ngơn ngữ,
thì nghiên cứu văn học phải sử dụng phương pháp cấu trúc để tìm hiểu các hiện
tượng nghệ thuật ngơn từ. Con đường đó đã dẫn đến những thành công của V.
Propp khi nghiên cứu những mơ-típ và chức năng của cấu trúc truyện cổ tích
Nga, của V. Shklovski khi nghiên cứu thi pháp truyện trinh thám của Conan
Doyle, của R. Jakobson khi phân tích các bài thơ Con quạ của E. Poe, Chán

chường và Những con mèo của Baudelaire…
Trong Sự phân tích cấu trúc trong ngôn ngữ học và nhân học (L’Analyse
structurale en linguistique et en anthropologie) (1945), Claude Lévi-Strauss nhận

1

Dẫn lại theo Jean-Yves Tadié: La Critique littéraire au XXe siècle, Les Dossiers
Belfond, Paris, 1987, tr. 186.

2

R. Jakobson: Ngôn ngữ và thi ca (Bản dịch của Cao Xuân Hạo), Tlđd.


xét: “Có một sự giống nhau kỳ lạ giữa việc một nhà ngôn ngữ học khám phá ra
cấu trúc tác phẩm văn học với việc một nhà dân tộc học tìm thấy cấu trúc trong
thần thoại; những cảm xúc thẩm mỹ mà thần thoại gợi ra cho nhà dân tộc học
cũng giống như cảm xúc thẩm mỹ mà tác phẩm văn học gợi ra cho nhà ngơn ngữ
học”. Vì vậy, Lévi-Strauss quan niệm nhân học là một nhánh của ký hiệu học (Ví
dụ: một cái rìu đá là một ký hiệu, trong quan hệ với cái cưa sắt hay khẩu súng
lục). Ông vận dụng phương pháp cấu trúc để nghiên cứu các thần thoại và những
mối quan hệ thân tộc.
Quan niệm cho rằng ngơn ngữ học có thể có ích trong việc nghiên cứu
những hiện tượng văn hoá là dựa trên hai quan điểm cơ bản: thứ nhất, các hiện
tượng xã hội và văn hố khơng đơn thuần là những đối tượng hay sự kiện vật chất
mà là những hiện tượng hay sự kiện mang nghĩa, và vì thế là những ký hiệu; thứ
hai, chúng khơng có bản chất cố định mà được xác định bởi một mạng lưới những
mối quan hệ nội tại và ngoại tại.
Thi pháp học cấu trúc đặt trọng tâm chú ý vào những vấn đề tổ chức các
yếu tố của văn bản với tư cách một chỉnh thể nghệ thuật. Cơ sở phương pháp luận

của thi pháp học cấu trúc là nguyên tắc nghiên cứu nội tại văn bản một cách độc
lập với hoàn cảnh lịch sử mà nó hình thành, với tiểu sử tác giả và với các hiện
tượng văn học khác. Giới hạn trong khuôn khổ của dữ kiện văn bản, nhà nghiên
cứu chỉ quan tâm xem xét những yếu tố của văn bản và mối quan hệ giữa chúng
với nhau. Roland Barthes gọi đó là phương thức phân tích cố ý khép kín và nhấn
mạnh: “Trong phiên bản chuyên biệt nhất và vì thế thoả đáng nhất của nó, cấu
trúc luận là một dạng thức phân tích những sản phẩm văn hố theo những phương
pháp của ngôn ngữ học hiện đại”.
Ở Việt Nam, một số nhà nghiên cứu như Nguyễn Văn Trung, Trần Đỗ
Dũng, Trần Ngọc Ninh, Bùi Hữu Sủng, Ngô Trọng Anh… đã từng đặt vấn đề tiếp
thu lý thuyết và phương pháp cấu trúc luận của Claude Lévi-Strauss, Roland
Barthes, Lucien Goldmann… và bước đầu vận dụng vào việc phân tích, phê bình
văn học.
Tiếp thu có chọn lọc quan điểm cấu trúc luận, có thể hiểu cấu trúc văn bản
nghệ thuật là cách cấu tạo cũng như mối quan hệ giữa ngơn từ và hình tượng,


giữa hình tượng nhân vật và các hình tượng khác, mối quan hệ trong việc triển
khai hành động hay cảm xúc, mối quan hệ giữa bình diện tư tưởng thẩm mỹ với
các bình diện khác, mối quan hệ giữa các yếu tố ngôn từ với nhau.
Gắn liền với khái niệm về cấu trúc là khái niệm về chức năng mà từng yếu
tố trong khn khổ cấu trúc cũng như tồn thể cấu trúc đảm nhiệm. Văn bản văn
học là loại cấu trúc thẩm mỹ rất phức tạp và tinh tế, trong đó những mối quan hệ
tất yếu kết hợp với những mối quan hệ ngẫu nhiên. Nhưng dù đặt trong mối quan
hệ nào, mỗi yếu tố đều đảm nhiệm một vai trị nhất định trong tồn bộ cấu trúc
văn bản. Phân tích, bình giảng văn bản khơng thể lãng tránh việc chỉ ra chức năng
của từng yếu tố cũng như của cả cấu trúc. Từ đó, người phân tích văn bản phải
làm sáng tỏ những mối quan hệ nội tại có tính chất thứ bậc giữa các yếu tố và các
cấp độ của văn bản nghệ thuật.
Xem văn bản như một cấu trúc được chế tác một cách có tổ chức, khoa

nghiên cứu văn học nỗ lực làm nổi bật những mối quan hệ tất yếu giữa các yếu tố
và giữa yếu tố với toàn thể cấu trúc. Chỉ nhờ dựa vào tồn thể cấu trúc đó, người
phân tích mới có thể xác định được chức năng và ý nghĩa của từng yếu tố.
Như vậy, sự hiện hữu và giá trị của từng yếu tố khơng tách rời với tồn thể
cấu trúc văn bản. Ngược lại, sức sống và bản sắc của cấu trúc là do chất lượng
của từng yếu tố và sự tác động qua lại của chúng tạo nên. Cấu trúc văn bản nghệ
thuật không phải là một số cộng đơn thuần từ các yếu tố mà thành. Nó là một
chỉnh thể sống động, trong đó các yếu tố quy định, phối thuộc lẫn nhau và thổi
sức sống vào cho nhau.
Vì vậy, trong khi phân tích, bình giảng văn bản tác phẩm, phải chú ý đến
mối quan hệ giữa từng yếu tố, bộ phận với toàn thể cấu trúc. Khơng nên sa vào
bình giảng những yếu tố cơ lập, tách chúng ra khỏi những mối liên hệ với những
yếu tố khác và với toàn thể cấu trúc, từ đó đánh mất ý nghĩa khái quát của nó.
Ngược lại, cũng khơng vì chú ý đến tồn thể mà bỏ qn hoặc xem nhẹ các
yếu tố, khơng nhìn thấy vai trị của nó trong việc tạo ra ý nghĩa chiều sâu của văn
bản. Có thể nói, vẻ đẹp và sức sống của tồn thể cấu trúc được nhận ra thơng qua
những yếu tố, kể cả những chi tiết cụ thể, sinh động. Ý nghĩa sâu xa của văn bản
nhiều khi sáng rực lên nhờ một hình ảnh, một từ ngữ, một âm điệu. Một văn bản


tác phẩm thành công, trên cái thế chung, cái nền chung của nó, bao giờ cũng địi
hỏi những chi tiết có sức ám ảnh, gây ấn tượng. Khơng khai thác giá trị của
những yếu tố “đắc địa” như vậy, người phê bình và giảng văn dễ rơi vào khuynh
hướng tư biện, biến bài phân tích của mình thành sự thuyết minh cho những luận
điểm có sẵn.
1.2.3. Hình thức và nội dung
Quan niệm hiện đại về mối quan hệ giữa cấu trúc và yếu tố trong văn bản đòi
hỏi xem xét lại mối quan hệ giữa hình thức và nội dung của tác phẩm.
Theo lý luận văn học truyền thống, nội dung và hình thức có mối quan hệ
biện chứng với nhau, nội dung thống nhất với hình thức, cịn hình thức mang tính

nội dung. Những người ủng hộ quan niệm này nhìn thấy sự thống nhất biện
chứng đó trong hình tượng nghệ thuật, được xem như là dấu hiệu đặc trưng của
văn học. Hegel, tác giả Hiện tượng luận về Tinh thần, xem nghệ thuật như một
hình thức vong thân tất yếu của “Tinh thần tuyệt đối” và các hình tượng nghệ
thuật chẳng qua là sự biểu hiện của Tinh thần trong quá trình tự đánh mất mình
để rồi tự tìm lại ra mình. Cịn V. Bielinski thì nêu lên đặc trưng của thơ ca bằng
cách phân biệt nó với triết học và kinh tế chính trị: “Nhà triết học nói bằng phép
tam đoạn luận, nhà thơ nói bằng các hình tượng và bức tranh… Nhà kinh tế chính
trị được vũ trang bằng các số liệu thống kê, dùng chứng minh để tác động đến
người đọc và người nghe… Nhà thơ, được vũ trang bằng sự miêu tả sống động và
rõ nét, tác động tới trí tưởng tượng của bạn đọc bằng cách trình bày hiện thực
trong một bức tranh chân thực… Một người chứng minh, một người trình bày, và
cả hai đều thuyết phục, chỉ có khác là một đằng thì bằng các kết luận lơ-gich, một
đằng bằng các bức tranh”1.
Hai nhà mỹ học khác nhau về lập trường nhận thức luận ấy đã gặp nhau
trong quan niệm về hình tượng nghệ thuật và từ đó chia sẻ cách lý giải mối quan
hệ giữa nội dung và hình thức trong nghệ thuật. Theo Hegel, “nội dung chẳng
phải là cái gì khác mà chính là sự chuyển hố của hình thức vào nội dung và hình

1

Dẫn lại theo G. N. Pospelov (chủ biên): Dẫn luận nghiên cứu văn học (Bản dịch của
Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Lê Ngọc Trà), NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998, t. 10.


thức cũng chẳng gì khác hơn là sự chuyển hố của nội dung vào hình thức”. Cịn
Bielinski thì nói: “Khi hình thức là biểu hiện của nội dung, nó gắn với nội dung
một cách khăng khít đến nổi tách nó ra khỏi nội dung là huỷ hoại nội dung ấy và
ngược lại, tách nội dung ra khỏi hình thức là huỷ hoại hình thức”.
Nội dung của tác phẩm khơng thể hiện hữu ở ngồi hình thức, cũng như

hình thức khơng thể “tự trị” so với nội dung. Trong ý đồ sáng tác của nhà văn, nội
dung của tác phẩm chỉ có thể xuất hiện một phần nào đó trước khi nó được triển
khai hồn tồn trên trang viết. Điều này có nghĩa là nhà văn khơng thể bộc lộ ra
tồn bộ nội dung tác phẩm trước khi chính hình thức tồn vẹn của nó được cấu
tạo. Q trình chế tác nên văn bản tác phẩm thơng qua trí tưởng tượng sáng tạo
của nhà văn cũng đồng thời là quá trình khám phá ra nội dung và phát kiến ra
hình thức của nó. Nói khơng thể tách rời nội dung khỏi hình thức, nội dung nào
cũng là của một hình thức nhất định và ngược lại, chính là vì như vậy.
Ở đây cần lưu ý rằng sự thống nhất giữa nội dung và hình thức khơng chỉ
thể hiện trong tồn bộ văn bản mà còn trong từng yếu tố, từng lớp yếu tố, từng
cấp độ của cấu trúc văn bản. Ngay trong mỗi một yếu tố (như nhân vật, không
gian, thời gian, giọng điệu…), nội dung luôn gắn liền với một hình thức nhất
định. Ngược lại, trừ rất ít yếu tố hình thức đơn giản khơng nhất thiết có quan hệ
với nội dung (chẳng hạn, dấu gạch đầu dòng hay dấu ngoặc kép mở và đóng
những câu đối thoại), cịn những yếu tố hình thức khác đều mang tính nội dung.
Nói theo F. Nietzsche, “Người ta chỉ là nghệ sĩ khi nào người ta cảm thấy như là
một nội dung, điều mà những người khơng phải nghệ sĩ gọi là hình thức”1.
Tuy thế, sự thống nhất giữa nội dung và hình thức trong văn bản tác phẩm
văn học không phải là điều đương nhiên. Không hẳn tác phẩm nào cũng đạt được
sự thống nhất đó, trái lại giữa nội dung và hình thức của một văn bản nghệ thuật
có thể diễn ra sự khập khiễng, sự thiếu hài hồ hoăc khơng phù hợp. Sự thống
nhất một cách tồn vẹn, trịn đầy chỉ có thể diễn ra ở những văn bản có giá trị
nghệ thuật cao, mang dấu ấn thiên tài. Chỉ ở đó, nhà phê bình mới có thể chỉ ra
một cách thuyết phục hình thức đã thể hiện và truyền đạt nội dung như thế nào,

1

Dẫn lại theo G. Picon: L’Écrivain et son ombre, Gallimard, Paris, 1953, tr. 153.



và những khám phá về nội dung có quan hệ khắng khít với những phát kiến về
hình thức ra sao.
L. Tolstoi từng tỏ ý khơng bằng lịng với việc tóm tắt nội dung của văn bản,
vì như vậy là phá vỡ sự tồn vẹn cấu trúc của nó. Văn bản nghệ thuật có thể là
đối tượng của sự phân tích khoa học mà khơng thể bị tóm tắt hay lược thuật một
cách khô cứng dẫn đến nguy cơ tách rời nội dung và hình thức. Điều này có thể
huỷ diệt tính sinh động nghệ thuật của văn bản và biến nó thành sơ đồ cứng nhắc.
Nội dung của văn bản không thể giản lược vào câu chuyện hay tư tưởng của nó.
Và giá trị tư tưởng của tác phẩm chỉ có thể được lĩnh hội đầy đủ nếu tiếp nhận và
phân tích trong sự thống nhất giữa nội dung và hình thức.
Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong sáng tạo văn học được biểu
hiện vô cùng đa dạng và phong phú. Khi nghiên cứu mối quan hệ này, cần phải
có quan điểm lịch sử để đánh giá đúng chất lượng của văn học. D. Likhatchev
viết: “Nguyên tắc lịch sử trong nghiên cứu tác phẩm văn học thể hiện ở chỗ: tác
phẩm phải được xem xét, một là, trong sự vận động riêng của nó, với tư cách một
hiện tượng của tiến trình sáng tạo; hai là, trong mối quan hệ với sự phát triển
chung của tác giả, với tư cách một nhân tố của tiểu sử sáng tạo; và ba là, với tư
cách một sự biểu hiện của lịch sử văn học đang vận động, một hiện tượng trong
sự phát triển của văn học ở một thời kỳ nhất định”1.
Chỉ với sự xem xét một cách hệ thống trong cấu trúc văn bản và dưới ánh
sáng của sự phân tích lịch sử thì mỗi một yếu tố thuộc nội dung hay hình thức
mới bộc lộ ý nghĩa của nó. Nhờ cảm nhận và truyền đạt vẻ đẹp tinh tế, sự phong
phú của văn bản tác phẩm trong tính tồn vẹn của nó, việc nghiên cứu và giảng
dạy văn học mới đáp ứng nhu cầu nhận thức và nhu cầu thẩm mỹ, góp phần tác
động vào việc bồi dưỡng tâm hồn người đọc.
Trên thực tế, lý luận văn học truyền thống, dù là miễn cưỡng, vẫn phải tách
nội dung và hình thức với nhau qua việc khảo sát từng yếu tố riêng biệt: đề tài,
chủ đề, tính cách, nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ… Vấn đề cần phải thấy là bản thân

1


D. C. Likhatchev: Về ngữ văn học (Tiếng Nga), NXB Đại học, Moskva, 1989, tr. 52.


từng yếu tố đó cũng bao hàm sự thống nhất giữa nội dung và hình thức bên trong
nó, chứ nó khơng thuần túy thuộc về nội dung hoặc về hình thức của tác phẩm.
Những nhà nghiên cứu tài hoa, bằng sự bình giảng nhuần nhị, cố gắng tìm cách
che khuất đi dấu vết của ranh giới nội dung và hình thức trong khi phân tích hình
tượng nghệ thuật của tác phẩm.
Tuy nhiên, với lý luận văn học truyền thống, nhất là lý luận mác-xít, thì dù
hình thức có vai trị quan trọng và có tác động lại nội dung, hịn đá tảng của
phương pháp luận vẫn là bám sát vào nguyên lý nội dung, xét cho cùng, quyết
định hình thức. Đó chính là điểm phân biệt quan niệm này với những biểu hiện
khác nhau của chủ nghĩa hình thức. Ngay như Hoài Thanh, một nhà nghiên cứu
coi trọng đặc trưng nghệ thuật, cũng khẳng định rằng sở dĩ hình thức Thơ Mới
đổi thay chính vì điệu tâm hồn và hơi thở thời đại đã thay đổi: “Cái ngày người
lái buôn phương Tây thứ nhất đặt chân lên xứ ta, người ấy đã đem theo cùng với
hàng hóa phương Tây, cái mầm sau này sẽ nẩy thành thơ mới”1.
Điều đó khơng hợp với cách nhìn nhận của các nhà Hình thức luận. Họ
vượt qua cách hiểu truyền thống về quan hệ giữa nội dung và hình thức và đặt lại
vấn đề vai trị của hình thức. Họ chia sẻ quan niệm của Krutshenykh cho rằng
một hình thức mới sản sinh ra một nội dung mới và nội dung được quy định bởi
hình thức, do đó những hình thức khác nhau phải gắn liền với những nội dung
khác nhau. B. Eikhenbaum thừa nhận: “Các nhà hình thức luận đồng thời tự giải
phóng mình ra khỏi mối tương quan truyền thống của cặp phạm trù hình thức –
nội dung và ra khỏi khái niệm về hình thức như là cái lớp phủ bên ngồi hay là
cái bình để rót nước vào. Khái niệm về hình thức đảm nhiệm một ý nghĩa khác”.
Với V. Shklovski, nguyên tắc cảm nhận hình thức là nét đặc trưng của tri
giác thẩm mỹ. Ơng viết: “Tính nghệ thuật là kết quả của phương thức tiếp nhận
của chúng ta; theo một nghĩa chính xác, chúng ta gọi là hiện tượng nghệ thuật

những đối tượng nào được xây dựng bằng những thủ pháp riêng mà mục đích của
nó là làm sao cho các đối tượng này được tiếp nhận như là những đối tượng nghệ

1

Hoài Thanh, Hoài Chân: Thi nhân Việt Nam, NXB Hoa Tiên, Sài Gòn, 1967, tr. 13.


×