Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Hỗ trợ học sinh thpt cải thiện kỹ năng giao tiếp (điển cứu trường hợp học sinh nữ thpt tại trường th thcs thpt trần quốc tuấn, trảng bom, đồng nai)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (965.65 KB, 158 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA: CƠNG TÁC XÃ HỘI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP KHOA

Đề Tài:

HỖ TRỢ HỌC SINH THPT CẢI THIỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
(ĐIỂN CỨU: TRƯỜNG HỢP HỌC SINH NỮ THPT TẠI TRƯỜNG
TH.THCS.THPT TRẦN QUỐC TUẤN, TRẢNG BOM, ĐỒNG NAI)

SVTT: LƯU THỊ THU
MSSV: 0956150076
GVHD: TS. ĐỖ HẠNH NGA

Thành Phố Hồ Chí Minh, Năm 2013


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. DẪN NHẬP ........................................................................................................ 1
I.

Lý do chọn đề tài. .......................................................................................................... 1

II.

Mục tiêu nghiên cứu. ..................................................................................................... 3

III.


Ý nghĩa đề tài ............................................................................................................ 8

IV.

Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu .......................................................... 8

VI. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 9
VII. Phương pháp nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin. .................................................... 9
CHƯƠNG 2............................................................................................................................ 11
CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN VÀ LÝ THUYẾT TIẾP CẬN.............................................. 11
I.

Lý thuyết tiếp cận ........................................................................................................ 11

II.

Các khái niệm liên quan .............................................................................................. 15

CHƯƠNG 3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................................................... 18
I.TIẾN TRÌNH LÀM VIỆC VỚI CA .................................................................................. 18
1/ Q trình tiếp nhận, thiết lập quan hệ , tìm hiểu hồn cảnh. ............................................. 18
2. Trình bày các vấn đề của thân chủ ............................................................................... 29
3/ Phân tích đánh giá, nhận xét ............................................................................................ 33
4/ Tiến trình can thiệp. ........................................................................................................ 40
5/ Kết quả và hạn chế, bài học kinh nghiệm ......................................................................... 56
III/ KIẾN NGHỊ .................................................................................................................. 58
CHƯƠNG 4. PHỤ LỤC ......................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 155



NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

1. GV --------------------------------------------------- Giáo viên
2. GVCN----------------------------------------------- Giáo viên chủ nhiệm
3. SVTT------------------------------------------------ Sinh viên thực tập
4. NVXH----------------------------------------------- Nhân viên xã hội
5. TH --------------------------------------------------- Tiểu học
6. TC --------------------------------------------------- Thân chủ
7. THCS ----------------------------------------------- Trung học cơ sở
8. THPT ----------------------------------------------- Trung học phổ thơng
9. Tp.HCM -------------------------------------------- Thành phố Hồ Chí Minh


1

CHƯƠNG 1. DẪN NHẬP
I. Lý do chọn đề tài.
Giao tiếp là cầu nối giữa người nói với người nghe. Trong gia đình, mọi
cá nhân cũng cần trang bị cho mình kỹ năng giao tiếp. Giao tiếp trong gia
đình hiệu quả đòi hỏi mỗi người phải biết lắng nghe tốt, biết truyền tải thông
điệp đến với nhau mới đảm bảo cuộc sống vui vẻ hạnh phúc. Con cái cần kỹ
năng giao tiếp để thấu hiểu tâm lý và có thể giao tiếp cởi mở, dễ dàng chia sẻ
cảm xúc với ông bà, cha mẹ. Ngược lại người lớn cũng phải có kỹ năng giao
tiếp để có thể lắng nghe con cái, chia sẻ những suy nghĩ của thế hệ trẻ.
Chúng ta thường nghe nhiều đến kỹ năng giao tiếp với các mối quan hệ
xung quanh chúng ta như: Thầy cô, bạn bè, bố mẹ, họ hàng, anh chị
em…Tuy nhiên, để giao tiếp hiệu quả và thành công với các mối quan hệ
ngoài xã hội, trước tiên, chúng ta cần giao tiếp hiệu quả với các thành viên
trong gia đình, đặc biệt là bố mẹ, người thân gần gũi và luôn quan tâm,

thương yêu chúng ta. Đối với lứa tuổi học sinh trung học phổ thơng, mối
quan hệ với gia đình và nhà trường, bạn bè là chủ yếu. Bố mẹ chính là người
bên cạnh chăm sóc, hỗ trợ tài chính cho các em. Khi mối quan hệ giữa phụ
huynh và học sinh tốt thì học sinh mới có thể học tập tốt và có mối quan hệ
tốt với bạn bè. Gia đình cũng sẽ là mơi trường đầu tiên và là môi trường
thân quen để học sinh trung học phổ thông rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Tuy
nhiên, không phải bất kỳ học sinh nào cũng có thể giao tiếp tốt với bố mẹ, và
trường hợp thân chủ của tôi là một trong những số đó. Thường xuyên bất
đồng ý kiến với mẹ, hai mẹ con hay cãi vã, căng thẳng, mâu thuẫn. Lý do
xuất phát từ việc mẹ thân chủ giao tiếp chưa đúng mực với thân chủ và chưa
hiểu tâm lý của con. Tuy nhiên, lý do chính là việc thân chủ giao tiếp, nói
chuyện hỗn hào với mẹ, chưa biết cách trò chuyện, chia sẻ cùng mẹ và
thường xuyên bị giáo viên chủ nhiệm phàn nàn nên khiến cho tình hình giữa


2

hai mẹ con ngày càng căng thẳng. Nhận thấy nhu cầu, mong muốn giảng
hòa với mẹ và giảm bớt cẳng thẳng với mẹ, cải thiện giao tiếp với mẹ của
mình. Tôi đưa ra kế hoạch can thiệp cụ thể và tiến hành can thiệp để cải
thiện kỹ năng giao tiếp của thân chủ.

Hiện tại, chưa có đề tài nào nghiên cứu, hỗ trợ học sinh trung học phổ
thông cải thiện kỹ năng giao tiếp, chỉ có các đề tài tìm hiểu về thực trạng
giáo dục kỹ năng sống và thử nghiệm một số kỹ năng cơ bản cho học sinh.
Tuy nhiên, lại chưa đưa kỹ năng giao tiếp vào. Hiện tại, cũng chưa có thống
kê cụ thể nào về thực trạng khó khăn trong giao tiếp của học sinh trung học
phổ thơng.

Qua tìm hiểu vấn đề và khảo sát trước khi can thiệp, nhận thấy mức

độ căng thẳng trong giao tiếp và cách giao tiếp chưa phù hợp của học sinh
với mẹ của mình, với những người lớn tuổi. Thân chủ thường xuyên xưng hô
với mẹ thiếu chủ vị, gắt gỏng khi nói chuyện với mẹ, thái độ khó chịu, giận
lẫy, cau có, thường xuyên hỏi và trả lời trống khơng, lời nói cộc lốc. Khơng
tập trung nghe lời mẹ nói, khơng nhìn vào mẹ khi nói chuyện và làm việc
riêng hoặc nhìn đi chỗ khác, cách đặt câu hỏi thì khó hiểu, cãi lại mẹ và hay
cằn nhằn mẹ. Ngoài ra, thân chủ chưa bao giờ nhận lỗi và xin lỗi mẹ khi làm
sai việc gì đó. Cách giao tiếp như vậy sẽ gây ảnh hưởng lớn tới mối quan hệ
giữa mẹ và con cái. Nếu tình trạng đó xảy ra lâu dài, thường xuyên và không
được khắc phục, hỗ trợ thì có thể khiến mối quan hệ gia đình căng thẳng,
xung đột. Cịn học sinh cũng sẽ khơng biết cách ứng xử và giao tiếp. Chính
vì những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài : “Hỗ trợ học sinh THPT cải
thiện kỹ năng giao tiếp” (Điển cứu: Trường hợp học sinh nữ THPT tại
Trường TH.THCS.THPT Trần Quốc Tuấn, Trảng Bom, Đồng Nai)


3

II. Mục tiêu nghiên cứu.
1. Mục tiêu tổng quát.

Sử dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân để hỗ trợ một học sinh nữ
trung học phổ thông ( Em N.H.N.H, học sinh lớp 11, trường
TH.THCS.THPT Trần Quốc Tuấn, Đồng Nai) cải thiện kỹ năng giao tiếp
với mẹ của mình.

2. Mục tiêu cụ thể.
-

Thực hiện các bước trong tiến trình công tác xã hội cá nhân với trường

hợp em N.H.N.H.

-

Áp dụng một số phương pháp can thiệp giúp thân chủ giải quyết vấn đề.

I. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Đề tài: “ Thử nghiệm và đánh giá vai trò của việc giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh trung học cơ sở” của nhóm sinh viên khoa cơng tác xã hội,
trường Đại học Khoa học Xã hội Và Nhân văn Tp.HCM, chủ nhiệm đề tài là
Trần Văn Khánh. Đề tài này đề cập đến khái niệm kỹ năng sống, phân loại
kỹ năng sống, phương pháp giáo dục chủ động, thực trạng kỹ năng sống của
học sinh trung học cơ sở và những mong muốn của học sinh trung học cơ sở
về giáo dục kỹ năng sống và tiến hành thử nghiệm. Trong bài có nhắc đến kỹ
năng giao tiếp nhưng khi tiến hành thử nghiệm thì lại chưa tiến hành thử
nghiệm kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quan
trọng và cần thiết cho học sinh. Giao tiếp tốt là tiền đề để phát triển những kỹ
năng khác. Tuy nhiên đề tài này lại chưa thực hiện thử nghiệm kỹ năng này.

Đề tài: “ Thực trạng Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở”
do Mai Thị Kim Anh làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài này đã khảo sát thực
trạng tại một số trường trung học cơ sở (THCS) phát hiện được những mặt


4

tích cực, những mặt cịn hạn chế, bất cập trong tổ chức giáo dục kỹ năng
sống (GDKNS) cho HS, trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị hợp lý nhằm
nâng cao hiệu quả công tác GDKNS cho học sinh (HS) ở trường THCS. Đề

tài có nhắc đến nhóm kỹ năng giao tiếp gồm: kỹ năng phản hồi, lắng nghe;
kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng; kỹ năng ứng xử, giao tiếp; kỹ năng thể
hiện sự cảm thông. Tuy nhiên, đề tài này chỉ tìm hiểu dừng lại ở đối tượng
học sinh THCS mà chưa tìm hiểu về việc GDKNS cho HS THPT. Đề tài cũng
chỉ tìm hiểu hiện trạng, phân tích, nhận định và đánh giá chứ chưa đưa ra
được phương án cụ thể để khắc phục những mặt còn hạn chế trong việc
GDKNS hiện nay tại các trường THCS.

Đề tài: “ Kỹ năng tự nhận thức của học sinh THPT hiện nay” do Th.S
Nguyễn Thị Hiền làm chủ nhiệm. Đề tài đã nêu tổng quan các hướng nghiên
cứu cơ bản về kỹ năng tự nhận thức hiện nay, đưa ra một số khái niệm cơ sở
của đề tài: kỹ năng, nhận thức, tự nhận thức, kỹ năng tự nhận thức, học
sinh THPT. Đề tài đã đưa ra nội dung và tiêu chí nhận biết kỹ năng tự nhận
thức: Kỹ năng tự nhận thức theo quan niệm của trí tuệ cảm xúc gồm 3 nội
dung cơ bản: nhận thức cảm xúc, tự đánh giá bản thân và thể hiện sự tự tin;
Các mức độ của kỹ năng tự nhận thức: gồm 5 mức độ phát triển của kỹ
năng tự nhận thức của học sinh THPT; Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng
tự nhận thức của học sinh THPT gồm các yếu tố chủ quan như: độ tuổi, giới
tính, khả năng nhận thức, q trình tự rèn luyện cá nhân. Vận dụng những
nghiên cứu về lý luận, bước đầu tiến hành điều tra và đánh giá thực trạng
kỹ năng tự nhận thức của học sinh THPT tại một số trường trên địa bàn
thành phố Hà Nội. Phân tích một số yếu tố chủ quan ( độ tuổi, giới tính, học
lực) ảnh hưởng đến kỹ năng tự nhận thức của học sinh THPT hiện nay. Qua
khảo sát thực trạng kỹ năng tự nhận thức của học sinh tại 2 trường THPT
trên địa bàn Hà Nội cho thấy: các em nhận thức được đầy đủ về các đặc
điểm và vấn đề của bản thân, có khả năng giải quyết các vấn đề của bản
thân. Sự nhận định của giáo viên cũng tương đồng với kết quả tự đánh giá
của học sinh. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đã đưa ra một số kiến nghị



5

góp phần cải thiện hiệu quả việc thực hiện giáo dục kỹ năng này trong trường
THPT hiện nay. Tuy nhiên, đề tài này chỉ tập trung vào kỹ năng tự nhận thức
còn kỹ năng giao tiếp lại chưa được quan tâm tới trong khi đó, kỹ năng giao
tiếp là bước đệm đầu tiên cần có để giúp học sinh có thể hoàn thiện bản thân
và hỗ trợ những kỹ năng khác.

Sáng kiến kinh nghiệm: “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 10
thông qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa địa lí ở trường THPT” của Th.S
Nguyễn Thị Lý, giáo viên trường THPT Hà Nam, Đồng Nai. Bài này giúp
chúng ta nắm được thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT
hiện nay, nêu ra được nguyên nhân của thực trạng đó. Đưa ra được những
kiến thức cơ bản về kỹ năng sống, tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh. Nêu ra các nội dung và cách thức tiến hành giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh lớp 10 thông qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa
địa lí. Đây thật sự là đề tài rất thiết thực và bổ ích. Tuy nhiên, bài này chỉ giới
hạn ở học sinh lớp 10 và chỉ đi sâu vào hoạt động ngoại khóa địa lí. Cịn các
kỹ năng khác, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp thì tác giả mới chỉ đưa ra khái
niệm.

Cuốn sách: “Làm như thế nào để giao tiếp với trẻ hiệu quả” do nhà xuất
bản Phụ Nữ xuất bản năm 2011. Hãy yêu thương con cái vô điều kiện – có
nghĩa là bạn u thương con bạn khơng phải bởi chúng xinh đẹp, thơng
minh, xuất sắc hay vì chúng có khả năng giúp đỡ bạn, mà đơn giản bạn yêu
chúng vì chúng là con bạn và những gì chúng có. Làm sao để trẻ vâng lời?
làm cách nào để xây dựng một mối quan hệ bình thường với trẻ? Bạn phải
làm gì để cải thiện các mối quan hệ với con cái? Cuốn sách thực sự là một
cuốn cẩm nang bổ ích cho những người làm cha mẹ và cho cả những ai thấy
cần thiết để biết cách giao tiếp với trẻ.

Cuốn sách: “Nâng cao kỹ năng giao tiếp cho trẻ” do NXB Hồng Đức xuất
bản năm 2008. Cuốn sách này đã giới thiệu tới chúng ta những kỹ năng giao
tiếp xã hội, giúp trẻ giải quyết những trở ngại trong việc kết giao với bạn bè.


6

Cuốn sách này giúp chúng ta học được cách khen ngợi, khuyến khích trẻ,
đồng thời cũng giới thiệu q trình rèn luyện cụ thể, giúp các bậc cha mẹ dễ
dàng vận dụng. Với cách trình bày dễ hiểu, kết hợp với những bức tranh
biếm học vui nhộn. Cuốn sách này cịn có thể giúp các bậc cha mẹ và trẻ học
được kỹ năng giao tiếp xã hội, để ln có bạn bè. Và với sự giúp đỡ của bạn,
con bạn sẽ trưởng thành lành mạnh sau quá trình học tập và rèn luyện như
những gì bạn muốn. Tuy nhiên, cuốn sách này chỉ có thể áp dụng cho các trẻ
có độ tuổi nhi đồng, còn đối với lứa tuổi vị thành niên như học sinh THPT thì
khơng cịn phù hợp nữa.
Cuốn sách: “Ứng xử của bạn – Một trăm điều nên biết trong giao tiếp
hiện đại” của Nhà Xuất bản Văn hóa Thơng tin 43-Lị Đúc, Hà Nội xuất bản
năm 2006 do Trần Thu Hằng biên tập. Cuốn sách này đã nói về các điều nên
biết khi giao tiếp để chúng ta giao tiếp một cách hiệu quả nhất. Cuốn sách có
đề cập đến cách nói lời cám ơn, xin lỗi và những điều cần chú ý, ngồi ra,
cịn đề cập đến cách giao tiếp bằng ngôn ngữ không lời: ánh mắt, cử chỉ,
hành động…Qua cuốn sách này, tác giả muốn gửi tới người đọc những điều
nên biết trong giao tiếp để từ đó có cách giao tiếp phù hợp nhất, hiệu quả
nhất trong giao tiếp. Đây cũng là tài liệu quý giúp tôi tham khảo các ý kiến để
hỗ trợ thân chủ nói cám ơn, xin lỗi, giao tiếp bằng ngơn ngữ khơng lời hiệu
quả hơn.
Bài viết: “Những thói quen xấu xí trong giao tiếp của teen.”1 Được
đăng lúc 06:21 thứ năm, ngày 21/05/2009 trên trang tin247.com viết về các
thói quen xấu trong giao tiếp của teen. Đó là việc: hoa tay múa chân, tỏ ra

thông thạo một vấn đề, ln miệng nói những lời tiêu cực, nói xấu người
khác, cái tơi to đùng, chửi thề,…Đó là những thói quen xấu của teen khiến
cho các bạn giao tiếp mất phần duyên dáng và khiến cho người đối diện cảm
thấy khó chịu, từ đó mục đích giao tiếp khơng cịn thực hiện được một cách
1

/>en-20-21427203.html


7

tốt đẹp nữa. Bài báo này chỉ liệt kê ra một số thói quen xấu của teen khi giao
tiếp và có kể về các trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, bài báo này chưa chỉ ra
cách khắc phục các thói quen xấu này để cải thiện giao tiếp cho teen.
Bài viết: “Nghệ thuật giao tiếp giữa cha mẹ và con cái”2, được cập nhật
lúc 08h40, ngày 11/03/2013 trên trang Hanoi.edu.vn nói về một số phương
pháp để làm cuộc nói chuyện giữa cha mẹ và con cái dễ dàng hơn. Bài viết
này chủ yếu chỉ cho bố mẹ cách nói chuyện, giao tiếp với con cái, giúp các
ông bố, bà mẹ: biết rõ sức mạnh của từ “không”, tránh chê bai, phê bình q
nhiều, khơng nên giáo huấn, tăng cường sự giao tiếp, nói chuyện trong gia
đình, xây dựng lịng tin, khen đúng lúc. Tuy nhiên lại chưa nói đến cách giao
tiếp của con cái với bố mẹ sao cho phù hợp.
Bài viết: “Học cách giao tiếp giữa mẹ và con gái”3 của Hồ Bích Ngọc
được đăng vào 07:25 thứ tư, ngày 13/03/2013 trên trang tuvantuyensinh.vn
đã nói về cách ứng xử và giao tiếp của mẹ với con gái, của con gái đối với
mẹ. Đối với mẹ: biết lắng nghe và hạn chế mắng mỏ, lắng nghe và tìm hiểu
kỹ vấn đề, nguyên nhân khi con phạm sai lầm thay vì vội vàng phán xét hoặc
nhiếc móc, hãy để con sống độc lập, tin tưởng con, khen ngợi con khi con có
sự tiến bộ và dành nhiều thời gian cho con. Bài viết này đưa ra nhiều cách
khá hay và tôi cũng đã áp dụng nó vào tiến trình can thiệp của mình và đã có

hiệu quả.
Bài viết: “Cha mẹ - con cái và những xung đột tâm lý”4 đăng lên lúc 16:02
ngày 22/12/2010 trên trang afamily.vn. Bài viết này nói về xung đột tâm lý
2

/>
3

/>4

/>

8

và những hậu quả của nó, đồng thời, đưa ra một số lời khuyên cho các bậc
cha mẹ. Khuyên các bậc cha mẹ nên: giao tiếp thường xuyên với con cái và
tôn trọng quyết định của con trong khuôn khổ nhất định.

III.

Ý nghĩa đề tài

1. Ý nghĩa lý luận

Với việc tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích và mơ tả trường hợp thực tế của
đề tài đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát, khách quan, thực tế về cách
giao tiếp và những khó khăn của học sinh trung học phổ thơng khi giao tiếp.
Từ đó, góp phần vào việc gợi ý, xây dựng và hình thành lý luận chung, bổ
sung vào kiến thức chuyên nghành công tác xã hội, trọng tâm là công tác xã
hội học đường và công tác xã hội với gia đình và trẻ em.


2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh
viên công tác xã hội nói riêng và các bạn sinh viên quan tâm đến công tác xã
hội học đường và công tác xã hội với gia đình và trẻ em nói chung.

Những kết luận, kiến nghị rút ra sau quá trình nghiên cứu có thể cung
cấp cho những nhân viên cơng tác xã hội chuyên nghiệp tham khảo.

IV.

Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

1. Đối tượng nghiên cứu

Cải thiện kỹ năng giao tiếp của nữ học sinh trung học phổ thông (Em
N.H.N.H)


9

2. Khách thể nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh trung học phổ thơng gặp khó
khăn trong giao tiếp.

VI. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu 1 ca (case study) và hỗ trợ thân chủ cải thiện
giao tiếp và hỗ trợ giải quyết một số vấn đề liên quan trong thời gian thực
tập (từ tháng 9/2012 đến tháng 12/2012)


VII. Phương pháp nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin.
Trong quá làm việc với case, tôi sử dụng phương pháp công tác xã hội với cá
nhân với các công cụ là:
+ Phỏng vấn sâu (qua các cuộc vấn đàm, vãng gia): 5 cuộc phỏng vấn sâu, 5
cuộc vấn đàm, 3 lần vãng gia.
+ Quan sát có chủ đích: quan sát thái độ, hành vi của thân chủ qua các cuộc
vãng gia hoặc ở trường học.
+ Lập bảng khảo sát và so sánh kết qủa trước và sau khi can thiệp.
+Tìm hiểu thân chủ qua các sản phẩm cá nhân: vẽ tranh, bông hoa điểm
mạnh, biểu tượng cá nhân để hiểu rõ hơn về tâm lý, suy nghĩ của thân chủ.
+ Sơ đồ sinh thái: vẽ sơ đồ sinh thái để xác định các nguồn lực và mức độ
các mối quan hệ xung quanh thân chủ.
+ Kỹ thuật đường đời: sử dụng kỹ thuật đường đời về phân tích, tìm hiểu
những biến cố trong cuộc đời của thân chủ.
+ Sơ đồ thế hệ hạt nhân: sơ đồ này giúp ta có thể dễ dàng quan sát số thành
viên trong gia đình và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
+ Ngồi ra, tơi cịn áp dụng các kỹ năng như: giao tiếp, lắng nghe, tham vấn,
tạo lập mối quan hệ, thu thập, phân tích và đánh giá vấn đề để hồn thành
q trình can thiệp case.
VIII. Giả thuyết nghiên cứu


10

Vấn đề của thân chủ không thể giải quyết bằng một phương pháp cụ
thể mà cần tổng hợp từ nhiều phương pháp nhỏ và có thể có nhiều vấn đề
khó khăn phát sinh nên cần dự trù các vấn đề có thể phát sinh và đưa ra các
biện pháp hỗ trợ dự trù.
Quá trình can thiệp cần sự hợp tác từ thân chủ, gia đình thân chủ và

chính nỗ lực của thân chủ.


11

CHƯƠNG 2.

CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN VÀ LÝ
THUYẾT TIẾP CẬN
I. Lý thuyết tiếp cận
1/ Thuyết nhu cầu

Theo thuyết nhu cầu Maslow, con người có quyền được đáp ứng
các nhu cầu trong quá trình phát triển của mình. Nhu cầu tự nhiên của
con người được chia thành các bậc thang khác nhau phản ánh các mức
độ “cơ bản” của nó đối với sự tồn tại và phát triển vừa là một sinh vật
tự nhiên vừa là một thực thể xã hội. Gồm có các nhu cầu sau:
-

Nhu cầu cơ bản (basic needs)

-

Nhu cầu an toàn (safety needs)

-

Nhu cầu về xã hội (social needs)

-


Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)

-

Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)


12

Bậc thang nhu cầu của MASLOW

Mức cao

Mức
thấp



Nhu cầu về sự tự hồn thiện



Nhu cầu về sự kính mến và lịng tự trọng



Nhu cầu về quyền sở hữu và tình cảm (được yêu thương).




Nhu cầu về an toàn và an ninh



Nhu cầu về thể chất và sinh lý

Cấp độ thấp nhất, cơ bản nhất là nhu cầu về thể chất con người bao
gồm các nhu cầu về ăn, ở, mặc, đi lại,…cấp độ tiếp theo là nhu cầu được an
toàn, hay nhu cầu được bảo vệ. Nhu cầu an tồn có an tồn về tính mạng và
tài sản. Là một học sinh THPT, thân chủ cũng có đầy đủ các nhu cầu cơ bản
trên.


13

Cao hơn nữa là nhu cầu về xã hội, hay nhu cầu quan hệ như quan hệ
giữa người với người, quan hệ giữa tổ chức, nhóm hay quan hệ giữa con
người với tự nhiên.Con người ln có nhu cầu được giao tiếp, gắn bó, nhận
được sự chú ý quan tâm và tôn trọng của những người xung quanh. Thân
chủ cũng như vậy, thân chủ mong muốn có mối quan hệ tốt với bạn bè trong
lớp, mong muốn được công nhận. Thân chủ cũng mong muốn thuộc về một
nhóm và nhận được sự chú ý từ mọi người xung quanh. Thân chủ cũng
mong muốn giao tiếp tốt hơn với mẹ và mọi người xung quanh.

Con người chủ yếu hành động theo nhu cầu. Chính sự thỏa mãn nhu cầu
khuyến khích họ hành động. Nhu cầu được thỏa mãn là mục đích hành động
của con người. Đề tài sử dụng thuyết nhu cầu của Maslow để xem xét các
nhu cầu của thân chủ. Chính nhu cầu muốn được giảm căng thẳng với mẹ,
cải thiện giao tiếp với mẹ mà thân chủ có động lực để hợp tác cùng NVXH

đưa ra kế hoạch giải quyết vấn đề của mình và thực hiện theo kế hoạch.
Ngồi ra, thân chủ cịn có các nhu cầu khác như nhu cầu về sự kính mến và
lịng tự trọng. Thân chủ muốn mình được tơn trọng, u thương, được thuộc
về một nhóm.

2/ Thuyết hành vi

Đây là một trường phái tâm lý học giải thích về hành vi chỉ dựa trên
những quan sát hành vi thấy rõ (overt behaviors) hơn là dựa vào những quá
trình nhận thức diễn ra bên trong não hay là những hành vi không thấy rõ
(covert behaviors). Có 2 luận thuyết Hành vi:
Điều kiện hóa cổ điển (Classical conditioning)
Điều kiện hóa từ kết quả (Operant conditioning)
Điều kiện hóa cổ điển:
Luận điểm cơ bản là hành vi trong đó có hành vi sức khỏe là kết quả của
q trình thành lập của phản xạ có điều kiện. Đây là giải thích khoa học của
các hành vi lặp đi lặp lại hay thói quen.


14

Ví dụ: Từ nhỏ một người được nhắc nhở đánh răng mỗi buổi sáng cho đến
khi trở thành thói quen cứ sáng thức dậy là đi đánh răng, nếu không sẽ cảm
thấy khó chịu.
Mơ hình cơ bản là S --> R
S (stimulate) : Kích thích,
R (response, result) : Đáp ứng, kết quả.
Điều kiện hóa từ kết quả:
Xét một người nào đó có những hành vi do ngẫu nhiên hoặc đột khởi. Sau
đó người ấy có những cảm nhận về kết quả của hành vi. Kết quả này có thể

là dễ chịu, trung tính hoặc khó chịu. Nếu cảm nhận là dễ chịu người đó sẽ có
khuynh hướng tái lập hành vi đó, ngược lại nếu khó chịu sẽ có khuynh
hướng tránh hành vi đó đi.
Mơ hình cơ bản là R --> S
Xét trong trường hợp của thân chủ thì thân chủ hay cãi mẹ, hay to
tiếng với mẹ…Và mỗi lần cãi lại như vậy, thân chủ cảm thấy dễ chịu hơn.
Thế là những lần sau đó, thân chủ tiếp tục lặp lại hành vi của mình. Thuyết
hành vi giúp ta phân tích các hành động trong ứng xử giao tiếp của thân chủ
với mẹ và với mọi người xung quanh mình để từ đó, ta có hướng can thiệp
phù hợp.
3/ Lý thuyết năng động tâm lý.

Bản chất con người bao gồm 3 hệ thống:
+ Bản năng (cái ác): quan tâm đến việc đáp ứng các nhu cầu sinh học (ăn,
uống, tình dục…), hoạt động dựa trên ngun tắc khối lạc và thỏa mãn tức
thời. Nếu bản năng phát triển quá mạnh, con người sẽ trở nên thú tính, dã
man. Đây là phần con người có chung với lồi vật.
+ Siêu ngã (cái thiện): trái ngược với bản năng, là những giá trị, nguyên tắc
đạo đức giúp con người phân biệt phải trái. Tùy thuộc vào nền giáo dục gia
đình, giá trị của xã hội. Phần thưởng của siêu ngã là cảm giác tự hào và quý
trọng mình. Hình phạt của siêu ngã là mặc cảm, tội lỗi, tự ti.


15

+ Bản ngã (cái tơi): duy trì sự cân bằng giữa bản năng và siêu ngã, hoạt
động dựa trên nguyên tắc thực tế và biểu hiện ra bên ngoài. Bản ngã giúp
con người chế ngự những ham muốn nhỏ nhen, bất chính và kiểm sốt căng
thẳng. Đây là phần quan trọng nhất trong hệ thống bản chất con người.
NVXH sử dụng lý thuyết năng động tâm lý để tìm hiểu về bản năng, bản

ngã, siêu ngã của thân chủ để có những phân tích, đánh giá, nhận định. Tìm
ra vấn đề thân chủ đang gặp phải và có cách can thiệp phù hợp. Siêu ngã
hiện tại của thân chủ là sự mặc cảm, tự ti về bản thân. Khi biết được đặc
điểm này, NVXH đã tìm cách hỗ trợ thân chủ giảm tự ti, mặc cảm bằng các
trị chơi tìm hiểu giá trị bản thân và khám phá bản thân.

II. Các khái niệm liên quan
1. Cải thiện.
Hiện tại, chưa có một định nghĩa, khái niệm cụ thể về từ : “cải thiện”. Tuy
nhiên, chúng ta có thể hiểu cải thiện là một động từ chỉ sự chuyển biến và giúp
sự việc tiến triển theo chiều hướng tốt hơn.

2. Giao tiếp.
Giao tiếp là q trình tiếp xúc trao đổi những thơng tin, mong muốn,
suy nghĩ, tình cảm giữa người này với người khác.
 Các hình thức giao tiếp:
 Bằng lời
 Khơng lời
 Trực tiếp
 Gián tiếp
 Đối tượng giao tiếp:
 Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân
 Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm
 Giao tiếp giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng đồng...
3. Kỹ năng giao tiếp.


16

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng

trong thế kỷ 21. Đó là một tập hợp những qui tắc, nghệ thuật , cách ứng xử ,
đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người
giao tiếp hiệu quả thuyết phục hơn khi áp dụng thuần thục kỹ năng giao tiếp.
Có thể nói kỹ năng giao tiếp đã được nâng lên thành nghệ thuật giao tiếp bởi
trong bộ kỹ năng này có rất nhiều kỹ năng nhỏ khác như kỹ năng lắng nghe,
kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng sử dụng ngôn
từ, âm điệu… Để có được kỹ năng giao tiếp tốt đòi hỏi người sử dụng phải
thực hành thường xuyên, áp dụng vào mọi hồn cảnh mới có thể cải thiện
tốt kỹ năng giao tiếp của mình5.
Giao tiếp là kĩ năng quan trọng sẽ giúp học sinh có nhiều thuận lợi trong học
tập cũng như cuộc sống, nó cho phép các em có được sự tự tin khi đối diện với
mọi người. Khả năng giao tiếp của các em được hình thành trong một quá trình
rèn luyện lâu dài, qua kinh nghiệm thực tế của bản thân các em, qua việc học hỏi
người khác đặc biệt được rèn luyện qua các tình huống cụ thể của cuộc sống.
 Để giao tiếp hiệu quả các em cần có các kĩ năng sau:


Lắng nghe tích cực và phản hồi tích cực khi tiếp nhận thơng tin.
Lắng nghe tích cực là yếu tố cần thiết để q trình giao tiếp có hiệu
quả. Mỗi học sinh cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác
khi họ đang nói. Người nói phải có người nghe, có như vậy q trình
giao tiếp mới có hiệu quả.

 Tôn trọng nhu cầu của đối tượng giao tiếp, hay tơn trọng người giao
tiếp với mình.
 Chân thành, cảm thơng chia sẻ với người mình giao tiếp, nhất là khi
họ gặp khó khăn, hoạn nạn.
 Vui vẻ, hồ nhã, chân thành, cầu thị, ln tìm ở người khác những
điều tốt hơn mình để học tập.
 Kết hợp giữa lời nói với cử chỉ, điệu bộ, động tác để tạo sự hấp dẫn

đối với người khác trong giao tiếp.
5

/>

17

4. Học sinh Trung học Phổ thông.
“Học sinh Trung học phổ thơng” là thuật ngữ để chỉ nhóm học sinh đầu
tuổi thanh niên (từ 15, 16 tuổi đến 17, 18 tuổi). Theo tâm lý học lứa tuổi, tuổi
thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi
bước vào tuổi mới lớn. Tuổi thanh niên là thời kỳ từ 14, 15 tuổi đến 25 tuổi,
trong đó chia ra làm 2 thời kỳ.
Từ 14, 15 tuổi đến 17, 18 tuổi: giai đoạn đầu tuổi thanh niên (giai đoạn học
sinh Trung học phổ thông).
Từ 17, 18 tuổi đến 25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (giai đoạn
thanh niên - sinh viên).


18

CHƯƠNG 3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I.TIẾN TRÌNH LÀM VIỆC VỚI CA
1/ Quá trình tiếp nhận, thiết lập quan hệ , tìm hiểu hồn cảnh.
1.1/ Q trình tiếp nhận, thiết lập mối quan hệ.

Những ngày đầu đến cơ sở thực tập, tôi đã biết thân chủ và hay nói
chuyện với thân chủ. Thân chủ nằm trong đội văn nghệ của Đoàn trường,
thường hay lui tới phịng tâm lý chơi, nên cơ kiểm huấn rất q. Khi tơi

đang tìm thân chủ thì cơ giới thiệu H đang có vấn đề cần hỗ trợ, có thể chọn
H làm thân chủ. Từ đây, tơi quyết định chọn H vì đã quen và tiếp xúc nhiều
lần. Buổi trưa H cũng hay ở lại trường nên có nhiều thời gian tiếp xúc, tìm
hiểu, thu thập thơng tin, tìm hiểu mong muốn, nhu cầu và vấn đề hiện tại
thân chủ đang gặp phải. Từ đây, tôi bắt đầu nói chuyện với H nhiều hơn và
nói rõ về việc chọn H làm thân chủ, thống nhất nguyên tắc làm việc, trình
bày những gì mình sẽ làm với thân chủ: ví dụ như vãng gia…H đồng ý. Q
trình tiếp nhận ca diễn ra một cách khá tự nhiên và dễ dàng.
Khi đã nói rõ, tơi bắt đầu thiết lập mối quan hệ thân thiết hơn với H,
nói chuyện nhiều hơn, tìm hiểu sâu hơn, chia sẻ nhiều hơn và dùng các công
cụ như: sơ đồ thế hệ, sơ đồ đường đời, trắc nghiệm trầm cảm, tìm hiểu qua
các sản phẩm cá nhân như: tranh vẽ…Cho em trả lời các câu hỏi giả
sử…Thì tơi nắm rõ hơn về tính cách và những lo lắng, suy nghĩ cũng như
vấn đề và mong muốn của H hiện tại. Ngồi ra, tơi cịn mượn học bạ của
thân chủ từ cấp II để xem quá trình học tập của thân chủ, những nhận xét
của thầy cô đối với thân chủ. Thông qua học bạ, tôi nắm được khá nhiều
thơng tin hữu ích và cần thiết, biết được những biến cố trong học tập của em
và lực học của em. Tơi cũng tìm hiểu thơng tin về H qua cô giáo chủ nhiệm,
các thầy cô giáo bộ mơn, bạn bè trong nhóm nhảy và bạn bè trong lớp của


19

H. Tơi cũng đã gặp và nói chuyện với mẹ của thân chủ và hiểu rõ hơn nữa
tính cách của thân chủ đồng thời xác minh lại thông tin mà thân chủ cung
cấp. Tôi liên lạc với thân chủ qua điện thoại, qua các giờ nghỉ trưa ở trường,
qua facebook và twitter. Tôi nắm được khá nhiều thông tin của em và liên
hệ chặt chẽ với em. Để ý các dòng status trên facebook và nội dung thân chủ
đối thoại với bạn bè, tôi càng hiểu rõ hơn những sở thích và tính cách, suy
nghĩ và mong muốn của thân chủ.

Thơng tin chung
 Họ và tên:

N.H.N.H

 Giới tính: nữ
 Ngày tháng năm sinh: 1995
 Nơi sinh: Đồng Nai
 Tôn giáo: Phật giáo
 Trình độ văn hóa: 11/12
 Hộ khẩu thường trú: Đồng Nai
 Chỗ ở hiện tại: Đồng Nai
 Nghề nghiệp hiện tại: Học sinh
 Số điện thoại liên lạc: 0186973XXXX
 Số điện thoại gia đình: 0612662XXX
 Tình trạng sức khỏe: Tốt
 Sở thích: Hát, nhảy, nghe nhạc…
 Điểm mạnh: Cao, xinh xắn, kiên nhẫn, hịa đồng, nhiệt tình…
 Điểm yếu: Học yếu, hay cãi mẹ, nóng nảy, tự ái cao.
1.2/ Tìm hiểu hồn cảnh

Tìm hiểu hồn cảnh của thân chủ thì tơi đến trực tiếp vãng gia. Gia
đình của thân chủ cũng chỉ ở mức trung bình khá, căn nhà ở khá nhỏ và ở
tận trong rẫy. Bố mẹ thân chủ đều làm nơng, ngày mùa thì làm ở nhà, ngày
hết mùa thì đi làm thuê, làm mướn. Nhà thân chủ trồng chôm chôm, cà phê
và mỗi năm thu nhập cũng được khoảng 80 triệu/năm. Thân chủ có hai chị
em, dưới thân chủ là một em gái đang học lớp 8. Trái ngược với thân chủ,


20


theo lời bố mẹ thân chủ thì em gái thân chủ ngoan, hiền và chăm học hơn
thân chủ. Còn thân chủ thì ngược lại nên đơi lúc bực tức, bố mẹ hay so sánh
thân chủ với em gái và các cháu họ của mình. Các cháu học giỏi và ngoan
nên mẹ thân chủ nói cảm thấy buồn và xấu hổ khi H học dở và khơng ngoan.
Bố thân chủ thì khá thương và cưng chiều thân chủ, không cho thân chủ làm
gì hết, chỉ việc học thơi. Mẹ thân chủ thì hay la mắng thân chủ nhưng thân
chủ lại sợ bố hơn sợ mẹ. Thân chủ hay nói chuyện với mẹ về những sự việc
diễn ra trên lớp, có gì thân chủ đều kể dù thân chủ bị tội, bị trách phạt trên
lớp. Nhưng từ hè trở lại đây, thân chủ và mẹ ít nói chuyện, tâm sự cùng
nhau vì hai mẹ con hay xảy ra mâu thuẫn, cãi vã. Mẹ thân chủ nói gia đình
bất lực, nói mà thân chủ vẫn không nghe lời. Không những thế, H lại cịn có
thái độ hỗn hào, to tiếng, cãi lại mẹ, hay cằn nhằn mẹ nữa. Học thì thân chủ
nói thuộc rồi, làm bài rồi nhưng do tin tưởng con, chủ quan và cũng ít chữ
nên bố mẹ khơng kiểm tra, khi bị mời phụ huynh thì mẹ thân chủ mới biết
tình trạng học tập của thân chủ hiện tại.
1.2.1/ Gia đình ruột thịt.
Tên

Qu

T

Ng

N

Bệ

Mối


T

an hệ uổi

hề

ơi ở nh lý

liên

T

với trẻ

nghiệp

hiện

với thân

tại

chủ

H

Bố

NH


2

N T
P

4

M



m

ồng

nơng

Nai

4
1

Đ



Đ

m


ồng

nơng

Nai

Kh
ơng có

Hỗ

hệ trợ

Thân
thiết

Vật
chất,
tinh thần

Kh
ơng có

Gần

Vật

gũi, thân chất,
thiết tuy tinh thần

nhiên
hay

cãi

nhau với
thân chủ.


21

E

H N T

1

m gái

T

4

Họ
c sinh

Đ
ồng

Kh


Gần

Tinh

gũi, thân thần

ơng có

Nai

thiết

Theo thơng tin từ mẹ thân chủ cung cấp, thì gia đình thân chủ hiện tại
có tất cả bốn thành viên. Bố mẹ và hai con. Thân chủ là chị cả và dưới thân
chủ có một đứa em gái. Bố mẹ thân chủ sức khỏe đều tốt, cịn trẻ và làm
nơng. Kinh tế gia đình chỉ ở mức trung bình khá nhưng có thể lo cho hai con
ăn học đầy đủ. Em gái thân chủ hiện học lớp 8 tại trường THCS Dầu Giây,
Đồng Nai. Em gái thân chủ ngoan hơn thân chủ, học tốt hơn thân chủ và
siêng học hơn thân chủ, chưa từng bị ở lại lớp. Ở nhà, thân chủ ngủ chung
phịng với em gái của mình, hai chị em khá thân thiết với nhau và có cùng
một đam mê, đó là thần tượng nhóm nhảy SJ. Cịn bố thân chủ cũng là
người rất hiền lành, chăm chỉ, thật thà, thương con và rất chiều con. Bố
thân chủ khá thân thiết, gần gũi với thân chủ, và thân chủ sợ bố hơn sợ mẹ.
Còn mẹ thân chủ cũng là người gần gũi với thân chủ nhưng kể từ ngày thân
chủ bị ở lại lớp, mẹ thân chủ và thân chủ hay xảy ra mâu thuẫn, cãi vã.
Sơ đồ phả hệ gia đình hạt nhân:
1970
K.1994


TC

1971

1998

Chú thích
TC

1970

Bố thân chủ

Thân chủ

1971

Mẹ thân chủ
hơn
1998

K.1994: Năm kết


22

Em gái thân chủ

Mô tả mối quan hệ giữa thân chủ với các thành viên trong gia đình:


TC

1970

Rất thân thiết

TC

1971

Thân thiết

TC

1998

Rất thân thiết

1.2.2/ Giai đoạn sinh ra và thời thơ ấu.

Trước khi thân chủ sinh ra, bố, mẹ, gia đình bên nội, bên ngoại đều
mong đợi và chấp nhận, hỗ trợ. Tuy nhiên, bố mẹ thân chủ mong đợi thân
chủ là con trai. Khi sinh thân chủ và biết thân chủ là con gái, bố mẹ tuy hơi
tiếc vì mong con trai nhưng vẫn rất vui và hết mực yêu thương thân chủ.
Thân chủ là con gái đầu lòng, còn nhỏ lại kháu khỉnh, dễ thương nên bố mẹ
cưng chiều hết mực. Tổ chức đầy tháng và sinh nhật khá lớn. Họ hàng cũng
rất yêu quý thân chủ, tuy nhiên, càng lớn, thân chủ càng có thái độ hay giận,
nói chuyện hỗn hào, trống không với người lớn và gặp không chào nên họ
hàng, nhất là ông nội khá giận thân chủ. Thân chủ lại có học lực khơng tốt,
bị ở lại lớp nên họ hàng và hàng xóm lại càng bàn tán về thân chủ nhiều

hơn. Mẹ thân chủ cũng vì lẽ đó mà buồn bã, hay than phiền và trách mắng
thân chủ.
Thân chủ sinh ra có sức khỏe tốt, phát triển, tăng cân bình thường.
Khoảng 5-6 tuổi thân chủ bị viêm phổi cấp và phải nhập viện. Tuy nhiên,


×